Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài Tiểu Luận tìm hiểu nguyên tố bạc ag

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.27 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN : HÓA VÔ CƠ
Đề tài: Tìm hiểu về nguyên tố bạc
Vũng tàu ngày 18/11/2013
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 1
Nhóm 5:
Lý Thị Hằng
Hồ Văn Diệu
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Phương Nhung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Phần I - Tổng quan về nguyên tố bạc 4
1. Tính chất 4
1.1. Tính chất vật lý 4
1.2. Tính chất hóa học 4
2. Trạng thái thiên nhiên 5
Phần II - Quy trình sản xuất bạc 5
1. Trong phòng thí nghiệm 5
2. Trong công nghiệp 7
3. Một số phương pháp tách vàng bạc từ muối và hợp kim của chúng 7
Phần III – Ứng dụng của bạc 10
1. Trong đời sống 10
2. Trong công nghệ 12
3. Trong lĩnh vực Y học 13
KẾT LUẬN 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bạc là một kim loại quý, có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng
như trong công nghệ. Từ xa xưa, bạc đã được dùng trong buôn bán và làm cơ sở cho nhiều hệ
thống tiền tệ. Ngày nay, ngoài việc được sử dụng làm các đồ trang trí có giá trị, bạc còn được
sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như làm răng giả, linh kiện điện tử hay sản xuất gương cần
độ phản xạ cao. Đặc biệt, các muối halôgen của nó có vai trò quan trọng và được ứng dụng
rộng rãi trong đời sống như bạc bromua được sử dụng rộng rãi trong công nghệ lưu phim ảnh;
hay iốtđua bạc có thể làm tụ mây để tạo mưa nhân tạo.
Nhận biết được tầm quan trọng của nguyên tố bạc trong đời sống, trong công nghệ cũng
như các lĩnh vực khác, nhóm quyết định tìm hiểu về bạc, từ đó rút ra những kết luận đúng đắn
cũng như bổ sung kiến thức cần thiết nguyên tố này.
Để thực hiện được đề tài, nhóm em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của TS.Nguyễn Thị Phương Nhung và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô bộ
môn Hóa cùng các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình
của quý thầy và sự giúp đỡ tận tình của mọi người để nhóm em có thể hoàn thành
đề tài này. Tuy nhiên thời gian thực hiện hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa
đầy đủ nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung lẫn hình
thức nên chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và
bạn bè.
2. Mục đích
Qua bài tiểu luận, chúng ta sẽ nắm được tổng quan về nguyên tố bạc, hiểu được tính
chất vật lý, tính chất hóa học của bạc. Quan trong hơn, chúng ta nắm được quy trình sản xuất
bạc cũng như những ứng dụng quan trọng của nó trong các lĩnh vực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là nguyên tố bạc với tính chất vật lý, hóa học,
quy trình sản xuất và những ứng dụng của nó.

Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến bạc chủ yếu trong đời sống và công
nghệ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Tiểu luận được tiến hành dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau: kết hợp giữa tìm
kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin, từ đó rút ra các kết luận của việc nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu bài tiểu luận
Phần I - Tổng quan về nguyên tố bạc
Phần II - Quy trình sản xuất bạc
Phần III - Ứng dụng của bạc
PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TỐ BẠC
Bạc là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố, có ký hiệu Ag và số
nguyên tử bằng 47. Bạc có điện tử cấu hình : [Kr] 4d
10
5s
1
. Điểm nóng chảy của Bạc: 961,8 °
C. Khối lượng nguyên tử: 107.8682 u
Bạc trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị ổn định Ag
107
và Ag
109
với Ag
107
là phổ
biến nhất (51,839%). 28 đồng vị phóng xạ đã được tìm thấy với đồng vị ổn định nhất là
Ag
109
với chu kỳ bán rã 41,29 ngày, Ag

111
với chu kỳ bán rã 7,45 ngày, và Ag
112
với chu kỳ bán
rã 3,13 giờ. Mọi đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã không quá 1 giờ và thông thường là
dưới 3 phút. Nguyên tố này cũng có một loạt các trạng thái đồng phân của nguyên tử với ổn
định nhất là Ag
m-128
(t* 418 năm), Ag
m-110
(t* 249,79 ngày) và Ag
m-107
(t* 8,28 ngày).
1. Tính chất
1.1. Tính chất vật lý
Bạc là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn (cứng
hơn vàng một chút), có hóa trị một, có màu trắng bóng
ánh kim nếu bề mặt có độ đánh bóng cao. Bạc có độ dẫn
điện tốt nhất trong các kim loại, cao hơn cả đồng, nhưng
do giá thành cao nên nó không được sử dụng rộng rãi để
làm dây dẫn điện như đồng.
Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất, màu
trắng nhất, độ phản quang cao nhất (mặc dù nó là chất
phản xạ tia cực tím rất kém), và điện trở thấp nhất trong
các kim loại. Các muối halogen của bạc nhạy sáng và có
hiệu ứng rõ nét khi bị chiếu sáng. Kim loại này ổn định trong không khí sạch và nước, nhưng
bị mờ xỉn đi trong ôzôn, sulfua hiđrô, hay không khí có chứa lưu huỳnh. Trạng thái ôxi hóa ổn
định nhất của bạc là +1 (chẳng hạn như nitrat bạc: AgNO
3
); ít gặp hơn là một số hợp chất trong

đó nó có hóa trị +2 (chẳng hạn như florua bạc (II): AgF
2
) và +3 (chẳng hạn như
tetrafluoroargentat kali: K[AgF
4
]).
1.2. Tính chất hóa học
Về mặt hóa học, bạc là kim loại rất kém hoạt động.
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 4
Hình 1 - Bạc khối
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Với oxi không khí, bạc không tác dụng kể cả khi đun nóng nên bạc là kim loại quý điển
hình.
Trong không khí có một ít khí H
2
S màu trắng của bạc dần dần trở nên xám xịt vì đã tạo
nên màng Ag
2
S theo phản ứng:
2Ag + H
2
S = Ag
2
S + H
2
Ở trong dãy điện thế, tuy bạc đứng sau hiđro nhưng phản ứng này có thể xảy ra vì việc
tạo thành bạc (I) sunfua màu đen rất ít tan (tích số tan ~10
-51
) đã làm biến đổi thế điện cực của
bạc từ giá trị dương thành âm.

Với clo, bạc tác dụng khi đun nóng tạo nên muối AgCl.
Khi đun nóng, Ag tác dụng với S, C, P, As,…
Bạc không tác dụng với các dung dịch axit. Tuy nhiên bạc tác dụng với dung dịch HI
giải phóng H
2
nhờ tạo thành AgI là chất ít tan:
Ag + HI = AgI + H
2

Bạc tác dụng với dung dịch HCN đậm đặc giải phóng H
2
nhờ tạo thành ion phức bền
[Ag(CN)
2
]
-
Bạc tan trong axit nitric và axit sunfuric đặc:
3Ag + 4HNO
3 (loãng)
= 3AgNO
3
+ NO + 2H
2
O
2Ag + 2H
2
SO
4 (đặc)
= Ag
2

SO
4
+ SO
2
+ 2H
2
O
Khi có mặt oxi không khí, bạc có thể tan trong dung dịch xianua kim loại kiềm:
4Ag + 8KCN + 2H
2
O + O
2
= 4KAg(CN)
2
+ 4 KOH
2. Trạng thái thiên nhiên
Trong thiên nhiên, bạc kém phổ biến. Trữ lượng trong vỏ Trái Đất của bạc là 2.10
-6
%
tổng số nguyên tử. Bạc có thể tồn tại ở dạng những hạt kim loại tự do hay còn gọi là kim loại
tự sinh. Chúng thường rất bé, đôi khi gặp hạt có khối lượng rất lớn.
Tên Latinh “argentums” của nguyên tố bạc xuất phát từ chữ Phạn “arganta” nghĩa là
trắng, màu đặc trưng của bạc.
Những khoáng vật chính của bạc là acgentit (Ag
2
S) chứa 87,1% Ag, thường lẫn trong
quặng đa kim chứa Cu, Pb và Zn.
Ở nước ta, Ag có trong các mỏ đa kim ở Ngân Sơn và Chợ Điền (Bắc Cạn), Tú Lệ (Yên
Bái).
PHẦN II - QUY TRÌNH SẢN XUẤT BẠC

Bài tiểu luận nhóm 5 Page 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
1. Trong phòng thí nghiệm
1.1. Quy trình thủy luyện
Nguyên tắc: Phương pháp này sử dụng một chất khử thích hợp để giải phóng kim loại
quý ra khỏi hợp chất của chúng đã được hòa tan trong nước.
Các chất khử phổ biến được dùng là : đồng đỏ (Cu), sắt non (Fe), kẽm (Zn), sắt sunfat
(FeSO
4
), sunfit natri (Na
2
SO
3
).
Ví dụ: Để tách Ag từ dung dịch muối AgNO
3
ta có thể dùng các kim loại đứng trước Ag
trong dãy điện hóa như Cu:
Cu + AgNO
3
= Ag + Cu(NO
3
)
2
1.2. Quy trình nhiệt luyện
Nguyên tắc: Sử dụng các chất oxi hóa và khử thích hợp để giải phóng kim loại quý
khỏi hợp chất khi tiến hành ở nhiệt độ cao.
Từ các hợp chất của Au, Ag ta hòa tan mẫu bằng HNO
3
đặc nóng ta sẽ thu được vàng

không tan lắng xuống đáy bình.
Còn bạc hòa tan, chuyển thành các muối AgCl, Ag
2
S là những muối kết tinh không tan,
tách chúng ra khỏi dung dịch muối. Các muối bạc không tan này có thể sử dụng phương pháp
nhiệt luyện để thu được Ag. Bằng cách ta trộn một lượng tương đương Na
2
CO
3
với AgCl đem
nung chảy trực tiếp trên nồi đất chịu nhiệt sẽ thu được bạc nguyên chất.
4AgCl + 2Na
2
CO
3
= 4Ag + O
2
+ 2CO
2
+ 4Na
Hoặc có thể trộn AgCl (hoặc Ag
2
S) với muối diêm tiêu KNO
3
(hoặc NaNO
3
) với một
lượng tương đương nhau, nung chảy trên nồi đất chịu nhiệt :
2KNO + Ag
2

S = N
2
O + K
2
O + 2SO
2
+ 4Ag
Phương pháp này được sử dụng để thu hồi Ag từ quá trình phân tích Ag hợp kim, từ
quá trình phân tích vàng, từ nước thải phòng thí nghiệm và từ quá trình xử lí nước rửa phim
ảnh bằng axit HCl.
1.3. Quy trình điện phân
Nguyên tắc: Dùng dòng điện một chiều để giải phóng kim loại khỏi hợp chất của
chúng đã được hòa tan thành dung dịch.
Phương pháp này có thể đạt được hiệu suất 99,99%.
1.4. Phương pháp thổi chì
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Nguyên tắc: Dựa vào nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của Pb 1170
o
C hòa tan được
Au và Ag trong hợp kim, sau đó chì khử Au, Ag về dạng kim loại. Au, Ag không bay hơi nên ta
thu được vàng bạc hiệu suất rất cao có thể đạt đến 99,9%.
Phương pháp này thì chì có thể bay hơi nên rất độc, có thể gây nhiễm độc Pb cho người
tiến hành thí nghiệm và môi trường.
Tiến hành:
Hợp kim được sấy khô.
Pb cắt nhỏ cho vào lò nung chảy đến sôi, ta cho hợp kim chứa vàng bạc vào.
Phần vàng (nhiệt độ nóng chảy là 1063
o
C) và bạc (nhiệt độ nóng chảy là 960

o
C ) tan
trong Pb sôi (1170
O
C) còn các kim loại khác, các tạp chất không tan trong Pb bị oxi hóa tạo
thành các oxit dạt ra ngoài thành một phần lắng xuống đáy, ta dùng phanh inox gắp ra.
Vàng, bạc tan ra tan trong Pb bị chì khử đến kim loại nguyên chất không bay hơi nên ta
thu được hợp kim Au-Ag.
2. Trong công nghiệp
Nguồn chủ yếu để điều chế bạc là từ những kim loại đồng, chì, kẽm có chứa quặng
Agentit (Ag
2
S) vì lượng bạc trong vỏ trái đất rất ít 2.10
-6
% thường tìm thấy ở dạng Ag
2
S lẫn
với các quặng sunfua của các kim loại khác thường là PbS.
Ví dụ: để tách bạc khỏi chì thô có chứa bạc, người ta cho thêm kẽm vào chì nóng chảy,
kẽm kết hợp với bạc tạo nên những hợp chất giữa kim loại như Ag
2
Zn
3
, Ag
2
Zn
5
. Những hợp
chất này bền không tan trong chì nóng chảy. Vớt váng bạc đó ra, đun nóng để hơi kẽm (t
nc

=906
o
C) thoát ra ngoài và oxi hóa tạp chất chì kéo theo. Bạc thô được tinh chế bằng phương
pháp điện phân.
- Khoảng 20% lượng bạc được luyện trực tiếp từ quặng nghèo chứa Ag
2
S bằng phương
pháp xianua. Nghiền khô rồi nghiền ướt quặng với dung dịch NaCN để được bùn nhão. Cho
bùn nhão chảy vào bể lớn, dung không khí nén sục vào bể để khuấy đảo bùn trong vài ba ngày.
Khoáng vật tan vào dung dịch dựa vào phản ứng:
Ag
2
S + 4NaCN = 2Na[Ag(CN)
2
] + Na
2
S
Natri sunfua tác dụng với NaCN khi có mặt không khí làm cho cân bằng trên chuyển
dịch và bạc sunfua tan nhiều hơn:
NaCN + 2Na
2
S + H
2
O + O
2
= 2NaSCN + 4NaOH
Sau cùng dung kẽm bụi để kết tủa bạc:
2Na[Ag(CN)
2
] + Zn = Na

2
[Zn(CN)
4
] + 2Ag
Hòa tan kẽm dư trong axit sunfuaric để thu được bạc.
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
3. Một số phương pháp tách vàng bạc từ muối và hợp kim của chúng
(Đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm và xem xét là có khả năng ứng dụng trong
công nghiệp vì tính thương mại của nó).
3.1. Đi từ các hợp kim có chứa Cu
AgNO
3
+ NH
4
OH = [Ag(NH
3
)
2
]NO
3
+ 2H
2
O
2[Ag(NH
3
)
2
]NO
3

+ (NH
4
)
2
SO
3
+ 3H
2
O = 2Ag + (NH
4
)
2
SO
4
+ NH
4
OH
Hòa tan hợp kim trong HNO
3
loãng đun sôi, làm bay hơi dung dịch đến khô rồi làm
nóng chảy khối rắn còn lại. Sau khi để nguội đem hòa tan khối đã nóng chảy trong một lượng
dư NH
4
OH (1-2%) để yên dung dịch trong vòng 2 ngày, đem lọc dung dịch chứa Ag
+
, Cu
+
qua
giấy lọc rồi pha loãng dung dịch (lượng Ag không quá 2%) sau đó khử dung dịch thu được
bằng (NH

4
)
2
SO
3
được điều chế bằng cách cho SO
2
đi qua NH
3
trong môi trường kiềm yếu và
để nguội:
SO
2
+ NH
3
+ H
2
O = (NH
4
)
2
SO
3
Để xác định lượng (NH
4
)
2
SO
3
cần thiết người ta lấy một thể tích xác định (NH

4
)
2
SO
3
đun sôi rồi lấy một lượng dung dịch Ag, Cu xác định đủ để làm mất màu dung dịch (NH
4
)
2
SO
3
đã tính trước rồi để yên hỗn hợp trong 48h trong một bình thủy tinh nút chặt, khi đó khoảng 1/3
lượng Ag sẽ thoát ra dạng tinh thể màu hơi xám óng ánh, gam kết tủa, rồi kết tủa lượng Ag còn
lại (trong dung dịch) bằng cách đun nóng dung dịch đến khoảng 60-70
o
C.
Sau đó rửa bằng nước NH
4
OH 2% rồi đun nóng lượng Ag kết tủa với NH
4
OH trong vài
ngày rồi rửa cẩn thận bằng dung dịch nước.
3.2. Tách Ag, Au từ hợp kim chứa Au, Ag, Cu, Sn, Pb, Zn,…
Hòa tan hợp kim bằng HNO
3
loãng 13-16%, pha loãng dung dịch với nước cất, khi đó
sẽ có kết tủa Au, SnO
2
lắng xuống đáy, lọc tách kết tủa và dung dịch.
Cho HCl vào kết tủa đó, thì SnO sẽ tan còn Ag không tan, lọc tách kết tủa ta thu được

Au.
SnO + 2HCl = SnCl
2
+ H
2
O
Dung dịch còn lại khi lọc cho vào một cốc lớn sau đó cho dung dịch HCl vào lấy dư
(không dùng NaCl vì ngoài kết tủa AgCl còn có thể có cả PbCl
2
, BiOCl
2
, SbOCl). Đun nóng
kết tủa khi đó kim loại sẽ tan trong nước cường thủy mới tạo thành.
Lọc AgCl vừa kết tủa, đun sôi lại với HCl 10% (KLPT) sau đó gạn rửa bằng nước nóng
đến hết phản ứng axit và đến khi trong nước rửa không còn phản ứng đối với K
4
[Fe(CN)
6
]
(không cho kết tủa nâu đỏ) sau đó khử AgCl vừa thu được theo phương pháp sau đây :
Muốn điều chế được Ag thật tinh khiết để xác định trọng lượng nguyên tử người ta đi từ
Ag đã được tinh luyện, làm giàu chuyển thành muối AgNO
3
, thực hiện khoảng 5 lần rồi khử
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
bằng dung dịch HCOOHNH
4
cho đến Ag kim loại rữa cẩn thận, sấy khô rồi nung nóng chảy
trong thuyền bằng CaO. Trong quá trình điện phân tiếp sau đó người ta lấy những giọt Ag lớn

vừa điều chế được làm cực dương và tiến hành điện phân với điện thế 1,34V. Nung chảy kết
tủa ở cực âm trong dòng khí H
2
trên những thuyền làm bằng CaO rửa Ag thu được bằng HNO
3
loãng, sau đó rửa bằng nước và sấy trong chân không và ở khoảng 400
o
C ta sẽ thu được Ag
tinh khiết.
3.3. Đi từ bạc halogenua (AgX: X= Cl, Br, I)
Để tái sinh bạc từ AgCl, AgBr, AgI người ta chế hóa chúng với HNO
3
13-16% trong
vòng 1 ngày đêm sau đó rửa chúng bằng nước cất, trộn lẫn kết tủa với nước, axit hóa huyền
phù bằng HSO
4
loãng cho đến khi có phản ứng axit yếu trên giấy congo rồi thêm kẽm vào với
lượng 235g/1kg AgCl; 175g/1kg AgBr; 140g/1kgAgI.
Đun nóng và khuấy đều lúc đó bột Ag sẽ lắng xuống đáy còn một phần kẽm tan đi, lọc
kết tủa và rửa cẩn thận bằng nước nóng, đem kết tủa sấy ở khoảng 80-100
o
C ta thu được Ag
tinh khiết:
Zn + 2AgCl = ZnCl
2
+ 2Ag
AgCl được kết tủa từ dung dịch muối Ag có thể lẫn các tạp chất, ta cho HCl (1:1) hoặc
H
2
SO

4
(1:3) đến ngập kết tủa và đun nóng sau đó rửa kỹ bằng nước nóng đem trộn kết tủa với
lượng tương đương xôđa khan (NaCO
3
) nung hỗn hợp trong chén sứ chịu nhiệt ở nhiệt độ cao
ta thu được Ag tinh khiết (phương pháp nhiệt luyện).
3.4. Đi từ muối Bạc Nitrat (AgNO
3
)
Muốn điều chế kim loại tinh khiết người ta điện phân dung dịch AgNO
3
ở 25
o
C. AgNO
3
này đã được kết tủa lại 3 lần, khi tiến hành điện phân người ta dùng các điện cực than đã được
đánh sạch và đặt cách nhau 2cm. Trong những bao làm bằng vảii thô, điện thế trên các cực điện
phân là 3V, mật độ dòng điện là A/cm
2
, lấy kết tủa Ag ra khỏi cực âm và nung nóng trong bát
sứ.
3.5. Đi từ hợp chất xianua (AgCN)
AgCN là một chất bột màu trắng, khối lượng riêng d = 3,69 g/cm
3
, tan trong NH
4
OH,
Na
2
S

2
O
3
và K
4
[Fe(CN)
6
], hầu như không tan trong nước, tích số tan T
AgCN
=2,2.10
-12
g/cm
3

25
o
C hóa nâu ngoài ánh sáng, nóng chảy ở 235
o
C, khi hóa rắn tạo ra khối xám, đem nung ta thu
được Ag tinh khiết.
3.6. Tách Ag từ nước thải phim ảnh
Trong thành phần của nước thải rửa ảnh có chứa Ag tồn tại dưới dạng phức chất
Na
2
[Ag(S
2
O
3
)
3

] tan. Trong thực tế có một số phương pháp tách Ag từ loại này, nhưng những
phương pháp thường dùng đều kết tủa ion Ag
+
dưới dạng Ag
2
S sau đó chuyển thành muối tan
AgNO
3
từ muối này, người ta là kết tủa Ag
+
dưới dạng AgCl rồi thu Ag theo các phương pháp
tách Ag từ muối halogen đã nói ở trên.
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Dùng dung dịch Na
2
S hoặc (NH
4
)
2
S bão hòa, cho từ từ vào nước thải để kết tủa bạc
dưới dạng Ag
2
S (màu đen ), cho đến khi thấy không còn xuất hiện them kết tủa lúc đó đem
toàn bộ lượng Ag trong dung dịch được kết tủa thành Ag
2
S:
2Na
2
[Ag(S

2
O
3
)
3
] + Na
2
S = Ag
2
S + 4Na
2
S
2
O
3
Để yên một thời gian để lắng toàn bộ Ag
2
S, gạn bỏ lượng nước trong bên trên rửa sạch
kết tủa nhiều lần bằng nước nóng lọc kết tủa và xử lí bằng một trong các cách sau:
Trộn kết tủa khô với lượng tương đương KNO
3
nung trong chén sứ chịu nhiệt ở nhiệt
độ cao:
2Ag
2
S + 2KNO
3
= 4Ag + NO
2
+ 2SO

2
+ KO
2
Dùng HNO
3
để hòa tan Ag
2
S:
3Ag
2
S + 8HNO
3
= 6AgNO
3
+ 2NO + 3S + H
2
O
Sau đó kết tủa Ag
+
từ dung dịch AgNO
3
thành AgCl và tách Ag từ kết tủa AgCl theo
cách đã nêu ở trên.
Dùng dung dịch HCl đặc 37% nhỏ từ từ vào nước thải đến khi thấy không còn sủi bọt
khi đó phản ứng xảy ra.
2Na
2
[Ag(S
2
O

3
)
3
] + 4HCl = AgCl + 2S + 2 SO
2
+ 2H
2
O + 3NaCl
Kết tủa lắng xuống đáy có màu trắng đục gồm có AgCl và S được rửa nhiều lần, sấy
khô rồi nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao cho cháy hết lưu huỳnh, thực hiện tách Ag từ AgCl bằng
các cách đã nêu ở trên.
Lưu ý: Ttrên đây có nhiều phương pháp được sử dụng trong quy mô công nghiệp, và
nó cũng được tiến hành ở những phòng thí nghiệm hiện đại với những dụng cụ đặc trưng với
từng phản ứng nhưng ở những phòng thí nghiệm thường thì chỉ có một số phương pháp phổ
biến dễ thực hiện và tính an toàn như phương pháp thủy luyện, điện phân với cách thực hiện đã
nêu ở trên.
PHẦN III - ỨNG DỤNG CỦA BẠC
1. Trong đời sống
1.1. Trang sức bạc
Bạc là kim lọai đẹp và đã được ứng dụng làm trang sức
từ lâu. Qua nghiên cứu tác dụng của bạc, rõ ràng khi đeo trang
sức bằng bạc không những không có hại mà còn rất tốt cho sức
khỏe con người. Bạc trang sức được đánh giá cao một thời
gian dài bởi độ sáng bóng của nó và dễ dàng chế tạo. Bạc
nguyên chất được xem đủ tuổi là 999, có khả năng kháng cự
độ xỉn cao, nhưng quá mềm để dùng trong trang sức. Thợ bạc thường trộn nó với kim loại khác
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
như đồng để cứng hơn. Bạc đúng tuổi điển hình là 92.5% bạc và 7.5% đồng. Bạc đúng tuổi là
một tiêu chuẩn trang sức bạc ở nhiều nước và đã có từ thế kỷ thứ 14.

1.2 Đồng tiền bạc.
Tiền xu bạc có một lịch sử lâu dài và lừng lẫy.
Ghi nhận sớm nhất, bạc được dùng làm trung
gian trao đổi. Xu bạc đúc được sử dụng đầu tiên ở khu
vực đông Địa Trung Hải TCN. Năm 269 TCN, đế chế La
Mã đã thông qua bạc như là một phần của tiền đúc tiêu
chuẩn, và từ đó nó được sử dụng trong các tuyến thương
mại.
Tới thế kỷ thứ 19, hầu hết các quốc gia đạt tiêu
chuẩn bạc, với đồng tiền bạc trở thành đồng tiền lưu
hành chính. Mặc dù bạc cũng được sử dụng trong tiền
đúc nhưng giá trị của nó lớn làm không phù hợp với việc giao dịch hàng ngày.
Ngày nay, chỉ có Mexico sử dụng tiền bạc với số lượng nhỏ trong rổ tiền tệ của họ. Các
kim loại khác như đồng và niken được tìm thấy phổ biến hơn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia sử
dụng bạc để tạo ra vật đặc biệt được ban hành như thỏi, kỷ niệm chương, tiền vật chứng được
bán với giá cao hơn giá trị của nó và được phổ biến trong giới sưu tầm đồ bạc.
1.3 Khử độc thức ăn
Từ xa xưa, giới khoa học đã biết đến tính
năng của bạc như một kim loại có tác dụng diệt
khuẩn rất tốt. Bạc được sử dụng trong chế tác bát,
đĩa, thìa, đũa cho vua chúa và qua việc nấu ăn của
người Hy Lạp cổ đại bằng nồi bạc, có thể thấy
hàng nghìn năm qua con người đã biết tính chất
kháng khuẩn của bạc khi ăn bằng bát hoặc thìa bạc
thì hợp vệ sinh hơn.
Khi gặp phải hóa chất độc hại như sunfua,
lưu huỳnh,… Bạc biến màu ngay lập tức và giúp
người phát hiện ra chất độc. Tác dụng dễ thấy của bạc là giúp nhận biết một số loại độc trong
thức ăn. Sự biến màu đó xảy ra là quá trình xúc tác hóa học diễn ra chỉ có kim loại bạc mới
phản ứng nhanh được.

Tất cả vi khuẩn sử dụng enzym như một lớp “phổi hóa học” để chuyển hóa oxy. Các
ion bạc phân hủy enzym và ngăn chặn quá trình hút oxy. Tác động này làm chết tất cả các vi
khuẩn, tiêu diệt chúng trong vòng 6 phút. Các vi rút phát triển bằng cách kí sinh trong tế bào
sống khác và đưa vào nhân mới để tái tạo và nhân bản, còn tế bào sẽ bị bệnh. Các ion bạc còn
ngăn oxy đưa vào tế bào sản sinh ra vi rút và chúng chết do nghẹt thở.
1.4. Gương
.
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 11
Hình 2 – Trang sức bạc
Hình 3 – Tiền xu bạc
Hình 4 – Bộ đồ ăn bằng bạc có tính
kháng khuẩn
Từ xa xưa, gương là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày
Gương (hay kiếng) là một vật thể có bề mặt phản xạ tốt, có nghĩa là bề mặt nhẵn đủ để tạo
thành ảnh. Đằng sau gương được tráng một lớp bạc phản xạ tốt hơn nên có thể phản xạ lại toàn
bộ ánh sáng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Bài tiểu luận nhóm 5 Page 12

1.5. Làm răng giả
Tính dễ uốn, không độc và vẻ đẹp của bạc làm cho nó có lợi trong nha khoa để làm
răng giả.
1.6. Bạc trong pin
Trong những năm gần đây, pin oxit bạc
đã bắt đầu thay thế pin dùng một lần.
Pin oxit bạc phổ biến nhất được dùng
trong các máy ảnh, đồ chơi điện tử, máy trợ
thính, đồng hồ, máy tính. Do mối quan tâm về
môi trường và an toàn, pin oxit bạc bắt đầu thay
thế cho pin ion trong điện thoại di động và máy

tính xách tay, điều này cho thấy vai trò của bạc
trong pin là quan trọng hơn bao giờ hết.
2. Trong công nghệ
2.1. Công nghệ phim ảnh
Bạc bromua là chất nhạy quang được dùng trong kĩ nghệ phim ảnh, giấy ảnh. Khoảng
5,000 ảnh màu có thể được thực hiện bằng cách sử dụng 1 oz bạc.
2.2. Trong công nghiệp
Với tính chất không ăn mòn thiết bị chuyển mạch, bạc là một thành phần thiết yếu hầu
như trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp mà không thể thay thế được.
Điện, nguồn năng lượng quan trọng nhất trong ngành công nghiệp toàn cầu, sự phân bổ
năng lượng điện phụ thuộc vào các liên kết bạc trong các thiết bị chuyển mạch và bộ phận ngắt
mạch.
2.3. Trong công nghiệp ô tô
Bạc được dùng nhiều trong cộng nghệ tự động của xe ô tô. Mỗi hành động năng lượng
trong xe đều được kích hoạt bởi các liên kết bạc. Hơn 36 triệu ouce bạc được dùng trong ôtô
hàng năm.
2.4. Năng lượng thay thế
Khi nguồn năng lượng khan hiếm và giá tăng cao, các nhà khoa học và kỹ sư quan tâm
đến việc khai thác sức mạnh của năng lượng mặt trời.
Hình 5 – Pin oxit bạc
90% tế bào quang điện phụ thuộc vào bột bạc,
những tế bào này biến tia ánh sáng mặt trời thành năng
lương mặt trời, một trong những nguồn tài nguyên
năng lượng có giá trị chúng ta có. Khi nguồn năng
lượng nguyên thủy khan hiếm, và giá của chúng tăng,
nhiều khả năng nguồn năng lượng sẽ có giá trị. Hệ
thống đa quốc gia như Macy, Walmart bổ sung thêm
40% năng lượng của họ bằng năng lượng mặt trời.
Hơn 100 triệu oz bạc được nằm trong dự án sử dụng để
áp dụng cho công nghệ này vào năm 2015.

2.5. Điện và điện tử
Các sản phẩm điện và điện tử, trong đó cần
có tính dẫn điện cao của bạc, thậm chí ngay cả khi
bị xỉn. Các bảng mạch in được làm từ sơn bạc, bàn
phím máy tính sử dụng các tiếp điểm bằng bạc. Bạc
cũng được sử dụng trong các tiếp điểm điện cao áp
vì nó là kim loại duy nhất không đánh hồ
quang ngang qua các tiếp điểm, vì thế nó rất an
toàn.
2.6. Chất xúc tác
Do tính chất hóa học độc đáo của bạc, nó là một chất xúc tác quan trọng trong việc sản
xuất ra hai hóa chất công nghiệp chính là etylen oxit và formaldehyde. Hơn 150 triệu ouce bạc
được sử dụng mỗi năm để sản xuất etylen oxit và formaldehyde, cả hai đều là thành phần thiết
yếu trong sản xuất nhựa.
3. Trong lĩnh vực Y học
Bạc được ứng dụng trong nghành Y học nhằm phục vụ cho mục đích chăm sóc sức
khỏe của con người.
3.1. Sát khuẩn
Bạc, cụ thể là ion Ag
+
có ưu thế hơn các loại kháng sinh
tổng hợp ở chỗ khả năng diệt trùng và kháng sinh có phổ
rộng hơn, đặc biệt là với bạc các vi trùng, vi khuẩn, virut
và nhiều loại nấm không bị “nhờn thuốc” như ở các chất
kháng sinh. Vào đầu những năm 1970, nhóm các nhà
khoa học Trường ĐH Syracus, New York nghiên cứu vải
phủ một lớp bạc cực mỏng để chữa bỏng và các bệnh
nhiễm trùng xương phức tạp. Thuốc mỡ bạc sulfadiazin
được coi là một trong các loại thuốc chữa bỏng tốt nhất ở
Mỹ hiện nay. Các ống thông đường tiểu, van tim được

Hình 6 – Bạc dùng trong pin mặt trời
Hình 7 – Bạc trong điện tử
phủ bạc để tránh nhiễm trùng bên trong cơ thể. để chống ngộ độc thực phẩm, đồ nấu nướng của
nhà bếp, khăn bàn, các chi tiết của máy giặt, tủ lạnh cao cấp có tráng màng bạc cực mịn. Vải
tráng bạc diệt vi khuẩn nên khử được mùi hôi của cơ thể. Ngày nay, nhiều loại gạc chứa bạc
được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi để điều trị vết thương trong bệnh viện. Tính kháng
khuẩn của bạc còn được dùng để tráng mạ các vật dụng trong bệnh viện nhằm ngăn ngừa
nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Băng gạc có chứa Bạc được sản xuất bằng công nghệ nano cũng
đã được Việt Nam ứng dụng sản xuất.
3.2. Bạc keo
Bạc keo là một dung dịch huyền phù
gồm các hạt bạc cực kỳ nhỏ bé, lơ lửng
trong nước. Bạc keo được dùng để chữa một
số bệnh từ nhiễm trùng da đến cảm cúm
thông thường. Bạc keo không những giết
được hàng trăm loại vi trùng, vi khuẩn,
virus qua những thí nghiệm in vitro mà
còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng
các mô bị hư hại nên có tác dụng làm vết
thương chóng lành. Bạc hỗ trợ cho hệ miễn
dịch chống sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Thậm chí bạc có thể tiêu diệt HIV trước
khi chúng tấn công hệ miễn dịch. Nếu bạc được đưa vào cơ thể - cụ thể 10 ppm bạc trong 5 lít
máu, nghĩa là dưới ngưỡng gây độc - thì những thí nghiệm in vitro cho thấy đã đủ để khống
chế hoàn toàn HIV. Sẽ không có hiệu ứng phụ nào nếu tuân thủ đúng quy định của việc sử
dụng.
3.3. Bạc nano
Bạc nano cũng là dung dịch huyền phù những
hạt bạc nguyên chất (80%) treo lơ lửng trong nước
tinh khiết. Không chỉ làm các dung dịch có tính sát
trùng rất cao trên cơ thể, người ta còn tìm ra phương

pháp phủ bạc nano lên các dụng cụ y tế để vô trùng
tuyệt đối, nhất là các thiết bị hoạt động bên trong cơ
thể khi mổ nội soi, tim, phổi, làm khớp xương nhân
tạo, những bộ phận giả
Với kích thước nano, 1 gam bạc có thể phủ
lên một diện tích có tính kháng khuẩn lên tới hàng
trăm mét vuông.
Hình 8 – Gạc bạc để băng bó vết
thương
Hình 9 – Bạc keo
Hình 10 – Nano bạc
Hiện nay, các sản phẩm phủ bạc nano được dùng để sản xuất các thiết bị sinh hoạt như
tủ lạnh, dụng cụ nhà bếp để tăng độ an toàn thực phẩm, máy giặt để vô trùng cho quần áo, đồ
chơi trẻ em và được các cơ quan y tế như FDA của các nước cho phép sử dụng.
3.4. Tăng hiệu quả kháng sinh
Sử dụng bạc cùng với các loại kháng
sinh sẽ giúp thuốc tăng khả năng chống nhiễm
trùng từ 1 – 1000 lần. Ở một số trường hợp,
những loại vi trùng được phân loại là kháng
kháng sinh cũng trở nên chế ngự được.
Các thí nghiệm cho thấy, bạc sẽ an toàn
hơn nếu được sử dụng với một lượng rất nhỏ
kết hợp với các loại kháng sinh hiện có. Bạc
khiến mầm bệnh bị "rò rỉ" hơn, cho phép thuốc
kháng sinh xâm nhập và tiêu diệt chúng. Các
nhà nghiên cứu khẳng định, thuốc kháng sinh
được trộn một lượng rất nhỏ bạc hoặc có lớp
bọc siêu mỏng bằng bạc có thể giúp chống lại
những vi trùng nguy hiểm gây bệnh cho con
người như đau dạ dày, nhiễm trùng đường

tiểu,
Lưu ý: Bạc tự bản thân nó không độc nhưng phần lớn các muối của nó là độc và có thể
gây ung thư.
Các hợp chất chứa bạc có thể hấp thụ vào trong hệ tuần hoàn và trở thành các chất lắng
đọng trong các mô khác nhau, dẫn tới tình trạng gọi là “argyria”, kết quả là xuất hiện các vết
màu xám tạm thời trên da và màng nhầy. Mặc dù điều này không làm ảnh hưởng tới sức khỏe
con người song nó làm xấu xí mặt mày. Việc ăn các loại hợp chất của bạc, như đã nói trên, có
thể dẫn đến tình trạng “argyria”.
KẾT LUẬN
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học kỹ thuật, bạc ngày
càng đóng vai trò quan trọng hơn. Hằng năm, trên thế giới tiêu thụ một lượng bạc rất đáng kể
để chế tạo các trang thiết bị phục vụ cho công nghệ cũng như các vật dụng cần thiết cho đời
sống hằng ngày. Chính vì vậy việc điều chế ra bạc hết sức quan trọng để kịp thời đáp ứng nhu
cầu sử dụng bạc trong các lĩnh vực của con người.
Bạc có nhiều ứng dụng quan trọng đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên,
ảnh hưởng của bạc đối với sức khỏe con người là vấn đề gây tranh cãi. Bạc có hiệu ứng và khả
năng giết chết nhiều loại vi khuẩn, vi trùng mà không để lại ảnh hưởng rõ ràng tới sức khỏe và
sự sống của các động vật bậc cao. Nhưng nếu sử dụng bạc với liều lượng lớn sẽ gây độc cho cơ
Hình 11 – Bạc giúp tăng hiệu quả kháng
sinh
thể. Hơn nữa, muối bạc gây độc và có khả năng gây ung thư. Như vậy, bạc có nhiều lợi ích
nhưng cần phải sử dụng bạc đúng cách thì mới đảm bảo được an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ, Tập III, NXB Giáo dục Hà Nội – 2000.
2. “Phân tích và thu hồi các kim loại vàng bạc trong phế liệu của công nghiệp điện tử”,
/>lieu-cua-cong-nghiep-dien-tu.html.
3. Nguyễn Khương, 30 phương pháp phân tích và thu hồi kim loại quý Vàng-Bạc-Bạch Kim,
NXB Tp HCM – 1992.
4. “Các ứng dụng phổ biến của bạc - Ứng dụng công nghiệp”,
/>5. “Những ứng dụng của nano bạc trong đời sống”, />hoc-hien-dai/vat-lieu-nano/417-nhung-ung-dung-cua-nano-bac-trong-doi-song.html.

6. “Bạc trong y học ngày nay”, />option=com_content&task=view&id=391.
7. “Tác dụng của bạc đến sức khỏe”, />bac-den-suc-khoe.html.

×