Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

từ cổ tiếng việt trong đại nam quốc âm tự vị của huỳnh tịnh paulus của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.53 KB, 91 trang )

TỪ CỔ TIẾNG VIỆT TRONG “ĐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ”
của HUỲNH TỊNH PAULUS CỦA
Nguyễn Văn Hưng- Trần Thị Mỹ Liên
1. Đặt vấn đề
Từ cổ là hiện tượng phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, không
có ngôn ngữ nào mà không có từ cổ. Việc nghiên cứu từ ngữ cổ được các nhà
ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm.
Đối với các công trình nghiên cứu từ cổ tiếng Việt, chúng ta có thể kể
đến các công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp sau:
(1) Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm - Nguồn gốc cấu tạo, diễn biến, Nxb
KHXH, H; (2) Nguyễn Thiện Giáp (1984), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại
học và trung học chuyên nghiệp, H; (3) Trần Xuân Ngọc Lan (1985), Vài đặc
điểm của bốn từ cổ: thuở, nến, ban, no, “Một số vấn đề ngôn ngữ học phương
Đông”, Viện Đông Nam á, H; (4) Hoàng Xuân Hãn (1998), Văn Nôm và chữ
Nôm thời Trần – Lê, Nxb Giáo dục; (4) Nguyễn Thạch Giang (2001), Từ ngữ
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb thành phố Hồ Chí Minh; (5) Vương Lộc
(2001), Từ điển từ cổ, Trung tâm từ điển học và Nxb Đà Nẵng; (6) Nguyễn
Ngọc San & Đinh Văn Thiện (2003), Tử điển từ Việt cổ, Nxb Từ điển bách
khoa; (7) Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại học
sư phạm; (8) Lê Quang Thiêm (2003), Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ
1958 – 1945, Nxb Khoa học xã hội; (9) Trần Trọng Dương (2006), “Khảo sát
hệ thống từ cổ trong bản giải nghĩa “Thiền tông khóa hư ngữ lục” của Tuệ
Tĩnh”, Ngôn ngữ (8), tr.54 – 67; (10) Trần Trọng Dương (2010), “Vấn đề khai
thác từ cổ qua hệ thống từ điển và các văn bản chữ Nôm”, Tạp chí Hán Nôm
(1), tr. 1 – 20.
1
Từ lý do trên, bước đầu, chúng tôi tìm hiểu Từ cổ tiếng Việt trong Từ
điển “Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Paulus Của (bản chụp của
Nxb Trẻ năm 1998, chụp lại theo ấn bản 1895 – 1896).
Với đối tượng nghiên cứu như đã xác định, chúng tôi cố gắng làm sáng
tỏ thêm một số vấn đề có liên quan đến từ cổ tiếng Việt.


2. Khái niệm
Từ cổ từ xưa đến nay được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu và
nêu lên khái niệm khá thống nhất. Song, đôi lúc cũng xuất hiện cách lí giải
khác nhau.
Đào Duy Anh [1, tr.24 - 27] gọi là từ xưa, là những từ “hiện nay không
dung nữa”. Và tác giả chia từ xưa gồm hai loại: từ đơn và từ kép. Hoàng Xuân
Hãn [7, tr.1091] cho rằng “từ ngữ cổ là những từ ngày nay không dung nữa,
hoặc còn dung trong một số địa phương, hoặc còn sót lại trong một thành ngữ
nào đó, hoặc còn dung với nghĩa khác nhưng có liên can…”. Ông cũng quan
niệm rằng, “… một số từ Hán, nay không còn dùng cô độc nữa, cũng sẽ kể
vào từ cổ”. Nguyễn Thiện Giáp quan niệm, “từ ngữ cổ là những từ biểu thị
những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng.
Chính sự xuất hiện của những từ đồng nghĩa tương ứng đã làm chúng trở nên
lỗi thời” [6, tr.328 – 333]. Ông chia làm hai loại: những từ ngữ cổ đã hoàn
toàn biến khỏi ngôn ngữ văn học hiện đại; những từ ngữ còn lại dấu vết trong
tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ vì chúng không được dùng độc
lập nữa.
Tác giả Vương Lộc thì cho rằng: “Từ ngữ cổ là những từ (i) chỉ còn gặp
trong tác phẩm cổ chứ không tồn tại trong tiếng Việt hiện đại; (ii) gặp trong
tiếng Việt hiện đại nhưng ít nhiều có sự thay đổi về mặt ngữ âm; (iii) còn
trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã lu mờ; (iv) còn gặp trong tiếng
Việt hiện đại nhưng khả năng kết hợp khác với trước” [9, tr.5 – 7]. Còn
Nguyễn Ngọc San thì cho rằng, từ cổ “là những từ đã được lưu lại trong
2
những văn bản viết cổ hay văn bản miệng cổ (tục ngữ, ca dao) mà hiện nay
không còn sử dụng nữa” [11, 187], và ông cũng cho rằng “từ ngữ Việt cổ là
những từ thuần Việt” [10, tr.188 – 195]. Gần đây, Trần Trọng Dương trong
“Vấn đề khai thác từ cổ qua hệ thống từ điển và các văn bản chữ Nôm”, Tạp
chí Hán Nôm số 1, năm 2010 cho rằng, “Từ cổ là từ chỉ xuất hiện trong các
văn bản Nôm hay quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Từ cổ là những từ

người hiện nay không thể hiểu được nếu không sử dụng các loại từ điển để tra
cứu hoặc không đối chiếu với nguyên tác Hán văn” [2, tr.3 – 4].
Từ những quan niệm như đã trình bày ở phần trên, chúng ta thấy có
những tên gọi và khái niệm khác nhau về lớp từ cổ tiếng Việt. Đào Duy Anh
gọi là “từ xưa”; Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thiện Giáp, Vương Lộc dung khái
niệm từ ngữ cổ; Nguyễn Ngọc San, Trần Trọng Dương gọi là từ cổ, hay từ
Việt Cổ.
Theo chúng tôi, từ cổ là (1) những từ đã từng tồn tại với tư cách là những
từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại.
Muốn tìm và hiểu những từ này phải lùi lại những tài liệu ghi chép ở quá khứ
hoặc những từ điển cổ; (2) những từ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng
nhưng vẫn còn để lại dấu vết của mình, trở thành thành tố cấu tạo trong một
vài từ nào đó; hoặc cũng có khi tồn tại ở phương ngữ, hay đứng trong một
thành ngữ, tục ngữ. ca dao mà người ta hiện nay không biết ý nghĩa; (3)
những từ trước đây được dùng với nghĩa cổ, nay nghĩa cổ đó không còn trong
tiếng Việt hiện đại nữa.
Song, để hiểu nghĩa của những từ cổ, chúng ta có thể dựa vào những từ
điển cổ, hoặc các tác phẩm Nôm từ đầu thế kỷ XX trở về trước để “giải mã”
những từ cổ đó.
3
3. Từ cổ tiếng Việt trong “Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh
Paulus Của
Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều
kiện về thời gian, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát từ cổ tiếng Việt trong từ
điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của xoay quanh các vấn
đề sau:
3.1. Những từ cổ đã từng tồn tại với tư cách là những từ bình thường,
nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại
1. A: dẻo, nương dựa, phụ theo (3).
2. Ái: buộc, thắt (5).

3. Am: quen thuộc (6).
4. An: yên ngựa (8).
5. Áp: dốc sức, giữ gìn (15).
6. Ẩu: mữa (16).
7. Bấc: bức tức (21).
8. Ban: cấm, phát, như trên cho dưới, lớn cho nhỏ; đấu bạc hoa râm.(28).
9. Ban: hàng, sọc, thứ, đương lúc (28).
10. Bạn: làm phản (29).
11. Bạn: bờ, ranh. (29).
12. Bẩn: hẹp hòi, doanh theo, khuấy nhau (32).
13. Bạng: con trai, con hến, tiếng trợ từ (32).
14. Băng: lở, sậm, núi lở gọi là băng (33).
15. Bầng: ngăn chặn (35).
16. Bao: khen (37).
17. Bảo: no (38).
18. Bát: bỏ đi, trả lại (39).
19. Bàu: cử đặt, giữ gìn (42).
20. Bi: bia (50).
21. Bì. Mồi nhọc (51).
22. Bì: kia (52).
23. Bì: quê, hèn, chốn quê, tiếng khiêm xưng (53).
24. Bích: vách, phen (53).
25. Biện: sắm đặt, lo liệu (53).
26. Binh: ngăn (59).
27. Ca: vai anh (85).
28. Cam: ưng, ngọt (92).
29. Cầm: chim (95).
4
30. Can: khô khan (96).
31. Càn: trời (97).

32. Cang: giềng (100).
33. Cang: sánh (100).
34. Căng: thương xót, khoe khoang (101).
35. Canh: đổi dời, sửa lại (102).
36. Cảnh: cõi, bờ cỏi (103).
37. Cảo: kiểu (105).
38. Cát: điềm lành, tốt (107).
39. Cật: tra vấn (108).
40. Câu: bắt bớ, ép uổng (109).
41. Câu: của lo lót, của phi lí (111).
42. Chạc: dây (113)
43. Chẩn: cứu giúp (121)
44. Chắp: cầm, giữ, chịu lấy (125)
45. Châu: nước mắt (127).
46. Chích: nướng (138).
47. Chiêm: xem xét, giành lấy (139).
48. Chử: ghi, nhớ (158).
49. Chúc: phú thác, gửi gắm (161).
50. Chức: dệt (162).
51. Chuê: quạnh vắng (162).
52. Chuền: cây cầm lưỡi rìu, để tra vào rìu (163).
53. Chùng: lén lút (166).
54. Cồ: to, lớn (177).
55. Cổ: buôn (178).
56. Cơ: léo lắt (178).
57. Cơ: chê trách, hỏi tra (179).
58. Cới: chừa, sửa (183).
59. Côm: tham, giành (184).
60. Côn: anh, vai anh (187).
61. Công: dâng (191).

62. Cu: ngựa con (193).
63. Cụ: sợ sệt (193).
64. Cù: đường thông (194).
65. Cức: ngặt, gấp (201).
66. Củn: nấu chin nhừ, nấu sôi nhiều (203).
67. Cưu: nhóm (244).
68. Dách: đỡ lên một thì, trồi lên một ít (215).
69. Dàu: héo hon, khô héo (226).
70. Dệnh: dìu đỡ, đỡ dậy (299).
5
71. Dều: nhiều (230).
72. Dĩ: đã, thôi (232).
73. Dia: cho thấy, đưa một bên (232).
74. Diệc: dịch (233).
75. Diêu: xa (235).
76. Doan: sự cớ, duyên do, phận mạng may mắn, ưa hạp (238).
77. Doãn: tin, ưng, chịu (239).
78. Dong: thường (242).
79. Dõng: mạnh mẽ (243).
80. Du : dầu (244).
81. Du: trộm, lẻn (245).
82. Dù: hơn, càng hơn, khá, lành mạnh (245).
83. Dức: la lối, trách móc, biểu đừng (248).
84. Duệ : thông sáng (248).
85. Dược: nhảy (251).
86. Đam: đem, chịu (262).
87. Đễ: hiếu thuận (286).
88. Đích: vợ chính (294).
89. Địch: ống sáo, cây sáo (294).
90. Địch: mọi rợ (294).

91. Điếm : quán, tiệm (294).
92. Điên: cái chót (295).
93. Điệt : cháu (298).
94. Điếu: câu cá (298).
95. Đồ: tiếng kêu kể các vật để mà không dùng, các khí cụ, toan tính, bản
vẽ hình thể đất đai (305).
96. Đồ: đảng (305).
97. Đỗ: (coi chữ đậu) bên hỉ, bên đậu, ở đậu (305).
98. Đọa: trễ (308).
99. Đoan: đầu, môi, chinh đỉnh, giao, hứa (309).
100. Đọc: cái mũi nhọn bằng sắt, thường dùng để đâm cá (311).
101. Đóc: cục thịt ở trên cửa mình đờn bà, giống cái óng gà (311).
102. Đôc: giục, cai quản (311).
103. Đốc: (hậu), sau , ở sau (311).
104. Độc: đọc (312).
105. Giả: ấy, kể ;tiếng chỉ người vật (359).
106. Giai: tốt (360).
107. Giái: răn dạy (361).
108. Giải: răn lòng, kiêng cữ (361).
109. Giải: trăng, cúm (361).
110. Giải: hạn: Ranh phân (361).
6
111. Giãi: nghiêng, xiên, chải ra, đan ra (362).
112. Giáy: tiếng hối giục, hiểu cho mau (362).
113. Giân: nhặt lông, bộ mạnh mẽ (367).
114. Giang: nuột già (368).
115. Giang (xang): khiêng, dờ lên, cất lên (368).
116. Giáng: xuống, hạ xuống (369).
117. Giặng: mắc việc, lăng xăng (370).
118. Giấng: cái giường (370).

119. Giẩng: dựng lên (370).
120 Giảnh: cầu cao, sự thể lớn (370).
121. Giảo: kết lại, làm cho xuôi (372).
122. Giảo: quỷ quyệt, xảo tra (372).
123. Giảo: cắn (373).
124. Giáp: thứ nhứt, vày, vờ ấp, chứ đầu trong thập can (373).
125. Giẻ: bông lúa (375).
126. Giẻ: tiếng kêu chung các thứ hàng tơ chỉ, một mảnh, một miếng
hàng vải xé ra. Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì mắt. Áo bận rồi muốn bán
lại thì phải tính nhẹ tiền hơn hàng giẻ còn nguyên (375).
127. Giệch: sổ ra, khó coi (375).
128. Gio: ló ra, trê ra, lòi ra (377).
129. Giõ: kê gần , đưa ngay (378).
130. Giô: nhám nhúa, không trơn tru (378).
131. Git: dính lại với nhau, không phân biệt, không rõ ràng (383).
132. Gịt: ngẹt đi, không thông (383).
133. Giư (dư): giâm cây, củ để cho nó mọc lên mà trồng chỗ khác (384).
134. Go: chỉ xe săn, khốn khó, quanh co (387).
135. Gọ: đồ gốm (387).
136. Gộc: cây củi khúc đần mà lớn (388).
137. Hà: xa (396).
138. Hả: khắc hạc, khúc mắt (396).
138. Hà: gì ? sao, nao ? (396).
139. Hác: rãnh, chỗ eo vực (396).
140. Hạch: trả lời (397).
141. Hách: hích, dờ lên, đưa lên 1 thi (397).
142. Hẫy: giục giã, làm cho nổi lên (400).
143. Hàm: vật bỏ vào miệng kẻ chết, đút mồi (401).
144. Hàm: tha, ngậm (401).
145. Hăm: bộ mạnh mẽ (401).

146. Hằm: ý chỉ bộ muốn làm dữ (401).
147. Hâm: hưởng (401).
7
148. Hạn: mồ hôi (402).
149. Hằn: chắc, ít (403).
150. Hí: chơi, giỡn (418).
151. Hiềm: hềm (418).
152. Hiến: luận tộ, định án(419).
153. Hiềng: để gần bên lửa (420).
154. Hoặch: được, mắc (431).
155. Hoản: giãn ra, nới ra (433).
156. Hoằng: rộng, lớn (434).
157. Hoạt : sống (435).
158. Hối: tối tăm (439).
159. Hổi: vội (440).
160. Hồn: trọn (444).
161. Hòng: đã gần, đã giáp ranh (445).
162. Hực: sáng rỡ (451).
163. Hủy: giao cho (452).
164. Huyền: treo (453).
165. Huinh: doanh, anh (454).
166. Hùng: gấu (455).
167. Hưng: dậy, đứng dậy (455).
168. Hướng: tiếng vang (458).
169. Hưu: thôi, tha, dừng, nghỉ (459).
170. Hựu: lại (460).
171 Ỷ: ghế dựa (463).
172. Yểm: che dấu (463).
173. Yểm: nhằm, để nhận xuống (463).
174. Yết: ra mắt (464).

175. Yểu: quạnh vắng (465).
176. Kép: kỷ cương, thanh cảnh (474).
177. Kha: bệnh (475).
178. Khái: cọp (477).
179. Khải: mở ra (478).
180. Khăm: cần, chạm, nhận (478).
181. Khâm: kính trọng (479).
182. Khang: nghỉ an (480).
183. Khấng: đành lòng, ưng chịu (480).
184. Khanh: chốn (480).
185. Khâu: cướp, giặc (482).
186. Khôi: cao lớn (498).
187. Khọn: khỉ (499).
188. Khuia: quá khuya, đêm tối (505).
8
189. Khuiếc: cái vòng nhỏ (505).
190. Khuyển: chó, muông (506).
191. Khung: trời (507).
192. Khước : chơn (507).
193. Khuống: làm cho nổi tiếng (508).
194. Kỷ: đã (509).
195. Ký: nhánh, đâm nhánh (514).
196. Kỉ: mấy, bao nhiêu (514).
197. Kiên: đựng (514).
198. Kiến: cánh (515).
199. Kiểng: cảnh, cõi (516).
200. Kiết; kết, nối (517).
201. Kim: nay, bây giờ (519).
202. Kíp: gấp, chóng (522).
203. Lắc: vặc mặt, ngó lên (527).

204. Lãy: kinh gan, gay gắt (532).
205. Lãm: xem, coi (535).
206. Lân (liên): thương xót (539).
207. Lăng: lấn lướt (542).
208. Lậu: lọt, hở ra, quê (552).
209. Lệ: sợ, trái, dữ (554).
210. Lện: kín đáo, không ai hay biết (558)
211. Lện: kiêng sợ (558).
212. Léo: tới gần, lại gần (559).
213. Lếu: quấy quá, chạc lác, không ra cái gì (561).
214. Liên: thương (565).
215. Liệu: đốt (568).
216. Lỗ: mặn (574).
217. Lự: lo (592).
218. Lục: giết, đá vụn (597).
219. A ý: dua theo một ý (3)
220. A phụ: nương theo (3)
221. Ả chức: nàng dệt (3).
222. Ả ngộ: xinh quá, lạ quá (3).
223. Con chơi ác: Con dâm, con trai gái, con gian dâm (4).
224. Ác vàng: mặt trời (4).
225. Ai tai: thương thay (5).
9
226. Ám hảo: hiểu ngầm (6).
227. Ám muội: Tối mờ, khuất lấp (6).
228. Ám hạp: mỉa mai, phủ hiệp (6).
229. Âm hao: tin tức (7).
230. Hảo âm: tin lành (7).
231. Ấm cật: lành áo (7).
232. Án kiếm: nắm gươm (9).

233. Ân oai: Nói về người có quyền, có ân mà lại có oai nghi, người ta
cấm mà lại sợ (12).
234. Vàng ảng: vàng tươi, vàng khè (13).
235. Anh hài: con thơ bé (13).
236. Anh nhi: con nít (13).
237. Ảo hối: ăn năn, buồn giận (15).
238. Chứng ẩu tả: mữa ỉa (16).
239. Bạc ác: không biết thương xót, bất nhơn (20).
240. Bách xuất: bộ lo lắng không yên (22).
241. Bài xài: rách rưới, không tề chỉnh, không sạch sẽ (23).
242. Bợm bãi: người không ngay thật, điếm đàng, xảo trá (25).
243. Lược bày: kể tắt (25).
244. Bẩy gan: giận dữ lắm (26).
245. Tày bẩy: bằng bẩy,xấm bẩy. Nó học giỏi tày bẩy mày (26).
246. Bảy lẩy: lanh lợi, nhanh lẹ. Ăn nói bẩy lẩy (26)
247. Lộn bậy: lộn lạo không phân biệt (26)
248. Bẩm thọ: khí chất hoặc là tánh trời mà mình chịu lây. Người bẩm
thọ hậu, hiểu là người chịu lây khí chất Trời phú mạnh mẽ sống lâu
(28).
249. Khí bẩm: khí chất, tánh khí. Khi bẩm sử tế, vật dụng sở cầu. nghĩa
là che lấm vì khí chất, câm buộc vì lòng tham (28).
10
250. Can bẩm: gạ gẫm (28).
252. Ban bạch: đầu bạc (28).
253. Ban vận: chuyên vận, chuyển sang (28).
254. Bán dạng: khoe duyên, làm tốt.ăn mặc tử tế đi ra cho ngưởi ta thấy.
bán dạng mua vui (29).
255. Bán tử: chàng rể (30)
256. Bán giang: nghênh ngang, để bán giang, thì là để choán chỗ, để
nghênh ngang (30).

257. Bản đẳng: rối loạn, lia tan (31).
258. Băn hẵn: bàu nhàu, nhăn nhó, tuồng mặt buồn bạ hoặc bởi đau đớn
không yên (31).
259. Bẩn chật: chật hep, lúng túng, không đủ tiêu dung (32).
260. Bang giày: tứi giày; lớm da, hoặc lớm giấy lót dưới giày (32).
261. Bạng xác: vỏ trai,vỏ ngao, sò (32).
262. Xúc báng: lời nói xúc phạm (32).
263. Khích báng: nói lời trêu chọc, gây gổ (32).
264. Bàng xang; không bà con thân thích gì (33).
265. Bao nả: chừng nào, cho tới đâu (37).
266. Bao nài : chẳng nài (37).
267. Bao nỡ: đâu nỡ (tr.37)
268. Bào huynh: anh ruột (38)
270. Bào đệ: em ruột (38).
271. Bảo kiệt: lãnh đạo, chịu thế cho (38).
272. Bảo mãn: no ấm (38).
273. Bảo mãn: đầy đủ, chung cùng, viên mãn, giúm giành bảo mãn, an
chơi bảo mãn (38).
274. Bẻ bát: trả lại, không chịu lấy. thường nói về án tử (39).
275. Đi bát: đi tránh (40).
276. Bạt: nhổ, bổ bạt, dật lại; tiếng trợ từ (40).
277. Bạt luỵ: chùi lau nước mắt (40).
278. Nói trại bẹ: nói không chính, không sửa, nói khác cách (44).
279. Bẻ bai: chê bai, nhiều tiếng nói (44).
280. Bẻ đâu: lấy bớt, như mười lấy một, chận tiền đầu, tiền công (44).
281. Bẻ quê: giựt được bằng, thi đậu (44).
282. Khuôn bẻ: khuôn cửa có chăn góc hai bên (44).
283. Chích bóng: lẻ loi một mình, kể về chích bông năm canh (72).
284. Bước trai: đi tránh, lánh mình (83).
285. Cam lấy: giành lấy một mình (92).

286. Can hạn: khô nắng (96).
11
287. Xiêu càn: chung lộn, không thứ lớp (97).
288. Cẩn phong; niêm gởi kỹ càng (100).
289. Cẩn khẩm: nhận vào, gắn vào (100).
290. Cang lệ: đôi lứa, vợ chống (100).
291. Càng con: dung dưỡng cho con (101).
292. Càng dưỡng; thả lỏng, không kèm thúc (101).
293. Canh cải: cải đi, sửa lại (102).
294. Việt cảnh; làm ngang, đi qua bờ cõi nước khác (103).
295. Cao viễn: cao lắm (103).
296. Cao cách: cách điệu, bề thế (103).
297. Cáo báo: thưa trình (104).
298. Cấp sự: việc gấp (106).
299. Cát tường: điềm tốt lành (107).
300. Cật văn: tra vấn (108).
301. Chầm khíu: kết lại (118).
302. Chăn móc: coi sóc, săn sóc (120).
303. Chẩn đi: lấy bớt, ăn cắp (121).
304. Chắp pháp: giữ phép, cứ phép (125).
305. A chệch: chủ khách (130).
306. Chếch mác: lẻ loi (130).
307. Chếch bạn: lẻ bạn (130).
308. Chích thân: có một mình (138).
309. Chiêu khai, chiêu xưng : chịu tội, khai trước mặt quan (141).
310. Chỉn thiệt: vốn thiệt (143).
311. Chỉn e: còn sợ, một sợ (143).
312. Chóc mòng: ước mơ (150).
313. Chóng kíp: mau gấp (155).
314. Chống trí: nâng trí, không chịu thua trí (156).

315. Chuẩn trước: trừ cho, miễn cho, châm trước (161).
316. Chuẩn tiền: xuất tiền, để phần ra hoặc giao cho ai dung việc gì
(161).
317. Chuẩn ra: xuất ra (161).
318. Chúc thác:phú thác, gửi gắm (161).
319. Chúc nguyền: khẩn nguyền cho (161).
320. Phải chút: phải đó, phải rồi (162).
321. La chức: thêu dệt, đặt để việc không có mà gia tội cho người (162)
322. Chực tiết: giữ nết, giữ tiết, không chịu cải tiết, không chịu cưới vợ,
lấy chồng (162).
323. Chuê vắng: quạnh vắng (162).
324. Ở chuê: ở xa xóm (163).
12
325. Chuê đây: mới đây (162).
326. Chuên ngoẻn: Bô trơ trọi một mình (162).
327. Chui đụt: dựa thế, nhờ thế (163).
328. Chuyển chệ: lần lựa, ca kỷ (164).
329. La chuyển: kêu la lớn tiếng, la rán (164).
330. Khóc chuyển: khóc rán, khóc cả tiếng (164).
331. Chúng khẩu; nhiều miệng, đông miệng (166).
332. Chúng trí; nhiều trí hợp lại (166).
333. Túng chúng: theo bên đông, theo thiên hạ (166).
334. Chùng vụn: lén lút (166).
335. Ăn chùng: ăn lén, làm lén mà giàu lên (166).
336. Nói chùng: nói vụng (166).
337. Làm chùng: giấu đút mà làm (166).
338. Vì chưng: bởi vì, gốc bởi (166).
339. Chưng thưở: đương thưở (166).
340. Chưng khi: trong khi (166).
341. Lưng chưng : còn trắc trở, chưa xuôi bề nào (166).

342. Chúng chứng: các kẻ làm chứng (167).
343. Chuốc hài: đi giày (168).
344. Chuốc dép: đi dép (168).
345. Chuốc khăn: bịt khăn, chít đầu (168).
346. Chuốc lược: giải lược (168).
347. Cừu chuộc; cứu cho khỏi tai nạn (168).
348. Chước cho: cho khỏi, tha thứ (168).
349. Chước liệu:liệu thế nào, tính cho vừa (168).
350. Chước nghĩ: nghĩ thế nào, nghĩ cho vừa (168).
351. Làm chước: làm mưu (168).
352. Một chuông; một khổ vuông vức (170).
353. Chuốt giá: nói cho quý giá (172).
354. Co cượng: hay chống lý sự, hay cãi đi cãi lại (174).
355. Có vít: có tì tích, có dấu không tốt (174).
356. Cô khổ: nghèo nàn (176).
357. Cố tật: tật không chữa được (176).
358. Cố lý : xứ sở mình sanh đẻ (176).
359. Cố trí: nghề cũ, mưu chước riêng, trí riêng (176).
360. Đa cố: nhiều chuyện (176).
361. Thế cố: chuyện đời, sự đời (176)
362. Bịnh cố: mắc bịnh mà chết (176).
363. Vạy cổ: không ngay cổ được (177).
364. Kì cổ: kì dị, lạ đời (176).
365. Phân cổ: phân bổ, chia ra thành từng phần (178).
13
366. Thương cổ: buôn bán (178).
367. Bịnh cơ; bịnh khó trị (179).
368. Thổ cơ: đất nền nhà (179).
369. Cơ soát: tra soát (179).
370. Cơ niên: giáp một năm (179).

371. Cóc rác: không có chi hết (181).
372. Cốc đạo: hậu môn (181).
373. Cốc khí: cơm gạo, đồ ăn vào bụng, hay làm cho có khí lực (181).
374. Côm com: tham, giành (184).
375. Cơm búng: cơm nhai một miếng cho vừa miệng con nít (184).
376. Con ranh: con đẻ ra liền chết (186).
377. Côn quý: đàn em (187).
378. Côn hậu, hậu côn : con cháu (187).
379. Côn quang: quân hoang, quân dữ (187).
380. Bù cõng: thêm lơm, bù thêm (188).
381. Công thẳng: một lòng ngay thẳng (188).
382. Công cô: cha mẹ chồng (189).
383. Công kỷ: việc làm chin chắn (190).
384. Công phú: thuế phải nộp, phải dâng (191).
385. Ác cợt: nói chơi nặng (193) .
386. Cụ túc: sẵn sàng (193).
387. Toàn cụ: đủ cả bộ (193).
388. Cụ kệ: bô cứng cỏi, võ tướng (193).
389. Kinh cụ: sợ sệt (193).
390. Khủng cụ: sợ sệt (193).
391. Kỳ cụ: bô la thường (194).
392. Quả cư, sương cư: ở giá (195).
393. Cử mục: người làm lớn (196).
394. Lần cứa: hẹn lần, nói lần (199).
395. Cúc dưỡng: nuôi dưỡng, ơn nuôi dưỡng (200).
396. Cung chiêu: vừa khai, vừa chịu (203).
397. Cung canh: mình cấy (204).
398. Cuông lòng: động lòng, mủi lòng ( 209).
399. Lộn cuông; sợ hãi quá, không biết đầu đuôi (209).
400. Cưu công: nhóm họp làm công, quỹ người làm công (211).

401. Dập dã: khõa lấp (214).
403. Sàn dã: nhà quê (214).
404. Dày vục: dày lắm (218).
405. Dàm dĩnh: nói ướm, nói mở đầu (218).
406. Dan cá: bộ đứng ngoài mà ngó (220).
407. Dạn gan: từng quen, không hay sợ sệt (220).
14
408. Nói dàn: nói mở đầu, ướm thử (220).
409. Nói dàn quay; nói xoay quanh cũng về một chuyện (220).
410. Dăn dạy: khuyên bảo, dạy biểu (220).
411. Viết dặn: viết kỷ (220).
412. Chữ dặn: chữ viết kỷ (220).
413. Dặn dịt: trở đương nhiều việc (220).
414. Dành dập: làm cho có ngăn, cần kiệm, nhịn nhục (223).
415. Chiêu dao: lúc lắc, không yên (224).
416. Dão tới: thẳng tới (225).
417. Nói mách dấp: nói vấy vá, nói bá lên (225).
418. Héo dầu: sầu muộn, héo hon (226).
419. Mưa dấu: mưa ít quá, làm cho nóng thêm (227).
420. Dày dẽ: dày sát, chắc chắn (228).
421. Dệ trí: thông sáng (228).
423. Định dệnh: định chừng, ước chừng (229).
424. Phải dẹo: nhằm thế, nhằm ý (229).
425. Déo dớp: phương thế, cách thể (229).
426. Bao dêu: bao nhiêu (230).
427.Dều dào: nhiều lắm (230).
428. Di lậu: để lọt ra ngoài, sót ra ngoài (230).
429. Di địch: mọi rợ (231).
430. Lộ dị: lo lót (231).
431. Thậm dị: rất dễ (231).

432. Diêu dịch: công việc làm xấu (233).
433. Tư diêm: tội nặng (233).
434. Diềm dà: xanh tươi, rậm rạp (233).
435. Yến diên: yến tiệc, bữa ăn lớn (233).
436. Khai diên: mở tiệc, dọn đãi (233).
438. Diêu động; lay động (234).
439. Diêu dịch: công việc làm xấu (234).
440. Nhập diệu: đã nếm đặng mùi hay, đã hiểu được lẽ cao xa (235).
441. Diệu dụng: chỗ dung rất hay, rất mau (235).
442. Diệu lên; giơ lên, cao mà đổ xuống (235).
443. Dín dầm: hết lời, làm bộ ăn nói nhỏ nhoi (235).
444. Dịnh: dìu đỡ, dựa mình mà đỡ (236).
445. Nói dấp dính: nói không ra lời, nói không thông suốt (236).
446. Do hà: bởi cớ nào (236).
447. Canh do: canh ban đêm, cùng đi tuần (236).
448. Doan do: sự do, đầu dây mối nhợ (238).
449. Doan nợ: căn nợ, số phải gặp, số phải định (238).
450. Doan phận: số phận đã định (238)
15
451. Doãn hứa: chịu cho (239).
452. Doãn khẳng: không chịu (239).
453. Dắng dỏi: om sòm, cả tiếng (239).
454. Dõng dỏi: tiếng kêu nối lấy nhau (240).
455. Dõi bữa: qua ngày, qua bữa (240).
456. La dội: la đi la lại cho người ta nghe (240).
457. Dời dạc: đem đi, đổi chỗ (240).
458. Dong nhơn: người tầm thường (242).
459. Dong quân: vua không có tài đức gì (242).
460. Dõng dược: mạnh mẽ, nhặm nhẹ (243).
461. Tâu dộng: tâu lên (243).

462. Im dợp: im mát, có bóng cây che mát (244).
463. Da du; dầu dừa (244).
464. Hòa dụ: dỗ cho thuận theo (245).
465. Dua mị, gièm dua: đua theo, cầu mị, nịnh tả, lùa theo (246).
466. Nguyện dục: sự ước muốn (248).
467. Dức lác: la lối, ngầy ngà (248).
468. La dức: la lối, bảo đừng (248).
469. Yêu dùng:ưa chịu (250).
470. Thai dựng: có thai, thọ thai (250).
471. Dõng dược: bô mạnh mẽ (251).
472. Duôi duôi: qua vậy, dùa theo (251).
473. Dễ duôi: khinh dễ (251).
474. Dươn dạ : cớ sự, tự sự (252).
475. Dươn phân: số phận (252).
476. Duông thứ: tha thứ (252).
477. Duông nhan: hình tượng, mặt mày (252).
478. Dương ngoạt: tháng mười (252).
478. Trử dưỡng: Oa trừ, chứa lấy (253).
479. Họan dưỡng; nuôi dưỡng (253).
480. Khát dưỡng: con xin mà nuôi (253).
481. Đa dư: số thừa ra (256).
482. Đá đoan: dối trá, không giữ một mực (256).
483. Đá đuốt: xê xích, không xa gì (256).
484. Lành đã: không còn bệnh nữa (257).
485. Khám đạc: xét đo (257).
486. Một đạc: một hiệp, một trận (257).
487. Đặc gật: đông lắm, nhiều lắm (258).
488. Đắng đãi: đợi chờ (260) .
489. Đãi đọa: biếng nhác (260).
490. Giải đãi: trễ nãi (260).

16
491. Đay chặt: trả treo, kình chống, nói đi nói lại không nhịn (260).
492. Đày đuổi: đuổi đi, đưa đi xa (260).
493. Nhớn đàm: nói chuyện vã, nói chuyện chơi (262).
494. Thổ đàm: tiếng nói riêng ở một xứ (262).
495. Đại đãm: lớn gan, to gan (263).
496. Xiêu đăm: Xiêu lạc, chìm đắm (263).
497. Đậm giắt; đậm quá (264).
498. Lầm đẫm: bộ chậm chạp, bộ thấp nhỏ (264).
499. Cóc đán: ngày lành (264).
500. Đãn vọng: dối trá, tà mị (265).
501. Trở đang: mắc trở, trắc trở (265).
502. Thung đàng: cha ruột (266).
503. Đàng kiệt; đàng nhỏ (266).
504. Đăng khoa: đi thi (268).
505. Nhiên đăng, điềm đăng: thấp đèn (268).
506. Đăng lung; lồng đèn (269).
507. Đằng đãi: chờ đợi (270).
508. Đâng đi: trơ trơ, không sinh phát, lì lợm (270).
509. Đấng đợt: sánh so, có ngôi thứ (270).
510. Đấng đáng; xứng đáng, vững vàng (270).
511. Đảnh lực: rán sức, hết sức (273).
512. Đạo soát: lục lọi, kiếm tìm cho được (275).
513. Đạo ngụ: ở đâu mới tới mà ngụ (275).
514. Đào biệt: trốn mất (276).
515. Đào tản: trốn tản lạc (276).
516. Đào dộn: con sóng lớn, nhồi lộn, cuộn lên, cuộn xuống (276).
517. Nói đảo: nói gạt, nói ra thế khác (276).
518. Mặt đe: lì lợm, mặt chai mày đá, không biết xấu hổ (284).
519. Cao đe: cao thấp (284).

520. Tùng đệ: em bà con , đời thứ ba, đời thứ tư( tr. 285)
521. Đệ đáo: đưa đến, đưa thấu (285).
522. Đệ hối: đem về, trở về (285).
523. Đi đảo: đi lánh mặt (292).
524. Đi cót: lén mà đi (292).
525. Chuẩn đích: chắc chắn, điều phải cứ, phải lấy làm gốc (294).
526. Đi đích, nhung đích: mọi rợ (294).
527. Điên đỉnh: đầu chót (295).
528. Điên phúc: nghiêng úp (295).
529. Điện tửu: phép nói rượu mà dâng cúng (296).
530. Thân điệt: cháu ruột (298).
531. Điêu trác: trau giồi (298).
17
532. Hộ điệu; giữ mà đem đi (298).
533.Ức độ: gà ham đá, nghĩa mượn là ham trai, ham gái (304).
534. Tật đồ, bông đồ: ghen ghét (304).
535. Đồ thể : sự thể, làm bề thế, làm mặt sang giàu (305).
536. Đồ mưu: toan mưu, bày mưu, cầm mưu (305).
537. Đồ độc: làm khổ khắc (306)
538. Đồ khổ: nghèo đói khốn khổ (306).
539. Đổ dĩa: trao gánh cho ai, bỏ lại cho ai, đổ thừa cho ai. Nó làm hư,
nó lại đổ đĩa cho tôi (306).
540. Đổ trúc: đổ cả (306).
541. Đọa thai: con ghén trong bụng sụt xuống, trần xuống, trệ xuống,
cũng hiểu là tiểu sản (308).
542. Quá đọa: dở danh quá, khốn cực quá (308).
543. Hư đọa: hư quá, dở quá (308).
544. Đoan đầu: là thề mình sẽ chịu mất đầu, là đầu môi (309).
545. Giao đoan: giao chắc, thề nguyền (309).
547. Đả đoan, đoan ngủ: biến huyền (309).

548. Đoan nghệ: đầu đuôi, gốc nhọn (309).
549. Khai đoan, khải đoan: mở đầu, bày việc (309).
550. Đọc rắn: nọc rắn (311).
551. Đóc giọng: cục thịt thỏng lổng trên họng (311)
552. Sau đốc: sau lai (311).
553. Đốc đèn: đoạn đèn thắm còn dư (311).
554. Chuyện đốc: chuyên rồi (311).
555. Hiu đòi: đòi hỏi, thôi thúc, kêu gọi,đi theo (312).
556. Đòi khi, đòi phen: nhiều khi, nhiều lần (313).
557. Đòi nơi, đòi nơi: khắm nơi, nhiều chỗ (313).
558. Chếch đôi : tẻ bạn, chếch mác, lẻ loi (313).
559. Đớm thèm: chẳng thèm,chả thèm (316).
560. Đớm ỉa, đớm cặc: cảm như vật dơ dấy, gớm ghiếc (316).
561. Người đọn: người thấm thổi (314).
562. Diệt đòn, biệng đòn: đều có nghĩa là đánh đòn (317).
563. Độn tri: mê muội, dại dột,mất trí khôn (317).
564. Đốn thủ: cúi đầu lạy (317).
565. Vi đồn: xây đồn bao phủ (318).
566. Đại đột: lớn lắm,lớn đại, to lắm (326).
567. Eo lói: chỗ quanh co, lồi lõm (338).
568. Eo óc: làm rầy lạc, tiếng nói ngầy ngà (338).
18
569. Xách eo: làm khúc mắt, làm khó cho nhau; làm eo xách; nói eo
xách (338).
570. Eo nghèo: chặt hẹp, nghèo nàn (339).
571. Éo nâu: làm khúc khổ, làm trục trẹo, Muốn thế này rồi lại Muốn thế
khác (339).
572. Gá : gác nhờ, để đỡ , để nhờ (339).
573. Gá tiếng: mới trao lời, mới có tiếng nói (339).
574. Gài gặp: chèo kéo mắc lấy nhau, làm cho ai đó lấy nhau (339).

575. Hạ giá: con vua gả cho thứ dân(từ giá trong gả con lấy chồng)(357).
576. Ganh ghẻ: ghen ghét, phân bì (352).
577. Nói ghẻ : xỉa xói, nói xấu cho nhau (352).
578. Ghẽ hàu: khẽ lần lần, dập lần lần mà bắt con hàu, chỉ nghĩa là làm
lần lần, sửa lần lần một khi một ít (352).
579. Ghếch gác: xách lên một đầu , một đầu ghềnh lên: đầu cao, đầu
thấp, không cân nhau (352).
580. Gài gặp: chèo kéo mắc lấy nhau, làm cho ai đó lấy nhau.
581. Hạ giá: con vua gả cho thứ dân(từ giá trong gả con lấy chồng)
582. Giả chước: mượn lấy mưu chước gì, làm cho người khác không
hiểu ý mình (358).
583. Dối giả: dối trá, không thiệt (359).
584. Giả tá: mượn mò, không thiệt (359).
585. Giả kì: ký hẹn, xin triển cho (359).
586. Ý giả: tưởng là, chỉ nghĩ là (359)
588. Giác xuất: lậu ra, người ta hay biết được (359).
589. Giác đát: kể việc hơn thua phải chăng, nói giải hoà (359).
590. Giác lại: Suy nghĩ lại, phải nói lại (359).
591. Giác hồn: Hồn biết, chủ sự hay biết (359).
592. Dương giác: Gió trôi, gió vận (359).
593. Giai nhiên: đều là như vậy (360).
594. Giai lưu: Đều bỏ đi, thôi đi (360).
595. Giai ngầu: Tốt đôi, tốt lành (360).
596. Giại: giọi vào, thường nói (360).
597. Yên giại: Yên sáng giọi vào (360).
598. Mưa giại: Mưa tạt, mưa rỏ vào (360).
599. Thổ giại: Bóng trăng giọi vào (360).
600. Giái cấm: Điều ngăn cấm (361).
601. Giải tâm: lo sợ (361).
602. Giải tích: thìn lòng, thìn nết (361).

603. Giải dục: răn lòng dục (361).
19
604. Giải tửu: cữ rượu (361).
605. Giải đạo: xa lánh việc trộm cướp (361).
606. Thế giải: ranh phần, phân đàng đất tới đâu (giải trong cõi, bờ cõi)
(361).
607. Trung giải: cõi giữa thế gian (3610.
608. Giáp giải: chỗ giáp cõi, chỗ giáp ranh (361).
609. Giải chức: từ chức, thôi làm chức mình vì có tội gì (362).
610. Giải ngươn: tước thi hương đậu đều cõng gọi là thủ khoa (362).
611. Giạy mọc: kiếm chác (362).
612. Giạy thợ rèn: cúi giòi thợ rèn….(362).
613. Giáy đi: cho mau (362).
614. Làm giáy (đi): làm cho mau (362).
615. Giày bứa: giày trong nghĩa đồ xỏ chơn mà đi cho ấm chơn cũng là
cho sạch chơn (362).
616. Gián sắc; xen nhiều sắc (366).
617. Giãn mạc: khinh bạc, lêu lao (367).
618. Giàn thúc: làm cho tức tối, nói giãn tức thì là nói nặng nhẹ (367).
619. Giân mắt: nhặt mắt (367).
620. Mạnh giân: bộ mạnh hung (367).
621. Giang mớn: hậu môn (367).
622. Thoát giang: lòi ruột ra, đao kiết, hoặc hạ lợi, tục gọi là trôn trễ
(368).
623. Giang quan: khiêng quan cữu, đạo hồ (369).
624. Giang sức, giặng việc, giặng mác: ra sức, nai sức (369).
625. Giâng miệng: chằng miệng, lận miệng (370).
626. Giâng quay: xây quanh, giục giặc (370).
627. Giùng giâng: kéo chăng nhằng, lằng chằng, không quyết bề nào
(370).

628. Giấng chổng: kêu chong hai thứ giường, Rộng kêu là giường, hẹp
kêu là chỏng, cũng là tiếng đôi (370).
629. Dựng giấng: không chịu chung giường, không chịu ăn nằm với
nhau, chính nói về việc lấy nhầm gái mất đồng trinh, đằng trai làm
thẳng phép, đằng gái phải tội vạ (370).
630. Giẩng tóc: dửng tóc trán, tóc mai, nhất là sợ sệt thình lình (370).
631. Giẩng gáy: dửng tóc gáy như cọp, như ngựa là khi nó làm hung
(370).
632. Giảng ốc: rợn ốc, nổi ốc (370).
20
633. Làm giảnh: làm mặt giỏi, làm tài hay (370).
634. Giánh giăng: bộ lớn cao lớn dị thường (371).
635. Giảo thuê: chịu thuê một lần sao cho khỏi thuê công (372).
636. Giảo thể: thưa đơn lãnh bãi thể mà làm việc gì (372).
637. Trình giảo: trình đơn xin phép gi (372).
638. Giảo hoàn: trả lại (372).
639. Giảo đông: Con nít quỷ quái (372).
640. Xử giảo: xử phải thắt cổ (373).
641. Giảo nha: cắn răng, nghiến răng (373).
642. Giáp ất: thứ nhất, thứ nhì, dấu khuyết điểm (373).
643. Khoa giáp: cuộc thi cử (373).
644. Lặp giặp: làm đi làm lại nhiều lần, cũng về một việc (373).
645. Đánh giặp: mới đánh ròi đánh nữa, đánh bời (373).
646. Khổ giặp: Chịu khổ luôn luôn (373).
647. Giập giới: nháng sáng, chói loà. Hào quang giập giới (373).
648. Lúa giẻ: Lua cắt bớt từ bông, lúa còn trong bông nở (375).
649. Giệch miêng: chăng miệng ra (375)
650. Giềng giang: vóc giao cao lớn dị thường (376).
651. Giéo giắc: tiến thanh thao mà buồn (376).
652. Giệu giạo,nhiều nhão: bộ lỏng quá, hay nhiễu hay rớt ra (377).

653. Dập gín: Ngó không tưởng, con mắt nhắm, con mát mở (377).
654. Dập dìu ;cơn tỉnh cơn mê (377).
655. Giõ miệng: kề miệng vào, giõ miệng vào cửa số mà kêu (378),
cũng có nghĩa là nói leo (nói là xỏ miệng vào ).
656. Đíu git: líu đíu, xăng xít (383).
657. Gít con mắt: con mắt bị ghèn đóng hoặc dính trét mở không ra
(383).
658. Gịt mũi: có hơi ghẹt mũi, mũi không thông, nói tiếng git mũi (383).
659. Giụm git: giụm lại một chỗ, xúm lại một chỗ (383).
660. Giặng git: đang nhiều việc (383).
661. Giu mình: rún lại, làm bộ khiêm nhường, ăn nói khiêm nhường
(383).
662. Giựt đàm: hạ bớt, giảm bớt (387).
663. Go ngặt: bực bội, thắt ngặt, khốn đốn (387).
664. Gái goá: gái son, gái chưa chồng (388).
665. Gôm dương: giành lấy một mình, ôm lấy cả (390).
666. Gôm hay: coi chung nhiều việc, tóm coi nhiều việc (390).
667. Gôm tài: có nhiều tài năng (390).
21
668. Gớm gang: dị cục, quá chừng, cọ khi nói luôn là gớm gang gơm
ghỉnh (390).
669. Nai hà :biết làm sao được (396).
670. Vô hà: chẳng bao lâu (396).
671. Hà huống: huống chi (396).
672. Hà cớ: cớ gì? Cớ sao (390).
673. Hà rưa: cầu vui, làm chuyện cầu vui (396).
674. Cầu hác: rãnh (396).
675. Hải hác: biển cả (396)
676. Hích hác: bộ vui cười tích tắc (396).
677. Tóc hạc: tóc trắng phau phau, chỉ nghĩa là tuổi cao (397).

678. Đen hắc: đen lắm.đen thui (397).
679. Hắc cổ: gắt cổ, rát cổ, nóng cổ, rượu ngon uống hắc cổ (397).
680. Ngọt hắc: ngọt hắc, ngọt quá (397).
681. Hách cẳng: dở cẳng lên một thì (397).
682. Hắng hách, hớn hài: nộ nạt, ăn hiếp (397).
683. Hành hài: làm cho cực khổ, chịu cực (398).
684. Hẫy lò: quạt lửa lò (400).
685. Hẫy lửa: thổi lửa, làm cho cháy (400).
686. Hẫy lên: dấy lên, dỡ lên (400).
687. Phạn hàm: cho người chết ăn, bỏ gạo hoặc bỏ châu ngọc vào miệng
người chết (401).
688. Hàm hận: tích để sự giận hờn (401).
689. Hàm mai: ngậm thế không cho nói chuyện (401).
690. Đứng hãm: đứng gần quá, đứng áp một bên (401).
691. Đơn hàn: nghèo khổ một mình, mồ côi (402).
692. Hằn thật: chắc thật, không sai (403).
693. Hằn lòng, hằn dạ, hằn ý, hằn bụng: chắc ý (403).
694. Hằn hiện: ít có (403).
695. Hằn chân: có ngăn nắp, thứ lớp.tiếng nói hằn chân, tiếng nói chặc
chịa, vừa cứng vừa có ý tứ (403).
696. Hân hân: bộ vui vẻ (404).
697. Hân hủi: bạc đãi, không coi ra sự gì (404).
698. Hủn Hẫn: bộ bủn bởn, ngủn ngởn không biết sợ lện, không biết mắc
cỡ (404).
699. Hình hàng : nghểnh ngảng, lơ lãng như kẻ điếc (405).
700. Héo don: khô dun lại, héo quá (416).
701. Hểu hảo: bộ rộng rãi (417).
702. Hi thiểu: ít (418).
22
703. Cừu hiềm: tích lấy sự oán cừu (418).

704. Thành hiến: tội đã định (419).
705. Hiển hích: sáng rỡ (419).
706. Him mắt: con mắt lim dim (422).
707. Hổ nhuốc; lấy làm nhục nhã (427).
708. Hòa gain: cuộc trai gái cẩu hạp, không lễ cưới (429).
709. Dịu hoặc: dịu lắm (431).
710. Mềm hoặc: mếm lắm (431).
711. Bô hoặch: bắt được (431).
712. Nguôi hoai: phải đi, nguôi đi (431).
713. Hoài huân: phá tan không tiếc (431).
714. Ưu hoạn; lo, buồn (432).
715. Sảng hoàn: sảng sốt, thất kinh (433).
716. Hoạnh tài: của phi lý (435).
717. Phục hoạt: sống lại (435).
718. Giấc hòe: giấc ngủ (437).
719. Hối khan: có mùi hôi khan khan (438).
720. Truy hối: ăn năn, tiếc việc trước (439).
721. Mắng hổi; mắng vội quá (440).
722. Hom lấy; giữ lấy, ràng lấy (441).
723. Chực hờm: chực sẵn, chực một bên (442).
724. Kiệt hôn; kết làm vợ chồng (443).
726. Hàm hỗn: lộn lạo, chung lộn, không thứ tự (444).
727. Hòng xuôi: gần xuôi (445).
728. Hồng tong: la lớn tiếng, nói ồn ào (446).
729. Hốp quá: vội quá (447).
730. Hủ lạn: mục nát, rã rời (449).
731. Hứa đa; nhiều (450).
732. Huân nghiệp, huân lao: công nghiệp (450).
733. Huê dạng: nhiều vẻ, nhiều sắc (451).
734. Hân hủy: vui mừng (452).

735. Hủy thác: giao cho (452).
736. Thung huiên: cha mẹ (452).
737. Huyền vọng: trông đợi (453).
738. Huyền tuyệt: tuyệt vời, xa cách (453).
739. Huinh niệm: nhớ hoài (454).
740. Hùng đảm: mật gấu (455).
741. Vận hưng: vận tốt (455).
742. Hứng vui: lấy làm vui (456).
743. Hườn sanh: sống lại (456).
744. Hưởng dung: được nhờ, được ăn (458).
23
745. Hường nhan: vẻ lịch sự, thường nói về đàn bà (458).
746. Hưu đi: thôi đi, bỏ đi (459).
747. Tự hữu: tự nhiên mà có (460).
748. Xá hựu: tha thứ (460).
749.Y hi: gần giong, mường tượng (561).
750. Ở yêc: ở hiểm, ở bất nhơn (463).
751. Yểm giấu: che giấu (463).
752. Yểng giọi: sáng chói (464).
753. Yêu mị: tà mị không có lòng ngay thẳng (465).
754. Yểu nhiễu: bộ dịu dàng (465).
755. Ym ẩn: giấu giếm, che đậy (465).
756. Ym lưu: để vậy không động tới (466).
757. Khờ ịch: bộ khờ quá (466).
758. Để ím: để vậy không dở ra (466).
759. Đậy ím: che đậy mãi (466).
760. Kẽ việc: hay chọc việc, hay bày việc (468).
761. Sánh kế: sánh đôi, dựa lấy nhau (470).
762. Kể chắc: lấy làm chắc ý (470).
763. Kệch bệnh: bịnh nặng (471).

764. Kép công: mất công, dụng nhiều công (474).
765. Dưỡng kha: dưỡng bệnh (475).
766. Khắc sanh: đánh sanh, gõ sanh (476).
767. Khắc kỉ: thắng mình (476).
768. Khách đày: lưu lạc phương xa (476).
769. Khải việc: gay việc, bày việc (478).
770. Khâm thừa: kính vâng (479).
771. Khang ninh: bình an, sức khỏe (480).
772. Khấng lòng: đành chịu, ưng chịu (480).
773. Lỗ khanh: nhà xí, nhà ô uế (480).
774. Cáo khánh: hết sạch tiền bạc (481).
775. Y khảo: nương tựa (481).
776. Khấp khởi: hóng lên không đều (482).
777. Khê lê: dư dã, bộn bàng (484).
778. Kheo cợt: giễu cợt (485).
779. Khêu gan: chọc gan, chọc giận (486).
780. Khí cảm: há dám, đâu dám (488).
781. Khích nộ: chọc giận (489).
782. Thừa khích: nhơn khi hở, nhơn khi vô ý (489).
783. Khiêm từ: lời nói kính nhường (489).
784. Bảo khiễm: lấy làm buồn (489).
785. Phát khiến: đày đi (490).
24
786. Huấn khóa: dạy tập, dạy cho biết (493).
787. Thiên khối: nhiều lớp, nhiều ngăn (498).
788. Dã khớn: hãi kinh việc trươc (500).
789. Khuất tịch: kín đáo (504).
790. Uất khúc: quanh co (505).
791. Phổ khuyến: xin bố thí (506).
792. Khuy khuyết: mòn mẻ, bao mòn (506).

793. Khung long: cao rông như bầu trời (507).
794. Lưỡng khước: lưng chừng (507).
795. Khuông phô: vùa giúp (508).
796. Kỷ vãng: đã qua (509).
797. Kỳ đảo: cầu xin cho được sự gì (510).
798. Kỷ lý: bộ siêng năng (511).
799. Kỷ thì: bao giờ (511).
800. Kích cổ: đánh trống, xinh lắm, khéo lắm (512).
801. Kiên hảo: bền vững, vững chắc (513).
802. Kiến canh: bày vẽ, sửa sang (514).
803. Kiểng vui: cuộc vui vẻ (516).
804. Kiểng giải: thế giới (516).
805. Quê kiểng: quê quán, xứ sở (516).
806. Kiếp lược: cướp lấy, cướp giành (517).
807. Đi kiệt: đi mãi (517).
808. Xá kíp: cho chóng (522).
809. Gở lạ: kì dị (524).
810. Lẫy dương: kinh gan, gay gắt (532).
811. Qúa lạm: quá lắm (532).
812. Cam lâm: mưa thuận mùa (536).
813. Mê lạn; nát ra (538)
814. Lân mẫn: hay thương xót (539)
815. Khấn lân: cầu khấn ke khác làm ơn, xin kẻ khác thương xót (539).
816. Băng lăng: hiếp đáp, lấn lướt (542).
817. Lửa lầng: đổ lửa, lửa cháy (543).
818. Lãnh soát: chịu cả các việc (545).
819. Lão nhiêu: kẻ đã lớn tuổi (547).
820. Bỉ lậu: quê mùa (552).
821. Lẽ hằng: lẽ tự nhiên (553).
823. Sợ lệ: sợ hải, kiêng dè (554).

824. Công lênh: công tình, công khó nhọc (558).
825. Làm léo: làm khôn khéo (559).
826. Ăn léo: ăn gian, ăn quỷ quyệt (559).
827. Lịch sự: trải việc, đẹp đẽ, xinh tốt (564).
25

×