Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING của NGÀNH IT TRONG GIAI đoạn KHỦNG HOẢNG KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.24 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài:
VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING CỦA NGÀNH IT TRONG
GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thúy Linh- K47U2
Phan Thị Linh- K47U2
Chuyên ngành: Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Giáo viên hướng dẫn: Ts Chu Thị Thủy
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong những năm qua, với những đổi mới về phương pháp dạy và học trong ngôi
trường Đại Học Thương Mại, sự tạo điều kiện cho sinh viên được tìm hiều và vận dụng
kiến thức trên sách vở vào môi trương thực tế, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên
đang học tập tại trường được tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường và thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
Là những sinh viên đang học tập tại trường, chúng tôi muốn trực tiếp tìm hiểu
những gì còn tồn tại trong vấn đề vận dụng kiến thức được học trong các bộ môn với thực
tế các doanh nghiệp bên ngoài. Với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ ý kiến
của nhóm và nhìn nhận kiến thức một cách đa chiều hơn trong quá trinh nghiên cứu.
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về cả lý thuyết và thực tế các doanh
nghiệp thì đề tài chúng tôi đã hoàn thành. Nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy
cô trong Khoa Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại Học Thương Mại đã tạo điều kiện cho
chúng tôi có thể thực hiện nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới T.S Chu Thị Thủy- người trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thành đề tài. Chúng tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn tới các bạn sinh viên khoa Quản Trị Nhân Lực đã giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình tiến hành điều tra, khảo sát và đóng góp ý kiến với nhóm để có thể kịp thời điều


chỉnh và hoàn thành đề tài trong thời gian sớm.
Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực nghiên cứu nên có một số vấn
đề chúng tôi vẫn chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu hết và một số trình bày diênc giải còn
chưa thực sự chân thực về một vấn đề mang tính phức tạp. Qua đây, chúng tôi mong
muốn nhận được những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các thầy cô giáo cũng như các bạn
sinh viên để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính chúng tôi thực
hiện.
Các số liệu, kết quả phân tích trong đề tài là nhóm tự tìm hiểu và nghiên cứu dựa
trên số liệu của các công văn, các báo cáo của nhà nước và các công trình nghiên cứu
trước với đề tài tương tự.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2013
Tác giả
Hoàng Thúy Linh
Phan Thị Linh
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
1. Hình 1: Biểu đồ doanh thu ngành công nghiệp thông tin- truyền
thông năm 2008- 2012
2. Hình 2: Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng năm 2008-2012
3. Hình 3: Doanh thu ngành công nghiệp phần mềm năm 2008-2012
4. Hình 4: Nguồn lực lao động ngành công nghệ thông tin- truyền
thông năm 2008- 2012
5. Hình 5: Bảng xếp hạng chung về ngành công nghệ thông tin- truyền
thông của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới năm 2010- 2011
6. Hình 6: Bảng xếp hạng về gia công phần mềm của Việt Nam so với
các nước trên thế giới năm 2011
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam xác định công nghiệp phần
mềm là ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất
khẩu cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nền công nghiệp phần mềm ở nước ta, tuy vậy, mới đang dần phát triển để vươn ra thị
trường thế giới, chưa tạo được những thương hiệu phần mềm quốc gia. Outsourcing hiện
đang là một hình thức để nhanh có thể tận dụng tốt những cơ hội, lợi thế mà chúng ta
đang có để đưa ngành công nghiệp phần mềm trở thành một ngành kinh tế trọng điểm
trong nền kinh tế quốc dân trong những năm tới đây. Là những sinh viên đang theo học
ngành quản trị nhân lực tại trường, chúng tôi với những kiến thức hàn lâm được thầy cô ở
trường giảng dạy cùng với niềm đam mê tìm hiểu việc sử dụng nguồn nhân lực trong các
doanh nghiệp, chúng tôi đã lựa chọn ngành công nghệ thông tin- một trong những ngành
đang có tốc độ tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế nước ta hiện nay để nghiên cứu với
mong muốn tìm ra được thực trạng sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp hiện
nay và tìm ra được giải pháp để sử dụng nguồn nhân lực đó hiệu quả. Đây cũng chính là
mục tiêu theo học ngành quản trị nhân lực của chúng tôi. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm
chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Vận dụng hình thức outsourcing của ngành IT
trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.”
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
1.1.1. Lý do lý luận
Tầm quan trọng của outsourcing trong doanh nghiệp hiện nay. Để lý giải cho việc
tồn tại và phát triển của xu hướng này, việc đầu tiên chúng ta cần phải thừa nhận là môi
trường kinh doanh toàn cầu ngày nay biến động hơn trước rất nhiều. Chính vì thế mà
nhiều doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam đều chịu chung ảnh
hưởng sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt. Việc tạo ra được sự ổn định và kiểm soát tốt bộ
máy quản trị nhân sự là điều kiện cốt lõi góp phần duy trì sự tồn tại vững chắc và giúp
doanh nghiệp đón nhận được những cơ hội quý giá trong tầm tay
1.1.2. Lý do thực tiễn
Trước áp lực cạnh tranh và những biến động của nền kinh tế toàn cầu trong
vài năm trở lại đây, việc chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng ‘quỹ đạo” theo kế

hoạch đề ra đang dần trở nên trắc trở nhiều hơn. Với vai trò quan trọng trong việc kiến
thiết và phát triển yếu tố cốt lõi của tổ chức là nguồn nhân lực, các nhà quản lý nhân
sự lại càng phải phải không ngừng tìm kiếm lộ trình tốt nhất và phù hợp để doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển với tiêu chí hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu.
Nếu như các Doanh nghiệp dành quá nhiều thời gian và chi phí cho những hoạt
động mang tính thực thi hằng ngày thì chúng ta sẽ không còn nhiều thời gian để suy
nghĩ và hoạch định các chiến lược nhân sự dài hạn cho tổ chức, mà đây lại chính là yếu
tố quyết định sống còn cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với việc sử dụng
các dịch vụ nhân sự thuê ngoài, các đơn vị tư vấn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ
trọn gói, toàn diện từ tính lương cho tới các thủ tục, giấy tờ hành chính, từ quản lí nhân
sự cho đến tư vấn về luật pháp… Nhờ đó, Doanh nghiệp sẽ có thể cắt giảm chi phí từ
việc không phải tuyển đội ngũ nhân viên để quản lí những công việc trên, cũng như các
chi phí phát sinh khác.
Mặt khác, việc sử dụng các dịch vụ nhân sự thuê ngoài còn giúp cho các doanh
nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề đau đầu như: Sự rò rỉ thông tin, tính bảo mật, làm
việc với cấp chính quyền có liên quan để giải quyết các thủ tục giấy tờ, đặc biệt là tính
ổn định về nhân lực, tránh tình trạng khuyết người thường gặp trong nội bộ dẫn đến việc
đình trệ các hoạt động nhân sự Qua đó, các nhà quản lý nhân sự đã có thể dành nhiều
thời gian hơn tập trung cho các kế hoạch kinh doanh chiến lược để tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu đề tài
Từ những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và những khó khăn của nền kinh
tế trong nước và thế giới đang gặp phải, việc áp dụng các biện pháp sử dụng nguồn lực
con người hiệu quả là một phương án tối quan trọng trong các doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhìn nhân trên tất cả mọi khía cạnh môi trường
bên trong và bên ngoài ngành, chúng ta cần có những bước tiến nhằm đổi mới, tận dụng
tối đa mọi thế mạnh trong ngành, đối diện với những mặt hạn chế và đặt ra các vấn đề
tiếp tục đổi mới để phát triển ngành IT trong giai đoạn tiếp theo. Từ đó thích ứng với
những biến động của nền kinh tế cũng như mọi mặt khác ảnh hưởng đến ngành. Từ đó
đưa ra chiến lược thích hợp để điều tiết, sử dụng nguồn lực hợp lý. Đặc biệt trong đó là

phương pháp mà chúng ta bàn luận trong đề tài chính là “ vận dụng hình thức
outsourcing của ngành IT trong giai đoạn khủng hoảng king tế”.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu outsourcing ở Việt Nam và trên thế giới
1.3.1. Trên thế giới
“Outsource” hay “Outsourcing” là thuật ngữ không còn mới mẻ đối với thế giới,
loại hình dịch vụ này đã xuất hiện đầu thập niên 90 tại các nước đang phát triển, đặc biệt
là Ấn Độ, Trung Quốc. Có thể định nghĩa “outsource” là hình thức chuyển một phần
chức năng nhiệm vụ ra gia công bên ngoài (từ tiếng Anh: out – ngoài, source –nguồn) –
những chức năng mà trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận. Với hình thức này, chất
lượng sản phẩm “được outsource” bằng, thậm chí cao hơn sản phẩm “không được
outsource” nhưng giá thành rẻ hơn.
Tác nhân thúc đẩy hình thức “Outsourcing” phát triển chính là cuộc đổ bộ ồ ạt của
các công ty, tập đoàn phần mềm của Mỹ và Tây Âu vào các quốc gia mới phát triển ở
châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ nhằm tạo ra ưu
thế cạnh tranh. Thời gian này, nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đã xây dựng nhà máy, các
trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á. Ví dụ điển hình
cho cuộc đổ bộ đó là sự ra đời của khu công nghệ cao Bangalore – Ấn Độ, được mệnh
danh là “thung lũng Silicon của Ấn Độ”, nơi tập trung các tên tuổi lớn như IBM,
Microsoft, Intel, Dell…
Trong cuốn sách “Thế giới phẳng” (The world is flat), tác giả Thomas L.
Friedman đã tận mắt chứng kiến một Ấn Độ phát triển do lợi ích của dịch vụ
“Outsourcing” hay lớn hơn, do “toàn cầu hóa” mang lại. Tác giả hóm hỉnh nhận xét:
“Các kỹ sư trẻ Ấn Độ, một anh chàng trông có vẻ như có thể giúp tôi làm thủ tục thuế;
một cô nàng có thể tháo rời máy tính của tôi và cô nàng thứ ba thì làm ra vẻ như đã thiết
kế ra nó!”. Ông cho rằng thuê làm ngoài “đã tạo ra một hệ thống cho phép việc làm tri
thức và trí tuệ có thể được thực hiện từ bất cứ nơi đâu. Việc làm có thể được chia nhỏ,
được giao, phân phối, sản xuất và ghép lại, cho phép chúng ta làm việc một cách tự do
hơn trước kia rất nhiều, đặc biệt đối với những việc làm có tính trí tuệ… Những gì các
bạn đang chứng kiện tại Bangalore hôm nay thực sự là đỉnh điểm của tất cả những hiện
tượng trên kết hợp lại”.

1.3.2. Ở Việt Nam:
Mặc dù outsourcing đã phổ biến trên thế giới từ vài thập kỉ qua nhưng ở Việt
Nam hiện nay hình thức này có thể vấp phải những vấn đề pháp lý và nhận thức xã hội.
Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa việc thuê lao động bên ngoài
và thuê nguồn lực từ một công ty cung ứng lao động. Việc thuê lao động bên ngoài thực
chất là việc tự doanh nghiệp đứng ra thỏa thuận với những người lao động làm thời vụ.
Trong trường hợp này chưa chắc đã tập hợp đúng người, đúng kĩ năng, trình độ phù hợp
với mảng công việc mà công ty cần. Còn đối với công ty cung ứng lao động lại có đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Hơn nữa, việc thuê
lao động bên ngoài liên quan đến sa thải nhân viên đôi khi việc này có thể dẫn đến doanh
nghiệp vi phạm pháp luật. Do vậy, doanh nghiệp cần giải quyết quyền lợi người lao động
một cách hợp lý đồng thời vẫn có thể sử dụng lao động bên ngoài khi chờ luật.
Có thể nói, hình thức dịch vụ “outsource” không còn quá mới mẻ đối với Việt
Nam bởi trước đây, chúng ta đã khá quen thuộc với công việc “freelance” – công việc
làm không cố định (giờ giấc hay vị trí công việc”. Hiện nay, nó còn được gọi với thuật
ngữ “việc làm từ xa” hay “công việc tại nhà”.
Quan niệm “outsourcing” chỉ dành cho lĩnh vực phần mềm hoặc lập trình của
những năm đầu thập kỷ 90 đã trở nên không phù hợp, trên thực tế, thuật ngữ này hiện
diện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như kế toán, luật, nhân sự, cộng tác viên báo
chí, dịch thuật, dọn dẹp văn phòng/nhà ở (cleaning), logistic/vận tải hay thiết kế
(designer)… Điều này đã mang lại cơ hội và công việc cho một lượng lớn sinh viên và
thanh niên Việt Nam.
1.4. Các mục tiêu nghiên cứu
1.4.1. Làm rõ cơ sở lý luận về outsourcing
Việc chuyển sang sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài giúp doanh nghiệp giảm
đáng kể chi phí quản lý, điều hành nhân sự, trong khi chất lượng, hiệu quả công việc
vẫn được đảm bảo. Tuỳ thuộc vào hình thức cũng như lĩnh vực sử dụng nhân lực bên
ngoài mà khoản ngân sách tiết kiệm được cho doanh nghiệp có thể nằm trong khoảng từ
10- 40%.
Thử tìm hiểu nguồn gốc

Trong kinh doanh hiện đại, việc cung cấp nguồn lực bên ngoài cho phép sử dụng
những dịch vụ truyền thống dựa trên những điều kiện linh hoạt, với ý tưởng chủ đạo là:
đảm bảo sự mềm dẻo nhưng năng động, chi phí thấp và có khả năng pháp triển. Khi áp
dụng mô hình outsourcing, doanh nghiệp có thể đạt được điều đó mà không cần phải
thường xuyên tuyển dụng và “giữ” số lượng lớn nhân viên. Đối với doanh nghiệp, việc
sử dụng những nhân viên hợp đồng có trình độ cao từ các công ty cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể.
Lãnh đạo doanh nghiệp tìm đến mô hình dịch vụ này khi họ phải đối diện với yêu
cầu đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình. Lợi thế quan trọng có tính chiến lược của
nguồn lực bên ngoài là khả năng tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh trọng yếu của
doanh nghiệp. Sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài cho phép doanh nghiệp tiết kiệm thời
gian, công sức mà trước đây họ phải đầu tư vào những yếu tố không sinh lợi (đào tạo
nhân viên, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…). Khi sử dụng nguồn lực này, các
công ty chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng của dịch vụ nhận được, còn tất cả rủi ro
tài chính sẽ “nhường lại” cho nhà cung cấp dịch vụ. Nhờ việc cắt giảm một phần nhân
sự và chuyển sang cơ cấu biên chế của nhà cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp tăng tính
hấp dẫn đầu tư: chỉ số năng suất sản phẩm chủ yếu trên mỗi đơn vị biên chế tăng lên,
điều được thể hiện ở trị giá doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ
của các công ty cung cấp nguồn nhân lực này cũng ngày một nâng cao nhờ cập nhật
công nghệ thường xuyên, việc tự động hoá quá trình sản xuất và hệ thống kiểm tra chất
lượng hiệu quả hơn…
Những nguy cơ phải đối mặt
Việc sử dụng nhân lực theo hợp đồng thường đi kèm với việc cắt giảm số lượng
nhân viên trong công ty. Ít nhất, trong nhận thức của nhân viên thì cả hai quá trình –
chuyển sang sử dụng nguồn lực bên ngoài và cắt giảm chỗ làm- có liên quan mật thiết
với nhau.
Thông thường, quyết định chuyển sang chế độ sử dụng nguồn lực bên ngoài có những
nguyên nhân sâu xa. Chúng ta đều biết, khi doanh nghiệp phải nỗ lực tập trung vào công
việc kinh doanh chủ yếu, thì nhu cầu hạ thấp chi phí các loại, bao gồm chi phí về sản
xuất và cả chi phí nhân sự, là bắt buộc. Doanh nghiệp sẽ vận dụng tối đa cách tổ chức

sao cho có thể “rũ bỏ” những nhân viên thiếu năng lực. Vì thế, sự hoang mang của nhân
viên là hoàn toàn có cơ sở.
Lãnh đạo những doanh nghiệp muốn chuyển sang chế độ sử dụng nguồn lực bên
ngoài cần ghi nhớ rằng, việc thông tin không đầy đủ hoặc không đúng thời điểm về sự
thay đổi này có thể dẫn đến: a) những nhân viên giỏi sẽ ra đi, nếu họ cảm thấy mình
“thất thế” khi có những người mới đến; b) sự phản đối, đình công âm thầm của nhân
viên dẫn đến sự đình trệ công việc dự định.
Làm thế nào để sự chuyển đổi diễn ra ổn thoả?
Các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm được cách giải quyết êm đẹp nhất, sao
cho ít gây tổn thương cho nhân viên nhất. Một trong những lựa chọn là chuyển giao
công việc và cả những con người tham gia thực hiện công việc đó. Hơn nữa, doanh
nghiệp khách hàng có thể yêu cầu dịch vụ phải được thực hiện trong khoảng thời gian
xác định (một năm, hai năm…) với sự tham gia của chính nhân viên cũ của mình. Tất
nhiên, cách làm đó chỉ có ý nghĩa nếu nguyên nhân của việc chuyển đổi này không phải
là sự thất vọng về chất lượng nhân viên. Điều này hiển nhiên là có lợi cho nhà cung cấp
dịch vụ- một công ty nghiêm túc, chuyên nghiệp, luôn quan tâm đến việc mở rộng cơ
cấu nhân viên của mình để thu nhận những người giàu kinh nghiệm và hiểu biết về đặc
thù công việc của doanh nghiệp. Nhân viên cũ thường hoan nghênh cách giải quyết này,
bởi vì họ không chỉ giữ được việc làm, mà còn có thêm cơ hội để thích nghi với các
“luật chơi” mới.
Có một cách khác để tiếp cận nguồn ngoại lực. Ở đây muốn nói đến ý tưởng ứng
dụng của trung tâm dịch vụ chung (Shared Services). Nguồn lực nội bộ của doanh
nghiệp (insourcing) được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ví dụ ở các hãng như British
Petroleum, Elf, Conoco, Sony, DHL. Mô hình trung tâm dịch vụ này thường thấy ở các
tập đoàn lớn, với các cơ sở được phân bổ ở nhiều vùng địa lý khác nhau, có chức năng
chung đối với mọi cơ sở (kế toán, nhân sự, thu mua nguyên vật liệu…) Có thể thấy ở
đây sự phân chia chức năng trong trung tâm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp các vùng khác nhau. Phần lớn nhân viên thực hiện chức năng này đều được
chuyển dần sang cơ cấu mới. Đây là bước chuyển tiếp sang chế độ sử dụng nguồn lực
bên ngoài, bởi vì sau một vài năm, những nhân viên này đã sẵn sàng giúp đỡ không chỉ

đối tác bên trong mà cả bên ngoài doanh nghiệp.
Trên quan điểm nhân văn, cách làm này tất nhiên tiện lợi hơn đối với nhân viên,
bởi vì tạo cho họ cơ hội tiếp tục làm việc trong doanh nghiệp của mình, mà vẫn học
được những kỹ năng và kiến thức mới như định hướng khách hàng, nỗ lực nâng cao
chất lượng công việc hoặc dịch vụ, và như vậy là họ đang tự chuẩn bị điều kiện để “bơi
tự do” sau này.
1.4.2. Nhìn nhận rõ hơn về thực tế ứng dụng outsourcing trong ngành IT ở cả
Việt Nam và thế giới
Quan niệm outsourcing với lĩnh vực gia công phần mềm hay lập trình có lẽ
xuất phát từ xu hướng di chuyển một phần việc làm của các doanh nghiệp tại các quốc
gia phát triển sang các nước đang phát triển vào đầu thập niên 90. Đây là khoảng thời
gian mà các công ty phần mềm lớn ở Mỹ ồ ạt đổ bộ vào các quốc gia mới phát triển ở
châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc hay để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ nhằm tạo ra
ưu thế cạnh tranh. Nhiều tập đoàn lớn tại Mỹ đã xây dựng nhà máy, các trung tâm nghiên
cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á và đang ngày càng ăn nên làm ra do
áp dụng thành công mô hình kinh doanh outsourcing. Quá trình này được gọi là thuê
ngoài ngoại biên (outsource hay outsourcing. Ví dụ điển hình cho cuộc đổ bộ đó là sự ra
đời của khu công nghệ cao Bangalore – thủ phủ bang Karnataka thuộc miền nam Ấn Độ,
được mệnh danh là “thung lũng Silicon của Ấn Độ” – địa điểm lý tưởng được các công ty
phần mềm Tây Âu chọn lựa: IBM, Microsoft, Intel, Sun Microsystems, Dell, Cisco,
Oracle Thậm chí, Reuters – một hãng truyền thông tên tuổi của Mỹ cũng đã chọn
Bangalore làm đại bản doanh cho các họat động outsourcing nhằm thu thập thông tin tài
chính của các công ty lớn trên thế giới. Việc chuyển một phần công việc sang Ấn Độ đã
giúp Reuters giảm được nhiều chi phí. Với mức lương chỉ bằng một phần năm so với
mức trả cho các phóng viên ở New York , Reuters đã tiết kiệm được khoản tiền lương mà
không phải cắt giảm nhân sự tại văn phòng chính.
Tuy nhiên, do giá nhân công trong lĩnh vực phần mềm tại Bangalore đang ngày
càng tăng nhanh trong khi hạ tầng cơ sở tại khu vực này vẫn trong tình trạng yếu kém nên
Bangalore không còn được ưa chuộng như trước nữa. Trung Quốc, Nga, Brazin, Việt
Nam đang trở thành những địa điểm hấp dẫn hơn nhờ giá nhân công rẻ hơn và chất

lượng dịch vụ tốt hơn.
Theo Global Services và hãng tư vấn đầu tư Tholons, Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh của Việt Nam đã được bình chọn là những điểm outsourcing mới nổi hấp dẫn nhất
thế giới. Về mức hấp dẫn trong lĩnh vực outsourcing, TP Hồ Chí Minh chỉ đứng sau 4
thành phố của Ấn Độ và Cebu của Philippines .
Tại Việt Nam, phần lớn các công ty CNTT chủ yếu nhận gia công phần mềm cho nước
ngoài và không ít trong số họ đã gặt hái được thành công như Digital Glass Egg, FPT,
TMA Solutions…
Luxsoft đã mở văn phòng tại TP.HCM để thực hiện các dự án gia công phần
mềm cho hãng Boeing. Theo ông Đinh Lê Đạt, trưởng nhóm điều hành lập trình của
Luxsoft tại Việt Nam thì “Việt Nam đang là địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn
sử dụng hình thức outsourcing. Mức tăng trưởng kinh tế khả quan, môi trường chính trị
ổn định, giá nhân công rẻ…chính là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư. Hơn nữa, với vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chính là địa
điểm quan trọng để các nhà đầu tư tiến vào thị trường các nước lân cận.”
Ngoài các quốc gia châu Á, một số quốc gia Đông Âu khác cũng đang trở thành điểm
đến lý tưởng cho các nhà sản xuất/dịch vụ Mỹ: Nga, CH Séc, hay các quốc gia Mỹ La
tinh.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Thời gian: khoảng thời gian từ năm 2008- 2012
1.5.2. Không gian: ngành IT ở Việt Nam
1.5.3. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề outsourcing- thuê ngoài lao
động trong ngành IT( công nghệ thông tin) trên cả Việt Nam và Thế giới
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập nguồn dữ liệu trên website của các công
ty và các trang thống kê số liệu về ngành công nghệ thông tin và số liệu liên quan đến
việc sử dụng outsourcing.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: từ những số liệu thu thập được nhóm tiến hành
tính toán, phân tích, so sánh các số liệu thống kê theo các năm, đánh giá sự phát triển.
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu đề tài

• Việc nghiên cứu về vận dụng outsourcing trong ngành IT hiện nay
giúp chúng ta thấy được một xu hướng sử dụng lao động mới và hiệu quả của nó
mang lại cho ngành. Từ đó các doanh nghiệp có thể rút ra được bài học cho doanh
nghiệp mình trong từng giai đoạn để vận dụng phương pháp hợp lý, sáng tạo.
• Những nghiên cứu của nhóm cung cấp số liệu liên quan đến ngành
IT
• Giải pháp của nhóm đề xuất và đánh giá cá nhân của nhóm góp phần
xây dựng nên kinh nghiệm sử dụng outsourcing cho các doanh nghiệp trong ngành
IT có thể áp dụng được trong thực tế.
1.8. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Lời mở đầu
Danh mục bảng biểu hình vẽ
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận outsourcing
Chương 3: Phân tích thực trạng vận dụng hình thức outsourcing
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng hình thức outsourcing
của ngành IT trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN OUTSOURCING
2.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm outsourcing
Mặc dù ngành công nghiệp outsourcing đã ra đời cách đây khoảng 20 năm (từ
những năm 1989) nhưng cho đến hiện nay, các chuyên gia kinh tế của Việt Namvẫn chưa
thống nhất để đưa ra một định nghĩa chính thức nào về outsourcing, cũng như việc tìm
được một cụm từ tiếng Việt chính thức thay thế cho thuật ngữ outsourcing thật không dễ
dàng. Tuy nhiên, hiện tại khi đề cập đến outsourcing, các thuật ngữ
phổ biến thường được dùng để thay thế hay sử dụng trong sách báo là “thuê ngoài” hoặc
“thuê làm bên ngoài”. Trong bài viết này, tác giả xin phép được giữ nguyên thuật ngữ

outsourcing để đảm bảo tính chính xác bởi bản thânoutsourcing đã là một khái niệm rất
rộng bao hàm nhiều mảng khác nhau của nềnkinh tế. Trong một bài viết trên tạp chí CIO
Asia và MIS Financial Review, Stephanie Overby, một chuyên gia nghiên cứu về
outsourcing, đã đưa ra một định nghĩa vể outsourcing như sau: “Tùy theo từng cách tiếp
cận với vấn đề thì có một cách định nghĩa khác nhau về outsourcing, tuy nhiên xét một
cách căn bản,outsourcing chính là việc chuyển một phần các dịch vụ cho bên thứ ba.”
Nói một cách khác, outsourcing về bản chất là một giao dịch, thông qua đó một
công ty mua các dịch vụ từ một công ty khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữu và chịu
trách nhiệm cơ bản đối với các hoạt động đó.
Có hai đặc điểm cần lưu ý trong định nghĩa về outsourcing của Stephanie Overby:
• Thứ nhất, outsourcing là chuyển một phần các dịch vụ bao gồm dịch
vụ công nghệ thông tin ( ITO), dịch vụ thuộc quá trình sản xuất kinh doanh
(BPO), và dịchvụ nghiên cứu thiết kế (KPO). Với mục đích chính là cắt giảm chi
phí hoạt động cho doanh nghiệp, nên phần dịch vụ được outsource thường cụ
thể, không quá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ với chi phí dịch vụ ở mức trung bình
hoặc thấp.
• Thứ hai, bên thứ ba được nhắc đến không chỉ là các doanh nghiệp
trong nướcmà cả doanh nghiệp nước ngoài được thuê outsource, thường được gọi
là thuê ngoài nội biên (inshore outsourcing) và thuê ngoài ngoại biên
(offshoreoutsourcing).
Ngoài ra,theo Wikipedia tổng kết các công việc thường được outsource bao
gồm: CNTT, quản lý nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, và kế toán. Nhiều
công ty cũng thực hiện outsourcing việc hỗ trợ khách hàng và trung tâm cuộc gọi
(call center), sản xuất và kĩ thuật.
2.1.2. Khái niệm ngành công nghệ thông tin- IT
Công nghệ Thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay
là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển
đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị
quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương

pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy
tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã
hội".
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết
xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler
đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ
thông tin (Information Technology - IT)."
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu
trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa
trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của
công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám
mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên
cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.
2.2. Nội dung của outsourcing
2.2.1. Đặc điểm của outsourcing
2.2.1.1. Lịch sử phát triển của outsourcing
Ngày nay thuật ngữ outsourcing đã trở nên phổ biến với nhiều người trên khắp thế
giới, song không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc hình thành của loại hình công nghiệp
này. Thông qua tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về lịch sử hình thành của outsourcing,
toàn bộ quá trình phát triển của outsourcing cho đến nay có thể khái quát thành ba chặng
chính: giai đoạn sơ khai hình thành (từ năm 1989 trở về trước), giai đoạn phát triển
(những năm 1990), và giai đoạn hợp tác chiến lược (hiện nay).
 Giai đoạn sơ khai (những năm 70 – 80 của thế kỉ XX)
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, các công ty đã bắt đầu liên kết để tận dụng
những thế mạnh của nhau để mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận. Mô hình phổ biến của
thế kỉ 20 là một công ty liên doanh lớn có thể cùng “sở hữu, quản lý,và trực tiếp điều
hành nắm giữ” các nguồn lực. Đến những năm 50 và 60 của thế kỉ XX, các công ty buộc
phải đa dạng hóa hình thức kinh doanh để mở rộng cơ sở và tận dụng lợi thế theo quy mô
để từ đó kì vọng tăng lợi nhuận, thậm chí mở rộngviệc quản lý thành các cấp độ khác

nhau. Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi vào những năm 70- 80 khi rất nhiều công ty không
thể cạnh tranh nổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và thậm chí bị sụp đổ do bộ máy quản
lý quá cồng kềnh. Để tăng khả năng linh hoạt và sáng tạo, các công ty bắt đầu
phát triển chiến lược kinh doanh mới, trong đó tập trung vào các giá trị kinh doanh cốt lõi
và thuê ngoài các phần còn lại. Ví dụ như các nhà xuất bản, vào thời điểm này, họ bắt đầu
thuê ngoài việc biên soạn, in ấn, và chỉ hoàn thành công đoạn cuối của việc xuất bản.
 Giai đoạn phát triển (những năm 90 của thế kỉ XX)
Đến những năm 1990, khi các doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào các biện pháp
cắt giảm chi phí, họ áp dụng outsourcing ngày càng nhiều hơn những hoạt động cần thiết
vận hành công ty không liên quan trực tiếp đến giá trị kinh doanh cốt lõi của mình. Do
đó, các công ty bắt đầu ký kết hàng loạt hợp đồng với những nhà cung cấp dịch vụ kế
toán, quản trị nhân sự, xử lý dữ liệu, truyền thư, bảo vệ và triển khai kế hoạch,… tất cả
đều là loại công việc liên quan đến việc vận hành. Thực tế, outsourcing đã góp phần
không nhỏ trong việc giúp các nhà quản lý cắt giảm chi phí cải thiện tình hình tài
chính công ty.
 Giai đoạn hợp tác chiến lược (giai đoạn hiện nay)
Trước đây, không một doanh nghiệp nào thuê ngoài những hoạt động mang giá trị
cốt lõi, mang lại lợi thế cạnh tranh hoặc tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp đó. Thông
thường, những hoạt động này giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí và uy tín công ty đối với
khách hàng. Tuy nhiên, sau những năm 1990, việc áp dụng outsource đối với một số
những hoạt động này đã không còn hiếm hoi mà thay vào đó lại trở thành một chiến lược
quản lý tốt. Ví dụ, có những doanh nghiệp đã outsource dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi
hoạt động này được xem là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh.
Ngày nay, người ta ngày càng quan tâm hơn tới việc hợp tác phát triển để đi đến một kết
quả tối ưu nhất thay vì chỉ chú trọng đến quyền sở hữu như trước đây. Do đó, các doanh
nghiệp có xu hướng lựa chọn dịch vụ outsourcing dựa trên những hiệu quả kinh tế mang
lại cho một hoạt động nhất định, hơn là dựa trên việc xem hoạt động đó có phải giá trị
cốt lõi hay không?
2.2.1.2. Các loại hình outsourcing
- Theo ranh giới địa lý:

• Thuê ngoài nội địa (Inshore Outsourcing/Local Outsourcing): là loại
hình mà một phần công việc được chuyển giao cho doanh nghiệp khác ở trong
nước hay phần một phần công việc được lao động không phải của doanh nghiệp
thực hiện mà là lao động của doanh nghiệp khác trong nước thực hiện.
• Thuê ngoài ngoại biên (Offshore Outsourcing): loại hình này là
doanh nghiệp sẽ chuyển một phần công việc ra ngoài nước, giao cho quốc gia
được giao đó hoàn thành phần công việc đó cho doanh nghiệp.
- Theo nội dung Outsourcing:
• Thuê ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh (BPO – Business Process
Outsourcing): BPO là khái niệm để chỉ việc sử dụng các dịch vụ liên quan của các
nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thay vì tự tổ chức cung cấp (in-house)
nhằm giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng tập trung phát
huy những mặt mạnh của doanh nghiệp.Khái niệm BPO được nhắc đến tại Việt
Nam từ cuối năm 2005, nhưng theo khảo sát của IDC, tới năm 2007 vẫn chỉ có
17% các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam cho biết đã sử dụng dịch vụ BPO.Các
dịch vụ BPO đã có nhiều doanh nghiệp đang cung cấp chủ yếu như: bảo vệ, kế
toán tài chính, luật và dự án IT.
• Thuê ngoài hoạt động nghiên cứu thiết kế (KPO-Knowledge
Proccess Outsourcing): dịch vụ KPO bao gồm tất cả các loại nghiên cứu và thu
thập thông tin, ví dụ như nghiên cứu sở hữu trí tuệ cho các ứng dụng bằng sáng
chế; nghiên cứu vốn chủ sở hữu , kinh doanh và nghiên cứu thị trường , dịch vụ
pháp lý và y tế, đào tạo, tư vấn và nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực.
• Thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin (ITO - Information
Technology Outsourcing): là lại hình sử dụng lao động ngoài doanh nghiệp trong
lĩnh vực công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
• Phát triển ứng dụng và bảo trì (Application Development and
maintenance): lao động được thuê ngoài làm việc trong bộ phận nghirnj cứu phát
triển ứng dụng và bảo trì sản phẩm cho doanh nghiệp.
• Dịch vụ tổng đài và chăm sóc khách hàng (call centers – customer
service): bộ phận tổng đài và chăm sóc khách hàng được lao động thuê ngoài thực

hiện.
• Khôi phục dữ liệu sau sự cố (Disaster Recovery): khi có sự cố xảy ra
nếu doanh nghiệp không xử lý được thì sẽ thuê lao động bên ngoài xử lý.
• Tài chính và kế toán (Finance and Accounting): khi doanh nghiệp
trong thời gian mùa vụ, có khối lượng công việc của bộ phận tài chính- kế toán thì
doanh nghiệp sẽ thuê ngoài để giải quyết sự thiếu hụt lao động trong mùa vụ.
• Quản trị nguồn nhân lực (HR-Human Resources): bộ phận quản trị
nhân lực trong một số doanh nghiệp nhỏ có thể chưa có và họ sẽ thuê người ngoài
vào tổ chức, giải quyết các vấn để về nhân lực hoặc có thể khi doanh nghiệp gặp
vấn đề về nhân lực hoặc muốn đem lại không khí mới cho doanh nghiệp, họ sẽ đi
thuê ngoài các chuyên gia bên ngoài vào giải quyết.
• Bào hành và kiểm tra chất lượng (QA-Quality Assurance and
Testing): bộ phận bảo hành và kiểm tra chất lượng sẽ thuê lao động bên ngoài
trong trường hợp cơ sở và trình độ lao động doanh nghiệp không đáp ứng được.
• R&D nghiên cứu và triển khai (research and development): lao động
thuê ngoài làm việc với công việc liên quan đến nghiên cứu và triển khai hoạt
động của doanh nghiệp.
• Chuỗi cung cấp và kho vận (Supply Chain and Logistics): thuê lao
động làm phần công việc kho vận và cung cấp nguồn đầu vào cho doang nghiệp.
• Dịch vụ viễn thông (Telecom and VoIP): các công việc liên quan
đến viễn thông như cung cấp mạng internet, dịch vụ lắp đặt internet, điện thoại cố
định, các thiết bị viễn thông cho dianh nghiệp được thuê lao động bên ngoài thực
hiện.
- Theo hình thức hợp tác
• Thuê ngoài giao dịch (Transactional Outsourcing): loại hình thuê
ngoài lao động qua giao dịch với bên trung gian thứ ba chuyên cung cấp dịch vụ
liên quan đến outsourcing hoặc doanh nghiệp thuê ngoài lao động từ doanh nghiệp
chuyên về một công việc mà doanh nghiệp cần thuê. Doanh nghiệp sẽ thuê lao
động dựa trên giao dịch từ hai hoặc ba bên thông qua các hợp đồng lao động.
• Đồng thuê ngoài (Co-outsourcing alliances): là hình thức thuê ngoài

của hai doanh nghiệp trở lên đồng thời thuê ngoài một nguồn lực lượng lao động
nào đó nhằm tiết kiệm chi phí thuê ngoài lao động và phục vụ lợi ích riêng của
mỗi doanh nghiệp.
• Hợp tác chiến lược (Strategic partnership): trong các chiến lược của
doanh nghiệp, doanh nghiệp cần hợp tác với doanh nghiệp khác, thuê lao động của
nhau để thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược của mình.
2.2.2. Tính hai mặt của outsourcing
2.2.2.1. Vai trò của outsourcing
Ngay từ những ngày đầu phát triển, mô hình outsourcing đã tỏ ra có ưu thế và
được các công ty đánh giá cao. Theo các nguồn tài liệu khác nhau, ở Mỹ có gần 60%, còn
ở châu Âu có 45% tổng số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp
trong lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực bên ngoài. Dự tính trong những năm tới
thị trường outsourcing vẫn sẽ tăng tưởng nhanh chóng với sự gia tăng các công ty có nhu
cầu outsource các công việc từ cấp thấp đến cấp cao ra bên ngoài, đồng thời số công ty
cung cấp dịch vụ outsourcing cũng tăng lên. Trên thực tế càng nhiều công ty outsourcing
thì rủi ro càng nhỏ vì các doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn và có mục tiêu rõ ràng hơn.
Vậy tại sao lại có sự gia tăng trên? Trong kinh doanh hiện đại, outsourcing cho phép một
doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ truyền thống dựa trên những điều kiện linh hoạt,
với ý tưởng chủ đạo là: đảm bảo sự mềm dẻo nhưng năng động, chi phí thấp và có khả
năng phát triển.Trong phần này tác giả sẽ cố gắng hệ thống lại một cách đầy đủ nhất
những ưu điểm cũng như vai trò của outsourcing trong hoạt động của doanh nghiệp.Có
thể kể đến một số những điểm nổi bật như:
• Chuyên môn hóa công việc
Mỗi công ty đều có thế mạnh riêng của mình, vì thế vai trò đầu tiên của
outsourcing là giúp cho doanh nghiệp tập trung vào chuyên môn, và nâng cao hiệu quả
của các hoạt động khác bằng cách sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài. Trong công ty có
một số hoạt động tuy không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (back office) nhưng hầu hết
chúng rất quan trọng đối với các công việc hàng ngày của tổ chức.Thông qua outsource
các hoạt động back office cho một bên chuyên môn thứ ba quản lý, công ty có thể tập
trung vào công việc kinh doanh chính của mình.

• Tiết kiệm và tái cơ cấu chi phí
Xuất phát từ việc outsource các lĩnh vực vốn không phải là thế mạnh của mình,
nên công ty sẽ ít phải quan tâm hơn tới những lĩnh vực này, không phải lo về việc lãng
phí nguồn nhân lực hay chi phí quản lý cho bộ máy hoạt động kém hiệu quả.Đối với
doanh nghiệp, việc sử dụng những nhân viên hợp đồng có trình độ cao từ các nhà cung
cấp chuyên nghiệp giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc tái thiết một hệ thống
vận hành riêng trong công ty.
Ngoài ra, bằng việc chọn các công ty nhận outsource thích hợp, doanh nghiệp có
thể tiết kiệm chi phí về thuế. Không những tiết kiệm chi phí, outsource còn giúp nguồn
lực được phân bổvà chi phí được tái cơ cấu một cách hiệu quả hơn, theo đó, sẽ đầu tư
nhiều vào các lĩnh vực trọng yếu và chiếm ưu thế, từ đó nâng cao hiệu suất kinh doanh.
• Tiếp cận công nghệ hiện đại
Một công ty muốn đầu tư vào các công nghệ mới đòi hỏi phải có vốn lớn, chấp
nhận rủi ro. Trong khi đó, thị trường công nghệ luôn thay đổi từng ngày từng giờ nên sẽ
rất khó để các công ty theo kịp được những tiến bộ và giải pháp công nghệ mới nhất.
• Tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và lựa chọn đối tác có năng lực
tốt nhất
Hầu hết các hoạt động outsourcing đều được chuyển ra bên ngoài biên giới, mà
chủ yếu là tới các quốc gia đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi, cũng vì thế
nên doanh nghiệp đứng trước cơ hội tiếp cận với một thị trường nhân lực dồi dào, đội ngũ
lao động lành nghề và với chi phí hợp lý nhất; đồng thời có thể tiết kiệm chi phí tuyển
dụng, đào tạo và một số chi phí khác để duy trì đội ngũ lao động trong công ty.Ngoài ra,
doanh nghiệp có khả năng tận dụng các kiến thức chuyên môn mà vốn bản thân nó không
có được. Vì vậy, theo như một số nghiên cứu thị trường cho thấy, công ty sẽ tiết kiệm 20-
40% chi phí khi outsourcing việc quản lý nguồn nhân lực.
• Góp phần tăng năng suất lao động
Bằng việc thuê lực lượng lao động lớn có kĩ năng với chi phí thấp, các công ty có
thể tăng năng suất lao động. Ví dụ, hoạt động này có khả năng giải phóng công ty khỏi
trách nhiệm quản lý các quy trình kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Thông thường các
nhà quản lý sẽ cần tới 80% thời gian để quản lý chi tiết và chỉ còn 20% thời gian để xây

dựng các chiến lược. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh được outsourcing thành công,
tỉ lệ này sẽ thay đổi, các nhà quản lý có thể cân đối dành nhiều thời gian hơn để xây dựng
chiến lược. Bên cạnh đó, công ty có điều kiện tốt hơn để phân bổ lại các nguồn lực cho
các dự án quan trọng, giúp tiết kiệm thời gian khám phá các khu vực lợi nhuận mới, tăng
số dự án và tập trung vào chăm sóc khách hàng.
• Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp
Lãnh đạo doanh nghiệp tìm đến mô hình dịch vụ outsourcing khi họ phải đối diện
với yêu cầu đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình. Một công ty muốn đứng vững trên
thị trường, cần cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, và chi phí hợp lý tương ứng. Khi
sử dụng nguồn lực bên ngoài, công ty chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng dịch vụ nhận
được, còn các rủi ro tài chính sẽ nhường lại cho các nhà cung cấp, vì thế, chất lượng dịch
vụ mà công ty quyết định outsourcing cũng ngày càng tăng lên và hiệu quả cao hơn.
2.2.2.2. Hạn chế của outsourcing
Bên cạnh những ưu điểm mà doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc từoutsourcing,
vẫn có các mặt hạn chế của dịch vụ này mà mỗi công ty cần cân nhắc trước khi quyết
định có outsourcing không:
• Công ty outsource có thể rơi vào bị động nếu bên cung cấp dịch vụ
từ chốicung cấp do bị phá sản, không có đủ khả năng về tài chính, nguồn nhân lực,
… Các công ty có thể lại phải tìm một đối tác khác, và bắt đầu lại toàn bộ quá
trình outsourcing khi xảy ra sự cố này. Cũng bởi bên nhận outsouce có thể phá sản
mà không hề có những dấu hiệu báo trước rõ ràng, nên sự đảm bảo tính ổn định
của bên cung cấp dịch vụ được coi là rủi ro lớn nhất đối với bên outsource.
• Công ty phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng kiểm soát với các
chức năng được outsource
Outsourcing đòi hỏi việc quản lý quy trình phải được chuyển sang cho bên cung
cấp dịch vụ, vì thế rủi ro mất quyền kiểm soát đối với quy trình, chức năng được
outsource là rất lớn, trong đó mối lo ngại lớn nhất là về mức độ và chất lượngcung cấp
dịch vụ. Ví dụ như khi dịch vụ IT được outsource thì công ty outsource khó có thể kiểm
soát được một cách trực tiếp phạm vi dự án, công nghệ, hay chi phí. Nếu công ty
outsource không hiểu biết rất rõ về mảng IT thì sẽ rất khó để quyết định xem họ có nên

chấp nhận một yêu cầu nào đó từ phía đối tác hay không,và trong trường hợp này dễ xảy
ra rủi ro.
• Bảo mật: là vấn đề nhiều CIO lo ngại nhất. Họ sợ các nhân viên
outsourcing sẽ tiết lộ thông tin của công ty ra ngoài, thậm chí cho các đối thủ.
Ngoài những rủi ro như đã nêu ở trên, thì bảo mật cơ sở dữ liệu cũng là một vấn
đề cần quan tâm. Các dữ liệu quan trọng có thể được đưa ra lưu trữ trong các thiết bị ở
bên ngoài công ty outsource, và nếu nhiều tổ chức khách hàng khác nhau cùng chia sẻ
một cơ sở hạ tầng công nghệ chính của bên nhận outsource thì nguy cơ rủi ro về bảo mật
lại càng cao
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến outsourcing
2.3.1. Nhân tố khách quan
- Điều kiện kinh tế: trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng
đến việc kinh doanh chung của nền kinh tế, nguồn lao động bị dư thừa thì các doanh
nghiệp sẽ có xu hướng sử dụng nguồn lao động bên ngoài này. Ngược lại trong nền kinh
tế ổn định, việc kinh doanh tăng trưởng mạnh thì outsourcing ít được sử dụng hơn trong
các doanh nghiệp do tính chất công việc mang tính ổn định hơn, người lao động gắn bó
với doanh nghiệp.
- Dân số và lực lượng lao động: dân số của một địa phương, một quốc gia là yếu tố
ảnh hưởng lớn đến vấn đề thuê ngoài lao động. Nước có đông dân sẽ có nguồn lực lao
đọng dồi dào, dễ dàng trong việc thuê lao động ngoài khi có biến động. Lực lượng lao
động lớn và có trình độ cũng tác động làm cho việc thuê lao động ngoài dễ dàng và có
hiệu quả hơn.
- Quy đinh pháp luật: các quy định pháp luật về việc trả lương, trách nhiệm và
trình tự ký kết hợp đồng thuê lao động ngoài cũng góp phần thúc đẩy hay hạn chế thuê
việc áp dụng các phương pháp này của các doanh nghiệp.
- Chính trị: nền chính trị của một nước có nhiều biến động hay ổn định quyết định
đến vấn đề việc làm của người lao động.
- Thị trường lao động: thị trường lao động dồi dào, có chất lượng tốt luôn sãn sàng
cung ứng nguồn lực cho các công ty muốn thuê ngoài lao động.
2.3.2. Nhân tố chủ quan

- Chiến lược kinh doanh: các chiến lược ngắn hạn, dài hạn mà doanh nghiệp muốn
đạt tới ảnh hưởng đến chiến lược về nguồn nhân lực, chính sách tuyển dụng lao động dài
hạn hay thuê lao động tạm thời để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
- Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và quy mô hoạt động của doanh nghiệp: lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến vấn đề thuê lao

×