MỞ ĐẦU
Việt Nam có mạng lưới sông kênh vô cùng phong phú và đầy tiềm năng, với
tổng chiều dài hơn 41.900km bao gồm 2.360 sông, kênh, 3.260km bờ biển, trên
100 cửa sông, nhiều hồ, đầm, phá, vịnh…tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy
đến hầu hết các thành phố, thị xã, các khu dân cư và các vùng kinh tế tập trung.
Vận tải thủy cùng với các ngành vận tải khác luôn gắn liền với lịch sử dựng
nước, giữ nước và phát triển kinh tế của Việt Nam. So với các phương thức vận tải
khác, vận tải thủy, có nhiều ưu điểm: giá thành hạ, vận tải được nhiều, ít gây ô
nhiễm môi trường. Vận tải thủy còn thỏa mãn được việc chuyên chở với khối
lượng lớn cho các khu công nghiệp, vận chuyển an toàn cho những khối hàng siêu
trường, siêu trọng. Hiện tại vận tải thủy nội địa đang đảm nhận gần 30% tổng
lượng hàng hóa lưu thông trong cả nước. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long
vận tải thủy đảm nhận tới 70% khối lượng hàng hóa lưu thông trong vùng.
Ở Việt Nam, tất cả các dòng sông chính cùng với các chi lưu và phụ lưu tạo
ra các hệ thống sông như: Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang
– Kỳ Cùng, sông Thu Bồn, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Mê Kông. Tất cả các hệ
thống sông này đan xen, kết nối với hệ thống đường sắt và đường bộ hợp thành
một mạng lưới vận tải thống nhất.
Nhiều cảng sông sát với hệ thống đường bộ và đường sắt thành hệ thống
cảng trung chuyển. Hầu hết các sông chính đều có vị trí tiếp cận hấp dẫn đối với
những cảng biển quan trọng, tạo nên điểm nối giao lưu với kinh tế đối ngoại. Mặt
khác hệ thống sông kênh ở Việt Nam không chỉ là tuyến luồng để khai thác vận tải
mà hệ thống ấy còn mang lại cho nước ta một nền văn minh lúa nước, một tiềm
năng phát triển thủy điện, thủy sản, du lịch v.v…và đặc biệt là nguồn nước ngọt
phục vụ đời sống con người.
Để đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đảng và Nhà nước khẳng định giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng, đi
trước một bước, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải, tạo sự đồng bộ.
Trong đó việc tận dụng thế mạnh của mạng lưới sông kênh có mật độ cao, chảy
qua hầu hết các thành phố, thị xã, đến tận thôn ấp đang còn nhiều việc phải làm. Ý
thức được vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành xây dựng qui hoạch phát
triển giao thông đường thủy và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thế phát triển vận tải thủy nội địa đến năm 2020.
Ngày 24/4/2013, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký Quyết định số 1071/QĐ-
BGTVT về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải
Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo Quy hoạch, mục tiêu phát triển GTVT ĐTNĐ đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 phải đảm nhận khối lượng vận tải hàng hóa 17% và hành
khách 4,5% trong khối lượng vận tải của toàn ngành, chủ yếu là hàng rời khối
1
lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng Đáp ứng được nhu cầu vận tải trong từng
thời kỳ với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, giá thành hợp lý và có khả
năng cạnh tranh cao. Đảm bảo kết nối thuận lợi với các phương thức vận tải khác.
Đồng thời, đầu tư nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến vận tải thủy chính. Đưa
vào khai thác các tuyến vận tải sông pha biển. Từng bước kênh hóa các đoạn sông
qua đô thị lớn. Hiện đại hóa thiết bị công nghệ quản lý và bốc xếp tại các cảng
ĐTNĐ chính ở các vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng các cảng khách ở các thành
phố có kết nối với hệ thống giao thông vận tải ĐTNĐ. Nâng cấp các nhà máy đóng
mới và sửa chữa phương tiện để đáp ứng được nhu cầu đóng mới và sửa chữa
phương tiện ĐTNĐ hoạt động trên sông và ven biển.
Hiện nay chất lượng giao thông đường thủy nội địa còn nhiều hạn chế, bất
cập gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông thủy; công trình, bến bãi chưa có phép
mọc lên nhiều, tình trạng người dân sống ven sông cơi nới nhà cửa lấn chiếm hành
lang bảo vệ luồng còn phổ biến; hệ thống báo hiệu chưa hoàn chỉnh v.v Nhìn
chung chúng ta mới chỉ khai thác về mặt tự nhiên của sông kênh là chủ yếu chưa
chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và quản lý chuyên sâu toàn diện về luồng tuyến.
Để góp phần nâng cao chất lượng các tuyến đường thủy nội địa quốc gia,
đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ vận tải thủy nhằm khai thác triệt để các tiềm
năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên của đường thủy nội địa phục vụ phát triển kinh
tế của xã hội của đất nước, thì Nhà nước cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về hạ tầng
giao thông, trong đó Ngành đường sông có vai trò rất quan trọng trong việc quản
lý, bảo trì đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa. Vì vậy chúng ta cần
phải có những giải pháp quản lý, bảo trì đường thủy nội địa sao cho hiệu quả ngày
càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu vận tải thủy ngày càng phát triển không
ngừng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
Nhằm góp phần xây dựng và thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị, là cán
bộ, đảng viên Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13, qua thời gian học tập,
nghiên cứu, nhận thức trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nên tôi quyết định chọn đề
tài “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa
của Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 đến năm 2020” làm tiểu luận tốt
nghiệp khóa học Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính khóa B62 tại trường
Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang. Trong quá trình viết tiểu luận mặc dù bản
thân có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và chưa
đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và hình thức, rất mong được sự giúp đỡ và tạo
điều kiện của thầy, cô để em hoàn thành tiểu luận của khóa học.
Chân thành cám ơn!
2
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ,
BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa :
1.1.1. Đường thủy nội địa :
Khái niệm :
Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua
đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ
biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa là hoạt động của người, phương
tiện tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa; quy hoạch phát triển, xây
dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa và quản lý
nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa.
Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn
bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an
toàn.
Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện
qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa.
Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai
bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
Đặc điểm :
Đường thủy nội địa không phải là đường giao thông cố định như đường bộ,
đường sắt, không có vạch phân làn đường chỉ dẫn giao thông mà đường thủy nội
địa còn phụ thuộc vào mực nước thủy triều lên xuống. Các phương tiện hoạt động
trên đường thủy có thể chờ con nước xuôi để đi nhanh hơn, giảm được giá thành và
chờ con nước ngược để qua lại những khu vực cua cong nguy hiểm, nhất là khu
vực có cầu vượt không đảm bảo độ cao tĩnh không theo qui định. Do đó đường
thủy nội địa có tính chất đặc thù riêng biệt có những tính năng ưu, nhược nhất định
khi tham gia giao thông bằng đường thủy. Vì vậy đường thủy nội địa có những đặc
trưng riêng của nó không giống như các loại hình giao thông khác.
Báo hiệu đường thủy nội địa :
Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị
phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường
thuỷ nội địa.
Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
3
- Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy.
- Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí
nguy hiểm khác trên luồng.
- Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ
dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
Quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa bao gồm:
Khảo sát, theo dõi, thông báo tình trạng thực tế của luồng; tổ chức giao
thông; thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông
đường thuỷ nội địa.
Sửa chữa, bảo trì định kỳ hoặc đột xuất luồng, báo hiệu, thiết bị, công trình
phục vụ trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa, phương tiện dùng để quản lý,
bảo trì đường thủy nội địa; thanh thải vật chướng ngại; phòng, chống và khắc phục
hậu quả lụt, bão.
1.1.2. Sự cần thiết quản lý, bảo trì đường thủy nội địa:
Cùng với các loại hình hệ thống giao thông trên cả nước như đường không,
đường bộ, đường sắt thì hệ thống giao thông đường thủy nội địa có vị trí, vai trò rất
quan trọng trong hệ thống giao thông nước ta hiện nay. Đường thủy nội địa có tính
ưu việt là vận chuyển được khối lượng hàng hóa siêu trường, siêu trọng gấp nhiều
lần so với các loại hình giao thông khác mà giá thành vận chuyển lại thấp hơn
mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các phương thức vận tải khác. Đặc biệt là khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống sông, kênh chằng chịt đan xen nhau
tạo thành mạng lưới giao thông phong phú và đa dạng, do đó vận tải thủy phát triển
rất lớn chiếm tới hơn 70% khối lượng hàng hóa lưu thông trong vùng mang lại lợi
ích kinh tế cao cho toàn khu vực.
Xuất phát từ thực tế hiện nay, bên cạnh những ưu điểm mà sông kênh ban
tặng thì có một số biểu hiện buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đường thủy
nội địa của một số các cơ quan chức năng làm cho chất lượng giao thông thủy có
một số hạn chế nhất định, luồng tuyến chưa được thông thoáng, người tham gia
giao thông chưa thực sự an tâm về chất lượng và độ tin cậy về an toàn giao thông.
Vì vậy để đảm bảo cho phương tiện thủy lưu thông được an toàn, thông suốt thì
công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa là cần thiết để duy trì và đảm bảo giao
thông luôn được xuyên suốt cho phương tiện hoạt động trên các tuyến đường thủy
nội địa.
1.2.3. Vai trò của cơ quan quản lý đường thủy nội địa :
Vai trò của cơ quan quản lý đường thủy nội địa là quản lý nhà nước về lĩnh
vực đảm bảo an toàn giao thông bằng hệ thống các văn bản pháp luật về giao thông
đường thủy nội địa, có trách nhiệm phối hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ quan
chức năng và các ban ngành địa phương để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi
4
cản trở, xâm phạm đến lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên đường thủy nội địa
trên phạm vi được giao quản lý để giao thông được thông suốt.
Trong hoạt động giao thông thường ngày trên các tuyến đường giao thông
nói chung và giao thông đường thủy nội địa nói riêng thi thoảng lại có những vụ
việc vi phạm về trật tự an toàn giao thông xảy ra. Về đường thủy nội địa, nơi thì
tàu bè va chạm nhau chìm đắm gây ách tắc luồng; nơi thì phương tiện, chợ nổi hoạt
động trên sông lấn chiếm luồng tàu chạy và cũng có nơi nhà cửa xây cất lấn chiếm
hành lang bảo vệ luồng v.v Do vậy vai trò quản lý nhà nước của cơ quan quản lý
đường thủy nội địa phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết được vấn đề này là
rất quan trọng. Nếu làm tốt vai trò quản lý nhà nước trong vấn đề này thì giảm
thiểu được rất nhiều tổn thất đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân,
ngược lại nếu làm không tốt, buông lỏng công tác quản lý thì thiệt mà hậu quả nó
gây là rất lớn ảnh hưởng chung tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Do đó để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa phục vụ vận tải
thủy trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì vai trò quản lý nhà
nước của các cơ quan chuyên môn lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu và bức thiết
hơn bao giờ hết để giảm thiểu tối đa những thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhà
nước và nhân dân.
1.2. Quan điểm của Đảng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông :
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đề cập đến phát triển giao
thông : “Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơ bản
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường
hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cải tạo, nâng cấp và xây
dựng mới các công trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển thuỷ điện,
đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt của dân
cư và giảm nhẹ thiên tai”.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục nhấn mạnh :”Hoàn thiện kết
cấu hạ tầng cả nước. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư tập trung, dứt
điểm kiên quyết hoàn thành những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế then chốt
theo hướng hiện đại và tương đối đồng bộ ở các vùng động lực phát triển, các khu
công nghệ cao, các khu công nghiệp, khu kinh tế. Hoàn thiện cơ bản mạng lưới
giao thông thiết yếu, đường ven biển, đường vành đai biên giới”.
1.3. Pháp luật của Nhà nước về phát triển giao thông đường thuỷ nội
địa :
Luật Giao thông Đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004.
Trích Điều 5 của Luật Giao thông đường thủy nội địa như sau :
Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ
nội địa trên các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa trọng điểm, khu vực kinh tế
5
trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông đường thuỷ nội địa so với
các loại hình giao thông khác.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ
nội địa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyên
ngành và đầu tư kinh doanh, khai thác vận tải đường thuỷ nội địa để phát triển giao
thông đường thuỷ nội địa bền vững.
Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ Giao thông vận tải
qui định về quản lý đường thủy nội địa. Trích Điều 4 thông tư này về phân loại
đường thủy nội địa như sau :
Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia,
đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng.
1. Đường thuỷ nội địa quốc gia là tuyến đường thuỷ nội địa nối liền các
trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục
vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc tuyến đường thuỷ nội địa có hoạt
động vận tải thuỷ qua biên giới.
2. Đường thuỷ nội địa địa phương là tuyến đường thuỷ nội địa thuộc phạm
vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ yếu phục vụ
cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
3. Đường thuỷ nội địa chuyên dùng là luồng chạy tàu, thuyền nối liền vùng
nước cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng với đường thuỷ nội địa quốc gia hoặc
đường thuỷ nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ
chức, cá nhân đó.
Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải
qui định về hoạt động của Cảng, Bến thủy nội địa. Trích Điều 5 Thông tư này qui
định điều kiện hoạt động với bến khách ngang sông như sau :
1. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù
hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; có địa
hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện hoạt động an toàn, thuận lợi.
2. Có đường, cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an
toàn, thuận tiện; có đủ trang thiết bị để phương tiện neo buộc chắc chắn, an toàn;
có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm.
3. Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.
4. Có nơi chờ cho hành khách; có bảng nội quy và bảng niêm yết giá vé.
5. Đối với bến khách ngang sông được phép chở ô tô thì đường lên xuống
bến phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với loại ô tô được phép chở ngang
sông.
6
6. Được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này cấp
Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
Thông tư số 37/2010/TT-BGTVT ngày 1/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải
qui định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão, ứng phó với sự cố thiên tai
và cứu nạn trên đường thủy nội địa. Trích Điều 8 Thông tư này qui định Ban
phòng chống lụt bão cơ sở như sau :
1. Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cơ sở gồm: các đơn vị quản lý đường thủy
nội địa khu vực, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực; Thanh tra giao thông ĐTNĐ; các Doanh
nghiệp được đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, các
đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt
là Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cơ sở) do Thủ trưởng các đơn vị cơ sở thành lập.
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cơ sở chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ của
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cấp trên trực tiếp.
2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cơ sở:
a) Lập phương án PCLB & TKCN chi tiết phù hợp với điều kiện thực tế, và
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
b) Phối hợp, hiệp đồng với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp
thích hợp nhằm chủ động PCLB & TKCN trong phạm vi quản lý của đơn vị;
c) Trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra các kết cấu hạ tầng giao thông
đường thủy nội địa có liên quan đến công tác PCLB & TKCN; xác định các công
trình xung yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng của lụt, bão và sự cố thiên tai; kiểm tra
nhà cửa, kho tàng, vật liệu, trang thiết bị thi công, thông tin liên lạc, trang thiết bị,
vật tư dự phòng trước mùa mưa bão;
d) Trực tiếp và tham gia thực hiện các công việc sau:
- Trực tiếp chỉ huy ứng cứu, khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, lụt, sự cố
thiên tai và tai nạn gây ra; đảm bảo giao thông thông suốt và khôi phục sản xuất
nhanh nhất trong mọi tình huống;
- Lập hồ sơ thiết kế, dự toán đối với các công trình bảo vệ, gia cố, sửa chữa
khắc phục hậu quả bão, lụt, sự cố thiên tai, thảm họa; trực tiếp giám sát, chỉ đạo
việc sửa chữa, gia cố, bảo vệ các công trình;
- Mua sắm, tập kết và thường xuyên duy trì bảo quản các vật tư, trang thiết
bị, phương tiện dự phòng cho công tác PCLB & TKCN phù hợp, đúng tiến độ, số
lượng, chủng loại và chất lượng;
- Bố trí nhân lực, thực hiện chế độ trực ban, tuần tra, chốt gác công trình
xung yếu và các khu vực trọng điểm trong mùa mưa, bão.
đ) Thường xuyên liên lạc với Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cấp trên hoặc cơ
quan quản lý cấp trên để có thông tin nhanh nhất về tình hình bão, lụt, sự cố thiên
tai, thảm họa và tai nạn xảy ra;
7
e) Tổng kết, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân,
tập thể trong công tác PCLB & TKCN của đơn vị.
Tóm lại : Đường thuỷ nội địa cũng như các loại hình giao thông khác, khi
nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đưa vào quản lý khai thác phục vụ nhu cầu vận tải
thủy và phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì việc quản lý, bảo trì là nhiệm vụ
tất yếu để duy trì tuổi thọ của công trình và đảm bảo an toàn cho người và phương
tiện khi tham gia giao thông .
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY
NỘI ĐỊA CỦA ĐOẠN ĐOẠN QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY
NỘI ĐỊA SỐ 13 TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. Đặc điểm tình hình chung :
Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 tiền thân là Đoạn Quản lý Đường
sông số 5 được thành lập theo Quyết định số 121/QĐ-TC ngày 02/6/1977 của Phân
cục Đường sông. Qua nhiều lần đổi tên (nay là Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa
số 13) trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, là tổ chức sự nghiệp công lập
thừa hành nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường
thủy nội địa và thực hiện dịch vụ công ích sửa chữa, bảo trì đường thủy nội địa trên
các tuyến sông, kênh do trung ương quản lý thuộc địa bàn tỉnh An Giang, Kiên
Giang và một phần của thành phố Cần Thơ.
2.1.1. Về tuyến luồng:
Cả nước hiện nay có 6.658,6 km tuyến đường thủy nội địa quốc gia do Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý, bảo trì theo công bố tại Quyết định số
970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó theo phân
định của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tại Quyết định số 467/QĐ-CĐTNĐ
của ngày 30/6/2009 thì Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 được giao quản lý,
bảo trì 20 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 541,55km nằm trong vùng Tứ giác
Long Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần của thành phố
Cần Thơ. Bao gồm các tuyến :
1. Tuyến sông Hậu – 70,55km; 2. sông Hậu (nhánh cù lao Ông Hổ) –
10,8km; 3. sông Châu Đốc – 1,5km; 4. kênh Vĩnh Tế – 8,5km; 5. sông Vàm Nao –
6,5km; 6. sông Hậu (nhánh Năng Gù Thị Hòa) – 16km; 7. rạch Ông Chưởng –
21,8km; 8. rạch Khe Luông – 1,5km; 9. sông Cái Lớn – 13,6km; 10. sông Cái Bé
– 5,8km; 11. kênh Ông Hiển Tà Niên – 5,2km; 12. kênh Vành Đai – 8km; 13. kênh
Ba Hòn – 5km; 14. kênh Rạch Sỏi Hậu Giang – 59km; 15. kênh Tám Ngàn –
36km; 16. kênh Mặc Cần Dưng – 12,5km; 17. kênh Tri Tôn Hậu Giang – 57,5km;
18. kênh Rạch Giá Hà Tiên – 80,8km; 19. kênh Ba Thê – 57km; 20. kênh Rạch Giá
Long Xuyên– 64km.
8
Về hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa Đoạn đang quản lý, bảo trì thường
xuyên hàng năm :
*Tổng số báo hiệu : 1.617 (trong đó).
Báo hiệu trên bờ : 889 bộ.
- Loại cột Ф 160 cao 6m đến 8,5m gắn biển báo hiệu tình huống : 193 bộ
- Loại cột Ф 168 cao 6m gắn biển báo hiệu chướng ngại vật: 312 bộ
- Loại trụ đèn 12m, 18m gắn đăng tiêu ngã ba sông : 42 bộ.
Báo hiệu tình huống trên cầu : 536 biển
Báo hiệu dưới nước : 192 bộ
- Phao dẫn luồng ≥ Ф 1.200 : 144 bộ.
- Phao dẫn luồng ≥ Ф 1.600 : 48 bộ.
*Tổng số đèn báo hiệu điện : 637 đèn.
- Đèn lắp đặt trên báo hiệu bờ : 316 đèn.
- Đèn lắp đặt trên báo hiệu cầu : 144 đèn.
- Đèn lắp đặt trên báo hiệu dưới nước : 177 đèn.
* Phương tiện thủy phục vụ công tác : 16 chiếc, gồm :
- Tàu công tác từ 30 cv -:- 65 cv : 10 chiếc.
- Tàu công tác từ 174 cv -:- 287 cv : 02 chiếc.
- Tàu thả phao ≥ Ф 1.600 trên sông 294 cv : 01 chiếc.
- Ca nô cao tốc từ 85 cv -:- 115 cv : 03 chiếc.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
Quyết định số 212/QĐ-CĐTNĐ ngày 31/3/2009 của Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam qui định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Đoạn Quản lý ĐTNĐ
số 13 như sau:
* Thừa hành nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải
đường thủy nội địa trong phạm vi trách nhiệm được giao.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương để tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa; tổ
chức giải tỏa ách tắc giao thông và tham gia xử lý các vụ tai nạn giao thông đường
thủy nội địa.
- Chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tiến hành đo đạc,
cắm mốc chỉ giới trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên cơ sở phương án
kỹ thuật được Cục đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt.
9
- Tham gia giải quyết kịp thời nhiệm vụ khẩn cấp công tác phòng chống bão
lũ và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên đường thủy nội địa hoặc đảm bảo quốc phòng,
an ninh.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát, theo dõi các tuyến đường thủy
nội địa quốc gia, phát hiện kịp thời sự biến đổi luồng tuyến, vật chướng ngại và có
các biện pháp kịp thời bảo đảm an toàn giao thông cho phương tiện lưu thông trên
tuyến. Theo dõi thủy văn và lưu lượng vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa
quốc gia.
- Thông báo định kỳ tình trạng kỹ thuật tuyến luồng.
- Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa và chấp thuận phương án
bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy
nội địa.
- Đôn đốc, hướng dẫn chính quyền địa phương trong việc quản lý các bến
khách ngang sông theo quy định của pháp luật; phối hợp với chính quyền địa
phương trong việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông chống lấn
chiếm hành lang bảo vệ luồng trên đường thủy nội địa Quốc gia.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn giao thông đường thủy
nội địa theo nhiệm vụ được giao; giải quyết kịp thời nhiệm vụ khẩn cấp về bảo
đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
- Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan chức năng ờ Trung ương
và địa phương trong việc khắc phục sự cố về môi trường giao thông đường thủy
nội địa.
* Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia
trong phạm vị trách nhiệm được giao bao gồm :
- Xây dựng phương án kỹ thuật, lập kế hoạch và dự toán chi ngân sách vốn
sự nghiệp kinh tế hàng năm trình Cục Đường thủy nội Việt Nam phê duyệt.
- Căn cứ phương án kỹ thuật và dự toán công tác sửa chữa, bảo trì đường
thủy nội địa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện hoặc tổ chức lựa
chọn nhà thầu, ký hợp đồng với các doanh nghiệp để thực hiện.
2.1.3. Tổ chức bộ máy :
Về chính quyền:
Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 được thành lập và hình thành trên
cơ sở 04 phòng nghiệp vụ gồm: (phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kinh tế Kế
hoạch, phòng Kỹ thuật và phòng Kế toán tài vụ); 08 đơn vị Trạm Quản lý Đường
thủy nội địa trực thuộc (1. Trạm Quản lý ĐTNĐ Hòn Đất – quản lý 64,25km; 2.
Trạm Quản lý ĐTNĐ Kiên Lương – quản lý 52,5km; 3. Trạm Quản lý ĐTNĐ
Long Xuyên – quản lý 79,3km; 4. Trạm Quản lý ĐTNĐ Rạch Sỏi – quản lý
65,92km; 5. Trạm Quản lý ĐTNĐ Châu Đốc – quản lý 59,45km; 6. Trạm Quản lý
10
ĐTNĐ Châu Phú – quản lý 77,9km; 7. Trạm Quản lý ĐTNĐ Thạnh An – quản lý
62,03km; 8. Trạm Quản lý ĐTNĐ Tri Tôn – quản lý 80,2km) và 01 Đội Cơ khí
Công trình chuyên làm công tác sửa chữa báo hiệu, phương tiện cho các đơn vị.
Với tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị là 117 người, trải đều trên địa
bàn các tỉnh, thành phố như: An Giang, Kiên Giang và một phần thuộc thành phố
Cần Thơ.
Về tổ chức cơ sở Đảng:
Đảng bộ cơ sở Đoạn quản lý Đường thủy nội địa số 13 trực thuộc Đảng bộ
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, có 05 chi bộ trực thuộc (gồm: Chi bộ 1, 2, 3, 4,
5) nằm trên địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, và một phần thuộc thành phố
Cần Thơ. Toàn Đảng bộ hiện có 35 đàng viên chính thức và 02 đảng viên dự bị.
2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân :
2.2.1. Kết quả đạt được :
Trong thời gian qua lãnh đạo, viên chức và người lao động của Đoạn Quản
lý Đường thủy nội địa số 13 đã triển khai thực hiện công tác Quản lý, bảo trì
thường xuyên Đường thuỷ nội địa thuộc vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa
như sau :
* Công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa nâng cao hiệu quả sử dụng
kết cấu hạ tầng giao thông :
Hàng tuần các Trạm Quản lý Đường thủy nội địa trực thuộc cùng với
phương tiện, thiết bị dụng cụ chuyên dùng tiến hành kiểm tra tuyến bằng tàu công
tác trên phạm vi toàn tuyến được giao quản lý; kết hợp với công tác duy tu, bảo
dưỡng hệ thống báo hiệu, phát quang cây cối che khuất tầm nhìn báo hiệu, chỉnh,
trục phao về đúng vị trí theo phương án được duyệt. Trong quá trình kiểm tra thăm
tuyến làm việc địa phương ven sông về tuyên truyền pháp luật giao thông đường
thủy nội địa và kết hợp xử lý những phát sinh gây ảnh hưởng đến tuyến luồng.
Trong năm 2012 các đơn vị hoàn thành công tác kiểm tra tuyến thường
xuyên đúng định mức, định ngạch được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê
duyệt để đảm bảo an toàn giao thông thường xuyên thông suốt trên phạm vi được
giao quản lý 541,55km tuyến đường thủy nội địa quốc gia. Phát hiện, xử lý kịp thời
những tồn tại, phát sinh trên đường thủy nội địa quốc gia thuộc địa bàn tỉnh An
Giang, Kiên Giang và một phần thuộc thành phố Cần Thơ.
Bảo dưỡng, duy trì hệ thống phao tiêu, báo hiệu dẫn luồng 2 lần/năm theo
phương án đảm bảo giao thông được phê duyệt. Báo hiệu luôn đảm bảo màu sắc
hướng dẫn luồng cho phương tiện thủy lưu thông trên tuyến gồm: 1.617 báo hiệu
các loại, trong đó (báo hiệu gắn trên cột, trụ đèn, trên cầu và thước nước là 1.425
biển các loại; báo hiệu dưới nước 192 phao dẫn luồng; đèn năng lượng gắn trên
báo hiệu đường thủy nội địa là 637 đèn).
11
Định kỳ 1 tháng/lần phối hợp với các cơ quan chức năng và lực lượng liên
ngành của địa phương, tổ chức các đợt kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao
thông của cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, công trình xây dựng, chợ
nổi nhằm thiết lập trật tự an toàn giao thông trên tuyến, đảm bảo an toàn giao
thông thông suốt. Đặc biệt là xử lý các phương tiện neo đậu lấn chiếm luồng trong
phạm vi hành lang an toàn các cầu vượt sông, các trọng điểm diễn biến phức tạp về
mùa lũ và trong dịp lễ tết, lễ hội hàng năm.
Thường xuyên kiểm tra, đo dò luồng lạch, khảo sát tình trạng diễn biến của
luồng vào mùa nước kiệt trên các tuyến sông, kênh. Kịp thời lắp đặt bổ sung báo
hiệu thông báo chiều sâu hạn chế cho 07 đoạn cạn cục bộ, báo hiệu vật chướng
ngại nguy hiểm trên luồng cho 05 vị trí đang tồn tại và thông báo luồng bằng văn
bản trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho các phương thủy được biết
để lưu thông an toàn. Các tuyến kênh bị khan cạn cục bộ gây ảnh hưởng đến giao
thông thủy, số liệu cụ thể như sau:
TT
Tên sông, kênh
(vị trí đoạn cạn)
Bãi
cạn
Các đặc trưng của luồng năm 2012
Độ
sâu
(h)
Mực
nước
(H)
Cao
độ
(Z)
Chiề
u
rộng
(B)
Chiều
dài
(L)
Ngày
thán
g
đo
1
K. Ông Hiển Tà Niên
Km 0 -:- km 5+200
Đoạn
cạn
2,10 +0,60 -1,50 18 5.200 23/4
2
K. Rạch Giá Long
Xuyên Tại km
30+340
Mỏm đá 2,50 -0,20 -2,30 12 2,70 20/5
3
K. Rạch Giá Hà Tiên
Km 77+750 -:-
78+750
Đông
Hồ
2,60 +0,50 -2,10 22 1.000 24/3
4
KênhVĩnh Tế
Km 5+100 -:- km
8+600
Đoạn
cạn
1,80 +0,60 -1,20 22 3.500 24/3
6
Sông Hậu_nhánh
Năng Gù - Thọ Hòa
Km 7+600 -:- km
8+100
Đoạn
cạn
1,60 +0,30 -1,30 60 500 11/5
7
Kênh Mặc Cần Dưng
Km 5+00 -:- km
10+500
Đoạn
cạn
1,60 +0,30 -1,30 22 5.500 23/3
Thực hiện quản lý cơ sở hạ tầng, thống kê theo dõi mực nước, phương tiện,
thường trực đảm bảo ATGT và hướng dẫn pháp luật tại 08 Trạm Quản lý Đường
thủy nội địa và văn phòng Đoạn. Số liệu thống kê phương tiện lưu thông trên tuyến
của các trạm (từ 1/1/2012 đến 31/12/2012), thời gian thống kê 12 giờ/ngày, cụ thể
như sau:
12
- Phương tiện hàng hóa : Tổng số 860.123 lượt/năm với 43.434.090 tấn
hàng hóa thông qua. Bình quân là 2.356 lượt/ngày với 118.997 tấn hàng hóa tăng
10% so với cùng kỳ năm 2011. Các tuyến có lưu lượng lưu thông cao là kênh Rạch
Giá Hà Tiên với số liệu bình quân là 503 lượt/ngày, kênh Ông Hiển Tà Niên là 466
lượt/ngày, thấp nhất là kênh Tám Ngàn là 54 lượt/ngày.
- Phương tiện hành khách : Tổng số 37.309 lượt/năm với 1.196.322 ghế,
bình quân là 102 lượt/ngày với 3.277 ghế tăng 7% so với cùng kỳ 2011. Cao nhất
là tuyến Ông Hiển Tà Niên là 88 lượt/ngày, thấp nhất là kênh Vĩnh Tế 1 lượt/ngày.
Số liệu mực nước thuỷ văn các Trạm theo dõi được cập nhật như sau:
- Về mùa lũ mực nước thủy văn trên các tuyến sông, kênh lên chậm và còn
thấp hơn cùng kỳ năm 2011 từ (10 -:- 148)cm. Mực nước cao nhất tại Châu Đốc
trên sông Hậu đạt 290cm ngày 17/10/2012 thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 167cm.
- Về mùa kiệt nắng nóng kéo dài, mực nước thủy văn trên một số tuyến
sông, kênh đều xuống thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 từ (6 -:- 18)cm. Mực
nước thấp nhất tại Châu Đốc trên sông Hậu đạt -58cm ngày 30/4/2012, thấp hơn
cùng kỳ năm 2011 là 18cm.
Trạm
đọc
Sông kênh
Vị trí (km)
Hmax (cm) Hmin (cm)
Trị số
Thời gian
Cùng kỳ
2011
Trị số
Thời gian
Cùng kỳ
2011
Châu
Đốc
Ngã 3 Châu Đốc trên
sông Hậu (212+100)
290
17/10/2012
457
14/10/2011
-58
30/4/2012
-40
07/5/2011
Châu
Phú
Sông Hậu
N. Năng Gù Thị Hòa
12+00
242
30/9/2012
348
28/10/2011
-42
15/5/2012
-36
13/5/2011
Hòn
Đất
Kênh
Rạch Giá Hà Tiên
5+740
63
27/9/2012
83
30/10/2011
-24
26/4/2012
-25
15/6/2011
Kiên
Lương
Kênh
Rạch Giá Hà Tiên
Km 59+740
73
30/9/2012
182
31/11/2011
30
26/6/2012
18
28/7/2011
Long
Xuyên
K. Rạch Giá Long
Xuyên
1+400
231
19/9/2012
298
27/10/2011
-30
11/5/2012
-40
12/5/2011
Thạnh
An
K.Rạch Sỏi Hậu Giang
26+920
104
30/9/2012
176
31/10/2011
02
17/4/2012
-3
28/4/2011
Tri
Tôn
K. Tri Tôn Hậu Giang
26+620
153
30/9/2012
263
23/10/2011
-13
14/5/2012
-15
26/5/2011
Rạch
Sỏi
K. Ông Hiển Tà Niên
5+00
145
21/9/2012
150
01/11/2011
-05
06/5/2012
-10
11/6/2011
Một số tuyến đường thủy nội địa quốc gia đang có công trình thi công và
khai thác, có hồ sơ phương án thi công theo qui định:
13
- Tuyến kênh Tri Tôn Hậu Giang, kênh Tám Ngàn thuộc dự án Phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (WB5) đang triển khai thi công
nạo vét mở rộng luồng chạy tàu với kích thước nạo vét như sau: Chiều rộng đáy
luồng tàu : B=26m; độ sâu chạy tàu : H=3m ứng với mực nước tần suất P=95%;
mái dốc nạo vét : m=2,5m; bán kính cong nhỏ nhất : Rmin = 300m.
- Trên sông Hậu hiện có 07 ví trí của các doanh nghiệp khai thác cát trên
sông được UBND tỉnh An Giang cấp giấy phép khai thác tài nguyên cát sông. Vị
trí khai thác hầu hết đều nằm giữa sông lấn vào luồng chạy tàu.
- Cống ngăn mặn Ba Hòn tại km 5+00 kênh Ba Hòn đóng, mở theo thủy
triều để ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng. Vì vậy giao thông thủy khu vực
này thường xuyên bị ách tắc luồng đoạn từ cống Ba Hòn trở ra cửa biển và ngược
lại.
- Chủ đầu tư Sở Nông nghiệp và phiển Nông thôn An Giang đang tổ chức thi
công xử lý chống sạt lở bờ sông trên tuyến sông Hậu đoạn từ km 160+860 -:- km
160+963 bờ hữu; đoạn từ km 159+469 -:- km 159+531 phía bờ hữu thuộc phường
Bình Khánh, Bình Đức TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Ngoài công tác quản lý, bảo trì thường xuyên, Đoạn còn giao cho Đội Cơ
khí Công trình và hợp đồng với các công ty có chức năng thi công các hạng mục
công trình không thường xuyên Cục giao phục vụ công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông, bao gồm :
- Công trình sản xuất, thay thế báo hiệu hư hỏng trên tuyến kênh Rạch Giá
Long Xuyên, kênh Ba Thê, kênh Rạch Sỏi Hậu Giang, kênh Tri Tôn Hậu Giang,
nhánh Năng Gù Thị Hòa, rạch Ông Chưởng, sông Hậu : 12 bộ.
- Công trình sửa chữa, di dời báo hiệu bị xói lở chân móng trên tuyến kênh
Ba Thê, kênh Rạch Sỏi Hậu Giang, kênh Rạch Giá Hà Tiên, nhánh Năng Gù Thị
Hòa, sông Hậu : 11 vị trí.
- Công trình thanh thải vật chướng ngại cầu tàu bê tông cốt thép cũ từ thời
chế độ cũ bị hư hỏng không còn sử dụng nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ
luồng tàu chạy tại km 60+500 bờ hữu kênh Rạch Giá Hà Tiên: 01 vị trí.
- Công trình sửa chữa, khôi phục mốc cao độ bị mất mát, hư hòng kênh Tri
Tôn Hậu Giang, kênh Mặc Cần Dưng, kênh Tám Ngàn : 74,5km.
- Công trình sửa chữa, nâng cấp nhà Trạm Quản lý Đường thủy nội địa Châu
Phú – xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang : 1 công trình.
* Công tác an toàn giao thông :
Tổ chức tuyên truyền triển khai Luật Giao thông đường thuỷ nội địa đến 124
xã, phường ven sông và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giao thông thuỷ.
Phối hợp Ban an toàn giao thông tỉnh An Giang, Kiên Giang thực hiện ra quân
tháng an toàn giao thông hàng năm cùng với các cơ quan chức năng, các cấp chính
14
quyền địa phương trên phạm vi quản lý, mục đích là tuyên truyền và tác động sâu
rộng đến ý thức người dân khi tham gia giao thông trên đường thủy nội địa.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Long Xuyên về việc hỗ trợ đảm
bảo giao thông thủy khu vực sạt lở bờ sông Hậu phía bờ hữu thuộc phường Bình
Đức, thành phố Long Xuyên. Đoạn Quản lý Đường thủy nội địa số 13 đã khẩn
trương lắp đặt 02 bộ phao đèn hướng dẫn luồng cho phương tiện lưu thông ngoài
hàng phao khu vực sạt lở, tránh đi sát bờ vị trí xói lở tạo thành dòng nước chảy siết
nguy hiểm đến người và phương tiện.
Từ năm 2010 -:- 2012 phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa
phương tổ chức 03 hội nghị An toàn giao thông : 01 hội nghị tại huyện Tân Hiệp,
tỉnh Kiên Giang, 02 hội nghị tại huyện Chợ Mới và huyện Châu Thành tỉnh An
Giang có nội dung về bảo vệ hành lang, chống lấn chiếm luồng trong kênh và bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông được các tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan tham
gia tích cực.
Qua các lần Hội nghị an toàn giao thông cho thấy hình thức tuyên truyền
này rất có hiệu quả, cơ quan chức năng đã trực tiếp giải đáp những kiến nghị của
người dân trong lĩnh vực pháp luật giao thông đường thủy nội và tiếp thu những ý
kiến đóng góp thiết thực của tổ chức, cá nhân về một số văn bản pháp luật còn bất
cập, chồng chéo trong công tác quản lý của ngành để kiến nghị lên cấp có thẩm
quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của các
địa phương .
Thường xuyên theo dõi, cập nhật tổng hợp báo cáo của đơn vị cấp dưới về
diễn biến luồng đang xảy ra trên tuyến để kịp thời thông báo hướng dẫn luồng vận
tải bị hạn chế trên các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ cho các tổ chức, cá
nhân tham gia giao thông biết để có phương án giao thông thích hợp cho mình.
Trong năm 2012 thông báo hướng dẫn luồng vận tải về an toàn giao thông trên một
số tuyến quản lý 56 lần.
Trên phạm vi quản lý trong năm 2012 xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông và 06
sự cố giao thông thủy làm chết 4 người; so với cùng kỳ năm 2011 giảm 09 vụ, số
người chết giảm 01. Đánh giá nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông: Vi phạm qui
tắc tránh vượt 08 vụ (40 %); sự cố tai nạn giao thông như phương tiện bị mắc cạn
trên luồng 3 vụ ( 15% ); nguyên nhân khác như phương tiện bị phá nước chìm, bị
nghiêng khi lên xuống hàng nước vô hầm máy bị chìm, rác cuốn vào chân vịt đâm
vào bờ 09 vụ (55%); không có tai nạn, sự cố nào do nguyên nhân chủ quan từ
công tác quản lý luồng.
* Công tác phòng chống bão lũ cứu nạn, cứu hộ :
Xây dựng phương án chi tiết công tác phòng, chống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn
từ Đoạn đến các đơn vị trực thuộc trước khi lũ về. Gia cố vững chắc 09 vị trí neo
đậu phương tiện của các Trạm, Đội đảm bảo an toàn cho khu vực bến để phương
tiện, thiết bị sẵn sàng làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào khi lũ bão ảnh hưởng trực tiếp
15
tới khu vực trên địa bàn nhằm hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại về tài sản, cơ sở vật
chất cũng như con người.
Chủ động tiến hành phân bổ kinh phí cho các đơn vị ngay sau khi có quyết
định phê duyệt phương án và dự toán công tác phòng chống lụt, bão của cấp trên
để kịp thời mua vật tư, nhiên liệu triển khai các biện pháp phòng, chống, nhằm
giảm thiểu các thiệt hại thấp nhất khi lũ bão gây ra.
Lập kế hoạch phối hợp với các địa phương ven sông, kênh triển khai công
tác phòng, chống bão lũ, bố trí tàu công tác thường trực hỗ trợ công tác cứu hộ tại
các khu vực xung yếu, nguy hiểm trên địa bàn quản lý như các khu vực cầu bắc
qua sông, khu vực cua cong nguy hiểm, những đoạn sông thường có dòng xoáy
nước chảy mạnh phương tiện, nhà cửa dễ bị nước cuốn trôi bao gồm 03 khu vực :
cầu Cái Sắn, cầu Rạch Sỏi và cầu 13.
Thường xuyên theo dõi tình hình thủy văn, khi mực nước tại Châu Đốc đạt
báo động cấp I (3,0m) hoặc mưa bão ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn quản lý tất cả
các đơn vị từ văn phòng Đoạn đến các Trạm trực thuộc bố trí người và phương tiện
thường trực 24/24h, nắm bắt thông tin chỉ đạo của cấp trên, của địa phương về diễn
biến bão lũ xảy ra để chủ động ứng phó.
Triển khai lắp đặt bổ sung 02 báo hiệu dẫn luồng tại khu vực cầu 13 kênh
Tri Tôn Hậu Giang; đây là một trong những khu vực ngã tư rất nguy hiểm giao
nhau giữa kênh Tám Ngàn và kênh Tri Tôn Hậu Giang tạo thành dòng nước xoáy
chảy mạnh ngay chân cầu; hàng năm đều xảy ra tai nạn chìm đắm phương tiện khu
vục này.
Thu hồi 30 bộ phao bãi cạn Ф 1300 trên sông Hậu, điều chỉnh 48 phao dẫn
luồng ≥ Ф 1600 trên sông Hậu và sông Vàm Nao về sát bờ khi mùa lũ về, tránh để
lũ cuốn trôi gây hư hỏng mất mát như các năm trước. Phương tiện công tác và
nhân lực luôn thường trực sẵn sàng triển khai ứng phó với mọi tình huống bão, lũ
xảy ra; chấp hành nghiêm chỉnh công điện của Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão
của cấp trên và địa phương khi có lệnh điều động ứng cứu các địa phương nằm
trong vùng bị thiệt hại do lũ, lụt gây ra.
* Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật :
Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và ký cam kết bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ : 431 lần/năm.
Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp xã, phường, thị trấn về giải
quyết các vấn đề liên quan đến đảm bảo, trật tự an toàn giao thông trên tuyến : 220
lần/năm.
Duy trì thường xuyên biển pa nô tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy
nội địa trên tuyến : 20 vị trí.
Triển khai tờ rơi tại các bến khách ngang sông về “ Mặc áo phao, sử dụng
cặp phao và dụng cụ nổi khi đi đò “ : 372 tờ/năm.
16
Dán Áp phích “ Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông ĐTNĐ “ tại các
bến phà, đò, khu dân cư : 240 tờ/năm.
Cấp phát tờ rơi “ tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủy
cho các xã ven sông để tuyên truyền : 500 tờ/năm.
Cấp phát cuốn luật giao thông ĐTNĐ cho các xã, phường: 150 cuốn/năm.
Dán Áp phích “ nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông ĐTNĐ là trách
nhiệm của mọi người “ tại các nơi công cộng : 90 tờ/năm.
Tuyên truyền trực tiếp Luật Giao thông ĐTNĐ đối với các bến khách ngang
sông, bến đò dọc tuyến, người tham gia giao thông: 269 lần/năm .
* Công tác phối, kết hợp với các cơ quan, ban, ngành địa phương kiểm
tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT trên tuyến :
Phối hợp với các đơn vị liên ngành gồm: Cảnh sát giao thông đường thủy
tỉnh An Giang, Chi cục Đăng kiểm An Giang, Thanh tra giao thông tỉnh An Giang,
Đội Thanh tra GTĐTNĐ số 7, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực IV và các đơn vị liên
ngành tỉnh Kiên Giang, thành phố Cần Thơ. Tồng kiểm tra trong năm 2012: 1550
trường hợp, trong đó đã xử lý như sau:
- Giải tỏa phương tiện đậu trên luồng, khu vực chợ nổi trên sông: 319 lượt
phương tiện.
- Kiểm tra, nhắc nhở các bến khách ngang sông về đảm bảo an toàn, trang
thiết bị trên phương tiện, bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn : 70 lượt bến.
- Kiểm tra bến thủy nội địa về giấy phép hoạt động của bến và công tác đảm
bảo an toàn giao thông, thường xuyên duy trì bảo dưỡng báo hiệu tại bến : 170 bến.
- Kiểm tra bến khách ngang sông ( cả bến phà ) về đảm bảo trật tự an toàn
giao thông, trang thiết bị, bằng cấp chứng chỉ chuyên môn : 233 trường hợp.
- Ký cam kết đối với các bến khách ngang sông thực hiện các quy định về
đảm bảo, trật tự an toàn giao thông đối với bến, phương tiện : 375 trường hợp;
- Lập biên bản đình chỉ thi công đối với phương tiện nạo vét luồng khi chưa
có phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy : 1 trường hợp;
- Lập biên bản giải tỏa chà, đáy cá trên tuyến : 17 trường hợp;
- Lập biên bản vi phạm về xây dựng kè, đổ đất đá, xây dựng nhà sàn trên
hành lang bảo vệ luồng : 19 trường hợp;
- Kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở đơn vị thi công công trình cầu kênh E lắp
đặt báo hiệu theo quy định : 8 lần;
- Lập biên bản đình chỉ việc sửa chữa và thi công nhà sàn trên hành lang bảo
vệ luồng 13 trường hợp, xử lý vi phạm 5 trường hợp.
- Hướng dẫn đơn vị thi công công trình cầu lắp đặt báo hiệu trên cầu, nhằm
đảm bảo an toàn giao thông thủy : 4 lần.
17
- Lập biên bản đình chỉ thi công nhà ven sông trên hành lang bảo vệ luồng :
4 trường hợp.
- Hướng dẫn phương tiện bơm hút cát thực hiện các biện pháp về đảm bảo
an toàn, làm thủ tục xin phép theo quy định : 16 trường hợp.
- Lập biên bản đối với trường hợp xây dựng công trình cầu vượt sông khi
chưa có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông thủy và chưa thực hiện
phương án đảm bảo an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền duyệt : 13 trường
hợp.
Tổng hợp giá trị sản lượng thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì thường
xuyên trên 20 tuyến đường thủy nội địa quốc gia từ năm 2010 -:- 2012 như sau :
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
TT Hạng mục Khối
lượng
Giá trị
(triệu
đồng)
Khối
lượng
Giá trị
(triệu
đồng)
Khối
lượng
Giá trị
(triệu
đồng)
Tổng số 14.808 17.826 17.890
I Các công trình Quản
lý, bảo trì thường
xuyên.
14.145 14.846 16.075
1 Quản lý, duy tu
thường thường xuyên
568,7km 11.585 568,7km 13.976 541,5
km
16.075
2 Khảo sát thông báo
luồng
85,8km 685 57km 537
3 Nạo vét đảm bảo giao
thông
40.000m
3
1.875 7.000m
3
351
II Các công trình
không thường xuyên
663 2.980 1.815
1 Sản xuất, thay thế báo
hiệu.
5phao 199 14bộ 510 12bộ 368
2 Sửa chữa, di dời báo
hiệu.
1trụ đèn 91 15cột 499 11cột 380
3 Thanh thải vật chướng
ngại trên luồng
1vị trí 146 1vị trí 155
18
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
TT Hạng mục Khối
lượng
Giá trị
(triệu
đồng)
Khối
lượng
Giá trị
(triệu
đồng)
Khối
lượng
Giá trị
(triệu
đồng)
4 Khôi phục mốc cao độ 74,5km 80
5 Đóng mới tàu công
tác
1chiếc 1.065
6 Sửa chữa phương tiện
thủy
1 chiếc 197 2 chiếc 410 4 chiếc 550
7 Sửa chữa nhà Trạm 1trạm 146 1trạm 320 1trạm 228
8 Công tác phòng chống
lụt, bão
1 năm 30 1 năm 30 1 năm 54
So với kế hoạch giao Đạt 100% Đạt 100% Đạt 100%
Giá trị sản lượng nhà nước đầu tư cho Đường thủy nội địa hàng năm đều
tăng, nhưng do giá vật tư, nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, nên việc việc đầu tư nâng cao năng lực và hiệu quản lý của ngành vẫn
chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại, chưa giải quyết triệt để các tồn tại trên
tuyến.
* Công tác lãnh đạo chính trị, tư tưởng:
Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo
đức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ công nhân viên phát huy truyền thống yêu
nước của dân tộc. Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ công nhân viên nắm vững
và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan.
Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, những biểu hiện mất dân chủ, thiếu tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ
chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán
bộ, đảng viên.
Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống nâng cao tính
tiên phong gương mẫu, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề ra
và thực hiện các biện pháp có hiệu lực chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa
cá nhân; ngăn chặn các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những biểu
hiện tiêu cực khác.
* Công tác tổ chức - cán bộ:
19
Đảng bộ phối hợp với chính quyền thực hiện hoàn tất công tác quy hoạch
cán bộ giai 2011-2016 và giai đoạn 2016-2021; xây dựng củng cố bộ máy tổ chức,
cán bộ ở các đơn vị cơ sở, nhất là công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ,
đảng viên trẻ, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lý,
có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tác dụng và
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Từ đầu năm 2012 cho đến nay, Đảng bộ chỉ đạo Chính quyền, đoàn thể thực
hiện tốt công tác bổ nhiệm cán bộ, bổ nhiệm lại cán bộ, điều động, thôi giữ chức
vụ cán bộ theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết
định số 61/QĐ-BCSBGTVT ngày 11/6/2009 của Ban Cán sự Đảng bộ GTVT,
Quyết định số 1688/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2009 của Bộ Giao thông Vận tải về
việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm
cán bộ và Quyết định số 1583/QĐ-CĐS ngày 13/12/2007 của Cục Đường sông
Việt Nam (nay là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) về công tác bổ nhiệm và bổ
nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý. Với tổng số: 09 cán bộ.
* Công tác chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên :
Mua bảo hiểm tai nạn cho toàn thể cán bộ, công nân viên Đoạn với tổng giá
trị: 6.338.000, đồng.
Trang bị bảo hộ lao động và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm: 92.600.000,
đồng.
Tổ chức 01 đợt tham quan du lịch tại Ninh Chữ, Đà Lạt cho 50 cán bộ, công
nân viên với kinh phí là: 100.466.000, đồng.
Tổ chức thăm hỏi ốm đau đối với cán bộ, công nân viên: 9.985.000, đồng.
Thăm viếng việc hiếu với số tiền: 13.025.000, đồng
Mua tặng phẩm tặng quà cưới cho cán bộ, công nân viên: 4.000.000, đồng .
Mua quà tết cho Ban chấp hành, tổ trưởng và đoàn viên Công đoàn :
38.140.000, đồng.
Tặng quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu số
tiền là : 24.600.000, đồng.
Tặng thưởng cho con cán bộ, công nân viên đạt học sinh giỏi năm học 2011
-:- 2012 : 8.650.000, đồng.
Tặng quà cho nữ cán bộ, công nân viên nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và
ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 số tiền : 4.000.000, đồng.
Kêu gọi đoàn viên công đoàn trong đơn vị ủng hộ 2 trường hợp bị bệnh nặng
với tổng số tiền: 23.050.000, đồng.
Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi và tặng quà các đồng chí là con thương binh, liệt
sĩ nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947-:-27/7/2012) số
tiền : 4.500.000, đồng.
20
* Công tác thi đua, phong trào, đoàn thể :
Tổ chức phong trào thi đấu hội thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của
đất nước năm 2012 như 67 năm ngày độc lập lập dân tộc, 56 năm ngày thành lập
ngành Đường thủy nội địa Việt Nam và 35 năm ngày thành lập Đoạn QLĐTNĐ số
13 gồm các môn ( cầu lông, bơi lội, cờ tướng ) được tất cả các đơn vị nhiệt tình
hưởng ứng tham gia.
100% cán bộ công nhân viên trong đơn vị đăng ký “ gương mẫu chấp hành
pháp luật về ATGT và xây dựng văn hóa giao thông” do Ban ATGT tỉnh An Giang
tổ chức.
Đoàn Thanh niên phối hợp tổ chức 2 đợt giao hữu bóng đá với Đoàn Thanh
niên các đơn vị trên địa bàn như Đoàn Thanh niên Sở GTVT An Giang, Chi cục
Thủy lợi An Giang, Trung tâm Viễn thông huyện Vĩnh Thạnh TP Cần Thơ nhằm
tạo mối tình đoàn kết khí thế thi đua và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị .
Ngoài ra Đoạn còn hưởng ứng quyên góp ủng hộ chương trình “ chung tay
khắc phục bom mìn sau chiến tranh” và ủng hộ xây dựng khu di tích Truông bồn
với số tiền là 24.896.000, đồng. Ủng hộ quĩ đền ơn đáp nghĩa tại địa phương số
tiền 1.000.000, đồng .
* Công tác thi đua khen thưởng : Được cấp trên khen thưởng tập thể và cá
nhân các danh hiệu như sau :
- Cấp Bộ : Bằng khen Bộ GTVT tặng 3 tập thể và 2 cá nhân.
- Cấp Cục : Giấy khen Cục ĐTNĐVN tặng 11 thể và 3 cá nhân.
- Địa phương : Bằng khen của UBND tỉnh Kiên Giang tặng 3 tập thể và 3 cá
nhân. Ban ATGT tỉnh An Giang, Kiên giang tặng giấy khen 2 tập thể, 6 cá nhân.
Ngoài ra các danh hiệu tuyến mẫu, Trạm mẫu : 100% đơn vị Trạm Quản lý
Đường thủy Nội địa đạt danh hiệu tuyến mẫu, Trạm mẫu năm 2012.
2.2.2. Nguyên nhân của những thành tích đạt được là :
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát về nghiệp vụ chuyên môn cũng như các
phương án bố trí nguồn vốn thực hiện kế hoạch từ Cục, Chi cục xuống các đơn vị
cơ sở được kịp thời thông suốt .
Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ, Chính quyền Đoạn Quản lý
Đường thủy nội địa số 13 trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng
bộ, chi bộ, các văn bản qui phạm pháp luật của ngành và hướng dẫn nghiệp vụ của
cấp trên; giải quyết kịp thời có kết quả những vấn đề mới phát sinh.
Sự phối hợp, quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, các ban
ngành có liên quan ngày càng cao và chặt chẽ. Đặc biệt là giữa Đoạn, Trạm với
Ban ATGT, Sở GTVT, Cảnh sát Giao thông Đường thủy tình An Giang, Kiên
Giang, Đội Thanh tra Giao thông ĐTNĐ số 7 và các ban ngành, chính quyền địa
phương trên địa bàn.
21
Công tác an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu, các đơn vị đều thể
hiện tình thần trách nhiệm cao trong vai trò quản lý đảm bảo tuyến luồng thông
suốt, các sự cố tai nạn gây ách tắc giao thông trên tuyến đều được các đơn vị báo
cáo kịp thời với cấp trên, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng giải quyết
triệt để, điều tiết phân luồng không để ùn tắc giao thông, xử lý kịp thời các tình
huống phát sinh.
Hàng năm đơn vị đều chú trọng công tác đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng giao
thông; thanh thải vật chướng ngại trên luồng; sửa chữa phương tiện công tác, văn
phòng làm việc cho các Trạm góp phần nâng cao chất lượng luồng tuyến và công
tác quản lý của đơn vị.
Tập thể đơn vị có tinh thần đoàn kết, cán bộ công nhân viên luôn có tinh
thần xây dựng đơn vị ngày một phát triển, bản thân mỗi người luôn cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Công tác chăm lo cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên được chú
trọng. Chế độ, chính sách người lao động được thực hiện kịp thời đúng qui định;
các phòng trào thi đua luôn được duy trì và phát huy liên tục hàng năm.
Tư tưởng của tất cả cán bộ, đảng viên ổn định, an tâm trong công tác cùng
với sự đoàn kết gắn bó trong Đảng bộ với tất cả nhân viên trong đơn vị.
Tất cả các đơn vị trực thuộc đều được kết nối internet, được cung cấp tin tức
qua báo địa phương, báo ngành, báo điện tử v.v… đời sống tinh thần dược cải
thiện, tính dân chủ trong cơ quan được phát huy cao nên đã tạo sự đoàn kết, nhất
trí cao trong thực hiện nhiệm vụ.
2.3. Những mặt hạn chế và nguyên nhân :
2.3.1. Những mặt hạn chế :
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, còn một số cán bộ
chủ chốt chưa là đảng viên chưa thực sự quán triệt được những chủ trương, Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng bộ và cấp trên, nên việc thực hiện nhiệm vụ còn thiếu
đồng bộ .
Công tác điều hành triển khai thực hiện kế hoạch tại một số đơn vị chưa kịp
thời dẫn tới việc thực hiện tiến độ còn chậm, chất lượng, hiệu quả chưa cao, chưa
khoa học.
Trình độ năng lực của một số cán bộ, công nhân viên còn hạn chế, chưa có
tinh thần chịu khó học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng
được yêu cầu hiện tại dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, ảnh hưởng chung đến
năng suất lao động của đơn vị .
Công tác cải cách hành chính ở một số lĩnh vực chuyên môn chưa có sự
chuyển biến tích cực, việc triển khai còn chậm và mang tính hình thức, chưa đạt
hiệu quả.
22
Một số chi bộ chưa làm tốt vai trò tuyên truyền, quản lý, giáo dục và kiểm
tra, giám sát tại cơ sở làm cho một số cán bộ, đảng viên chưa có nhận thức đúng
đắn về tư tưởng và phẩm chất chính trị chưa vững vàng, dẫn đến những việc làm
và hành động chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn .
Một số vấn đề tồn tại trên tuyến hiện nay như sau :
- Về báo hiệu đường thủy nội địa :
Hệ thống báo hiệu nằm trong khu vực nhà máy xi măng Hà Tiên 2 trên kênh
Ba Hòn, nhà máy xi măng Cần Thơ trên kênh Rạch Sỏi Hậu Giang, báo hiệu màu
sắc luôn bị nhanh phai mờ nhanh do bụi xi măng; các tấm năng lượng mặt trời
thường xuyên bị khói bụi xi măng bám vào gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu
ánh sáng mặt trời để nạp điện bình ắc qui của đèn báo hiệu.
Vào mùa lũ một số vị trí móng báo hiệu bờ trên tuyến kênh Vĩnh Tế, kênh
Tri Tôn Hậu Giang, sông Hậu_nhánh Năng Gù Thị Hòa, sông Châu Đốc thường bị
ngập dưới mực nước lũ (0,5 -:- 1,0)m trong khoảng thời gian từ 40 đến 50 ngày, dễ
bị xói lở chân móng dẫn đến gây ngả đổ báo hiệu.
Báo hiệu do các đơn vị ngoài ngành lắp đặt cho các công trình vượt sông
trên tuyến chưa thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng báo hiệu ĐTNĐ theo định kỳ;
một số vị trí báo hiệu bị cây cối che khuất tầm nhìn làm mất tác dụng của báo hiệu.
Phao báo hiệu giới hạn vùng nước thi công lắp đặt trên tuyến tại các khu vực
khai thác cát trên sông Hậu của các Doanh nghiệp trên địa bàn không đảm bảo
đúng kích thước theo qui định hiện hành.
- Về vật chướng ngại còn tồn tại trên tuyến chưa có kinh phí để khắc phục:
Vật chướng ngại (các khối bê tông cầu 13 cũ) nằm trong khoang thông
thuyền cầu 13 phía bờ hữu tại km 26+617 kênh Tri Tôn Hậu Giang .
Tại km 0+850 kênh Rạch Giá Long Xuyên (vị trí cầu Nguyễn Trung Trực
mới) đang tồn tại vật chướng ngại gồm: 03 cọc gỗ và 01 cọc bê tông, cách mép
ngoài trụ cầu mới phía bờ tả ra luồng từ 9,6m đến 12m, cao trình đỉnh vật chướng
ngại bất lợi nhất -2,93m, thuộc phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Vật chướng ngại (mỏm đá ngầm) tại km 30+340 bờ tả kênh Rạch Giá Long
Xuyên nằm trong luồng chạy tàu, cao trình đỉnh vật chướng ngại = -2,3m thuộc thị
trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
02 mố trụ cầu cũ (cầu Vịnh Tre) tại km 0+050 kênh Tri Tôn Hậu Giang nằm
trong dự án cải tạo nạo vét luồng chưa thanh thải đến cao trình qui định; cao trình
đỉnh vật chướng ngại đang tồn từ (-2,2 đến -2,5)m.
02 mố đá ngầm tại km 7+060 và 7+080 bờ hữu kênh Tám Ngàn, cao trình
đỉnh mỏm đá -0,1m nằm cách mép luồng 2m.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế là do:
23
Mối quan hệ làm việc giữa ban lãnh đạo, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị
trực thuộc chưa thường xuyên, kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu công việc trong thực
tiễn hiện nay.
Tác phong làm việc, chấp hành nội qui, qui chế giờ giấc làm việc của một số
cán bộ, công nhân viên chưa cao, trong đó có cả những cán bộ chủ chốt của đơn vị.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất chính trị, tư tưởng đối với cán
bộ, đảng viên còn hạn chế, chưa triệt để và chưa tạo được sự thống nhất chung.
Một số cán bộ chủ chốt của các đơn vị trực thuộc chưa gương mẫu trong
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; còn tình trạng buông lỏng quản lý, giao việc cho
cấp dưới làm không kiểm tra, giám sát dẫn đến công việc chậm trễ, tồn đọng thậm
chí bỏ bê công việc không thực hiện gây ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ kế
hoạch cấp trên giao.
Công tác kiểm tra, giám sát của các phòng nghiệp vụ chuyên môn còn thiếu
tính chủ động, chưa kịp thời xuống cơ sở để chỉ đạo giám sát công việc mà cấp
trên giao, còn tình trạng nghe báo cáo đế đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch của
các đơn vị.
Tư duy và phương thức hoạt động của một số ít cán bộ chủ chốt còn bảo thủ,
chậm đổi mới, chưa có sự đột phá rõ rệt trong điều hành chỉ đạo và giải quyết sự
việc.
Kinh phí đầu tư cho hạ tầng giao thông đường thủy nội địa chưa được chú
trọng, hàng năm chỉ đáp ứng được công tác quản lý, bảo trì là chủ yếu. Chưa có
những dự án mang tính đột phá để nâng cấp toàn diện hệ thống giao thông đường
thủy.
2.4. Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản lý:
Thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện nội qui, qui chế, qui chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị để phát huy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức chấp hành kỷ
luật lao động của CB-CNV.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban, đơn
vị để tìm ra các thiếu sót, sơ hở và kịp thời chấn chỉnh nhằm hoàn thành tốt công
việc và nâng cao trình độ chuyên môn.
Tăng cường hơn nữa ý thức dân chủ, ý thức trách nhiệm đối với tập thể, đối
với công việc được giao của CB-CNV tạo ra sức mạnh đoàn kết nội bộ nhằm hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn kết trong
đơn vị và chịu trách nhiệm trước cấp trên về công tác điều hành thuộc cá nhân
cũng như phát huy tính chủ động, kịp thời từ Đoạn đến các đơn vị Trạm, Đội và
các phòng nghiệp vụ .
Chú trọng yếu tố con người trong thực hiện nhiệm vụ, từ đó có hướng quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng các nhân tố tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu công việc
ngày càng cao.
24
Cải cách thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các
nội qui, qui chế hàng năm của cơ quan phù hợp với tình hình hiện tại theo đúng qui
định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của đơn vị.
Trước tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội phát triển và những yêu cầu cấp
bách đòi hỏi tập thể Đảng bộ, Chính quyền luôn quan tâm sâu sát cơ sở, bám sát
Nghị quyết của Đảng, vận dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của đơn
vị để thực hiện.
Phải giữ gìn đoàn kết thống nhất trong nội bộ, trước hết là trong Đảng bộ,
Chi bộ. Đồng thời đấu tranh ngăn chặn, không chấp nhận bè phái trong nội bộ, kịp
thời đấu tranh với những biểu hiện nghi ngờ ảnh hưởng đến sức mạnh đoàn kết của
tập thể.
Luôn luôn đổi mới phương thức và nâng cao năng lực công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành công việc của Chi uỷ và có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, đảng viên
phù hợp với nhiệm vụ được giao trong tình hình hiện nay.
Tóm lại : Mặc dù địa bàn quản lý rộng, việc nắm bắt thông tin diễn biến trên
luồng còn hạn chế do các đơn vị nằm trải dài trên tuyến quản lý thuộc các tỉnh có
liên quan, nên công tác chỉ đạo điều hành có nhiều khó khăn nhất định. Nhưng với
tinh thần quyết tâm bám truyến, bám luồng là nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao
thông thường xuyên luôn được đặt lên hàng đầu, tập thể cán bộ, công nhân viên
Đoạn đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao.
CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐẾN NĂM
2020 CỦA ĐOẠN QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA SỐ 13 :
3.1. Mục tiêu :
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo trì đường
thủy nội địa của đơn vị. Xây dựng chương trình hành động cho từng giai đoạn cụ
thể, tiến tới phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại hóa, cơ giới hóa các trang
thiết bị, từng bước áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý của đơn vị.
Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, quản lý luồng,
duy tu, bảo dưỡng hệ thống báo hiệu trên tuyến đảm bảo báo hiệu phát huy tác
dụng tốt để phục vụ cho giao thông thủy được an toàn.
Chủ động thông báo luồng vận tải, xây dựng phương án đảm bảo an toàn
giao thông về mùa lũ và các dịp lễ hội; thông báo những trọng điểm phức tạp trên
tuyến luồng để hướng dẫn cho phương tiện tham gia giao thông đi lại an toàn; lập
phương án trình cấp trên cấp kinh phí xử lý những tồn tại trên tuyến quản lý.
Quan hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng và chính quyền địa
phương trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao
25