Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

đề tài Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Pù Mát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.56 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

Trang
I .Mở đầu 1
II .Tổng quan về tình hình nghiên cứu và phát triển 2
III .Phương pháp tiếp cận 3
IV .Kết quả 4
1.Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Pù Mát 4
2.Địa hình và thủy văn của Vườn quốc gia Pù Mát 5
3.Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát 5
4.Tình hình suy thoái ở Vườn quốc gia Pù Mát 17
5.Giải pháp phát triển bền vững 18
V .Kết luận và đề nghị 20
VI .Tài liệu tham khảo 21
1
MỞ ĐẦU
Trong những thập niên gần đây hoạt động của con người đã làm suy giảm
nghiêm trọng đa dạng sinh học trên Trái Đất. Ngày 11-1 vừa qua, Liên hiệp quốc
phát động 2010 là năm Quốc tế đa dạng sinh học. Viêt Nam tuy đứng thứ 16 trên
thế giới về đa dạng sinh học nhưng đồng thời lại là quốc gia thứ 10 về mức độ suy
thoái.
Trong số 30 Vườn quốc gia hiện đã được công nhận [8], Pù Mát- trung tâm
của khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, được
các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là một trong những khu rừng đặc
dụng có giá trị đa dạng sinh học cao của vùng Bắc Trung Bộ cũng như của Việt
Nam. Không chỉ vậy, Pù Mát còn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với những
cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ mà thiên nhiên ban tặng cho Nghệ An.
Vườn quốc gia Pù Mát là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm.
Nơi đây hội tụ đủ tính chất và hệ sinh thái của một khu rừng nhiệt đới năm tầng với
đồi, rừng, sông, suối, các trảng cỏ rộng lớn và những dãy núi đá vôi khổng lồ chạy
dài dọc theo sông Giăng. Pù Mát có thảm thực vật phong phú với 2.494 loài thực


vật [4]. Hệ động vật cũng rất đa dạng với 1.121 loài [3]. Trong đó có nhiều loài
động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Tháng 11 năm 2007, Vườn quốc gia Pù Mát đã được UNESCO công nhận là
khu dự trữ sinh quyển thế giới [9].
Đến nay, Pù Mát đã dần khẳng định được vị thế của mình trong con mắt của
các nhà quản lý du lịch. Thiên nhiên ở đây với những cảnh đẹp hoang sơ vẫn chưa
được khám phá hết, nếu được đầu tư đúng mức, Vườn quốc gia Pù Mát sẽ là trung
tâm du lịch của Nghệ An nói riêng và đất nước nói chung.
Với tiềm năng phong phú như vậy, cũng như các vườn quốc gia khác, “kho báu
xanh” Pù Mát trở thành mục tiêu khai thác, tàn phá của các đối tượng lâm tặc và cả
những người dân sống trong vùng.
Hiện nay, những nghiên cứu về Pù Mát còn hạn chế và chưa được phổ biến
rộng rãi. So với những Vườn quốc gia khác như Cát Bà, Bạch Mã, U Minh Thượng,
U Minh Hạ… thì Pù Mát còn lạ lẫm với rất nhiều người. Vì vậy, đề tài “Đa dạng
sinh học Vườn quốc gia Pù Mát” là cần thiết nhằm cung cấp một cái tổng thể về đặc
điểm sinh học và thực trạng tại đây, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo tồn,
phát phát triển đa dạng sinh học không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn
cho hoạt động du lịch.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

Các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù
Mát mặc dù mới được tiến hành trong khoản hai mươi năm trở lại đây nhưng đã đạt
được nhiều thành tựu, góp phần bảo tồn và phát triển nhiều loại động thực vật quý
hiếm. Dưới đây là một số chương trình tiêu biểu:
Chương trình tổng điều tra đa dạng sinh học được tiến hành trong 2 năm 1998
và 1999. Đây là công sức và trí tuệ của 55 nhà khoa học trong nước và quốc tế và
17 cán bộ của Vườn quốc gia Pù Mát, kết quả đem lại là tổng hợp về số liệu đa dạng
sinh học của Vườn ở trên. Năm 2003 chương trình điều tra đa dạng thực vật tiếp tục

được thực hiện cho quần thể thuộc khu vực núi đá vôi, do các chuyên gia của Đại
học quốc gia Hà Nội thực hiện.
Cứu hộ động vật hoang dã và thả vào rừng: Từ khi thành lập trung tâm cứu hộ
động vật hoang dã đến nay đã nhận cứu hộ và thả vào rừng hàng ngàn cá thể của
các loài thú, chim, bò sát. Các động vật này được tịch thu từ các hạt kiểm lâm trong
tỉnh và các trạm Quản lý bảo vệ rừng của vườn. Một số loài động vật quý hiếm đã
được trung tâm cứu hộ đảm bảo sức khoẻ và thả về môi trường hoang dã đó là Chó
sói lửa, Gấu chó, Gấu ngựa, Báo gấm, Yúng, Trăn.
Lưu giữ bảo quản tiêu bản nhà bảo tàng: Vườn quốc gia Pù Mát là một trong số
ít các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn của Việt Nam có hệ thống nhà bảo tàng có thể
tham quan nghiên cứu và học tập được. Hiện nay số tiêu bản đang được lưu giữ tại
bảo tàng gồm:
- Thực vật: Có 36 tủ bảo quản với 10.064 mẫu của 1.311 loài thuộc 144 họ
- Thú và bò sát: 21 mẫu tiêu bản nhồi bông.
- Bướm lưu giữ: 304 mẫu (198 mẫu bướm ngày; 106 mẫu bướm đêm)
- Cá: 71 tiêu bản của 71 loài thuộc 17 họ 6 bộ (cá nước ngọt).
3
Các mẫu tiêu bản động thực vật là tư liệu quý phục công tác nghiên cứu, tham
quan được du khách và các nhà khoa học yêu thích.
Bên cạnh đó việc tiếp tục sưu tập bổ sung tiêu bản vẫn được tiến hành thường
xuyên. Trong 6 tháng đầu năm 2006, đã tiến hành điều tra hai đợt về thực vật tại
khu vực Khe Kèm, số tiêu bản thực vật được sưu tập bổ sung là 200 mẫu.
Ngoài việc điều tra bổ sung tiêu bản thực vật, Phòng Khoa học cũng đã phối hợp
với Chuyên gia của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Chuyên gia phân loại
Kiến của Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản điều tra khu hệ kiến của Vườn quốc
gia. Kết quả đã thu thập được hơn 140 tiêu bản của 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ
Kiến có mặt tại Vườn quốc gia Pù Mát.
Chương trình bẫy ảnh tự động: Thực hiện từ năm 1998-2002 thu được 556 bức
ảnh của 50 loài thú, chim, bò sát trong đó có những loài thú quý hiếm lần đầu tiên
chụp ảnh trên thực địa tại Việt Nam đó là Sao la, Thỏ vằn Trường Sơn, Hổ, Voi,

Gấu chó, Gấu ngựa, Beo lửa, Cầy vằn.
- Chương trình theo dõi diễn biến rừng thông qua hệ thống ô định vị: đã lập
được 12 ô với tổng diện tích là 205.000 m
2
chiếm 0.02 % diện tích của Vườn. Hiện
tại các ô đã được kiểm kê đo đếm tỷ mỷ và đóng cột mốc kiên cố để theo dõi hàng
năm.
Nhằm đánh giá và xây dựng các khu vực giám sát cho khu hệ thú, năm 2003 các
chuyên gia tư vấn của Trung tâm bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) đã tiến hành điều
tra nghiên cứu khu hệ thú ở một số khu vực Khe Bống, Khe Bu.
- Năm 2004 phòng khoa học và hợp tác quốc tế đã thực hiện các chương trình
nghiên cứu gồm: chương trình điều tra Linh trưởng; Chương trình điều tra phân bố,
đặc tính sinh thái, khả năng tái sinh và thử nghiệm khả năng nhân giống một số loài
cây lá kim tại Vườn quốc gia Pù Mát.
Năm 2005 tiến hành chương trình điều tra, nghiên cứu côn trùng và chim Vườn
quốc gia Pù Mát và kết thúc cuối năm 2006.
Bên cạnh các chương trình đã thực hiện ở trên, các cán bộ của Phòng Khoa học
đã cùng các chuyên gia thực hiện, nghiên cứu nhiều chương trình khác đó là:
chương trình lục hoá cây xanh khu văn phòng, chương trình du lịch sinh thái,
chương trình tái định cư đồng bào dân tộc Đan Lai, Chương trình đánh giá tình
4
trạng buôn bán sử dụng động vật hoang dã trên địa bàn, chương trình bảo tồn có sự
tham gia ở thung lũng khe Bống, Chương trình đánh giá sơ bộ quần thể núi đá vôi ở
vùng đệm và vùng bảo vệ nghiêm ngặt
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Do không có điều kiện khảo sát tại địa bàn, chúng tôi đã tìm kiếm, chọn lọc và
tổng hợp thông tin trên các website qua Internet.
PHẦN IV: KẾT QUẢ
1. Lịch sử hình thành [2]
Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã quyết

định thành lập hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía tây nam tỉnh Nghệ An: Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Anh Sơn, huyện Anh Sơn với diện tích 1.500 ha và Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Thanh Thủy, huyện Thanh Chương với diện tích 7.000 ha. Hai khu
bảo tồn trên sau này được kết hợp làm một để thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên
Pù Mát tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương (Bộ NN&PTNT,
1997).
Năm 1993, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu tư Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Pù Mát. Bản kế hoạch đầu tư này đã được Bộ Lâm nghiệp thẩm
định theo văn bản số 343/LN-KH ngày 20/02/1995 và được UBND tỉnh Nghệ An
phê duyệt theo Quyết định số 3355/QĐ-UB ngày 28/12/1995.
Ngày 21/11/1996, Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ về việc
phê duyệt Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên khu Pù Mát, tỉnh Nghệ
An, do EU tài trợ.
Ngày 21/5/1997, Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An về việc
thành lập Khu BTTN Pù Mát và thuộc sự quản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ
An.
5
Kế hoạch đầu tư mới cho Pù Mát được Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng
năm 2000, đề xuất chuyển hạng mục quản lý rừng đặc dụng từ khu bảo tồn thiên
nhiên thành Vườn quốc gia. Bản kế hoạch đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An phê
duyệt ngày 20/06/2000 theo Quyết định số 2113/QĐ-UB và được Bộ NN&PTNT
phê duyệt ngày 26/06/2000 theo Công văn số 2495/QĐ/BNN-KH. Ngày 8/11/2001,
Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng
khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An thành Vườn quốc gia. Theo Quyết định này, tổng
diện tích Vườn quốc gia là 91.113 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là
89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569 ha, vùng đệm có diện tích 86.000
ha[7] . Pù Mát hiện thuộc sự quản lý tài chính của UBND tỉnh Nghệ An, trong khi
kế hoạch quản lý được giao cho Chi cục kiểm lâm tỉnh.
Pù Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được
xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 91.113 ha (Cục Kiểm

lâm, 2003).
Tháng 11/2007 Vườn quốc gia Pù Mát được tổ chức UNESCO công nhận là
khu dự trữ sinh quyển thế giới.
2. Địa hình và thủy văn
Vườn quốc gia Pù Mát nằm ở phía bắc
dãy Trường Sơn với diện tích là 91.113
ha[2],[7],[9].Tọa độ từ 18°46′ đến 19°12′
vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ
đông [2],[7],[9]. Độ cao của Pù Mát dao
động trong khoảng 200 đến 1841 m, mặc
dù 90% diện tích nằm ở độ cao dưới 1000
m. Đỉnh cao nhất nằm ở phía nam Pù Mát
trên dãy núi nằm giữa biên giới Việt Nam -
Lào. Nhiều thung lũng có sườn dốc chạy
vuông góc với dãy dông cao hình thành
nên hàng loạt các dãy núi nhỏ chạy theo hướng bắc - nam. Địa hình dốc hiểm trở ở
hầu Vườn quốc gia đã cản trở việc chặt phá rừng trên quy mô lớn và vận chuyển gỗ
lậu qua các con sông (Grieser Johns, 2000). Pù Mát nằm trong lưu vực của 4 sông
chính là Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choang và Khe Khang. Cả bốn con sông này đều
đổ vào sông Cả chảy từ hướng tây sang đông qua một vùng thung lũng rộng ở phía
bắc Vườn quốc gia.
6
3. Đa dạng sinh học
Trong khuôn khổ của dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ với tên gọi "Lâm
nghiệp Xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên tỉnh Nghệ An" (SFNC), hàng loạt đợt điều
tra cơ bản về đa dạng sinh học đã được tiến hành tại Vườn quốc gia Pù Mát trong
các năm 1998 và 1999 (Grieser Johns, 2000). Các đợt điều tra này được xây dựng
trên cơ sở các nghiên cứu trước đó của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (Anon.
1993a) và Frontier - Việt Nam (Kemp et al. 1995). Sau khi được thành lập, Vườn
quốc gia Pù Mát được sự hỗ trợ của dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên

Nghệ An, cùng với sự cộng tác của 55 nhà khoa học trong và ngoài nước, 17 cán bộ
Vườn quốc gia Pù Mát đã tổ chức nhiều đợt điều tra, nghiên cứu thực địa ở vùng
núi thấp và vùng núi cao trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2004. Kết quả đa
dạng sinh học tổng hợp như sau:
Đến nay, đã có 2.494 loài thực vật bậc cao có mạch được khẳng định có phân
bố tại Pù Mát (Nguyễn Nghĩa Thìn, in press), trong số đó có một số loài mới cho
khoa học.
Thảm thực vật phân bố rộng nhất trong Vườn quốc gia là rừng thường xanh đất
thấp. Kiểu rừng này ưu thế vởi các loài cây họ Dầu Dipterocarpaceae (Hopea spp.
và Dipterocarpus spp.), Dẻ Fagaceae (Quercus spp., Lithocarpus spp. và
Castanopsis spp.) và Long não Lauraceae (Cinnamomum spp. và Litsea spp.)
(Grieser Johns, 2000).
Tại các đai cao hơn, rừng thường xanh trên núi thấp bắt đầu xuất hiện. Dưới
1.500 m, kiểu rừng này ưu thế bởi các loài họ Dẻ Fagaceae, Long não Lauraceae
và Sim Myrtaceae, tuy vậy vẫn thấy một vài loài thuộc họ Dầu Dipterocarpaceae
xuất hiện. Ở độ cao trên 1500 m, các loài cây họ Dầu Dipterocarpaceae hoàn toàn
không thấy xuất hiện, thảm thực vật đặc trưng bởi các loài hạt trần Sa-mu
Cunninghamia konishii, Pơ-mu Fokienia hodginsii và Kim giao Decussocarpus
wallichianus. Những vùng rừng chưa bị tác động của kiểu rừng này phân bố dọc
theo các núi cao ở phía tây bắc của Vườn quốc gia (Grieser Johns, 2000).
Pù Mát là một trong những vùng quan trọng nhất đối với công tác bảo tồn thú ở
Việt Nam. Các đợt điều tra của SFNC đã khẳng định sự tồn tại của 5 loài thú đặc
hữu Đông Dương là Sao La Pseudoryx nghetinhensis, Thỏ vằn Nesolagus timminsi,
7
Vượn đen má trắng/hung Hylobates leucogenys, Chà vá chân nâu Pygathrix
nemaeus và Mang trường sơn Muntiacus truongsonensis. Ngoài ra, còn có những
ghi nhận chưa chắc chắn về một số loài đặc hữu Đông Dương khác là Mang lớn
Muntiacus vuquangensis, Lợn rừng Đông Dương Sus bucculentus. Các đợt điều tra
trong khuôn khổ SFNC cũng khẳng định sự phân bố của hàng loạt các loài bị đe doạ
tuyệt chủng trên toàn cầu ở Pù Mát như Khỉ mốc Macaca assamensis, Sói đỏ Cuon

alpinus, Hổ Panthera tigris, Cầy vằn Hemigalus owstoni và Voi Elephas maximus
(Grieser Johns, 2000).
Đến nay, ít nhất đã có 295 loài chim đã được ghi nhận tại Pù Mát, trong đó 3
loài đang hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu là Trĩ sao Rheinardia
ocellata, Niệc cổ hung Aceros nipalensis và Trèo cây lưng đen Sitta formosa
(Round 1999, SFNC 2003a). Do có tầm quan trọng trong công tác bảo tốn các loài
chim, Pù Mát đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt
Nam (Tordoff 2002).
Kết quả các đợt điều tra đa dạng sinh học đã chứng tỏ Vườn quốc gia Pù Mát là
một trong những mẫu chuẩn tốt nhất của hệ sinh thái vùng núi Trường Sơn và có ý
nghĩa bảo tồn quốc tế. Vườn quốc gia Pù Mát là nơi còn giữ lại được vùng rừng tự
nhiên liên tục lớn nhất miền Bắc Việt Nam và được liên kết với các khu bảo vệ khác
ở Việt Nam và Lào bằng những vùng rừng liên tục (Grieser Johns, 2000).
3.1. Về thực vật:
Qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế, hiện tại đã
xác định được có 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ. Trong đó có 70 loài
nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt; chiếm 2,81% tổng số loài của
khu hệ[5]. Công thức các loài quí hiếm hệ thực vật Pù Mát theo sách đỏ Việt Nam
(RBD 2007) là:
Tổng số loài: 70 loài = 44 VU + 22EN + 4CR
Các loài thực vật quý hiếm tìm thấy ở Pù Mát bao gồm:
- 44 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp)
- 22 loài ở mức EN (Nguy cấp),
- 4 loài ở mức CR (Rất nguy cấp).
63 loài nằm trong sách đỏ IUCN (2007).
8
Công thức là: 63 loài = 25VU+ 4EN+ 4CR+ 7LR/nt+ 1NT+ 3DD+ 18LR/lc+ 1LC
Như vậy Các loài thực vật quý hiếm ở Pù Mát bao gồm:
- 25 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp),
- 4 loài ở mức EN (Nguy cấp),

- 4 loài ở mức CR (Rất nguy cấp),
- 8 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ),
- 3 loài ở mức DD (Thiếu dẫn liệu),
- 19 loài ở mức LC (ít lo ngại) .
Các kiểu thảm thực vật của Vườn quốc gia Pù Mát:
- Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á ẩm nhiệt đới chiếm
29%.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%
- Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%
- Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21%
- Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%
- Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%
Qua các dẫn liệu cho thấy, Pù Mát có đủ sự đa dạng, phong phú về giá trị nguồn
gen thực vật của một Vườn quốc gia ở Việt Nam.
Bước đầu ghi nhận được Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thuộc 607 chi và 160
họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả trong bảng 1 cho ta thấy khu hệ
thực vật Vườn quốc gia Pù Mát phong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc
lan (Magnoliophyta) chiếm 92,91%. Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí
địa lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng
khác nhau. Đó là luồng thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu di cư xuống với
các loài đại diện trong ngành Thông (Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá. Luồng
thực vật Malaysia - Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae). Luồng thực vật India - Myanmar từ phía Tây di cư sang với
các đại diện thuộc họ Tử vi (Lythraceae), Bàng (Combretaceae). Đặc biệt, ở Vườn
quốc gia Pù Mát, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa chiếm
một tỷ trọng lớn nhất.[4]
9
Trong số 160 họ thực vật tìm thấy có tới 40 họ có trên 10 loài. Họ Cà phê
Rubiaceae phong phú hơn cả (92 loài), tiếp đến họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 67
loài, họ Re (Lauraceae 58 loài), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae) 42

loài, họ Cam (Rutaceae), họ Lan (Orchidaceae) 31 loài, họ Đậu (Fabaceae) 30
loài… Đặc biệt có tới 22 họ chỉ có 1 chi với 1 loài duy nhất.[4]
Tuy nhiên, vai trò lập quần thể thực vật lại thuộc về một số họ như họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trâm (Myrtaceae),
họ Xoan (Meliaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Hoàng Đàn (Cupressaceae), họ
Bụt Mọc (Taxodiaceae), họ Hoà Thảo với loài nứa (Taeniostachyum dulloa) phát
triển rất mạnh trên những nơi bị mất rừng.[4]
Bảng 1. Danh mục thực vật có mạch ở Vườn quốc gia Pù Mát
Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài
Ngành lá thông (Psilotophyta) 1 1 1
Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 7
Ngành Mộc Tặc (Equicetophyta) 1 1 1
Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) 16 45 74
Ngành Thông (Pinophyta) 5 8 9
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophytal) 135 547 1205
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) 115 463 1051
Lớp Hành (Liliopsida) 20 86 154
Tổng cộng 160 607 1297
Các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt: Trong số 1.297 loài đã
được ghi nhận thì có 37 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó: 1 loài cấp (E),
12 loài sắp nguy cấp (V), 9 loài hiếm (R), 3 loài bị đe doạ (T) và 12 loài biết không
chính xác. Có 20 loài được liệt kê trong Danh mục Đỏ của IUCN (2002) và gồm 1
loài cấp E, 3 loài cấp V và 16 loài cấp R.
Tài nguyên thực vật: Bước đầu đã thống kê được 920 loài thực vật thuộc 7 nhóm
công dụng: [4]
(+) Nhóm cây gỗ (W): có 330 loài cho gỗ thuộc ngành Ngọc Lan và ngành
Thông, chiếm 24,44% tổng số loài ghi nhận. Đặc biệt ở đây có nhiều loài gỗ quý
như Pơmu (Fokinea hodginsii), Sa mộc quế phong (Cunninghamia konishiii), giáng
hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Lát hoa
(Chukrasia tabularis)… Nhóm gỗ tứ thiết như đinh (Markhamia Stipulata), Sến

mật (Madhuca pasquieri) dùng làm ván sàn, bệ máy, tàu thuyền. Nhiều loài cây
10
cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ gia dụng rất tốt như các loài trong họ Ngọc Lan, họ
Xoan, họ Dẻ và đặc biệt là họ Dầu. Các nhóm công dụng khác như cung cấp vật
liệu điêu khắc, làm đệm, sản xuất các văn phòng phẩm cũng có nhiều loại.
(+) Nhóm cây thuốc (M): Đã thống kê được 197 loài thực vật dùng làm thuốc
(chiếm 15,2% tổng số loài) thuộc 83 họ thực vật khác. Các họ có nhiều loài cây
thuốc là: Họ Cà phê (Rubiaceae): 17 loài; họ Cúc (Asteraceae): 13, họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae): 10 loài, họ Cam (Rutaceae): 9 loài; họ Đơn Nem (Myrsinaceae):
7 loài.
Tuy số lượng họ có nhiều loài lớn nhưng trữ lượng của các loài lại không cao.
Một số loài có triển vọng là chân chim (Scheffera octophylla), hà thủ ô trắng
(Streptocaulon griffithii), thường sơn (Dichroa febrifuga), củ mài (Dioscorea
persimilis), thổ phục linh (Smilax glabra), thiên niên kiện (Homamena occulta).
Một số loài câu thuốc rất quý nhưng tiếc rằng hiện rất hiếm như hoàng nàn
(Strychnos wallichii), hoàng đằng (Fibraurea recsa), ba kích (Morinda officinalis),
bình vôi (Stephania rottunda),…
(+) Nhóm cây ảnh (O); Có 74 loài chiếm 5,4% tổng số loài trong vùng, phần lớn
các loài thuộc dạng thân thảo hoặc cây bụi. Cùng với sự phát triển kinh tế là nhu
cầu về cây cảnh để trang trí nội thất, đường sá, công viên ngày càng cao. Vì vậy,
việc quản lý bảo vệ nguồn cây cảnh này, nhất là các loài phong lan (Orchdaceae),
cau dừa (Areacaceae), tuế (Cycadaceae) càng cần được quan tâm.
(+) Nhóm cây làm thực phẩm (F): Kết quả thống kê cho thấy, nhóm cây thực
phẩm có khoảng 118 loài thuộc 57 họ, chiếm 9,1% trong tổng số loài, trong đó có
nhiều loài cho quả, hạt, rau ăn rất ngon như Cà ổi Bắc Giang (Castanopsis boisii),
Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Bứa (Garcinia spp.), Vả (Ficus auricularia), Củ
mài (Dioscorea spp.), Rau sắng (Melientha suavis), Rau bò khai (Erythropalum
scandens), các loài măng tre nứa. Tuy thành phần loài cây thực phẩm khá phong
phú nhưng hiện chúng đang phải đối mặt với áp lực khai thác quá mức của cộng
đồng dân địa phương. Ngoài ra, thực vật Vườn quốc gia Pù Mát còn cung cấp nhiều

nguyên liệu khác như song mây, lá nón, lá cọ, sợi, tre, dầu nhựa… để làm hàng gia
dụng và xuất khẩu.
3.2. Về động vật
11
Kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thống kê được
1121 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá, Con số thống
kê này đã chứng tỏ Vườn quốc gia Pù Mát là nơi có tính đa dạng sinh học cao (xem
bảng 2).
Điều đặc biệt quan trọng đối với khu hệ động vật Vườn quốc gia Pù Mát là tính
đa dạng các yếu tố đặc hữu cao. Trong số đó có những loài đặc trưng như Chào Vao
(Sus bucculenus), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Chà vá chân nâu
(Pygatherix nemaeus), Vượn má vàng (Hylobates leucogenys), Voọc xám
(Trachypithecus phayrei) Thỏ vằn (Nesolagus temminsii), Cầy vằn (Chrotogale
owstoni), Trĩ sao (Rheinardia ocellate), Khướu mỏ dài (Jaboulleia danjoui). Như
vậy về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát chẳng những là một khu tầm cỡ quốc gia mà
còn có giá trị cho cả Lào và Đông Dương.
Bảng 2. Danh mục động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát [3]
Lớp Số bộ Số họ Số loài
Thú 11 30 132
Chim 14 49 361
Bò sát 2 15 53
Lưỡng cư 2 6 33
Cá 5 19 83
Bướm ngày 1 11 365
Bướm đêm 1 2 94
Cộng 36 132 1121
Trong đó:
- Thú: 132 loài, thuộc 11 bộ và 30 họ gồm 42 loài thú lớn, 39 loài dơi và 51 loài
thú nhỏ. Theo danh lục IUCN (2007) tổng số có 93 loài. Công thức như sau:

93 loài= 12VU+ 4EN+ 1CR+ 3LC+ 2NT+ 5LR/nt+ 61LR/lc + 5DD (bảng 4)
Tiêu biểu là các loài Voi, Hổ, Sao la, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Khỉ
đuôi lợn, Mang trường sơn, Chó sói lửa
42 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (RBD 2007),(bảng 3)
12
- Chim: 361 loài thuộc 49 họ và 14 bộ bao gồm cả chim bản địa và chim di cư.
Trong số này có 287 loài nằm trong danh lục IUCN (2007) (bảng 4)
287 loài = 7NT+ 3VU+ 277LC
15 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007). (bảng 3)
Tiêu biểu có các loài Trĩ sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền Hai quần thể Trĩ sao
và Hồng hoàng, Niệc cổ hung được xem có tầm quan trong cao mang tính quốc tế,
và các quần thể của các loài khác như Diều cá bé cũng có thể có tầm quan trong bảo
tồn quốc gia.
- Lưỡng cư và bò sát:
Tổng cộng có 86 loài. Cụ thể có: 33 loài Lưỡng cư và 53 loài Bò sát (trong đó có
16 loài Rùa, 12 loài Tắc kè, Kỳ đà, 25 loài rắn).
Trong đó:
+ Lưỡng cư có 23 loài nằm trong danh lục IUCN 2007 (bảng 4)
3 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007)(bảng 3)
+ Bò sát có 17 loài nằm trong danh lục IUCN 2007 (xem bảng 4)
20 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) (bảng 3)
Tiêu biểu có các loài như Rùa Ba vạch, Rùa Núi viền, Rùa hộp trán vàng, rắn lục
xanh, Rắn hổ chúa
- Cá: Có 83 loài thuộc 56 chi, 19 họ.
5 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) (xem bảng 3)
Tiêu biểu có các loài: Cá chình, Cá lăng, Cá mát, cá lấu
- Bướm: Tổng cộng có 459 loài bướm bao gồm: 365 loài bườm ngày, 94 loài
bướm đêm (83 loài bướm sừng và 11 loài bướm Hoàng đế). Trong đó có 7 loài
bướm ngày và 4 loài bướm đêm (bườm sừng) là những loài mới ở Việt Nam. Ngoài
ra còn có 3 loài bướm ngày nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) được xếp

hạng ở mức VU (Sẽ nguy cấp).
- Kiến: Bước đầu đã xác định được 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến có mặt
tại Vườn quốc gia Pù Mát. Tuy nhiên, tên cụ thể của các loài kiến hiện đang chờ
giám định.
- Côn trùng: Tổng cộng hiện đã xác định được 1084 loài thuộc 64 họ, của 7 bộ.
Trong đó có 71 loài đặc hữu.
Như vậy, Vườn quốc gia Pù Mát có tổng số loài động vật quý hiếm nằm trong danh
lục IUCN (2007) là 420 loài. Công thức tổng hợp như sau:
420 loài = 13EN+ 19VU+ 3CR+ 11NT+ 7LR/nt+ 300LC+ 61LR/lc+ 6DD.
13
88 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007). Công thức tổng hợp như sau:
88 loài = 42VU + 29EN+ 9CR+ 3LR/nt+ 3LR/cd+ 2DD
Bảng 3. Nhóm động vật quý hiếm Pù Mát
Lớp Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 Cộng
CR EN VU LR DD
Thú 3 17 18 2 2 42
Chim 2 1 8 4 - 15
Bò sát 4 9 7 - - 20
Lưỡng cư - 1 2 - - 3
Cá - 1 4 - - 5
Cộng 9 29 39 6 2 85
Ghi chú:
CR: Rất nguy cấp (Critically Endangered)
EN: Nguy cấp (Endangered)
VU: Sẽ nguy cấp (Vulnerable)
LR: Ít nguy cấp (Lower risk)
DD: Thiếu dẫn liệu (Data deficient)
Yếu tố đặc hữu của khu hệ chim và thú ở Vườn quốc gia Pù Mát cũng cao, có
tới 12 loài (cho Việt Nam và Lào) trong số đó có những loài đặc trưng như Chào
vao, Voọc đen, Sao la, Mang lớn, Mang Trường sơn, Chà vá chân nâu, Vượn Má

vàng, Thỏ vằn, Cầy vằn, Trĩ sao, Khướu mỏ dài.
Về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát chẳng những là một khu tầm cỡ quốc gia mà
còn có giá trị cho cả Lào và Đông dương. Điều đặc biệt quan trọng là quần thể một
số loài chim và thú thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam và trên thế giới vẫn
còn khả năng bảo tồn phát triển nếu Vườn quốc gia được quản lý và bảo vệ tốt đó là
các loài Voi, Hổ, Sao La, Bò tót, Mang Trường Sơn, Thỏ vằn, Cầy Vằn, Gấu chó,
Gấu ngựa, Trĩ sao.
Nhóm động vật quý hiếm. Thành phần và số lượng loài động vật quý hiếm Pù
Mát khá cao, ít nhất đến nay có 85 loài đã ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 425
loài ở mức độ toàn cầu có trong danh lục đỏ của IUCN 2006 (xem bảng 3).
14
Đặc biệt quan trọng là quần thể của một số loài chim, thú lớn thực sự có nguy cơ
bị tiêu diệt ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn khả năng bảo tồn phát triển trong
quá trình quản lý và bảo vệ Vườn quốc gia Pù Mát. Đó là Voi (Elephas maximus),
Hổ (Panthera tigris), Sao la (Pseudoyx nghetinhensis), Bò tót (Bos gaurus),
Bảng 4 : nhóm động vật quý hiếm tại Pù Mát (theo danh lục IUCN 2007)[5]
Lớp IUCN 2007 Cộng
CR EN VU NT LC DD
Thú 1 4 12 7 64 5 93
Chim - - 3 7 277 - 287
Bò sát 2 9 4 2 - - 17
Lưỡng cư 2 20 1 23
Cộng 3 13 19 18 361 6 420
Ghi chú:
CR: Rất nguy cấp(Critically Endangered)
EN: Nguy cấp(Endangered)
VU: Sẽ nguy cấp(Vulnerable)
NT: Sắp bị đe dọa (Near Threatened)
LC: Ít quan tâm (Least Concern)
DD: Thiếu dẫn liệu (Data deficient)

15


rừng săng lẹ - thuộc rừng quốc gia Pù Mát (Ảnh do rừng Quốc gia Pù Mát cung cấp)
Cây sinh nghìn năm
16
17
Sao la

Cây sến Thổ phục linh

18
Chà vá chân nâu


19
Hổ
Voi
4. Tình hình suy thoái ở Vườn quốc gia Pù Mát
Từ năm 1992 đến nay đã có nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở Pù Mát
được triển khai và đem lại hiệu quả như dự án SFNC được Bộ nông nghiệp phát
triển nông thôn phối hợp thực hiên cùng với ủy ban châu Âu nhằm làm giảm sự phá
hủy tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát và khu vực vùng đệm thông qua các
biện pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, các dự án bảo tồn các loại động
vật hoang dã như dự án bảo tồn Sao la, loài Voi…Các dự án này đã góp phần bảo
tồn và phái triển đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát…Việc Pù Mát đón thêm
2 chú voi con mới sinh vào năm 2009 đã chứng tỏ Pù Mát là nơi có những điều
kiện tự nhiên thuận lợi và môi trường được bảo vệ tốt cho sự phát triển của các loại
động vật.
Tuy nhiên, hiện nay đa dang sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát cũng đang đối

mặt với nhiều thách thức.
Thứ nhất đó là việc săn bắt, buôn bán các loại động vật hoang dã trái phép đã
làm giảm số lượng của nhiều loài động vật ở nơi đây,đặc biệt là Sao la (Pseudoryx
nghetinhensis) - loài thú bí ẩn trên thế giới đã phát hiện lần đầu tiên ở Vườn quốc
gia Vũ Quang, Hà Tĩnh (1992) và được chụp ảnh lần đầu tiên trong tự nhiên tại Pù
Mát vào tháng 10/1998[6].
Từ năm 1999-2004, dù đã thực hiện rất nhiều cuộc khảo sát hiện trường, kể cả
đặt bẫy ảnh, nhưng càng về sau thông tin của Sao la càng ít dần. Loài Sao la có
nguy cơ tuyệt chủng bất chấp cả khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
đã ký hiệp định chia sẻ thông tin chống lại nạn săn bắn và buôn bán bất hợp pháp
động vật hoang dã từ tháng 12/2005.
Tháng 8/2009, Các nhà bảo tồn sinh học của VN và quốc tế dự một cuộc họp
khẩn cấp tổ chức tại Vientiane (Lào) để tìm biện pháp giải quyết mối đe dọa tuyệt
chủng đối với một trong những loài thú bí ẩn nhất của thế giới - Sao la. “Từ kế
hoạch đến hành động” - chủ đề của cuộc họp - như là nỗ lực cuối cùng để cứu loài
Sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng thời gian tới. Các nhà khoa học cũng thảo luận
những phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu sao la như dùng các thiết bị dò
tìm kỹ thuật bằng vô tuyến điện, thậm chí thu nhận các mẫu phân để phân tích cũng
20
như nâng cao nhận thức cho cộng đồng các địa phương có Sao la và thúc đẩy thực
hiện cam kết của các chính quyền cấp trung ương và địa phương ở Lào và Việt Nam
Thứ hai việc khai thác gỗ trái phép tuy diễn ra với quy mô nhỏ nhưng rất tinh
vi vẫn đang diễn ra dọc theo các thung lũng bờ sông trong Vườn quốc gia. Tại mộ
số khu vực hoạt động khai thác gỗ lậu đang làm thay đổi cấu trúc rừng và đe dọa
nghiêm trọng quần thể của một số loài cây gỗ quan trọng, kể cả các loài bị đe dọa
tuyệt chủng trên toàn cầu như Pơ-mu Fokienia hodginsii và các loài cây gỗ họ Dầu
Dipterocarpaceae. Việc khai thác Song mây và Phong lan cũng đe dọa xóa sổ các
loài này trong Vườn quốc gia.
Một mối đe dọa khác đến đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát là hoạt
động phá rừng làm nương rẫy của người dân địa phương. Phá rừng làm nương rẫy

thực sự nghiêm trọng ở phía phân khu Khe Khặng của Vườn quốc gia. Mặc dù
Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế như dự án giao khoáng
đất rừng, dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi, dự án đầu nguồn sông Cả, dự án dãn dân…
nhưng ở nhiều vùng sâu, vùng xa do nhận thức của người dân còn kém và đời sống
còn quá nhiêu khó khăn nên việc đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn đang tồn tại.
Hoạt động khai thác vàng trái phép đang được nhân rộng cũng là nhân tố góp
phần đe dọa đa dạng sinh hoc ở Pù Mát . Việc đào vàng chủ yếu được dân cư sống
bên ngoài khu vực vùng đệm Vườn quốc gia tiến hành và chủ yếu tập trung dọc
theo Khe Thơi phía Tây Bắc. Hoạt động khai thác vàng đã làm thay đổi cấu trúc
hình dáng của bờ sông suối và gây ra sạt lở, tăng lượng trầm tích trong nước, ảnh
hưởng đến đời sống của nhiều loại động vật [11].
5. Giải pháp phát triển bền vững
Bảo tồn và phát triển đa dang sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát không chỉ là
nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành mà đòi hỏi có sự chung tay của cả cộng đồng
với nhiều biện pháp thiết thực:
- Tăng ngân sách tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh
học ở Vườn quốc gia.
- Nâng cao năng lực cán bộ thông qua đào tạo và trang bị các phương tiện thiết
yếu cho công tác phát hiện, nghiên cứu và bảo tồn.
21
- Cần xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng các lợi ích bảo tồn khi xây dựng các cơ sở
hạ tầng mới trong khu vực Vườn quốc gia.
- Xác định đường ranh giới cho Vườn quốc gia và đóng mốc giới nhằm thuận
tiện cho công tác quản lí và bảo vệ.
- Hoạt động du lịch sinh thái phải được kiểm soát chặt chẽ, không vì lợi ích
kinh tế mà đe dọa đến đời sông của các loài sinh vật .
- Tăng cường giáo dục cộng đồng dân cư về công tác bảo tồn, chính sách pháp
luật của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng thông qua các hình thức chia sẻ trách
nhiệm và quyền lợi thu được từ các hoạt động bảo tồn.
- Tái định cư cho các hộ dân vẫn còn sống trong khu vực Vườn quốc gia.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân sống quanh khu vực Vườn quốc gia.
- Bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng ở các trạm, đặc biệt là các trạm Khe
Thơi, Tam Đình, Tam Hợp nơi mà người dân dễ dàng tiếp cận được với các hệ sinh
thái núi cao.
- Tăng cường công tác tuần tra để kịp thời nắm bắt các hoạt động khai thác trái
phép . Phối hợp với chính quyền địa phương, công an, bộ đội biên phòng để truy
quét các hoạt động khai thác, buôn bán vận chuyển gỗ và động vật hoang dã trái
phép trên địa bàn.
- Xây dựng chiến lược bảo tồn và xác định các loài quý hiếm ưu tiên bảo tồn.
Bảo tồn nguyên vị (insitu) là giải pháp bảo tồn có tính khả thi lớn ở Vườn quốc gia
Pù Mát. Tính đa dạng của hệ thực vật núi cao có quan hệ mật thiết với sinh cảnh và
hệ sinh thái. Để bảo đa dạng hệ thực vật núi cao, cần quan tâm bảo vệ sinh cảnh và
hệ sinh thái của khu vực này. Bảo tồn chuyển vị (exsitu) là giải pháp mang tính định
hướng, bằng việc nhân giống vô tính (hom) hoặc gieo ươm hạt một số loài cây quý
hiếm có giá trị kinh tế cao để trồng trong vườn thực vật ngoại vi.
- Duy trì chương trình cứu hộ động vật.
22
Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua tìm hiểu, tổng hợp thông tin, chúng tôi rút ra một số kết luận sau
1. Vườn quốc gia Pù Mát trải rộng trên các huyện Anh Sơn, Con Cuông và
Tương Dương, tỉnh Nghệ An với diện tích 91.113 ha, độ cao từ 200-1841 m.
2. Kiểu rừng đặc trưng nhất là rừng thường xanh trên đất thấp.
3. Đã xác định được có 2.494 loài thực vật, thuộc 931 chi, 202 họ; 1.121 loài
động vật thuộc 132 họ, 36 bộ.
4. Có 70 loài thực vật, 85 loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam.
5. Tình trạng săn bắt, khai thác tài nguyên Vườn quốc gia còn tiếp diễn.
Kiến nghị
Cần được chính quyền Nhà nước quan tâm hơn trong việc
1. Đầu tư nghiên cứu, bảo tồn các loài quý hiếm.

2. Tăng cường lực lượng kiểm lâm.
3. Quảng bá, phát triển du lịch sinh thái, giáo dục ý thức trách nhiệm và tạo việc
làm cho người dân trong vùng.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />option=com_content&view=article&id=1110:vung-loi-vn-quc-gia-pu-mat-ni-i-
ngan-ang-gi&catid=116:moi-trng&Itemid=364
2. />%20Bo/Pu%20Mat.pdf
3. />4. />5.
6. />7. />%91c_gia_P%C3%B9_M%C3%A1t
8. />%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam
9. />gia-p%C3%B9-m%C3%A1t-m%E1%BB%99t-kho-t%C3%A0ng-c%C3%A1c-ngu
%E1%BB%93n-gien-hoang-d%C3%A3
10. />6/Sa_mu_dau_loai_cay_quy_hiem_can_duoc_nghien_cuu_va_bao_ve_tai_Vuon_q
uoc_gia_Pu_Mat/
11. />%E1%BA%A3ot%E1%BB%93n/Nghi%C3%AAnc%E1%BB%A9ukhoah
%E1%BB%8Dc.aspx
24

×