Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

308 Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.63 KB, 68 trang )

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG MỘT
VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY:.................................................................... 3
1.1.1. Lòch sử hình thành............................................................................................ 3
1.1.2. Nguyên vật liệu và công nghệ, quy trình sản xuất giấy.................................. 4
1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN ........... 6
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI................................................................................................................. 10
1.3.1. Trung Quốc..................................................................................................... 10
1.3.2. Indonesia........................................................................................................ 12
1.3.3. Nhật Bản ........................................................................................................ 13

CHƯƠNG HAI
THỰC TRẠNG NGÀNH GIẤY VIỆT NAM


2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM............................................... 14
2.1.1. Giới thiệu các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam................................... 14
2.1.2. Sản lượng và mức tăng trưởng của ngành giấy giai đoạn 1998 – 2003......... 16
2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH
GIẤY VIỆT NAM.................................................................................................... 18
2.2.1. Nguyên liệu và vùng nguyên liệu.................................................................. 18
2.2.2. Công nghệ và máy móc thiết bò..................................................................... 23
2.2.3. Lao động......................................................................................................... 25
2.2.4. Vốn và đầu tư xây dựng cơ bản phát triển ngành giấy.................................. 26
2.2.5. Thò trường....................................................................................................... 28


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM.................................... 32
2.3.1. Ưu điểm.......................................................................................................... 32
2
2.3.2. Hạn chế .......................................................................................................... 34

CHƯƠNG BA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY VIỆT NAM

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY VIỆT NAM ... 36
3.1.1. Quan điểm phát triển ngành giấy Việt Nam.................................................. 36
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành giấy Việt Nam..................................................... 37
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY VIỆT NAM ................. 38
3.2.1. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để góp phần ổn đònh sản xuất và
nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu............................................................ 38
3.2.2. Cải tiến máy móc thiết bò và đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất........... 42
3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ngành giấy..... 44
3.2.4. Lên dự toán chi tiết và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản
phát triển ngành giấy............................................................................................... 45
3.2.5. Phát triển thò trường, hoàn thiện hoạt động marketing và xây dựng chiến lược
phát triển sản phẩm.................................................................................................. 49
3.3. KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 53
3.3.1. Về nguyên liệu............................................................................................... 53
3.3.2. Về khoa học công nghệ.................................................................................. 54
3.3.3. Về vốn và đầu tư xây dựng cơ bản ................................................................ 54
3.3.4. Về cơ chế chính sách nói chung..................................................................... 55
3.3.5. Về Hiệp hội ngành giấy Việt Nam................................................................ 55
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 56
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO






3

LỜI MỞ ĐẦU


Từ rất lâu đời, con người đã có nhu cầu ghi chép lại những sự vật, sự kiện…
đã xảy ra trong đời sống. Qua quá trình phát triển của xã hội loài người, giấy đã trở
thành một thứ không thể thiếu trong việc ghi chép thay cho các vật dùng được dùng
trước đó như tre, da thú… và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội ngày
nay, mặc cho sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, trong đó có công
nghệ thông tin. Có thể nói, ngành giấy có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã
hội nói chung và nền kinh tế của một quốc gia nói riêng.
Hiện nay, ngành giấy Việt Nam đang dần dần lớn mạnh, góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội nước ta. Tuy vậy trong khoảng thời gian gần đây, khi nền
kinh tế phát triển với tốc độ cao, ngành giấy đã bộc lộ rõ những yếu kém của mình
như nguyên liệu cho sản xuất giấy mất cân đối giữa cung và cầu, dẫn đến việc phải
nhập khẩu ngày càng nhiều, làm lãng phí nguồn ngoại tệ của quốc gia; máy móc
thiết bò ngành giấy thì quá lạc hậu làm năng suất thấp, hao phí nguyên vật liệu cao
dẫn đến sản phẩm giấy Việt Nam kém sức cạnh tranh…
Nếu so sánh với quy mô các nước trong khu vực thì ngành giấy nước ta còn
quá nhỏ bé và chưa phát triển hết tiềm năng. Trong tương lai, nếu được quan tâm
và có chính sách phát triển đúng đắn thì đây sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn tạo
nguồn thu ngoại tệ đáng kể phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển khả thi cho
ngành giấy Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tiếp cận thực trạng chung của ngành

giấy Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp trọng yếu cho sự phát triển ngành giấy
trong thời gian sắp tới.
Luận văn áp dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp chuyên gia, phương pháp thống kê và phương pháp dự báo để tiếp cận mục
tiêu nghiên cứu.
4
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng của ngành giấy
Việt Nam trên hai phương diện sản xuất bột giấy nguyên liệu và sản xuất giấy nói
chung, trong đó, tập trung phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển
của ngành giấy như nguyên liệu và vùng nguyên liệu; công nghệ và máy móc thiết
bò; lao động; vốn và đầu tư cơ bản phát triển ngành giấy; và thò trường.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận
văn bao gồm ba chương:
Chương một: Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế quốc dân
Chương hai: Thực trạng ngành giấy Việt Nam
Chương ba: Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam
Vì trình độ và thời gian thực hiện có hạn, luận văn không thể tránh được các
thiếu sót nhất đònh. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn để
nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.



5
CHƯƠNG MỘT
VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN


1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY
1.1.1. Lòch sử hình thành
Giấy là một trong những phát minh quan trọng của con người. Trung Quốc là

nước phát minh ra giấy viết đầu tiên. Các công trình khảo cổ cho thấy những tờ
giấy đầu tiên được làm bằng xơ sợi thực vật có niên đại từ năm 206 trước Công
Nguyên đến năm 220 sau Công Nguyên thuộc nhà Hán.
Lòch sử phát triển ngành giấy thế giới ghi nhận từ năm 105 trước Công Nguyên,
Thái Luân - người Trung Quốc được xem như là ông tổ của ngành giấy do đã có
công đúc kết, tổng hợp các kinh nghiệm sản xuất giấy trước đó để truyền bá trong
dân chúng. Ông đã có công hoàn thiện quy trình xeo giấy bằng phương pháp thủ
công và góp phần to lớn đưa nghề giấy lên một bước phát triển cao hơn. Tờ giấy
đầu tiên được làm ở Lôi Dương, Trung Quốc là bằng vỏ dâu được ngâm vào nước
và đập giã ra. Các xơ sợi lơ lửng trong nước được vớt lên bằng một dụng cụ gọi là
liềm xeo, tương tự như một cái sàng, được kết bằng nan tre và lông ngựa.
Ngành giấy Việt Nam cũng đã gắn liền với sự phát triển từ ban đầu của ngành
giấy thế giới. Sau Trung Quốc không lâu, tại quận Giao Chỉ cũng đã xuất hiện
nghề làm giấy. Và vào thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên, Giao Chỉ đã sản xuất được
loại giấy bản tốt bằng vỏ cây mật hương và cây dương xỉ để cống nạp cho vua nhà
Hán - Trung Quốc.
Ngành giấy tiếp tục được truyền sang các nước Ả Rập khi những người thợ giấy
Trung Quốc bò bắt sang Baghdad – Iraq khi quân đội các nước Ả Rập chiếm được
thò trấn Samarkand ở phía Tây Trung Quốc. Từ đây nghề làm giấy được truyền
sang châu Âu.
6
Tờ giấy đầu tiên ở châu Âu được sản xuất tại Tây Ban Nha vào năm 1085. Từ
đây, kỹ thuật làm giấy được truyền sang Palestin và Xiri vào thế kỷ thứ 12.
Nghề giấy được truyền sang Pháp vào thế kỷ thứ 11, và sang Italia vào thế kỷ
thứ 12. Trong khoảng thời gian này, kỹ thuật chế tạo giấy được nâng lên một bước
nữa khi người ta chế tạo được hình bóng chìm trên giấy (dùng để chống làm tiền
giả như hiện nay). Và vào thế kỷ thứ 14 thì nghề giấy được truyền sang Đức, và Áo
(khoảng năm 1356), Hà Lan (1428), Thụy Só (1433), Nga (1576) và sang các nước
Scandinavơ (1630).
Nghề giấy đã phát triển sang lục đòa Bắc Mỹ vào năm 1690 với việc xây dựng

một xưởng sản xuất giấy ở Wissahickon Creek, Germantown, Pennsylvania.
Chiếc máy xeo giấy công nghiệp đầu tiên ra đời năm 1799 do Nicholas Louis
Robert – người Pháp chế tạo và được hoàn thiện bởi hai anh em người Anh là
Henry và Sealy Fourdriner vào năm 1810 và do đó được đặt tên là máy xeo
Fourdriner. Loại máy xeo tròn được phát minh khoảng năm 1805 bởi Joseph
Bramah – người Anh - là một bước phát triển mới của công nghệ làm giấy. Cho
đến nay, nguyên lý hoạt động của hai loại máy Fourdriner và máy xeo tròn vẫn
còn được áp dụng tại các nhà máy giấy lớn trên thế giới. Máy làm giấy có kích
thước rất lớn và hoạt động hầu như không ngừng nghỉ.
1.1.2. Nguyên vật liệu và công nghệ, quy trình sản xuất giấy
1.1.2.1. Nguyên vật liệu sản xuất giấy
Nguyên liệu chủ yếu của ngành giấy bao gồm bột giấy, bột tẩy trắng, bột phấn
và chất độn… Bên cạnh đó, các hóa chất cũng được sử dụng trong quá trình sản
xuất bột giấy.
- Bột giấy được sản xuất từ các loại cây như tre, nứa, bạch đàn, thông, giấy
vụn… được cung cấp từ các lâm trường và nguồn giấy vụn thu nhặt…
- Chất phụ gia và chất độn: Bột giấy là nguyên liệu chính của ngành giấy.
Bên cạnh đó, ngành giấy còn sử dụng các chất phụ gia trong quá trình chế biến
7
giấy. Các chất phụ gia bao gồm: xút (NaOH - dùng xử lý nguyên liệu để làm bột
giấy), vôi (Ca(OH)
2
),Na
2
S, phèn (Al
2
(SO
4
)
3

)
….
Các chất độn bao gồm phấn, tinh bột,
BaSO
4
, CaCO
3
, CaSO
4
,

TiO
2
, …
1.1.2.2. Công nghệ và quy trình sản xuất bột giấy và giấy
Nguyên liệu thô được xử lý bằng các chất hóa học qua các quy trình phức tạp,
trong đó chất hóa học chủ yếu là xút (NaOH) và do vậy tạo ra rất nhiều các hợp
chất hóa học ở dạng dung dòch. Các dung dòch được hình thành trong quá trình nấu
bột giấy là dòch trắng, dòch đỏ, dòch xanh, dòch đen.... Nếu các chất thải trong quá
trình sản xuất bột giấy không được xử lý đúng cách thì khi thải ra môi trường bên
ngoài sẽ gây ô nhiễm rất nặng. Nói chung, quy trình sản xuất bột giấy thường qua
các bước xử lý nguyên liệu thô, nấu và tẩy trắng. Sau đó, bột giấy thành phẩm sẽ
được dùng làm nguyên liệu để sản xuất giấy.
Về cơ bản, giấy được hình thành từ vô số sợi cellulose chứa trong bột giấy kết
dính lại với nhau nhờ các liên kết hóa học. Ngoài nguyên liệu chính là bột giấy,
các loại giấy cũng được trộn thêm các chất phụ gia như đất sét (cao lanh), phấn...
Tùy cách chọn nguyên liệu và các cách xử lý trước xơ sợi mà giấy thu được có
nhiều đặc tính khác nhau.
Nói chung, giấy được sản xuất theo quy trình bao gồm các giai đoạn: chuẩn bò
nguyên liệu, xeo giấy, vắt nước, ép, sấy và cuối cùng là giai đoạn hoàn tất, có thể

bao gồm các bước cán láng, tráng phủ, cuộn, phân tờ, bao gói…
Ở giai đoạn chuẩn bò nguyên liệu, bột giấy được trộn với nước và đánh lên. Sau
đó hỗn hợp được pha loãng thêm với nước (dung dòch trắng – white water) để đạt
nồng độ từ 0,2 đến 1% bột giấy. Các chất hóa học cũng được thêm vào để điều
chỉnh độ pH của giấy. Các chất độn như cao lanh, phấn có tác dụng làm tăng độ
trắng và độ đục của giấy. Phần lớn các loại giấy cao cấp chứa đến 30% chất độn.
Hồ cũng được thêm vào nguyên liệu để giảm sức hút nước của giấy. Phèn (Al
2
(SO
4
)
3
) làm cho các hạt hồ kết dính vào các xơ sợi. Tinh bột giúp tăng độ dai và độ
8
cứng của giấy. Các chất phụ gia thêm vào là màu, chất khử bọt, và chất bảo lưu
(để cải thiện khả năng bảo lưu của các hạt mòn và chất độn trên lưới xeo).
Hỗn hợp được phun lên trên lưới xeo hút nước làm bằng plastic từ hòm phun bột
ở giai đoạn xeo giấy. Tiếp đó, nguyên liệu được vắt nước trên một hay nhiều lưới
xeo để tạo thành băng giấy ở giai đoạn vắt nước. Nguyên liệu ra khỏi lưới xeo khi
một băng giấy có nồng độ chất khô chiếm khoảng 20%. Từ lưới xeo, băng giấy đi
qua một loạt các trục cuốn để lấy hết phần nước còn lại.
Công đoạn vắt nước băng giấy vẫn được tiếp tục ở giai đoạn ép. Thông thường,
ở giai đoạn ép, băng giấy đi qua 3 hoặc 4 điểm ép. Sau mỗi điểm ép, nồng độ chất
khô của băng giấy tăng lên dần dần. Tại điểm ép cuối cùng, nồng độ chất khô
trong băng giấy khoảng từ 30 đến 50%.
Nếu băng giấy vẫn còn nước thì nó sẽ được sấy khô khi được cuộn qua một
hoặc nhiều trục sấy bằng hơi nóng ở giai đoạn sấy. Trong công đoạn sấy, giấy được
sấy cho đến khi nồng độ chất khô khoảng 95%. Việc này được tiến hành bằng cách
cho dải băng sấy ép băng giấy vào những trục sấy được làm nóng bằng hơi nước.
Sau khi ra khỏi công đoạn sấy, băng giấy thường qua một máy hoàn tất gồm một

cụm ống thép. Bề mặt băng giấy sẽ được làm láng khi đi qua các khe hở giữa hai
trục ở giai đoạn hoàn tất.
Qua mô tả ở trên, có thể thấy quy trình sản xuất của ngành giấy nói chung cần
rất nhiều hóa chất và chính những hóa chất này đã làm ô nhiễm môi trường. Do
vậy vấn đề quan trọng trong phát triển ngành giấy là giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Ngành giấy muốn phát triển bền vững phải đi đôi với việc bảo vệ tốt môi
trường.
1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Vai trò của ngành giấy được thể hiện ở những mặt sau:
Một là: Giấy là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho sự phát triển văn hóa, xã hội và
kinh tế của một quốc gia.
9
Thông qua các sản phẩm giấy, quá trình trao đổi, làm giàu kiến thức được ghi
lại (quá trình học tập, nghiên cứu), thông tin được lưu trữ và truyền đạt trongï cộng
đồng (quá trình in ấn sách, báo…) và ghi lại hoạt động sáng tạo của con người về
lónh vực văn hóa (hội họa, âm nhạc…). Trong tương lai, vai trò của giấy đối với sự
phát triển văn hóa – xã hội của con người nói chung và nền kinh tế nói riêng sẽ
không có sự thay đổi đáng kể.
Hai là: Ngành giấy là nguồn tăng trưởng kinh tế và tạo ra thu nhập quốc dân.
Cũng như bất kỳ một ngành công nghiệp nào khác, ngành công nghiệp giấy
đóng góp vào GDP một nước thông qua giá trò các sản phẩm mà nó tạo ra. Tuy vậy,
sản phẩm của ngành giấy mang một ý nghóa đặc biệt hơn một số các sản phẩm
công nghiệp khác của nền kinh tế vì nó còn phục vụ cho sự phát triển văn hóa - xã
hội của con người bên cạnh nhu cầu cơ bản là ăn uống để sinh tồn.
Theo Tổng cục Thống kê, giá trò sản xuất công nghiệp của ngành giấy trên cả
nước trong các năm qua tăng liên tục như số liệu trong bảng sau:
Bảng 1.1: Giá trò sản xuất công nghiệp ngành giấy Việt Nam 2000 - 2004
( theo giá so sánh 1994 )
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2000 2001 2002 2003

2004
(ước)
Giá trò sản xuất công nghiệp 3.930,3 4.561,6 4.876,5 5.186,5 5.602,0
(Nguồn: Niên giám thống kê
2003 và website Bộ Công Nghiệp: www.industry.gov.vn
)
Nếu so với tổng giá trò sản xuất của các ngành công nghiệp khác, đây là một
con số hết sức khiêm tốn nhưng đó là do ngành giấy Việt Nam hiện nay quy mô
còn nhỏ bé và chưa phát triển hết tiềm năng.
Ba là: Sự phát triển ngành giấy tạo điều kiện thúc đẩy một số ngành khác phát
triển.
Vì giấy là một sản phẩm có liên quan rất mật thiết với đời sống xã hội của con
người nên sự phát triển ngành giấy sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy một số ngành có
10
liên quan đến đời sống xã hội của con người phát triển như ngành công nghiệp bao
bì, in ấn... cụ thể như sau:
- Đối với ngành lâm nghiệp, phát triển ngành giấy tạo điều kiện phát triển việc
trồng rừng nguyên liệu. Việc trồng rừng có hai lợi ích dễ thấy nhất, đó là tận dụng
lao động, giải quyết công ăn việc làm và rừng trồng sẽ giúp giảm thiểu được lũ lụt,
góp phần gián tiếp ổn đònh và phát triển nền kinh tế xã hội của một quốc gia.
Riêng đối với Việt Nam, hai lợi ích vừa đề cập càng bức thiết. Việc trồng rừng
nguyên liệu ở Việt Nam còn giúp thực hiện chuyển dòch cơ cấu kinh tế, góp phần
phủ xanh 5 triệu ha rừng, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu
vùng xa.
- Đối với ngành công nghiệp bao bì, ngành giấy có vai trò rất quan trọng. Hiện
nay, khối lượng bao bì giấy vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng khối lượng các loại bao
bì cho ngành công nghiệp hàng tiêu dùng mặc dù gần đây tỷ lệ đó đã giảm xuống
do sự xuất hiện của các loại bao bì được làm bằng các chất liệu mới như nhựa PET,
PE, PVC… Nhưng trong tương lai khi sự đe dọa ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
thì, với đặc tính lâu phân hủy trong môi trường tự nhiên, các loại bao bì này sẽ ít

được ưa chuộng. Ngược lại bao bì giấy phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên,
ít gây ô nhiễm môi trường lại còn có thể sử dụng để tái chế thành giấy tái sinh
phục vụ tiếp tục mà không gây ô nhiễm như các loại bao bì nhựa.
Vai trò của bao bì giấy công nghiệp trong tương lai là rất lớn đặc biệt là sự phát
triển của ngành công nghiệp xi măng. Đối với những loại bao bì giấy khác như
thùng carton, hộp giấy, túi giấy cũng có nhu cầu rất lớn, dự báo khoảng 691 triệu
tấn vào năm 2010.
- Ngành in ấn là ngành đứng sau ngành bao bì nếu xếp theo số lượng giấy sử
dụng do việc in sách, báo... Theo Tổng công ty giấy Việt Nam, nhu cầu giấy in,
viết vào năm 2010 là 365 triệu tấn/năm. Nhu cầu giấy cho việc in các loại sách rất
lớn và ổn đònh hàng năm, hầu như chỉ có tăng mà không có giảm. Kế đó là nhu cầu
giấy cho việc in báo. Nhu cầu giấy cho giấy in báo tuy không nhiều như nhu cầu
11
giấy cho việc in sách nhưng cũng rất lớn. Theo dự báo của Tổng công ty giấy Việt
Nam vào năm 2010, nhu cầu giấy in báo của Việt Nam sẽ là 75 ngàn tấn/năm.
- Việc phát triển ngành giấy còn góp phần phát triển các ngành công nghiệp
liên quan khác là đầu vào cho ngành giấy như: hóa chất, công nghệ tự động hóa,
nhiệt điện, cơ khí chế tạo máy... Riêng đối với ngành hóa chất, là một ngành rất
quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của ngành giấy vì ngành giấy sử
dụng một lượng lớn các hóa chất cơ bản như xút (NaOH)… để xử lý nguyên liệu. Sự
phát triển của ngành giấy sẽ kéo theo ngành hóa chất phát triển.
Bốn là: Góp phần thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho lao động, nhất là
tại các nước đang phát triển.
Bất cứ một ngành công nghiệp nào cũng thu hút một số lượng lao động nhất
đònh. Riêng đối với ngành công nghiệp giấy, lao động được chia thành hai nhóm
chính là lao động trồng cây nguyên liệu giấy và lao động sản xuất bột giấy, giấy.
Lao động trồng cây công nghiệp giấy về cơ bản không khác với công nhân lâm
nghiệp, trong khi lao động sản xuất bột giấy và giấy đòi hỏi kỹ năng về các thao
tác đặc thù trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy như: xử lý nguyên liệu thô
(giấy vụn, gỗ…), trộn bột, xeo giấy (trên băng chuyền), cán láng, cắt tờ, phân

cuộn…
Đối với các nước đang phát triển, do trình độ công nghệ còn lạc hậu cho nên
các dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy thường là các dây chuyền cũ, đòi hỏi rất
nhiều lao động để vận hành máy móc. Tình trạng này cũng là tình trạng hiện nay
đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Đối với Trung Quốc, nhờ vào thò trường
tiêu thụ giấy rất lớn, ngành công nghiệp giấy Trung Quốc góp phần thu hút nguồn
lao động dồi dào, đáp ứng đáng kể nhu cầu công ăn việc của người lao động.
12
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1. Trung Quốc
Ngành giấy Trung Quốc nhìn chung đã phát triển ở một trình độ nhất đònh nhờ
đạt được một số thành quả ở các mặt:
- Về công nghệ: Trung Quốc đang tìm cách nâng cao trình độ công nghệ sản
xuất giấy của mình bằng cách kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào
quá trình đổi mới công nghệ, khuyến khích các nhà máy đòa phương mở rộng quy
mô sản xuất và chế biến nguyên liệu thô. Nhờ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài
đã đầu tư mạnh vào nền công nghiệp giấy của Trung Quốc bằng hình thức đầu tư
đa lónh vực như sản xuất kinh doanh bột giấy và giấy, cung cấp thiết bò và chuyển
giao công nghệ cho các nhà máy bột giấy và giấy ở Trung Quốc…
Để đạt được lợi thế về quy mô, hiện Trung Quốc đang tập trung xây dựng
những tập đoàn sản xuất giấy lớn với những nhà máy có công suất từ 200.000 –
300.000 tấn/năm. Và các nhà máy sản xuất giấy từ nguyên phi gỗ nào có công suất
nhỏ sẽ phải sáp nhập vào các nhà máy có quy mô trung bình hoặc giải thể.
- Về nguồn nguyên liệu cho sản xuất giấy: Trung Quốc chủ trương đa dạng hóa
nguồn nguyên liệu do nguồn nguyên liệu thô ngày càng khan hiếm. Để đảm bảo
được sản lượng đề ra, Trung Quốc chú trọng đến việc phát triển nguồn nguyên liệu
xơ sợi bằng việc thực hiện các biện pháp khác nhau như xây dựng kế hoạch trồng
rừng, tăng cường nhập khẩu bột giấy, tận thu nguồn giấy loại, phát triển kỹ thuật
sản xuất xơ sợi phi gỗ. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cho sản xuất giấy còn được

đảm bảo bằng nguyên liệu phi gỗ, giấy loại nhập khẩu và giấy loại thu hồi trong
nước.
- Về vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Trung Quốc đã giải
quyết bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh bằng giá. Bên cạnh
đó, Trung Quốc áp dụng một số biện pháp chủ yếu như chống bán phá giá đối với
13
giấy in báo nhập khẩu, bảo vệ nguồn nguyên liệu thô, tăng cường kỹ thuật và nâng
cao vò trí của ngành. Để cạnh tranh bằng giá, Trung Quốc giảm chi phí sản xuất
bằng cách nâng cao hiệu quả quản lý, chú trọng nâng cao sản xuất, thay thế các
dây chuyền lạc hậu bằng các dây chuyền có công nghệ hiện đại, tận dụng lợi thế
thò trường lao động dồi dào và rẻ. Do vậy, các sản phẩm bột giấy và giấy của
Trung Quốc đạt được lợi thế cạnh tranh hàng đầu trên thế giới.
- Về vấn đề chất thải và ô nhiễm môi trường: Trung Quốc đã áp dụng các biện
pháp mạnh để chống ô nhiễm môi trường như đình chỉ hoạt động của các nhà máy
công suất dưới 5.000 tấn/năm không có hệ thống thu hồi hóa chất từ tháng 07/1997.
Mọi vi phạm về môi trường đều bò xử lý một cách nghiêm khắc.
- Về chính sách quản lý vó mô của Trung Quốc về phát triển ngành công nghiệp
giấy: Trung Quốc áp dụng chương trình bảo vệ rừng; nghiêm cấm khai thác rừng
nguyên sinh, rừng trên vùng lãnh thổ có sông ngòi; khuyến khích trồng rừng thương
mại. Công nghiệp rừng của Trung Quốc phát triển theo hai mô hình chủ yếu là kinh
tế nhà nước và kinh tế tập thể. Chính phủ Trung Quốc còn vay để thực hiện những
chương trình đầu tư lớn.
Nhìn chung, Trung Quốc đã có những chính sách đổi mới công nghệ khá hiệu
quả, ví dụ như kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào quá trình đổi mới
công nghệ, khuyến khích hình thức chuyển giao công nghệ. Việc xử lý ô nhiễm
môi trường đặc biệt được sự lưu tâm của chính phủ Trung Quốc bằng các chính
sách mạnh mẽ và có hiệu quả: sáp nhập các doanh nghiệp có quy mô công suất
nhỏ, vừa tăng được tiềm lực tài chính để giúp các doanh nghiệp giấy tăng khả năng
cạnh tranh, vừa giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do việc xử lý chất thải có hiệu
quả. Bên cạnh đó, thái độ cương quyết với nạn ô nhiễm môi trường bằng cách đình

chỉ hoạt động của các nhà máy gây ô nhiễm cũng là một cố gắng rất lớn của chính
quyền Trung Quốc.
Trung Quốc cũng thành công trong việc đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cho
ngành công nghiệp giấy. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm giấy
14
được xử lý có hiệu quả qua các chính sách chống phá giá, quan tâm đến sản phẩm
sản xuất, bảo vệ nguồn nguyên liệu thô, cấm khai thác rừng…
1.3.2. Indonesia
Ngành công nghiệp giấy của Indonesia bắt đầu từ năm 1923 với nhà máy sản
xuất bột giấy và giấy đầu tiên dùng rơm làm nguyên liệu, có công suất 10 tấn/ngày
(tương đương 3.000 tấn năm). Năm 1960, Indonesia xây dựng thêm 7 nhà máy giấy
nhà nước với tổng công suất 50.000 tấn/năm.
Chính sách phát triển ngành công nghiệp giấy của chính phủ Indonesia khuyến
khích sự đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Do vậy hiện nay thành phần kinh tế chủ
đạo của ngành công nghiệp giấy Indonesia là khu vực kinh tế tư nhân với 78/81
nhà máy giấy, chỉ có 3/81 nhà máy giấy là của nhà nước. Trong 78 doanh nghiệp tư
nhân ngành giấy có 66 doanh nghiệp là đầu tư trong nước, còn lại 12 doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Việc mạnh dạn giao đất rừng cho tư nhân khai thác nếu
được quản lý tốt thì đây là một giải pháp hữu hiệu để phát triển công nghiệp giấy
một cách có hiệu quả. Thực tế cho thấy, sản lượng bột giấy vào năm 1987 của
Indonesia chỉ đạt 980.000 tấn nhưng vào năm 2000 đã tăng vọt lên 8 triệu tấn, biến
Indonesia từ một nước chuyên nhập khẩu bột giấy trở thành một nước chuyên xuất
khẩu bột giấy.
Có thể thấy sự thành công của công nghiệp giấy Indonesia qua quá trình biến
đổi từ vò trí là một nước chuyên nhập khẩu bột giấy vào năm 1987 thành một nước
chuyên xuất khẩu bột giấy vào năm 2000. Đạt được điều này là nhờ Indonesia đã
mạnh dạn áp dụng chính sách tư nhân hóa ngành giấy của mình. Việc tư nhân hóa
ngành giấy là một xu hướng đúng đắn. Tuy vậy vẫn có thể tư nhân hóa nhưng vẫn
giữ lại vai trò nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, làm thành phần kinh tế
chủ đạo dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển. Thành phần kinh tế dân

doanh (bao gồm kinh tế tư nhân và kinh tế nước ngoài) là thành phần kinh tế có
tiềm lực tài chính rất mạnh, rất thích hợp cho việc đầu tư đổi mới công nghệ. Đối
với vấn đề nguyên liệu cho ngành giấy, việc tư nhân hóa sẽ có thể khắc phục sự
15
ách tắc, chậm trễ do sự nhiêu khê, rắc rối của các thủ tục hành chính trong việc
hình thành các vùng nguyên liệu và xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy và
giấy có quy mô lớn.
1.3.3. Nhật Bản
Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên khoáng sản nhưng không vì vậy mà
ngành công nghiệp giấy Nhật Bản không phát triển ở mức cao. Hiện nay Nhật Bản
là nước đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc) về sản xuất giấy và bìa. Tiêu
dùng giấy bình quân đầu người biểu kiến của Nhật Bản vào năm 2001 lên đến
242,8 kg. Do trồng rừng không thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành giấy,
Nhật Bản buộc phải nhập khẩu bột giấy. Bên cạnh đó, Nhật Bản tận dụng triệt để
nguồn giấy tái sinh để giảm thiểu việc nhập khẩu bột giấy. Vào năm 2002, 59,6%
nguyên liệu sản xuất giấy tại Nhật Bản được đảm bảo bằng nguồn giấy tái sinh, là
một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới.
Tuy tài nguyên đất đai khan hiếm nhưng Nhật Bản lại thành công trong ngành
công nghiệp giấy và là nước đứng thứ ba, sau Trung Quốc và Mỹ, về sản xuất giấy
và bìa. Hướng đi của Nhật Bản là việc tận dụng đối đa nguồn giấy tái sinh bên
cạnh việc nhập khẩu bột giấy một cách bắt buộc.
Nói chung, các nước trong khu vực hiện đang tích cực huy động tiềm lực tài
chính từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để đổi mới máy móc, thiết bò, công nghệ
sản xuất giấy từng bước cho ngành công nghiệp giấy; giảm thiểu ô nhiễm môi
trường; khuyến khích việc trồng rừng nguyên liệu thay thế cho nguồn rừng từ thiên
nhiên đang ngày càng cạn kiệt và tăng cường sử dụng nguyên liệu giấy tái chế để
bảo vệ môi trường.
16
CHƯƠNG HAI
THỰC TRẠNG NGÀNH GIẤY VIỆT NAM



2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM
2.1.1. Giới thiệu các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam
Hiện nay, Tổng công ty giấy Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước và là tập
đoàn duy nhất trong ngành giấy Việt Nam với các thành viên trên toàn quốc như
Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty giấy Tân Mai, Công ty giấy Việt Trì, Công ty giấy
Đồng Nai, Công ty giấy Hải Phòng, Công ty giấy Lửa Việt, Công ty giấy Mục Sơn,
Công ty giấy Lam Sơn…
Doanh nghiệp đứng đầu ngành giấy hiện nay về quy mô, công suất cũng như
sản lượng là Công ty giấy Bãi Bằng, với mức công suất lớn hơn 100.000 tấn/năm.
Bảng 2.1 liệt kê một số doanh nghiệp, hiện là thành viên của Hiệp hội giấy
Việt Nam, có tổng công suất trên 10.000 tấn/năm:
Bảng 2.1: Các doanh nghiệp có tổng công suất sản xuất trên 10.000 tấn/năm
STT Doanh nghiệp
Công suất sản
xuất bột giấy
Công suất sản
xuất giấy
Tổng
công suất
1 Công ty giấy Bãi Bằng 68.000 100.000 168.000
2 Công ty giấy Tân Mai 40.000 68.500 108.500
3 Công ty giấy Bình An - 55.000 55.000
4 Công ty giấyViệt Trì 10.000 35.000 45.000
5 Công ty giấy An Bình - 39.000 39.000
6 Công ty TNHH Vạn Phát - 38.500 38.500
7 Công ty giấy Đồng Nai 15.000 20.000 35.000
8 Công ty giấy Mục Sơn 16.000 15.000 31.000
9 Công ty giấy Hoàng Văn Thụ 4.000 20.000 24.000

10 Công ty giấy Hải Phòng 1.500 21.800 23.300
11 Công ty giấy Vạn Điểm 4.000 17.000 21.000
12 Công ty giấy Yên Sơn 7.000 7.000 14.000
13 Công ty giấy Lam Sơn 4.000 7.000 11.000
14 Công ty giấy Bình Minh - 10.000 10.000
15 Nhà máy gỗ Cầu Đuống - 10.000 10.000
TỔNG CỘNG 169.500 463.800 633.300
(Nguồn: Lòch sử ngành giấy Việt Nam)
Hầu hết các đơn vò có mức công suất trên 10.000 tấn hiện nay đều là thành viên
của Hiệp hội giấy Việt Nam. Tính đến cuối năm 2003, Hiệp hội giấy Việt Nam có
87 thành viên nhưng số thành viên có tổng công suất trên 10.000 tấn /năm chỉ có
15 thành viên. Các doanh nghiệp trong Hiệp hội giấy Việt Nam hầu hết là doanh
nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp không là thành viên của Hiệp hội giấy Việt
Nam thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và mức công suất từ 300 đến 500
tấn/năm là phổ biến và chiếm đa số.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội giấy Việt Nam
theo mức công suất

Công suất dưới
10.000 tấn/năm
82,76%
Công suất trên
10.000 tấn/năm
17,24%











Quy mô của đa số các doanh nghiệp ngành giấy hiện nay là nhỏ và vừa. Mặt
khác, năng lực sản xuất giấy lại không đều giữa các vùng trên cả nước, cụ thể là:
- Trên 80% các doanh nghiệp giấy hiện đang là thành viên của Hiệp hội giấy
Việt Nam có công suất dưới 10.000 tấn.
- Các đòa phương có năng lực sản xuất giấy lớn là tỉnh Phú Thọ, tỉnh Bắc Ninh,
TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai với công suất khoảng 100.000 tấn/năm; Các đòa
phương có năng lực sản xuất giấy trung bình là TP. Hải Phòng, TP. Hà Nội, TP. Đà
Nẵng, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Bình Dương, tỉnh Nghệ An, tỉnh Khánh Hòa với công
suất trên dưới 10.000 tấn/năm.
17
2.1.2. Sản lượng và mức tăng trưởng của ngành giấy giai đoạn 1998 - 2003
290
340
350
420
538
642
183
459
19
Sản lượng của ngành giấy Việt Nam trong giai đoạn 1998 – 2003 được thể hiện
trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng sản lượng ngành giấy giai đoạn 1998 - 2003
18
2,7
187,5

172,5
168,9
165,1
345,3
232,5
177,5
171,1
124,9
0
100
200
300
400
500
1998 1999 2000 2001 2002 2003
Năm
ản lượng (1000 tấn)S
700



600





Toàn ngành

Tổng công ty giấy Việt Nam

Đơn vò ngoài Tổng công ty giấy Việt Nam



(Nguồn: Lòch sử ngành giấy Việt Nam)

Một vài nhận xét về tình hình tăng trưởng sản lượng ngành giấy giai đoạn 1998
- 2003:
- Ngành giấy có mức tăng trưởng đáng kể, từ mức sản lượng 290 ngàn tấn/năm
vào năm 1998, đến năm 2003, mức sản lượng đã tăng đến 642 ngàn tấn/năm trong
đó các năm 2001, 2002 và 2003 là các năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với
các năm trước. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn 2001 - 2003 là
22,48%, cao nhất trong vòng 14 năm (tính từ năm 1991) trở lại đây.
- Ngành giấy trong 10 năm trở lại đây đạt được mức tăng trưởng đáng kể là do
nguyên nhân chính sau:
+ Các doanh nghiệp đã có sự đầu tư vào quá trình đổi mới công nghệ từ năm
1988, đặc biệt là các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam.
19
+ Các doanh nghiệp cũng đã tiến hành thay đổi mặt hàng để đáp ứng nhu cầu
thò trường, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
+ Hai doanh nghiệp lớn trong ngành giấy là Công ty giấy Bãi Bằng và Công
ty giấy Tân Mai đạt 92% và 87% mức công suất thiết kế cũng góp phần đáng kể
vào việc tăng sản lượng của ngành giấy. Sản lượng của hai doanh nghiệp này
chiếm gần 40% sản lượng toàn ngành giấy. Đi đôi với việc tăng sản lượng, hai
doanh nghiệp này còn cải tiến và cho ra đời các sản phẩm giấy ngày càng có chất
lượng cao hơn, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu nội đòa và được người tiêu dùng chấp
nhận.
- Tuy vậy, ngành giấy cũng gặp phải một số khó khăn trong sản xuất kinh
doanh làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng sản lượng như:
+ Giá bán buộc phải giảm trong khi chi phí đầu vào lại tăng cao như giá điện

bắt đầu tăng từ 04/1996. Việc tăng giá điện đã làm cho một số doanh nghiệp giấy
phải giảm sản lượng hoặc ngừng máy tạm thời. Thêm vào đó, giá bán xăng, dầu,
than… đều tăng cũng làm cho giá thành sản xuất tăng.
+ Giá giấy thế giới giảm vào năm 1996 nên giấy nhập khẩu tràn vào thò
trường trong nước buộc Tổng công ty giấy Việt Nam phải giảm giá bán. Năm 2003
là năm mà Việt Nam gia nhập khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA). Thuế
suất thuế nhập khẩu các sản phẩm giấy như giấy in, giấy viết, giấy in báo từ mức
40-50% giảm xuống còn 20% từ tháng 07/2003 càng làm cho các doanh nghiệp
giấy trong nước cạnh tranh khó khăn hơn.
+ Đối với Tổng công ty giấy Việt Nam, trong giai đoạn 1998 - 2003, sản
lượng hầu như tăng rất chậm, đặc biệt năm 2003 còn giảm so với năm 2002 khoảng
10.000 tấn. Nguyên nhân chính là do Công ty giấy Bãi Bằng phải đóng máy để
thực hiện kế hoạch mở rộng giai đoạn I (nâng công suất lên 100.000 tấn giấy/năm).
20
2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
NGÀNH GIẤY VIỆT NAM
2.2.1. Nguyên liệu và vùng nguyên liệu
Ngành giấy Việt Nam hiện nay đang đứng trước một khó khăn nghiêm trọng
đối với vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là nguyên liệu bột giấy cho
sản xuất giấy.
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bột giấy là các loại gỗ thông, bạch đàn… và
bột giấy là nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Hiện nay, việc trồng rừng lấy gỗ để
sản xuất giấy rất phổ biến vì các khu rừng tự nhiên đã bò đóng cửa. Bột giấy được
sản xuất từ hai nguồn nguyên liệu chính: gỗ, phi gỗ (tre nứa, rơm rạ…) và giấy vụn
thu nhặt, bao bì hòm hộp…
Đối với việc trồng rừng nguyên liệu, vai trò của Tổng công ty giấy Việt Nam là
chủ yếu trong thời điểm hiện nay. Trong 5 năm (1999 - 2003), Tổng công ty giấy
Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào việc trồng rừng. Trong khoảng thời gian từ năm
2000 đến năm 2003, cả nước mỗi năm trồng được 100 ngàn héc ta rừng kinh tế
trong đó rừng của Tổng công ty giấy Việt Nam chiếm 12% đến 14%, với biện pháp

kỹ thuật thâm canh rừng được mở rộng và tăng cường, công tác giống được quan
tâm hơn, nhiều giống mới được đưa vào sử dụng.
Chính phủ cũng đã rất quan tâm trong việc phát triển vùng nguyên liệu giấy
trong những năm qua. Quyết đònh 160/1998/QĐ-TTg ban hành ngày 04/09/1998
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành
công nghiệp giấy đến năm 2010 nhấn mạnh một trong những mục tiêu của việc
phát triển ngành công nghiệp giấy từ nay đến năm 2010 là phát triển vùng nguyên
liệu. Nghò quyết lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu rõ: Phát triển
ngành giấy gắn với phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy nhằm ổn đònh sản xuất,
bảo vệ môi trường, đặc biệt là thực hiện tốt chương trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế,
xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
21
Nhìn chung, vùng nguyên liệu giấy nước ta hiện nay có các nét chính sau:
- Vùng nguyên liệu hiện nay ở nước ta chưa được quy hoạch phát triển tổng thể.
Các đòa phương có vùng nguyên liệu giấy như Lâm Đồng, Bắc Kạn, Thanh Hóa,
Phú Thọ đều có nhiều đất rừng nhưng chưa được quy hoạch cho phát triển cây
nguyên liệu giấy hoặc có đất có rừng nhưng không có ngành nào, đơn vò nào khai
thác, hoặc có đất nhưng thiếu vốn hỗ trợ người dân trồng rừng nguyên liệu.
- Vùng nguyên liệu giấy phía Bắc khá dồi dào và phát triển mạnh trong nhiều
năm liền nhưng lại thiếu đầu ra. Tuy là vùng tập trung khá nhiều nhà máy sản xuất
giấy nhưng hiệu suất sử dụng nguồn nguyên liệu rừng ở các nhà máy lại thấp như
Công ty giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty giấy Vạn Điểm, Công ty giấy Việt Trì…
Trong khi đó diện tích rừng nguyên liệu Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ nhỏ hơn,
kể cả các nguyên liệu phi gỗ như tre nứa rơm rạ nhưng lại tập trung quá nhiều nhà
máy sản xuất bột và giấy như Công ty giấy Tân Mai, Công ty giấy Đồng Nai…
- Trong những năm qua, bằng các chính sách phát triển của Chính phủ và các
kết quả đạt được từ việc trồng rừng của Tổng công ty giấy Việt Nam, vùng nguyên
liệu giấy của Việt Nam về cơ bản đã được hình thành nhưng vẫn còn manh mún,
phân tán và phân bổ ở vùng sâu vùng xa. Đất lâm nghiệp có khả năng sử dụng để
trồng rừng lâm nghiệp rất hạn chế vì trên 70% diện tích là đất dốc, và từ 20 đến

25% phân bổ ở vùng sâu vùng xa, phân tán và manh mún. Vì vậy độ chính xác
trong quy hoạch thấp, thường là theo con số đối chiếu trên bản đồ.
- Việc quy hoạch vùng dự án không có ranh giới pháp lý trên thực đòa, thường
xuyên xảy ra tranh chấp trong quá trình thực thi hoặc thậm chí có sự chồng chéo về
quy hoạch của các dự án. Sự bất bình đẳng giữa quy hoạch đất cho trồng rừng
nguyên liệu giấy với quy hoạch cho trồng các cây công nghiệp khác là một thực tế
luôn luôn xảy ra.
- Tăng trưởng vùng nguyên liệu giấy khá cao, chẳng hạn như tăng trưởng vùng
nguyên liệu Bắc Bộ đạt được là từ 15 đến 20 m
3
/ha/năm; vùng Tây Nguyên và
22
Đông Nam Bộ là 20 m
3
/ha/năm đối với cây keo lai và 14 m
3
/ha/năm đối với cây
thông ba lá.
- Vốn đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu giấy ở nước ta hiện nay có hai đặc
điểm chính là:
+ Chu kỳ đầu tư kéo dài: Do các loại cây nguyên liệu là cây công nghiệp lâu
năm, có chu kỳ sinh trưởng dài. Cây nguyên liệu ngắn ngày trong ngành giấy là
bạch đàn, keo cũng đã là 8 năm, còn loại cây dài ngày là thông thì chu kỳ là 15
năm. Đầu tư cho nhà máy giấy bình thường cũng là 20 năm.
+ Rủi ro đầu tư cao: Do rừng trồng bò chặt phá, sâu bọ phá hoại đặc biệt là rủi
ro cháy rừng; việc đầu tư vào các nhà máy giấy Việt Nam hiện nay cũng gặp rủi ro
do biến động về giá nguyên liệu đầu vào, giá sản phẩm đầu ra, thời gian vay vốn
kéo dài, lãi suất cho vay cao và tỷ giá hay biến động.
Do các bất cập trong khâu nguyên liệu cho sản xuất bột giấy mà chủ yếu trong
khâu trồng, khai thác và vận chuyển cũng như các chính sách đối với vùng nguyên

liệu giấy, nên bột giấy cho sản xuất giấy ở nước ta đang thiếu trầm trọng. Nhu cầu
bột giấy cho sản xuất tăng không ngừng và năm 2004 ước đạt 789.400 tấn. Trong
vòng 5 năm, từ năm 2000 đến năm 2004, nhu cầu về bột giấy tăng hơn 2 lần. Tốc
độ tăng trong giai đoạn 2000 - 2004 khá cao, bình quân khoảng 20,65%. Trong khi
đó, lượng bột giấy sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được từ 50 đến 55% nhu cầu
cho sản xuất. Số còn thiếu phải nhập khẩu và tăng liên tục mỗi năm, nhưng vẫn
không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Nói cách khác, ngành giấy nước ta
hiện nay đang đứng trước sự mất cân đối giữa khâu sản xuất bột và giấy.
- Lượng bột giấy sản xuất trong nước đã tăng một cách đáng kể, để đáp ứng
nhu cầu sản xuất các sản phẩm giấy đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thò trường
trong nước. Năm 2000, lượng bột giấy sản xuất trong nước là 317.500 tấn, nhưng
đến năm 2004, lượng bột giấy sản xuất đã là 661.400 tấn, tăng hơn 2 lần.
- Nếu xét riêng bột giấy nhập khẩu, tốc độ tăng bột giấy nhập khẩu bình quân
giai đoạn 2000 - 2004, tốc độ tăng khoảng 23,51%/năm (Riêng năm 2001, lượng
bột giấy nhập khẩu tăng đột biến, gần gấp 3 lần năm 2000).
Bảng 2.4: Sản lượng bột giấy sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng
giai đoạn 2000 - 2004
ĐVT: 1000 tấn
STT NĂM 2000 2001 2002 2003 2004 (ước)

Sản xuất 317.500 377.112 505.143 602.000 661.400
1 - Bột hóa tẩy trắng 63.000 69.510 72.033 40.000 75.000
2 - Bột hóa không tẩy 16.000 21.854 53.632 60.000 70.000
3 - Bột cơ 15.000 16.125 25.280 25.000 30.000
4 - Bột thấp cấp (vàng mã) 80.000 89.649 101.000 106.500 113.000
5 - Bột DIPP và OCC 143.500 179.974 253.198 370.500 373.400

Nhập khẩu 55.000 141.026 60.000 80.000 128.000
1 - Bột gỗ mềm 8.000
2 - Bột gỗ cứng tẩy trắng 55.000 141.026 60.000 80.000 120.000


Tiêu dùng 372.500 518.138 565.143 682.000 789.400
(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy – Số 135 - 03/2004)

Biểu đồ 2.5: Tiêu dùng bột giấy giai đoạn 2000 - 2004
504,143
602,000
661,400
377,112
317,500
55,000
141,026
60,000
80,000
128,000
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
900,000
2000 2001 2002 2003 2004 (ước)
năm
tấn
Nhập khẩu
Sản xuất


Qua phân tích thực trạng vùng nguyên liệu; các cơ chế chính sách cho việc phát
triển, khai thác vùng nguyên liệu và tình hình thiếu nguyên liệu bột giấy cho sản
xuất, có thể rút ra một số nhận xét sau:
23
24
- Nhiều cơ chế, chính sách cho việc phát triển vùng nguyên liệu giấy đã được
Chính phủ đã ban hành trong những năm qua đã thu hút các thành phần kinh tế
tham gia trồng rừng ngày một nhiều. Điều này đã góp phần vào việc cải thiện vùng
nguyên liệu giấy của Việt Nam, cơ bản hình thành vùng nguyên liệu giấy. Tuy
vậy, giữa chính sách đầu tư vốn ưu đãi cho việc trồng rừng nguyên liệu – cây công
nghiệp dài ngày vốn là các cây thường được trồng trên vùng đất xấu, ở những vùng
sâu và vùng xa vẫn chưa thấy có điểm khác biệt so với các chính sách dành cho
cây nông nghiệp ngắn ngày có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.
- Nhu cầu về giấy của nền kinh tế tăng cao, trong khi đó nguồn nguyên liệu
cho sản xuất giấy trong nước lại không thể đáp ứng được. Điều tất yếu là các
doanh nghiệp phải nhập khẩu bột giấy nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng giấy.
- Mất cân đối về khả năng cung cấp bột cho sản xuất giấy và không chủ động
được việc sản xuất bột ở trong nước. Hiện các doanh nghiệp trong nước chỉ sản
xuất được các loại bột tẩy trắng từ gỗ cứng, bột cơ từ gỗ mềm nhập ngoại, bột
không tẩy trắng từ tre nứa. Riêng bột tẩy trắng từ giấy loại OCC (Old Corrugated
Container) - là loại bột tẩy trắng từ bao bì hòm hộp đã qua sử dụng - khả năng sản
xuất trong nước rất hạn chế và hầu như phải nhập khẩu. Đây cũng là một bất cập
nữa của nguồn nguyên liệu sản xuất giấy vì bột tẩy trắng OCC là một nguồn thay
thế cho các loại bột giấy sản xuất từ các loại tre, nứa… Việc sử dụng nguồn giấy
vụn để thay thế cũng không được khuyến khích từ phía ngành thuế qua việc bãi bỏ
việc khấu trừ thuế 3% trên bảng kê thu mua trong khi người bán giấy vụn cho các
doanh nghiệp chỉ là những cá nhân hoặc các vựa ve chai nhỏ, không có điều kiện
phát hành hóa đơn tài chính.

25
2.2.2. Công nghệ và máy móc thiết bò
Trình độ công nghệ nói chung của nước ta nói chung và ngành giấy nói riêng
rất lạc hậu. Theo Hiệp hội giấy Việt Nam, tính đến thời điểm tháng 03/2004, cả
nước có 300 doanh nghiệp sản xuất bột giấy, giấy và bìa các loại. Trong số đó có
28 doanh nghiệp nhà nước và 272 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Tuy số doanh nghiệp sản xuất giấy là khá nhiều nhưng chỉ có một vài doanh
nghiệp có công suất lớn như Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty giấy Tân Mai và
Công ty giấy Đồng Nai. Máy móc thiết bò được xem là hiện đại nhất Việt Nam như
Công ty giấy Bãi Bằng và Công ty giấy Tân Mai cũng cách xa so với trình độ tiên
tiến của thế giới từ 10 đến 20 năm. Các nhà máy còn lại, phần lớn thiết bò có công
suất nhỏ, thiết bò sản xuất không đồng bộ, công nghệ đơn giản và lạc hậu. Các cơ
sở sản xuất nhỏ thì sản xuất theo lối thủ công và theo kinh nghiệm cá nhân, chưa
có đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Hầu hết hệ thống máy móc thiết bò và công nghệ của các nhà máy giấy Việt
Nam hiện không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Các cơ sở sản xuất tư
nhân và các làng nghề sản xuất giấy thậm chí không có hệ thống xử lý nước thải.
Hiện nay ngành giấy đang thiếu các dây chuyền xử lý giấy loại OCC (bao bì hòm
hộp) và DIP (giấy loại từ giấy báo, giấy in).
Hiện nay ngoài Công ty giấy Bãi Bằng và Công ty giấy Tân Mai, phần lớn các
nhà máy sản xuất bột giấy theo phương pháp kiềm không thu hồi hóa chất, nước
thải mới chỉ được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài mà chưa quan tâm
đến việc thu hồi hóa chất có trong nước thải như xút (NaOH)… nên giá thành cao và
gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng giấy loại
với dây chuyền xử lý thô sơ càng làm cho môi trường ô nhiễm nặng hơn.
Một cách khái quát, các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam có thể chia ra
thành 4 nhóm theo tiêu thức trình độ công nghệ như bảng sau:

×