Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh kỹ thuật diễn giải và chiến lược làm bài thi môn đọc khối thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 57 trang )



Trang 1


Sở Giáo Dục Đào Tạo Tiền Giang
Trường THPT Chuyên Tiền Giang
……………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN TIẾNG ANH



VÀ CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI THI MÔN ĐỌC KHỐI THPT
`






HUỲNH HỮU HẠNH NGUYÊN
Tháng 1 – 2014


Trang 2


ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
1. PHẦN MỞ ĐẦU


1.1. Lý do chọn đề tài 5.
1.2. Mục đích nghiên cứu – Bản chất vấn đề nghiên cứu 7
1.3. Đối tượng nghiên cứu - Giới hạn đề tài 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu 8
1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 9
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận – Định nghĩa các thuật ngữ 11
2.1.1. Diễn giải là gì ? 11
2.1.2. Tại sao phải diễn giải khi đọc hiểu ? 11
2.1.3 Các mức độ của kỹ thuật diễn giải 12.
2.2. Phân tích yêu cầu về kỹ năng diễn giải trong SGK, các kỳ thi
trong nước và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. 14
2.2.1 Sách giáo khoa 14
2.2.2. Đề thi TNTHPT 2013 24
2.2.3. Đề thi Đại học khối D năm 2013 25
2.2.4. Đề thi HSGQG năm 2013 26
2.2.5 Đề thi Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ( IELTS, TOEFL, FCE) 28
2.3. Thực trạng giảng dạy kỹ thuật diễn giải ở môn đọc hiện hành 34



Trang 3


2.4 Các giải pháp khắc phục 37
2.4.1 Xây dưng thái độ 37
2.4.2. Thủ thuật tăng tốc độ xử lý thông tin 38
2.4.2.1. Kỹ thuật nhận diện trật tự câu hỏi 38
2.4.2.2. Kỹ thuật nhận diện bố cục và tầng bậc nghĩa. 38
2.4.2.3. Kỹ thuật đọc hiểu tìm nghĩa 42

2.4.3. Thủ thuật nhận diện diễn giải 44
2.4.3.1. Kỹ thuật “ Chunking” 44
2.4.3.1. Loại hình bài tập mẫu 47
2.5 Kết quả đạt được 52
3. PHẦN KẾT LUẬN 53
3.1 Kết luận quan trọng nhất của toàn bộ bài viết. 53
3.2 Lời kết 53
4. PHẦN PHỤ LỤC 54
4.1. The questionnaires 54
4.2 Bloom’s Taxonomy
4.3 Các đề thi đọc hiểu đã sử dụng 56
4.4. Tài liệu tham khảo 57





Trang 4


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. Bộ GD và ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
3. SGK : sách giáo khoa
4. THPT : trung học phổ thông
5. THCS : Trung học cơ sở
6. HSGQG : Học sinh giỏi Quốc Gia
7. MCQs : Multiple choice questions
8. TOEFL: Test Of English as a Foreign Language

9. IELTS: International English Language Testing System
10. FCE : First Certificate in English








Trang 5


1. PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài:

Về mặt lý luận và thực tiễn, diễn giải (paraphrasing) là kỹ năng hết sức quan yếu trong
cuộc sống, trong quá trình học tiếng của người học, là nền tảng vững chắc cho các bậc nhận
thức cao hơn và là một kỹ năng học thuật (academic skill) hết sức quan trọng mà học sinh, sinh
viên cần phải nắm vững.
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp là hình thức quan trọng nhất giữa người với người
và trong quá trình giao tiếp đó, diễn giải giữ vai trò hết sức quan trọng cho việc duy trì giao tiếp
và đối thoại. Trong đời thường, khi giao tiếp, để tránh hiểu nhầm, để đảm bảo thông tin mình
nghe một cách chính xác, để thảo luận một vấn đề, để đưa ra một ý kiến tranh luận, đã bao lần
cụm từ “ Do you mean that … ?” được sử dụng. Kỹ năng diễn giải càng phổ biến hơn trong
những trường hợp “tongue-tied” trong đó, người nói biết rõ mình muốn nói gì nhưng không nhớ
và không tìm được từ chính xác để diễn đạt. (Giả sử khi giao tiếp với một người nước ngoài,
người nói muốn sử dụng từ “impossible” nhưng bất chợt không nhớ ra, thay vì im lặng và phá
vỡ giao tiếp, người nói có thể diễn giải bằng cụm “ I mean something cannot be done or there is

no way to do something” và người nghe có thể hiểu được). Khi phải tường thuật lại một thông
tin từ báo đài hay tạp chí mà người nói không nhớ chính xác từng chữ một, kỹ thuật diễn giải thể
hiện rõ tính tích cực và hiệu quả.
Đối với quá trình học tiếng, kỹ năng diễn giải được xem như là một “valuable learning
strategy” (Ismail & Maasum: 2009) hết sức quan trọng mà người học tiếng cần nắm vững.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi trong các kỳ thi các chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh như TOEFL,
IELTS, FCE … và các kỳ thi trong nước như kỳ thi đại học môn tiếng Anh, kỳ thi HSGQG xem
kỹ năng diễn giải như một trong các kỹ năng cơ bản để kiểm tra khả năng đọc, nghe, viết và nói
của người học. Yêu cầu thuần thục ở một mức độ nhất định về kỹ năng diễn giải thể hiện rõ ở
phần lớn các câu hỏi của các bài thi đọc, viết và nói và một phần của bài thi nghe. (xem
“Buiding Developing Mastering skills for the TOEFL iBT, Compass Publishing: 2006, và phần
phân tích mức độ yêu cầu kỹ năng diễn giải trong đề thi TOEFL, IELTS, FCE và đề thi HSGQG
ở trang sau). Tầm quan trọng của kỹ năng “paraphrase” đã được các học giả nhấn mạnh:



Trang 6


“ Paraphrasing is essential for the further academic success of every student.
Learning how to paraphrase is an important part of practising academic integrity and is
crucial to study success.” ( Fisk and Hurst : 2003: 182)

“ Paraphrasing skills are important in helping English-as-second-language (ESL)
students foster their four language skills, facilitate comprehension and conceptualization
of text passages. Paraphrasing skills are considered to be a learning strategy and an
academic skill” ( Lee and Choy: 2011; Yu : 2008 ; Orellana & Reynolds: 2008)

Ngoài tác dụng to lớn của kỹ thuật diễn giải đối với cuộc sống và quá trình học tiếng,
không thể phủ nhận khả năng to lớn của kỹ thuật diễn giải trong việc tăng cường mức độ nhận

thức cho học sinh. Theo chuẩn kỹ năng và kiến thức đối với môn tiếng Anh cấp bậc giáo dục
THPT do Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định (xem Chuẩn kiến thức và Kỹ năng môn tiếng Anh
THPT), theo thang bậc nhận thức 6 mức độ của Bloom (1956) bao gồm: Nhận biết
(Remembering), Thông hiểu (Understanding), Vận dụng (Applying), Phân tích (Analyzing),
Đánh giá (Evaluating) và Sáng tạo (Creating), chương trình giáo dục THPT hướng đến 3 mức độ
đầu, trong đó kỹ năng diễn giải (Paraphrasing) nằm trong bậc nhận thức thứ 2 trong thang bậc
nhận thức (xem đối chiếu câu hỏi “Paraphrasing” với thang bậc nhận thức: phần phụ lục). Tuy
nhiên, diễn giải không chỉ đơn thuần là tìm ra “key concepts”, sắp xếp và tổ chức lại ý tưởng, nó
còn bao hàm cả việc hiểu được hàm ý của bản gốc (“reading between the lines” hay “read
beyond the lines”) , phản ánh chính xác ý tưởng của bản gốc theo một cách khác. Chính vì thế
không chỉ dừng lại ở mức độ thứ hai của quá trình nhận thức, nó còn làm nền tảng cho việc tiến
xa hơn ở các bậc nhận thức kế tiếp.

“ With paraphrasing, students learn to begin evolving their thinking process using
the higher levels of Blooms’s taxonomy , that is, analysis, synthesis and evaluation”
(Choy and Cheah : 2009)

Trong giới học thuật , diễn giải là một kỹ năng học thuật quý giá và hết sức cần thiết do
bởi kỹ thuật này giúp người học diễn giải các ý tưởng, kết hợp (blending) ý tưởng và kiến thức



Trang 7


nền trong việc viết các bài nghiên cứu, giúp học sinh khi lên đại học sau này, trong quá trình
nghiên cứu hay trong quá trình viết luận văn, hạn chế được việc trích dẫn quá nhiều, tránh được
hiện tượng đạo văn (plagiarism) hiện là một vấn nạn trong giới học thuật và trong xã hội.

“Paraphrasing is an active learning strategy which helps us place information into long-

term memory as we move from an understanding level to an active comprehension level.
Good paraphrasing skills are necessary to create effective summaries, prepare for tests,
answer essay test questions, and avoid plagiarism when researching reports.” (McCarthy,
Guess, & McNamara, 2009)

Tuy nhiên, khi nói về kỹ thuật diễn giải, phần lớn người dạy và người học nghĩ rằng kỹ
thuật này chỉ thực sự cần thiết cho các kỹ năng “productive” (nói và viết) khi cần phải trình bày,
giải thích quan điểm của người nói/viết, ít ai nghĩ rằng, kỹ năng này giữ một vai trò vô cùng
then chốt trong việc làm bài thi nghe, đặc biệt là bài thi đọc mà trong đó, xác định và nhận diện
được “paraphrases” từ văn bản đọc và nghe là yếu tố hàng đầu của sự thành công. Từ lẽ đó, bài
viết đi sâu vào nghiên cứu về kỹ thuật “paraphrasing” và tính ứng dụng của nó đối với môn đọc
hiểu và chiến lược làm bài thi đọc hiểu. Thông qua việc phân tích mức độ yêu cầu của kỹ thuật
diễn giải đối với các bài tập, bài thi đọc hiểu trong SGK, các kỳ thi trong nước và các chứng chỉ
tiếng Anh quốc tế, bài viết phân tích mối tương quan về sự thuần thục của kỹ năng diễn giải đối
với tính hiệu quả khi làm bài dưới áp lực thời gian được coi là khá “khốc liệt” đối với phần lớn
thí sinh khối THPT, đặc biệt là kỳ thi HSGQG và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
1.2. Mục đích nghiên cứu – Bản chất vấn đề nghiên cứu:
Mục đích cao nhất của bài viết là phân tích mức độ yêu cầu về sự thuần thục kỹ năng diễn
giải với các loại hình bài tập đọc hiểu hiện hành trong SGK, các kỳ thi Quốc Gia và các kỳ thi
chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (theo yêu cầu của khung CFCR chuẩn Châu Âu).Bản chất vấn đề
nghiên cứu nhằm vào việc khai thác và vận dụng một cách sáng tạo kỹ thuật diễn giải để hình
thành những chiến lược bổ trợ khi làm bài thi môn đọc hiểu cho học sinh THPT, giúp cho người
làm bài tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu - Giới hạn đề tài:
Hai đối tượng được nghiên cứu chủ yếu trong bài viết:




Trang 8


- Giáo viên khối THPT : 20 giáo viên (8 giáo viên Trung Học Phổ Thông Chuyên TG và 12
Giáo Viên thuộc khối THPT trong Tỉnh)
- Học sinh THPT: 100 học sinh THPT lớp 12 (khối cơ bản) và hai lớp chuyên Anh (11 Anh và
12 Anh) có tham dự kỳ thi HSGQG của trường THPT Chuyên Tiền Giang.
Đọc là một quá trình rất phức tạp với rất nhiều cái khó cho người đọc. Trong phạm vi bài
viết này, người viết không có tham vọng giúp người thi làm đúng tất cả các bài tập đọc hiểu. Chỉ
có sự luyện tập thường xuyên của người học mới có thể giải quyết vấn đề “Practice makes
perfect”. Tuy nhiên, chiến lược đọc hiểu như thế nào là hiệu quả và giúp người làm bài tiết kiệm
thời gian cùng với những kỹ năng đọc cần thiết giúp cho việc làm bài đọc trở nên dễ dàng là
những nội dung chính mà người viết đề cập đến trong bài viết.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Ở mức độ nào kỹ năng diễn giải được yêu cầu trong các bài tập đọc SGK THPT,
trong các kỳ thi trong nước và các chứng chỉ quốc tế ?
2. Ở mức độ nào người dạy và người học nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng diễn
giải cũng như ứng dụng kỹ thuật diễn giải trong quá trình dạy và học đọc hiểu?
3. Giải pháp nhằm giúp người học sử dụng kỹ năng diễn giải thành thục trong quá trình
làm bài đọc hiểu.
1.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để bảo đảm tính đầy đủ (sufficiency), tính giá trị (validity) và độ tin cậy (reliability) của
dữ liệu, dữ liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê và phân tích định tính, định lượng từ 4
nguồn chính:
1.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn:
Mục đích của phương pháp này là trò chuyện trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh để
thấy được những khó khăn của người dạy và người học trong quá trình dạy và học môn đọc,
đồng thời phát hiện được những vấn đề mà học sinh thường vướng mắc khi làm bài đọc hiểu. Từ
đó hình thành định hướng nghiên cứu, dự đoán giải pháp cho vấn đề.
Cách tiến hành : dự kiến một số câu hỏi khi tiếp xúc với các thầy cô, anh chị đồng nghiệp
và với học sinh. Chuẩn bị về mặt tâm lý tạo ra không khí thoải mái, thông qua tiếp xúc, trò

chuyện, phỏng vấn các đối tượng cần thiết để rút ra cơ sở thực tiễn.



Trang 9

1.4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Mục đích của phương pháp này là xem xét mức độ yêu cầu về kỹ năng diễn giải trong các
loại hình bài tập đọc hiểu hiện hành, tính thiết thực và hiệu quả của kỹ thuật diễn giải khi làm
bài đọc, từ đó hình thành giải pháp phù hợp.
Cách tiến hành: nghiên cứu tài liệu và đề thi về đọc hiểu trong SGK, đề thi trong nước và
quốc tế. Nghiên cứu các tài liệu về kỹ thuật diễn giải từ đó xử lý tư liệu, tổng hợp đề tài, rút ra
những kết luận khoa học cần thiết.
1.4.2.3. Bảng câu hỏi (Questionnaires)
Mục tiêu của phương pháp này là tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của kỹ
năng diễn giải đối với quá trình dạy và học đọc hiểu từ phía người dạy và người học, mức độ
ứng dụng khả năng diễn giải trong quá trình làm bài đọc hiểu của học sinh.
Cách tiến hành : Xây dựng hệ thống câu hỏi chặt chẽ dựa trên nhưng tiêu chí cần khảo sát
theo cấu trúc kín ( cloze questions) và mở (open questions), nhưng được pha trộn lại một cách
ngẫu nhiên, nhằm hạn chế người trả lời có khả năng dự đoán ý đồ của người thiết kế, tăng cường
tính khách quan cho câu trả lời. Một tuần sau khi bảng câu hỏi được gửi đến giáo viên và học
sinh, bảng câu hỏi được thu lại và được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel.
1.4.2.4 Pre-tests và Post tests:
Mục tiêu của phương pháp này là đo lường sự tiến bộ về thành tích học tập của học sinh
trước và sau việc ứng dụng kỹ thuật diễn giải trong quá trình làm bài đọc hiểu.
Cách tiến hành : Thực hiện pretest về kỹ thuật đọc hiểu vào đầu năm học để nhận diện
trình độ ban đầu của học sinh khi chưa áp dụng phương pháp này. Sau đó tiến hành dạy thực
nghiệm kỹ năng diễn giảng, một tháng sau đó, tiến hành post-test để thu thập dữ liệu đánh giá
kết quả.
1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được thực hiện và theo dõi trong 4 tháng đầu học kỳ 1và 2 tháng đầu của
học kỳ 2 năm học 2013-2014, tại trường THPT Chuyên Tiền Giang, trong đó kế hoạch nghiên
cứu được viết từ tháng 9 năm 2013.
Kế hoạch nghiên cứu được tiến hành từ đầu học kỳ 1 (tháng 9.2013) với các bước như
sau:


Trang 10

Number

Activities Dates
1. Thực hiện quá trình phỏng vấn đối với giáo viên
và học sinh về những khó khăn khi dạy và học
đọc hiểu, nhận diện những vướng mắc cụ thể từ
phía học sinh.


Từ 13/9 – 24/9/2013
2. Xử lý các số liệu từ quá trình phỏng vấn. Hình
thành định hướng nghiên cứu, dự đoán giải
pháp cho vấn đề.

Từ 1/10 – 10/10/2013
3. - Chọn lựa tài liệu từ SGK, đề thi tốt nghiệp,
Đại học, đề thi HSGQG, đề thi TOEFL, IELTS
và FCE.
- Nghiên cứu các loại hình câu hỏi thường gặp
trong các đề thi đọc hiểu.
Từ 15/9 – 30/9/2013

4. Tiến hành phân tích mức độ yêu cầu về kỹ năng
diễn giảng trong các loại bài tập và đề thi.

Từ 1/10 – 10/10/2013
5. Tiến hành Pre-test về đọc hiểu có yêu cầu về kỹ
thuật diễn giảng để khảo sát trình độ của học
sinh.
Từ 11/10 – 15/10/2013
6. Dạy bài 3 (đọc hiểu) cho bốn lớp 12 Anh, Sinh,
Lý,Văn dùng kỹ thuật diễn giảng.
Từ 20/10 – 25/10/2013
7. Dạy bài 4 (đọc hiểu) cho bốn lớp 12 Anh, Sinh,
Lý,Văn dùng kỹ thuật diễn giảng.
Từ 26/10 – 30/10/2013
8. Dạy bài 5 (đọc hiểu) cho cho bốn lớp 12 Anh,
Sinh, Lý,Văn dùng kỹ thuật diễn giảng.
Từ 2/11 –7/11/2013
9. Thiết kế post-test – Tiến hành kiểm tra Từ 8/12 – 12/12/2013
10. Phân tích kết quả giữa các post-tests. Từ 10/12 – 15/12/2013
11 Thiết kế Questionnaires – Tiến hành phát. Từ 17/12 – 22/12/2013
12. Thu lại Questionnaires – Phân tích số liệu Từ 24/12 – 29/12/2013
13. Viết báo cáo, đưa ra giải pháp Từ 7/1/2014 – 8/2/2014



Trang 11


2. PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG


2.1. Cơ sở lý luận – Định nghĩa các thuật ngữ:
2.1.1. Diễn giải là gì?
Diễn giải là viết lại nội dung của 1 đoạn văn hay 1 tác phẩm mà sử dụng ngôn từ khác so
với nguyên bản nhưng không được làm mất đi ý tưởng ban đầu. Bài diễn giải thường có xu
hướng giải thích hoặc là làm sáng tỏ nội dung của bài gốc, do đó xét về độ dài, nó thường tương
xứng so với tác phẩm ban đầu.
“A paraphrase is an expression of the meaning of a word or phrase using other words or
phrases, often in an attempt to make the meaning easier to understand”
For example : To rejuvenate = to make someone / something appear or feel younger
( Jack C.Richard :264: 1993)
“Paraphrasing is reflecting on the essense of feeling and essence of meaning.”
((Richey: 2002, p. 2)

“A paraphrase is a detailed restatement in your own words of a written or sometimes
spoken passage. Apart from the changes in organization, wording, and sentence structure,
the paraphrase should be nearly identical in meaning to the original passage.”
(Gene Gerwin : 2010)

“Paraphrasing is defined as restating a sentence in such a way that both sentences would
generally be recognized as lexically and syntactically different while remaining
semantically equal” (Amoroso, 2007; Davis & Beaumont,2007; McCarthy, Guess, &
McNamara, 2009).

2.1.2. Tại sao phải diễn giải khi đọc hiểu:
Theo ( Fisk & Hurts, 2003), diễn giải là một chiến lược học (learning strategy) rất quan trọng
khi học đọc hiểu. “Trong đọc hiểu, kỹ năng này được dùng phổ biến khi người sử dụng cần tập
trung vào ý tưởng của văn bản gốc chứ không phải văn phong của tác giả” (Hoàng Thị Thanh
Huyền, Đại học Đà Nẵng). Nó minh họa cho việc hiểu được văn bản gốc.Diễn giải giúp người
đọc tương tác với văn bản đọc qua 4 phương diện : đọc – hiểu – ghi chú – viết/ nghĩ về văn bản
gốc bằng chính từ của mình. Do sự tương tác đa chiều đó, người học đọc sẽ nhớ, hiểu văn bản

hơn .
“Paraphrasing for comprehension is an excellent tool for reinforcing reading skills such as
identifying the main ideas, finding supporting details and identifying the author’s voice.
One of the reasons paraphrasing for comprehension works so well is because it integrates
all the models of communication, reading, writing, listening and speaking, which leads to a
deeper understanding of the text” (Fisk & Hurst, 2003).


Trang 12



“Paraphrasing incorporates four ways for students to interact with the text: They read it,
understand it and make notes, they think and write it in their own words and. By
incorporating the four ways for students to interact with the text, students are more likely
to understand and remember the material. Furthermore, paraphrasing assists students to
process and comprehend what they are reading and learning”
(Fisk & Hurst, 2003).

2.1.3. Các mức độ của kỹ thuật diễn giảng :
1. Mức độ từ vựng trong câu:
Example of using synonym:
- The stallion was content with the mare.
 The male horse was happy with the female horse.
Example of using antonym :
- The peel of tangerine can be easily removed unlike the orange.
 The peel of a tangerine is not as hard to remove as that of an orange.
2. Mức độ cấu trúc câu:
- After he studied, John took a nap.
 After studying, John took a nap. ( Clause to Phrase )

- The house across the street is new.
 The house that is across the street is new. (Phrase to Clause)
- Mr. Lee said, “I am ready for lunch.”
 Mr. Lee said he was ready for lunch. ( uoted Speech to Indirect Speech)
- A hotel employee will carry your bags.
 Your bags will be carried by a hotel employee. ( ctive to Passive voice)
- Although it was raining, Bob walked to work.
 It was raining, but Bob walked to work. ( hay đổi transition)
3. Mức độ cả từ vựng và cấu trúc trong một câu:
- Although it was raining, Bob walked to work.
 Despite the rain, Bob went to work on foot. ( thay đổi cấu trúc và đồng nghĩa)
- Medical professor
- John Swanson says that global changes are influencing the spread of disease.
 According to John Swanson, a professor of medicine, changes across the
globe are causing diseases to spread (thay đổi: cấu trúc và “word form”)


Trang 13


- Mary’s life spanned years of incredible change for women.
 Mary lived through an era of liberating reform for women. (diễn giải + làm rõ nghĩa)

- Any trip to Italy should include a visit to Tuscany to sample their exquisite wines.
Be sure to include a Tuscan wine-tasting experience when visiting Italy.
- Giraffes like Acacia leaves and hay and they can consume 75 pounds of food a day.
 A giraffe can eat up to 75 pounds of Acacia leaves and hay everyday.
( câu kép : dùng co-ordinator “ and” thành câu đơn : 1Subject + 1Verb)

3. Mức độ trên câu ( paragraph / block of text) :

Original Passage:
In The Sopranos, the mob is besieged as much by inner infidelity as it is by the federal
government. Early in the series, the greatest threat to Tony's Family is his own biological
family. One of his closest associates turns witness for the FBI, his mother colludes with his
uncle to contract a hit on Tony, and his kids click through Web sites that track the federal
crackdown in Tony's gangland.
Paraphrased Passage:
In the first season of The Sopranos, Tony Soprano’s mobster activities are more threatened by
members of his biological family than by agents of the federal government. This familial
betrayal is multi-pronged. Tony’s closest friend and associate is an FBI informant, his mother
and uncle are conspiring to have him killed, and his children are surfing the Web for information
about his activities.
The main point of the paragraph :
Problems within the family are as bad as or even worse than problems caused by the federal
government. Details about this betrayal include one family member turning informant, a hit
being put out on Tony by family members, and Tony’s kids tracking his activities.
Changes made during the paraphrasing process:
 Early in the series = first season
 More threatened = greatest threat
 Closest friend and associate = one family member
 His mother colludes with his uncle = his mother and uncle are conspiring
 His kids click through Web sites = his children are surfing the Web


Trang 14


2.2 Phân tích mức độ yêu cầu về kỹ năng diễn giảng đối với đọc hiểu trong SGK, các kỳ thi
trong nước, và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế : (xem các đề thi mẫu năm trong phần phụ lục)
2.2.1 . Sách giáo khoa :

Bài mẫu 1:























Trang 15

Phân tích Task 1:








Nhận diện được tầm quan trọng của diễn giải trong môn đọc hiểu, chương trình lớp 10 đã
bắt đầu cho học sinh làm quen dần với kỹ năng diễn giải: nhận diện diễn giải bằng định nghĩa
của từ/ nhóm từ/ thành ngữ. Diễn giải bằng cách giải thích qua định nghĩa hết sức cần thiết và
rất phổ biến trong cuộc sống giao tiếp đời thường.
Phân tích Task 2:







Bài tập này ít nhiều rèn luyện sử dụng kỹ thuật nhận diện “ diễn giảng” dù còn ở mức độ thấp là
nhận diện từ đồng nghĩa và sự giống / khác nghĩa trong những cấu trúc khá đơn giản.
1. Marie went school in Warsaw = She received general education in local school . ( True)
2. Her dream was to become a private tutor ≠ To save money for a study tour abroad, she had
to work as a private tutor. ( False) ( paragraph 2)
3. At the Sorbornne , she studied very well ( = with flying color ) (True) ( paragraph 3)


Trang 16


4. She married Peierre Curie in 1894 (≠ She met Pierre Curie in 1894 and a year later they got
married ) (False)
5. She was the first woman professor at the Sorbornne. ( She was the first woman in France to

be a university professor. ) ( True) (Paragraph cuối )
Phân tích Task 3:





Bài tập này gần như không đòi hỏi gì về kỹ thuật paraphrase vì câu trả lời và câu hỏi sử
dụng từ giống nhau một cách chính xác. Học sinh chỉ cần nhận diện từ khóa và chép lại chính
xác câu trả lời trong bài đọc.
1. Where and where was Marie Cuirie born ? (Câu 1 , paragraph 1 trong bài đọc

chính xác là : “ Marie Curie was born in Warsaw on November 7
th
, 1867” )
2. What kind of student was she ? ( As a brillian and mature student , … )
3. Why did she work as a private tutor ? ( Câu 2 đoạn 2: To save money for a study
tour abroad, she had to work as a private tutor.) ( học sinh biết dùng cấu trúc to-inf
trả lời cho câu hỏi mục đích “ why” mà không cần suy nghĩ nhiều về paraphrase )
4. For what servive was she awarded a Nobel Prize in Chemistry?
( chính xác câu 3, đoạn cuối là : Soon after, she was awarded a Nobel Prize in
Chemistry for determining the atomic weight of radium. )
5. Was the prize her really joy ? ( chính xác câu 4 , đoạn cuối : “But her was easing
human suffering".)



Trang 17

Bài mẫu 2:



























Trang 18





Phân tích task 1 và 2 :
So với lớp 10 với bài tập tương đối đơn giản, trong chương trình tiếng Anh 11, bài tập
được thiết kế ở mức độ khó và nâng cao hơn. Việc nhận diện “paraphrase” ở chương trình lớp
10 được nâng cao thành sự kết hợp khả năng nhận diện và bước đầu diễn giải những cụm từ đơn
giản. Trong bài đọc trên, ngoài kỹ thuật nhận diện tìm “paraphrase” tương ứng để trả lời cho
task 2 (ví dụ câu 2 / task 2, đáp án là “False” khi cụm từ “people anywhere in the world” (trong
câu hỏi) không phải là “paraphrase” của từ “ agrarian people “ trong bài đọc), bài tập còn yêu
cầu ở bước đầu , với sự trợ giúp của tự điển, hình thành khả năng diễn giải cho học sinh thông
qua việc giải thích một số từ mới trong bài đọc (task 1)




Trang 19

Bài mẫu 3:




























Trang 20






























Trang 21


Phân tích Task:
Trong bài tập này, kỹ thuật diễn giải được nâng đến mức cao nhất trong chương trình học, xây
dựng trên kỹ năng “guessing meanings from contextual clues” (một bậc thang nhận thức cao
(bậc 3) của Barett, dành cho kỹ năng đọc hiểu). Để làm bài được tập này, trước hết học sinh phải
đoán được từ loại và nghĩa của từ khóa trong ngữ cảnh rồi diễn giải nó, dùng các từ đơn giản
hơn.
Ví dụ : Love is supposed to follow marriage , not precede it.
Các bước tiến hành diễn giảng :
- Trước hết, học sinh phải nhận thức được từ “ precede” ( tử được yêu cầu diễn giảng) là
động từ (vì nó sử dụng sau dấu phẩy “,”), đồng đẳng với động từ “ follow” đứng sau cấu
trúc “ be supposed to” phía trước)
- Thứ hai, các em được yêu cầu dựa vào ngữ cảnh “ to follow marriage, not precede it”
( nhận diện nghĩa qua cấu trúc phản nghĩa)

- Cuối cùng, các em xây cách diễn giảng cho một động từ cho sẵn, sử dụng cấu trúc phản
nghĩa (xem “Các mức độ của kỹ thuật diễn giảng” trang 12 đã đề cập ở trên)
To precede = to come before / to happen before somebody / something
Không chỉ riêng bài đọc Unit 2 / English 12, mà phần lớn các bài đọc hiểu trong chương trình 12
có các loại hình bài tập về kỹ thuật diễn giải khá phong phú và đa dạng về hình thức và mức độ
yêu cầu tương đối khá phức tạp. Quan sát thêm hai loại hình câu hỏi ở Unit 6 và Unit 8 / English
12 :









Trang 22















Phân tích Task:
Bài tập giúp học sinh rèn luyện khả năng nhận diện diễn giải theo chiều thuận từ từ mới qua
diễn giải bằng định nghĩa của từ dựa trên việc đoán từ qua ngữ cảnh trong bài đọc. Bài tập có tác
dụng to lớn trong các loại hình bài tập đọc hiểu mức độ nhận thức cao.











Trang 23












Phân tích Task:

Trái với bài tập ở Unit 6, bài tập giúp học sinh rèn luyện khả năng nhận diện diễn giải theo
chiều ngược từ từ định nghĩa qua từ mới . Việc rèn luyện bài tập này có tác dụng to lớn trong
đối với môn đọc, loại hỉnh bài tập tìm “ headings” của một “ paragraph” trong đó, các ý chính
(major ideas) của một paragraph cần cô đọng lại thành chủ đề chính (headings). Đây là một
trong những loại hình bài tập được xem là khó nhất trong kỳ thi đọc IELTS và HSGQG.

Nhận xét chung về mức độ giảng dạy kỹ thuật diễn giải từ Sách Giáo Khoa :
Có thể thấy rằng kỹ thuật diễn giải (tích hợp vào việc giảng dạy từ vựng) được thiết kế trong
sách giáo khoa khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là chương trình tiếng Anh 12. Tuy nhiên, do
rất nhiều lý do, nếu giáo viên và học sinh ít nếu không để ý đến tầm quan trọng của việc dạy và
học kỹ thuật diễn giảng đối với môn đọc hiểu (chỉ có 7/20 giáo viên cho rằng SGK có đề cập
đến kỹ năng diễn giải : xem phân tích mục 2.3 trang sau), vô hình trung các bài tập này chỉ còn
mục đích đơn thuần là dạy từ vựng cho học sinh. Việc dạy đọc hiểu vận dụng tính năng diễn giải
để nâng cao hiệu quả việc làm bài môn đọc đã bị bỏ qua một cách đáng tiếc.



Trang 24


2.2.2 . Đề Thi TNPT Trung Học - năm 2013 : Phần Đọc hiểu ( mã đề 913)






















Đề thi TNTH Phổ Thông năm 2003 có hai câu sử dụng kỹ năng paraphrase ở mức độ
Phân tích Task:



Trang 25


Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2013 , phần đọc hiểu có 5 câu trong đó có 4 câu ( trừ câu 16) yêu
cầu khả năng sử dụng kỹ thuật diễn giải ở một mức độ nhất định.
Question 14 : Đáp án là : D : yêu cầu học sinh nhìn thấy sự giống nhau về nghĩa giữa câu gốc
trong bài đọc “to provide relief to children in countries devastated by World War II “ và câu
được diễn giải trong chọn lựa D “to help children in countries devastated by World War II”
Question 15 : Đáp án là : A: yêu cầu học sinh nhìn thấy sự giống nhau về nghĩa giữa câu gốc
trong bài đọc “UNICEF was awarded the Nobel Prize for Peace in 1965 “ và hỏi “When did
UNICEF win the Nobel Prize for Peace?”
Question 17 : Đáp án là : B yêu cầu học sinh nhìn thấy sự không tương đồng về cấu trúc
(Passive ≠ Active) giữa câu gốc trong bài đọc “UNICEF programs have been guided by the

Convention on the Rights of the Child “ và câu được diễn giải trong chọn lựa B “UNICEF has
guided the Convention on the Rights of the Child” để chọn câu trả lời đúng.
Question 18 : Đáp án là : C yêu cầu học sinh nhìn thấy sự giống nhau về nghĩa giữa câu gốc
trong bài đọc “UNICEF’s activities are financed by both government and private contributions.
và câu được diễn giải trong chọn lựa C “UNICEF receives money from governments and
individuals”
Như vậy, trong đề thi Tốt nghiệp THPT, yêu cầu về kỹ năng diễn giải cũng là một sự bắt buộc.
Mức độ diễn giải thường thấy ỡ Đề thi Tốt nghiệp THPT là từ vựng và cấu trúc trong câu. (
Xem 2.1.3, trang 12)

2.2.3 . Đề thi vào Đại học - năm 2013 : Phần Đọc hiểu ( mã đề 359)
Đề thi đại học năm 2013 (xem đề thi phần phụ lục) có tổng cộng 2 bài đọc hiều, 20 câu
hỏi, sử dụng dạng thức câu hỏi MCQs. Trong 20 câu hỏi đó , bài đọc hiểu thứ 1 (gồm 10 câu từ
câu 41 đến câu 50) có 5 câu sử dụng kỹ thuật “ paraphrasing” để tìm ra câu trả lời : câu 44, câu
45, câu 47, câu 48, và câu 49. Bài đọc hiểu thứ 2 (gồm 10 câu, từ 56 đến 65) có 3 câu hỏi yêu
cầu sử dụng kỹ thuật này để tìm ra câu trả lời: câu 56, 57,58. Kỹ thuật “parphrasing” được yêu
cầu sử dụng với tỷ lệ gần phân nửa trong tổng số câu đọc hiểu được yêu cầu.

×