CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC
LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TẠI VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn
cho công chức Văn phòng Chính phủ
ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐỐI NGOẠI - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
Đơn vị tư vấn:
Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Đối ngoại (Học viện Ngoại giao)
Chủ biên:
Nguyễn Mạnh Cường
Tập thể tác giả:
Hoàng Hữu Anh
Phạm Thị Thuý Nga
Trịnh Thị Thu Huyền
Lê Thu Hà
Nguyễn Viết Linh
1
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 9
Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 15
1.1. Khái quát về chính sách đối ngoại 15
1.1.1. Khái niệm Chính sách đối ngoại 15
1.1.1.1. Định nghĩa chính sách đối ngoại 15
1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành chính sách đối ngoại 18
1.1.2. Phân tích chính sách đối ngoại 25
1.1.2.1. Phân tích chính sách đối ngoại theo cấp độ 25
1.1.2.2. Phân tích chính sách đối ngoại theo các nhân tố tác động 26
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao của cha ông ta 46
1.2.1. Độc lập dân tộc 46
1.2.2. Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại 47
1.2.3. Ngoại giao tâm công 50
1.2.4. Hòa hiếu với các dân tộc khác 52
1.2.5. Dĩ bất biến ứng vạn biến 53
1.2.6. Nắm vững thời cơ, giành thắng lợi từng bước 54
1.2.7. Huy động sức mạnh tổng hợp 56
1.3. Chính sách đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 56
1.3.1. Giai đoạn 1945-12/1946 56
1.3.2. Giai đoạn 1946-1954 61
1.3.2.1. Giai đoạn 1946- 1949 61
2
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
1.3.2.2. Giai đoạn 1950- 1954 63
1.3.3. Giai đoạn 1954-1975 65
1.3.3.1. Giai đoạn 1954- 1960 65
1.3.3.2. Giai đoạn 1961- 1965 66
1.3.3.3. Giai đoạn 1965- 1968 67
1.3.3.4. Giai đoạn 1968- 1975 69
1.3.4. Giai đoạn 1975-1986 69
1.3.5. Đường lối đối ngoại và quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng ta thời
kỳđổi mới 71
1.3.5.1. Bối cảnh tình hình thời kỳ đẩu đổi mới và đường lối đối ngoại của Đảng
ta 71
1.3.5.2. Quá trình triển khai đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới 73
1.3.5.3. Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới 83
Chương 2:QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TÁC QUAN TRỌNG 86
2.1. Quan hệ Việt Nam với các nước lớn 86
2.1.1. Tình hình quan hệ Việt Nam với các nước lớn hiện nay 86
2.1.1.1. Tình hình chung 86
2.1.1.2. Tình hình quan hệ với các đối tác cụ thể 87
2.1.2. Chủ
trương của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn 96
2.1.2.1. Chủ trương chung 96
2.1.2.2. Chủ trương trong quan hệ với một số đối tác cụ thể 98
2.1.3. Các vấn
đề đặt ra trong quan hệ với các nước lớn hiện nay 99
2.1.3.1. Các vấn đề chung 99
2.1.3.2. Các vấn đề đặt ra trong quan hệ với một số đối tác cụ thể 100
2.1.4. Tiềm năng trong quan hệ với các nước này 104
3
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
2.1.4.1. Tiềm năng nói chung 104
2.1.4.2. Các tiềm năng trong quan hệ với các đối tác cụ thể 104
2.1.5. Trọng tâm thúc đẩy quan hệ 106
2.1.5.1. Trọng tâm thúc đẩy quan hệ chung 106
2.1.5.2. Trọng tâm thúc đẩy với các đối tác cụ thể 106
2.2. Quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng 109
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước láng giềng 109
2.2.2. Quan hệ Việt Nam - Lào 109
2.2.2.1. Quan hệ Việt Nam – Lào qua các thời kỳ 109
2.2.2.2. Một số khó khăn trong quan hệ hai nước 113
2.2.3. Quan hệ Việt Nam – Campuchia 113
2.2.3.1. Quan hệ Việt Nam – Campuchia qua các thời kỳ 113
2.2.3.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước 116
2.2.4. Quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN 117
2.2.4.1. Quan hệ với Ma – lai – xi – a 117
2.2.4.2. Quan hệ với Phi-lip-pin 118
2.2.4.3. Quan hệ Việt Nam và Thái Lan 122
2.2.4.4. Quan hệ Việt Nam – In – do – ne –xi- a 125
2.2.4.5. Quan hệ Việt Nam – Xinh – ga –pore 130
2.2.4.6. Quan hệ Việt Nam – Mi- an- ma 133
2.2.4.7. Quan hệ Việt Nam – Brunây 135
2.3. Quan hệ Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống 138
2.3.1. Những mặt đã làm được trong quan hệ của Việ tNam với một số đối tác
truyền thống 139
2.3.1.1. Quan hệ Việt Nam với một số nước bạn bè truyền thống ở châu Á 139
4
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
2.3.1.2. Quan hệ của Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống ở Châu Âu 144
2.3.1.3. Quan hệ của Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ La-tinh
156
2.3.1.4. Quan hệ Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống ở Trung Đông -
Châu Phi 160
2.3.2. Một số
hạn chế trong quan hệ với các nước bạn bè truyền thống 165
2.3.3. Phương hướng tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống 167
Chương 3:TRIỂN KHAI ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI ĐẠI HỘI XI 171
3.1. Môi trường đối ngoại của ta hiện nay 171
3.1.1 Một số thuận lợi
3.1.2 Một số khó khăn
3.2. Những nội dung chính của đường lối đối ngoại Đại hội XI 173
3.2.1. Lợi ích quốc gia, dân tộc
3.2.2. Giữ vững “độc lập, tự chủ” 1
3.2.3. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ 179
3.2.4. Đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm 180
3.2.5. Đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu 181
3.2.6. Xử lý mối quan hệ đối tác - đối tượng và quan hệ với các nước lớn 183
3.2.7. Quan hệ với ASEAN
3.2.8. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế 187
3.2.9. Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại 193
Chương 4:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ- HỘI NHẬP
QUỐC TẾ VỀ CHÍNH TRỊ 196
4.1. Một số vấn đề chung về Hội nhập quốc tế 196
4.1.1. Quá trình phát triển và nhận thức về hội nhập quốc tế trên thế giới 196
5
4.1.1.1. Hội nhập quốc tế trên thế giới 196
6
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
4.1.2.1. Nhận thức về hội nhập quốc tế trên thế giới 198
4.1.2. Quá trình phát triển và đổi mới tư duy về hội nhập quốc tế ở nước ta 200
4.1.3. Nhận thức về hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới 205
4.2. Hội nhập quốc tế về Chính trị 206
4.2.1. Các cấp độ Hội nhập quốc tế về Chính trị 206
4.2.2. Hội nhập quốc tế về Chính trị ở nước ta 207
4.2.2.1. Hội nhập quốc tế về Chính trị ở nước ta thời gian qua 207
4.2.2.2. Hội nhập quốc tế về Chính trị ở nước ta thời gian tới 211
Chương 5:HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KINH TẾ 213
5.1. Các cấp độ Hội nhập quốc tế về kinh tế 213
5.1.1. Tham gia các thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA) 213
5.1.2. Tham gia các FTA 213
5.1.3. Tham gia các liên minh thuế quan (CU) 214
5.1.4. Tham gia thị trường chung (hay thị trường duy nhất) 214
5.1.5. Tham gia liên minh kinh tế - tiền tệ 214
5.2. Hội nhập quốc tế về kinh tế ở nước ta 215
5.2.1. Hội nhập quốc tế về kinh tế ở nước ta thời gian qua 215
5.2.1.1. Những mặt được 215
5.2.1.2. Những hạn chế 216
5.2.2. Hội nhập quốc tế về kinh tế ở nước ta thời gian tới 218
5.2.2.1. Các thuận lợi và thách thức đối với Hội nhập quốc tế về kinh tế ở nước ta
thời gian tới 218
5.2.2.2. Nội dung hội nhâp kinh tế quốc tế tới năm 2020 220
Chương 6:HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG QUỐC PHÒNG AN NINH VÀ CÁC
LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH 225
7
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
6.1. Hội nhập quốc phòng, an ninh 225
6.1.1. Tham gia các diễn đàn hợp tác an ninh 225
6.1.2. Tham gia vào các hoạt động quân sự và trao đổi quân sự trên thực tế 225
6. 1.3. Tham gia các dàn xếp an ninh tập thể 226
6.1.4. Tham gia vào các liên minh quân sự 226
6.1.6. Lộ trình hội nhập của Việt Nam trong thời gian tới 227
6.2. Hội nhập quốc tê về văn hóa 230
6.2.1. Khái niệm 230
6.2.2. Lộ trình
hội nhập của Việt Nam trong tương lai 231
6.3. Hội nhập trong các lĩnh vực chuyên ngành 234
Chương 7:TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở
NƯỚC TA GIAI ĐOẠN VỪA QUA (1986 ĐẾN NAY) 236
7.1. Thực tiễn triển khai Hội nhập quốc tế ở nước ta giai đoạn vừa qua 236
7.1.1. Giai đoạn 1986- 1996 236
7.1.1.1. Chủ trương 236
7.1.1.2. Thực tiễn triển khai và kết quả 238
7.1.2. Giai đoạn 1996- 2006 243
7.1.2.1. Chủ trương 243
7.1.2.2. Thực tiễn triển khai và kết quả 243
7.1.3. Giai đoạn 2006 đến nay 245
7.1.3.1. Chủ trương 245
7.1.3.2. Thực tiễn triển khai và kết quả 246
7.2. Một số đánh giá về việc triển khai hội nhập quốc tế của nước ta từ đổi mới đến
nay 249
7.2.1. Thành tựu 249
8
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
7.2.2. Hạn chế 252
7.2.3. Một số bài học 254
Chương 8:NHẬN THỨC VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN TỚI
256
8.1. Bối cảnh, mục tiêu và quan điểm chỉ đạo 256
8.1.1. Bối cảnh
8.1.2. Mục tiêu
8.1.3. Quan điểm chỉ đạo
8.2. Phương hướng và nhiệm vụ hội nhập quốc tế 264
8.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế
8.2.2. Trong lĩnh vực chính trị
8.2.3. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh 269
8.2.4. Trong các lĩnh vực khác
8.3. Các giải pháp thực hiện 271
8.3.1. Công tác tuyên truyền
8.3.2. Cơ chế, bộ máy chỉ đạo hội nhập quốc tế 273
8.3.3. Chương trình hành động và chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế 274
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM 276
9
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
C H Í N H S Á C H Đ Ố I N G O Ạ I
V À H Ộ I N H Ậ P Q U Ố C T Ế
Tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn cho công chức Văn phòng Chính phủ
PHẦN MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” nêu ra tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, với địa vị pháp lý là cơ quan hành chính
Nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm thống nhất quản lý việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
của Nhà nước, Chính phủ đã triển khai một loạt các hoạt động triển khai chủ
trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” của Đảng, tron
g đó có việc trình
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 về
Hội nhập quốc tế.
Để thực hiện tốt chức năng tham mưu tổng hợp giúp Thủ tướng Chính phủ
tổ chức các hoạt động chung, đặc biệt là triển khai Nghị quyết của Bộ chính trị
về Hội nhập quốc tế, Văn phòng Chính phủ cần củng cố và nâng cao kiến thức,
kỹ năng công tác đối ngoại cho đội ngũ công chức, cũng như hệ thống hóa các
tài liệu liên quan phục vụ tham mưu và điều hành hoạt động đối ngoại và hội
nhập quốc tế.
Xây dựng Đề cương tài liệu tham khảo phục vụ Tập huấn kiến thức cơ bản
về chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế trong công tác đối ngoại là là hoạt
động thuộc nhóm nội dung số 1 của Dự án “Tăng cường năng lực công chức
làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tại văn phòng chính phủ” nhằm đào
tạo kỹ năng đối ngoại và hội nhập quốc tế từ đó từng bước chuẩn hoá đội ngũ
1
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
công chức làm công tác hội nhập quốc tế. Trong số các bộ tài liệu được đề xuất
xây dựng trong khuôn khổ dự án, tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chính
sách đối ngoại và hội nhập quốc tế đóng vai trò quan trọng bởi:
Thứ nhất, trong công tác đối ngoại, kiến thức về chính sách đối ngoại luôn
giữ vai trò nền tảng và cốt yếu đối với quá trình triển khai mọi hoạt động đối
ngoại. Cách tiếp cận, nhận thức về các vấn đề cơ bản của chính sách đối ngoại,
cũng như các định hướng lớn về đối ngoại là các nhân tố chi phối mạnh mẽ tư
duy, nhận thức và hành động của các nhà ngoại giao trong hầu hết các lĩnh vực
hoạt động. Do đó, có thể nói kiến thức về chính s
ách đối ngoại là nền tảng cần
thiết cho tất cả các cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại nói chung và các
công chức thuộc văn phòng Chính phủ nói riêng.
Thứ hai, việc học tập, nghiên cứu để nắm bắt các nội dung cơ bản về chính
sách đối ngoại và Hội nhập quốc tế là hết sức cần thiết đối với cán bộ, công
chức làm công tác đối ngoại nói chung và công chức thuộc Văn phòng chính
phủ nói riêng vì nó giúp cán bộ, công chức nắm vững được các yêu cầu chung
về đường lối đối ngoại trong triển khai công tác ở các lĩnh vực khác nhau và đặc
biệt là trong lĩnh vực Hội nhập quốc tế. Nói cách khác, nắ
m vững kiến thức về
chính sách đối ngoại và Hội nhập quốc tế là nền tảng cơ bản, giúp cho các công
chức triển khai công tác chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau trong một
cách thống nhất và phù hợp với các mục tiêu lớn, các nguyên tắc, phương châm
và định hướng lớn về đối ngoại. Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chính
sách đối ngoại và hội nhập quốc tế sẽ cung cấp tài liệu cần thiết giúp các công
chức làm công tác đối ngoại,
Văn phòng Chính phủ thực hiện việc này.
Một số điểm mới
Trên thế giới, việc nghiên cứu về Chính sách đối ngoại và Hội nhập quốc tế
hiện nay đang được thực hiện một cách phong phú, đa dạng ở cả chiều sâu lẫn
10
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
chiều rộng. Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu về Chính sách đối ngoại và Hội
nhập quốc tế đã được chú trọng trong một thời gian dài. Có rất nhiều công trình
nghiên cứu, tổng hợp có giá trị về nội dung này. Bộ tài liệu Bồi dưỡng kiến thức
cơ bản về chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế không nằm ngoài xu hướng
trên song có những điểm cải tiến nhất định, cụ thể là:
(i) Bộ tài liệu tiến hành rà soát tiến trình phát triển của Chính sách đối ngoại
Việt Nam trên cả hai phương diện: thời gian và các đặc điểm đối ngoại
chính
(ii) Đối với nghiên cứu Hội nhập quốc tế, tài liệu không chỉ tập trung nhiều
vào lĩnh vực Hội nhập kinh tế quốc tế với các hoạt động triển khai cụ thể
mà còn đi sâu nghiên cứu về bản chất cũng như các vấn đề khoa học khác
liên quan tới Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó, phân tích chủ
trương Hội nhập quốc tế một cách toàn diện và hệ thống.
Hình thức trình bày
Là một tài liệu tham khảo về mặt kiến thức nên nhìn chung bộ tài liệu bồi
dưỡng kiến thức cơ bản về chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế có hình
thức giống với các giáo trình đang được xây dựng hiện nay và tuân thủ đúng các
quy định của Viện Khoa học xã hội về thể thức trình bày văn bản. Tuy nhiên, để
đảm bảo tính hiệu quả và hiện đại trong quá trình các công chức Văn phòng
Chính phủ học tập và tham khảo lâu dài, kèm theo các bài học sẽ l
à các câu hỏi
nhỏ cũng như một số trường hợp minh họa sinh động bằng hình ảnh và bài viết
có liên quan tới các nội dung về chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế được
đưa ra.
Đối tượng sử dụng
11
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
Công chức làm công tác đối ngoại của Văn phòng Chính phủ.
Mục đích sử dụng
(i) Phục vụ cho quá trình đào tạo, huấn luyện về kiến thức cơ bản về chính
sách đối ngoại và hội nhập quốc tế cho các công chức của Văn phòng chính
phủ
(ii) Phục vụ mục đích nghiên cứu, tham khảo và tự đào tạo qua công việc.
Phạm vi
Chính sách đối ngoại và Hội nhập quốc tế ở nước ta kể từ giai đoạn
kháng chiến chống Pháp tới nay.
Quy mô
Tài liệu phục vụ chính cho khóa học Bồi dưỡng kiến thức về Chính sách
đối ngoại và Hội nhập quốc tế gồm 20 buổi.
Phương pháp biên soạn
Tài liệu được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ và khoa học, bao gồm
các bước sau:
(i) Dựa vào cơ sở đánh giá thực tế công việc và tham khảo nhu cầu của các
công chức Văn phòng chính phủ để về kiến thức liên quan đến chính sách
đối ngoại và hội nhập quốc tế cần thiết để xây dựng trọng tâm nội dung của
tài liệu.
12
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
(ii) Nghiên cứu các tài liệu có sẵn về chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế
trong nước và trên thế giới để tìm hiểu các nội dung đã có cũng như các
điểm còn cần được tiếp tục phát triển.
(iii) Phát triển các nội dung mới dựa trên các nguyên tắc, kiến thức nền tảng
của khoa học về chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế trên thế giới
cũng như thực tiễn phát triển chính sách đối ngoại tại Việt Nam.
(iv) Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm, các cán bộ đã tham
gia trực tiếp vào công tác hoạch định chính sách đối ngoại và hội nhập
quốc tế để thẩm định, phản biện bộ tài liệu lần cuối trước khi đưa vào sử
dụng.
Bố cục tài liệu
Đề cương tài liệu tham khảo phục vụ Tập huấn kiến thức cơ bản về Chính
sách đối ngoại và Hội nhập quốc tế gồm 8 chương chính:
Chương 1: Khái quát về chính sách đối ngoại và chính sách đối ngoại Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử
Chương 2: Quan hệ Việt Nam với các đối tác quan trọng
Chương 3: Triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XI
Chương 4: Một số vấn đề chung về hội nhập quốc tế- Hội nhập quốc tế về chính
trị- dung chương trình hành động
Chương 5: Hội nhập quốc tế về kinh tế
Chương 6: Hội nhập quốc tế trong quốc phòng an ninh và các lĩnh vực chuyên
ngành
Chương 7: Tổng kết quá trình triển khai Hội nhập quốc tế ở nước ta giai đoạn
vừa qua (1986 đến nay)- chuyên đề
13
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
Chương 8: Nhận thức về hội nhập quốc tế ở nước ta giai đoạn tới: chuyên đề và
tài liệu quán triệt nghị quyết
Các bài tập dự kiến được sắp xếp xen kẽ trong các nội dung, gồm hai dạng:
(i) Các câu hỏi nhỏ liên quan đến các vấn đề lý thuyết; và (ii) Hai bài tập nghiên
cứu trường hợp điển hình (case study) nhằm giúp học viên nắm rõ hơn về chính
sách đối ngoại và chủ trương Hội nhập quốc tế của nước ta.
14
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
1.1. Khái quát về chính sách đối ngoại
1.1.1. Khái niệm Chính sách đối ngoại
1.1.1.1. .1. Đ ịnh n gh ĩa ch ính sá ch đ ố i ng oạ i
Chính sách đối ngoại là một bộ phận của chính sách quốc gia (chính sách
công) nói chung. Nói cách khác những điều căn bản liên quan đến chính sách
cũng có thể áp dụng cho chính sách đối ngoại. Theo quan niệm chung nhất,
chính sách liên quan đến quyết định lựa chọn những hướng hành động và
phương cách hành động để giải quyết một (hoặc nhiều) vấn đề nảy sinh trong
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Dựa trên phân tích ở trên về các yếu tố chung trong chính sách, các đặc
trưng cụ thể liên quan đến chính sách đối ngoại sẽ được thảo luận ở phần dưới
đây. Theo cách hiểu thông thường nhất, chính sách đối ngoại là phản ứng của
một nước đối với sự thay đổi của tình hình bên ngoài. Nói một cách khác, khi có
sự thay đổi trong tình hình bên ngoài - (thể hiện ở thay đổi trong động thái
chính sách và hành động của các đối tượng liên quan từ đó sẽ h
oặc đã tạo ra một
nét mới trong hoàn cảnh bên ngoài) - thì có "vấn đề mới" nổi lên và một nước
phải có phản ứng thích hợp để xử lý vấn đề, tận dụng tình hình có lợi hoặc giảm
thiểu tình hình bất lợi. Điển hình là các báo cáo của Bộ Ngoại giao trình Chính
phủ, cũng như báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội hàng năm đều có nhan đề
"Tình hình thế giới và Chính sách đối ngoại của ta." Trong các báo cáo này, một
15
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
phần quan trọng được dành cho phân tích tình hình thế giới, các xu thế, động
thái mới nổi lên, làm cơ sở để nêu các vấn đề cần giải quyết và từ đó vạch ra
những việc cần phải làm trong giai đoạn tiếp theo.
Các nước lớn - với vị thế và tiềm lực của mình - thường có khả năng hơn
so với các nước khác trong việc tạo ra chiều hướng trong phát triển của tình
hình quốc tế, cả về kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, và an ninh. Anh đã tạo
ra một trật tự thế giới (Pax Britanica) kéo dài hơn 100 năm. Trong giai đoạn
chiến tranh lạnh, quan hệ Mỹ - Xô đã tạo ra thế hai cực chi phối tình hình quốc
tế trong hơn 40 năm. Việc các nước lớn thay đổi chi
ến lược từ căng thẳng sang
hoà dịu, từ đối đầu sang cùng tồn tại hoà bình đều mang lại những hệ quả quan
trọng trong tình hình quốc tế và dẫn tới những điều chỉnh tương ứng trong chính
sách đối ngoại của các nước khác. Như vậy cũng có thể cho rằng đối với các
nước vừa và nhỏ, việc theo dõi thay đổi chính sách đối ngoại của các nước lớn
và quan hệ giữa các nước lớn càng có ý nghĩa quan trọng. Càng theo dõi chặt
tình hình quốc tế, càng phân tích
và dự báo chính xác chiều hướng chính sách
đối ngoại của các nước lớn và các nước khác, việc xác định vấn đề và tiếp đó là
hoạch định chính sách của các nước vừa và nhỏ càng đỡ bị động và do đó chính
sách đối ngoại càng có kết quả cao.
Trong bối cảnh đó, việc Đại hội Đảng IX nhận định rằng một trong
những điểm yếu của ta trong chính sách đối ngoại là "công tác nghiên cứu chiến
lược, dự báo tình hình còn yếu"1 đã cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên
cứu tình hình quốc tế đối với việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại,
và từ đó làm rõ hơn định nghĩa "chính sách đối ngoại là phản ứng của một nước
trước tình hình bên ngoài thay đổi." Tóm lại, nếu so sánh vớ
i cách tiếp cận
chung về chính sách, được hiểu là những biện pháp đưa ra để giải quyết các
"vấn đề" nảy sinh, thì sự thay đổi nào trong tình hình quốc tế cũng đặt ra những
1
Đảng Cộng sản Việt nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương khoá IX,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.58.
16
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
vấn đề mới mà chính sách đối ngoại cần phải đề ra các biện pháp xử lý hiệu
quả.
Chính sách đối ngoại còn gắn chặt với chính sách đối nội. Lê nin cho
rằng chính sách đối ngoại là sự kéo dài của chính sách đối nội. Điều đó có nghĩa
là "vấn đề" nảy sinh từ trong nước cũng đòi hỏi phải có chính sách đối ngoại
tham gia giải quyết. Theo cách hiểu này, trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất
định, từng nước có những nhu cầu và ưu tiên cụ thể. Các chính sách đối nội và
đối ngoại đều phải nhằm vào việc thực hiện thành công cá
c mục tiêu đó. Ví dụ,
mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt nam là giành và giữ độc lập dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này chi phối cả chính
sách đối nội và đối ngoại. Trong suốt giai đoạn từ 1945 đến 1975, chính sách
đối ngoại của Việt nam là một bộ phận khăng khít của chính sách chung nhằm
mục tiêu giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
vì độc lập, vì tự do.
Chính sách đối ngoại "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong
cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình và phát triển" mà Đại hội Đảng lần thứ
7 (1991) tuyên bố chính là để góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta ra khỏi
tình trạng bị bao vây, cấm vận, tạo môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi
cho công cuộc đổi mới đất nước do đại hội Đảng lần thứ 6 chính thức chủ
trương. Đại hội Đảng lần thứ 8 và 9 đề ra chính sách đ
ối ngoại "Việt Nam sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hoà bình, độc lập và phát triển." Chính sách đối ngoại mới được đưa ra sau khi
nước ta đã vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội trong thập kỷ 1970s và
1980s và bước vào giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới do đó quy
định nhiệm vụ của chính
sách đối ngoại là "tiếp tục giữ vững môi trường hoà
bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
17
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo
đảm độc lập và chủ quyền quốc gia."2
Như vậy, có thể nói chính sách đối ngoại trước hết xuất phát từ những
nhu cầu từ trong nước, do đó thể hiện sự "kéo dài" của chính sách đối nội. Nói
cách khác, "vấn đề" trong nước quy định "vấn đề" trong chính sách đối ngoại.
Cũng cần phải khẳng định thêm rằng trên thực tế không có ranh giới rõ ràng
giữa chính sách đối nội và đối ngoại, và chính sách đối nội và đối ngoại có tính
tương hỗ nhau rất lớn vì cùng là sản phẩm của một hệ thống
chính trị và các yếu
tố văn hóa, lịch sử giống nhau.
1 .1 .1 .2. Cá c bộ ph ận cấu thà nh ch ính sá ch đố i n goạ i
Mục tiêu của chính sách đối ngoại
Việc xác định mục tiêu của chính sách giúp làm sáng rõ các bước thực
hiện chính sách. Thông thường một nước bao giờ cũng có 3 mục tiêu cơ bản
nhất trong chính sách đối ngoại. Các mục tiêu đó là "an ninh, phát triển, và ảnh
hưởng." Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã tổng kết: “Bất kỳ một quốc gia
nào dù lớn hay nhỏ bao giờ cũng nhằm phục vụ ba mục tiêu cơ bản là mục tiêu
an ninh (góp phần bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và s
ự toàn vẹn
lãnh thổ); mục tiêu phát triển (tranh thủ ngoại lực và tạo dựng điều kiện quốc tế
thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước); và mục tiêu ảnh hưởng
(góp phần nâng cao địa vị quốc gia, phát huy tầm ảnh hưởng trên trường quốc
tế). Ba mục tiêu này gắn kết với nhau mật thiết, không thể tách rời và phản ánh
lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Những mục tiêu trên là bất biến, song nội dung
cụ thể và nhất là phương phá
p tiến hành để đạt được mục tiêu ấy không phải lúc
2
Đảng Cộng sản Việt nam (2001),Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia,Hà nội, tr. 119-120.
18
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
nào cũng tĩnh và chuyển hoá theo thời gian, tuỳ thuộc vào diễn biến của lịch
sử”.
3
Có thể thấy ngay rằng đứng trước 3 mục tiêu này, mỗi quốc gia sẽ phải
lựa chọn ưu tiên. Sự lựa chọn này thường xuất phát từ phát triển của tình hình
thế giới. Chẳng hạn như trong hoàn cảnh thù địch và chiến tranh, rõ ràng nhiệm
vụ đảm bảo an ninh phải trở thành ưu tiên. Nhưng thực tế cho thấy dù tình hình
thế giới có tính bao trùm đối với nhiều nước, phản ứng của các nước đối với
tình hình đó lại không giống nhau. Chính vì thế cùng một môi trườn
g quốc tế
như nhau, chính sách đối ngoại của các nước lại không giống nhau. Điều này
làm nổi bật vai trò của yếu tố hệ thống chính trị một nước: Mỗi hệ thống chính
trị trong từng thời kỳ và với những thể chế và con người cụ thể có những ưu tiên
đối nội và đối ngoại của nó.
Nhiều nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại đã nhận định rằng quyền lợi
quốc gia vừa là tâm điểm của chính sách đối ngoại vừa là điểm đoàn kết các lực
lượng trong nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự lựa chọn các mục tiêu
ưu tiên - đều là vì lợi ích quốc gia - (chưa kể đến việc lựa chọn các phương cách
để đạt mục tiêu đó) lại là điểm gây tranh cãi. Lý do đơn giản là đứng trước hai
sự lựa chọn trở lên, xu hướng thường thấy là ba
o giờ cũng xuất hiện sự khác
nhau trong sắp đặt thứ tự ưu tiên. Càng nhiều lựa chọn, càng khó xây dựng ưu
tiên, bởi vì xét từ góc độ chính trị trong nước, xuất phát từ nhiều thế giới quan
khác nhau, từ lợi ích khác nhau nên cách nhìn nhận ưu tiên không giống nhau.
Điều đó càng làm khẳng định tầm quan trọng của yếu tố hệ thống chính trị một
nước trong quá trình xây dựng chính sách đối ngoại: Hệ thống chính trị là nơi
điều hoà các quan điểm
và lợi ích từ đó xây dựng nên sự đồng thuận về ưu tiên
chính sách đối ngoại.
3
Vũ Khoan (1993), "An ninh, Phát triển, và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại," Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
số 2 (12), tr.3.
1
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
Jentleson, do đó, đã khái quát: bất kể vấn đề chính sách và một giai đoạn
cụ thể nào, chính sách đối ngoại bao gồm hai tập hợp câu hỏi lớn gồm chiến
lược chính sách đối ngoại (lợi ích quốc gia là gì và cách nào tốt nhất để đạt
được chúng) và chính trị chính sách đối ngoại (những thể chế và tác nhân nào
đóng vai trò gì và có ảnh hưởng như thế nào trong quá trình chính sách.) Hoạch
định chiến lược chính sách đối ngoại là bản chất của sự lựa chọn
những mục
tiêu cần đạt được và tạo dựng những phương cách để đạt được những mục tiêu
đó4. Trong khi đó, chính trị chính sách đối ngoại là quá trình lựa chọn và hình
thành chính sách thông qua những thể chế tham gia vào hoạch định chính sách.
5
Công cụ chính sách đối ngoại
Việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại có một số điểm khác
với lĩnh vực đối nội. Giới hạn quyền lực của nhà nước bên ngoài phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia là một điểm làm cho chính sách đối ngoại khác với chính
sách đối nội. Trong phạm vi chủ quyền của mình, một nhà nước có thể ra luật
và có các biện pháp chế tài bắt nhân dân và các cấp chính quyền thấp hơn phải
theo luật đó. Nhưng hệ thống luật pháp của một nước
không có giá trị bắt buộc
đối với chính phủ và nhân dân của các nước khác vì các nước khác cũng thực
hành chủ quyền trên phạm vi lãnh thổ nước mình. Trong khi đó, hệ thống quan
hệ quốc tế hiện đại cho đến ngày nay vẫn ở trong tình trạng vô chính phủ - tức
chưa có một dạng "siêu nhà nước" trùm lên các quốc gia và điều tiết quan hệ
quốc tế bằng luật pháp như trong bối cảnh một nước. Ngoài ra, các mối dây liên
hệ thông qua lịch sử
, tôn giáo, và văn hoá lại không có tính phổ quát để tất cả
các nước trên thế giới tuân thủ một dạng luật lệ tinh thần nào.
Do đó, trong khi không có một trật tự luật pháp nào điều chỉnh quan hệ
giữa các nước, quan hệ đối ngoại chủ yếu hoạt động theo một hình thức gián
tiếp: chính phủ các nước hành động để làm sao cho chính phủ nước đối tác/đối
4
Bruce W. Jentleson, Chính sách đối ngoại Hoa kỳ: Động cơ của sự lựa chọn, tr.7
5
Bruce W. Jentleson, Chính sách đối ngoại Hoa kỳ: Động cơ của sự lựa chọn, tr.7
2
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
phương ra những luật lệ có lợi cho mình. Điều đó có nghĩa rằng chính sách đối
ngoại của một nước (nước A) chỉ có thể thành công khi một nước mà nó có
quan hệ (nước B) - thông qua hệ thống luật pháp của nước B - đưa ra một hoặc
nhiều đạo luật có lợi cho việc thực hiện lợi ích của nước A. Điều đó có nghĩa là
cho đến hiện nay, mục tiêu chính sách đối ngoại của một nước được thực hiện
thông qua đàm phán, thuyết phục, thoả hiệp, thậm
chí đe dọa và cưỡng bức để
làm cho các nước khác trong quan hệ với nước đó thoả mãn quyền lợi của nước
mình.
6
Điểm khác biệt nói trên giữa chính sách đối nội và chính sách đối ngoại
làm nổi bật sự khác biệt giữa mục tiêu của chính sách đối ngoại và phương tiện
đạt được chúng. Đàm phán, thuyết phục, thoả hiệp, đe dọa, cưỡng bức thể hiện
chức năng của các công cụ chính sách cơ bản sử dụng trong chính sách đối
ngoại thông qua các kênh ngoại giao, đòn bẩy kinh tế, và sức mạnh quân sự.
- Công cụ ngoại giao:
Về chức năng, ngoại giao chủ yếu liên quan đến các hoạt động như thu
thập và xử lý thông tin về các nước liên quan; tiến hành đàm phán và ký kết
giữa các bên có tranh chấp quyền lợi cũng như các hoạt động củng cố và tăng
cường quan hệ đã được thiết lập; và tạo điều kiện trao đổi và duy trì thông tin
liên lạc giữa các nhà lãnh đạo với nhau cũng như giữa các tầng lớp nhân dân
trên phạm vi liên quốc gia. Việc sử dụng các kênh ngoại giao (trực ti
ếp hoặc
gián tiếp) thường được duy trì ngay cả khi chiến sự xảy ra giữa hai nước liên
quan và các quan hệ kinh tế bị ngưng trệ. Nói cách khác, công cụ ngoại giao
được sử dụng thường xuyên hơn các công cụ khác.
6
Frank Bealey, Richard Chapman, và Michael Sheehan, Elements in Political Science, tr.329
21
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
Các chức năng trên đều có nội dung kinh tế, chính trị, và quân sự
7
Chẳng
hạn như qua kênh ngoại giao (chính thức hoặc không chính thức), một nước có
thể chuyển thông điệp hoà hiếu hoặc thông điệp đe dọa sử dụng vũ lực chống
một nước khác (ngoại giao pháo thuyền) cũng như hứa hẹn tăng cường quan hệ
kinh tế khi một số điều kiện được đáp ứng (ngoại giao đô la). Về hình thức, tiếp
xúc và liên lạc giữa các nước có thể được thực hiện qua nhiều kênh
, gồm kênh
chính phủ (còn gọi là ngoại giao truyền thống) và ngoài chính phủ (ngoại giao
nhân dân, bao gồm cả các dạng "ngoại giao thể thao," "ngoại giao văn hoá,"
"ngoại giao ẩm thực," "ngoại giao nguyên thủ, ngoại giao phu nhân"…). Ngoài
ra, trong bối cảnh toàn cầu hoá lan rộng và các vấn đề toàn cầu nổi lên, ngoại
giao đã ngày càng tăng yếu tố sang đa phương bổ sung cho song phương.
Nhưng về bản chất, ngoại giao vẫn là công cụ của chính sách đối ngoạ
i được sử
dụng để cung cấp thông tin/thông điệp, đảm bảo liên lạc, tiếp xúc, và tổ chức
đàm phán… để qua đó gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại
của nước liên quan.
Trong quá trình sử dụng công cụ ngoại giao, các dạng hoạt động cụ thể
thường được tiến hành như: bày tỏ với đối tượng (bằng cách công khai hoặc
riêng tư) sự hài lòng hoặc sự bất mãn với lựa chọn chính sách của nước đó; gợi
ý về một mối quan hệ tốt đẹp hơn nếu đối tượng thay đổi chính sách theo một
hướng nào đó; nêu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu đối tượng tiếp tục
sự lựa chọn chính sách đó; vận dụng các cơ chế song phương
khác và đa
phương để lôi kéo thêm nhiều nước ủng hộ lập trường của mình; đáp ứng yêu
cầu của đối tượng (công nhận ngoại giao, viện trợ, ủng hộ bằng các dạng khác)
để đạt được những thay đổi chính sách mình mong muốn từ phía đối tượng;
7
Nhận định này có thể giúp khắc phục về mặt lý luận một số điểm hiện vẫn chưa rõ ràng về mặt thuật ngữ.
Chẳng hạn như vẫn có xu hướng đánh đồng chính sách đối ngoại với ngoại giao (tức là lẫn lộn giữa chính sách
và công cụ chính sách), hoặc coi làm ngoại giao và làm kinh tế là một (tức là không phân biệt các loại công cụ
chính sách khác nhau.)
22
C
HÍ
N
H
S
Á
C
H
Đ
Ố
I
NG
O
Ạ
I
V
À
HỘ
I
NHẬP
Q
UỐ
C
T
Ế
hoặc không đáp ứng yếu cầu của đối tượng (giảm viện trợ, rút đại diện…) khi
đối tượng có hành động ngược với mong muốn.
8
- Công cụ kinh tế:
Một nước có thể dùng lợi ích kinh tế để tác động vào chính sách đối
ngoại của nước khác và qua đó thực hiện được mục tiêu chính sách đối ngoại
của mình. Thông thường, một nước nhiều tiềm năng kinh tế có thể sử dụng các
hình thức đòn bẩy kinh tế liên quan đến tài chính, thương mại, viện trợ, thế
mạnh đàm phán (trong các tổ chức kinh tế quốc tế)… để gây ảnh hưởng đối với
chính sách của các nước khác. Hình thức sử dụng các đòn bẩy bao gồm h
ai
dạng: trừng phạt kinh tế và ưu đãi kinh tế. Trừng phạt kinh tế để gây sức ép
trước những xu hướng bất lợi, và ưu đãi kinh tế để khuyến khích những xu
hướng có lợi cho chính sách đối ngoại của nước sử dụng các biện pháp kinh tế
đó.
Không chỉ nước giàu mới có thể sử dụng công cụ kinh tế. Nước nghèo
cũng có lợi thế so sánh của tình trạng chậm phát triển với các đặc điểm như sức
mua của thị trường, cơ hội đầu tư, mầm mống của sự bất ổn chính trị có nguyên
nhân từ nghèo đói, giá nhân công, nguồn tài nguyên chưa khai thác… Như vậy,
đòn bẩy kinh tế vẫn có thể được coi là có tác dụng trong triển khai chính sách
của các nước.
- Công cụ quân sự:
Nếu đòn bẩy kinh tế được coi là "củ cà rốt" thì sức mạnh quân sự là "cây
gậy" trong số các công cụ của chính sách đối ngoại. Sức mạnh quân sự có tác
dụng trong mọi lúc. Khi không được sử dụng, sức mạnh quân sự được dùng để
đe dọa, răn đe, ép đối phương trên bàn đàm phán, biểu dương lực lượng và nâng
cao uy thế. Khi được sử dụng, nó trở thành công cụ để gây tổn thất vật chất và
8
Karen Mingst (1966), Essentials of International Relations, trang 111-112. Xem thêm Thomas
Schelling (1966), Arms and Influence (New Haven: Yale University Press.
23