Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TỔNG HỢP – PHÂN TÍCH Kinh nghiệm của Hàn Quốc Mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ theo cam kết WTO và phát triển ngành công nghiệp bán lẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.53 KB, 17 trang )



HIỆP HỘI CÁC NHÀ BÁN LẺ VIỆT NAM
BAN QLDA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI - BÁN LẺ VÀ NGHIÊN CỨU
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC NHÀ PHÂN PHỐI - BÁN LẺ NỘI ĐỊA









TỔNG HỢP – PHÂN TÍCH

Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ
theo cam kết WTO và phát triển ngành công nghiệp bán lẻ.
(Bài tổng hợp sau chuyến khảo sát Hàn Quốc tháng 5/2012)






















Hà Nội, tháng 06/2012


Lời nói đầu

 Tài liệu này được sử dụng trong quá trình thực hiện dự án để hoàn thành
các kết quả dự kiến của dự án nêu trong Khung lô-gic, cụ thể:
- Là một trong các tư liệu để soạn thảo bản Tổng kết các kinh nghiệm
quốc tế trong việc thực thi cam kết hội nhập trong lĩnh vực bán lẻ,
mục báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và hoạt động.
- Tư liệu cho nội dung 2 Hội thảo chia sẻ ý kiến với các bên liên quan
về kết quả điều tra khảo sát đánh giá tác động của việc thực thi các
cam kết hội nhập đối với ngành phân phối bán lẻ Việt Nam (Tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh)
- Là một trong các tư liệu để chuẩn bị tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các
bên liên quan về dự thảo định hướng chính sách.

 Đoàn Khảo sát của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trân trọng cảm ơn
Bộ Kinh tế - Tri thức Hàn Quốc, Hiệp hội bán lẻ Hàn Quốc và Hiệp hội
cửa hàng theo chuỗi - KOCA, Hiệp hội cửa hàng tiện lợi - KACS, Hiệp hội
cửa hàng bách hóa lớn - KDSA, Hiệp hội Nhập khẩu Hàn Quốc -KOIMA,

Tập đoàn Lotte Hàn Quốc và Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc về sự hỗ
trợ, giúp đỡ to lớn trong việc cung cấp và chia sẻ các tài liệu, thông tin,
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi hoàn thành bản báo cáo
này.
…………………………………………………






2


I. Mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ theo cam kết WTO của
Hàn Quốc.

1. Những chặng đường:

 Hàn Quốc trở thành thành viên WTO từ ngày 01/01/1995.
Như mọi quốc gia thành viên khác, Hàn Quốc cam kết mở cửa thị trường
hàng hóa và dịch vụ khi gia nhập WTO. Trong lĩnh vực dịch vụ phân phối,
Hàn Quốc đã thực thi chính sách tự do hóa và mở cửa thị trường một cách
mạnh mẽ.
Thực tế cho thấy, quá trình tự do hóa thị trường dịch vụ phân phối tại
Hàn Quốc bắt đầu khá sớm, từ cuối những năm 80 với chương trình nổi tiếng
với tên gọi “Kế hoạch tháng 10/1988 về 3 giai doạn tự do hóa (thị trường phân
phối )” – The October 0988 Three Stage Liberalization Plan.
Một số mốc trên con đường tự do hóa và mở cửa thị trường phân phối –
bán lẻ của Hàn Quốc:

- 1981: Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các cửa hàng bán
một loại sản phẩm với diện tích sàn tối đa là 330m2.
- 1982: Giới hạn về diện tích sàn được mở rộng.
- 1984: Hạn chế về số lượng mặt hàng bị bãi bỏ.
- 1984: Hạn chế về số lượng cửa hàng được đề ra.
- 1988: Quyết định của Chính phủ Hàn Quốc tự do hóa hơn nữa thị
trường phân phối theo “Kế hoạch tháng 10/1988 về 3 giai đoạn tự do
hóa (thị trường phân phối )”, cụ thể như sau:
+ Cho phép nhà bán lẻ nước ngoài hoạt động nhưng tối đa là 10 cửa hàng
và 1,000m2 diện tích sàn kể từ năm 1991;
+ Từ năm 1993: Mức hạn chế được nới rộng với quy định đầu tư từ nước
ngoài được phép tối đa 20 cửa hàng và 3,000m2 diện tích sàn;

3


+ Đồng thời với việc kết thúc đàm phán vòng Uruguay, chính phủ tuyên bố
những hạn chế này sẽ được bãi bỏ vào năm 1996. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1996,
thị trường bán lẻ được tự do hóa cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài được gia
nhập thị trường Hàn Quốc với tư cách độc lập hoặc liên doanh với đối tác Hàn
Quốc.
+ Đáng chú ý là năm 1989 - Cho phép Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài trong
bán buôn dược phẩm và năm 1996 - Xóa bỏ yêu cầu về số lượng cửa hàng và
diện tích sàn (Cho phép thành lập các đại siêu thị) và tự do hóa 5 lĩnh vực kinh
doanh, gồm chuỗi hàng hóa và bán lẻ thịt.
Đến năm 1997 – 1998, Hàn Quốc đã tự do hóa 10 lĩnh vực kinh doanh,
gồm thương mại nói chung, bán lẻ ngũ cốc, bán khí đốt và xóa bỏ việc kiểm
tra nhu cầu kinh tế đối với các cửa hàng bách hóa và các trung tâm mua sắm.
Giai đoạn này cũng đánh dấu quá trình tái cấu trúc ngành bán lẻ Hàn Quốc.
Năm 2000 - Cho phép Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành bán

buôn thịt.
Hiện tại, Hàn Quốc đã cho phép xây dựng các đại siêu thị trong các khu
công nghiệp và nới lỏng các hạn chế về thành lập cửa hàng tại các khu vực
vành đai xanh tự nhiên (quy định mức trần 20% của tỷ lệ xây dựng trên đất).
Các quy định này tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động
bán lẻ. Tuy nhiên, những cửa hàng diện tích rộng hơn 25.000 m2 bị hạn chế
nhằm tránh quá tải xe cộ và người tham gia giao thông tại các khu vực đô thị.

Bình luận: Có thể thấy điểm nổi bật của Hàn Quốc (nhưng cũng là điểm khá
tương đồng với một số nước thành viên WTO khác trong quá trình tự do hóa
thị trường dịch vụ phân phối) là hạn chế gia nhập thị trường đối với các cửa
hàng lớn.
Ba động cơ của các quy định này:

4


– Việc mở rộng các cửa hàng lớn có thể xung đột với quy hoạch đô
thị;
– Các cửa hàng lớn có những tác động đáng kể đến môi trường;
– Bảo vệ các cửa hàng nhỏ khỏi sự cạnh tranh nhằm bảo vệ việc
làm và tiện lợi mà các cửa hàng này cung cấp (như việc cung cấp
dịch vụ gần nơi tiêu dùng).
 So sánh với các quy định hạn chế tiếp cận thị trường mà các thành
viên WTO thường áp dụng (Ví dụ như: Quy định về sử dụng đất; Quy định
hạn chế FDI; Yêu cầu hoạt động; Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (ENTs); vv …), có
thể thấy Hàn Quốc đã sử dụng các công cụ như quy định hạn chế FDI, Kiểm
tra Nhu cầu Kinh tế …
• Lĩnh vực bán buôn: Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế áp dụng đối với:
– Khu vực bán buôn có diện tích sàn trên 3,000 m2;

– Các cửa hàng lớn có diện tích sàn trên 3,000 m2;
– Các trung tâm bán buôn;
– Trung tâm bán buôn xe hơi cũ, nhiên liệu xăng dầu, các sản phẩm và
dịch vụ thương mại nước ngoài liên quan.
• Lĩnh vực bán lẻ: Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế áp dụng đối với các dịch vụ bán
lẻ xe hơi cũ và nhiên liệu xăng dầu.
Liên quan đến cam kết mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ của Hàn
Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh tất cả các loại sản
phẩm hàng hóa được sản xuất và nhập khẩu hợp pháp, trừ một số sản phẩm
nằm trong Danh mục loại trừ.

Một số sản phẩm bị loại trừ trong các cam kết về bán buôn và bán
lẻ của Hàn Quốc

5


- Chung cho cả bán buôn và bán lẻ: Các loại vũ khí cháy nổ, gươm,
các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ và việc thiết lập, hoạt động và dịch
vụ phân phối tại các thị trường bán buôn công cộng đối với các sản
phẩm nông nghiệp, cá tôm và gia súc, gia cầm, là những sản phẩm
được các cơ quan địa phương có thẩm quyền đối với các thị trường
chính thức chỉ định.
- Bán buôn: Các loại hạt theo 62211, sữa chua qua chế biến 62222,
thịt , thịt gia cầm và thịt thú (62223), sâm đỏ và các sản phẩm bột
theo 62229, và phân bón theo 62276.
- Bán lẻ: Các sản phẩm sữa và trứng(63102), thịt (cả thịt gia cầm ) và
các sản phẩm từ thịt (63103), bành mì và bột làm bánh mứt (63105),
đường làm bánh kẹo (63106), đồ uống không tiêu dùng tại chỗ
(63107), các sản phẩm thuốc lá (63108), thức ăn cho gia súc, gia cầm

và các loại động vật khác theo 63295.

2. Một số doanh nghiệp FDI trên thị trường phân phối – bán lẻ
Hàn Quốc.
Kể từ thời điểm tự do hóa lĩnh vực dịch vụ phân phối và đặc biệt sau khi
mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ theo cam kết gia nhập WTO, nhiều “đại
gia” nước ngoài đã thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này. Sau đây là một số
điểm thú vị (theo nhận xét của Đoàn Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chúng
tôi) về thực trạng phát triển của các doanh nghiệp FDI trên thị trường phân
phối – bán lẻ Hàn Quốc:
- Nhiều doanh nghiệp là các nhà phân phối – bán lẻ thuộc Top 10 của
thế giới (Carrefour; Marko; Cosco; Tesco; Wal-Mart; …)

6


- Hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài. Trường hợp của
Tesco là liên doanh (với Samsung) theo tỷ lệ Tesco 81% và Samsung
19%.
- Hình thức phân phối – bán lẻ chủ yếu của các “đại gia” này là siêu
thị/đại siêu thị và trung tâm mua sắm dạng bình dân/giá chiết khấu
(discount format stores).
- Tuy có nhiều thế mạnh về mọi mặt như tiềm lực tài chính, công nghệ,
thương hiệu, mạng lưới, vv … không phải đại gia” nước ngoài nào
cũng thành công trên thị trường phân phối – bán lẻ Hàn Quốc.
Trường hợp của Wal-Mart và Carrefour là bài học cay đắng cho nhà
đầu tư nước ngoài và kết quả này có thể coi là một chiến thắng của
các nhà bán lẻ trong nước.
3. Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phân phối – bán lẻ của
Hàn Quốc.


- Luật Phát triển ngành phân phối
- Luật Thương mại Công bằng và Kiểm soát Độc quyền
- Luật khuyến khích hợp tác giữa Doanh nghiệp lớn và các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ
- Luật Thương mại Hàn Quốc (phần điều chỉnh đại lý hoa hồng)
- Luật Khuyến khích Kinh doanh Nhượng quyền thương mại
- Luật Phát triển ngành phân phối, sửa đổi từ 23 tháng 12 năm 2005, và
Nghị định Thực thi Luật này, sửa đổi từ ngày 23 tháng 2 năm 2006.

- Các văn bản pháp luật có liên quan khác như Luật Bảo vệ người tiêu
dùng, Luật Cạnh tranh, Luật Xây dựng, Luật đỗ xe, Luật Sắp xếp giao thông
đô thị, Luật cho thuê công trình đô thị, Luật trách nhiệm của nhà sản xuất,
Luật Vệ sinh thực phẩm, vv …

7



4. Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước.

Chính phủ Hàn Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong tự do hóa
ngành bán lẻ và trong sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ trong nước.

- Năm 1985, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng chương trình Nhà
nước về Phát triển Thị trường Bán buôn với việc xây dựng 34 chợ bán buôn
mới để phục vụ tất cả các thành phố lớn, kinh phí do Chính phủ cấp 70% trong
khi 30% còn lại lấy từ nguồn của chính quyền địa phương.

- Cũng trong năm 1988, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện

một loạt các kế hoạch 5 năm để cải thiện tính hiệu quả và năng suất của ngành
bán lẻ trong nước, đặc biệt mở cửa thị trường trong nước cho DN FDI. (Xin
xem trang 2 của báo cáo này).

- Năm 1998, Hàn Quốc xóa bỏ thử nghiệm việc kiểm tra nhu cầu kinh
tế đối với các cửa hàng và trung tâm mua sắm. Việc gia nhập được
quy định thông qua các yêu cầu quy hoạch, nhưng hành vi và hoạt
động kinh tế được kiểm soát thông qua áp dụng pháp luật Cạnh tranh,
Bảo vệ người tiêu dùng và các tập quán thương mại.

- Xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động phân phối – bán
lẻ phù hợp với xu thế tự do hóa và mở cửa thị trường.
- Bộ Tri thức và Kinh tế (hình thành từ các Bộ Thương mại, Công
nghiệp và Năng lượng, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và
Công nghệ) lập ra chương trình hành động hàng năm về phát triển
ngành công nghiệp phân phối. Ở cấp địa phương, Thị trưởng (chứ
không phải là cả một tập thể lãnh đạo như UBND tỉnh/thành phố như

8


ở Việt Nam) chịu trách nhiệm xây dựng chương trình hành động phát
triển ngành công nghiệp phân phối ở từng khu vực, từ đánh giá thực
trạng ngành công nghiệp cho đến các biện pháp phát triển, tăng hiệu
quả và chất lượng dịch vụ phân phối – bán lẻ cũng như biện pháp cân
bằng trong cung cầu về nhân lực trong lĩnh vực này.

- Tiếp tục các nỗ lực thay đổi cấu trúc và tiếp tục chính sách mở ra
một thị trường bán lẻ mở của và cạnh tranh.



II. Ngành bán lẻ Hàn Quốc trên con đường phát triển.

1. Giai đoạn trước khi Hàn Quốc gia nhập WTO:

Cho đến thời điểm bắt đầu tự do hóa cuối những năm 80 - đầu những
năm 1990, mô hình kinh doanh của ngành bán lẻ Hàn Quốc chủ yếu chỉ có các
cửa hàng lớn thuộc sở hữu của các chaebol và các cửa hàng tạp phẩm nhỏ lẻ
của các gia đình.

Cho tới thời điểm gia nhập WTO và mở cửa cho cạnh tranh quốc tế, thị
trường bán lẻ Hàn Quốc có khoảng 100 cửa hàng bách hóa, khoảng 2000 chợ
ngoài trời truyền thống và rất nhiều cửa hàng tạp hóa. Các cửa hàng tạp phẩm
nhỏ lẻ này thực sự quá nhỏ bé với diện tích trung bình khoảng 10 m2 và một
lao động. 4/5 thị trường bán lẻ của Hàn Quốc là các cửa hàng độc lập quy mô
nhỏ với hơn 4 nhân công, tình trạng này dẫn đến năng suất lao động thấp trong
ngành (chỉ bằng 30% so với Hoa Kỳ) và ngành dịch vụ này tụt hậu so với
bước tiến thần kỳ của các ngành sản xuất.


9


Các quy định pháp luật nhằm bảo hộ các cửa hàng nhỏ truyền thống
(mom-and- pop shop) và trong nhiều thập kỷ, Hàn Quốc không khuyến khích
các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nên hầu như không có
doanh nghiệp FDI nào hoạt động bán lẻ nào ở Hàn Quốc cho tới năm 1995, và
ngành phân phối vẫn tương đối chưa phát triển và hoạt động không hiệu quả.
2. Ngành công nghiệp bán lẻ Hàn Quốc ngày nay


* Nhận xét chung: Xét trên tổng thể, ngành bán lẻ thể hiện giá trị
tăng trưởng khả quan trong mấy năm gần đây. Đại siêu thị và trung tâm mua
sắm tăng trưởng khá tốt nhờ xu thế hướng chất lượng hóa của các sản phẩm
bán tại đây. Bán hàng tại nhà và bán hàng qua mạng ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng
cao trong năm 2009, 2010 do xu hướng mua sắm hàng hóa tại nhà thay vì đi ra
ngoài của người tiêu dùng. Cả hai kênh bán lẻ qua mạng và qua cửa hàng tiếp
tục hoạt động tốt trong năm 2010, dựa trên sự đa dạng về chủng loại hàng hóa
của mình và sự thay đổi trong phong cách người tiêu dùng.
Theo tư liệu của Hiệp hội Bán lẻ Hàn Quốc (Korean Retail Association -
KRA) - đồng nghiệp của chúng tôi (Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam), ngành
công nghiệp dịch vụ bán lẻ Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng trung bình 6,3%
hàng năm trong 5 năm gần đây. Ngành đóng góp 7,4% GDP, chiếm 26,2% số
lượng doanh nghiệp và chiếm 15% tổng lực lượng lao động trên toàn quốc.
Trong giai đoạn 1996 – 2010, mức tăng trưởng bình quân của một số
định dạng bán lẻ như sau:
- Bán lẻ Online tăng 28,3%
- Đại siêu thị tăng 21,9%
- Cửa hàng tiện lợi tăng 9,7%
- Siêu thị tăng 6,8%

10


- Cửa hàng bách hóa lớn tăng 5,8%
- Riêng kênh bán lẻ truyền thống (chợ và các tiệm tạp hóa nhỏ)
giảm 4,7%
Nhìn chung, ngành bán lẻ Hàn Quốc được dự kiến sẽ tiếp tục tăng
trưởng từ 2012 và 4 năm tiếp theo, cho tới 2016.
* Một số nét tiêu biểu:
 Các điểm bán lẻ các mặt hàng chất lượng cao đón nhận sự tăng

trưởng tích cực
Trong khi hoạt động của các đại siêu thị với lợi thế giá thấp hơn không
được thúc đẩy mạnh bởi các điều kiện kinh tế chung thì các trung tâm mua
sắm lại đạt tỷ lệ tăng trưởng tốt trong cả năm 2009 và 2010. Trung tâm mua
sắm đại diện cho kênh bán lẻ các mặt hàng chất lượng cao tại Hàn Quốc, và
những người tiêu dùng có thu nhập cao tiếp tục mua các sản phẩm đắt tiền bất
chấp sự suy thoái của nền kinh tế. Hơn nữa, những người tiêu dùng có thu
nhập trung bình cũng đến trung tâm mua sắm để mua các sản phẩm sang
trọng thay vì mua sắm ở nước ngoài. Năm 2010, khi nền kinh tế Hàn Quốc
phục hồi, các trung tâm mua sắm tiếp tục duy trì hoạt động mạnh mẽ do niềm
tin tiêu dùng của khách hàng tăng trở lại.
 Bán lẻ tạp phẩm có tăng trưởng cao.
Từ cuối năm 2009 đến nay, mặc dù hoạt động của các đại siêu thị được
dự báo sẽ diễn biến xấu nhưng tổng thể ngành bán lẻ hàng tạp phẩm lại thể
hiện sự tăng trưởng mạnh. Doanh thu các kênh về dịch vụ ăn uống trải qua sự
thay đổi nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm đóng gói trong thời kì suy thoái
do mọi người ưa thích nấu ăn ở nhà thày vì ăn uống bên ngoài. Thêm nữa, vụ
bê bối an toàn thực phẩm của các nhãn hiệu nhỏ đã khuyến khích người tiêu

11


dùng lựa chọn các sản phẩm ăn uống chất lượng. Các bà mẹ trở nên quan tâm
nhiều hơn về an toàn thực phẩm trở nên ưa thích các nhãn hiệu chất lượng
cũng như các sản phẩm họ tự nấu cho gia đình. Mặt khác, trong sự so sánh
với bán lẻ tạp phẩm, bán lẻ phi tạp phẩm thể hiện mức tăng trưởng thấp trong
năm 2009 và 2010 bởi ảnh hưởng nặng nề từ các điều kiện kinh tế trì trệ.
Hiện tại, nhiều đại siêu thị và siêu thị đã tăng cường cung cấp hàng
hóa của họ bằng cách thêm vào danh mục đa dạng của các thực phẩm tươi
sống, bữa ăn đã sẵn sàng và các sản phẩm bánh mì.

 Các nhà bán lẻ dẫn đầu tiếp tục tăng cường sự thống trị
Trong năm 2010, các nhà bán lẻ dẫn đầu đã mở rộng giá trị thị phần của
mình. Ba thương hiệu trung tâm thương mại dẫn đầu là Lotte Shopping,
Shisegae và Hyundai thể hiện mức tăng trưởng mạnh dựa trên doanh thu cao
trong cấc mặt hàng giảm giá và cao cấp. Trong các đại siêu thị, ba nhãn hiệu
lớn là E-mart(Shinsegae), Homeplus(Samsung Tesco) và Lotte Mart(Lotte
Shoping), tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu trong năm 2010 và cải thiện hoạt
động của mình trong năm 2009. Trong lĩnh vực bán hàng tại nhà , ba nhãn
hiệu dẫn đầu là GS, CJ và Hyundai, cùng nhau chia sẻ phần lớn giá trị doanh
thu. Ba nhãn hiệu này cũng tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành bán lẻ
qua mạng với các tên tuổi GS Shop, CJ Mall, H Mall. Lotte Shoping được
xếp hạng là công ty hàng đầu trong lĩnh vực bán hàng tự động. Tương tự như
vậy, số ít các công ty khổng lồ đã thống trị phần lớn thị trường bán lẻ Hàn
Quốc.
 Bán lẻ qua mạng tiếp tục chứng kiến tăng trưởng mạnh
Bán lẻ trên mạng tiếp tục thể hiện tăng trưởng doanh thu mạnh và tăng
cường sức mạnh trên khắp thị trường bán lẻ năm 2010. Với lối sống bận rộn và
đòi hỏi sự tiện lợi, người tiêu dùng càng ngày càng ưa thích bán lẻ qua mạng,
và các nhà bán lẻ gia nhập ngành này nhiều hơn bao giờ hết. Do các nhà bán lẻ

12


cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt hơn trên internet nên người dân bắt
đầu tin tưởng vào kinh doanh trực tuyến ngay cả khi họ không thể kiểm tra
hàng hóa trực tiếp trước khi mua (Điều mà Việt Nam chưa làm được!). Xu
hướng này sẽ tiếp tục trong các năm sắp tới, và sẽ làm tăng doanh thu của các
nhà bán lẻ, đặc biệt là các trung tâm mua sắm và đại siêu thị áp dụng kinh
doanh trực tuyến.
Bán lẻ qua Internet cho thấy hiệu quả lớn với khái niệm mới. Năm 2011

được coi là năm có sự chuyển biến trong xu hướng bán lẻ qua internet. Thay
vì bán lẻ trên mạng đơn giản, bán lẻ đến với người tiêu dùng qua điện thoại di
động bằng cách ứng dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội trong đó bao
gồm các trang web internet cung cấp mức giá chiết khấu của nhà bán lẻ và nhà
sản xuất cho người tiêu dùng.

 Shinsegae Co Ltd chia tách đơn vị kinh doanh E-Mart trong năm
2011
Tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai của Hàn Quốc với 80 năm kinh nghiệm,
Shinsegae Co Ltd, chia tách ra khỏi đơn vị kinh doanh E-Mart từ tháng 5/2011.
Công ty mới E-Mart Co Ltd nhà phân phối độc lập, tập trung hoàn toàn vào
cửa hàng E-Mart, chẳng hạn như đại siêu thị, E-Mart Mỗi ngày, E-Mart
Thương nhân, Metro E-Mart. Shinsegae Co Ltd tập trung vào các cửa hàng.

Hệ thống E-Mart là mô hình siêu thị hiện đại, có những khu mua sắm tại
trung tâm thương mại, sân bay. E-Mart cũng tấn công mạnh vào thị trường
Trung Quốc. Đến tháng 1/2011, đã có 27 cửa hàng và mục tiêu trong tương lai
sẽ trở thành tập đoàn bán lẻ toàn cầu.

3. Các định dạng bán lẻ và các nhà bán lẻ hàng đầu tại Hàn
Quốc: (số liệu 2010)


13


 Các hình thức bán lẻ thông dụng tại Hàn Quốc:
- Đại siêu thị, siêu thị
- Cửa hàng tổng hợp lớn
- Cash & Carries và Câu lạc bộ Kho

- Cửa hàng Giảm giá các loại
- Chợ các loại
- Cửa hàng tạp hóa
- Cửa hàng tiện lợi & Trạm Gas
- Cửa hàng chuyên doanh Quần áo, giày dép, phụ kiện cao cấp
- Cửa hàng Nhà thuốc và sức khỏe & Mỹ phẩm
- Cửa hàng Bán lẻ Miễn thuế
- Cửa hàng chuyên doanh Điện & Điện tử
- Cửa hàng chuyên doanh Thực phẩm và Đồ uống
- Cửa hàng chuyên doanh Nội thất và đồ dùng trong nhà
- Cửa hàng chuyên doanh đồ hoàn thiện nhà và dụng cụ làm vườn
- Cửa hàng chuyên doanh sản phẩm âm nhạc, Video, Sách, Văn phòng
phẩm & Giải trí
- Máy bán hàng tự động
- Các nhà bán lẻ tổng hợp khác
- Bán Lẻ Trực tuyến
- vv …
Riêng các trung tâm mua sắm không xếp vào Danh mục trên do các
trung tâm này thường tập hợp nhiều định dạng và hình thức bán lẻ khác nhau,
đồng thời kết hợp cả các dịch vụ ăn uống, giải trí (chiếu phim, ca nhạc), ngân
hàng, chăm sóc sức khỏe, vv … Cũng như một số nước kinh tế phát triển khác,
ngành công nghiệp bán lẻ Hàn Quốc còn có các tổ hợp bán lẻ dưới lòng đất
(Chưa từng có ở Việt Nam). Có thể coi các tổ hợp bán lẻ này như một dạng
trung tâm mua sắm với xu hướng giá bình dân. Ở thủ đô Seoul, Đoàn khảo sát
của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã tham quan 2 tổ hợp bán lẻ nổi tiếng

14


là Khu trung tâm mua sắm COEX Mall và Khu trung tâm mua sắm Sogong

Mall.


Về tổng thể, thị phần của thị trường bán lẻ Hàn Quốc được phân chia
như sau (Số liệu 2011):
- Kênh bán lẻ Truyền thống (Chợ và cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ): 67%
- Bán hàng trực tiếp 1%
- Cửa hàng tiện lợi 2%
- Siêu thị 8%
- Đại siêu thị 16%
- Bách hóa lớn 6%

Qua đợt khảo sát với những buổi đi thực tế, Đoàn Hiệp hội các nhà bán
lẻ Việt Nam nhận thấy một số điểm như sau:
- Bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống kết hợp hài hòa và cạnh tranh trên
thị trường.
- Có được trải nghiệm về các kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại của
Hàn Quốc, đặc biệt là một số định dạng còn chưa phát triển ở Việt
Nam như cửa hàng giá rẻ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa lớn,
vv … hay chưa có ở Việt Nam như các tổ hợp bán lẻ dưới lòng đất,
v.v…
- So sánh với các nước khác nói chung và Hàn Quốc nói riêng, Việt Nam
còn chưa phát triển nhiều định dạng bán lẻ, nhất là bán lẻ hiện đại và
đây là điểm yếu mà ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam cần khắc
phục trong tương lai.
 Các nhà bán lẻ hàng đầu tại Hàn Quốc

15



- Cửa hàng bách hóa lớn: Lotte (38 cửa hàng), Hyundai (13), Shinsegae
(9)
- Siêu thị: E-mart (132 cửa hàng), Homeplus (121), Lotte Mart (90),
Costco (7), 2001 Outlet (12), Hanaro Club (6), Mega Mart (6).
- Siêu thị (chuỗi cửa hàng): Hanaro Mart (2.070 cửa hàng), Homeplus
Express (248), Lotte siêu thị (232), GS siêu thị (205)
- Cửa hàng tiện lợi: Family Mart (5.363 cửa hàng), GS25 (5026), Seven
Eleven (2944), Mua Way (1652), Mini Stop (1402)
- Cửa hàng Mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe: Olive Young (khoảng 90
cửa hàng), GS Watsons …
- Cửa hàng Bakery: Paris Baguette (hơn 3.000 cửa hàng), Tous Les
Jours (hơn 1.400 cửa hàng), Crown Bakery (350)

III. Kết luận:
1. Mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ tại Hàn Quốc đã đem lại
những lợi ích:
- Nhận thức mới về mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ là cần
thiết và tất yếu trên con đường hội nhập và phát triển, đưa đến những hoạt
động cải cách quan trọng trong lĩnh vực phân phối.
Về cơ bản, tự do hóa dịch vụ phân phối mang lại lợi ích trong việc nâng
cao tính hiệu quả; lợi ích kinh tế nhờ quy mô và đem lại cho người tiêu dùng
sự lựa chọn phong phú, giá cả tốt hơn, chất lượng hơn, tiêu chuẩn vệ sinh cao
hơn và phục vụ tốt hơn.

- Tăng cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối –bán lẻ, tăng năng suất
lao động và hiệu quả hoạt động thông qua các phương thức kinh doanh mới,
biện pháp kết nối mới, và các hoạt động có quy mô lớn mở rộng các hình thức
bán lẻ hiện đại.

16




- Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI làm phong phú và đa dạng
thêm thị trường bán lẻ Hàn Quốc, tăng áp lực cạnh tranh và động lực vươn lên
chiếm giữ lòng tin của người tiêu dùng. Trong cuộc đua tranh này, các doanh
nghiệp bán lẻ nội địa bắt buộc phải vượt qua chính mình, nâng tầm về chiến
lược, kỹ năng và công nghệ.

- Phát huy thế mạnh của cộng đồng doanh nghiệp phân phối bán lẻ
nội địa, đặc biệt là mạng lưới bán lẻ, sự gần gũi và thấu hiểu văn hóa và
tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.

- Cải thiện quản trị doanh nghiệp trong ngành phân phối –bán lẻ,
tiếp cận kiến thức và kinh nghiệm qua các thông lệ tốt nhất của thế giới.

- Không chỉ có tác động tích cực trực tiếp đến ngành dịch vụ bán lẻ,
mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ còn kích thích các nhà sản xuất trong
nước cải thiện phương thức và tiêu chuẩn sản xuất, hình thành chuỗi cung ứng
và sử dụng công nghệ, kết nối với các doanh nghiệp phân phối – bán lẻ để phát
triển bền vững.
2. Kiến thức & kinh nghiệm có thể áp dụng vào điều kiện của
Việt Nam
 Nâng cao sức cạnh tranh của ngành phân phối - bán lẻ sau mở cửa thị
trường. Cuộc đua tranh giữa các nhà phân phối – bán lẻ trong nước và nước
ngoài.
 Hiện đại hóa ngành công nghiệp bán lẻ.
 Đa dạng hóa các định dạng bán lẻ hiện đại - nhu cầu của thời đại mới.
 Nâng cao vai trò của cơ quan QLNN trong xây dựng và phát triển ngành
dịch vụ bán lẻ.


17

×