Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế Công thương nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.49 KB, 28 trang )

Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

1
PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, quản lý nhà nước về tài chính giữ một vị
trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội; Quản lý thu ngân sách, khi
nền kinh tế thị trường phát triển, nguồn thu từ nội địa là then chốt trong tổng thu
ngân sách quốc gia, đặc biệt nguồn thu từ thuế, trong đó các khoản thu thuế Công
thương nghiệp ngoài quốc doanh (CTN-NQD) chiếm tỷ trọng khá lớn, đóng vai trò
quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần tích cực trong
việc điều tiết cân đối thu chi ngân sách.
Ngày nay vai trò của thuế càng được nâng cao, thuế thực sự là công cụ có
hiệu lực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đồng thời phục vụ yêu
cầu kiểm soát, hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế. Chính sách thuế được đặt ra
không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là
qua thu góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý
cao, thể hiện được tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ, công bằng xã hội,
khuyến khích tăng trưởng sản xuất phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế
thị trường, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo chủ
trương, chính sách quản lý kinh tế của đảng, nhà nước.
Từ những chính sách phát triển kinh tế tích cực của Nhà nước đã góp phần
đáng kể trong việc tăng thu NSNN. Song song đó, Luật thuế Giá trị gia tăng
(GTGT), Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Luật thuế Thu nhập cá nhân
(TNCN), ra đời là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật. Trong những
năm gần đây, nguồn thu thuế của tỉnh An Giang nói chung, thành phố Long Xuyên
nói riêng, nhờ sự tác động của nền kinh tế thị trường mà nguồn thu thuế của thành


phố phát triển rõ rệt, số thu năm sau đều cao hơn năm trước. Để thực hiện tốt công
tác quản lý thu thuế CTN-NQD, hạn chế khả năng thất thu thuế, góp phần thể hiện
tính công bằng xã hội và hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.
Vì vậy tôi chọn đề tài tiểu luận cuối khoá là: “Giải pháp nâng cao hiệu lực
quản lý thu thuế Công thương nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục Thuế thành
phố Long Xuyên đến năm 2015”. Qua đó phân tích cụ thể những mặt đạt được và
chưa đạt được để đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế
ngoài quốc doanh nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế trên địa bàn
thành phố Long Xuyên cho những năm tiếp theo.
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

2

Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

3
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CHỦ TRƢƠNG
CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC VỀ THUẾ
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

1.1. Một số vấn đề lý luận về thuế:

1.1.1. Khái niệm về thuế:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà
nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn
trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.
Thuế là nghĩa vụ của người dân đối với nhà nước.
1.1.2. Phân loại thuế:
1.1.2.1. Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế.
Bao gồm thuế gián thu và thuế trực thu để phân biệt đối tượng chịu thuế.
- Thuế gián thu: Là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là
người chịu thuế. Thuế gián thu là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu
thành trong giá mua hàng hoá, nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng.
Thực chất người tiêu dùng phải trả khoản thuế đó nhưng lại nộp thông qua nhà
kinh doanh, nhà sản xuất. Như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế
xuất nhập khẩu…. Người kinh doanh thực tế nộp thuế là nộp hộ cho người mua
hàng hoặc người được cung ứng dịch vụ để trả qua giá mua hàng, giá dịch vụ.
Thuế gián thu được tính vào khoản chi phí để trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Thuế trực thu: Là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là
người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên thu nhập của người nộp thuế
như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử
dụng đất, thuế Tài nguyên, thuế Sử dụng đất nông nghiệp, thuế Nhà đất Thuế
trực thu không được tính vào khoản chi phí để trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Việc phân loại theo tiêu thức này chỉ mang tính chất tương đối vì trong tình
hình giá cả có nhiều biến động, việc xác định khoản thuế do người nộp chịu hay
người tiêu dùng chịu rất khó, hơn nữa một số sắc thuế rất khó xác định trực thu hay
gián thu.
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64


4
1.1.2.2. Phân loại theo đối tượng nộp thuế:
Theo cách phân loại này có thể chia thuế thành:
- Thuế đánh vào hoạt động kinh doanh, dich vụ như: thuế giá trị gia tăng.
- Thuế đánh vào hàng hoá tiêu dùng đặc biệt như: thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế đánh vào thu nhập như: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Thuế đánh vào tài sản như : thuế nhà đất, lệ phí trước bạ.
- Thuế đánh vào việc sử dụng một số tài sản quốc gia như: thuế tài nguyên,
thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Việc phân loại nhiều sắc thuế và nhiều đối tượng đánh thuế khác nhau nhằm
đảm bảo cho hệ thống thuế bao quát hết các nguồn thu để động viên cho ngân sách
nhà nước, phát huy tác dụng của từng sắc thuế và bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau nhằm
đạt được các mục tiêu, yêu cầu chung của hệ thống thuế.
1.1.3. Vai trò của Thuế:
Mỗi loại Thuế đều mang một sắc thái riêng biệt và phát huy vai trò, tác dụng
nhất định của nó. Nhìn chung toàn bộ hệ thống thuế trong cơ chế thị trường có các
vai trò như sau:
Một là: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách: Một nền tài chính quốc
gia lành mạnh và vững chắc phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế
quốc dân. Thuế là nguồn thu quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng kinh tế định hướng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Hiện nay nguồn thu từ nước ngoài giảm nhiều, kinh tế đối ngoại
chuyển thành có vay, có trả. Trước mắt, thuế phải là một công cụ quan trọng góp
phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định
trật tự xã hội và phát triển kinh tế bền vững.
Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế phải được áp dụng thống
nhất giữa các thành phần kinh tế, thuế phải bao quát hết các hoạt động kinh doanh,
các nguồn thu nhập, mọi tài nguyên chịu thuế và tiêu dùng xã hội.

Hai là, Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế: Ngoài việc huy động nguồn
thu cho ngân sách, thuế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế.
Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập. Vì vậy căn cứ vào tình hình cụ
thể, nhà nước sử dụng công cụ này để chủ động điều hành nền kinh tế. Lúc nền
kinh tế quá thịnh thì việc gia tăng thuế có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

5
nhu cầu làm giảm phát triển của kinh tế. Những mặt hàng quan trọng như xăng
dầu, sắt thép… khi có sự biến động giá cả trên thế giới, để ổn định giá cả trong
nước nhà nước thông qua công cụ thuế để ổn định giá cả. Như vậy, qua việc xây
dựng các luật thuế mà nhà nước có thể chủ động phát huy vai trò điều hoà nền kinh
tế. Dựa vào công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hoăc hạn chế việc tích luỹ đầu
tư, khuyến khích xuất khẩu….
Ba là, Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và
công bằng xã hội: Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề,
các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng
xã hội.
Sự bình đẳng và công bằng xã hội được thể hiện thông qua chính sách động
viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những
điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đằng về nghĩa vụ đối với mọi
công dân, không có đặc quyền, đặc lợi cho bất kì đối tượng nào. Công bằng xã hội
không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa. Người có thu nhập cao phải đóng thuế
nhiều hơn người có thu nhập thấp.Tuy nhiên phải để người có thu nhập cao chính
đáng được hưởng thành quả lao động của mình thì mới khuyến khích họ phát triển
sản xuất kinh doanh, tránh lạm thu, trùng lắp để đảm bảo công bằng và bình đẳng

xã hội.
Bốn là, Thuế là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD: Để đảm
bảo thu được thuế và thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các luật
thuế, việc quản lý nhà nước về thuế trước tiên phải đảm bảo nắm được số lượng,
quy mô, ngành nghề, ngành hàng, lĩnh vực của các cơ sở kinh doanh đang hoạt
động. Từ đó, công tác quản lý thu thuế sẽ phát hiện ra những gì làm được, chưa
được, những khó khăn vướng mắc gặp phải cần có giải pháp tháo gỡ, đề xuất cấp
trên sửa đổi, bổ sung kịp thời. Có thể thấy, công tác quản lý thu thuế thể hiện vai
trò kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
qua đó thuế góp phần xây dựng trật tự về kinh tế, thực hiện và thi hành nghiêm
minh pháp luật Nhà nước.
1.1.4. Hệ thống thuế ở Việt Nam:
- Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

6
Đối tượng nộp thuế bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức
kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu
hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp Thuế GTGT.
- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu và được thu vào thu nhập từ các hoạt
động kinh doanh và đầu tư của pháp nhân và thể nhân được thực hiện trong nước
cũng như ở nước ngoài có đầu tư ở Việt Nam.
Đối tượng nộp Thuế TNDN theo Luật định bao gồm các tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh hàng hóa dich vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Đối

tượng chịu thuế là thu nhập từ hoạt động SXKD, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả
thu nhập từ hoạt động SXKD, dịch vụ ở nước ngoài sau khi đã trừ các khoản chi
phí hợp lý.
- Thuế TTĐB: thu vào một số hàng hóa, dịch vụ đã được liệt kê trong danh
mục chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt. Đây là loại thuế gián thu, thuế được gộp vào giá
bán và do người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua hàng hóa, dịch vụ nhưng được
thu qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Các mặt hàng chỉ chịu thuế Tiêu
thụ đặc biệt một lần ở khâu sản xuất, kinh doanh dịch vụ và ở khâu nhập khẩu.
Người nộp thuế bao gồm các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa
và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng chịu
thuế là giá tính thuế đối với các hàng hóa bán ra.
- Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu là một loại thuế thu vào các mặt hàng mậu
dịch và phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, kể
cả hàng hóa từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa
ra thị trường trong nước.
Người nộp thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu là tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam theo luật thuế quy định. Đối
tượng chịu thuế là giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, hay nói
cách khác là giá tính thuế đơn vị hàng hóa.
- Thuế Môn bài: Thực chất đây là một loại phí đánh vào các đơn vị có hoạt
động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào quy mô của cơ sở kinh doanh mà có mức thu
Môn bài khác nhau.
- Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, thu vào thu nhập chính
đáng của cá nhân.
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64


7
Đối tượng nộp thuế Thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu
thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển
nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận
thừa kế, nhận quà tặng phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân không
cư trú có thu nhập chịu thuế quy định như trên phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Một số loại thuế khác: Ngoài các loại thuế cơ bản nêu trên, trong hệ thống
thuế hiện hành còn có các loại thuế khác nhau như: thuế Sử dụng đất nông nghiệp,
thuế Tài nguyên, thuế Nhà đất. Những loại thuế này với các đối tượng đánh thuế
khác nhau, song đều tác động tới việc sử dụng hợp lý, có hiệu lực và tiết kiệm các
loại tài nguyên, đất đai, tài sản của Nhà nước, của các tổ chức và của các cá nhân.
1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về thuế ở nƣớc ta
hiện nay:
Nghị quyết của Đảng lần thứ XI chỉ rõ: Tiếp tục hoàn thiện chính sách và
hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương,
tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho
đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ chế
chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và
các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ
chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường vai trò giám
sát ngân sách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 được
Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001quy định:
Điều 22: “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật,
vốn và tài sản hợp pháp được nhà nước bảo hộ”.
Điều 80: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy
định của pháp luật”. Căn cứ vào các quy định nêu trên của hiến pháp, hàng loạt các

luật và văn bản pháp qui về thuế thể hiện nghĩa vụ của pháp nhân và thể nhân đối
với Nhà nước được ban hành như: Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập
doanh nghiệp, Luật thuế Thu nhập cá nhân,…Dựa vào các quy định nêu trên, hệ
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

8
thống thuế Việt Nam đã hình thành và ngày càng hoàn thiện, thể hiện đầy đủ hơn
nghĩa vụ của công dân, đơn vị SXKD đối với nhà nước.
Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu
lực, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mức
động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng tích tụ, tăng khả
năng cạnh tranh, thực sự là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu
lực, hiệu lực của Đảng và Nhà nước; xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu
lực, hiệu lực; công tác quản lý thuế và phí, lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản,
dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh
bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học theo thông lệ quốc tế;
nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện
đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách điều tiết, điều chỉnh trong
công tác quản lý thuế nhằm từng bước phù hợp và nâng cao hiệu lực trong công tác
động viên nguồn thu vào NSNN, đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế của đất
nước, chẳng hạn như:
Để khuyến khích cũng như thu hút đầu tư của các Doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Đảng và Nhà nước ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đối với những
vùng kinh tế ở địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, thể hiện ở Nghị định
124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp; Thông tư 130/2008/TT-
BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định
124/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Ban hành những chính thuế mới như thuế Thu nhập cá nhân, thuế Sử dụng
đất phi nông nghiệp,…để sửa đổi, bổ sung một số loại thuế không còn phù hợp,
nhằm mục đích phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế,….






Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

9
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ CÔNG THƢƠNG NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH Ở CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
TỪ 2009-2012
2.1. Đặc điểm về hoạt động CTN-NQD ở thành phố Long Xuyên:
2.1.1. Đặc điểm chung về thành phố Long Xuyên.
Thành phố Long Xuyên là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc
gia và quốc tế, là đầu mối giao thương hàng hóa trong tỉnh và khu vực, có Cụm
công nghiệp Mỹ Quý và nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu với nhiều mặt hàng
như: gạo, cá, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, rau quả đóng hộp…; có đường

quốc lộ và đường sông thông suốt đến các khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và
nước bạn Campuchia. Cảng Mỹ Thới nằm trong hệ thống cảng quốc gia có thể
xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với công suất hơn 4.500 tấn hàng hóa/ngày.
Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh An
Giang; là một thành phố trẻ, có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng và được
xem là động lực phát triển kinh tế của tỉnh An Giang cũng như vùng đồng bằng
Sông Cửu Long. Cơ cấu kinh tế của thành phố là Thương mại - Dịch vụ, Công
nghiệp - Xây dựng và Nông nghiệp, thế mạnh của thành phố là thương mại - dịch
vụ. Để phát triển kinh tế bền vững, trên cơ sở phát huy, khai thác tốt tiềm năng lợi
thế vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: đất đai, nguồn nước ngọt, thủy sản, lao động
cùng với tinh thần cần cù, năng động, sáng tạo, tích cực phát triển kinh tế toàn
diện, vững chắc.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân
thành phố Long Xuyên đã có nhiều nổ lực quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội. Nhìn chung, kinh tế của thành phố tăng trưởng khá nhanh và ổn
định, lĩnh vực văn hóa - xã hội và cải cách hành chính có nhiều chuyển biến khá
tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, quốc phòng -
an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. GDP bình quân đầu người của thành
phố Long Xuyên đạt 62,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng 10,32%.


Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

10
2.1.2. Đặc điểm về công thương nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
thành phố Long Xuyên:

Một là, lĩnh vực hoạt động: Trên địa bàn thành phố Long Xuyên có khoản
965 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, các chi nhánh đang hoạt động, tập trung
vào các ngành nghề: sản xuất chế biến kinh doanh lương thực, thủy sản, phân bón
thuốc trừ sâu, kinh doanh xăng dầu, bách hoá công nghệ, dịch vụ nhà hàng, khách
sạn, du lịch, tài chính- tín dụng của nhiều ngân hàng, 120 đơn vị sự nghiệp, 9.166
hộ kinh doanh nhỏ lẻ tập trung ở các chợ xã, phường, cũng như rãi rác khắp các
khu dân cư đã giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động của thành phố, đảm
bảo được đời sống người dân.
Hai là, loại hình hoạt động: đến nay, thành phố Long Xuyên đã thu hút và
hình thành nhiều hoạt động thương mại – dịch vụ chuyên nghiệp trên địa bàn như:
Metro, Co.opMart, Vinatex Mart, điện máy Chợ Lớn và các hoạt động tài chính-
tín dụng của nhiều ngân hàng… đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội
địa phương. Có những dự án lớn đang ở giai đoạn chuyển tiếp, đầu tư mới hoặc đã
được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư như: Khu nhà hàng – khách sạn 5 sao dưới
chân cầu Hoàng Diệu, Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Siêu thị Vịnh Trà, Dự án
ALPHANAM Golden City - Khu liên hợp văn hóa, thể thao, dịch vụ, hội chợ triển
lãm và dân cư phường Mỹ Hòa… Bên cạnh đó, Sở Công thương đã liên kết với
Co.opMart và Vinatex Mart để tiếp tục đầu tư hệ thống phân phối bán lẻ siêu thị,
cửa hàng tiện ích trên địa bàn Long Xuyên. Cùng với sự phát triển của các hoạt
động thương mại – dịch vụ chuyên nghiệp, việc huy động vốn đầu tư của các
doanh nghiệp ngày càng được tập trung nâng cấp về quy mô, đổi mới công nghệ,
nâng mặt chất lượng sản phẩm ngày càng cao, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh
có vốn đầu tư tích lũy ngày càng lớn.
Ba là, cấu kinh tế: Khu vực thương mại – dịch vụ chiếm 71,49%, công
nghiệp – xây dựng 25,1%, khu vực nông nghiệp giảm chỉ còn 3,41%. Thu ngân
sách nhà nước (2009-2012): 1.542,450 tỷ đồng, tăng thu bình quân 25%/năm;
trong đó thu thuế CTN-NQD: 577,898 tỷ đồng.
Bên cạnh sự phát triển đó, Long Xuyên cũng chịu sự ảnh hưởng khó khăn
thử thách trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, khí hậu thời tiết và dịch bệnh
diễn biến phức tạp, giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, hoạt động SXKD của doanh

nghiệp gặp nhiều khó khăn do thị trường đầu ra không ổn định trong khi chi phí
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

11
nguyên vật liệu đầu vào, giá xăng dầu liên tục tăng mạnh, lãi suất vay tín dụng
ngân hàng luôn còn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vay có lãi
suất thấp; Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, giải thể phát sinh 58 doanh nghiệp;
có 720 lượt doanh nghiệp ngưng nghĩ trong năm; phần lớn doanh nghiệp chỉ hoạt
động cầm chừng; nhiều doanh nghiệp xây dựng ngừng hoạt động do không có
công trình thi công; Do giá lúa, cá không thuận lợi, sức mua thị trường giảm nên số
lượng xe ô tô, xe gắn máy đăng ký phát sinh rất thấp so cùng kỳ làm ảnh hưởng
nhiều đến số thu lệ phí trước bạ; Thị trường bất động sản còn đóng băng số lượng
hồ sơ nhà đất phát sinh rất ít, làm ảnh hưởng số thu thuế TNCN từ chuyển nhượng
bất động sản, Nên đã tác động không nhỏ đến việc phát triển kinh tế, sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, việc thu NSNN, thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố cũng gặp không ít khó khăn.
2.2. Kết quả quản lý thu thuế Công thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh ở
thành phố Long Xuyên từ 2009 -2012:
2.2.1. Khái quát về thực hiện quản lý thu thuế ở thành phố Long Xuyên
giai đoạn 2009 - 2012:
- Bộ máy thu thuế:
Ngành thuế tỉnh An Giang nói chung, Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên
nói riêng được thành lập theo Nghị định 281-HĐBT ngày 07/08/1990 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) việc thành lập hệ thống thu thuế trực thuộc Bộ
Tài chính. Ngày 28/10/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
218/2003/QĐ-TTg quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên trực thuộc Cục Thuế tỉnh An Giang,
chịu sự chỉ đạo song trùng của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Long Xuyên,
với chức năng tham mưu chuyên môn trực tiếp cho cấp ủy và UBND thành phố,
chịu trách nhiệm về công tác quản lý, chỉ đạo thu thuế trên địa bàn thành phố.
Cơ cấu tổ chức bộ máy thu thuế Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên gồm
có 12 Đội : Đội Hành chính - Nhân sự -Tài vụ - Ấn chỉ; Đội Tổng hợp Nghiệp vụ -
Dự toán; Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai Kế toán thuế và
Tin học; Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Đội Kiểm tra thuế 1; Đội Kiểm tra
thuế 2; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội Trước bạ và thu khác; Đội thuế liên xã, phường;
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

12
1 Đội thuế liên xã, phường 2; Đội thuế liên xã, phường 3. Tổng số cán bộ công
chức là 128 người; Trong đó: 123 biên chế và 05 hợp đồng.
Chi cục Thuế còn ủy nhiệm cho 02 xã và 11 phường thu thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp và thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh hộ nhỏ, giao trách
nhiệm cho 03 Đội thuế liên xã, phường theo dõi, đôn đốc và giám sát.
- Tổ chức thu thuế :
Tổ chức thu thuế theo hình thức:
+ Thu phát sinh từng lần đối với các hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai, thu
từ hộ gia đình cá nhân kinh doanh không thường xuyên,…
+ Thu theo tháng như: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, ….
+ Thu theo quý (hoặc quyết toán theo năm): thuế Thu nhập doanh nghiệp,
Thu nhập cá nhân,…
+ Ngoài ra Chi cục Thuế còn tổ chức thu các khoản thu như: phí lệ - phí, thu

khác ngân sách,…
Việc áp dụng hình thức thu thuế theo tháng, quý, năm phù hợp với từng loại
thuế và sắc thuế, từ đó tạo nguồn thu dồi giàu cho ngân sách, cũng như đảm bảo dự
toán chi của thành phố nhà. Qua đó góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu
thuế cũng như góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Công tác cải cách, hiện đại hoá ngành thuế
Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính thuế để vừa quản lý thuế có
hiệu quả các khoản thu vào NSNN, vừa xóa bỏ các thủ tục không cần thiết gây
phiền hà, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, các cơ sở hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển, giảm chi phí, thời gian, cho người nộp thuế
và cơ quan Thuế; Công tác nộp thuế ủy nhiệm qua các ngân hàng thương mại được
thực hiện tốt và tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Chi cục Thuế thường xuyên theo
dõi sát các thông tin và ý kiến phản hồi của người nộp thuế từ các điểm nộp thuế ủy
nhiệm qua Ngân hàng. Từ đó có ý kiến đóng góp và xây dựng kiện toàn quy chế
phối hợp chặt chẽ giữa Kho Bạc, Ngân hàng, Chi cục Thuế nhằm tạo thuận lợi và tiết
kiệm chi phí, thời gian cho người nộp thuế.
Thực hiện kê khai thuế qua mạng: đã triển khai tập huấn ứng dụng kê khai thuế
điện tử qua mạng cho 165 doanh nghiệp, hiện nay đã có 141 doanh nghiệp kê khai
thuế qua mạng và sẽ tiếp tục nhân rộng số lượng doanh nghiệp kê khai thuế điện tử.
Năm 2012, là năm đầu tiên Chi cục thuế đi vào áp dụng hệ thống quản lý thuế đạt chất
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

13
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, qua kiểm tra đánh giá thực tế của tổ
chức chuyên môn, Chi cục thuế đạt chuẩn và được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng cấp chứng nhận phù hợp.

- Công tác giám sát, kiểm tra thuế:
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển không ngừng, hàng năm có
rất nhiều doanh nghiệp được thành lập với nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề kinh
doanh đan xen và diễn biến rất phức tạp, chính sách thuế nói chung đôi khi còn nhiều
bất cặp, khe hở không ít doanh nghiệp kinh doanh với mục đích trốn thuế, gian lận
thuế, chiếm đoạt tiền thuế gây thất thoát cho NSNN, ảnh hưởng đến những doanh
nghiệp hoạt động chân chính.
Chi cục thuế bám sát theo kế hoạch kiểm tra của Cục Thuế, Chi cục thuế đã
chỉ đạo các Đội Kiểm tra khẩn trương triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ
tiêu được Cục thuế giao. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện, chấn chỉnh và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm như: bán hàng không xuất hóa đơn; áp dụng sai thuế
suất GTGT; đưa vào khấu trừ thuế GTGT hàng hóa dịch vụ mua vào có trị giá trên
20 triệu đồng không thanh toán qua ngân hàng; xác định ưu đãi thuế TNDN không
đúng quy định; thực hiện không đúng chế độ khấu hao tài sản cố định; hạch toán
chi phí không có đủ hóa đơn chứng từ; hạch toán đưa vào chi phí các khỏan chi
không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán không đầy
đủ các khoản thu nhập khác
Nhìn chung, công tác kiểm tra thuế được Chi cục Thuế quan tâm chỉ đạo
thực hiện tốt đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch của Cục Thuế.
- Công tác Tuyên truyền - Hỗ trợ:
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) luôn được quan tâm
đầu tư đổi mới bằng nhiều hình thức và nâng cao hiệu quả, quan tâm xây dựng các
chương trình dịch vụ hỗ trợ đi sâu vào các trọng tâm, trọng điểm các vấn đề doanh
nghiệp thường quan tâm tìm hiểu, để cung cấp và nâng chất các dịch vụ hỗ trợ
ngày càng được tốt hơn. Thực hiện tốt công tác đối thọai với doanh nghiệp theo
định kỳ hàng quý.
2.2.2. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân:
2.2.2.1. Kết quả đạt được:
Hằng năm Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên được Cục Thuế tỉnh An
Giang giao dự toán thu ngân sách, trong đó chỉ tiêu thu thuế Công thương nghiệp

Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

14
ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trên 45% tổng thu. Dưới sự lãnh đạo của
Thành phố ủy, điều hành của UBND thành phố, Chi cục Thuế đã tổ chức thực
hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu từ 2009 - 2012 được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả thu thuế CTN NQD ở thành phố Long Xuyên từ 2009 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 2: Chi tiết kết quả từng loại thu của thuế CTN NQD ở thành phố Long
Xuyên từ 2009 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tổng thu Thuế CTN-NQD
109.293
133.992
152.392
182.221
Đối tượng nộp thuế (ĐTNT)
11.873
12.005

12.575
12.891
Thuế Môn bài
6.126
6.875
7.601
8.487
Thuế GTGT
84.589
98.809
126.158
140.521
Thuế TNDN
15.715
25.893
15.587
29.438
Thu khác
2.863
2.415
3.046
3.775

Kết quả thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt được như trên
xuất phát từ những nội dung cụ thể sau:
Một là, Quản lý hộ trên địa bàn và thực hiện quy trình quản lý
Đa phần các hộ chịu thuế trên địa bàn đều được Chi cục Thuế đưa vào quản
lý, việc quản lý hộ chia ra 02 nhóm: nhóm hộ tính theo kê khai thực hiện theo
Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 22/04/2008 và hộ quản lý theo phương pháp
khoán thuế thực hiện theo Quyết định số 1201 TCT/QĐ/TCCB ngày 26/07/2004

của Tổng Cục Thuế và Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài
chính.
Nội dung
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm2012
Tổng thu NSNN
315.638
370.703
417.978
438.131
Thuế CTN-NQD
109.293
133.992
152.392
182.221
Tỷ lệ % trên tổng thu
34,63%
36,15%
36,46%
41,59%
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

15
- Về chất lượng thực hiện các quy trình quản lý: Các Đội kiểm tra thuế, Đội

thuế liên xã, phường và Ủy nhiệm thu thuế ở địa bàn 02 xã, 11 phường có thực
hiện các nội dung theo quy trình đã ban hành.
- Về bộ thuế khoán: Luật Quản lý thuế ra đời và có hiệu lực từ ngày
01/07/2007 thì việc quản lý bộ thuế khoán được thực hiện theo Thông tư số
60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007. Theo quy định này thì Chi cục Thuế chỉ quản
lý thu đối với hộ nộp thuế ổn định 06 tháng, ủy nhiệm cho các xã, phường thu một
số khoản thu gồm: thuế Nhà đất, thuế Sử dụng đất nông nghiệp, thuế Công thương
nghiệp đối với hộ nhỏ (hộ ổn định 12 tháng).
Đội thuế liên xã và ủy nhiệm thu các xã, phường có điều tra hộ, thực hiện sự
điều chỉnh sự biến động của thuế theo quy trình; thu thuế có sổ bộ để phản ánh số
lập bộ, số thực thu và số nợ đọng. Hồ sơ ban đầu của từng hộ kinh doanh và các hồ
sơ điều chỉnh đều thực hiện khá tốt phục vụ cho công tác quản lý.
Định kỳ 6 tháng và 1 năm, Chi cục Thuế tổ chức điều tra, khảo sát điển hình
lại doanh thu theo từng ngành nghề, kết hợp với Hội đồng tư vấn thuế các xã,
phường để điều chỉnh lại bộ thuế cho đúng với tình hình sản xuất kinh doanh của
hộ nhất là đối với các mặt hàng tăng giá đột biến. Sau khi có dự kiến mức thuế,
UBND các xã, phường tiến hành niêm yết công khai mức thuế của từng hộ trước
UBND xã, phường để các cơ sở tham gia ý kiến, tạo sự công bằng trong công tác
quản lý thu thuế, đồng thời cũng thông qua công tác này thực hiện tốt quy chế dân
chủ ở cơ sở. Do đó, trong các năm qua ít có trường hợp khiếu nại về thuế và hầu
hết các chủ cơ sở đều thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.
- Về bộ thuế tính theo phương pháp kê khai: Đây là phương pháp thu tiên
tiến nhất, công bằng nhất mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Ở Chi cục Thuế
Long Xuyên số hộ đăng ký theo phương pháp này được thể hiện hàng năm :
Năm 2009: số ĐTNT là 2.095 đối tượng; Tổng số thuế: 78.341 triệu đồng;
Năm 2010: số ĐTNT là 2.133 đối tượng; Tổng số thuế: 92. 640 triệu đồng;
Năm 2011: số ĐTNT là 1.625 đối tượng; Tổng số thuế: 112.092 triệu đồng;
Năm 2012: số ĐTNT là 1.050 đối tượng; Tổng số thuế: 128.221 triệu đồng;
Hiện nay năm 2013 số ĐTNT mở sổ tính theo kê khai là 1.065 đối tượng.
Theo số liệu thống kê này thì số hộ kê khai hàng năm có giảm đi do một số

hộ kinh doanh nhỏ, đơn giản chuyển sang hộ khoán thuế. Tuy nhiên, do quản lý sát
nguồn thu nên số thuế hàng năm đều tăng lên rõ rệt.
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

16
- Về công tác đăng ký thuế: Thực hiện tốt công tác kê khai đăng ký mã số
thuế kịp thời cho các cơ sở kinh doanh mới phát sinh và tiến hành đóng mã số thuế
đối với các tổ chức, cá nhân chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh đúng theo
quy định. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Phòng TC-KH kiểm tra đưa vào
quản lý thuế kịp thời các cơ sở mới ra đăng ký kinh doanh, trong năm đã kiểm tra
và đưa vào quản lý thuế 775 cơ sở mới ra đăng ký kinh doanh, còn lại 121 trường
hợp có đăng ký kinh doanh nhưng chưa hoạt động đang tiếp tục theo dõi kiểm tra.
Hiện Chi cục thuế đang quản lý mã số thuế của 14.012 đối tượng nộp thuế,
trong đó: 965 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, các chi nhánh; 120 đơn vị sự
nghiệp; 9.166 hộ cá thể và 3.761 mã số thuế TNCN.
- Về công tác kê khai, lập bộ thuế: Tăng cường quản lý, giám sát kê khai,
hướng dẫn đôn đốc tổ chức, cá nhân kê khai thuế đúng theo thời gian quy định và
nghiêm khắc xử lý các trường hợp nộp tờ khai không đúng hạn, chậm nộp tờ khai.
Từ đó, tác động việc nộp tờ khai thuế đúng hạn hàng tháng của người nộp thuế
tăng lên cả về mặt chất lượng và số lượng. Tổng số lượt tờ khai thuế phải nộp cả
năm 16.198, đã nộp 16.045 tờ khai, đạt 99,99% trên tổng số tờ khai; số tờ khai
không nộp 153, chiếm tỷ lệ 0,01% trên tổng số tờ khai. Số lượt tờ khai nộp đúng
hạn là 15.705 tờ khai, chiếm tỷ lệ 97,8%; số tờ khai lỗi số học là 669 tờ khai,
chiếm tỷ lệ 4,1%.
Đẩy mạnh công tác kê khai thuế qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và chi
phí cho doanh nghiệp, tính đến nay đã có 141 doanh nghiệp gửi tờ khai qua mạng.

Hai là, Công tác quản lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế:
Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý nợ thuế, thực hiện tốt quy trình
quản lý nợ thuế theo Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục
Thuế. Chi cục Thuế đã tập trung rà soát, đối chiếu để xác định số nợ thuế của từng
cơ sở kinh doanh, tiến hành phân loại các cơ sở kinh doanh có số nợ thuế lớn để
áp dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp và hiệu lực. Hiện nay thực hiện triển
khai qui trình quản lý nợ theo Quyết định số 752/QĐ-TCT ngày 14/5/2010.
Thực hiện đối chiếu nợ thường xuyên, định kỳ để đảm bảo giảm thiểu tối đa
các khoản nợ ảo, nợ do các nguyên nhân cần điều chỉnh, xác định chính xác tình trạng
nợ trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp thu nợ có hiệu quả. Giao chỉ tiêu thu nợ đến
từng đội thuế, thực hiện tốt quy trình quản lý nợ thuế, tổ chức tốt công tác đôn đốc thu
nợ thường xuyên và kiên quyết thực hiện các biện pháp thu nợ đối với các đối tượng
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

17
chây ỳ. Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch thu
nợ; thẩm định hồ sơ gia hạn; xoá nợ; lập sổ tổng hợp; báo cáo chung về công tác
quản lý nợ và cưởng chế nợ thuế toàn chi cục.
Tham mưu với lãnh đạo Thành phố thành lập đoàn thu nợ, tổ chức kiểm tra,
gặp gỡ các doanh nghiệp có số nợ đọng lớn, xác định số nợ thuế, để bàn biện pháp
tháo gỡ khó khăn nhằm động viên các doanh nghiệp cam kết thực hiện thanh toán nợ
thuế. Kết quả năm 2012 đã thu nợ nộp vào NSNN trên 86,5 tỷ đồng tiền thuế, tiền
phạt. Trong đó, thu nợ bằng biện pháp quản lý nợ 85,2 tỷ đồng; bằng biện pháp
cưỡng chế nợ thu 1, 3 tỷ đồng.
Ba là, Công tác phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ người nộp thuế:
Thực hiện tốt công tác phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ người nộp thuế, xây

dựng quy chế đối thoại với doanh nghiệp; giải đáp các vướng mắc cho người nộp
thuế kịp thời, thông suốt, đúng chính sách; những khó khăn do cơ chế chính sách
phải được tập hợp đầy đủ, qua đó đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách thuế nhằm
tháo gỡ từng bước cho doanh nghiệp. Trong năm 2012 Chi cục thuế đã hướng dẫn
giải đáp hỗ trợ về chính sách pháp luật thuế với 3.154 lượt hỗ trợ, trong đó hỗ trợ
trực tíêp tại cơ quan thuế 1.428 lượt, hỗ trợ qua điện thọai 1.698 lượt, trả lời bằng
văn bản 28 lượt.
Phối hợp chặt chẽ với báo đài, Ban Tuyên giáo và Mặt trận tổ quốc trong
công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật mới, về thực hiện Nghị định
số 51/2010/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ, về chính sách
miễn, giảm, gia hạn nộp thuế để hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn,
thúc đẩy phát triển kinh tế theo chi đạo của Chính phủ.
Chi cục thuế đã tổ chức các cuộc hội nghị tập huấn để tuyên truyền, phổ
biến, triển khai cập nhật kịp thời các văn bản chính sách pháp luật thuế mới cho
người nộp thuế với 1.005 lượt doanh nghiệp tham dự.
Bốn là, Chất lượng đội ngũ quản lý:
Chi cục Thuế đã sắp xếp bố trí tổ chức bộ máy gọn nhẹ đảm bảo thực hiện
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đúng theo quy định của Tổng cục thuế và Cục thuế,
tập trung cán bộ cho các khâu quan trọng quản lý thuế theo chức năng như: kiểm
tra, quản lý nợ thuế, kê khai kế toán thuế, tuyên truyền hỗ trợ.
Tất cả cán bộ, công chức đều qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, có hơn
60% cán bộ có trình độ nghiệp vụ từ đại học trở lên và có 42 đảng viên có trình độ
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

18
lý luận chính trị. Số lượng nhân sự này tương đối đáp ứng được yêu cầu quản lý

hiện nay. Chi cục thuế thực hiện tốt công tác luân phiên, luân chuyển công tác cán
bộ công chức thuế trong đơn vị.
Những năm vừa qua, Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên luôn hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao hàng năm, với sự quyết tâm và nổ lực, phấn
đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị, vượt qua mọi khó
khăn và thách thức để tích cực phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán được giao,
số thu năm sau cao hơn năm trước.
- Về cơ sở vật chất phục vụ: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế
được ngành thuế đặc biệt quan tâm vì nó đã mang lại rất nhiều tiện ích đáp ứng
được yêu cầu Luật quản lý thuế. Đến nay Chi cục thuế được trang bị 4 máy chủ kết
nối mạng liên tục 24/24 giờ, giúp cho việc trao đổi thông tin, hỗ trợ nhanh chóng
thuận lợi giữa ngành cấp trên và Chi cục Thuế, 101 máy trạm đảm bảo đạt yêu cầu
đề ra, 100% cán bộ công chức được trang bị máy vi tính sử dụng trong công tác
quản lý thuế. Các chương trình ứng dụng quản lý thuế được nâng cấp liên tục; một
số ứng dụng quản lý thuế mới được triển khai đưa vào sử dụng khai thác có hiệu
quả như ứng dụng QLT-TNCN (PIT), ứng dụng Quản lý thuế Sử dụng đất phi nông
nghiệp. Nhìn chung các chương trình ứng dụng tin học đưa vào quản lý thuế được
khai thác tốt và mang lại hiệu lực cao đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin phục vụ
công tác quản lý thuế, xử lý công việc nhanh, chính xác.
2.2.2.2. Nguyên nhân:
Chính phủ đã triển khai thực hiện kịp thời các Nghị quyết nhằm tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, các khó khăn
về sản xuất kinh doanh dần được tháo gỡ; an sinh xã hội được đảm bảo; tình hình kinh
tế xã hội được ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững Thực hiện tốt chính
sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt
động SXKD ngày càng phát triển nhanh và bền vững, nhiều doanh nghiệp, cá nhân
kinh doanh ngày càng năng động sáng tạo mang lại hiệu lực cao, nhiều cơ sở kê
khai nộp thuế năm sau cao hơn năm trước và đúng theo luật định. Từ đó tạo cơ sở,
tiền đề quan trọng cho việc huy động và đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
Công tác thu ngân sách luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát quyết liệt

của Cục Thuế, Thành Ủy, UBND thành phố; sự phối hợp hỗ trợ tích cực của các
ban ngành, UBND phường xã trong việc tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế,
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

19
nhất là các biện pháp tăng thu, chống thất thu, các giải pháp về chống gian lận thương
mại, kiểm soát chuyển giá, trốn thuế, ẩn lậu thuế.
Chi cục Thuế đã chủ động triển khai áp dụng đồng bộ và quyết liệt các biện
pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu và chống thất thu ngân sách đi đôi với thực hiện
cải cách thủ tục hành chính thuế. Tăng cường sự phối hợp với các ban ngành chức
năng có liên quan, các cơ quan đoàn thể, Cấp ủy, UBND phường xã để quản lý và
khai thác có hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn như: theo dõi kiểm tra các cơ sở
mới ra đăng ký kinh doanh đưa vào quản lý thuế kịp thời kịp thời, tăng cường
công tác thu nợ, kiểm tra chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, chống
buôn lậu, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; kiểm tra thực hiện bình ổn giá,
Ý thức của người nộp thuế ngày càng cao, tự chịu trách nhiệm trong kê khai
thuế và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
2.2.3.1. Hạn chế:
Công tác rà soát, kiểm kê mã số thuế, cập nhật quản lý thuế đối với người
nộp thuế bước đầu đã phối hợp được với Phòng Tài chính- Kế hoạch; Chi cục
Thống kê để phân loại doanh nghiệp không còn hoạt động, không tìm thấy để đóng
mã số thuế. Tuy nhiên, công tác đóng mã số thuế còn chậm thực hiện chưa kịp
thời.
Công tác kiểm tra giám sát hồ sơ khai thuế chỉ đạt về số lượng, chất lượng
kiểm tra giám sát còn hạn chế, số tờ khai kê khai bổ sung thêm còn rất thấp;

Công tác kiểm tra doanh nghiệp giải thể còn chậm, số hồ sơ còn phải kiểm
tra khá nhiều do doanh nghiệp giải thể tập trung vào các tháng cuối năm;
Chât lượng công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế cũng còn hạn chế do
trình độ cán bộ làm công tác kiểm tra không đồng đều.
Công tác đôn đốc thu phát sinh qua lập bộ chưa thực hiện đạt tỷ lệ 90%, do
tình hình suy thoái kinh tế ảnh hưởng khả năng tài chính của doanh nghiệp;
Chưa có nhiều biện pháp tác động để thu giảm nợ thuế, do đó tình hình nợ
thuế cũng còn cao.
Do thiếu biên chế nên công tác phối hợp thường xuyên với các phường xã
trong triển khai thực hiện đề án uỷ nhiệm thu từng lúc, từng nơi chưa đồng bộ kịp
thời, từ đó hiệu quả đạt được công tác này chưa cao.

Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

20
2.2.3.2. Nguyên nhân:
Ảnh hưởng suy giảm kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cũng gặp nhiều khó khăn về chi phí nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất vay ngân hàng
luôn ở mức cao, sức mua thị trường giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp làm hạn chế kết
quả thu.
Cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, phần mềm quản lý thuế chưa được cập nhật
kịp thời đồng bộ với sự thay đổi về cơ chế chính sách, từ đó tạo ra khó khăn trong
việc quản lý thuế doanh nghiệp, đóng mã số thuế các trường hợp thực tế không hoạt
động;
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế được quan tâm, rà soát đối chiếu
thường xuyên để đưa vào quản lý kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng sót lọt hộ,

nhất là ở địa bàn phường xã do bộ phận ủy nhiệm thu đang quản lý.
Chưa cập nhật đầy đủ kịp thời chính xác trên danh bạ đối tượng nộp thuế các
trường hợp tự giải thể, phá sản, tự bỏ địa điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh để
thực hiện đóng mã số thuế.
Việc chọn lọc đối tượng kiểm tra giám sát rủi ro phần lớn dựa vào kinh
nghiệm, cán bộ kiểm tra chưa chủ động thu thập đầy đủ thông tin về hoạt động của
người nộp thuế để đối chiếu với kết quả kê khai, nên hiệu quả đạt được từ công tác
kiểm tra giám sát hồ sơ khai thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đạt được chưa
cao
Một số ít các tổ chức, cá nhân vẫn chưa chủ động phối hợp trong việc cung
cấp thông tin,chia sẽ trách nhiệm với cơ quan thuế thực hiện đúng theo quy định
của Luật Quản lý thuế trong công tác kiểm tra chống thất thu.
Một bộ phận công chức, viên chức chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm;
không thường xuyên cập nhật thông tin, trao dồi kiến thức để tự bồi dưỡng bản thân,
nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu
công việc ngày càng cao.






Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

21


Chương 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ
CÔNG THƢƠNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN ĐẾN NĂM 2015
3.1. Mục tiêu:
3.1.1. Mục tiêu chung:
Nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu chi của
địa phương, trên cơ sở tiếp tục khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu theo hướng phát
triển của các ngành nghề như công thương nghiệp, thương mại, dịch vụ, Làm
tăng động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh tạo ra nguồn thu ổn định bền
vững cho ngân sách. Tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải
quyết nợ xấu, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đến 2015 đạt 14% -15%/năm.
Hiện đại hóa và nâng cao hiệu lực, hiệu lực công tác quản lý thuế, công khai,
minh bạch các chính sách thuế cho người nộp thuế để từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ
nộp thuế, đồng thời góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.
Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý thuế như:
kiểm tra thực hiện quy trình kiểm tra tại doanh nghiệp, kiểm tra công tác quản lý
hộ kinh cá thể, kiểm tra thực hiện quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế;
kiểm tra thực hiện quy trình quản lý kê khai, quy trình hoàn thuế; kiểm tra việc
thực hiện quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thuế ở bộ phận “một cửa” ở đội
tuyên truyền hỗ trợ. Qua công tác kiểm tra nếu phát hiện vi phạm như các trường
hợp sai sót nhỏ trong thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý thuế để từ đó chấn
chỉnh lại.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể:
Tăng thu ngân sách 10 – 12%/năm, phấn đấu thực hiện dự toán thu nộp hàng
năm đạt toàn diện và vượt 5% so dự toán cấp trên giao;
Chỉ tiêu thu đến 2015 tối thiểu được 2.512 tỷ đồng trong đó Thu thuế CTN-
NQD là 1.125 tỷ đồng tăng trưởng bình quân hàng năm 17,1%.

Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

22
Hoàn thành các chương trình cải cách hành chính hiện đại hoá ngành thuế, đề
án 30CP của Chính phủ. Rà soát lại những thủ tục hành chính còn gây phiền hà
người nộp thuế, đề nghị sửa đổi, bãi bỏ, thay thế để đảm bảo đạt được mục tiêu
giảm tối thiểu 30% thủ tục hành chính thuế hiện hành.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN-
NQD ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên đến năm 2015:
3.2.1. Quản lý tốt đối tƣợng nộp thuế:
Kết hợp chặt chẽ đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế, đảm bảo đưa vào
quản lý tất cả các đối tượng mới phát sinh; theo dõi, giám sát sự biến động tăng
giảm ngưng nghĩ kinh doanh, đóng mã số thuế kịp thời các trường hợp chấm dứt
hoạt động, làm rõ doanh nghiệp bỏ trốn, chuyển địa bàn; kiểm tra đưa vào quản lý
thuế các trường hợp doanh nghiệp có hoạt động nhưng không đăng ký với cơ quan
thuế.
Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế, phối hợp chặt chẽ với
UBND phường xã tiến hành tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh hiện có trên địa
bàn đưa vào quản lý thuế kịp thời; tổ chức tốt công tác kiểm tra thu thuế môn bài
hộ nhỏ.
Đối chiếu kết quả thống kê đối tượng nộp thuế lập bộ quản lý thuế với số
liệu đang quản lý cấp mã số thuế, với liệu thống kê đăng ký kinh doanh, thuyết
minh làm rõ số liệu còn chênh lệch, kiểm tra đưa vào quản lý thuế ngay các trường
hợp còn sót lọt.
Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp tờ khai
thuế đầy đủ, kịp thời đúng theo quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp

không nộp tờ khai thuế hoặc nộp chậm tờ khai; phấn đấu có 100% tổ chức, cá nhân
kê khai nộp thuế đúng hạn; tổ chức tốt công tác đôn đốc thu nộp phấn đấu thu
90% số thuế phát sinh lập bộ hàng tháng vào ngân sách nhà nước.
Tổ chức tốt công tác kê khai thuế môn bài, kê khai thuế khoán hộ ổn định
ngay từ đầu năm, đảm bảo kết quả lập bộ thuế cân đối với nhiệm vụ thu.
Thực hiện tốt công tác nhập liệu theo dõi quản lý chặt chẽ số liệu thu nộp
phát sinh trên sổ thuế, đối chiếu thường xuyên kết quả thu nộp đảm bảo khớp đúng
với số liệu thực tế của người nộp thuế.
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

23
Nâng chất và thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo theo định kỳ phục vụ tốt
cho yêu cầu công tác quản lý thuế.
3.2.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế:
Công tác Tuyên truyền:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế qua hình thức báo,
đài, khai thác có hiệu quả việc tuyên truyền thường xuyên qua hệ thống các trạm phát
thanh phường xã.
Thực hiện tốt công tác tập huấn triển khai chính sách pháp luật thuế mới, làm
tốt công tác đối thoại nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc khó khăn cho doanh
nghiệp.
Phát huy hiệu quả hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, không ngừng nghiên cứu
các hình thức đổi mới để hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế.
Thực hiện tốt việc công khai thủ tục hành chính thuế, làm tốt công tác tiếp nhận
và giải quyết thủ tục hành chính thuế ở bộ phận 1 cửa nhằm tiết kiệm giảm thấp nhất
chi phí, thời gian cho người nộp thuế.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế:
Kết hợp chặt chẽ đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế, đảm bảo đưa vào
quản lý tất cả các đối tượng mới phát sinh; theo dõi, giám sát sự biến động tăng
giảm ngưng nghĩ kinh doanh, đóng mã số thuế kịp thời các trường hợp chấm dứt
hoạt động, làm rõ doanh nghiệp bỏ trốn, chuyển địa bàn; kiểm tra đưa vào quản lý
thuế các trường hợp doanh nghiệp có hoạt động nhưng không đăng ký với cơ quan
thuế.
Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế, phối hợp chặt chẽ với
UBND phường xã tiến hành tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh hiện có trên địa
bàn đưa vào quản lý thuế kịp thời; tổ chức tốt công tác kiểm tra thu thuế môn bài
hộ nhỏ.
Đối chiếu kết quả thống kê đối tượng nộp thuế lập bộ quản lý thuế với số
liệu đang quản lý cấp mã số thuế, với liệu thống kê đăng ký kinh doanh, thuyết
minh làm rõ số liệu còn chênh lệch, kiểm tra đưa vào quản lý thuế ngay các trường
hợp còn sót lọt.
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

24
Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp tờ khai
thuế đầy đủ, kịp thời đúng theo quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp
không nộp tờ khai thuế hoặc nộp chậm tờ khai; phấn đấu có 100% tổ chức, cá nhân
kê khai nộp thuế đúng hạn; tổ chức tốt công tác đôn đốc thu nộp phấn đấu thu
90% số thuế phát sinh lập bộ hàng tháng vào ngân sách nhà nước.
Tổ chức tốt công tác kê khai thuế môn bài, kê khai thuế khoán hộ ổn định
ngay từ đầu năm, đảm bảo kết quả lập bộ thuế cân đối với nhiệm vụ thu.
Thực hiện tốt công tác nhập liệu theo dõi quản lý chặt chẽ số liệu thu nộp

phát sinh trên sổ thuế, đối chiếu thường xuyên kết quả thu nộp đảm bảo khớp đúng
với số liệu thực tế của người nộp thuế.
Nâng chất và thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo theo định kỳ phục vụ tốt
cho yêu cầu công tác quản lý thuế.
3.2.4. Tăng cƣờng công tác quản lý nợ và thu nợ thuế:
Xây dựng và giao dự toán thu nợ thuế hàng tháng, quý cho các Đội thuế và
cán bộ quản lý nợ gắn với việc thi đua khen thưởng.
Phân loại nợ thuế chính xác từng nhóm nợ, tuổi nợ để áp dụng các biện pháp
thu hồi nợ thuế phù hợp có hiệu quả. Tiến hành thực hiện đầy đủ các thủ tục thông
báo nợ tiền thuế, tiền phạt và các biện pháp quản lý nợ khác đúng theo quy trình
quản lý nợ thuế.
Thực hiện nghiêm phạt chậm nộp tiền thuế và các biện pháp kiên quyết
trong thu hồi nợ, tiến hành cưỡng chế nợ thuế các trường hợp chây ỳ sau khi đã
kiểm tra đầy đủ thủ tục.
Đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thuế được gia hạn khi hết thời hạn giãn
nộp.
Phối hợp chặt chẽ với các Đội Kiểm tra theo dõi sát tình hình kê khai nộp
thuế để đôn đốc nộp tối thiểu 90% vsố thuế lập bộ hàng tháng kịp thời vào ngân
sách giảm thiểu thấp nhất các khoản nợ thuế mới phát sinh.
Thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế trên ứng dụng, tăng cường công tác
phối hợp giữa các bộ phận kiểm tra, kê khai kế toán thuế xử lý dứt điểm các khoản
nợ thuế đang chờ xử lý do người nộp thuế kê khai sai, thất lạc chứng từ Chủ
Tiểu luận cuối khóa Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thu thuế CTN NQD



GVHD: TS. Trần Văn Hiển Học viên: Phạm Thị Diễm Thúy; lớp TCCT-HC B64

25
động đối chiếu nợ thuế với doanh nghiệp xác định chính xác số thuế còn nợ để

điều chỉnh trên sổ bộ thuế.
Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, UBND phường xã tổ chức nhiều đợt
cao điểm thu nợ trong năm tập trung vào các địa bàn, đối tượng còn nợ thuế lớn.
Lập hồ sơ đủ điều kiện đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đúng theo quy
định đối với doanh nghiệp bị phá sản, cá nhân đã được pháp luật coi là đã chết, mất
tích, mất hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thuế:
Trang bị phương tiện và xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ để phục vụ tốt cho
công tác quản lý của ngành.
Có kế hoạch tập huấn, triển khai cho cán bộ, công chức của ngành, khai thác, sử
dụng tốt phần mềm ứng dụng quản lý như: phần mềm Quản lý kê khai, Quản lý ấn
chỉ, Quản lý thu nợ,… nhẳm nâng cao hiệu lực quản lý của ngành, giảm bớt thời
gian, đảm bảo 100% cán bộ sử dụng thành thạo máy tính, khai thác và sử dụng
thông tin trên mạng và các ứng dụng chuyên ngành.
3.2.6. Cải tiến, nâng cao hoạt động của cơ quan thuế thành phố Long
Xuyên:
Không ngừng kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, tổ
chức bố trí sắp xếp bộ máy phủ hợp với tình thực tế của đơn vị theo hướng gọn nhẹ,
nhưng đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ đúng theo quy định của
ngành
Thực hiện quản lý biên chế, lao động đảm bảo đúng theo chỉ tiêu được Cục
Thuế giao; làm tốt công tác đánh giá phân loại cán bộ, thực hiện tốt việc luân phiên,
luân chuyển cán bộ vào đúng vị trí, chức năng, sở trường công tác; chú trọng rà soát đi
đôi với xét quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ đúng theo quy định.
Tập trung tăng cường bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, quy trình quản lý
thuế cho công chức theo các chức năng, lĩnh vực công tác; Thực hiện chủ trương
đẩy mạnh bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho các ngạch công chức chuyên ngành Thuế
theo Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 về việc ban hành tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ của
Bộ Tài chính.

×