Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

báo cáo thực tập tour xuyên việt 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 72 trang )

TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR
XUYÊN VIỆT
NĂM HỌC : 2007 – 2011











CÁC ĐIỂM DU LỊCH

Bãi biển Cà Ná
Nằm sát quốc lộ 1A,cách Trung tâm Tp Phan Rang 32km về phía
Nam. Là một bãi biển đẹp nằm thoai thoải bên vách núi. Biển ở đây
mang một nét hoang sơ với cát trắng, nước biển trong xanh, có nhiều
bãi san hô. Bên cạnh bãi biển có cô số tảng đá cao xếp chồng lên nhau.
Sự xắp xếp của đá và cảnh vật ở đây đã làm cho bãi biển trở thành một
thủy cung trên cạn.Nơi có tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái .
Khuyết điểm:
Nằm cách biệt với Trung tâm Tp,điều kiện con khó khăn chưa đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch, cơ sở vật chất còn kém và chưa có
sự đồng bộ.
Hướng Gỉai quyết:
Cần có những giải pháp đồng bộ như vấn đề quy hoạch và quản lý


quy hoạch phát triển du lịch biển; đầu tư phát triển các loại hình du lịch
biển; vấn đề môi trường biển; củng cố và mở rộng thị trường khách du
lịch tàu biển; xây dựng một chương trình đào tạo mới, đào tạo lại
nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch biển; vấn đề cạnh tranh trong
phát triển du lịch; sự tham gia của cộng đồng và hoạt động phát triển
du lịch; vấn đề quản lý tổng hợp sự phát triển của các ngành kinh tế
biển…
Về nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách nghỉ
dưỡng biển, yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút khách du lịch
biển là tạo sự khác biệt. Vấn đề ở đây là phải tạo hình ảnh biển VN có gì
khác biệt so với biển nước khác. Nếu chỉ đơn thuần nhấn mạnh về tiện
nghi của một khu resort nghỉ dưỡng 5 sao thì người ta có thể tìm thấy ở
Hawaii, Bali hay Phuket…
Do đó bên cạnh dịch vụ cao cấp, cần đem đến cho du khách thú
thưởng ngoạn những nét văn hóa truyền thống, các chương trình tham
quan tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân địa phương, các
nét độc đáo về ẩm thực, di tích lịch sử, những lời ca, điệu múa… tại nơi
đang nghỉ dưỡng. Cà Ná, một cái tên ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt
Nam và thế giới, nơi có núi, có rừng, có biển, và cả một nền văn hóa
Chăm độc đáo. Vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với nét đẹp văn hoá đã tạo
nên một thiên đường du lịch, thu hút nhiều du khách.
Bãi biển Đại Lãnh nằm giữa 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Từ TP
Tuy Hòa đi vào vượt qua Đèo Cả, là con đèo lớn , là ranh giới giữa Phú
Yên và Khánh Hòa. Du khách sẽ thấy hiện ra ngay dưới chân mình một
bãi biển khá rộng dài với nước biển xanh biếc ánh mặt trời. Bãi tắm Đại
Lãnh có nước biển trong xanh, từ Đại Lãnh du khách có thể đi thuyền
máythăm những làng chài ở khải lương, Đầm môn hay cảng vung rô là
những địa danh nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài
nước đến thăm quan.



Khu lưu niệm Phạm Văn Đồng , ông sinh ngày 01/3/1906 thuộc xã
Đức Tân huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi.
Từ năm 1925 -1926 tham gia phong trào học sinh bãi khóa, lớp
huấn luyện cách mạng do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châuvà
được kết nạp vào hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
Đến 1927 về nước hoạt động cách mạng ở Sài Gòn.
Tháng 3/1929 được bầu làm bí thư Kỳ Bộ Nam Kỳ và tham gia Ban
Lãnh Đạo Đảng Ủy của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
Năm 1936 bị kết án 10 năm tù và đầy ra côn đảo.
Đầu 1937 ra Hà Nội hoạt động công khai.
Năm 1941 về nước xây dựng điện căn cứ cách mạng ở Cao Bằng,
Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Tháng 8/1945 dự đại hội quốc dân Tân Trào, được bầu vào Ủy Ban
Dân Tộc Giải Phóng.




Tháng 9/1945 làm Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Tháng 1/1946 được bầu làm đại biểu quốc hội khóa II.
Tháng 3/1946làm phó ủy ban thường trực quốc hội nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Tháng 4/1946 làm trưởng phái đoàn thân thiện của quốc hội đi
thăm Cộng Hòa Pháp.
Thánh 1/1947 được bổ xung làm ủy viêndự khuyết Ban Chấp Hành
Trung Ương Đảng.
Tháng 8/1949 được làm phó Thủ Tướng nước VNDCCH.
Tháng 5/1954 làm trưởng đoàn đại biểu chính phủ VNDCCH dự

hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
Tháng 9/1954 làm phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao.
Trưởng ban đối ngoại TW Đảng.
Từ tháng 12/1986 – 12/1997 là cố vấn Ban Chấp Hành TW Đảng
Cộng Sản Việt Nam. Và ông mất vào ngày 29/4/2000 tại thủ đô Hà Nội.
Bệnh xá Đặng Thùy Trâm Công trình được xây dựng tại xã Phổ
Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi do KTS Nguyễn Ngọc Dũng và
các cộng sự thực hiện trong năm 2006. Khu đất xây dựng có diện tích
2.600 m2, với diện tích sử dụng chia cho từng tầng gồm có (tầng 1: 505
m2; tầng lửng: 144 m2; và tầng 2: 397 m2).
Sân vườn và hồ nước cũng chiếm một diện tích khá lớn, khoảng
hơn 1.500 m2 và 300 m2 đất dành cho giao thông.
Khu bệnh xá có lối đi riêng, mái che với nhiều chỗ nghỉ ngơi, thư
giãn, các tầng với các khu khám bệnh, xét nghiệm được bố trí hợp lý.

Khu truyền thống có lối đi riêng. Toàn bộ mặt tiền được che kính trong
suốt, bố trí tượng, hình ảnh, kỷ vật… để tái tạo không gian khu bệnh xá
xưa. Những bức tượng điêu khắc trong khuôn viên là các điểm nhấn thú
vị của công trình. Khu thư giãn được bao bọc bởi cây xanh, hồ sen, tạo
nét đặc trưng cho công trình. Kết cấu chịu lực chính của công trình là bê
tông cốt thép, phù hợp với miền trung quanh năm chịu nhiều thiên tai.

Khu phố cổ Hội An
Vị trí: Thuộc Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam. là một thành phố nhỏ
nằm ở miền Trung Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành phố Hội An
nằm bên bờ sông Thu Bồn
Ðặc điểm: Với những giá trị nổi trội mạng tính toàn cầu.Ủy ban Di
sản thế giới của UNESCO đã công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn
hoá thế giới tại kì họp thứ 23 năm 1999.
Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các

thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc v.v đã biết đến từ thế kỷ 16, 17.
Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán
lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương
thuyền vùng Viễn Ðông.

Giờ đây thương cảng không còn nữa nhưng kiến trúc của thành
phố nơi vẫn giữ được, những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại
nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy
phố nằm sát ngay bờ sông Hoài. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà
treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ Hội An là
một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản
văn hoá thế giới.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu
giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật
của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ
thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với
cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món
ăn đặc sản … làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của
du khách.
HOA ÐĂNG PHỐ CỔ
Thương cảng Hội An với tên gọi xưa kia là cảng
Ðại Chiêm được hình thành khi những thương gia
nước ngoài, nhất là người Nhật Bản và người Trung
Quốc từng bước thiết lập cơ ngơi để sinh sống cũng
như buôn bán lâu dài.
Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng
ca Bài Chòi, Hò Khoan, Giã Gạo vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến
sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố
Thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến

hai cuộc giao thoa văn hoá lớn trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất
cách đây hơn 5 thế kỷ, khi nước đại Việt tiến về phương Nam mở mang
bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỷ, khi người phương tây theo các
chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ
truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo tương tác văn
hoá lớn lao và nền văn hóa Việt đã vượt qua thử thách đồng hoá để tự
cải biến và tồn tại cùng thời cuộc. Giờ đây, du khách tới Hội An, ngoài
việc khám phá sự bình dị chân thật trong tâm hồn người dân phố Hội, sẽ
mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng của các
mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà
gỗ đã tồn tại từ hơn ba trăm vòng quay xuân hạ thu đông.
Bước chân vào khu phố cổ, du khách
sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập,
tách khỏi mọi dòng chẩy và sức phá huỷ
của thời gian. Không có tiếng động cơ gầm
rú cũng chẳng có những thương hiệu rực rỡ
đèn mầu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả
không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa.
Cầu chùa, dẫy nhà cổ hai tằng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán
Quảng Ðông, Phúc Kiến đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm
về một thời quá khứ. Ðặc biệt, khu phỗ cổ mạng một vẻ lãng mạng, sâu
lắng và bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng
tháng. Xưa kia, nếu như người Việt quen dùng đĩa đèn dầu lạc, thì người
Nhật Bản và Trung Hoa đã đưa tới Hội An thói quen sử dụng đèn lồng.
Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện từ
mùa thu năm1998 đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu
tiên. Vào mỗi đêm 14 âm lịch, mọi sinh hoạt của thị xã bình yên này
được quay trở về với tập quán của hơn 300 năm trước, và khu phố cổ
nằm trong giới hạn của bốn con đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Lê
Lợi, Bạch Ðằng đã hàng loạt tắt đèn và treo trước hiên nhà những ngọn

đèn lồng huyền ảo.
Dù toả sáng nhờ ngọn điện thông thường, song ánh sáng của đèn
lồng mờ dịu và phảnh phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc
đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai
bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất giấy trắng
lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ
tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo. Trong đêm hoa đăng,
phố cổ đã tự nguyện ngừng sử dụng các thiết bị điện như TV, đèn
đường, đèn neon nhưng người dân Hội An không thấy đó là điều bất
tiên cho cuộc sống của mình.
Cường độ ánh sáng giảm đi, song chất men say của thị xã lãng mạn
đã bốc mạnh trong mỗi con người khi đi qua phố cổ.
Trong ngôi nhà cổ rêu phong, bóng người phụ nữ áo dài thời trước
cặm cụi làm việc dưới ánh đèn lồng được tạo thành từ chiếc nơm cá giản
dị, bên vỉa hè, hai người già râu tóc bạc phơ đang chìm đắm vào suy
nghĩ với ván cờ tướng thắp sáng bởi ngọn nến lung linh Dường như
con người đang được sống với dĩ vãng khi mà những phiền toái của cuộc
sống hiện tại chưa hiện hữu.
Trong bầu không khí cổ tích đó,
hãy kiểm nghiệm sự hiện hưu bằng
việc nếm một vài món ăn phong vị xứ
Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu
tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình
ảnh đầu thế kỷ. Tại tiệm ăn FaiFo trên
đường Trân Phú, những chiếc đèn lồng nhỏ xíu hình dáng cổ điển
chiếu một nguồn ánh sáng vàng ấm áp, hoà điệu cùng cặp đèn lớn có dán
lời cầu ước chữ Hán theo phong tục cổ xưa trước mái hiên. Ðộc đáo hơn
là cách bài trí của tiệm cafe có tên "Treated". Tại đây, người chủ đã
khoét thủng trần gỗ và lồng vào những chiếc rá tre vo gạo bình dị. Hàng
lỗ thủng đều đặn của rá tre đã tạo ra một nguồn ánh sáng ngộ nghĩnh và

độc đáo. Có phải người chủ nào cũng đủ cam đảm khoét thủng trần gỗ
của nhà mình ra ?
Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bầy bán các loại
đèn lồng làm kỷ niệm. Tuỳ theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn
đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Ðó có thể là mầu đỏ may mắn,
mầu vàng tươi vui, mầu gấm huyết diụ kiêu sa hay sắc xanh lãnh lẽo.
Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng có tuổi hàng thế
kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng
ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý,
chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự.
Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động
và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả
sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt
bóng các chi tiết lên mặt kính.
Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong
khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi,
hò khoan, giã gạo vẳng lên từ con
thuyền đậy dưới bến sông, dưới mái hiên,
nơi đầu phố tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ
đối với du khách. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá
sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết,
thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.

THÀNH CỔ LOA VÀ ĐỀN THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG
Đây là công trinh cổ
nhất vào bậc nhất cùa Việt
Nam đươc vua Thuc Phán An
Dương Vương xây dưng từ thấ
kỷ 3 trươc công nguyên để làm
kinh đô nước Âu Lạc(tên nước

Vuệt Nam thời đó .Thành đươc
xây dưng theo kiểu xoán ốc gồm ba vòng thanh:thành
ngoài,thành giửa,thành trong,.Dưới chân thành có vòng hào sâu
ngập nươc` thuyền bẻ có thể đi lại được. Từ loa mất 18km để
dến huyện Đông Anh và ban sẻ thấy dấu tích còn lai của ba vòng
thành xua bằng dất nơi mà các nhà khào cồ tim đươc hang vạn
mủi tên đồng ,lưỡi cày ,rìu sắt ,xương thú vật…
Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa.
Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều
hội ngày xưa, nên trong Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công
chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như
cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ
để lên đầu". Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu Qua am Mỵ
Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng
trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ
20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ.
Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm
lại đền. Trước đền là giếng Ngọc,tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử
vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội
phần!
Vị trí: Thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Là một trong những thành cổ nhất
Việt Nam.

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương
Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu
Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại
thành Hà Nội.

Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền

có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại
được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi
8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ
nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình
từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các cửa
của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề nằm cùng trên
một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa
thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng
ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh
thành.

Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh,
bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi
các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt,
xương thú vật

Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo
truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội
ngày xưa, nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy".

Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép
dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của
nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am
có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.

Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương
truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại
hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời
Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới
đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi

Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì
ngọc sáng bội phần!
Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú về việc vua
An Dương Vương xây thành ốc; về chiếc nỏ thần Kim Quy; về mối tình
bi thảm Mỵ Châu - Trọng Thuỷ

Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử
được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt.
Đây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam, được vua Thục An
Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô
nước Âu Lạc (tên nước ta thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại
thành Hà Nội.
Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương
truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè
đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: Thành Ngoài
(8km), Thành Giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và Thành Trong (hình
chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung
bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các
cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo; không hề nằm cùng
trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa
thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng
ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh
thành.
Qua các giai đoạn lịch sử, Cổ Loa có rất nhiều tên: Loa thành
(thành ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt
Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô
Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.
Từ trung tâm thành phố, đi 18 km đến xã Cổ Loa thuộc huyện
Ðông Anh, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng
đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày,

rìu sắt, xương thú vật

Cổng Thành trong
Qua cổng làng, cũng là cổng Thành trong là tới đình làng Cổ Loa.
Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan
triều hội ngày xưa nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di
quy". Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu,
nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn
ngủi của nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu".
Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, người ta bảo đó là tượng
Mỵ Châu.
Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương,
được coi là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới làm lại hồi
đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần
hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc
cùng dịp làm lại đền. Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi
Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận và nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì
ngọc sáng bội phần!
Năm 1962, Cổ Loa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp nhà
nước. Nó có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu,
trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hoá Việt Nam qua rất nhiều thế
hệ.
Trong khu vực Thành Nội còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - kiến
trúc nghệ thuật: Khu đền Thượng thờ An Dương Vương, khu đình Ngự
triều di quy, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn với hàng trăm pho
tượng
Các nhà khảo cổ học còn trưng bày ở đây rất nhiều hiện vật quý
giá của người Việt cổ đã khai quật được trong lòng đất Cổ Loa: trống
đồng Cổ Loa, tiền đồng, rìu đồng, hàng nghìn mũi tên đồng, khuôn đúc
đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng gốm, đất nung,

Di tích thành Cổ Loa sắp biến mất

Cổng đền Thượ
ng, nơI
thờ
vua An Dương Vương.

Đến nay, sau 10 năm được Chính phủ cũng như thành phố Hà Nội chủ
trương cải tạo, tu sửa, tòa thành ốc hiếm có trên thế giới với niên đại
từ thế kỷ III trước Công nguyên vẫn đã và đang bị xâm hại khủng khiếp.
Nguy cơ xóa sổ
Cổ Loa là một trong những khu di tích khảo cổ lớn nhất hội tụ các
giai đoạn lịch sử đồ đá, đồ đồng, sắt. Là thủ đô với hệ thống vòng thành
hoàn chỉnh và cổ nhất của Việt Nam. Kiến trúc thành hình xoáy ốc duy
nhất trên thế giới với hệ thống sông hào là sự phối hợp hài hòa giữa các
mô, con trạch đất, đồng lầy tự nhiên và nhân tạo, có hệ thống các công
trình kiến trúc và các làng cổ có giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật lớn.
Song giờ đây, cảm nhận về Cổ Loa với nhiều người đến thăm chỉ là
những vết tích, đình đền lụn vụn, nằm xen giữa những kiến trúc hiện
đại.
Chung tình trạng với rất nhiều khu di tích khác ở nước ta, thành
Cổ Loa hôm nay khác xa so với hình hài một Cổ Loa xưa được thể hiện
trên bản đồ hay các tư liệu lịch sử. Mấy năm qua, các cơ quan chức
năng của TP Hà Nội đã tiến hành trùng tu một số công trình kiến trúc
như Đình Ngự Triều Di Quy, Am Mỵ Châu, Đền An Dương Vương với
sự bề thế, vững chãi; song nó vẫn bị chìm nghỉm trong cơn lốc đô thị
hóa ở nơi này.
(
SGGP
)


Nếu ở thành ngoại, trên một đoạn
tường thành dài từng được coi là một
trong những dấu vết khá nguyên vẹn còn
sót lại thì giờ đây nó đã được “cải tạo”,
cắm biển “vườn cây du lịch”. Và một điểm
nhấn nhức nhối là tòa biệt thự rộng hàng
trăm mét vuông đã xây xong phần thô chỉ
chờ hoàn thiện chiếm toàn bộ phần chân
sườn thành. Dẫn khách thực địa, những
điểm được coi là nóng nhất trong việc
xâm hại di tích, nhân viên của ban quản lý
còn phải rất e dè tránh mặt vì “sợ có kẻ trả thù”. Hào nước ở phần
thành trung cũng nhanh chóng được lấp kín và mọc lên hàng chục ngôi
nhà kiên cố, hiện đại.
Song đau xót nhất phải kể tới phần đồi đất nằm ngay gần UBND
xã Cổ Loa, được coi là trung tâm của di tích đang bị các hộ kinh doanh
dịch vụ cà phê, giải khát lấn đất từng ngày. Mỗi mét đất đồi được bạt đi
lại chèn thêm một kiốt mới Nếu tình trạng này không thay đổi, chắc
chỉ độ vài năm nữa, thành Cổ Loa sẽ bị xóa sổ.
Bảo tồn: Quá chậm
Một ngõ nhỏ đi lại củ
a
người dân nga
y trong khu
vực trung tâm của di tích Cổ

Loa. (SGGP)
Nói về tiến độ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia
thành Cổ Loa, ông Nguyễn Văn Quang, Phó chủ tịch UBND huyện Đông

Anh, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng dự án Cổ Loa, nhận xét: "Chậm!".
Còn ông Nguyễn Trọng Tuấn, Chánh Văn phòng của Ban Chỉ đạo kỷ
niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, thì sử dụng hai từ “quá chậm!”.
Từ tháng 9/1994, TP Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến
hành khảo sát hiện trạng di tích, lập dự án quy hoạch di tích thành Cổ
Loa. Giữa năm 1995, Hà Nội tiếp tục chỉ đạo lập Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi cho dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích thành
Cổ Loa. Những tưởng rằng sau đó, sẽ có những động thái quan trọng
thúc đẩy tiến độ bảo tồn khu di tích thành Cổ Loa. Nhưng mọi chuyện
lại không hẳn vậy.
Đầu năm 2001, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch
tổng thể chi tiết khu di tích thành Cổ Loa lên tới hơn 800 ha, trong khi
đó, tại văn bản thông qua của Chính phủ lại chỉ có hơn 400 ha. Chính vì
thế, khi TP Hà Nội trình lên Chính phủ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
Cổ Loa thì không được chấp nhận. Từ năm 1999, Hà Nội tiếp tục xây
dựng dự án chi tiết và xin ý kiến các cơ quan bộ, ngành liên quan xem
xét, thẩm định để sau đó trình Chính phủ phê duyệt, nhưng đến nay,
công việc chuẩn bị này vẫn chưa hoàn tất.
Song song, mấy năm qua, Sở Du lịch Hà Nội cũng đầu tư nâng cấp
mấy kilômét đường nhựa dẫn vào di tích và hai bãi đỗ xe, song đến nay
việc này vẫn dang dở. Vậy là kể từ khi Chính phủ thông qua Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi Dự án bảo tồn, phát huy giá trị di tích thành Cổ
Loa và kể từ khi Hà Nội có chủ trương bảo tồn, khai thác thành Cổ Loa,
đã 10 năm trôi qua, nhưng tất cả vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Rưng rưng Loa Thành…
(VOV) - Mỗi người Việt Nam, từ thuở thiếu
thời, mấy ai không một lần vanh vách đọc:
“Thành Cổ Loa xưa, vua An Dương Vương có
người con gái tên là Mị Châu…”.
Bài học thơ ấu đó, không dừng lại ở

chuyện trả bài trên lớp, còn theo ta suốt cuộc đời, để mỗi lần ngẫm
ngợi, ta dễ cảm thấy một nỗi tự hào thầm kín về đất nước linh thiêng và
hào hoa hay đôi lúc lại ngậm ngùi xót xa, tiếc nuối cho nàng công chúa
có “trái tim lầm chỗ để trên đầu”… nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”… Để
rồi, dù không phải lần đầu đặt chân tới miền đất đầy huyền tích ấy, ta
vẫn thấy lòng mình trào lên nỗi niềm rưng rưng xúc cảm…
Thành Cổ Loa không phải là cổ tích! Trải qua hàng nghìn năm với
bao biến thiên lịch sử, cố đô của nước Âu Lạc vẫn trầm mặc, uy nghi
trên nền xưa, lối cũ và câu chuyện “thực như mơ, mơ như thực” về
thần Kim Quy, về nỏ thần, về mối tình Mị Châu – Trọng Thủy… vẫn là
bài học đầy đau xót về kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của dân
tộc. Từ nửa sau thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Thành Cổ Loa được
An Dương Vương – Thục Phán dựng lên bên tả ngạn sông Hoàng Giang
để làm kinh đô nước Âu Lạc (nay thuộc địa phận huyện Đông Anh, Hà
Nội). Câu chuyện dựng thành được gắn với huyền thoại thần Kim Quy
giúp vua diệt tinh Bạch Kê và ban tặng móng thần dùng làm lẫy nỏ
chống giặc ngoại xâm.
Triệu Đà – chúa đất Nam Hải, mấy lần mưu tính đánh Âu Lạc
không thành, đã giả kết mối bang giao thuận hòa, lập mưu cho con trai
mình là Trọng Thủy làm rể vua Thục rồi lừa lấy mất nỏ thần. Khi Triệu
Đà kéo quân sang đánh, An Dương Vương vì thất thế, phải dắt Mỵ Châu
chạy về phía Nam. Nhưng càng chạy, quân địch càng đuổi theo ráo riết,
bởi Mị Châu đã ngây thơ vặt lông ngỗng từ áo khoác, rắc suốt dọc
đường đi với tâm nguyện giúp chồng tìm được mình mà không biết đã
vô tình chỉ đường cho giặc đuổi tới. Chạy đến cửa biển vùng Diễn Châu,
đúng lúc cùng đường, vua được thần Kim Quy hiện lên, báo cho biết
rằng: “Kẻ thù ngồi sau lưng đó!”. Tỉnh ngộ, An Dương Vương rút kiếm
chém đầu con gái rồi trẫm mình xuống biển. Đau xót và ân hận trước
cái chết của vợ, Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng trong Loa thành
tự vẫn.

×