Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÁO CÁO HỘI THẢO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.06 KB, 10 trang )


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN BWTO






BÁO CÁO


HỘI THẢO: CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA)
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020





















Lời cám ơn


Ban Quản lý dự án “Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức và tăng cường năng lực cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ
để giải quyết những vấn đề liên ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế” xin
chân thành cảm ơn sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia
(AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DfID) cho Dự án thông qua Chương
trình HTKT Hậu gia nhập WTO.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Chương trình HTKT
Hậu gia nhập WTO, Văn phòng Chính phủ đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận
lợi để Dự án “Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
tăng cường năng lực cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ để giải quyết
những vấn đề liên ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế” thực hiện thành
công báo cáo này.

Báo cáo này sẽ không thể thành công nếu không kể đến sự hợp tác chặt
chẽ cũng như những thông tin chia sẻ quý báu của Bộ Công Thương, Bộ
Ngoại giao. Nhân đây, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn ông Vũ Khoan,
nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ
Công Thương; ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương; ông Phan Chí Thành Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế
Văn phòng Chính phủ về những đóng góp xây dựng rất hữu ích.

Báo cáo này không phản ánh quan điểm của AusAID, DfID và

Chương trình HTKT hậu gia nhập WTO.




















Ngày ngày 16 tháng 3 năm 2011, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11
Lê Hồng Phong - Hà Nội, trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và tăng cường năng lực cán bộ, công
chức Văn phòng Chính phủ để giải quyết những vấn đề liên ngành trong bối
cảnh hội nhập quốc tế”, Ban Quản lý dự án tổ chức Hội thảo: “Các hiệp định
thương mại tự do (FTA) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”.

Khai mạc và chỉ đạo Hội thảo: Ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ
Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Chủ trì: Ông Phạm Văn Phượng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ.
Nội dung
1. Ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công thương trình bày Dự
thảo Chiến lược
2. Thảo luận của các đại biểu
2.1. Ý kiến của ông Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Quản lý
Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- FTA hiện đại vượt xa những FTA truyền thống.
- TPP là hạt giống của APEC
- Vòng Đô Ha có thể kết thúc trong năm nay theo hướng thỏa hiệp
- Vấn đề chọn đối tác quan trọng ở 03 điểm chính:
+ Thị trường,
+ Chuẩn mực: FTA hiện nay và trong thời gian tới đòi hỏi chuẩn mực
cao hơn.
+ Dòng vốn FDI, quan trọng không chỉ là vốn mà là khả năng lan toả
của dòng vốn, do đó chọn đối tác FDI phải gắn bó với nền kinh tế, liên kết
kinh tế, nguồn công nghệ cao.
- Về vấn đề xã hội: sự giao lưu giữa nhân dân 2 nước sẽ nhiều hơn
- Liên kết kinh tế cao hơn
- 300-400 tỷ USD dự kiến sẽ đầu tư vào ASEAN. Việt Nam nên và cần
có cơ chế cho Nhà đầu tư vào Việt Nam.
- Nên có lobby với các nước lớn.
- Phát triển kết cấu hạ tầng - Thị trường năng lượng ASEAN: nên có cơ
chế cuộc chơi cho các nước TPP, EU (mở hiệp định mua sắm Chính phủ cho
các nước tham gia), lắng nghe ý kiến doanh nhân.
- Bài học WTO:
+ Tổng chỉ huy hội nhập kinh tế quốc tế có vấn đề. Uỷ ban không điều
phối được.
+ Nên có 1 nhóm tư vấn giám sát độc lập thực hiện

+ Tư tưởng địa phương, lợi ích nhóm nhỏ cao, tính liên kết các vùng rất
yếu.
- Bản thân dự án phải có nguồn lực cho thực thi.
- Chiến lược 2011-2020: tập trung vào vấn đề thể chế.

2.2. Ý kiến ông Vũ Khoan - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ: tập
trung vào 04 vấn đề chính: Cách tiếp cận khi xây dựng Chiến lược; Bối cảnh
quốc tế - thế giới để từ đó có cách xây dựng Chiến lược phù hợp; Nhu cầu
vốn - thị trường và Uỷ ban Quốc gia.
a) Cách tiếp cận vấn đề khi xây dựng Chiến lược như thế nào? Tình
hình biến động, nhưng cách tiếp cận tĩnh quá, tình hình rất động nhưng ta
không quan tâm, ta đang tập trung vào giá cả, lạm phát. Vì vậy cần đề cập,
xây dựng chiến lược trong bối cảnh biến động.
- Mục tiêu và Đối tác:
+ Mục tiêu tham vọng, dàn trải, không trọng tâm: Mâu thuẫn về mục
tiêu, cái gì cũng muốn cả.
+ Đối tác: FTA với Thuy Sỹ, Kazacstan, Ả-rập Xê-út
+ Ta phải làm chiến lược phải xuất phát từ những cái đã có để xác định
cái sắp tới ta cần có.
- Quá trình tham gia FTA trước đây phụ thuộc vào ý muốn chủ quan,
thể hiện qua 2 đặc điểm: chính trị chi phối kinh tế, chưa xuất phát từ nhu cầu
thực tế (top down). Nên ngược lại: từ kinh tế sang chính trị, kinh tế phải là
gốc; và phải xây dựng từ dưới lên.
b) Bối cảnh quốc tế - thế giới
- Nhất trí với anh Võ Trí Thành, chú ý thế giới sau khủng hoảng kinh tế
như thế nào.
- Thế giới trong sự chuyển dịch sức mạnh, nên ta phải xây dựng chiến
lược trên nền tảng bất định và phải tính toán, cân nhắc, phải xây dựng chiến
lược đa dạng, nhiều phương án.
- Tư tưởng bảo hộ vẫn còn. Đoha năm nay kết thúc?

- Trong nước ta căn cứ Chiến lược kinh tế xã hội Đại hội XI để xây
dựng chiến lược.
- Sắp tới ta cần cái gì: lấy kết quả của các cuộc hội thảo của Văn phòng
Chính phủ. Ta cần 2 cái là thị trường và vốn công nghệ.
c) Nhu cầu và thị trường
- Thị trường đối với ta không ghê gớm lắm, đã đủ rồi, ta không vướng
về thị trường.
- Công nghệ và vốn là quan trọng để từ đó ta quyết định chơi với ai.
- Phải chọn đối tác để thúc đẩy công nghệ, đặc biệt là công nghệ phụ
trợ, dịch vụ hiện đại.
- FTA phải lôi kéo Việt Nam vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, tham
gia vào phân công lao động quốc tế, sản xuất toàn cầu.
- Phải tham gia với các đại gia về công nghệ, giúp Việt Nam tăng trưởng.
- Muốn đứng trên đôi chân của mình, độc lập tự chủ thì kinh tế phải
vững, phải vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”.
- Việt Nam đang bị chia nhỏ, cắt nhỏ ra thành 63 không gian kinh tế.
Lỗi ở trên Chính phủ chia nhỏ ra, cát cứ, do đó cần hình thành không gian
kinh tế thống nhất.
- Tập trung vào mấy đối tác chính như Châu Âu, Mỹ, Nhật. Nguồn lực
ta ít, nên lại càng không nên chia nhỏ ra. Nên có dưới lên trên nhưng trên phải
điều phối.
d) Uỷ ban Quốc gia: là vấn đề đã chín muồi, do đó cần cân nhắc về mô
hình và sự tồn tại của UBQG.
2.3. Ý kiến ông Nguyễn Đình Hoàn - Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế -
Văn phòng Chính phủ.
- Kế hoạch nhiệm kỳ này của Chính phủ đặt mục tiêu phê duyệt Chiến
lược FTA, từ 2007-2008, tuy nhiên Bộ Công thương vẫn chưa trình được
Chiến lược này. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phê bình việc quá chậm
phê duyệt chiến lược FTA trong nhiệm kỳ vừa rồi.
- Trong tình hình hiện nay, nên và phải đặt chiến lược trong bối cảnh

mới? Vậy có nên cân nhắc, cần thời gian để tiếp tục xây dựng chiến lược,
hoàn thiện Chiến lược một cách thấu đáo hơn, thay vì vội vàng ban hành
Chiến lược FTA kiểu cũ.
- Hội nhập tác động đến trong nước như thế nào? Trong nước phải làm
gì để dàm phán FTA
- Ta phải chủ động. Ta đã chủ động chưa? Thực tế là chưa, bị động
chạy theo các FTA của các nước.
- Bộ Ngoại giao xông xênh với FTA, coi đây là quà của Việt Nam.
- Bộ Công thương sốt sáng với EFTA là sao? Nên chủ động một số đối
tác chính, không nên chạy theo các đối tác nhỏ.
- Về Tổ chức: cần phải xác định lại cơ cấu Uỷ ban quốc gia hợp tác
kinh tế quốc tế (UBQGHTKTQT) và đưa vào nhiệm kỳ Chính phủ mới. Ủy
ban đóng vai trò tư vấn hay quản lý nhà nước và thuộc cơ quan nào? Gắn với
Bộ Công thương như thế nào? Bộ Công thương phải xác định và gấp rút
chuẩn bị.
2.4. Ý kiến chị Nga - Bộ Ngoại giao MOFA
- Hội nhập giai đoạn 2011 – 2020 khác gì giai đoạn trước.
- FTA thời gian tới: Mới, chủ chốt trong 5 năm tới, hình thành và cục diện
thế giới 5 năm tới, tuy vậy cũng có những xu hướng (đã nhìn thấy), định vị được
Việt Nam trong cục diện mới và trong xu hướng toàn cầu.
- Nhìn lại 15 năm gia nhập và hội nhập
- 10 năm tới: giai đoạn liên kết, tham gia, chứ không phải hội nhập, đây
thực sự là một giai đoạn mới, do đó, nếu tham gia tốt, sẽ định vị được vị thế
của quốc gia.
- Bối cảnh quốc tế về kinh tế, chính trị:
+ Quốc tế: xu hướng đa tầng, đa nấc, đa trung tâm: cho phép vai trò của
khu vực, của các nước vừa và nhỏ, khu vực và liên khu vực có vai trò hơn.
Khác với trước đây, chỉ có 2 cực Xô – Trung hoặc vai trò của Mỹ sau chiến
tranh lạnh, do đó, ta cần chủ động hơn vì có cơ hội và vai trò.
+ Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực của nền kinh tế năng động và

phát triển, khu vực đầu tàu
+ Các nước, đặc biệt các cường quốc lớn coi trọng FTA và họ muốn trở
thành trung tâm của khu vực qua FTA: ví dụ như khu vực Đông Bắc Á
(Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc), vì vậy, nên đẩy mạnh quan hệ FTA
với các nước, các khu vực.
+ Mỹ đang đẩy mạnh thông qua 3 FTA (với Trung Quốc – Colombia và
Panama), FTA đang trở thành công cụ.
- FTA mang nội hàm mới: nội dung về thương mại và đầu tư; nội dung về
thương mại và môi trường hoàn toàn mới cũng được đưa vào FTA.
- Trong 5 năm tới, FTA với ta rất then chốt: có thể thấy bài học từ
Trung Quốc (vai trò của Trung Quốc với thế giới rất quan trọng), nhưng ta
chưa chú trọng.
- Chiến lược: nhất trí với ý kiến của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan
và anh Võ Trí Thành.
+ Phục vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của ta trong 5 năm tới, mới
mong thay đổi bộ mặt, diện mạo của đất nước.
+ Chỉ như vậy, mới tham gia được vào chuỗi giá trị cạnh tranh của toàn
cầu.
+ 10 năm tới phải chọn đối tác chiến lược: Mỹ - EU – Nhật và thêm
Nga, góp phần đa dạng hóa, đa phương hóa và thị trường Nga là thị trường
tiềm năng, do các lợi thế của thị trường này (lực lượng người Việt, mối quan
hệ truyền thống).
- Như vậy, sau đây ta sẽ có 47 thị trường mở cửa, do đó, các FTA phải
nâng cao năng lực cạnh tranh cho ta, về nguồn vốn, công nghệ,
- FTA là quan trọng nhưng không phải là duy nhất.
- Hiện đang thiếu chỉ đạo, định hướng về hội nhập, về kinh tế quốc tế,
về FTA, do đó các doanh nghiệp, tập đoàn ký nhiều FTA. Vì vậy, với các đối
tác khác, nên ký dưới các dạng khác để đảm bảo thiết thực và hiệu quả, tùy lợi
thế của từng nước.
- FTA thời gian tới phải rà soát, và thúc đẩy tiến độ thực hiện, ta không

kịp chuyển đổi để kịp thực hiện các FTA đã ký, do đó đây là vấn đề cấp bách
để các doanh nghiệp, địa phương vào cuộc, vì sau 5 năm tới, ta phải thực hiện
tất cả các FTA đã ký.
- Hiện tại: TƯ đàm phán, nhưng địa phương, doanh nghiệp là người
thực hiện, vai trò của truyền thông cực kỳ quan trọng để các doanh nghiệp và
địa phương nắm được tinh thần, chủ trương và có kế hoạch triển khai, thực
hiện sao cho phù hợp.
- Chưa có chiến lược vì chưa có cơ chế phù hợp.
- UBQGHTKTQT: cần phải có cơ chế mới do tình hình mới, yêu cầu
mới, ta đã thấy những tồn tại trong 4 năm qua gia nhập WTO, bộc lộ nhiều
bất cập, do đó cần có những thay đổi phù hợp, nên đặt bên cạnh Văn phòng
Chính phủ và do 01 Phó Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp, vì cần tạo ra thẩm quyền
thực sự cho bộ máy này; có như thế mới tạo được đột phá để có sự tham gia
của các doanh nghiệp, địa phương do có chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng
Chính phủ.

2.5. Ý kiến của ông Trần Công Sách – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế
thương mại – Bộ Công thương
- Đối với đối tác Hoa Kỳ: do đã tham gia đàm phán TPP, nên không đặt
ra song phương FTA với Hoa Kỳ.
- Đối tác EU: Ta đã đặt ra những vấn đề này, chứ không phải chưa đề
cập đến.
- Với Belarus, Cadaxtan: liên minh hải quan với Nga, do đó, phải có sự
tham gia của 02 đối tác này, vì liên minh hải quan đôi khi còn mạnh hơn cả
FTA truyền thống.
- Với Ả rập – Xê út: tìm cơ hội ở những thị trường có giá trị khai thác
cao, tiềm năng: dân số của thị trường này ngang EU. Kinh nghiệm của Trung
Quốc khi ký FTA với Ả rập - Xê út, trong 5 năm qua tăng 6% thị phần ở
Trung Đông, an ninh năng lượng, đầu tầu quan hệ với GCC, Trung Đông và
thị trường châu Phi.

- Với Thụy Sĩ, Chi Lê: mức độ tự do hóa của 02 thị trường này cao; và
mặt khác, khi xây dựng Chiến lược có tính kế thừa lịch sử; nhưng quan trọng
hơn là thu hút công nghệ cao, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh, nâng cấp sức
cạnh tranh của hàng hóa, tìm thị trường trong tương lai; bố trí mạng sản xuất
và tham gia giá trị sản xuất toàn cầu, phát triển công nghệ hỗ trợ, phải hướng
tới xuất khẩu, tỷ trọng hàng nguyên phụ kiện xuất sang Trung Quốc thấp hơn
Philippin, Malaysia, để cân bằng cán cân thương mại. Cần tính thị trường cho
sự chuyển dịch, xuất cho những thị trường khác.
- Ưu tiên trong lợi ích quốc gia từ ký kết FTA và lựa chọn đối tác: lựa
chọn đối tác công nghệ cao hoàn toàn nhất trí, tuy nhiên:
+ Công nghệ cao với trình độ hiện nay ta đã tiếp thu được hết chưa?
+ Trong 5 năm tới, ta cần tái cơ cấu, chưa kỳ vọng nhiều về chuyển
dịch cơ cấu xuất nhập khẩu, thu hút và hấp thu công nghệ cao, nhưng ta phải
hoàn thiện môi trường thương mại. Do đó, phải tạo nền tảng tiền đề cho việc
thu hút công nghệ cao, nhưng lợi ích phải có thứ tự ưu tiên: thương mại – đầu
tư – chiến lược dài hạn, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh và tùy đối tác
để đặt lợi ích cho phù hợp.
- Không phát triển sâu hơn FTA với 6 đối tác đã ký trong 5 năm tới: để
hạn chế những tác động bất lợi của các FTA này (hiệu ứng đối với đầu tư, độc
lập tự chủ). Nhưng với ASEAN cần phát triển sâu hơn. Nhật Bản, Hàn Quốc:
đã ký song phương, nhưng chưa đánh giá hết được những tác động bất lợi và
có lợi của 6 FTA này trong thời gian tới, do đó, chưa nên phát triển sâu hơn
những FTA đã ký, nên tạm dừng để cân nhắc.
- Tình hình thế giới: EU tìm kiếm thị trường dịch vụ béo bở ở Châu Á,
ASEAN, ta cần phải cân bằng cán cân vãng lai, đó là thách thức lớn khi ký
với EU.
- Chiến lược có đặt ra vấn đề Ấn Độ, nhằm tạo ra cực để giảm áp lực
với Trung Quốc qua việc có những liên kết sâu hơn với Ấn Độ, nhưng chưa
đồng thuận, nên chỉ dừng lại ở mức độ FTA hàng hóa.
2.6. Ý kiến ông Lực - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp – Văn phòng

Trung ương Đảng
- 2020: Việt Nam trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thời
điểm đó.
- Nghị quyết Đại hội XI đã chốt lại những vấn đề của Việt Nam.
- Tuy nhiên, VPTW Đảng chưa được tiếp cận với dự thảo Chiến lược.
- Chọn đối tác và nội dung chiến lược như thế nào?
- Giai đoạn 2011 – 2015 làm gì để đến 2016 – 2020 Việt Nam trở thành
nước CNH, HĐH.
- NQ 11 đề ra 3 đột phá, vậy Chiến lược này có đề cập đến 3 đột phá đó
không? Phải thể hiện được 03 đột phá đó. Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam như thế
nào để có nền tảng tiến lên công nghiệp hoá vào 2016 – 2020?
- Thứ tự ưu tiên: nếu lấy lợi ích thương mại là ưu tiên hàng đầu, nếu thế
sẽ khó để đạt mục tiêu CNH, HĐH.
- Tổ chức bộ máy: tư vấn hay cơ quan hành pháp? Bộ Công thương,
Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ sẽ tổ chức nhiều hội thảo hơn nữa để xem
xét các mục tiêu đặt ra của chiến lược. Khi VPTW Đảng có được bản dự thảo
chính thức, sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo để tiếp thu, thẩm định chiến lược.
2.7. Thảo luận về 03 Đột phá:
2.7.1. Ý kiến ông Trần Công Sách:
- TPP sâu hơn, có nhiều lợi ích và có lợi ích liên quan đến đột phá cải
cách kinh tế, để có nền kinh tế thị trường.
- Với Hoa Kỳ, EU khi tham gia có những cải cách về nguồn nhân lực
thông qua giáo dục đào tạo. Với đột phá kết cấu hạ tầng, đây là những đối tác
quan trọng.
2.7.2. Ý kiến ông Võ Trí Thành
- Đột phá khi đòi hỏi chuẩn mực cao hơn, ta cần phải có những đột phá
về thể chế, đầu tư, đào tạo.
- Các nước nhỏ hơn: tiếp cận thị trường tốt hơn, qua đó để đầu tư vào
các thị trường khác, nhưng Việt Nam cần hết sức thận trọng, vì chưa có
nghiên cứu tốt.

- Nga hình thành liên minh hải quan: đáng để xem xét, nhưng Việt Nam
có đủ khả năng để các nhà đầu tư đặt nhà máy không?
- Lưu ý mục tiêu FDI lan tỏa.
- Đề phòng trường hợp chỉ phát huy được lợi thế so sánh tĩnh thôi,
không phát huy được lợi thế so sánh động, mà đây mới là vấn đề quan trọng.
Do đó, rất thận trọng với các nước nhỏ khi làm FTA.
Quan hệ với Trung Quốc: Thiết bị máy móc trong quan hệ với Trung
Quốc chiếm 25%, 75% là hàng hóa trung gian, một phần nhỏ dùng để làm ra
hàng hóa trung gian để xuất khẩu, về cơ bản không gây thâm hụt thương mại
nhưng hiệu quả đến đâu thì chưa rõ. Hàng trung gian phần lớn để bán hàng tại
Việt Nam.
Với nước đang phát triển, thị trường tăng nhanh, công nghệ chưa thật
phát triển.
Với các nước nhỏ: có đảm bảo các nhà đầu tư sẽ chọn Việt Nam chứ
không chọn các nước kia?
- Chiến lược với ASEAN: không nên nói là dừng FTA ở đây, vì
ASEAN+1 là của khối chứ không phải riêng Việt Nam, nếu vậy, ASEAN
không tiến nữa, không thể hiện được vai trò của Việt Nam trong ASEAN, như
vậy là Việt Nam thụ động trong ASEAN.
2.7.3. Ý kiến ông Vũ Khoan
- Thế mạnh, lợi thế của Việt Nam trong giai đoạn tới là gì? Cần phải
bàn nhiều hơn: trước đây là lao động rẻ, hiện nay ưu thế này không còn nữa.
Có phải tài nguyên của ta phong phú, đa dạng? cũng không phải thế
mạnh.
Ta có phải là thị trường hấp dẫn? Vị trí địa chính trị: chuyển dịch trong
giai đoạn tới như thế nào? Cần phải tính. Ổn định chính trị, xã hội.
2.7.4. Ý kiến của Viện trưởng Viện Kinh tế thương mại - Bộ Công
thương
- Đối với Chi Lê, do ta đã ký rồi, chứ không đặt ra vấn đề chuyển dịch
xk sang các thị trường này.

- Thụy Sĩ: đang đàm phán, do Thuỵ Sĩ có nhiều thế mạnh về công nghệ
dược phẩm, dịch vụ ngân hàng, hy vọng phần nào được hưởng lợi từ những
thế mạnh này của bạn.
- Đã tiếp thu ý kiến của đ/c Vũ Khoan, Võ Trí Thành trong dự thảo chi
tiết của đề án, tuy nhiên, có thể chưa thể hiện được hết.
- Các quy định hiện hành đang còn nhiều vướng mắc, gây cản trở lớn.
(Ví dụ như Đà Nẵng)
- Chất lượng nhân lực hiện còn nhiều hạn chế, năng suất thấp, khi tham
gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, cũng chỉ đơn thuần là đi bán sức lao
động rẻ, trở thành áp lực ngược.
- Đồng ý phần giải pháp cần bổ sung thêm.
3. Kết luận hội thảo: Ông Pham Văn Phượng - Phó Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ.
1. Trước hết xin cảm ơn sự có mặt, thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm và
quan tâm của các đại biểu đóng góp vào nội dung Chiến lược, giúp cơ quan
soạn thảo có nhiều thông tin, ý kiến tham gia.
2. Thống nhất về những điểm được và chưa được của 15 năm gia nhập
FTA, đó là:
+ Tạo được những điều kiện cơ bản, bước đầu cho Việt Nam
+ Nghiên cứu, tìm ra những điều kiện tốt hơn cho Việt Nam giai đoạn
tới.
+ Tạo ra điều kiện để Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, là tiền
đề để thực hiện mục tiêu của giai đoạn tới.
+ Tạo ra vị thế rất quan trọng của Việt Nam trong khu vực, thế giới bên
cạnh quan hệ chính trị, ngoại giao.
3. Tuy nhiên, quá trình xây dựng chiến lược: 09 điểm lưu ý.
- Đặt trong tình hình tĩnh, chưa đặt trong bối cảnh động của thế giới,
khu vực; đặc biệt là tình hình chính trị, kinh tế; đảm bảo gần hơn với định
hướng của ta.
- Cần phải xác định đối tác đảm bảo lợi ích của ta.

- Lợi thế của Việt Nam hiện nay là gì: 10 năm trước lợi thế khác, 10
năm tới đó là gì? Do đó, ta phải xác định được, để chỉ ra được biện pháp hữu
hiệu và có chiến lược phát triển phù hợp.
- Tập trung vào mục tiêu chủ yếu: 03 vấn đề quan trọng: thị trường,
công nghệ và vốn.
+ Thị trường phải là nơi có điều kiện hội nhập.
+ Công nghệ phải tạo ra điều kiện để hội nhập, đặc biệt là khoa học
công nghệ cao, thông qua hợp tác quốc tế.
+ Vốn: phải lan tỏa trên phạm vi quốc gia, ngoài phạm vi của dự án.
- 15 năm qua đã tạo ra giá trị ban đầu trong chuỗi giá trị toàn cầu, mặc
dù chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Ta phải xác định hợp tác quốc tế, kinh
tế quốc tế phải là động lực, là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế trong
nước.
- Cần phải làm tốt, đúng định hướng, lộ trình, hiệu quả rõ ràng các
FTA, sẽ có cơ hội để thể hiện rõ hơn vị thế, vị trí của Việt Nam trên thế giới
và trong khu vực, qua đó, góp phần khẳng định vai trò địa chính trị của Việt
Nam.
- Cần xác định đúng tầm của các mối quan hệ trong từng giai đoạn nhất
định.
- Tổ chức bộ máy để chiến lược đạt mục tiêu: tổ chức bộ máy như thế
nào? ở đâu để đảm bảo đủ quyền lực, khả năng gắn kết được các nội dung
kinh tế, chính trị để thực hiện hiệu quả chiến lược.
- Hoàn thiện chiến lược để sát với tình hình thực tế, ngày càng biến
động và hiệu quả hơn./.

×