Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀI TẬP TIỂU LUẬN ĐỊA MẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 17 trang )

Bài tập tiểu luận Địa Mạo
MỞ ĐẦU
Bản đồ thế giới 300triệu năm trước:
Và hiện tại:

Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
1
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
Nếu bạn nhìn vào bản đồ thế giới, bạn sẽ thấy các châu lục nhìn gần
giống những mảnh ghép trong trò chơi xếp hình. Ví dụ như nếu bạn
đẩy Nam Mĩ và châu Phi lại gần nhau chúng sẽ khớp lại như một dải
đất liền. Các nhà khoa học tin rằng khoảng 300 triệu năm trước thế
giới được tạo bởi một siêu lục địa đơn nhất gọi là Pangaea. Điều này
chứng tỏ các lục địa đã bị tách ra và trôi dạt thành 7 mảng lớn (Châu
Phi, Nam Cực, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu, Châu Mĩ và Bắc Mĩ),
ngoài ra còn nhiều mảng nhỏ như ngày nay. Thuyết kiến tạo mảng
(plate tectonic) đã giải thích được sự trôi dạt của các lục địa, theo đó,
trong tầng manti luôn có dòng chuyển động đối lưu làm cho các lục
địa chuyển động, từ đó tạo ra các chuyển động thứ sinh như: thăng
trầm, ngang, vận động uốn nếp và vận động phá hủy gọi chung là các
vận động kiến tạo.
Vận động kiến tạo hay còn gọi chuyển động của vỏ trái đất được
định nghĩa là chuyển động cơ học của vật chất trái đất do các nguyên
nhân bên trong của trái đất gây ra. Kết quả của vận động kiến tạo có
thể dẫn tới các hiện tượng như: sự biến đổi của thạch quyển, làm thay
đổi biển và lục địa, làm thay đổi thế nằm cấu tạo của các lớp đá hay
phá hủy chúng, các hoạt động động đất núi lửa Các vận động kiến
tạo được chia ra làm ba giai đoạn: giai đoạn tiền cambri với thời gian
cổ nhất và kéo dài nhất trên 2 tỷ năm, hoạt động kiến tạo diễn ra trong
phạm vi hẹp trên lãnh thổ nước ta hiện nay. Tập trung chủ yếu ở khu
vưc Hoàng Liên sơn và khu vực Trung Trung Bộ, các điều kiện địa lý


còn rất sơ khai.
Thứ 2 là giai đoạn cổ kiến tính từ paleogen trở về trước diễn ra
trong khoảng thời gian khá dài. Các vận động kiến tạo chủ yếu là hoạt
động tạo núi calêđôni, Hecxini, inđôxini và Kimêri, cùng với đó là
các vận động uốn nếp, đứt gãy, biển tiến
Và cuối cùng là giai đoạn tân kiến tạo được tính từ cuối kỉ
paleogen (Oligocen- E3) đến kỉ Đệ Tứ Q. Các vận động tân kiến tạo
diễn ra mạnh
mẽ chịu sự tác động của kì tạo núi Anpơ-Himalaya và những biến
đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Đồng thời cũng xảy ra nhiều hoạt
động uốn nếp, đứt gãy, phun trào magma, nâng cao và hạ thấp địa
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
2
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
hình, bồi đắp các bồn trũng lục địa,
Các vận động tân kiến tạo có tính chất rất phức tạp, có ý nghĩa
rất lớn với diện mạo trái đất, liên quan đến các hoạt động của con
người như ảnh hưởng đến các công trình giao thông, thủy lợi, xây
dựng và tìm kiếm khoáng sản Nên nghiên cứu sự vận động tân kiến
tạo là công việc rất quan trọng và cần thiết đỗi với mỗi quốc gia. Sau
đây là một số tìm hiểu của em về vận động tân kiến tạo với nội dung
chính gồm các ý sau:
1. Khái niệm về vận động tân kiến tạo và đặc điểm. Dấu hiệu nhận
biết của đứt gãy kiến tạo.
2. Mối liên quan của vận động tân kiến tạo với các tai biến địa chất
động đất, lở núi, xói mòn bờ sông, bờ biển
3. Ảnh hưởng của vận động kiến tạo đến giao thông, thủy lợi các
công trình xây dựng, khai thác khoáng sản
4. Thảo luận và kết luận.
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54

3
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Các vận động kiến tạo được hình thành do sự va chạm của các mảng
kiến tạo. Chúng có vai trò lớn trong việc tạo nên các dạng địa hình
đặc trưng. Một số vận động có thể đã kết thúc tạo ra những kiểu địa
hình mới hay một số vận động kiến tạo vẫn đang diễn ra mạnh mẽ.
Vậy chúng có đặc điểm chung là gì để xếp vào kiểu vận động tân kiến
tạo?
Vận động tân kiến tạo là những vận động xảy ra từ cuối kỉ
paleogen(E3) đến kỉ Đệ Tứ (Q) tạo ra những cấu trúc mới nhất và
những nét chính nhất của địa hình hiện tại. Ví dụ như sự va chạm của
mảng Ấn Độ và mảng Âu- Á xảy ra đồng thời với sự xoay và dịch
chuyển lên phía Bắc của vòng cung philipin tạo không gian cho các
chuyển động thúc trồi của các địa khối dọc theo các đứt gãy lớn trong
khu vực do sự chèn ép của mảng Ấn Độ. Do đó các địa khối có có xu
thế trượt từ phía Ấn Độ về phía Nam và Đông Nam. Sự va chạm đó
diễn ra trong 2 thời kì: thời kì đầu là từ Oligocen(E3) đến Miocen
(N1) và thời kì thứ hai là từ Pliocen(N2) đến Đệ Tứ(Q). Kết quả của
vụ va chạm này là hình thành lên dãy núi Himalaya và hệ thống đứt
gãy lớn đứt gãy sông Hồng- sông Chảy –sông Lô. Đặc điểm địa hình
của đới đứt gãy sông Hồng là có chiều dài hơn 1560Km kéo dài từ
Veixi, Vân Nam( Trung Quốc) kéo dài đến vịnh Bắc Bộ. Trên lãnh
thổ Việt Nam đới này tách thành đới đứt gãy sông chảy và đới đứt
gãy dọc theo thung lũng sông Hồng, giới hạn hai rìa của dải biến chất
dãy núi Con Voi. Đứt gãy chính có phương Tây Bắc- Đông Nam có
mặt trượt sấp xỉ 80
o
nghiêng về Đông Bắc. Đây là một minh chứng
điển hình cho vận động tân kiến tạo.

Vận động tân kiến tạo có 5 đặc điểm nổi bật là: tính không đồng
đều, tính nhịp nhàng, tính kế thừa, có ba kiểu chế độ vận động, tốc
độ vận động dao động trong phạm vi tương đối lớn.
Thứ nhất phải kể đến tính không đồng đều về cả không gian và thời
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
4
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
gian của vận động tân kiến tạo. Nó xảy ra những nơi có sự va chạm
của các mảng lục địa, có thể hoạt động trong thời gian dài hoặc ngừng
nghỉ.
Thứ hai, các vận động kiến tạo có tính nhịp nhàng biểu hiện ở chỗ
nâng lên và hạ xuống theo nhịp.
Thứ ba, các vận động tân kiến tạo có tính kế thừa đó chính là kế
thừa vị trí và vận động của kiến tạo cổ.
Thứ tư, các kiểu chế độ vận động đặc trưng là:
+ Dạng nghịch đảo:
H: biên độ nâng, hạ (m)
T: Thời gian tính bằng nghìn năm
+Dạng có hướng nâng lên:
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
5
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
+Dạng có hướng hạ xuống:
Và cuối cùng là tốc độ vận động của các vận động tân kiến tạo trong
phạm vi tương đối lớn:
+ Vùng hoạt động yếu
+ Vùng hoạt động trung bình: 1-2mm/năm
+ Vùng hoạt động mạnh : 5-10mm/năm
+ Vùng hoạt động rất mạnh : 20-50mm/năm
Ta có thể thấy rõ sự hoạt động của các vận động kiến tạo đặc trưng ở

khu vực thingvellir. Thingvellir là một phần của hệ thống rạn nứt Bắc
Đại Tây Dương. Khu vực rạn nứt tạo thành một bồn trũng bị giới hạn
bởi đứt gãy lớn. Ở phía bên (Bắc Mỹ) về phía Tây thung lũng , các
khối chuyển dịch về hướng Đông, trong khi ở phía bên (châu Âu) về
phía Đông tình hình bị đảo ngược lại. Các bức tường của thung lũng
đang di chuyển ngoài với tốc độ khoảng 7mm mỗi năm, và trong suốt
9000 năm qua phần mở rộng ngang ước tính là 70m. Điều này cho
thấy vùng Thingverlli có vận động tân kiến tạo mạnh.
Các vận động tân kiến tạo phổ biến có thể kể đến các đứt gãy tân
kiến tạo. Đứt gãy có thể hiểu là các khe nứt mà dọc theo nó có sự xê
dịch có thể quan sát được của hai cánh được gây ra bởi sự dịch trượt
song song với bề mặt đứt gãy. Dấu hiệu để nhận biết các đứt gãy là
gì? Có 8 cách để nhận biết đứt gãy.
Thứ nhất, nhận biết đứt gãy qua mặt trượt, đường trượt hay gờ trượt
hoặc các đới dập vỡ thường có các dăm kết, các mảnh dăm.
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
6
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
Thứ hai, dựa theo sự gián đoạn địa tầng, sự khác nhau bởi bề dày
thành phần của các lớp đá:
Đứt gãy làm gián đoạn địa tầng của các lớp đá
Thứ ba, dựa theo các nếp uốn kéo theo:
Thứ tư, các đứt gãy tân kiến tạo thường trùng với yếu tố thẳng của
địa hình như: sông, suối, dãy núi thẳng.
Thứ năm, đứt gãy hoạt động ở khu vực có sự hoạt động của nước
khoáng, nước nóng dọc theo đứt gãy. Ví dụ như ở khu suối nước
nóng Quang Hanh- Quảng Ninh, ở đây trong hang Ma có dấu tích của
mặt trượt bề mặt rất nhăn và có cả đường trượt trên đó. Điều này cho
thấy sự giao nhau của hai đứt gãy trẻ vẫn còn hoạt động. Nước ở đây
bị nóng là do có sự hoạt động của magma và nhiệt của sự ma sát dịch

trượt của các lớp đá do hai đứt gãy trẻ này tạo nên.
Thứ sáu, dựa vào sự thành tạo các mặt, vách có hình tam giác ở trên
các sườn đồi, sườn núi để nhận biết đứt gãy.
Cuối cùng, đứt gãy có ở những nơi có các dị thường khí Rn.
Trong thạch quyển radon liên tuc được sinh ra, không ngừng phân
rã và lưu lại trong khe nứt, lỗ hổng của đất đá. Khi đứt gãy hoạt động
radon di chuyển từ các đới dập vỡ, phá hủy kiến tạo ở sâu trong lòng
đất lên mặt đất theo áp suất và nhiệt độ giảm dần và hòa vào khí
quyển tạo ra các vành dị thường trong lớp đất sát bề mặt chỗ nó xuất
lộ. Dựa vào đặc tính này mà ta có thể nhận biết đứt gãy .
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
7
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
Một số hình ảnh của đứt gãy:

Đứt gãy và mặt trượt của điểm lộ chân cầu Bãi Cháy-Quảng Ninh
Đứt gãy San Andrest
Đường đứt gãy thingvellir
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
8
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
II. Mối liên quan của các vận động kiến tạo với các tai biến địa
chất:
Các vận động tân kiến tạo hoạt động ở các mức độ mạnh yếu khác
nhau. Đi kèm với chúng là các tai biến địa chất như: động đất, nứt
đất, lở núi, xói lở bờ sông, bờ biển
• Động đất:
Trong đó động đất là tai biến có sức tàn phá khủng khiếp đối với nhân
loại. Động đất có thể xảy ra hằng ngày nhưng hầu hết ở mức độ nhẹ.
Động đất lớn có thể gây ra đất lở, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ và

hỏa hoạn. Động đất là những rung chuyển hay chuyển động lung lay
của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các
mảng kiến tạo hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất. Tuy
rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng
suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện
động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các
sản phẩm của thạch quyển của Trái Đất. Một trong những vùng có số
trận động đất và mạnh nhất phải kể đến vành đai lửa Thái Bình
Dương. Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các
hoạt động kiến tạo địa tầng và sự chuyển động va chạm của các mảng
lớp vỏ Trái Đất. Phần phía đông của vành đai này là kết quả của sự
chìm lún xuống dưới của các mảng Nazca và mảng Cocos do sự
chuyển động về phía tây của mảng Nam Mỹ. Một phần của mảng
mảng Thái Bình Dương cùng với mảng kiến tạo nhỏ Juan de
Fuca cũng đang bị chìm lún xuống dưới mảng Bắc Mỹ. Dọc theo
phần phía bắc thì chuyển động theo hướng tây bắc của mảng Thái
Bình Dương đang làm nó chìm lún xuống dưới vòng cung quần đảo
Aleutia. Xa hơn nữa về phía tây thì mảng Thái Bình Dương cũng
đang bị lún xuống dưới dọc theo vòng cung Kamchatka - quần đảo
Kuril trên phần phía nam Nhật Bản. Phần phía nam của vành đai này
là phức tạp hơn với một loạt các mảng kiến tạo nhỏ đang va chạm với
mảng kiến tạo Thái Bình Dương từ khu vực quần đảo Mariana,
Philipin, Bougainville, Tonga và New zealand. Indonesia nằm giữa
vành đai lửa Thái Bình Dương (chạy dọc theo các đảo phía đông bắc
gần với và bao gồm cả New Guinea) và vành đai Alp (chạy dọc theo
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
9
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
phía nam và tây từ Sumatra, Java, Bali, Flores và Timor).
Trận động đất tháng 12 năm 2004 gần bờ biển Sumatra trên thực tế

thuộc một phần của vành đai Alp. Khu vực đứt gãy San Andreas nổi
tiếng và đang hoạt động gần California gồm những trận động đất lớn
dọc theo đứt gãy.
Như chúng ta đã biết Nhật Bản là một trong những quốc gia xảy ra
nhiều thiên tai nhất thế giới. Đặc biệt là động đất, sóng thần và núi
lửa. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, và những
trận động đất rất mạnh. Điều gì đã khiến Nhật chịu nhiều ảnh hưởng
như vậy? Vì Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến
tạo địa chất của Trái Đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình
Dương đang tiến về mảng Âu Á và chúi xuống mảng này. Và gần đây
nhất 1 trận động đất khủng khiếp với cường độ 9,0 độ Richter vào
ngày 11/03/2011 xảy ra ngoài khơi phía đông Honshu, Nhật Bản
được gây bởi đứt gãy chờm nghịch ở trên hoặc rìa vùng biên mảng
hút chìm giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.
Việt Nam nằm trong hai vành đai lớn là Địa Trung Hải và đai Thái
Bình Dương nên số lượng các vụ động đất ngày càng nhiều. Miền
Bắc nước ta là nơi có độ hoạt động động đất mạnh nhất trên toàn lãnh
thổ từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (Năm
1935) với cường độ 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gãy sông Mã.
Trận thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983) với cường độ 6,8 độ
Richter xảy ra trên đới đứt gãy Sơn La. Ở miền Bắc Trung Bộ, động
đất tập trung chủ yếu dọc theo đứt gãy sông Cả-Rào Nậy. Có thể kết
luận rằng động đất ở Việt Nam liên quan khá chặt chẽ với đới phá
hủy và đứt gãy sâu đang hoạt động.
• Xói lở bờ sông, bờ biển và sạt lở đất:
Không chỉ động đất mà bên cạnh các đới đứt gãy, các đá bị vỡ vụn,
dập vỡ nên còn kèm theo hiện tượng lở núi, xói mòn bờ sông Tại
bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh- thành phố Hồ Chí Minh), nơi
có đứt gãy Sông Sài Gòn chạy qua đã và đang có hiện tượng sạt lở bờ
sông. Trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2003 đã có ít nhất 10 vụ sạt lở

bờ sông nghiêm trọng. Ngày 8/7/2002 đã xảy ra sạt lở bờ sông dài
200m. Tuần sau đó xói lở bờ nghiêm trọng làm sụp một dãy nhà và
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
10
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
đất dài 30m rộng 6m. Hiện nay bãi giữa sông Hồng cũng bị sạt lở
hoàn toàn mất phần đầu dài hơn 500m. Phần bán đảo tại ngã ba sông
Hồng - sông Đuống cũng bị sạt lở tương tự. Trong hơn 3 năm qua
(2004-2007) các đá trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc tại đây đã bị xói
lở mất hơn 10m. Tất cả sự sạt lở trên đều do đới đứt gãy phương ĐB-
TN cắt qua vùng Tứ Liên gây ra. Tại sao sạt lở hay xói mòn lại dễ
dàng xảy ra ở những nơi có vận động tân kiến tạo? Vì các vận động
tân kiến tạo đặc biệt là đứt gãy làm cho các tầng đá bị dập vỡ uốn
cong hay làm mất tính liên tục của chúng. Dưới tác dụng điều kiện
ngoại sinh, nhất là với nước ta có quá trình phong hóa diễn ra mạnh
mẽ làm cho các lớp đá liên kết yếu, bở rời gây ra sạt lở Ở vùng núi,
do địa hình cao, bề mặt địa hình dốc nên các vụ sạt lở đất thường xảy
ra và chiếm tỉ lệ cao hơn các vùng khác. Ở vùng đồng bằng, địa hình
tương đối bằng phẳng nên chủ yếu là hiện tượng xói mòn, sạt lở bờ
sông. Đối với bờ biển Việt Nam, hiện tượng xói lở đã trở thành những
tai biến nguy hiểm gây nhiều thiệt hại về tài sản con người và môi
trường. Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ khác
nhau từ vài mét đến hàng chục mét trong một năm và ngày càng gia
tăng. Nguyên nhân là đường bờ biển của ta không liên tục mà được
hình thành từ hệ thống các đứt gãy, diện tích rừng ven biển giảm dần
hơn nữa các bờ biển thấp có cấu tạo bởi trầm tích bở rời chủ yếu là
cát, sỏi sạn, bột có ít nhất 2/3 chiều dài (khoảng trên 1000km) của
các bờ biển trước đây tích tụ cấu tạo bởi cát hoặc bùn sét đang bị xói
lở. Đoạn bờ biển huyện Hải Hậu và đoạn bờ biển lân cận cửa Bồ Đề
tỉnh Cà Mau bị xói lở liên tục trong suốt hơn 100 năm qua với tốc độ

trung bình từ 5-25m/ năm. Các đoạn bờ biển cấu tạo bởi cát còn bị
xói lở mạnh và ngày càng nhiều. Với tốc độ xói lở trung bình
42m/năm, mỗi năm Nghệ An mất gần 100 ha đất ven biển.
• Nứt đất và nứt vỡ đê:
Nứt đất là hiện tượng bề mặt bị nứt vỡ hay tách khỏi nhau. Hiện
tượng nứt đất có nguyên nhân từ sự hoạt động của các đứt gãy tân
kiến tạo làm phát triển hệ thống các khe nứt , hay dịch chuyển 2 cánh
của đứt gãy hoặc từ động đất, hạn hán các hiện tượng địa chất khác. Ở
Việt Nam hiện tượng nứt đất gần đây nhất đã được ghi nhận bởi 1 số
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
11
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
nơi có hệ thống đứt gãy đang động như: Lâm Đồng, Hòa Bình, Điện
Biên Ngoài ra nứt còn xảy ra ở nơi có các hệ thống đứt gãy lớn sông
Hồng, sông Chảy Nứt vỡ đê xảy ra ở 1 số nơi ở đê sông Hồng do
các khe nứt. Trên đây là 1 số tai biến địa chất thường gặp nhất ở nước
ta và trên thế giới. Ngoài ra các hoạt động tân kiến tạo còn gây ra
nhưng tai biến địa chất khác như núi lửa, lũ lụt Các tai biến này có
ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Một số hình ảnh về tai biến địa chất

Động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào ngày 11/03/2011
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
12
Bài tập tiểu luận Địa Mạo

Sạt lở bờ sông Xói mòn bờ sông

sạt lở bờ sông Hồng Sạt lở đất ở miền núi
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54

13
Bài tập tiểu luận Địa Mạo

Xói mòn bờ biển
Nứt đất do động đất

Nứt đất do đứt gãy
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
14
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
III. Ảnh hưởng của vận động tân kiến tạo đến hoạt động của con
người.
Các vận động tân kiến tạo gây ra những tai biến địa chất gây khó
khăn cho đời sống của con người, thiệt hại về người và của, phá hủy
các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, tìm kiếm và khai thác
khoáng sản… Sau đây là một số ảnh hưởng cụ thể của vận động tân
kiến tạo.
• Giao thông, công trình xây dựng và thủy lợi:
Các vận động tân kiến tạo có ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến động
đất và đứt gãy. Động đất, đứt gãy không chỉ làm nứt nẻ các tuyến
đường , công trình, đê đập mà chúng còn có thể phá hủy ở mức độ
mạnh gây nhiều tổn thất to lớn. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều cuộc
phá hủy khủng khiếp do động đất. Và gần đây nhất động đất và sóng
thần Nhật Bản đã làm hàng chục nghìn người chết, các tuyến đường
bị tàn phá, giao thông tắc nghẽn, các ngôi nhà và công trình bị phá
hủy kèm theo các dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Ở nước ta các
trận động đất thường nhỏ nhưng cũng có trường hợp mạnh gây sập
nhà cửa của người dân, phá vỡ đê điều. Về xói mòn, sạt lở đất làm nứt
vỡ đê, các kè đập. Nhất là sạp lở đất ở các khu vực miền núi có khối
lượng đất đá nhiều chủ yếu là khối tảng, có tốc độ lớn do địa hình dốc

nên có thể làm vùi lấp các công trình, vít các tuyến đường gây khó
khăn, cản trở việc đi lại gây hậu quả nghiêm trọng.
• Tìm kiếm và khai thác khoáng sản:
Các phá hủy kiến tạo có thể làm đường dẫn, chỗ cho sự lắng đọng,
tập trung quặng. Chúng quyết định đến hình dáng và sự phân bố, vị trí
của các khoáng trụ. Các phá hủy kiến tạo có thể làm thay đổi hình
dáng quặng. Các đứt gãy có thể làm mất khoáng sản hay lặp lại
chúng. Các nếp uốn có ý nghĩa đối với sự tích tụ mỏ dầu và các loại
khoáng sản khác. Như vậy, dựa vào các hoạt động cấu tạo cho ta phán
đoán về cấu trúc mỏ giúp định hướng hoặc cản trở trong việc tìm
kiếm khoáng sản. Các tai biến địa chất cũng gây nhiều thiệt hại lớn về
kinh tế và khó khăn cho quá trình khai thác khoáng sản. Chúng có thể
làm sập mỏ, phân cắt mỏ….
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
15
Bài tập tiểu luận Địa Mạo
Một số hình ảnh về ảnh hưởng của vận động tân kiến tạo:

Đứt gãy làm sập và tách cầu
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
16
Bài tập tiểu luận Địa Mạo

Phá hủy của động đất Nứt và sạp lở đê sông Hồng
THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Các vận động kiến tạo là yếu tố chính giúp thành tạo các địa hình
trên thế giới. chúng có những đặc trưng cụ thể như tính không
đồng đều, tính nhịp nhàng, tính kế thừa đã tạo ra các địa hình
khác nhau. Các tân kiến tạo có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
tới nền kinh tế xã hội, môi trường của mỗi quốc gia. Vì vậy việc

nghiên cứu các vận động tân kiến tạo là việc làm cần thiết và thiết
thực cho việc phòng tránh các tai biến địa chất, giảm thiểu thiệt hại
do các tai biến địa chất gây ra.
Nguyễn Thị Kiều Anh Lớp: Địa Vật Lý K54
17

×