Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần thép Hàn Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.23 KB, 26 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tổng quan là giai đoạn đầu của thực tập tốt nghiệp. Qua đây rèn
luyện cho sinh viên phương pháp phân tích, tổng hợp toàn bộ hoạt động của một
doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ hoặc cơ quan quản lý kinh tế ngành Bên cạnh
đó sinh viên cũng có cơ hội để tìm hiểu được những hoạt động thực tế có liên quan
đến những chuyên ngành mà mình đã học.
Bằng việc sử dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường để đi sâu
hơn, tìm hiểu từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đối
chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức được trang bị trong
nhà trường. Mặt khác từ những cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và kỹ năng chuyên
môn đối chiếu với thực tiễn của doanh nghiệp mà mình thực tập để phát hiện rõ hạn
chế, bất cập trong thực tế từ đó hình thành nên ý tưởng, những đề xuất, chuẩn bị cho
việc làm khoá luận tốt nghiệp và phần liên hệ với thực tế trong các môn thi tốt
nghiệp.
Hiện nay em đang thực tập tại Công ty Cổ Phần Thép Hàn Việt, nhờ sự giúp
đỡ nhiệt tình của các phòng liên quan như phòng kỹ thuật, phòng tổ chức, phòng
bán hàng nhất là phòng kế toàn của Công ty và sự chỉ bảo tận tình của thầy cô trong
trường đã giúp em hoàn thành Bản báo cáo thực tập tổng hợp này.
Trong báo cáo này, em đã thu thập và có cái nhìn tổng quan về Công ty. Từ
quá trình hình thành đến từng gia đoạn phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức và làm
việc của công ty. Do trình độ lý luận của em còn hạn chế nên không tránh những
thiếu sót. Kính mong sự đóng góp bổ sung của ban Giám đốc công ty và các thầy cô
giáo.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
NỘI DUNG
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HÀN VIỆT
1.Lịch sử hình thành.


Công ty Cổ phần thép Hàn Việt được thành lập vào ngày 22/05/2000. Công
ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0103000057 trong các lĩnh vực sản xuất
thép cán nóng và vật liệu xây dựng, gia công kết cấu thép và các mặt hàng cơ khí,
buôn bán hàng kim khí thiết bị công nghiệp, dịch vụ giao nhận hàng hoá, cho thuê
tài sản. Công ty thuộc hình thức Công ty Cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp
Nhà nước và các qui định hiện hành khác của nước CHXHCN Việt Nam. Vốn điều
lệ là 16.460.000.000 đồng.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Thép Hàn Việt
Tên giao dịch: HVS company,
Giám đốc công ty: Nguyễn Văn Chuẩn.
Điện thoại: 04.6861237/Fax: 04.6862106
Địa chỉ: Km14 Quốc Lộ 1A, Thanh Trì, Hà Nội.
E-mail:
2. Thông tin về doanh nghiệp
Công ty luôn chú trọng chất lượng sản phẩm là hàng đầu, lấy yêu cầu của thị
trường và khách hàng làm định hướng. Công ty không chỉ quan tâm về mặt công
nghệ và kỹ thuật mà còn chú trọng cả về công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng,
đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như vận chuyển, bốc xếp … để làm cho khâu
tiêu thụ hàng hoá mạnh. Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty luôn ổn
định. Công ty cũng luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng thuế của nhà nước như
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế ngân sách nhà nước.
Trong thời kỳ xây dựng cơ bản, Công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn như
đã phải cải tạo lại mặt bằng nhà xưởng từ mảnh đất toàn ao và đất trũng. Và sau
mấy tháng Nhà máy cán thép Ngọc Hồi là một đơn vị của công ty đã được xây dựng
và đến tháng 10/2001 chính thức đi vào hoạt động.Với dây chuyền cán đồng bộ có
trình độ tự động hoá cao được lắp đặt từ các trang thiết bị của Hàn Quốc theo thiết
kế đạt công suất 30.000 tấn/năm. Nhà máy cán thép Ngọc Hồi của Công ty hiện
đang sản xuất và cung cấp các loại thép hình cán nóng góc cạnh đều hoặc cạnh
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
2

Báo cáo thực tập tổng hợp
không đều (thép chữ V kính thước cạnh từ 80mm-100mm, thép hình chữ U kích
thước cạnh từ 80mm-120mm, thép chữ I kích thước cạnh từ 100-120mm).
Là một Công ty Cổ phần, ngoài Hội Đồng Quản Trị và Ban kiểm soát Công
ty đã xây dựng hệ thống các phòng chức năng, đảm nhận các nhiệm vụ chuyên
môn, hỗ trợ công tác điều hành hoạt động sản xuất của các nhà máy trong Công ty
nói riêng.
Sau 6 năm thì Công ty đã có đội ngũ trên 200 cán bộ công nhân viên và hơn
90% nhân viên ký hợp đồng dài hạn, và Công ty cũng đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Công ty có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, cùng làm việc theo nguyên tắc
của một Công ty Cổ phần, cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Sản lượng thép
cán của Công ty đã đạt một cách ổn định từ 70-75% công suất thiết kế.
Với mục đích phát triển lâu dài, phấn đấu trở thành một đơn vị sản xuất có uy
tín về các loại sản phẩm thép cán định hình, Công ty Cổ phần thép Hàn Việt luôn
tìm hiểu và khai thác các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đa dạng hoá về mặt hàng, giảm giá thành sản xuất, luôn tìm hiểu
và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường trong nước và nếu có thể sẽ tiến tới khả năng xuất khẩu.
3. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm:
Tại mỗi công đoạn trong sơ đồ quá trình sản xuất nêu dưới đây, các yêu cầu
đầu vào, đầu ra đều được các bộ phận liên quan xác định rõ, có kế hoạch thực hiện,
giám sát, kiểm tra xác nhận, khắc phục phòng ngừa khi có sự không phù hợp xảy ra
cũng như để cải tiến việc thực hiện chúng.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Căn cứ vào như cầu thị trường và dựa trên đặc điểm công nghệ dây truyền sản xuất
của Công ty, phụ thuộc vào từng chủng loại sản phẩm cần sản xuất, phôi thép-
nguyên vật liệu chính đầu vào được tính toán, cắt và cân phân loại theo đúng trọng
lượng và cung cấp cho quá trình cán.

Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
4
Dầu Fo
Gia nhiệt
Tạo áp
Đốt lò
nung
Gia công các lỗ
định hình trục cán
Thiết kế công nghệ
Lỗ định hình T/ cán
Căn chỉnh các bộ
trục gìàn cán
Thép phôi nguyên liệu
Tính và pha cắt,
cân phôi
Nạp phôi
vào lò nung
Kiểm soát vận hành lò
Ra phôi - Cán giàn I
Cán giàn II và III
Chỉnh, cắt theo độ dài
Nắn thẳng - KCS
Đóng bó theo loại
Cân -Ghi mã hiệu
Nhập kho - Xuất
Tiếp nhận xử lý thông
tin khách hàng
Nhu cầu thị trường
Công nghệ của Công ty

Sơ đồ khối quy trình sản xuất, cung ứng các loại sản
phẩm thép định hình tại công ty
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phôi thép đã được phân theo từng chủng loại được nạp vào lò nung phôi, lò
nung phôi là lò nung liên tục, nhiên liệu cung cấp cho lò là dầu FO. Quá trình nạp
phôi và nung phôi được diễn ra liên tục trong quá trình sản xuất.
Khi phôi thép đã được nhiệt độ cán(khoảng 1200
0
C đên 1250
0
C) thì được
máy tống phôi đẩy phôi ra khỏi lò nung, theo các đường dẫn của sàn con lăn đưa
phôi vào các lỗ hình máy cán. ở quá trình này phôi thép dưới áp lực của trục cán sẽ
được biến dạng theo từng biến dạng của các lỗ hình và bước biến dạng cuối cùng
cũng là kích thước yêu cầu của sản phẩm cân sản xuất.
Sản phẩm sau khi đi qua máy cán sẽ được cắt phân đoạn theo độ dài tiêu
chuẩn bằng các máy cưa đĩa. Các máy cưa đĩa này được bố trí cố định và cách nhau
bằng độ dài của sản phẩm.
Sản phẩm sau khi đã được cắt phân đoạn, bộ phận KCS trực tiếp tiến hành
kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đây là lần kiểm tra sơ bộ trước khi đưa sản phẩm
sang bộ phận nắn thẳng.
Sản phẩm đã kiểm tra, đảm bảo chất lượng được bộ phận thành phẩm nắm
thẳng, đóng bó. Khi đã nắn thẳng và đóng bó xong, bộ phận KCS của Công ty kiểm
tra lại lần cuối, nếu đảm bảo chất lượng thì được tiến hành cân, ghi mã hiệu và nhập
kho. Kết thúc quá trình sản xuất.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
4. Cơ cấu quản lý của công ty
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty


PHẦN II
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
6
Phòng .
KH.
KD.VT
Phòng Kĩ
thuật
Giám đốc
Nhà máy
Phòng .
Tổ chức
Phòng bảo
vệ y tế
PXưởng
Thành
phẩm
PXưởng
cán
PXưởng
Cơ điện
PXưởng
Tạo phôi
Tổ Cơ, Điện.
Cơ khí Lao
động phổ thông
Tổ cắt phôi I
Tổ cắt phôi II
Ttổ cắt phôi

III
Tổ cán I
Tổ cán II
Tổ cán III
Tổ Tphẩm I
Tổ Tphẩm II
Tổ Tphẩm
III
Kho
vật tư

thành
phẩm
K
h
á
c
h
h
à
n
g
Giám đốc
công ty
Đại diện lãnh
đạo về chất
lượng
Phòng .
Kế toán
Ban KS

HĐQT
Thông tin chỉ đạo và báo cáo
Thông tin trao đổi với khách hàng
Thông tin nội bộ
Báo cáo thực tập tổng hợp
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HÀN VIỆT
1. Tình hình sản xuất kinh doanh những năm qua.
Công ty hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất thép cán nóng và vật
liệu xây dựng, gia công kết cấu thép và các mặt hàng cơ khí, buôn bán hàng kim khí
thiết bị công nghiệp, dịch vụ giao nhận hàng hoá, cho thuê tài sản.
Sản phẩm chính của Công ty là các loại thép hình U, I, V. Các loại thép của
công ty đều được sản xuất từ các loại phôi thép cán nóng có yêu cầu kỹ thuật đáp
ứng các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế, vì vậy ngoài việc đáp ứng các thông số
kích thước cơ bản, đáp ứng các yêu cầu về định dạng riêng biệt của từng đơn hàng,
sản phẩm của công ty cũng luôn đáp ứng các chỉ tiêu về thành phần hoá học và cơ
tính.
Dưới đây là một số dữ liệu thống kê của Công ty trong những năm qua:
Biểu 1: Sản lượng từng mặt hàng từ năm 2006-2010
0
5 0 0 ,0 0 0
1 ,00 0,00 0
1 ,50 0,00 0
2 ,00 0,00 0
2 ,50 0,00 0
3 ,00 0,00 0
3 ,50 0,00 0
ThÐp I
221 ,7 3 7
1 ,10 8 ,6 8 4

2 ,24 9 ,31 0
1 ,88 2,35 1
3,23 2,31 1
ThÐp U
489 ,8 4 1
2 ,44 9 ,2 0 6
1 ,99 1 ,33 0
2 ,83 5,88 3
2,79 9,75 5
ThÐp V
4 ,72 4
2 3 ,6 1 9
1 ,44 8 ,21 9
2 8 3,27 2
3 0 9,17 6
2 0 06
2 0 07
2 0 0 8
2 0 09
2 0 1 0
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Biểu 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty từ năm 2006-2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu Đồng 17.691.378.248 75.373.510.490 165.182.474.60 253.192.012.95 278.337.263.280
LN trước thuế Đồng 34.231.539 95.354.844 205.807.718 460.991.903 733.562.561
LN sau thuế Đồng 23.277.447 64.868.494 139.949.248 331.914.170 528.165.044
Giá trị TSCĐ BQ năm Đồng 5.328.818.990 17.257.905.353 24.939.895.760 26.262.052.883 26.724.811.115
Vốn LĐ BQ năm Đồng 16.289.971.730 305.419.330 48.820.162.152 96.532.325.876 107.450.123.893

Số Lao động BQ năm Người 208 215 230 235 240
Tổng CP SX trong năm Đồng 17.554.724.995 114.118.055 570.988.026 251.081.781.130 276.725.670.172
Hai năm gần đây Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, thâm nhập thị trưởng
toàn quốc và tăng hiệu quả kinh doanh. Đến nay Công ty đã khẳng định được vị trí,
uy tín của mình ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế thị trường và Công ty cũng là
một trong những doanh nghiệp tư nhân đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả và
đầy triển vọng trong nền kinh tế.
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất.
A, Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
Theo quy trình công nghệ sản xuất, quá trình sản xuất của Công ty là sản
xuất thép định hình theo phương pháp cán nóng, sản xuất trên dây chuyền bán liên
tục. Các công đoạn trên dây chuyền sản xuất có mối quan hệ lẫn nhau, nếu thiếu
một trong các cung đoạn thì quá trình sản xuất không thể thực hiện được. Đặc điểm
sản xuất là sản xuất liên tục và hàng loạt.
B, Đặc điểm về trang thiết bị:
- Máy cán: Máy cán đồng bộ 3 giá được bố trí hàng ngày, đường kính trung
bình của trục cán là F420. Máy cán được dẫn động bởi động cơ điện 3 pha, công
suất 1600 KW, tốc độ vòng quay 780 Vòng/phút. Mômen quay của động cơ truyền
động qua bánh đà có đường kính 2.700 mm, khối lượng 3.700 kg. Mômen quay từ
động cơ qua bánh đà, qua hộp giảm tốc và được chia mômen qua hộp truyền lực
sang các trục cán.
Hộp giảm tốc máy cán là hộp giảm tốc 1 cấp:
Khoảng cách trục A = 600 mm, tỷ số truyền = 6,42
Hộp truyền lực A = 420 mm; i = 1.
Công suất máy cán: 30.000 tấn/năm
Tốc độ cán: 3,6 m/s.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Lò nung liên tục:

Công suất 6 tấn/h
Kích thước lò: L = 13.500 mm (chiều dài)
B = 2.200 mm (rộng)
Lò nung kiểu liên tục.
Máy đẩy phôi vào lò: Máy đẩy kiểu trục vít.
Công suất động cơ: 40 kw.
Lực đẩy 15 tấn.
Máy tống: Kiểu xích tải, lực đẩy 500 kg.
Công suất động cơ đẫn động: 4,5 kw.
- Sàn nguội:
Kích thước sàn: 1500 mm x 6000 mm
Gom sản phẩm bằng xích tải.
- Máy nắn thép:
Công suất động cơ dẫn động: 70 kw
Khoảng cách trục: 400 mm.
Đường kính bánh nắn: 415 mm.
Tốc độ nắn: 2,5 m/s.
C, Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, về thông gió, ánh sáng.
Về mặt bằng nhà xưởng thì Công ty có sơ đồ chi tiết và phức tạp được lưu ở phòng
Kỹ thuật. Sơ đồ này không thể trình bày hết vào báo cáo này được nhưng cũng có
khái quát chung. Về mặt bằng nhà xưởng được bố trí khoa học trên 0,5 ha: Máy
cán phôi và lò đốt, sàn con lăn được lắp đặt ở giữa nhà xưởng, 2 bên là kho thành
phẩm và kho phôi để thuận lợi đưa phôi vào lò và khi sản phẩm hoàn thành được
qua tổ đóng bó, cẩu về kho thành phẩm bằng cẩu tự động đặt bên trên. Kho dầu FO
được đặt ở cuồi nhà xưởng để dẫn dầu vào lò đốt tiện lợi và khoa học. Cuối cùng
của nhà xưởng là bể tuần hoàn và trạm biến áp của Công ty. Xung quanh xưởng
được xây tưởng bao quan kiên có để bảo vệ an ninh và an toàn.
Do sản xuất là cán chính nên nhiệt độ trong xưởng rất cao nên Công ty có hệ
thống quạt thông gió đẩy đủ và thông thoáng. Hệ thống ánh sáng với các bóng điện
cao áp phục vụ đủ ánh sáng cho sản xuất.

D, Đặc điểm về an toàn lao động:
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tất cả các công nhân sau khi ký hợp đồng lao động với Công ty đều phải đào
tạo và kiểm tra nội quy an toàn lao động, nếu đạt kết quả mới được phép vào làm
việc. Tất cả các khu vực sản xuất như khu vực máy cán, khu vực phân xưởng phôi,
khu vực thành phẩm đều có nội quy an toàn riêng. Các máy móc thiết bị đều có quy
trình vận hành, quy trình an toàn và được ghi vào bảng nội quy, quy trình treo tại vị
trí của các máy này.
3.Tổ chức sản xuất của Công ty.
Công ty Cổ Phần Thép Hàn Việt là một đơn vị sản xuất mặt hàng thép hình
U, I, V các loại là sản phẩm chính. Công ty sản xuất hàng loạt với một khối lượng
lớn trung bình trên 500 tấn/tháng. Công ty cũng sản xuất liên tục ngày 3 ca, mỗi ca
8h liên tục kể cả chủ nhật, các tổ sản xuất thay nhau làm việc, hoán đổi các ca. Dù
vậy, an toàn trong sản xuất được Công ty đặt nên hàng đầu. Hàng năm Công ty tổ
chức các lớp học về an toàn cho công nhân sản xuất trực tiếp.
Do mặt hàng thép hình luôn biến động về giá cả, phụ thuộc vào giá phôi trên
thế giới. Khi giá phôi tăng thì mức tiêu thụ sản phẩm giảm vì khách hàng xem xét
tình
hình biến động giá cả, ngược lại nếu giá phôi giảm thì nhu cầu mua cũng tăng hơn.
Với mỗi loại mặt hàng thì nhu cầu thị trường là khác nhau lúc sản phẩm U tiêu thụ
được nhiều khi thì sản phẩm V … hoặc có thể khách hàng đặt sản phẩm theo yêu
cầu. Nên Công ty không xây dựng kết cầu chu kỳ sản xuất
4.Kết cấu sản xuất của Công ty.
Trong kết cấu sản xuất của Công ty có các bộ phận như sản xuất chính, sản
xuất phụ trợ, sản xuất phụ thuộc, bộ phận cung cấp và bộ phận vận chuyển.
Bộ phận sản xuất chính là phân xưởng cán được chia làm 3 tổ, tạo ra các loại
sản phẩm thép hình theo những tiêu chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của khách hàng.
Thực hiện các công việc khác, nhiệm vụ thuộc khu vực phân xưởng mà công ty

giao.
Bộ phận sản xuất phụ trợ là tổ gia công cơ khí và phân xưởng cơ điện. Tổ gia
công cơ khí làm các công việc mà nhà máy giao cho như tạo ra các xe goòng để vận
chuyển thành phẩm trong nhà máy, từ nơi đóng bó sang kho thành phẩm và tự chế
tạo ra những công cụ sản xuất trong nhà máy tận dụng được, thực hiện các nhiệm
vụ mà Nhà máy giao cho. Phận xưởng cơ điện gồm tổ cơ, tổ điện, cơ khí và lao
động phổ thông được chỉ đạo trực tiếp từ các Tổ trưởng. Thực hiện các công việc
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
bảo dưỡng các thiết bị điện, cơ, sửa chữa lớn các sự cố về máy cán, cũng như các
thiết bị quan trọng đột xuất. Chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa sự cố. Có
kế hoạch về vật tư phụ tùng dự phòng đảm bảo trang thiết bị có khả năng vận hành.
Trực tiếp bảo quản, bảo dưỡng chăm lo hàng ngày đối với các thiết bị sản xuất cũng
như các thiết bị văn phòng và thông báo kịp thời các tình trạng hư hỏng của chúng
để các bộ phận chức năng xử lý, đảm bảo các thiết bị sẵn sàng phục vụ sản xuất.
Bộ phận phụ thuộc là phân xưởng thành phẩm và tổ cắt nắn, tổ đóng bó.
Ba tổ này phụ thuộc nhiều vào tổ phôi nếu tổ phôi không sản xuất thì sẽ không có
sản phẩm để các tổ này hoạt động. Vì Công ty chỉ sản xuất một mặt hàng là thép
hình.
Bộ phận cung cấp là phân xưởng phôi, xuất phôi từ kho cho tổ cán dưới
lệnh của các tổ trưởng, quản đốc và giám đốc nhà máy.
Công ty cũng có bộ phận vận chuyển là phòng vận tải với 12 xe tải có cẩu
và có xe vận chuyển dầu FO riêng, trực thuộc phòng kế hoạch vật tư để hỗ trợ
vận chuyển thép cho khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu. Bộ phận này không
phụ thuộc vào các bộ phận khác nếu như khách hàng ngoài có nhu cầu thì có thể
chở thuê.
Trong sơ đồ cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý Công ty
được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Dưới đây là vai trò, nhiệm vụ và mối quan hệ
của từng bộ phận trong hệ thống quản lý Công ty.

1. Giám đốc công ty
- Nêu chính sách, các mục tiêu chất lượng;
- Phê duyệt sổ tay chất lượng. Chỉ định bằng văn bản phó giám đốc kỹ thuật đại
diện cho mình (QMR) trong lĩnh vực quản lý chất lượng
- Cam kết và huy động mọi nguồn lực cần thiết để phát triển sản xuất và duy trì
thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
- Phân công trách nhiệm cho QMR, các trưởng phòng, lãnh đạo phân xưởng.
Thực hiện khen thưởng, kỷ luật trong lĩnh vực liên quan đến điều hành và hoạt
động của hệ thống chất lượng.
- Điều hành các cuộc họp của Lãnh đạo về Hệ thống chất lượng.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
2. Phó giám đốc kỹ thuật (QMR)
- Chỉ đạo hoạt động quản lý chất lượng, thu thập các thông tin về xây dựng, áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng, tình trạng chất lượng của bản thân các sản
phẩm, đề ra các quyết định, các giải pháp về các vấn đề chất lượng
- Xem xét, phê duyệt và kiểm soát kế hoạch của các đơn vị để thực hiện các mục
tiêu chất lượng của Công ty. Báo cáo Giám đốc về tình trạng chất lượng sản
phẩm và tình trạng xây dựng, áp dụng hệ thống QLCL
- Lập và kiểm soát các chương trình đánh giá nội bộ
- Phê duyệt các tài liệu thuộc Hệ thống quản lý chất lượng.
- Kiểm soát các hoạt động kỹ thuật liên quan công nghệ, thiết bị, thông số kỹ
thuật trong quá trình sản xuất.
- Nêu các nội dung cần thiết phải đào tạo liên quan việc xây dựng và áp dụng hệ
thống chất lượng. Đầu mối liên hệ với các đơn vị, tổ chức bên ngoài về các vấn
đề liên quan hệ thống chất lượng, công tác chứng nhận.
3. Ban chất lượng ( Ban QA)
- Kiểm soát toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan hoạt động và cấu trúc hệ thống chất
lượng trong Công ty

- Lập, trình duyệt, triển khai kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng của Công ty
và theo dõi kế hoạch của các đơn vị thực hiện mục tiêu chất lượng của Công ty .
- Chuẩn bị nôị dung cho các cuộc họp của lãnh đạo về chất lượng
- Quản lý các cuộc đánh giá nội bộ, theo dõi tiến độ kết quả các hành động khắc
phục sau đánh giá
- Thu thập, phân tích các dữ liệu kiểm tra, thử nghiệm, các dữ liệu về các sự cố
trong sản xuất, sự cố thiết bị .v.v.để phân tích đề ra biện pháp khắc phục, phòng
ngừa.
- Giám sát, cộng tác trong hoạt động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến chất lượng,
xử lý khiếu nại tại các đơn vị
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
4. Ban kiểm soát
Kiểm soát toàn bộ các hoạt động hàng ngày của công ty (về sản xuất, kinh
doanh, thu chi tài chính ) nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của công ty, đảm
bảo quyền lợi cho các cổ dong và cán bộ công nhân viên trong công ty
5. Giám đốc nhà máy
- Sắp xếp lao động, vật tư, thiết bị để tổ chức sản xuất phù hợp với kế hoạch sản
xuất và các yêu cầu của các quá trình.
- Giám sát mọi diến biến, sự cố trang thiết bị, tai nạn và tổ chức xử lý, khắc phục
phòng ngừa, thực hiện công tác điều độ để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của việc
sản xuất
- Giám sát việc nhập, xuất, bảo quản vật tư, thành phẩm.
6. Phòng Tổ chức lao động
- Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng,đào tạo và ký kết các hợp đồng lao
động nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhân lực và trình độ nghề nghiệp, bậc thợ
của các đơn vị trong công ty.
- Quản lý nhân sự. Đầu mối tổ chức các khoá đào tạo nội bộ, quản lý hồ sơ đào
tạo, các vấn đề liên quan định mức lao động, tiền lương.

- Thực hiện các công việc liên quan quản lý văn phòng, đánh máy, in ấn, cấp
phát các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng.
- Lập và thực hiện kế hoạch cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng, phục
vụ tốt các hội nghị, đảm bảo vệ sinh môi trường và khuôn viên công ty.
7. Phòng kế hoạch vật tư kinh doanh
- Lập và kiểm soát kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch sản xuất tháng và kế
hoạch sản xuất điều chỉnh hàng ngày.
- Đảm bảo tiến độ giao hàng theo các hợp đồng đã ký
- Mở rộng thị trường, mạng lưới khách hàng, nhanh chóng thu hồi công nợ, nâng
cao hiệu quả kinh doanh
- Đầu mối trong việc tiếp nhận các nhu cầu khách hàng. Lập và đôn đốc, kiểm
soát việc thực hiện các hợp đồng bán hàng.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Kiểm soát danh sách và tạo lập quan hệ khách hàng, mở rộng thị trường. Tiếp
nhận các yêu cầu và khiếu nại của Khách hàng, phối hợp với các Phòng, phân
xưởng để đáp ứng thỏa đáng các yêu cầu đó.
- Lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động mua hàng, kiểm tra tiếp nhận, bảo
quản, cấp phát phôi liệu, dầu, vật tư.
- Duy duy trì hồ sơ, kiểm soát tình trạng chất lượng các lô hàng của mọi nhà
cung ứng đã có quản hệ với công ty
- Viết và kiểm soát việc thực hiện các lệnh sản xuất hàng. Cân đối nhập xuất
thành phẩm, đảm bảo tình trạng kho, và việc kiểm kê hàng hóa, vật tư tồn kho
theo định kỳ.
8. Phòng Kỹ thuật
- Phụ trách việc thiết kế công nghệ, thiết kế và kiểm soát gia công các trục cán.
Kiểm soát việc lập và tuân thủ các quy trình công nghệ, hướng dẫn công việc.
- Xây dựng định mức kỹ thuật cho các sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định
- Quản lý việc bảo dưởng, sửa chữa trang thiết bị sản xuất và đo lường. Lập và

kiểm soát kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị sản xuất. Theo dõi mọi diến biến kỹ
thuật, tổ chức việc xử lý khắc phục, phòng ngừa sản phẩm không phù hợp, sự cố
kỹ thuật và sdự cố thiết bị.
- Chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu , đạo tạo nâng cao tay nghề, đào tạo kỹ
thuật, đào tạo an toàn lao động và an toàn thiết bị cho công nhân.
9. Phòng kế toán
- Phòng Kế toán tập hợp và thực hiện hạch toán toàn bộ chứng từ sổ sách của
Công ty theo đúng yêu cầu, quy định của Công ty và Bộ tài chính ban hành.
- Chức năng thanh toán: Căn cứ vào quyết định của Giám đốc tồn trong quỹ
phòng kế toán thực hiện việc thanh toán các khoản thu, chi và số lượng tiền thực
còn tồn trong quỹ băng tiền mặt và qua ngân hàng cho CBCNV, khách hàng
- Đầu vào cùng phòng Kế hoạch vật tư phối hợp kiểm nghiệm vật tư nhập kho để
xác minh nguồn vật tư nhập kho. Đầu ra đồng thời phối hợp thực hiện việc thu hồi
vốn cho Công ty một cách nhanh nhất thông qua qúa trình thu nợ. Cùng nhau theo
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
dõi công nợ của khách hàng, khả năng thanh toán của từng người từ đó thẩm định
được khách hàng và có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường
- Lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm, 3 năm, 5 năm của Công ty giao kế
hoạch cho đơn vị cơ sở.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ và trung thực số liệu kế toán theo quy định của Nhà
nước và yêu cầu của lãnh đạo.
- Nắm, chuẩn bị và thực hiện kế hoạch tài chính có liên quan các nguồn chi phí
cho việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng trong công ty mà giám
đốc công ty đã phê duyệt.
10. Phòng bảo vệ - Y tế
- Bảo vệ tài sản trong khu vực của Công ty,
- Chăm sóc sức khoẻ người lao động các ca sản xuất , kiểm tra và đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, tránh và ngăn ngừa ngộ độc thức ăn nước uống cho cán bộ công

nhân viên chức.
- Sơ cấp cứu sơ bộ ban đầu khi có các tai nạn xảy ra.
11. Phân xưởng cắt phôi
- Chịu trách nhiệm chuẩn bị phôi liệu, cắt các loại phôi theo từng chủng loại sản
phâm mà phòng kế hoạch vật tư yêu cầu.
- Bốc dỡ các phôi thép nhập vào kho phôi của công ty
12. Phân xưởng cán
- Chịu trách nnhiệm sản xuất chính trong công ty, tạo ra các loại sản phẩm theo
những tiêu chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của khách hàng.
- Thực hiện các công việc khác thuộc khu vực phân xưởng mà công ty giao.
13. Phân xưởng thành phẩm/ kho
- Phân xưởng thành phẩm có nhiệm vụ cắt nắn, đóng bó sản phẩm
- Phân loại các dạng sản phẩm sao cho phù hợp.
- Tổ kho chịu trách nhiệm cân, ghi mã hiệu các bó sản phẩm sau khi đã được cắt
nắn, nghiệm thu và cho nhập vào kho.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Cẩu bốc xếp hàng hoá cho khách hàng, thực hiện các công việc nhằm mục đích
bán hàng của công ty.
12. Phân xưởng sửa chữa cơ điện
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất.
- Chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa sự cố. Có kế hoạch về vật tư phụ
tùng dự phòng đảm bảo trang thiết bị có khả năng vận hành.
- Trực tiếp bảo quản, bảo dưỡng chăm lo hàng ngày đối với các thiết bị sản xuất
và thông báo kịp thời các tình trạng hư hỏng của chúng để các bộ phận chức
năng xử lý, đảm bảo các thiết bị sẵn sàng phục vụ sản xuất.
5. Khảo sát và phân tích các yếu tố “ đầu vào ”
a) Yếu tố đối tượng lao động của Công ty (Nguyên vật liệu và năng lượng).
Do sản phẩm chính của Công ty là thép hình nên nguyên vật liệu chính dùng

để sản xuất là phôi đúc nhập ngoại như phôi 100*100, phôi 120*120 với các loại
cân khác nhau để cán các loại sản phẩm U, I, V. Cùng với nguyên vật liệu chính bên
cạnh đó còn có rất nhiều các loại nhiên liệu khách như: dầu, mỡ, gas, ôxy, khí nén,
điện năng …chính là những nhiên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tất
cả các nguyên vật liệu trên được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Với nguyên vật
liệu chính – phôi Công ty thường nhập với khối lượng lớn chủ yếu từ các nhà cung
cấp có uy tín như: Công ty Cổ phần XNK Máy và Phụ tùng – Trung tâm kinh doanh
6 (Thị trấn Đông Anh, Hà Nội); Trung tâm XNK dịch vụ và vật tư Kỹ thuật (số
đường Láng, Hà Nội); Công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp Hà Tây(Hà Đông, Tỉnh Hà
Đông). Dầu FO, Công ty chỉ nhập của Công ty Xăng dầu khu vực I (Quận Long
Biên, Hà Nội). Gas và ôxy cũng chỉ nhập ở Công tyTNHH sản xuất và thương mại
Biển Đông và Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Long Hải (Hà Nội). Vì đây là
những nhà cung cấp có uy tín và giá cá cạnh tranh. Điện do nhà nước cung cấp nơi
quản lý Công ty là điện lực Thanh Trì. Còn các nhiên liệu khác thì có thể nhập ở
nhiều nhà cung cấp do giá cả thị trường.
Trong năm vừa qua thì Công ty đã nhập khoảng: 33 nghìn tấn phôi; dầu FO
là 1.459 tấn; Gas là 106 bình và Ôxy là 1827 chai. Giá hiện hàng của các loại
nguyên vật liệu này là:
Phôi = 5.400 đ/kg
Dầu FO = 6200 đ/kg
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Gas = 180.000 đ/bình
Ôxy = 45.000 đ/chai
Định mức tiêu hao của dầu FO là 79 kg/tấn; Phôi là 0,96 kg/kg sản phẩm.
Trên đây là một số số liệu về các nguyên vật liệu chủ yếu.
b) Yếu tố lao động của Công ty.
Biểu 3: Cơ cấu lao động trong Công ty
Số lượng lao động của từng thành phần cơ cấu lao động được phân chia cụ

thể như các tổ cán mỗi tổ có 15 đến 16 người, các tổ phôi có từ 6 đến 7 người, các
tổ thành phẩm, cơ, điện có từ 8 đến 9 người, tổ kho có 5 người … cồn khôi văn
phòng như phòng kế toán có 10 người, phòng tổ chức có 5 người, phòng kế hoạch
vât tư kinh doanh đông nhất vì có cả đôi xe là khoảng 30 người.
Nguồn lao động của Công ty đa số là trẻ vừa tốt nghiệp đại học được vài
năm và cán bộ kỹ thuật hay công nhân sản xuất đều đã qua đào tạo về cơ khí, động
cơ … với các ngành liên quan đên công việc của Công ty. Số lao động có tuổi của
Công ty là rất ít, gần như là trong ban lãnh đạo Công ty. Công ty tạo điều kiện cho
cán bộ công nhân viên theo học các lớp đại học tại chức nên số lượng bằng đại học
tăng dần qua các năm, vì vậy đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và kinh doanh của
Công ty. Tất cả lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Công ty đều có bằng đại học, đây
chính là điều kiện thuận lợi để Công ty ngày càng phát triển hơn và vươn xa hơn.
Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2001
Năm
2001
Năm
2001
Năm
2001
Tổng số LĐ 208 215 230 235 240
Trình độ
Đại học 21 23 27 32 32
Cao đẳng 17 17 20 20 21
Trung cấp 12 15 16 16 19

CN kỹ thuật 4 4 5 5 5
CN sản xuất 154 156 162 162 163
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cán bộ nhân viên trong Công ty đều có đủ năng lực trên cơ sở giáo dục và
đào tạo kỹ năng kinh nghiệm phù hợp.
+ Các trưởng bộ phận có trách nhiệm xác định năng lực cần thiết của
những người thực hiện nhũng công việc ảnh hưởng đến công việc thuộc phạm vi bộ
phận mình phụ trách.
+ Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm phối hợp cùng các bộ phận
khác thực hiện các hành động và đánh giá hiệu quả các hành động được thực hiện.
+ Các trưởng bộ phận có trách nhiệm đào tạo nhận thức cho lao động về vị
thế, tầm quan trọng của công việc.
+ Hàng năm Công ty mở các lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cho cán
bộ, nhân viên Công ty nâng cao trình độ khả năng và ngiệp vụ bằng những khoá học
ngắn hạn và dài hạn.
- Các chính sách hiện thời của doanh ngiệp tạo động lực cho người lao động.
+ Ngoài tiền lương trả hàng tháng cho công nhân viên, Công ty còn có
những khoản tiền thưởng cho công nhân viên, những người làm việc đạt hiệu quả
cao trong công việc.
+ Ngoài ra những nhân viên có sáng kiến trong kinh doanh, hoặc tim được
khác hàng mới, ký được nhiều hợp đông cho Công ty, hay có các hoạt động làm
tăng lợi nhuận cho Công ty cũng có một khoản tiền thưởng thích hợp để khuyến
khích nhân viên.
+ Đặc biệt đối với phòng bán hàng thì Công ty tạo điều kiện tối đa để thúc
đẩy hoạt động bán hàng. Chế độ thưởng khi đạt doanh thu cao…vv.
c) Yếu tố Vốn.
Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn là vốn góp cổ phần của các
cổ đông. Thứ hai là nguồn vốn vay, Công ty đã trình các kế hoạch và dự án để vay
vốn ngân hàng tín dụng, và trong qua trình kinh doanh, Công ty đã huy động thêm

nguồn vốn bên ngoài của người dân với lãi suất bằng với lãi suất ngân hàng cho
vay.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Biểu 4: Cơ cấu vốn của Công ty
ĐVT: nghìn đồng
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Vốn cổ phần 35.000.000.000
2 Vốn lưu động 107.450.123.893
3 Vốn vay 45.725.312.778
4 Vốn cố định 26.724.811.115
(Nguồn: Phòng kế toán năm 2005)
Vốn lưu động Công ty sử dụng để quay vòng vốn một cách linh hoạt còn vốn
cố định là tài sản cổ định.
6. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra.
Công ty hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tham gia vào thị
trường có tất cả mọi loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ
phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn). Đây là tiền đề tạo ra sự công bằng cho các
doanh nghiệp cạnh tranh nhau.
Sự biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến đầu vào, đầu ra của quá trình
sản xuất kinh doanh từ đó làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng
như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi giá cả đầu vào trên thị trường tăng
lên nếu doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thì giá thành
sản phẩm sẽ tăng cao, giá bán vì thế cũng tăng cao dẫn tới số lượng sản phẩm bán ra
giảm. Mặt khác khi nói đến thị trường không thể nói đến cạnh tranh. Cạnh tranh là
một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Khi các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh cùng một loại sản phẩm và doanh nghiệp nào cũng muốn bán được nhiều
sản phẩm thì việc chạy đua lẫn nhau về mọi mặt là một lẽ đương nhiên. Có nhiều đối
thiểu cạnh tranh có thể là một yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng cũng có

thể làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi cạnh tranh là sự thăng lợi của doanh
nghiệp này cũng chính là sự thất bại của doanh nghiệp kia, muốn tồn tại thì mọi
doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và phải tìm cách thích nghi với nó và Công
ty Cổ Phần thép Hàn Việt cũng không nằm ngoài khả năng nói trên.
Tiêu thụ hàng hóa là công đoạn cuối cùng của một quá trình sản xuất kinh
doanh. Nhu cầu của thị trường là luôn thay đổi và phát triển, doanh nghiệp phải
thường xuyên nghiên cứu thị trường để thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường. Công
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
ty với mô hình là sản xuất thép hình nên lượng khách mua hàng là rất lớn với khách
hàng từ Bắc vào Nam như: Công ty TM Vĩnh Long, Công ty TNHH Nam Vang,
Công ty TM Thái Sơn, Doanh nghiệp TN TM& SX Phương Nga, Doanh nghiệp TN
Tân Cương…vv. Công ty tiêu thụ sản phẩm lớn là ở miền Bắc tập trung chủ yếu vào
các tỉnh như Thái Nguyên, Thái Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng.
ở Miền Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai … Các bạn hàng đã mua sản
phẩm để xuất khẩu sang các nước như Lào, Campuchia. Doanh thu của Công ty theo
hình thức doanh thu bán hàng. Như năm 2001 doanh thu khoảng 17 tỷ 600 triệu đồng
đến năm 2005 tăng lên 278 tỷ 330 triệu đồng.
8. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố các điều
kiện ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong tình hình hiện nay, môi trường kinh doanh có tác động đến các hoạt động
kinh doanh của Công ty.
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến tình hình hoạt
động của Công ty có thể được chia ra như sau:
a. Môi trường vĩ mô
Trải qua năm chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền
kinh tế thị trường, thì hầu hết các doanh nghiệp thương mại không chịu phụ thuộc
tài chính vào nhà nước mà đã chuyển đổi cho phù hợp với diều kiện của Công ty.

Công ty Cổ phần thép Hàn Việt đã áp dụng thành công với loại hình hoạt động mới
này. Do cách nhìn nhận, đánh giá dựa trên nền tảng kinh tế hiện tại đã đưa ra được
chính sách hợp lý cho riêng mình.
Khi nền kinh tế thị trường hàng hoá đa dạng và phong phú, sức cạnh tranh
trên thị trường là rất lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trên thương trường luôn năng
động tìm hiểu nhu cầu của người mua, nhu cầu của tập thị trường, tập khách hàng,
tập khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra được chiến lược Maketing, chiến lược kinh
doanh hiệu quả. Đó cũng chính là chiến lược phát triển của Công ty.
Với công nghệ của Hàn quốc Công ty đã khai thác triệt để được những thế
mạnh của máy móc, thiết bị, học hỏi được nhiều và cũng đã tự chế tạo ra được một
số máy móc đơn giản phục vụ sản xuất mà không cần phải nhập khẩu.
Công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang các nước như Lào, Camphuchia, Trung
quốc và đã được bạn hàng chấp nhận. Để có thể xuất khẩu sang nhiều nước khác ở
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
Châu á như Nhật Bản, ấn Độ… hay sang Châu Âu Công ty còn phải đầu tư thêm
nhiều thiết bị và dây truyền công nghệ hiện đại hơn.
Về luật pháp Công ty chấp hành đúng các quy định và pháp lệnh nhà nước
ban hành. Và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm đóng thuế đối với nhà nước.
Mặc dù, là đơn vị sản xuất nhưng Công ty vẫn tham gia đầy đủ các hoạt động
đoàn thể của địa phương cụ thể như Huyện Thanh Trì nơi Công ty đặt địa điểm đã
có rất nhiều huy chương và thành tích. Công ty có gần 100 đảng viên và đang phấn
trở thành 1 Đảng bộ.
b. Môi trường ngành
Môi trường ngành là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có những mối quan hệ
liên kết kinh tế chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau, bởi vậy nó có tác động rất lớn và
mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị truờng, công cụ được công ty và các nhà kinh doanh
sử dụng rộng rãi để phân tích môi trường ngành kinh doanh là mô hình phân tích

của Michael Poter. Gồm 5 đối tượng cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng phải quan tâm:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Sp lực của nhà cung ứng
- Sp lực của khách hàng
- Sản phẩm thay thế
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có
trong ngành là một trong các yếu tố phản ánh bản chất của môi trường tác nghiệp.
Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trườngvà tình hình hoạt động
của chúng là lực lượng tác động mạnh mẽ tức thì tới quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Hiện nay thị phần của Công ty cần phải xác định nhiệm vụ của doanh
nghiệp mình là tìm kiếm thông tin, đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ
cạnh tranh chính để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với hoàn
cảnh chung của ngành.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị
trường trực tiếp làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do
tăng nguồn lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém không thích nghi với môi
trường, đồng thời làm tăng khả năng của Công ty, nên Công ty phải xem xét đánh
giá khả năng của các đối thủ mới để có những quyết định chiến lược phù hợp trong
kinh doanh.
áp lực của nhà cung ứng là các nhà cung ứng là người cung cấp các yếu tố
đầu vào cho doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến
hành bình thường, thực chất mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các nhà cung
ứng cũng là mối quan hệ tương hỗ. Các nhà cung ứng thường tạo sức ép cho Công
ty bằng việc đưa ra giá cao khi nguồn hàng cung cấp khan hiếm. Do đó doanh

nghiệp phải thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các nhà cung ứng để
mong muốn họ đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp mình.
Áp lực của khách hàng là để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh, thì
yếu tố khách hàng quyết định đến thành công của Công ty, doanh nghiệp cần phải
thiết lập một mối quan hệ bền vững, chặt chẽ và luôn tạo uy tín với khách hàng
nhằm tạo lòng tin với khách hàng. Nhưng ngược lại khách hàng thường gây sức ép
với doanh nghiệp để hưởng lợi thường là ép giá, đòi hỏi sản phẩm phải có mức chất
lượng cao, dịch vụ nhiều hơn. Chính vì vậy Công ty cần đưa ra những chính sách
phù hợp để có dược mối quan hệ tốt với khách hàng.
Sản phẩm thay thế là sản phẩm thay thế cũng là một trong những thế lực tạo
nên sức ép lớn đối với doanh nghiệp. Nếu giá của sản phẩm quá cao, thì khách hàng
chuyển sang những sản phẩm thay thế.
Đối sách cơ bản của Công ty là thực hiện chiến lược phân biệt hoá sản phẩm
có chất lượng khác biệt hẳn sản phẩm thay thế hoặc làm tăng chi phí của khách
hàng khi họ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN III
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Vấn đề quản trị nhân lực
Hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng khoảng hơn 200 lao động ở 4 phân
xưởng chính và nhân viên ở các phòng ban. Lao động ở mỗi phân xưởng được chia
thành những đội sản xuất nhỏ và làm luân phiên theo ca.
Doanh nghiệp thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất tăng năng suất
lao động nâng cao chất lựong đáp ứng nhu cầu của khách hang. Ngoài ra doanh
nghiệp cũng theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất của công nhân cũng như ý thức của
công nhân khi tham gia sản xuất.
Hiện tại lao động có tay nghề trong ngành thép đang khan hiếm trong khi

chất lượng sản phẩm ngành thép một phần phụ thuộc tay nghề của công nhân vi vậy
doanh nghiệp cũng chủ động đào tạo lao động có tay nghề để phục vụ nhu cầu sản
xuất đồng thời doanh nghiệp cũng tạo điều kiện và khuyến khích để nhân viên và
công nhân sáng tạo và phát triển trong quá trình sản xuất và làm việc
Đối với nhân viên văn phòng doanh nghiệp tính lương theo ngày công làm
việc và được thanh toán vào cuối tháng
Đối với công nhân sản xuất doanh nghiệp tính lương khoán sản phẩm. Công
nhân sẽ được tính lương sau mỗi tuần sản xuất và được thanh toán vào cuối tháng.
2. Vấn đề quản trị chất lượng.
Công ty Cổ phần Thép Hàn Việt (HVS) là Công ty Cổ phần đầu tiên sản xuất
thép hình. Với công nghệ và thiết bị hiện đại, tiên tiến nhập từ Hàn Quốc của Tập
đoàn Thép lớn nhất thế giới.
Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/09/2001, chỉ trong vòng một năm
đầu tiên Thép Hàn Việt đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hơn 50,000
tấn sản phẩm chất lượng cao, kích thước chính xác từng milimet thỏa mãn yêu cầu
của các công trình. Sản phẩm Thép Hàn - Việt luôn được đánh giá cao, tương xứng
với quy mô và uy tín của HVS.
Ngay từ ngày đầu sản xuất HVS đã áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000. Đã được tổ chức Global của Anh Quốc đánh giá: Chất lượng
phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và cấp chứng chỉ. Nhãn hiệu độc quyền HVS và
Logo được bảo hộ tại Việt Nam.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
Với phương châm "Mọi hành động đều hướng tới chất lượng và khách
hàng", tập thể CBCNV công ty không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật
nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa phương thức phục vụ nhằm thỏa mãn
khách hàng.
3. Vấn đề quản trị thiết bị.
Về thiết bị doanh nghiệp luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất cũng như

nhu cầu sinh hoạt của nhân viên công ty đã trang bị các thiết bị văn phòng, sản xuất
hiện đại nhất. Với dàn máy cán tiên tiến được nhập khẩu tại Hàn Quốc cùng với đó
là công tác sửa chữa bảo trì cũng được công ty đặc biệt quan tâm khi mà điều kiện
làm việc của ngành thép luôn ở trong môi trường nhiệt độ cao.
Gần đây doanh nghiệp vừa thanh lý một số loại phương tiện vận tải đã quá
thời hạn sử dụng hoặc đã rất cũ và tiếp tục mua các loại phương tiện khác thay thế
để đảm bảo nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm.
Ngoài việc bổ sung và hoàn thiện các trang thiết bi công ty cũng không
ngừng thực hiện kiểm tra kiểm kê định kì các trang thiết bị để tránh thất thoát thiết
bị ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty.
4. Vấn đề xây dựng và quản trị thương hiệu.
Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu là yếu tố then chốt cho sự phát
triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Một thương hiệu vững mạnh sẽ tạo cho doanh
nghiêp chỗ đứng trên thị trường
Với phương châm: "Mọi hành động đều hướng tới chất lượng và khách
hàng". Công ty cổ phần thép Hàn Việt đang ngày càng khẳng định thương hiệu và
chất lượng của mình. Công ty luôn luôn cố gắng đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt
nhất nâng cao uy tín với khách hàng.
Trong nên kinh tế thị trường cùng với đó là sự hội nhập của đất nước sẽ là sự
cạnh tranh rất khốc liệt giữa ngành thép trong nước nói riêng và sự cạnh tranh với
thép ngoại nói riêng vì vậy vấn đề quản trị thương hiệu sẽ là vấn đề sống còn cho sự
phát triển của công ty. Thấu hiểu được điều đó công ty cổ phần thép Hàn Việt
không ngừng xây dựng phát triển thương hiệu khẳng định vị thế, mở rộng thị trường
ra khắp miền Bắc. Đặc biệt công ty đang tính đến khả năng xuất khẩu thép sang
nước ngoài trong một hoặc hai năm sắp tới
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
KẾT LUẬN


Sau 10 năm thành lập Công ty Cổ phần Thép Hàn Việt đã có một chỗ đứng,
một vị trí quan trọng trong nền công nghiệp sản xuất thép nhất là mặt hàng thép
hình. Nhờ có cơ chế Cổ phần hoá của Nhà nước, có nền kinh tế thị trường cạnh
tranh dưới sự quản lý và theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã phát triển được nhiều
ngành nghề dẫn đến cán bộ công nhân viên có công ăn việc làm và thu nhập ổn
định. Trong điều kiện môi trường mới, Công ty cổ phần thép Hàn Việt đã có nhiều
nỗ lực, cố gắng để tồn tại và phát triển trên thương trường, những kết quả kinh
doanh mà Công ty đạt được đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong sự
nghiệp sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế của đất nước.
Để có được những thành công như vậy cũng là do bộ máy quản lý của Công ty
đã lãnh đạo đúng chiến lược kinh doanh, yếu tố con người từ đó phát hiệu huy quả,
nhiệm vụ mà Công ty đã đặt ra.
Tên Sv: Đỗ Đức Thắng Mã SV: CQ492549
25

×