Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

324 Một số giải pháp để phát triển Công ty Điện lực TP.HCM đến năm 2010 và 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.88 KB, 70 trang )


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương I: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty
Điện lực TP.Hồ Chí Minh (CTĐLHCM).................................1
1.1. Giới thiệu tổng quát về Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh ....... 1
1.2. Những đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành điện lực............................................................................3
1.3. Đánh giá thực trạng và phân tích các tồn tại trong sản xuất
kinh doanh của Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh trong thời
gian qua ...................................................................................... 6
1.3.1. Một số đặc điểm mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của
Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh............................................... 6
1.3.1.1. Hệ thống các văn bản pháp lý của chính phủ chi phối hoạt
động kinh doanh điện hiện nay của công ty Điện lực
Tp.Hồ Chí Minh.................................................................... 6
1.3.1.2. Đặc điểm về thò trường, khách hàng của Công ty Điện lực
Tp.Hồ Chí Minh.................................................................... 8
1.3.1.3. Bối cảnh hoạt động của Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh10
1.3.2. Đánh giá thực trạng và phân tích các tồn tại trong sản xuất
kinh doanh của Công ty CTĐLHCM thời gian qua................... 11

1.3.2.1. Về phương thức tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của CTĐLHCM ....................................................................11
1.3.2.2. Về công tác kinh doanh điện năng........................................14
1.3.2.3. Về kế hoạch sản xuất kinh doanh . ....................................... 18
1.3.2.4. Về công tác quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện ............ 21
1.3.2.5. Về công tác đầu tư xây dựng ................................................26

1



Chương II: Một số giải pháp phát triển Công ty Điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020. ....................................29
2.1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năng đến năm 2010 và 2020..... 29
2.2. Các mục tiêu phát triển công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh đến
2010 và 2020............................................................................. 30
2.2.1. Cơ sở để xác đònh mục tiêu ......................................................30
2.2.2. Các mục tiêu............................................................................. 30
2.3. Một số giải pháp để phát triển Công ty Điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020....................................... 31
2.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
CTĐLHCM. .............................................................................. 31
2.3.2. Nhóm giải pháp cải tiến công tác kinh doanh điện năng......... 37
2.3.3. Nhóm giải pháp về công tác kế hoạch và kỹ thuật vận hành
lưới điện....................................................................................45
2.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư
xây dựng ..................................................................................47
2.4. Các kiến nghò...............................................................................49
Kết luận...........................................................................................................54
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo






2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.
Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, nó có vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Hoạt động sản xuất kinh doanh điện
có 3 khâu chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Các khâu đó có quan hệ
chặt chẽ với nhau trong việc cung cấp điện trong một đòa bàn nhất đònh. Khâu phân
phối điện năng là khâu cuối cùng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện
năng cho sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân. Đồng thời, khâu phân phối điện
năng là khâu trực tiếp bán sản phẩm, tạo doanh thu bù đắp lại chi phí của khâu sản
xuất và truyền tải điện. Vai trò của ngành điện đã được Lê-Nin đề cập trong bản
đề cương báo cáo sách lược của Đảng cộng sản Nga, trình bày tại Đại hội lần thứ
III của quốc tế cộng sản, ở mục "Cơ sở vật chất của chủ nghóa xã hội và kế hoạch
điện khí hoá nước Nga". Lênin đã viết: "Một nền đại công nghiệp thích ứng với
trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo được nông nghiệp, đó là việc điện
khí hoá toàn nước Nga". Tư tưởng của Lênin đã chỉ rõ tầm quan trọng của ngành
điện và phải là ngành phát triển trước một bước để thúc đẩy các ngành khác cùng
phát triển. Với vò trí đó của ngành điện, việc nghiên cứu để phát triển ngành này
luôn được Đảng, Nhà nước và mọi người cùng quan tâm.
Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh (CTĐLHCM) là một đơn vò trực thuộc
Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập từ năm 1995, với nhiệm vụ
quản lý, vận hành và kinh doanh điện năng trên đòa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Từ ngày
thành lập đến nay CTĐLHCM đã có những bước phát triển đáng kể về qui mô,
trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý, về cơ bản đã cung cấp đủ điện cho
nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. Độ tin cậy cung cấp điện và an toàn ngày
càng cao, uy tín đối với khách hàng dùng điện được cải thiện đáng kể.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 theo đường lối
của Đảng với mục tiêu là công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, CTĐLHCM
đang đứng trước những cơ hội phát triển đồng thời đối mặt với nhiều thách thức
mới. Đường lối kinh tế đổi mới của Tp.Hồ Chí Minh mở ra một thò trường tiềm
năng có tốc độ phát triển nhu cầu phụ tải điện 10-15%/năm trong suốt giai đoạn
2000 – 2020. Với khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật và uy tín trên thò trường

CTĐLHCM có khả năng mua các máy móc thiết bò tiên tiến, tiếp cận với các công

3

nghệ quản lý hiện đại áp dụng cho ngành điện. Bên cạnh đó CTĐLHCM cũng
đang gặp nhiều thách thức trước nguy cơ thiếu vốn đầu tư phát triển các công trình
điện theo tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn V đã được chính phủ phê duyệt tháng
03/2003. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, cung cách phục vụ của CB-CNV
ngành điện đối với khách hàng chòu ảnh hưởng nhiều phong cách kinh doanh thời
bao cấp, độc quyền cũng là những thách thức đối với HMCPC.
Việc hoạch đònh các giải pháp để phát triển CTĐLHCM trong thời kỳ từ
nay đến 2010 và 2020 là một yêu cầu khách quan và cấp thiết. Chính vì thế tôi
chọn đề tài: "Một số giải pháp để phát triển Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh đến
2010 và 2020" để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ việc phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của HMCPC,
phân tích các mặt tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển Công ty Điện
lực Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn này nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh
của CTĐLHCM. Các nội dung nghiên cứu, từ việc phân tích thực trạng, đánh giá
các điểm mạnh và các tồn tại đều được đề cập trong phạm vi của CTĐLHCM. Số
liệu thu thập để phân tích được giới hạn từ khi CTĐLHCM được thành lập đến nay,
tức là từ năm 1995 đến 2003.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lòch
sử của chủ nghóa Mác-Lênin đồng thời sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích
thống kê, phân tích tình huống, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà
quản lý có kinh nghiệm để trình bày luận văn.
5. Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 60 trang, 12 bảng biểu, hình ảnh.
Chương 1: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty Điện lực
Tp.Hồ Chí Minh.
Chương 2: Một số giải pháp phát triển Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh.

4

CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HỒ CHÍ MINH


1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty điện lực Tp.Hồ Chí Minh.
- Công ty Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh (CTĐLHCM) là doanh nghiệp
Nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam
(EVN). CTĐLHCM được thành lập năm 1994, tiền thân là Sở điện lực Tp.Hồ Chí
Minh.
CTĐLHCM có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh điện năng trên
đòa bàn Tp.Hồ Chí Minh, phương châm của công ty là "Chất lượng ngày càng cao,
dòch vụ ngày càng hoàn hảo". Ngoài ra CTĐLHCM còn có các chức năng tư vấn
thiết kế, tư vấn giám sát các công trình điện trên phạm vi toàn quốc, sản xuất, kinh
doanh, xuất nhập khẩu các loại vật tư thiết bò điện.
- Từ khi thành lập, công ty chỉ có hơn 500.000 khách hàng, đến giữa năm
2004 số khách hàng của công ty tăng lên 1,21 triệu. Trong những năm qua,
CTĐLHCM đã không ngừng đầu tư đổi mới nhiều mặt, từ cơ sở vật chất kỹ thuật
đến nâng cao trình độ của người làm công tác kinh doanh - dòch vụ khách hàng,
nhằm đáp ứng được nhu cầu điện năng của Tp.Hồ Chí Minh và tích cực phục vụ
khách hàng ngày hơn. Chính sách đổi mới kinh tế và tính năng động của Tp.Hồ Chí
Minh đã làm tốt thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các khu chế xuất, khu công

nghiệp, khu dân cư không ngừng gia tăng đã làm cho khách hàng của CTĐLHCM
gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu như năm 1995 sản lượng điện thương
phẩm chỉ đạt 2,815 tỉ KWH thì đến cuối năm 2003 sản lượng điện thương phẩm đã
tăng lên 8,363 tỉ KWH. Trung bình mỗi năm số khách hàng tăng 10% và điện
thương phẩm tăng 12,5%.
- Hằng năm CTĐLHCM đã đầu tư trên 500 tỉ đồng để nâng cấp và mở rộng
lưới điện Tp.Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, công ty đã tập trung thực hiện
việc phủ kín lưới điện đến khắp các xã vùng sâu, vùng xa của thành phố và đã
hoàn thành việc điện khí hoá nông thôn ngoại thành, Tp.Hồ Chí Minh. Nhờ sự đầu
tư có hiệu quả, đến cuối năm 2003 khả năng tiếp nhận của lưới điện Tp.Hồ Chí
Minh đã đạt 1700. MW và sản lượng điện nhận tối đa 28,78 triệu KWH mỗi ngày.

5

Sản lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người đạt 1487 KWH/năm. Song song với
việc mở rộng lưới điện, nâng cao khả năng truyền tải và phân phối, CTĐLHCM
còn đầu tư tự động hoá mạng lưới điện phân phối để tự động cô lập vùng bò sự cố,
tự động chuyển tải nguồn để hạn chế vùng mất điện và giảm thời gian mất điện.
Tất cả điều đó làm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng được yêu cầu chất
lượng điện ngày càng cao cho các dây chuyền công nghiệp hiện đại. CTĐLHCM
đang mở rộng công nghệ GIS để xây dựng các trạm biến thế truyền tải trong trung
tâm thành phố, giải quyết được khó khăn trong việc giải toả mặt bằng, chi phí đền
bù đất cao. Các tuyến dây 110KV dự kiến cũng sẽ đi ngầm dưới đất để tăng tính
mỹ quan đô thò và độ tin cậy cung cấp điện.
- Lực lượng lao động của CTĐLHCM đến cuối năm 2003 là 6394 người,
trong đó lao động trực tiếp và công nhân kỹ thuật chiếm 73,6%, các cán bộ có trình
độ đại học và sau đại học chiếm 18,1%, phần còn lại là các lực lượng chuyên môn
khác. Nguồn nhân lực của CTĐLHCM luôn được chú trọng đào tạo phát triển để
đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển của công ty. Hằng năm
công ty đều thực hiện đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo tại

chức, hội thảo, hội nghò kỹ thuật, tham quan, khảo sát học tập trao đổi kinh nghiệm
trong và ngoài nước. Đối với cán bộ quản lý được công ty phối hợp với các trường
Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu để tổ chức các lớp học bồi dưỡng, nâng cao
nghiệp vụ quản lý, tài chính, ngoại ngữ. Nhờ đó năng lực của đội ngũ cán bộ quản
lý được nâng lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành. Đối với công nhân kỹ
thuật và nhân viên kinh doanh hằng năm đều tổ chức cho ôn tập, bồi dưỡng qui
phạm quản lý kỹ thuật, qui trình kinh doanh điện năng, sau đó tổ chức thi kiểm tra
đạt yêu cầu mới cho tiếp tục công tác.
- Bộ máy tổ chức của công ty gồm Giám đốc công ty, giúp việc cho giám
đốc có 3 phó giám đốc, kế toán trưởng. Công ty có 13 phòng chức năng, 1 trạm y
tế, 15 điện lực khu vực, 3 xí nghiệp, 4 trung tâm, 1 ban quản lý dự án và nhà máy
điện. Các đơn vò trực thuộc công ty đều hạch toán phụ thuộc theo kế hoạch của
công ty.
Sơ đồ tổ chức của CTĐLHCM được trình bày trong phụ lục 1.
- Quá trình sản xuất kinh doanh điện năng gồm 3 khâu chủ yếu có liên quan
mật thiết với nhau. Đó là khâu sản xuất điện, truyền tải điện (chuyển điện năng từ
các nhà máy điện đến nơi tiêu thụ) và phân phối điện (nhận điện từ trạm truyền tải

6

điện đến cung cấp cho các hộ sử dụng điện). Quá trình sản xuất kinh doanh điện
năng có thể tóm tắt trong hình 1.4 sau đây:




Khâu sản xuất
điện
Khâu truyền
tải điện

Khâu phân
phối điện
Hộ sử dụng
điện
Các nhà máy
điện
Các công ty
truyền tải
Các công ty
điện lực
Hộ tiêu dùng
Hộ SXKD

Hình 1.4.1. Quá trình sản xuất kinh doanh điện năng
- Tại Việt Nam Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chòu trách nhiệm quản lý
điều hành cả 3 khâu nói trên. Từ trước 2000, chính phủ độc quyền và sở hữu kiểm
soát cả 3 khâu, không có sự cạnh tranh và khách hàng không có sự chọn lựa người
cung cấp. Nhà nước can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng giá bán điện, thực hiện
chính sách bù chéo giữa các mục đích và các đối tượng sử dụng điện khác nhau. Từ
năm 2000 trở về sau, từ khi có nghò quyết 23/NĐ/BCT của Bộ Chính trò, khâu sản
xuất điện đã bắt đầu có các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư, nhưng
hiện nay vẫn chiếm tỉ trọng sản lượng rất thấp (8%), các khâu truyền tải và phân
phối điện vẫn do nhà nước độc quyền quản lý.
- Các đơn vò trực thuộc CTĐLHCM hoạt động theo hình thức hạch toán phụ
thuộc, hoạt động theo các mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật do công ty giao.
Toàn bộ doanh thu từ các đơn vò trực thuộc được nộp tập trung 100% về cho công
ty. Công ty phân cấp cho các đơn vò thực hiện một số khâu cụ thể như: thực hiện
chi phí sửa chữa nhỏ, đầu tư xây dựng các công trình dưới 5 tỉ; mua sắm vật tư; một
số vấn đề trong khâu tổ chức nhân sự. Việc phân cấp có mức độ sẽ là những
nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh trình bày ở

phần sau.
1.2. Những đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
điện lực.
(1) Sản phẩm chính của ngành điện lực có tính đặc thù:
Ngành điện lực kinh doanh sản phẩm chính chiếm hơn 95% doanh số đó là
“điện năng”. Điện năng là loại sản phẩm có quá trình sản xuất và quá trình sử
dụng xảy ra đồng thời và hầu như không thể dự trữ một cách trực tiếp được. Sản

7

phẩm điện năng có tính chất không thể thấy và không có Sản phẩm tồn kho. Tuy
vậy trong quá trình truyền tải và kinh doanh sản phẩm điện năng bò tổn hao. Tổn
thất điện năng trong quá trình quản lý kinh doanh là phần chi phí chiếm tỉ lệ khá
cao trong tổng chi phí.
Tổn thất điện năng bao gồm hai phần đó là tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi
kỹ thuật. (1) Tổn thất kỹ thuật là loại tổn thất xảy ra bởi các quá trình vật lý, tất
yếu và nó phụ thuộc vào tình trạng dây dẫn và các thiết bò trên lưới điện. Các loại
dây dẫn có điện trở suất thấp, các loại thiết bò điện hiện đại được lắp trên lưới sẽ
gây tổn thất kỹ thuật thấp. (2) Tổn thất phi kỹ thuật hay còn gọi là tổn thất trong
khâu kinh doanh xảy ra hoàn toàn do chủ quan của người làm công tác kinh doanh
như điện kế hoạt động không chính xác, ghi chỉ số điện sai, người tiêu dùng ăn cắp
điện… thông thường phần tổn thất kỹ thuật chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với phần
tổn thất phi kỹ thuật.
Sản phẩm điện năng được giao đến nhà khách hàng không phải bằng phương
tiện vận tải mà nó được giao đến nhà khách hàng bằng hệ thống lưới điện phân phối.
Đặc điểm này đã tạo nên nguồn gốc độc quyền của ngành điện trong thời gian qua.
(2) Ngành điện là ngành có nguồn gốc độc quyền.
Nguồn gốc độc quyền của ngành điện lực xuất phát từ các lý do sau đây:
- Công suất nguồn của hệ thống điện Việt Nam chiếm trên 60% là thủy
điện. Các nguồn năng lượng sơ cấp để xây dựng thủy điện là tài nguyên do nhà

nước quản lý do đó trong thời gian qua các nhà máy thủy điện hầu hết do nhà nước
đầu tư vốn và tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý. Trong thời gian 5 năm gần
đây các công ty 100% vốn nước ngoài, hoặc liên doanh đã đầu tư được 32 nhà máy
điện loại nhỏ dưới phương thức BOT hoặc IPP, nhưng tổng công suất của 32 nhà
máy này chỉ chiếm chưa đến 20% tổng công suất và sản lượng điện quốc gia.
- Vì vấn đề an ninh hệ thống năng lượng quốc gia nên hầu hết các nước trên
thế giới đều kiểm soát và quản lý hệ thống điện truyền tải (hệ thống lưới điện từ
các nhà máy sản xuất điện dẫn đến các khu vực tiêu dùng).
- Trong khâu kinh doanh điện năng hiện nay tại Việt Nam khó có khả năng
có đối thủ cạnh tranh để cùng bán sản phẩm điện năng cho cùng một khách hàng.
Với một khách hàng nhất đònh có nhu cầu điện năng tại một đòa điểm nhất đònh thì
chỉ có khả năng mua điện từ một công ty điện lực nhất đònh, vì khó có thể xây dựng

8

được thêm một mạng lưới điện phân phối song song với mạng lưới điện hiện hữu
để có thể diễn ra cạnh tranh trong kinh doanh.
Với sự phát triển của nền kinh tế thò trường, việc cạnh tranh trong kinh
doanh điện năng là xu thế của các quốc gia. Tuy vậy hầu hết các nước nhà nước
vẫn nắm giữ khâu truyền tải điện. Các nhà kinh doanh điện năng phải thuê truyền
tải điện năng từ các nhà máy về đến khu vực tiêu thụ điện. Hiện nay Việt Nam
chúng ta cũng đang nghiên cứu mô hình này.
(3) Ngành điện chòu sự chi phối của chính phủ.
Trong nền kinh tế thò trường cung và cầu sẽ xác đònh giá cả của sản phẩm.
Khác như thế hầu như ở mọi quốc gia, giá cả của sản phẩm điện năng do nhà nước
chi phối. Công ty điện lực thoả thuận ký một hợp đồng mua bán điện là chỉ thoả
thuận sản lượng và phương thức cung cấp điện mà thôi, giá cả phải thực hiện theo
biểu giá chính phủ qui đònh. Việc chính phủ can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành điện nhằm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững nền kinh
tế nói chung chứ không phải mục tiêu kinh tế của riêng ngành điện.

Việc xác đònh vùng, đòa phương để đầu tư đưa điện về cũng chòu sự quản lý
của nhà nước, với mục tiêu phát triển đồng đều giữa các vùng, không theo lợi ích
của cục bộ ngành điện.
(4) Ngành điện hoạt động với trách nhiệm và đạo đức kinh doanh cao.
Điều này thể hiện ở các điểm sau đây:
- Ngành điện rất quan tâm đến vấn đề an toàn điện trong xã hội, bên cạnh
việc kinh doanh điện năng, ngành điện luôn tuyên truyền qui đònh sử dụng điện an
toàn và hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn do điện giật ngoài nhân dân.
- Không chỉ quan tâm nâng cao sản lượng điện bán được, ngành điện còn
hướng dẫn khách hàng cách sử dụng điện sao cho tiết kiệm, hiệu quả cao.
- Không chỉ quan tâm đến việc tối đa hoá lợi nhuận, ngành điện phải tìm đủ
mọi cách để có đủ nguồn cung cấp cho mức nhu cầu của xã hội, đặc biệt là trong
những thời kỳ nguồn điện khan hiếm. Trong những tình huống cụ thể, công ty điện
lực phải mua điện của các khách hàng có máy phát điện với giá cao để bán lại cho
khách hàng theo giá qui đònh của chính phủ với giá thấp hơn. Nếu chỉ chạy theo lợi
nhuận hoặc lợi ích cục bộ thì cách giải quyết trên không phải là tối ưu.

9

- Khía cạnh đạo đức kinh doanh của ngành điện lực còn thể hiện trong qui
trình kinh doanh điện năng: Một số khách hàng vi phạm hợp đồng mua bán điện ăn
cắp điện, sau xử lý xong ngành điện không thể ngưng bán điện vô thời hạn.
Những đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện đã
quyết đònh những chính sách kinh doanh của nội bộ ngành đồng thời là cơ sở để
chính phủ có những qui đònh và tác động chi phối hoạt động của ngành điện để
ngành điện là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong xã hội.
1.3. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty Điện lực thành
phố Hồ Chí Minh thời gian qua.
1.3.1. Một số đặc điểm trong sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực
thành phố Hồ Chí Minh.

13.1.1. Hệ thống các văn bản pháp lý chi phối hoạt động kinh doanh điện
hiện nay của công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn bản pháp lý cho các hoạt động điện lực hiện nay là Nghò đònh
45/2001/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 02/08/2001. Nghò đònh này qui đònh
về hoạt động điện lực và sử dụng điện trên lãnh thổ Việt Nam cho mọi tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước. Đi kèm theo Nghò đònh này là 10 văn bản hướng dẫn,
làm rõ nội dung của Nghò đònh 45. Các nội dung chính của nghò đònh này gồm:
- Qui đònh về việc lập và phê duyệt qui hoạch phát triển điện lực.
- Qui đònh về điều kiện cho các đơn vò được phép đấu nối vào lưới điện quốc gia.
- Qui đònh về điều kiện, quyền và nghóa vụ của các đơn vò hoạt động sản
xuất và truyền tải điện.
- Quy đònh về điều kiện ký hợp đồng dân sự, áp dụng cho việc mua bán điện
với mục đích dân sự, hợp đồng kinh tế áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích
sản xuất kinh doanh . Quyền và nghóa vụ của các bên mua và bán điện.
- Qui đònh về quyền và nghóa vụ của cơ quan điều hành hệ thống điện quốc gia.
- Qui đònh về tiêu chuẩn, chất lượng điện năng
- Qui đònh về việc cấp điện cho khu công nghiệp và cho khu vực nông thôn
miền núi
- Qui đònh về việc đo đếm điện, về giá điện và thanh toán tiền điện.
- Qui đònh về quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

10

Theo qui đònh tại Nghò đònh 45, chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước về
hoạt động điện lực. Bộ công nghiệp là cơ quan giúp chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước bao gồm một số chức năng chính như sau:
- Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến hoạt động điện
lực
- Trình thủ tướng chính phủ quyết đònh ban hành biểu giá bán lẻ điện.
- Cấp giấy phép hoạt động điện lực

- Thẩm đònh phê duyệt các dự án đầu tư các công trình điện
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm
trong hoạt động điện lực.
Nghò đònh 45 không qui đònh rõ cơ quan nào thực hiện chức năng điều tiết
điện lực. Một số chức năng điều tiết hiện nay được đưa vào như là một phần chức
năng quản lý nhà nước của Bộ công nghiệp và Chính phủ. Bộ công nghiệp vừa
đóng vai trò cơ quan quản lý nhà nước vừa là cơ quan điều tiết các hoạt động điện
lực.
Bộ công nghiệp không có quyền điều chỉnh giá bán điện mà chỉ là cấp thẩm
đònh và trình chính phủ phê duyệt. Nghò đònh 45 không nêu tên các nguyên tắc
chung cho việc đònh giá điện. Riêng giá bán điện của các nhà máy điện BOT hoặc
IPP cho EVN thì do hai bên thoả thuận. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, khi hai bên
không thoả thuận được thì phải kiến nghò lên chính phủ giải quyết.
Bộ công nghiệp được giao nhiệm vụ lập qui hoạch tổng thể phát triển lưới
điện quốc gia và cấp giấy phép hoạt động điện lực, cấp phép đầu tư theo phân cấp
của chính phủ, chòu trách nhiệm thanh tra giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố
cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động điện lực, qua đó đảm bảo quyền
lợi của các bên tham gia mua và bán điện.
Nghò đònh 45 xác đònh việc cấp điện cho vùng nông thôn là nội dung thuộc
chính sách xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm làm cho các vùng trong lãnh thổ
phát triển đồng đều.
Nghò đònh 45 qui đònh quan hệ giữa các đơn vò điện lực là quan hệ mua bán,
thể hiện cụ thể trong hợp đồng mua bán điện theo nguyên tắc bình đẳng, sòng

11

phẳng, rõ ràng và cùng có lợi, đồng thời nó cũng qui đònh điều kiện đấu nối vào
lưới điện quốc gia.
1.3.1.2. Đặc điểm về thò trường, khách hàng của công ty điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh.

Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng kinh doanh điện
năng trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy HCM PC là người bán điện
cho tất cả các khách hàng mua điện trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua, nhờ chủ trương cải cách và đổi mới về quản lý kinh
tế, các ngành kinh tế đều phát triển với tốc độ khá cao. Chính vì thế, nhu cầu về
điện năng liên tục tăng với tốc độ cao. Năm 1995 khi mới thành lập CTĐLHCM,
tổng sản lượng điện thương phẩm là 2.815 triệu KWH năm 2002 sản lượng điện đã
tăng 2,8 lần đạt 7489 triệu KWH. Trong ba năm 2000, 2001, 2002, sản lượng điện
tiếp tục tăng với tốc độ trung bình là 14% /năm. Riêng năm 2003 sản lượng điện
thương phẩm tiếp tục tăng với tốc độ 14,5% sản lượng đạt 8480 triệu KWH.












Hình 1.3.1. Sản lượng điện thương phẩm của công ty điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 1995 - 2003.

12

Tốc độ phát triển khách hàng bình quân tăng liên tục 10% đến 12% trong
suốt giai đoạn từ 1995 đến 2003. Tổng số khách hàng mua điện của công ty điện
lực Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng từ 500.000 năm 1995 đến trên 1,96 triệu năm

2003. Phân loại theo mục đích sử dụng điện, khách hàng mua điện của CTĐLHCM
chia ra làm 05 loại chính là nông lâm nghiệp; công nghiệp; thương nghiệp, dòch vụ;
sinh hoạt tiêu dùng và các hoạt động khác. Trong đó tỉ trọng điện cho công nghiệp
có giá trò cao nhất là 46,88%

Sinh hoạt
39,89%
N/Nghiệp, Lâm nghiệp,
Thủy Sản
0,16%
Dòch vụ, T/Nghiệp, K/Sạn
9,69%
Khác
3,39%
Công nghiệp,
xây dựng
46,88%







Hình 1.3.2. Tỉ trọng điện thương phẩm tương ứng với các thành phần phụ tải.
Hộ công nghiệp trong giai đoạn 1995 - 2003 đạt tỉ lệ trung bình từ 41%, năm
2003 đã tăng lên 46,88%, điều này chứng tỏ các chính sách thúc đẩy công nghiệp
phát triển của Đảng và Chính phủ đã phát huy tác dụng tốt. Ba loại hộ tiêu thụ
nông nghiệp, thương nghiệp dòch vụ và hoạt động khác chiếm tỉ lệ thấp trong tổng
sản lượng điện thương phẩm của CTĐLHCM. Tuy nhiên từ năm 1998 trở lại đây,

một số khu công nghiệp đã tự đầu tư xây dựng nhà máy phát điện để cung cấp điện
cho các doanh nghiệp trong hàng rào. Ví dụ như các khu công nghiệp: Vedan, Tân
Thuận... làm ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng phụ tải công nghiệp CTĐLHCM. Nếu
CTĐLHCM không chú trọng đến chất lượng điện năng, cung cách phục vụ, sự kòp
thời đáp ứng nhu cầu phụ tải, thì trong những năm tới xu thế này sẽ phát triển và
ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của CTĐLHCM. Đây là một đặc điểm
cần được quan tâm trong quá trình xây dựng đònh hướng phát triển của CTĐLHCM.
Từ các phân tích trên, chúng ta có thể rút ra các đặc điểm của thò trường và
khách hàng mua điện của CTĐLHCM như sau:

13

- Hai loại hộ tiêu thụ điện chiếm tỉ lệ cao, tốc độ tăng trưởng nhanh tại thời
điểm hiện tại và tương lai trong cơ cấu các khách hàng của CTĐLHCM là hộ tiêu
dùng sinh hoạt và hộ công nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh đã xuất hiện trên thò
trường và tập trung vào nhóm khách hàng có giá bán cao mang lại doanh thu và lợi
nhuận cao. Đó là các khách hàng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xét về vò trí đòa lý thì ngoài các trung tâm phụ tải truyền thống, đã và đang
hình thành thêm các trung tâm phụ tải mới ở các khu công nghiệp đònh vò tại các
vùng ven như Quận 7, BìnhChánh, Hóc Môn, Củ Chi...
1.3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
1.3.2.1. Về kế hoạch sản xuất kinh doanh :
Bối cảnh: Trong thời gian tới CTĐLHCM có nhiều thuận lợi, đồng thời đan
xen nhiều thách thức trong phát triển, cụ thể là:
(1) Những điều kiện thuận lợi: - Khoa học công nghệ thế giới có những bước
nhảy vọt, nhiều thiết bò sản xuất, truyền tải và phân phối điện có công nghệ ngày
càng cao ra đời. Công nghệ thông tin phát triển mạnh làm cho việc điều hành hệ
thống càng trở nên hiện đại hơn. Nhiều mô hình quản lý ngành điện, việc đa dạng
hoá đầu tư phát triển các công trình điện đã được nghiên cứu áp dụng trên thế giới,

tạo tiền đề và kinh nghiệm trong việc cải tiến mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả
trong lónh vực sản xuất và kinh doanh điện năng.
- Nền kinh tế nước ta vẫn giữ mức tăng trưởng nhanh, sự phát triển của các
ngành kinh tế tạo nhu cầu và thò trường lớn hơn cho ngành công nghiệp Điện cả qui
mô và phạm vi thò trường.
- Công cuộc đổi mới gắn liền với những cơ chế quản lý mới của nền kinh tế,
mà trong đó các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Đồng thời thông qua cơ chế tài chính và những lần tăng giá điện trước đây đã tạo
được nguồn nội lực của ngành điện nói chung và của công ty điện lực Tp.Hồ Chí
Minh nói riêng, làm cho khả năng đầu tư được đảm bảo.
(2) Những khó khăn thách thức:
- Sự thiếu đồng bộ trong khuôn khổ pháp lý: Luật điện lực làm cơ sở pháp lý
nhất quán, tạo điều kiện cho các hoạt động của ngành và cho sự giám sát khách

14

quan của Chính phủ đối với ngành Điện lực chậm được ban hành; nhiều văn bản
pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá, khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư và quản lý ngành điện còn chậm được ban hành và
sửa đổi cho phù hợp.
- Xu hướng hình thành thò trường điện, tạo ra sự cạnh tranh trong lónh vực
sản xuất và phân phối điện góp phần nâng cao hiệu quả chung, nhưng cũng đòi hỏi
Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh phải có đònh hướng giải pháp mới để có thể giữ
vững và phát triển thò trường, đáp ứng được nhu cầu điện năng cho xã hội.
- Về nguy cơ tụt hậu: Tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể sau hơn một
thập kỷ đổi mới, nhưng ngành công nghiệp điện vẫn ở mức phát triển thấp. Sự lạc
hậu thể hiện rõ qua số lượng chất lượng, công nghệ mới thiếu đồng bộ và kể cả về
cơ chế quản lý.
- Về vốn đầu tư phát triển và giá điện: Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ
tải và khắc phục tình trạng lạc hậu hiện nay, mỗi năm CTĐLHCM cần nguồn vốn

để đầu tư khoảng trên 850 tỉ đồng. Để có vốn đầu tư cần phải huy động từ nhiều
nguồn: Vốn tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế, vốn vay từ các ngân hàng trong nước
hoặc các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thế giới (WB); ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB) khả năng huy động vốn này sẽ gặp khó khăn khi giá điện không
tăng được theo lộ trình đặt ra vì lý do giá điện tác động nhạy cảm đến giá cả tất cả
các loại hàng hoá khác.
Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vò thành viên của Tổng
Công ty Điện lực Việt Nam , mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của CTĐLHCM
đều bám chặt với kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn của EVN.
Hằng năm vào đầu q II, CTĐLHCM triển khai xây dựng kế hoạch năm
sau cho công ty. Việc này thực hiện bắt đầu từ việc các đơn vò trực thuộc công ty
xây dựng kế hoạch cho đơn vò mình, sau đó công ty tổng hợp và hiệu chỉnh thành
kế hoạch của CTĐLHCM. Kế hoạch hàng năm của CTĐLHCM sẽ được Tổng
Côngty Điện lực Việt Nam phê duyệt. Sau đó theo phân cấp, giám đốc công ty sẽ
phê duyệt giao kế hoạch hằng năm cho các đơn vò trực thuộc vào cuối q 3 hằng
năm.
Việc giao kế hoạch hằng năm cho các đơn vò trực thuộc công ty bằng những
chỉ tiêu rời rạc như sản lượng điện thương phẩm, giá bán bình quân, tổn thất, đơn

15

giá chi phí nhưng lại chưa giao giá bán điện nội bộ hợp lý dẫn tới hệ quả là các đơn
vò trực thuộc công ty chưa nỗ lực để thực hiện chỉ tiêu tối đa hoá lợi nhuận đây là
một tồn tại cần được khắc phục.
Nhìn chung công tác kế hoạch tại CTĐLHCM trong thời gian qua đã đạt
được các thành quả sau đây:
- Hoạch đònh được kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và phát
triển hằng năm của toàn công ty theo đònh hướng qui hoạch chung được duyệt: từ
năm 1995 công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh thành lập, chuyển đổi mô hình
hoạt động từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập, đòi hỏi công tác lập và

xây dựng kế hoạch phải đổi mới về cách thức và phương pháp tiếp cận. Nếu như
trước đây, khi còn là một đơn vò hạch toán phụ thuộc thì công tác kế hoạch chỉ chú
trọng nhiều đến kế hoạch cung cấp điện là chủ yếu, mọi chi phí đều do cấp trên
cấp phát, thì khi chuyển sang cơ chế hạch toán độc lập, ngoài kế hoạch cung cấp
điện, hàng loạt chỉ tiêu kế hoạch cần phải được nghiên cứu và tính toán như kế
hoạch giá thành, kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch lợi nhuận, phân tích và thẩm
đònh hiệu quả đầu tư của dự án... sao cho vừa phải đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu
về cung ứng điện, vừa phải đảm bảo điều hành sản xuất kinh doanh có lợi nhuận
để đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên và tích luỹ nguồn vốn để tái đầu
tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Công tác kế hoạch trong lónh vực đầu tư xây dựng được thực hiện chủ
động, nhờ đó hằng năm giải ngân được 500-600 tỉ đồng cho các công trình cải tạo
và phát triển lưới điện từ các nguồn vốn khấu hao cơ bản, vốn vay, vốn phụ thu...
Nhờ đó trong giai đoạn 1995 - 2002 đã hoàn tất được hai dự án quan trọng: (1) dự
án điện khí hoá nông thôn ngoại thành 575 tỉ đồng và (2) dự án cải tạo phát triển
lưới điện phân phối dùng vốn vay ngân hàng thế giới 64 triệu USD. Hai dự án lớn
này đã giúp cho lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh được phát triển, phủ kín lưới
điện vùng ngoại thành, nâng cao khả năng mang tải.
Trong việc theo dõi các dự án đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, công ty điện
lực Thành phố Hồ Chí Minh đã dùng các chương trình theo dõi, quản lý tiến độ các
công ty như Microsoff project, chương trình quản lý đầu tư xây dựng... nhờ đó từ
khâu thiết lập danh mục công trình đến lập báo cáo đầu tư, quyết đònh đầu tư, thiết
kế kỹ thuật, tổng dự toán, đấu thầu, thi công, nghiệm thu đã được thực hiện đúng
qui đònh của nhà nước và đạt được tiến độ tổng công ty giao.

16

- Đã thực hiện được các qui chế phân cấp trong công tác thực hiện kế hoạch,
phân đònh được nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp, phát huy được
tính chủ động ở các bộ phận trực thuộc CTĐLHCM. Đến cuối năm 2003

CTĐLHCM đã phân cấp công việc điều hành trên các lónh vực: đầu tư xây dựng,
kinh doanh kỹ thuật, kế hoạch, vật tư, tài chính kế toán, tổ chức nhân sự... cho các
đơn vò trực thuộc. Kèm với các quyết đònh phân cấp này, công ty điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh đã ban hành hàng loạt các qui trình, qui đònh, hướng dẫn thực
hiện tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vò hoạt động ổn đònh và đẩy nhanh tiến độ
hoàn thành kế hoạch. Các dòch vụ về điện cho khách hàng như giải quyết các yêu
cầu lắp đặt điện kế mới xây dựng trạm biến thế cho khách hàng, giải quyết các
yêu cầu tăng cường công suất, được thực hiện nhanh, gọn, giảm các thủ tục từ đó
ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực ở nhân viên thừa hành, lấy lại uy tín ngành
điện và niềm tin của khách hàng. Ngoài ra công tác kế hoạch của công ty điện lực
Thành phố Hồ Chí Minh cũng còn một số tồn tại, chúng ta sẽ phân tích trong phần
1.4.
1.3.2.2. Về công tác kinh doanh điện năng:
Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp nhà nước hoạt
động với chức năng kinh doanh điện năng trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với
pưhơng châm "Chất lượng ngày càng cao, dòch vụ ngày càng hoàn hảo" trong
những năm qua, công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới nhiều mặt: từ cơ sở vật
chất đến nâng cao trình độ của người làm công tác kinh doanh - dòch vụ khách hàng
nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.
Công ty không ngừng cải tiến đơn giản hoá các loại thủ tục trong khi giải
quyết các yêu cầu dòch vụ khách hàng. Đồng thời để mở rộng khách hàng
CTĐLHCM đầu tư hằng năm đến trên 500 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp, phát triển
lưới điện, phủ kín các vùng chưa có điện.
Đồng thời sự tác động tốt của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư không ngừng gia tăng đã làm cho số khách
hàng của công ty tăng về cả số lượng lẫn chất lượng, nếu như năm 1995 điện
thương phẩm chỉ đạt 2815 triệu KWH thì đến năm 2002 đạt 7498 triệu KWH, năm
2003 đạt: 8363 triệu KWH.

17


Tính trung bình mỗi năm số khách hàng tăng khoảng 10% và điện thương
phẩm tăng 11,54%. Các biểu đồ ở hình 1.3.1 và hình 1.3.2 cho thấy sự phát triển
của lượng khách hàng và điện thương phẩm trong giai đoạn 1995 đến 2003.

1.196.000
1.063.000
955.000
861.000
760.469
674.411
604.096
504.347
546.700
0
(Năm)
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
SỐ LƯNG KHÁCH HÀNG
(Số khách hàng)
0











Hình 1.3.1 Số lượng khách hàng phát triển qua thời kỳ 1995 đến 2003.

18


(Tr.KWh)

ĐIỆN THƯƠNG PHẨM
2,815

3,891

4,522
4,942
5,550
6,480
7,498
8,363

1
2
3
4
5
95 97 98 99 00 01 02 03









(Năm)


Hình 1.3.2 Sự phát triển của điện thương phẩm qua thời kỳ 1995 - 2003.
Tổn thất điện năng là một thành phần chi phí chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng
chi phí hằng năm. Công tác giảm tổn thất điện năng là một công tác quan trọng
xuyên suốt, liên tục trong nhiều năm qua với sự nỗ lực phấn đấu trong toàn công ty
từ khâu quản lý kỹ thuật đến quản lý kinh doanh. Công ty đã và đang tập trung đầu
tư, từ việc nâng cao khả năng truyền tải và phân phối điện, thực hiện đầu tư cải tạo
lưới điện trong toàn hệ thống điện Thành phố Hồ Chí Minh, vận hành tối ưu hệ
thống điện đén việc tăng cường các nghiệp vụ chống tổn thất trong kinh doanh như
kiểm tra; kiểm chứng điện kế, chống lấy cắp điện, thực hiện tốt công tác đo hiệu
suất từng khu vực hạ thế để xác đònh các khu vực có tổn thất cao để thực hiện các
giải pháp nhằm giảm tổn thất.
Trong 8 năm liên tục vừa qua, công ty đã phấn đấu giảm tỉ lệ tổn thất điện
năng, trung bình mỗi năm giảm được 1%, từ một lưới điện có tổn thất gần 18%, đến
nay tổn thất còn 8,91% (năm 2003). Dự kiến từ đây đến 2010 sẽ giảm tỉ lệ tổn thất
còn lại dưới 7,5%. Biểu đồ trong hình 1.3.3 cho thấy công tác giảm tổn thất điện
năng từ 1995 – 2003.



19

TỈ LỆ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG






Năm

Hình 1.3.3. Biểu đồ biểu diễn giảm tổn thất giai đoạn 1995 – 2003
Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lưới điện để nâng cao khả
năng mang tải của lưới điện, đáp ứng đủ nhu cầu và chất lượng cung cấp điện cho
khách hàng, công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng đến việc đầu tư
để cải tiến công tác kinh doanh và dòch vụ khách hàng như: đơn giản hoá tối đa các
thủ tục hành chánh, rút ngắn thời gian mắc điện, sửa chữa điện. Đa dạng hoá các
hình thức thu ngân, cải tiến nâng cao chất lượng các phương tiện hỗ trợ trong công
tác kinh doanh điện năng... tạo thuận lợi cho khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng điện.
Nổi bật trong công tác cải tiến quản lý kinh doanh là việc sử dụng công
nghệ máy tính cầm tay trong công tác ghi chỉ số điện kế và lập hoá đơn tiền điện.
Công nghệ này không những tăng cường quản lý trong việc điều hành sản xuất
kinh doanh của công ty, tăng năng suất lao động mà còn mang lại những lợi ích
thiết thực cho khách hàng sử dụng điện: hạn chế sai sót trong ghi điện và trong
nhập liệu giảm phiền hà đối với khách hàng. Đồng thời máy tính cầm tay này có
thể in giấy báo tiền điện ngay cho khách hàng ngay sau khi ghi điệp viên nhập chỉ
số. Việc in giấy báo tiền điện ngay sau khi ghi điện làm cho khách hàng biết trước
được lượng điện năng tiêu thụ đã tiêu thụ trong tháng, tiền phải trả để chuẩn bò
thanh toán theo lòch trình ghi điện và thu tiền của công ty.
Ngoài ra trong giai đoạn 2000 đến 2003, CTĐLHCM còn đầu tư cải tiến
công tác kinh doanh. Hệ thống xếp hàng tự động QMS thu tại quầy để nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng; đa dạng hoá hình thức thu, giúp khách hàng được
thuận lợi, nhanh chóng kòp thời trong thanh toán tiền điện dù khách hàng đang ở
bất kỳ trên đòa bàn thành phố.


20

Theo lộ trình tăng giá điện của nhà nước vào các năm: 1995, 1996, 1997,
1999 và năm 2002 giá bán điện bình quân của công ty gia tăng đều qua các năm,
tốc độ tăng giá bán điện bình quân của công ty tăng nhanh hơn so với mức tăng giá
của chính phủ do các thành phần phụ tải có giá điện cao như kinh doanh dòch vụ,
du lòch, thương nghiệp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh
hơn các thành phần khác. Về mặt chủ quan yếu tố quan trọng làm nâng cao giá bán
điện bình quân chính là việc thực hiện đúng các mức giá điện do nhà nước qui đònh
cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện, khiến giá bán điện bình quân của
công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh luôn ở mức cao nhất trong toàn tổng công
ty điện lực Việt Nam. Ưu thế này dẫn đến lợi nhuận của CTĐLHCM hằng năm
đứng hàng đầu trong các công ty phân phối của EVN.
GIÁ BÁN ĐIỆN BÌNH QUÂN (Đ/KWH)
Đồng/KWH
Năm








Hình 1.3.4. Biểu đồ tăng trưởng giá bán điện bình quân của CTĐLHCM
trong giai đoạn 1995 – 2003.
1.3.2.3. Về công tác quản lý kỹ thuật và vận hành lưới .
Từ năm 2000 đến nay , cùng với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh,
công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước tiến vượt bậc cả về
chất lượng lẫn năng lực quản lý điều hành lưới điện. Nhờ sự năng động trong việc

huy động và sử dụng các nguồn vốn khác nhau như: Vốn tín dụng, vốn ngân sách
cấp của tổng công ty, vốn tự huy động, vốn phụ thu tiền điện của thành phố, vốn
khấu hao cơ bản để lại... Công ty đã có điều kiện triển khai thi công hàng loạt các
dự án cải tạo và phát triển lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư
hằng năm bình quân từ 35 đến 40 triệu USD. Xem bảng 1.3.5.

21

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Giá trò đầu tư xây
dựng (tỉ đồng)
426 582 603 928 674 657 678 492 505
Bảng 1.3.5 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của CTĐLHCM từ năm 1995 đến
2003.
Tính đến cuối năm 2003, lưới điện cao thế truyền tải thuộc công ty điện lực
Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, cung cấp cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
quản lý bao gồm 278,13km đường dây 110KV, và 24 trạm trung gian 110KV, với
38 máy biến thế với tổng dung lượng lắp đặt là 1757MVA, tăng 16% so với năm
2002 và tăng gần 200% so với thời điểm năm 1997.
Lưới điện phân phối trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3029 km
đường dây trung thế 15KV trong đó có 840 km cáp ngầm 15KV, 6652km lưới hạ
thế và 16225 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng là 5073KVA.
Với cơ sở vật chất nêu trên cùng với sự vận hành kinh tế lưới điện Thành
phố Hồ Chí Minh có khả năng tiếp nhận và phân phối công suất đạt 1700MW, đáp
ứng được điện nhận tối đa là 28 triệu KWH/ngày, sản lượng điện nhận lưới năm
2003 đạt 9.181 triệu KWH, tăng 10,07% so với năm 2002 và tăng 352% so với năm
1995. Công suất đỉnh cao nhất đạt 1506,3 MW, tăng 9,67% so với 2002 và tăng
415% so với 1995.











Hình1.3.6 Biểu đồ phát triển lưới trung thế từ năm 1997 đến nay.
250.0

0.0

0.0

50.0

0.0

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ

66Kv (km)

110Kv (km)
Km

278


20
15
Năm
300.0


22


LƯỚI ĐIỆN TRUNG THẾ

Cáp ngầm (km)

Dây nổi (km)

1997







0
500
1000
1500
2000
2500
3000

3500
1998 1999 2000 2001 2002 2003
Km
Năm

Hình 1.3.7. Biểu đồ phát triển lưới trung thế từ 1997 đến 2003.
Đánh giá chung về công tác quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện đến cuối
năm 2003 công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được các thành quả như
sau:
- Từ năm 2002 đã chấm dứt được tình trạng quá tải các máy biến thế tại các
trạm trung gian 110KV. Từ tháng 06/2003, hệ thống điện áp 66KV đã được nâng
cấp hoàn toàn lên 110KV làm tăng khả năng truyền tải cũng như đảm bảo chất
lượng 110KV cung cấp cho lưới điện.
- Từ cuối năm 2003, sau khi đóng điện nâng cấp từ điện áp 66KV lên
110KV cho đường dây xa lộ Bến Thành và tiến hành thử kết nối các mạch vòng
đường dây 110KV liên kết các trạm 220KV Thủ Đức 3 x 250MVA. Nhà Bè 2 x
250, Phú Lâm 2 x 250 MVA đã giải quyết cơ bản tình trạng vận hành quá tải cho
đường dây 110KV Nhà Bè - Phú Đònh, đảm bảo tính an toàn, độ tin cậy của lưới
điện 110KV cấp nguồn cho các trạm biến áp khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí
Minh như các trạm Hùng Vương, Bến Thành, Phú Đònh, Chánh Hưng, Phú Đònh.
Đồng thời tất cả hệ thống tự đóng lại trên các đường dây 110KV thuộc công ty
quản lý cũng đã được đưa vào vận hành làm tăng mức độ vận hành ổn đònh cho
lưới điện truyền tải 110KV khu vực TP.HCM

23

- Thiết bò điện từng bước được công ty tiêu chuẩn hóa theo hướng hiện đại
hợp lý: sử dụng công nghệ GIS cho các trạm trung gian 110KV khu vực nội thành
ngày càng nhiều. Chú trọng nhiều hơn và thực hiện tốt công tác đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật, mỹ quan cho lưới điện trung hạ thế. Các đường dây phân phối khu vực nội

thành được cải tạo tăng cường tính mỹ quan phù hợp với đô thò hiện đại.
- Liên tục trong các năm qua đã thực hiện tốt chỉ tiêu tổng công ty giao, đặc
biệt là chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, chỉ tiêu suất sứ cố MBA hạ thế và suất sứ
cố lưới điện hạ thế. Độ tin cậy của lưới điện dần dần được nâng lên đáp ứng được
nhu cầu của các khách hàng khi vận hành các qui trình công nghệ hiện đại.
- Các qui trình, qui đònh phục vụ cho công tác quản lý vận hành được biên
soạn, phát hành và áp dụng khá đầy đủ. Đưa các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng thống
nhất trong toàn công ty. Các đơn vò trực thuộc công ty đã chú trọng biên soạn và
ban hành các qui đònh vận hành và sửa chữa cho từng hiệu, từng loại thiết bò điện,
quy trình xử lý sự cố cho từng tuyến dây trung thế, hạ thế.
- Công tác kiểm tra và xử lý các điểm bất thường, mất an tòan trên lưới điện
dần dần được đưa vào nề nếp. Quản lý được kết quả xử lý các tồn tại sau kiểm tra
ở các cấp quản lý. Từng bước tạo ý thức trách nhiệm đến từng cặp công nhân quản
lý lưới điện. Chất lượng quản lý lưới điện ngày một nâng cao hơn.
- Để phù hợp với tình hình lưới điện ngày càng phát triển và đáp ứng nhu
cầu đòi hỏi đảm bảo cung ứng điện chất lượng ngày càng cao hơn, cũng như nâng
cao tính chủ động, trách nhiệm trong công tác quản lý vận hành ở cơ sở, năm 2003
CTĐLHCM đã triển khai áp dụng mô hình thống nhất về công tác quản lý vận
hành hệ thống điện trung, hạ áp của các điện lực. Việc áp dụng mô hình thống nhất
này tạo sự chuẩn hóa, tương thích trong quản lý và nhất là trong vận hành, mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra trong khâu quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện của công ty điện
lực Thành phố Hồ Chí Minh cũng còn một số yếu điểm và tồn tại, chúng ta sẽ phân
tích trong phần 1.4.
1.3.2.4. Về công tác hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành điện.
Thực hiện tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo chủ trương của
Đảng và chính phủ, công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư vốn để xây

24


dựng và đang đưa vào ứng dụng một số giải pháp công nghệ nhằm hiện đại hóa
sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
- Áp dụng công nghệ GIS (gas Insulated Swithgear) cách điện bằng khí trong
hệ thống truyền tải, các trạm cấp nguồn mới, công nghệ này đã được áp dụng thí
điểm ở dự án xây dựng trạm truyền tải 220/110/15-22KV Nhà Bè và ngầm hóa
lưới điện 220KV Nhà Bè – Tao Đàn. Đây là công trình trạm và đường dây 220KV
hiện đại nhất từ trước tới nay ở Việt Nam để đưa nguồn điện 220KV từ trạm biến
áp Nhà Bè ở ngoại ô vào tận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần giải
quyết nhanh chóng quá tải và có dự phòng nguồn điện cung ứng cho khu vực trung
tâm thành phố trong giai đoạn 2005 và năm 2010. Sự xuất hiện của trạm biến áp
220KV Tao Đàn nói trên là cơ sở để phân bố tối ưu lại cấu trúc lưới điện truyền tải
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời qua công tác quản lý dự án lực lượng
kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của công ty điện lực học tập và tích lũy kinh nghiệm để triển
khai thực hiện GIS hóa các trạm 110KV khu vực nội thành.
- Đã triển khai dự án NIMS/GIS (Network information system/ geography in
formation system) dùng công nghệ thông tin đòa lý để hỗ trợ cho công tác cập nhật,
quản lý vận hành, quản lý kinh doanh và công tác thiết kế công trình điện.
- Triển khai chương trình quản lý phía nhu cầu DSM (Demand side
Management) để điều hòa đồ thò phụ tải của hệ thống điện thành phố, tạo sự cân
bằng phụ tải giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là
tiết kiệm chi phí đầu tư nguồn điện để huy động phát vào giờ cao điểm (chi phí đầu
tư 1MW là khoảng 1 triệu USD).
- CTĐLHCM đang triển khai thí điểm dự án CIS/MIS (Customer information
system/Management information system) dùng công nghệ quản lý thông tin khách
hàng để giúp giải quyết toàn diện các vấn đề trong quản lý kinh doanh điện năng.
- Từ năm 1998 đến nay, CTĐLHCM đã thực hiện chương trình ngầm hóa
lưới điện phân phối cho khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh công nghệ
ngầm hóa này hạn chế đến mức thấp nhất khả năng sự cố và nâng cao chất lượng
cung ứng điện năng cho hộ tiêu thụ, đồng thời thu gọn lưới điện ngoài trời làm tăng
mỹ quan đô thò. Ngầm hóa lưới điện đi song song với việc đầu tư trang bò hệ thống

đào dẫn đường bằng Robot, hạn chế ô nhiễm môi trường, kẹt xe...

25

×