Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.26 KB, 18 trang )

Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
MỤC LỤC
Lời giới thiệu 3
Nội dung chính 4
I. Khái quát về khu vực châu Á- Thái Bình Dương 4
II. Tình hình tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình
Dương 6
1. Toàn cảnh thế giới 6
1.1 Cuộc đại khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và những
hậu quả nghiêm trọng để lại 6
1.2 Kinh tế toàn cầu đang phục hồi 6
1.3 Thiên tai và hậu quả 7
2. Tình hình tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái
Bình Dương 7
2.1 Tốc độ tăng trưởng cao 7
2.2 Khó khăn và thách thức 14
III. Tác động của sự tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á- Thái
Bình Dương với thế giới 15
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
2
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
LỜI GIỚI THIỆU
Khái niệm “ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” đã được các học giả và
chính khách đề cập đến từ đầu thế kỷ XX, nhưng phải đến cuối thập niên 1980
với sự hình thành của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
(APEC), khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi. Cùng thời gian này đã trùng
hợp với sự nổi lên của các nền kinh tế thần kỳ Đông Á mà dẫn đầu là “con rồng”
Nhật Bản, tiếp theo là NIEs ( Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo) và sự
tăng trưởng nhanh liên tục của nhiều quốc gia ASEAN. Chính vì thế, “ khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương” còn được hiểu theo nghĩa hẹp coi đó chính là “khu


vực kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương” bao gồm các nước và lãnh thổ ở khu vực
Đông Á (kể cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á). Đây cũng chính là khu vực đã có
nhiều nước và lãnh thổ có sự phát triển năng động và liên tục đạt tốc độ tăng
trưởng cao trong hơn 3 thập niên vừa qua.
Trong giai đoạn hiện nay, thời kì hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008,
2009, Châu Á – Thái Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn
đầu về hồi phục kinh tế. Với những nỗ lực, chính sách vi mô, vĩ mô khu vực
Châu Á Thái Bình Dương đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thế
giới.
Với mục đích đưa ra một cái nhìn toàn cảnh của kinh tế khu vực và thế giới,
dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai gần, bài nghiên cứu này trình bày
sự tăng trưởng , cùng những khó khăn thách thức mà các nền kinh tế trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phải đối mặt và tác động của nó đến kinh
tế toàn cầu.
Vì giới hạn hiểu biết và thời gian có hạn, bài tiểu luận có thể còn nhiều
thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ các thầy cô để
cho bài nghiên cứu hoàn thiện hơn.
3
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
NỘI DUNG CHÍNH
I/ Khái quát về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Châu Á-Thái Bình Dương (gọi tắt: APAC) là một khu vực trên Trái Đất nằm
gần hoặc nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, bao gồm nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ Đông Á, Đông Nam Á, Australasia và châu Đại Dương
Đôi khi thuật ngữ này còn được sử dụng để chỉ những quốc gia vùng Nam
Á, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ dù các nước này nằm xa hoặc gần như không có
liên hệ đến vùng Thái Bình Dương. Trong một số trường hợp, khu vực này mở
rộng ra phần lớn châu Á, các nước nằm trong vành đai Thái Bình Dương kéo dài
từ châu Đại Dương đến Nga, vòng xuống phía tây châu Mỹ. Ví dụ như: Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), bao gồm các quốc gia

Canada, Chile, Nga, Mexico, Peru và Hoa Kỳ.
Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia chính:
• Australia
• Brunei
• Campuchia
• Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa
o Hồng Kông
o Ma Cao
• Đài Loan
• Đông Timor
• Fiji
• Indonesia
• Kiribati
• Lào
• Nepal
• Nhật Bản
• Malaysia
• Liên bang
Micronesia
• Nauru
• New
Zealand
• Palau
• Papua
New Guinea
• Philippine
s
• Quần đảo
Marshall

• Quần đảo
Solomon
• Bán đảo Triều Tiên:
o Bắc Triều Tiên
o Hàn Quốc
• Tonga
• Tuvalu
• Vanuatu
• Việt Nam
• Iran
• Turkmenistan
• Các vùng lãnh thổ Hoa Kỳ:
o Samoa thuộc Mỹ
o Guam
o Quần đảo Bắc
Mariana
4
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
• Samoa
• Singapore
• Thái Lan
Đôi khi bao gồm thêm:
• Mông Cổ (quốc gia Đông Á nội địa)
• Myanmar (thành viên ASEAN)
• Nga (Russian Far East, bao quanh Thái Bình Dương)
Bản đồ thế giới lấy khu vực Châu Á – Thái Bình Dương làm trung tâm
* phần khoanh đỏ là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trong quá trình nghiên cứu tổng thể nền kinh tế khu vực ta cần chú ý đến
các nền kinh tế chủ đạo là : Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Nhận xét:

-Về điều kện tự nhiên:Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có vị diện tích
rộng lớn gồm toàn bộ châu đại dương và phần lớn Châu Á. Đây cũng là vị trí địa
5
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
lí chiến lược kinh tế, chính trị, thuận tiện giao lưu với cả Châu Âu và Châu Mĩ .
Ngoài ra, khu vực còn có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn.
-Về xã hội: khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân số
thế giới và cũng có nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ như Trung Quốc,
Ấn Độ.
Những điều kiện này tạo điều kiện phát triền nền kinh tế khu vực, đồng
thời khẳng định vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của
cộng đồng quốc tế.
II) Tình hình tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Á -Thái Bình Dương
1.Toàn cảnh thế giới
Nền kinh tế toàn cầu đang ở trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Đang phục
hồi từ từ nhưng gặp nhiều bất lợi từ thiên nhiên.
1.1. Cuộc đại khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã để lại hậu quả
khá nghiêm trọng:
- Đến năm 2009 IMF ước tính tổng thiệt hại lên đên 4 nghìn tỷ USD, gấp
gần 3 lần dự đoán trước đó 1 năm là vào khoảng 1-1,1 nghìn tỷ USD.
- Phá sản hàng loạt tập đoàn lớn cũng như những công ty có quy mô vừa
và nhỏ, nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu
Âu đã tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ: Năm 2008,
Lehman Bothers tuyên bố phá sản, đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước
Mĩ. Washington Mutual phá sản,General Motors cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Khoảng 300 ngân hàng ở Mỹ phá sản tính trong 2 năm 2009, 2010.
- Kinh tế thế giới đạt tăng trưởng âm 2009: -2,2%. Suy thoái kinh tế ở
nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển như Nhật Bản và các nước châu Âu:
Anh, Hà Lan, Tây Ba Nha, Thổ Nhĩ Kì
1.2. Kinh tế toàn cầu đang phục hồi.

Các biện pháp chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu được đồng loạt thực
thi tại nhiều quốc gia trong năm 2009 giúp cho kinh tế thế giới có những kết quả
6
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
khả quan với những dấu hiệu phục hồi bắt đầu vào cuối năm 2009. Đến năm
2010, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ước đạt 3,9%, thoát khỏi tăng trưởng âm như
2009 ( -2,2%), và cao hơn năm 2008 ( 1,5%)
- Ngày 23/2/2011, Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner cho biết, hiện nay,
hệ thống tài chính Mỹ đã tốt hơn so với tình trạng trước khi suy thoái kinh tế, và
đã sẵn sàng cung cấp vốn cần thiết để phát triển kinh tế. ông Geithner cho hay:
“Điểm cốt lõi của hệ thống tài chính Mỹ đã mạnh mẽ hơn rất nhiều so với tình
trạng trước khủng hoảng. …Hiện giờ, chúng tôi có thể tự tin mà nói rằng, hệ
thống ngân hàng Mỹ và thị trường vốn của Mỹ có thể cung cấp tín dụng cho nhu
cầu vốn nhằm giúp kinh tế phục hồi tốt hơn”. Số liệu mà Công ty bảo hiểm dự
trữ liên bang Mỹ công bố vào ngày hôm qua cho thấy, lợi nhuận ròng của khối
ngân hàng Mỹ trong năm 2010 đạt 87,5 tỷ USD, đây là mức cao nhất kể từ năm
2007 đến nay. Báo cáo điều tra về tình hình kinh tế mới nhất của Ủy ban dự trữ
liên bang Mỹ đã nâng dự đoán về biên độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm
2011 lên mức tối đa có thể đạt 3,9%.
1.3. Thiên tai và hậu quả.
Tuy nhiên, khi sự phục hồi còn châm chạp, thế giới lại phải đối mặt với
nhiều thách thức như hậu quả của cách chính sách làm lạm phát tăng cao, thị
trường lương thực, năng lượng bất ổn. Nổi bật hơn cả là những khó khăn đến từ
thiên nhiên:
- Thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản ngay 11/3/ 2011 vửa qua là
ví dụ điển hình. 6434 người thiệt mạng, thiệt hại lên đến 2, chưa tính đến vụ nổ
nhà máy điện hạt nhân Fukushima II, và sự rò rỉ sau đó của nhà máy Fukushima
I vẫn đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm.
- Chỉ riêng năm 2010: hàng loạt trận động đất kinh hoàng đã diễn ra tai
Haiti, Chile, Trung Quốc; tràn dầu tai Mỹ: biến đổi khí hậu toàn cầu

2) Tình hình tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình
Dương
Nhận định chung: tốc độ phát triển cao so với thế giới nhưng tiềm ẩn
nhiều rủi ro, thách thức
2.1) Tốc độ tăng trưởng cao:
7
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động của
thế giới, được các nhà kinh tế học nhận xét là điểm sáng nhất trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế.
Bảng: Nền kinh tế thuộc ESCAP (Eonomic and Social Commission of
Asia and the Pacific: Uỷ Ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á Thái Bình Dương):
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 2007-2011 (%)
8
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Tăng trưởng GDP thực tế Lạm phát
a
2007 2008 2009 2010
b
2011
c
2007 2008 2009 2010
b
2011
c
Đông và Đông Bắc Á
d,e
6.7 2.8 -1.0 6.4 4.5 2.2 3.7 -0.2 1.2 2.4
Đông và Đông Bắc Á(cả Nhật Bản)
d,e

11.4 7.1 5.8 9.4 7.9 4.0 5.4 0.0 3.0 4.0
Trung Quốc 14.2 9.6 9.1 10.3 9.5 4.8 5.9 -0.7 3.3 4.5
Triều Tiên -1.2 3.1 -0.9
Hong Kong, Trung Quốc 6.4 2.2 -2.8 6.8 4.9 2.0 4.3 0.5 2.4 4.0
Nhật Bản 2.4 -1.2 -6.3 3.9 1.5 0.1 1.4 -1.4 -0.7 0.6
Macao, Trung Quốc 26.0 12.9 1.3 35.0 9.2 5.6 8.6 1.2 2.8 3.4
Mông Cổ 10.2 8.9 -1.3 6.1 9.0 9.0 25.1 6.3 10.1 16.0
Hàn Quốc 5.1 2.3 0.2 6.1 4.5 2.5 4.7 2.8 3.0 3.6
Đài Loan, Trung Quốc 6.0 0.7 -1.9 10.1 4.7 1.8 3.5 -0.9 1.0 1.5
Bắc và Trung Á
d
9.1 5.9 -5.4 4.6 4.8 9.6 14.5 10.8 7.1 8.2
Armenia 13.7 6.9 -14.2 2.6 4.0 4.4 9.0 3.4 8.2 7.0
Azerbaijan 25.0 10.8 9.3 5.0 5.5 16.6 20.8 1.5 5.7 7.0
Georgia 12.3 2.1 -3.9 6.0 5.0 9.2 10.0 1.7 7.1 8.0
Kazakhstan 8.9 3.3 1.2 7.0 6.2 10.8 17.2 7.3 7.1 8.0
Kyrgyzstan 8.5 8.4 2.3 -1.4 5.0 10.2 24.5 6.8 8.0 10.5
Nga 8.1 5.6 -7.9 4.0 4.3 9.0 14.1 11.7 6.9 8.0
Tajikistan 7.8 7.9 3.4 6.5 6.0 21.5 20.4 6.5 6.5 9.0
Turkmenistan 11.6 10.5 6.1 8.0 9.5 6.3 13.0 10.0 12.0 14.0
Uzbekistan 9.5 9.0 8.1 8.5 8.5 12.3 12.7 14.1 9.3 10.0
Thái Bình Dương
d,e
4.5 2.3 1.2 2.6 2.4 2.3 4.4 1.9 2.7 3.4
Các nền kinh tế đang phát triển
d,e
5.0 4.3 2.2 4.3 5.5 2.7 10.3 6.7 4.7 6.1
Cook Islands 9.5 -1.2 -0.1 0.5 2.0 2.5 7.8 6.6 3.5 4.2
Fiji -0.5 -0.1 -3.0 0.1 1.3 4.8 7.7 6.8 4.0 3.0
9

Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Tăng trưởng GDP thực tế Lạm phát
a
2007 2008 2009 2010
b
2011
c
2007 2008 2009 2010
b
2011
c
Kiribati 0.4 -1.1 -0.7 0.5 1.8 4.2 11.0 8.4 0.8 6.7
Marshall Islands 3.3 -2.0 0.0 0.5 1.2 2.6 14.7 0.5 1.0 5.0
Micronesia (Liên bang) -0.1 -2.9 -1.0 0.5 1.0 3.6 6.8 7.4 3.5 4.0
Nauru -27.3 1.0 0.0 0.0 4.0 2.3 4.5 2.2 -0.5 2.4
Palau -0.5 -4.9 -2.1 2.0 2.0 3.2 11.3 5.2 3.8 4.0
Papua New Guinea 7.2 6.6 5.5 7.1 8.0 0.9 10.8 7.0 6.0 8.2
Samoa 2.3 5.0 -4.9 0.0 2.5 4.5 11.5 6.6 1.0 3.0
Solomon Islands 10.3 7.3 -1.2 4.0 7.0 7.7 17.3 7.1 3.0 4.2
Tonga -1.2 2.0 -0.4 -1.2 0.8 5.1 9.8 5.0 2.0 3.0
Tuvalu 4.9 1.3 -1.7 0.0 0.0 2.2 10.4 0.0 -1.9 1.5
Vanuatu 6.8 6.3 3.8 3.0 4.0 4.1 4.8 4.5 3.4 5.0
Các nền kinh tế phát triển
d
4.5 2.2 1.2 2.6 2.3 2.3 4.4 1.8 2.7 3.4
Australia 4.6 2.6 1.3 2.7 2.3 2.3 4.4 1.8 2.7 3.2
New Zealand 3.4 -0.8 0.1 1.5 2.4 2.4 4.0 2.1 2.3 4.6
Nam và Tây Nam Á
d,f
7.6 4.7 3.9 7.5 6.8 8.3 11.4 11.0 10.3 8.6

Afghanistan 16.2 3.4 22.5 8.9 6.8 13.0 26.8 -8.3 8.2 9.5
Bangladesh 6.4 6.2 5.7 5.8 6.4 7.2 9.9 6.7 7.3 7.2
Bhutan 17.9 4.7 6.7 6.8 7.2 5.2 8.8 3.0 6.1 7.5
Ấn Độ 9.2 6.7 8.0 8.6 8.7 6.2 9.1 12.4 11.0 7.4
Iran (Cộng Hòa Hồi giáo) 6.9 2.5 1.5 3.0 3.5 18.4 25.4 10.8 12.0 17.0
Maldives 7.2 5.8 -2.3 4.8 4.0 7.4 12.3 4.0 6.0 7.2
Nepal 2.8 5.8 4.0 3.5 4.0 6.4 7.7 13.2 10.7 8.0
Pakistan 6.8 4.1 1.2 4.1 2.8 7.8 12.0 20.8 11.7 15.5
Sri Lanka 6.8 6.0 3.5 8.0 8.0 15.8 22.6 3.4 5.9 7.5
10
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Tăng trưởng GDP thực tế Lạm phát
a
2007 2008 2009 2010
b
2011
c
2007 2008 2009 2010
b
2011
c
Turkey 4.7 0.7 -4.7 8.1 5.0 8.8 10.4 6.3 8.6 6.0
Đông Nam Á
d
6.6 4.2 1.0 8.1 5.5 4.0 8.8 2.3 4.0 4.8
Brunei 0.2 -1.9 -1.8 2.0 1.7 0.3 2.7 1.8 1.8 2.1
Campuchia 10.2 6.7 -2.0 6.0 6.2 7.7 25.0 -0.7 4.1 6.0
Indonexia 6.3 6.0 4.5 6.1 6.5 6.3 10.1 4.8 5.1 6.2
Lào 7.8 7.2 7.6 8.0 8.3 4.5 7.6 0.0 5.4 6.1
Malaysia 6.5 4.7 -1.7 7.2 5.2 2.0 5.4 0.6 1.7 3.0

Miama 11.9 3.6 4.9 5.5 5.8 32.9 22.5 8.0 7.9 9.1
Philippin 7.1 3.7 1.1 7.3 5.2 2.8 9.3 3.2 3.8 4.5
Singapore 7.8 1.8 -0.8 14.5 5.0 2.1 6.6 0.6 2.8 3.3
Thái Lan 4.9 2.5 -2.2 7.8 4.5 2.2 5.5 -0.8 3.3 3.5
Đông Timo 9.1 11.0 11.6 7.9 8.2 10.3 9.1 0.7 6.5 7.5
Việt Nam 8.5 6.3 5.3 6.8 6.2 8.3 23.1 6.9 9.0 11.0
Tóm lược
Các nền kinh tế ESCAP đang phát triển 9.9 6.1 4.7 8.8 7.3 5.0 7.3 2.9 4.9 5.2
(không kể Trung Quốc và Ấn Độ) 6.0 2.7 -0.3 7.4 4.9 4.9 8.1 3.6 4.6 5.3
Đông và Đông Bắc Á 5.8 2.0 -0.9 7.7 4.7 2.3 4.4 1.4 2.3 3.1
(không kể Trung Quốc và Nhật Bản)
Bắc và Trung Á 12.7 7.0 4.0 6.7 6.7 11.7 16.0 7.6 7.8 8.8
(không kể Nga)
Nam và Tây Nam Á 5.7 2.4 -1.0 6.1 4.6 10.8 14.2 9.4 9.6 10.0
(không kể Ấn Độ)
Các nền kinh tế ESCAP phát triển 2.6 -0.8 -5.5 3.8 1.6 0.3 1.7 -1.1 -0.3 0.9
11
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Theo Báo cáo Khảo sát tình hình Kinh tế- Xã hội của ESCAP 2011, công bố ngày
05/05/2011
Nguồn: ESCAP, dựa vào nguồn của các quốc gia; Liên Hiệp Quốc, Bộ Kinh tế và
Xã hội (2011). Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng (2011); IMF, cơ sở dữ liệu
thống kê tài chính quốc tế ((Washington, D.C., Tháng 3/2011); ADB, Các chỉ số
chính khu vực châu Á Thái Bình Dương (Manila, 2010); Công ty TNHH CEIC
Data; trang web của ủy ban thống kê liên tiểu bang của Cộng đồng các quốc gia
độc lập (CIS) www.cisstat.com, 16/02/2011 và ước tính của ESCAP.
Giải thích:

a
: lạm phát tính theo thay đổi trong chỉ số giá tiêu dung

b
: Ước tính
c
: Dự báo (từ 08/04/2011)
d
: Tính toán dựa vào số liệu GDP theo giá thị trường tính theo dollars năm
2009 (với giá năm 2000) được sử dụng như như trọng số để tính toán tỷ lệ tăng
trưởng khu vực và tiểu khu vực
e
: Ước tính cho năm 2010 và dự báo cho năm 2011 có sẵn cho các nền kinh tế
được lựa chọn
f
: Ước lượng và dự báo cho các nước dựa trên năm tài khóa được xác định
như sau: Năm 2009
Từ 01/04/2009 đến 31/03/2010 ở Ấn Độ
Từ 21/03/2009 đến 20/03/2009 ở Cộng hòa hồi giáo Iran
Từ 01/07/2008 đến đến 30/06/2009 ở Bangladesh và Pakistan
Từ 16/07/2008 đến 15/07/2009 ở Nepal
g
: Các nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương đang phát phiểu gồm 37 nền
kinh tế không kể Bắc và Trung Á
h
: Các nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương phát phiểu gồm Úc, Nhật và
New Zealand
12
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Từ bảng số liệu, ta có biểu đồ sau:
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy, các nước khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương đang trên đà hồi phục kinh tế từ cuộc Đại suy thoái 2008 - 2009.
Các nước đang phát triển trong khu vực vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao,

và ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính này.
13
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Vào năm 2007, các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế là
9,9%, mà dẫn đầu là khu vực Bắc và Trung Á, với tốc độ tăng trưởng 12,7%. Tới
năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tốc độ tăng
trưởng này giảm xuống còn 6,1% và còn 4,7% vào năm 2009.
Trong các nước đang phát triển, các nước ở khu vực Bắc và Trung Á có tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao nhất, 12,7% năm 2007, cao hơn khu vực Đông và Đông
Bắc Á 6,9% và khu vực Nam và Tây Nam Á 7%. Tới năm 2008, do ảnh hưởng của
cuộc Đại suy thoái, tuy tỷ lệ tăng của khu vực Bắc và Trung Á có giảm nhưng vẫn
cao hơn các khu vực còn lại với 7% năm 2008, cao hơn Đông và Đông Bắc Á 5%
và Nam và Tây Nam Á 4,6%. Đến năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng của khu vực giảm
xuống còn 4% còn 2 khu vực còn lại đã có mức tăng trưởng âm.
Trong khi đó ở các nước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 là
2,6%, và giảm xuống dưới mức 0% -0,8% năm 2008 và đặc biệt, giảm xuống còn
-5,5% vào 2009, mức tăng trưởng âm thấp nhất trong 15 năm gần đây.
Tuy nhiên, tới năm 2010, thế giới đã chứng kiến sự hồi phục kinh tế nhanh
chóng của khu vực châu Á Thái Bình Dương này. Các nước đang phát triển có tốc
độ tăng trưởng đạt tới 8,8%, tăng 4,1% so với mức 4,7% năm 2008. Tuy vẫn thấp
hơn mức tăng trưởng 9,9% năm 2007, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự
phục hồi kinh tế nhanh chóng của các nước đang phát triển, đưa các nước đang
phát triển trong khu vực này trở thành khu vực dẫn đầu về hồi phục kinh tế trên thế
giới (theo đánh giá của Liên Hợp Quốc). Tuy trước khủng hoảng, các nước đang
phát triển ở khu vực Đông và Đông Bắc Á không phải là nơi có tốc độ tăng trưởng
cao nhất, nhưng đây lại là khu vực có tốc độ hồi phục kinh tế nhanh nhất, với tỷ lê
tăng trưởng năm 2010 là 7,7%, tăng 8,6% so với năm 2009 và cao hơn tỷ lệ tăng
trước năm 2007 (giai đoạn trước khủng hoảng) 1,9%. Khu vực Bắc và Trung Á chỉ
tăng 2,7%. Có thể coi khu vực này ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Khu vực Nam và Tây Nam Á cũng có tốc độ tăng trưởng khá

nhanh 6,1%, tăng 7,1% so với năm 2009.
Các nước phát triển trong khu vực cũng đạt được mức tăng trưởng đáng kinh
ngạc, từ -5,5% năm 2009, nhờ các chính sách phù hợp và hiệu quả của các quốc
gia, mức tăng trưởng kinh tế năm 2010 đã tăng 9,3%, đạt ngưỡng 3,8%, cao hơn
14
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
mức tăng trưởng của các nước này trước khi có khủng hoảng kinh tế 1,2% so với
mức tăng 2,6% năm 2007
2.2. Khó khăn, thách thức đang gặp phải
Triển vọng tăng trưởng của khu vực trong năm nay 2011 phụ thuộc nhiều vào
những rủi ro tiêu cực, đặc biệt là sự trở lại của những cơn bão giá thực phẩm và
nhiên liệu, làm lạm phát của khu vực tăng cao. Ta có thể thấy rõ điều này qua biểu
đồ sau:
Nhìn vào đồ thị ta thấy, các nước đang phát triển tuy có tỷ lệ tăng trưởng
GDP cao nhưng các nước này cũng có tỷ lệ lạm phát khá cao, 5% năm 2007, tăng
lên 7,3% trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Nơi có tỷ lệ lạm phát lớn nhất là
15
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Bắc và Trung Á và khu vực Nam và Tây Nam Á với lạm phát ở mức 2 con số
trong năm 2007 và 2008. Tỷ lệ lạm phát của các nước đang phát triển và phát triểu
ở khu vực châu Á Thái Bình Dương có xu hướng tăng vào năm 2008, giảm mạnh
vào năm 2009 và sau đó lại có xu hướng tăng vào năm 2010. Có 1 điều đáng lưu ý
ở đây là các nước phát triển trong khu vực có tỷ lệ lạm phát rất thấp và vào năm
2009 2010 các nước này có tỷ lệ lạm phát âm, hay giảm phát. Các nhà kinh tế học
đã chỉ ra rằng tuy lạm phát là có hại cho nên kinh tế, nhưng lạm phát ở mức độ vừa
phải lại có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm phát luôn có hại
cho nền kinh tế. Như vậy các nước phát triển cần có chiến lược phù hợp để đưa
nền kinh tế của nước mình ngày càng phát triển.
Theo nhận định của ấn phẩm hàng đầu “Báo cáo Khảo sát tình hình Kinh tế-
Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2011” của Uỷ Ban Kinh tế xã hội

khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hiệp Quốc, triển vọng tăng
trưởng của khu vực còn ảnh hưởng bởisự phục hồi chậm chạp ở những nước giàu
có, sự dồn dập chảy vào của các luồng vốn không ổn định và hậu quả của thiên tai,
mặc dù ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần gần đây tại Nhật bản lên nền
kinh tế khu vực sẽ ít nghiêm trọng hơn những gì được dự kiến ban đầu. Do vậy,các
quốc gia cần có những biện pháp hợp lý để đưa nền kinh tế nước mình thoát khỏi
khủng hoảng và ngày càng phát triển, đưa thế kỉ 21 trở thành kỷ nguyên của khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương.
III. Tác động của sự tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình
Dương với thế giới.
“Khu vực châu Á Thái Bình Dương nổi lên từ cuộc khủng hoàng tài chính
toàn cầu như là người điều khiển tăng trưởng, neo lại sự ổn định của nền kinh tế
thế giới”, đó là nhận định của tiến sỹ Noeleen Heyzer, phó tổng thư ký Liên hiệp
Quốc và thư ký điều hành của ESCAP.
Bà cũng nhận xét thêm rằng “Bây giờ là cơ hội mang tính lịch sử để có thể
cân bằng lại cấu trúc kinh tế khu vực theo chiều hướng có lợi cho bản thân nó
nhằm duy trì tính năng động cùng với tăng cường kết nối và phát triển khu vực
một cách cân xứng và biến thế kỷ 21 này thành một thế kỷ thực sự của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương”.
16
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là một trong những khu vực
có dân số đông nhất thế giới, mà còn là một trong những khu vực có nền kinh tế
phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Đồng thời, khu vực này
còn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc nhất, tiềm lực phát
triển quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng nhất thế
giới. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang khẳng định
là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới. Số triệu phú đô la (USD) ở châu Á-Thái
Bình Dương đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với các nước phát triển. Số
triệu phú ở châu Á - Thái Bình Dương đã lên tới 3 triệu người trong năm 2009,

tăng 25,8% so với năm trước đó và lần đầu tiên vượt châu Âu. Cá nhân có tài sản
ròng cao HNWI – (đủ để đầu tư ít nhất 1 triệu USD) của Trung Quốc và Ấn Độ
tiếp tục vượt xa các nền kinh tế phát triển. Đến năm 2015, Đông Á sẽ thực hiện và
vượt mục tiêu ‘kế hoạch phát triển thiên niên kỷ’, tức là giảm một nửa mức dân số
nghèo của năm 1990. Đánh giá của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu,
GNP của Đông A' theo sức mua ngang giá PPP (Purchasing Power Parity) sẽ đạt
34.000 tỷ USD năm 2020 (tức chiếm 40% GNP của thế giới) so với 16.000 tỷ USD
(hay 18%) của Bắc Mỹ và 12.000 tỷ USD (14%) của 15 nước EU. Năm 2050, tỷ
trọng kinh tế của ba khu vực Đông A', Bắc Mỹ và EU trong nền kinh tế thế giới sẽ
lần lượt là 42%; 15% và 10%. Sức mạnh kinh tế của Đông A' không những chỉ thể
hiện ở độ tăng trưởng cao GNP mà khối lượng FDI và buôn bán nội bộ cũng ngày
càng tăng. Vì vậy, bất kể về lĩnh vực kinh tế, hay là an ninh, đối với Mỹ khu vực
châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng.
17
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
KẾT LUẬN
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm phần lớn các quốc gia đang
phát triển, đang có những tăng trưởng dẫn đầu thế giới, có dấu hiệu của sự phát
triển nhanh. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm
30% tổng lượng xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu
vực châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3
tổng lượng của thế giới. Sự hồi phục kinh tế nhanh chóng của khu vực đưa châu Á
Thái Bình Dương trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao, là người điều khiển
cho quá trình hồi phục kinh tế của toàn thế giới sau đại khủng hoảng. Có thể coi
cuộc khủng hoảng 2008, 2009 là cơ hội để khu vực nâng cao vị thế của mình trên
trường quốc tế. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng đã gây tác động lớn đến kinh tế khu
vực, mặc dù ít hơn châu Mĩ và châu Âu nhưng ta không thế vì thế mà chủ quan bởi
cuộc khủng hoảng có thể quay trở lại và gây hậu quả lớn hơn. Trước mắt, khu vực
cần tập trung giải quyết vấn đề bão giá, lạm phát cao để đảm bảo sự phát triển lâu
dài. Ngoài ra đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai: bão, lũ, sóng thần,

động đất lớn nhất thế giới, vì thế chính quyền cần chú ý hơn đến vấn đề dự báo
thảm họa, giảm thiểu tối đa sự tác động đến phát triển chung của khu vực.
18
Tiểu luận Quan hệ Kinh tế Quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Quan hệ kinh tế quốc tế
2. nghiên cứu thống kê “11-StatisticalAnnex-Survey2011” của EScap
3. "Khủng hoảng toàn cầu: Bối cảnh Châu Á", báo cáo của IMF 5/5/2009
4. “Báo cáo Khảo sát tình hình Kinh tế- Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương năm 2011” của ESCAP
5. “Key-Indicators-2010” nghiên cứu của ngân hàng phát triển Châu Á,
ADB
6. Và các trang web: www.un.org.vn, unescap.org, en.wikipedia.org
19

×