Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển chỉnh thức (ODA) tại Ban Quản lý dự án 85

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.63 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển nền kinh tế trước hết cần phải phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng, để từ đó mới có thể tạo điều kiện cho các vùng, miền
trên cả nước phát triển kinh tế một cách đồng đều. Vì vậy Đảng và Nhà nước đã xác
định mục tiêu hàng đầu và ưu tiên trước nhất là phát triển mạng lưới giao thông trên
cả nước, có như vậy thì mới có thể đạt được mục tiêu chung của toàn nền kinh tế.
Do đó trong những năm gần đây đầu tư cho xây dựng, nâng cấp và cải tạo mạng
lưới giao thông chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư của toàn bộ nền kinh
tế. Các dự án đầu tư được thực hiện chủ yếu sử dụng các nguồn vốn ngân sách, và
vốn vay viện trợ nước ngoài và với khối lượng vốn lớn. Để quản lý các dự án này,
Chính phủ thành lập ra các Ban quản lý thuộc các Bộ chủ quản để có thể tập trung
chuyên môn vào quản lý, đại diện cho nhà nước làm chủ đầu tư. Công tác quản lý
các dự án đầu tư là một chuỗi các hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải có một trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Quản lý dự án giữ vai trò quan trọng, giúp cho
việc thực hiện dự án được thực hiện theo một quy trình nhất định, đảm bảo mục tiêu
đặt ra ban đầu cũng như hiệu quả do dự án đem lại sau này. Nhận thức được vai trò
của quản lý dự án trong hoạt động đầu tư và qua tìm hiểu thực tế công tác quản lý
được thực hiện tại Ban quản lý dự án 85, em đã củng cố được kiến thức về quản lý
dự án và nắm bắt được phương pháp tổ chức và triển khai công tác quản lý đối với
một dự án đầu tư đặc biệt là những dự án đầu tư từ nguồn vốn vay viện trợ nước
ngoài. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án
sử dụng vốn đầu tư phát triển chỉnh thức (ODA) tại Ban Quản lý dự án 85”.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn
ODA tại Ban quản lý dự án 85 và qua đó thấy được những ưu điểm cũng như những
hạn chế còn gặp phải trong công tác quản lý dự án đầu tư để đưa ra những giải pháp
để nâng cao hiệu quả quản lý.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Ban Quản lý dự án 85
Phần II: Thực trang công tac quản lý dự án ODA của Ban quản lý dự án 85


Phần III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án ODA tại Ban
Quản lý dự án 85
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Thạc sỹ
Trần Thị Phương Hiền, ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên của Ban Quản lý dự
án 85 đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
1
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 85
1.1. Thông tin chung
1.1.1. Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Ban Quản lý dự án 85
Tên tiếng anh : Project Management Unit 85
Tên gọi viết tắt : Ban qlda 85(hoặc Ban 85)
Tên gọi viết tắt : PMU85
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Ban Quản lý dự án 85 có nhiệm vụ thay Bộ GTVT là chủ đầu tư thực hiện
các dự án cơ sở hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn trong nước và vốn ODA, làm
chủ đầu tư trong việc lập các dự án giao thông để gọi vốn đầu tư nước ngoài
Nhiệm vụ chủ yếu
- Tổ chức hồ sơ gọị thầu , đấu thầu và kí kết các hợp đồng về tư vấn, thi công
xây dựng công trình
- Chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt dự án,
thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
- Chụi tránh nhiệm về đền bù giải phóng mặt bằng trước khi bàn giao cho đơn
vị xây dựng
- Quản lý chặt chẽ kinh phí của dự án trong tổng dự toán được duyệt theo quy

định hiện hành của nhà nước
- Quản lý chất lượng, tiến độ xây dựng công trình theo đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật đã quy định
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra nghiệm thu khối lượng và thanh toán cho các tổ
chức đã ký kết hợp đồng thực hiện đầu tư xây dựng công trình
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình đã khai thác sử dụng; lập báo cáo
quyết toán đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi hoàn thành để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt
1.1.3. Địa chỉ giao dịch
- Trụ sở chính của doanh nghiệp :
Địa chỉ :184 Nguyễn Sỹ Sách, Thành phố Vinh, Nghệ An
Số điện thoại : 038. 3844782
Fax : 038. 3841253
- Văn phòng đại diện hà nội :
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
2
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
Địa chỉ : A3, Đầm Trai, phường Phương Liệt, quận Đống đa, Hà Nội.
Số điện thoại : 043. 8690262
Fax : 043. 8686148
- Văn phòng đại diện Đà Nẵng
Địa chỉ :Nhóm 35, phường Hoà Cường, quận Hải Châu, Thành
phố Đà Nẵng
Số điện thoại : 0511. 3642914
Fax : 05113. 644552
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1. Quá trình hình thành
Tiền thân Ban Quản lý dự án 85 là “Ban kiến thiết 27” được thành lập theo

quyết định số 267 QĐ/TC ngày 08/02/1979 của bộ GTVT với số lượng cán bộ công
nhân viên là 29 người, có nhiệm vụ quản lý việc đầu tư xây dựng công trình cảng
Cửa lò.
Vào năm 1982, bộ GTVT đã ra quyết định số 306 ngày 27/07/1982 đổi tên
Ban thành “ Ban quản lý công trình cảng Cửa Lò” cùng với việc sát nhập thêm
“Ban chuẩn bị sản xuất” trực thuộc cảng Nghệ Tĩnh vào Ban Kiến Thiết 278 để làm
thêm nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất của Cảng, đồng thời cho phép Ban chuyển Trụ sở
từ thành phố Vinh về đóng tại khu nhà nghĩ thị xã Cửa Lò.
Năm 1985, sau khi cảng Của Lò giai đoạn 1 hoàn thành cơ bản công tác xây
dựng và đã đưa vào khai thác , bằng Quyết định số 1321/TCCB ngày 30/07/1985
của Bộ GTVT đã tiếp tục giao cho Ban nhiệm vụ làm đại diện chủ đầu tư công trình
Bến Thủy và đổi tên “Ban Quản lý công trình cảng Cửa Lò” thành “Ban Quản lý công
trình 85” trực thuộc bộ GTVT. Trụ sở của Ban được chuyển về thành phố Vinh.
Sau đó vào năm 1995, để phù hợp với cơ chế quản lý đầu tư xây dựng mới,
Bộ GTVT đã có Quyết định số 3720/QĐ/TCCB-LĐ ngày 29/07/1995 đổi tên “Ban
Quản lý công trình 85” thành “Ban Quản lý dự án 85” với nhiệm vụ thay mặt bộ
GTVT quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông quan trọng ở khu vực
Miền Trung và trên cả nước.
Như vậy, qua bốn lần đổi tên, Ban Quản lý dự án 85 (viết tắt là” Ban
QLDA85” và tên giao dịch tiếng anh là “ Project Management Unit 85” viết tắt là
“PMU85”) đã có lịch sử phát triển hơn 30 năm và trưởng thành. Trong suốt hơn 30
năm hoạt động đó, có 12 dự án với tổng mức đầu tư lên hàng chục tỷ đồng do Ban
quản lý đã hoàn thành đạt chất lượng cao, phát huy tốt hiệu quả khai thác và được
các cấp, các ban ngành cũng như nhà tài trợ đánh giá cao về hiệu quả quản lý đầu
tư của các dự án.
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền

1.2.2. Quá trình phát triển
1.2.2.1. Giai đoạn 1979-1997.
Giai đoạn mới thành lập ban đầu ban được hình thành với mục đích xây quản
lý đầu tư xây dựng cảng Cửa Lò, sau khi Cảng Cửa Lò xây dựng xong ban được
giao thêm các công trình như cầu Bến Thủy, Quốc lộ 8A. Các dự án được ban thực
hiện được hoàn thành với chất lượng tốt, đảm bảo tiến độ và đưa vào khai thác đạt
hiểu quả kinh tế cao. Ban Quản lý dự án 85 đã thể hiện được nhiều khả năng điều
hành, tổ chức thực hiện dự án của mình, được lãnh đạo bộ GTVT , các địa phương
nơi có dự án do ban càng tin tưởng hơn. Những năm tiếp theo, bộ GTVT đã giao
cho ban làm đại diện chủ đầu tư nhiều dự án có trọng điểm hơn, có quy mô lớn hơn,
kỹ thuật công nghệ phức tạp hơn như: Dự án xây dựng cầu Sông Giang, dự án khôi
phục nâng cấp Quốc Lộ 9( giai đoạn 1), dự án xây dựng cầu Quán Hàu, dự án xây
dựng cầu Hiền Lương, dự án xây dựng cảng Vũng Áng( giai đoạn 1).
Các dự án của Ban xây dựng trong giai đoạn này là các công trình giao thông
của Miền Trung và các dự án có vốn đầu tư ở mức trung bình và kỹ thuật không
quá phức tạp.
1.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1997 đến nay.
Từ năm 1997 đến nay, Ban Quản lý dự án 85 đã được Bộ GTVT giao nhiệm
vụ quản lý một số dự án đặc biệt quan trọng đầu tư bằng nguồn vốn ODA như: Dự
án xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, dự án mở rộng cảng Tiên Sa – Đà
Nẵng, dự án xây dựng cầu Nhật Tân, dự án cảng Cái Mép – Thị Vải và dự án Quốc
Lộ 9 (giai đoạn 2) vốn vay ADB.
Trong giai đoạn này, thực hiện chức năng nhiệm vụ: Quản lý chất lượng, quản
lý tiến độ, quản lý vốn, bằng nổ lực phấn đấu, bằng tinh thần sang tạo và không
ngừng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ công nhân
viên, cho đến nay Ban quản lý dự án 85 đã tổ chức quản lý và điều hành xây dựng
hoàn thành ban giao đưa vào sử dụng nhiều dự án. Các công trình do ban quản lý
xây dựng đầu từ xây dựng đều hoàn thành đúng tiến độ đạt loại tốt, có nhiều công
trình được hội nghiệm thu cấp Bộ và Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá là
công trình đạt chất lượng cao như : Quốc Lộ 8A, cầu Sông Gianh, cầu Hiền lương,

cảng Tiên Sa – Đà Nẵng, đặt biệt là công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân
hoàn thành năm 2005 đã được hiệp hội và các Công ty Tư vẫn Hoa Kỳ xét trao giải
thưởng công trình đạt chất lượng cao và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. dưới đây
là cá công trình các dự án của Ban được giao quản lý trong giai đoạn 1997 đển nay:
a. Các công trình dự án đã thực hiện:
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
4
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
• Dự án có nguồn vốn trong nước:
- Cầu sông Gianh hoàn thành năm 1998;
- Cầu Hiền lương hoàn thành năm 1999;
- Quốc lộ 9( giai đoạn 1) hoàn thành năm 2000;
- Cầu Quán Hàu hoàn thành năm 2001;
- Cảng Vũng áng( giai đoạn 1) hoàn thành năm 2001.
- Đường Hồ Chí Minh đoạn đoạn Đắckrông- Ta rụt (64km) hoàn thành năm 2004
• các dự án có nguồn vốn vay ODA
- hầm đường bộ qua đèo Hải Vân vốn JBIC( hiện tại là JICA): hoàn thành
năm 2005( phần phạm vi công việc theo các hợp đồng gốc của dự án): phần sử dụng
vốn dư JICA hàng mục đường Tây đầm Lập An: hoàn thành tháng 4 năm 2008;
- Cảng Tiên Sa- Đà Nẵng vốn JICA: hoàn thành năm 2005( thành phần phạm
vi công việc theo các hợp đồng gốc của dự án); phần sử dụng vốn dự của JICA hạng
mục đường nối nam hầm Hải Vân – Túy Loan và hạng mục kéo dài đê chắn sóng):
hoàn thành tháng 5/2008;
- Dự án nâng cấp Quốc lộ 9 ( giai đoạn 2) vốn ADB: hoàn thành năm 2006
Ngoài các dự án đã được thực hiện hoàn thành ban giao đưa vào sử dụng hiện
tại Ban quản lý dự án 85 đang thực hiền nhiều công trình :
b.Các dự án đang triển khai thực hiện:
• Dự án nguồn vốn trong nước:

- Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 7 đoạn Khe thơi – Nậm Cắn;
- Dự án đường nối từ cảng Vũng Áng tới biên giới Việt - Lào;
- Dự án xây dựng cảng Vũng Áng 2.
• Các dự án nguồn vốn vay ODA:
- Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu thành phố Hà Nội khởi
công xây dựng ngày 07/03/2009
- Dự án phát triển cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vãi thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu khởi công xây dựng ngày 14/10/2008.
c. Các dự án chuẩn bị xây dựng
- Quốc lộ 24 Quảng ngãi – Komtum;
- Dự án cầu Bến Thủy 2;
- Dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn Hoàng Mai – Cầu Giát;
- Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi;
- Dự án đường nối cầu nhật tân đến sân bay nội bài.
d.Các công trình, dự án chuẩn bị đầu tư:
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
5
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
- Dự án đường bộ qua đèo Cả;
- Dự án mở rộng cảng Tiên Sa – Đà Nẵng giai đoạn II;
- Dự án đường cao tốc Cam lộ - huế - Đà nẵng
Ngoài ra trong giai đoan này Ban quản lý dự án 85 còn được bộ giao thông vận
tải giao cho làm chủ đầu tư, giai đoạn chuẩn bị đầu tư đối với các dự án nằm trên
lãnh thổ của 2 nước bạn Lào và Campuchia như:
- Dự án đường Đức Cơ – Bung lung – Stung Treng ( Việt Nam – Campuchia);
- Dự án đường 18B từ cửa khầu Đắc Tô( Việt Nam) đến Attapủ ( cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào)
- Dự án đường 2E Tây Trang – Mường khoa ( Việt Nam – Lào)

- Dự án đường Tén Tần – Hủa Phân ( Việt Nam – Lào)
- Dự án đường Mường Chăm – Nậm On – Thanh Thủy ( Việt Nam – Lào),
- Dự án đường 6A, 6B nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
Từ giai đoạn đầu Ban chỉ quản lý xây dựng những dự án vừa và nhỏ lẻ. Ban đã
có sự thay đổi và thực hiện xây dựng nhiều dự án có tầm cở, các dự án lớn quy mô
hàng nghìn tỷ đồng. hiện nay Ban Quản lý dự án 85 là một trong những ban thuộc
bộ giao thông quản lý có hiệu quả nhất các dự án đầu tư xây dựng trong nước cũng
như các dự án đầu tư có vốn nước ngoài (ODA) nhất là các dự án của JICA.
Các dự án của Ban thực hiện đều hoàn thành tiến độ đề ra của chủ đầu tư cũng
như hoàn thành kế hoạch của bộ giao thông vận tải đề ra, các công trình ban đang
tiến hành đều đảm bảo giải ngân vốn đúng tiến độ công trình. Đảm bảo cho chất
lượng công trình mà ban thực hiện.
1.3. Đặc điểm về hoạt động của ban quản lý dự án 85.
1.3.1. Vị trí, chức năng
Ban quản lý dự án là đơn vị kinh tế sự nghiệp thuộc Bộ giao thông vận tải, có
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng theo quy định của nhà
nước, chụi sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Bộ giao thông vận tải.
Ban quản lý dự án có chức năng thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng
gồm các công trình xây dựng cơ bản hoặc các chương trình, dự án, công trình có
tính chất xây dựng cơ bản thuộc các nguồn vốn, các công trình phân cấp đầu tư cho
Bộ; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các chủ đầu tư khác trên địa bàn Miền trung
cũng như trên cả nước ; tiếp nhận và điều hành các dự án đầu tư XDCB trong kế
hoạch hàng năm của Bộ và các dự án ủy thác của các chủ đầu tư khác, theo quy
định hiện hành của Nhà nước.
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tổ chức hồ sơ gọị thầu , đấu thầu và kí kết các hợp đồng về tư vấn, thi công
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
6
Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
xây dựng công trình
- Chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt dự án,
thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
- Chụi tránh nhiệm về đền bù giải phóng mặt bằng trước khi bàn giao cho
đơn vị xây dựng
- Quản lý chặt chẽ kinh phí của dự án trong tổng dự toán được duyệt theo quy
định hiện hành của nhà nước
- Quản lý chất lượng, tiến độ xây dựng công trình theo đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật đã quy định
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra nghiệm thu khối lượng và thanh toán cho các tổ
chức đã ký kết hợp đồng thực hiện đầu tư xây dựng công trình
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình đã khai thác sử dụng; lập báo cáo
quyết toán đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi hoàn thành để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Được kí kết hợp đồng ủy thác quản lý đầu tư và xây dựng các công trình tư
vấn giám sát kỹ thuật và các dự án, nghiệm thu khối lượng và chất lượng các công
trình xây lắp.
- Được thực hiện việc kỹ thuật các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Trung
ương, tỉnh, huyện và các nguồn vốn khác do Ban quản lý dự án quản lý .
1.3.3. Tổ chức bộ máy, biên chế của ban quản lý dự án.
Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ thủ trưởng. Tổng Giám đốc lãnh đạo điều
hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ giao thông về các hoạt động của Ban.
Giúp việc cho Giám đốc có Phó Tổng giám đốc, kế toán và các trưởng phòng
dự án được phân công phụ trách từng lĩnh vực công việc cụ thể, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả lĩnh vực
công tác do mình phụ trách.
Giúp việc cho Giám đốc Ban còn có đội ngũ viên chức chuyên môn, nghiệp vụ
kỹ thuật và nhân viên phục vụ khác.
Căn cứ tình hình hoạt động thực tế của Ban quản lý dự án, Tổng Giám đốc đề

nghị biên chế để Bộ Giao thông vận tải, bộ tài chính quyết định và duyệt biên chế
tiền lương hàng năm theo quy định của Nhà nước.
1.3.4. Mối quan hệ công tác.
Đối với Bộ giao thông vận tải: ban quản lý dự án 85 chụi sự lãnh đạo trực tiếp
toàn điện của Bộ giao thông vận tải. Tổng giám đốc ban quản lý chụi trách nhiệm
báo cáo thường xuyên toàn bộ hoạt động của ban và đề nghị vấn đề cần giải quyết
để Bộ có ý kiến chỉ đạo.
Đối với các chủ đầu tư dự án; các đơn vị tư vấn và thi công xây dựng: Ban
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
quản lý dự án có mối quan hệ bình đẳng với các chủ đầu tư dự án, các đơn vị tư vấn
và thi công xây dựng, trong việc thực hiện các hợp đồng tinh tế theo quy định hiện
hành của pháp luật .
Đối với các bộ và các đơn vị thuộc bộ, nhà nước: Ban quản lý dự án có mối
quan hệ bình đẳng, phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao và giải quyết những
công việc có liên quan, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ.
1.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Ban quản lý dự án 85 là một ban quản lý dự án của bộ giao thông vận tải , cơ
cấu tổ chức của bang tương đối giống với các cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án
khác. Cơ cấu tổ chức của ban: Lãnh đạo ban, các phòng chức năng nghiệp vụ.
Dưới đây là bộ máy tổ chức của ban quản lý dự án 85 có mô hình như sơ đồ 1:
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
8
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý của ban quản lý dự án 85
Nguồn: phòng hành chính tổng hợp
Phó Tổng GĐ

nội chính
Phó Tổng GĐ
dự án trong
nước
Phó Tổng GĐ
dự án ODA
Tæng gi¸m ®èc
PMU85
Phòng Tài
chính – kế
Toán
Phó Tổng GĐ
kế hoạch
BĐH dự án
hầm Hãi Vân
(vốn JICA)
BĐH cảng Cái
Mép -Thị Vải
(vốJJJJJjJIJJI
CA)
BĐH dự án
cảng Tiên Sa
(vốn JICA)
đại diện
PMU85 tại Hà
Nội
Phòng kế
hoạch dự án
ODA
BĐH dự án

quốc lộ 12
BĐH dự án
quốc lộ 7
Đại diện
PMU85 tại Đà
Nẵng
Phòng kế
hoạch dự án
trong nước
BĐH dự án
quốc lộ 9
BĐH dự án
cảng Vũng
Áng
Đại diện
PMU85 tại TP
HCM
Văn phòng
tổng hợp
BĐH dự án
cầu Nhật Tân
(vốn JICA)
Phòng đền bù
GPMB& môi
trường
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
Ban quản lý dự án 85 có 130 cán bộ công nhân viên, trong đó có 95 cán bộ
biên chế và 35 cán bộ hợp đồng trình độ đội ngủ cán bộ của ban gồm: 1 tiến sỹ, 10
thạc sỹ, 72 kỹ sư cữ nhân

• Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án 85:
Gồm có một Tổng giáo đốc, và 4 phó tổng giám đốc, 5 phòng chức năng, 8
Ban điều hành dự án và 3 văn phòng đại diện.
Tổng giám đốc do bộ trưởng bộ GTVT bổ nhiệm, là người điều hành hoạt
động quản lý của ban theo chế độ thủ trưởng, là đại diện hợp pháp của Ban trong
quan hệ giao dịch và chụi trách nhiệm trước pháp luật.
Phó Tổng giám đốc cũng do bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm, giúp cho Tổng giám
đốc điều hành một hoặc một số kĩnh vực theo sự phân công của Tổng giám đốc.
Kế toán trưởng do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm, giúp cho Tổng giám đốc
chỉ thực hiện công tác tài chính kế toán của Ban
• Các phòng chức năng gồm:
Phòng kế hoạch dự án trong nước Ban ĐH dự án Hải Vân
Phòng kế hoạch dự án ODA BĐH dự án cảng Tiên Sa
Phòng tài chính Kế Toán BĐH dự án cầu Nhật Tân
Phòng đền bù GPMB BĐH dự án cảng Cái Mép
Văn phòng tổng hợp BĐH dự án Quốc lộ 9
Đại diện tại Hà Nội BĐH dự án Quốc lộ 7
Đại diện tại Đà Nẵng BĐH dự án Đường 12
Đại diện tại TP HCM BDDH dự án cảng Vũng Áng
• Chức năng của các phòng ban như sau:
- Phòng kế hoạch dự án trong nước và kế hoạch dự án ODA:
+ Tìm kiếm, cân đối nguồn vốn cho hoạt động chung của Ban
+ Chủ trì ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị để thực hiện lập báo cáo
nghiên cứu khả thi, khỏa sát thiết kế lập hồ sơ mời thầu, xây dựng công trình.
+ tìm kiếm, cân đối nguồn vốn cho hoạt động chung của Ban.
+ trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu. chủ trì trong việc đánh giá hồ
sơ dự thầu và trình duyệt kết quả đấu thầu.
+ Chủ trì tập hợp số liệu để xây dựng kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án
theo dõi việc thực hiện kế hoạch vốn hàng năm được giao; phối hợp với các phòng
ban khác để điều hòa, điều chỉnh vốn cho dự án

+ Giải quyết các nội dung liên quan đến thủ tục về đầu tư xây dựng công trình.
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
9
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
+ Tham giao hội đồng nghiệm thu cơ sở , các hội đồng bàn giao công trình.
- Phòng Tài Chính Kế Toán: có nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý tài
chính kế toán của ban.
+ Đảm bảo cân đối các nguồn vốn, lập kế hoách chi hàng tháng, quý năm.
Quản lý các khoản chi tiêu trong mọi hoạt động của Ban
+ Tổ chức thực hiên công tác giải ngân thanh toán cho các nhà thầu. Chủ trì
làm việc với các cơ quan tài chính như: bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Nhà tài
trợ trong công tác giải ngân và thanh toán các dự án.
+ Kiểm soát việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu, giải quyết các thủ tục tài
chính để giải ngân cho nhà thầu được thuận lợi
+ Chủ trì công tác quyết toán dự án và làm đầu mới cvoiws các cơ quan kiểm
toán, thanh tra.
- Phòng đền bù GPMB:
+ lập phương án và trình duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng cho toàn bộ dự án.
+ Hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị địa phương để tiến hành công tác đền
bù GPMB
+ Giải quyết các thủ tục về đền bù GPMB theo đúng quy định hiện hành.
- Văn phòng tổng hợp: Có chức năng tuyển dụng, quản lý và đào tạo nguồn
nhân lực của Ban; thực hiện chức năng hành chính và quản lý phương tiện vận
chuyển
- Các ban điều hành dự án : trực tiếp theo dõi thực hiện các hợp đồng xây lắp
tư vấn giám sát , cụ thể:
+ Tổ chức theo dõi, giám sát tiến độ, chất lượng các hợp đồng xây lắp ,các hợp
đồng từ vẫn giám sát , chụi trách nhiệm về vấn đề kỹ thuật, giải quyết các phát sinh

trong việc thực hiện hợp đồng. chụi trách nhiệm kiểm tra , xác nhận khối lượng
hoàn thành của các nhà thầu tại hiện trường dự án.
+ Trình duyệt các vấn đề phát sinh kỹ thuật, khối lượng các hợp đồng xây lắp.
+ Là đầu mối chính trong hợp đồng nghiệm thu dự án hoàn thành.
1.5. Đặc điểm về nhân sự
Cùng với sự phát triển về nhiệm vụ và công việc, đội ngũ cán bộ công nhân
viên của ban ngày càng phát triển và lớn mạnh không chỉ về số lượng mà đặc biệt là
sự lớn mạnh về kiến thức chuyên môn, về năng lực quản lý tổ chức điều hành thực
hiện dự án, kể cả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước hoặc đầu tư bằng
nguồn vốn ODA. Từ chổ ban chỉ có 29 người năm 1979 đến nay đội ngủ cán bộ
công nhân viên của ban đã có 120 người, trong đó có 32 nữ.
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
10
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
Bảng 1.1:Cơ cấu lao động theo trình độ của Ban quản lý dự án 85 tính đến
năm 2010
Trình độ Số lượng Tỉ lệ (%)
Trên Đại học 11 9,2%
Đại học 75 62.5%
Cao đẳng, trung cấp 34 28,3%
Tổng 120 100%
Nguồn: phòng Tài chính – Kế Toán
Từ nguồn số liệu trên ta có biểu đồ hình tròn thể hình tỷ lệ lao động của công
ty theo trình độ:
Biểu đồ 1.1: tỷ lệ % lao động theo trình độ của Ban quản lý dự án 85
Như vậy đa số nhân viên của Ban Quản lý dự án 85 có trình độ đại học
chiếm 62,5 % , tỉ lệ nhân viên có trình độ trên đại học là 9,2%. Còn lại là trình độ
trung cấp và cao đẳng. Tỉ lệ lao động của ban có trình độ trên đại học chiếm 71,7

% ; đây là tỉ lệ tương đối lớn đặc biệt ban có những cán bộ công nhân viên có trình
độ thạc sỹ và tiến sỹ. Cụ thể là ban có 1 tiến sỹ và 10 thạc sỹ có trình độ cao đáp
ứng tốt hơn nhu cầu đòi hỏi đối với Ban.
Hơn nữa đội ngủ nhân viên ban đa số là nhân viên trẻ tuổi, bên cạnh đó Ban
cũng có kế những nhân viên giàu kinh nghiệm. với lực lượng nhân viên trẻ chiếm số
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
11
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
lượng lớn tạo ra sự năng động, linh hoạt và trách nhiệm trong công việc được giao,
hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt công việc. Sự trẻ trung năng động của nhân viên
trẻ kết hợp với kinh nghiệm của những nhân viên thuộc thuộc hệ đi trước sẻ tạo
bước đà phát triển bền vững bền cho Ban.
Về hoạt động của các tổ chức chính trị không ngừng được nâng cao với 44
đảng viên, 120 đoàn viên công đoàn, 41 đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí
Minh đã tạo nên một hệ thống thống nhất cao trong nhiệm vụ cũng như trong đời
sống chính trị của cán bộ công nhân viên trong Ban.
Bảng 1.2. bảng tỉ lệ đảng viên, đoàn viên Ban Quản lý dự án 85 tính đến năm 2010
Đối tượng Số người Tỷ lệ(%)
Đảng viên 44 36,7%
Đoàn viên thanh niên CSHCM 41 34,2
Đoàn viên công đoàn 120 100%
Nếu xét theo giới tính:
Bảng 1.3 bảng tỉ lệ nam nữ ban quản lý dự án 85 tính đến năm 2010
Đối tượng Số người Tỷ lệ(%)
Nam 88 72,3%
Nữ 32 27,7%
Ban quản lý dự án 85 có 32 nữ chiếm 26,7% và 88 nam chiếm 72,3 % . ban
quản lý dự án 85 có tỉ lệ nữ tương đối cao so với các cơ quan hành chính sự nghiệp

khác thuộc nhà nước. Tỉ lệ nam, nữ nhân viên của ban luôn có sự thay đổi để phù
hợp với từng giai đoạn và thời kỳ cũng như phù hợp với yêu cầu của Ban.
Hiện tại người có vai trò quan trọng nhất trong ban chính là Tổng Giám đốc
Nguyễn Ngọc Cảnh. Hổ trợ cho tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc và các
phòng nghiệp vụ, các thành viên trong ban có thể đề xuất, tham mưu cho tổng giám
đốc khi có yêu cầu.
Hầu hết các cán bộ công nhân viên trong Ban quản lý dự án 85 luôn làm việc
với tinh thần trách nhiệm cao, vì thế trong Ban luôn có những cán bộ công nhân
viên được nhận bằng tiến sỹ thi đua, tập thể ban đã vinh dự được Đảng, Nhà nước,
Chính phủ, Bộ GTVT và các địa phương trao tặng nhiều danh hiệu cao quý.
1.6. Một số nét về hoạt động đầu tư, quản lý dự án xây dưng của Ban
Quản lý dự án 85
Là ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải công việc chính của Ban là
quản lý các quản lý các dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư theo hình
thức đầu tư trực tiếp quản lý dự án thực hiện chức năng quản lý đầu tư xây dựng dự
án công trình giao thông. Về đặc điểm hoạt động đầu tư xây dựng Ban quản lý dư
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
án có những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát lập báo cáo đầu tư (đề xuất đầu tư), dự án đầu tư điều chỉnh dự án
đầu tư, Ban Quản lý dự án 85 thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư theo
quy định.
- Tổ chức thiết kế, dự toán, phê duyệt điều chỉnh bổ sung thiết kế. Ban Quản
lý dự án 85 tổ chức thẩm định , phê duyệt thiết kế bản vẻ thi công đối với công trình
thiết kế 3 bước, điều chỉnh bổ sung thiết kế kỹ thuật( đối với công trình thiết kế 3
bước), điều chỉnh thiết kế bản vẻ thi công (đối với công trình thiết kế 2 bước), điểu
chỉnh bổ sung dự toán đảm bỏa nguyên tắc những nội dung điểu chỉnh không làm

thay đổi địa điểm, quy mô, tiêu chuẩn thiết kế của dự án đã được phê duyệt, mục
tiêu dự án và không vượt quá tổng mức đầu tư.
- Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây
dựng. Ban chụi trách nhiệm theo dõi, giám sát , hỗ trợ các địa phương trong công
tác giải phóng mặt bằng để đảm báo tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án
- Thực hiện lựa chọn nhà thầu thực hiện qúa trình đầu tư. Ban quản lý dự án
85 thực hiện chức năng của chủ đầu tư thành lập tổ chuyên gia đấu thầu và thực
hiện nhiệm vụ tổ chức đấu thầu theo quy định. Đông thời tổ chức đàm phán, thương
thảo ký kết hợp đồng và điều chỉnh , bổ sung hợp đồng.
- Tham gia quá trình quản lý thực hiện theo dõi dư án đầu tư. Theo dõi quá
trình thi công dự án của các nhà thầu, đồng thời có những điều chỉnh quản lý kịp
thời đối dự án đầu tư.
- Quản lý, quyết toàn hoàn thành dự án. Ban Quản lý dự án 85 thực hiện các thủ
tục pháp lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị thực hiện và kết thúc đầu tưu, phải ra soát các
thủ tục pháp lý, lưu giữ hồ sơ quyết toán, lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, tổ
chức kiểm toán độc lập và trình cấp có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt.
- Nghiêm thu, hoàn công, quyết định đưa công trình vào khai thác và bảo
hành. Ban quản lý dự án nghiêm thu dự án đã hoàn thành, đánh giá lại dự án đầu tư
1.7. Những thuận lợi khó khăn của Ban Quản lý dự án 85
1.7.1. Thuận lợi
Là một Ban quản lý có đội ngủ nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng. đội ngủ nhân lực gồm 120 người trong đó số cán bộ có trình độ trên đại học
là 11 người, 75 người có trình độ đại học, 34 người có trình độ trung cấp và cao
đẳng. đây là đội ngủ nhân lực có trình độ. Hơn thế đội ngủ nhân lực của ban còn trẻ,
năng động đáp nên sẻ dễ dàng hoành thành tốt hơn nhiệm vụ của ban nhờ và sự
năng động và trình độ chuyên sâu.
Đối với công trình của Ban thực hiện đều đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu
tư về tiến độ cũng như chất lượng công trình xây dựng, hơn nữa các dự án xây dựng
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A

13
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
của Ban đang đóng góp vai trò ngày càng quan trọng đối với đời sống xã hội, nâng
cao đời sống nhân dân ở các nơi thực hiện dự án. Như dự án dự án quốc lộ 8A, dự
án quốc lộ 9 hoàn thành mở ra của ngõ thông thương giữa miền trung hai nước
Việt-Lào tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hai nước. Điều đó đã nâng cáo uy tín của
Ban Quản lý dự án 85 trong mắt chủ đầu tư. Đồng thời đây cũng là bàn đạp tạo sức
bất cho Ban trong quá trình phát triển xây dựng các công trình giao thông.
Bộ máy tổ chức của Ban được phân chia thành các phòng chức năng và phòng
dự án với cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ, hợp lý với công việc của Ban. Điều
này giúp ban có thể thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án một các dễ dàng và thuận lợi.
Hơn nữa tạo ra sự hợp lý bớt chồng chéo giũa các bộ phận chức năng trong cơ cấu
tổ chức. Tạo ra sự phối hợp hỗ trợ giưa các phòng Ban với nhau trong việc thực
hiện các dự án đầu tư xây dựng do Ban Quản lý dự án 85 đảm nhận
1.7.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, chặng đường xây dựng phát triển Ban Quản lý dự
án 85 cũng mắc phải những khó khăn nhất định:
Trong công cuộc xây dựng hiện nay nói chung và quá trình xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông nói riêng. Điều không thể tránh khỏi đó là khâu giải phóng mặt
bằng cho các công trình xây dựng. đối với các công trình giao thông công việc giải
phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn hơn. Do tính phức tạp của địa hình xây
dựng, cũng như số lượng diện tích đất để sử dụng cho các công trình giao thông
thường rất lớn. Ban quản lý dự án cũng không phải là ngoại trừ. Trong quá trình
thực hiện vai trò ủy quyền của chủ đầu tư trong công cuộc đầu tư xây dựng các
công trình giao thông Ban quản lý dự án giao thông cũng đã gặp nhiều vướng mắc
trong công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án. Trong quá trình đó, có nhiều hộ
dân năm trong các tuyến giao thông mà Ban xây dựng không chụi di dời đến các
khu tái định cư khác. Ban đã sử dụng nhiều biện pháp đền bù, thuyết phục các hộ
dân di dời để các hộ dân di dời đảm bảo cho các công trình xây dựng hoàn thành

đúng tiến độ. Cụ thể nhưng dự án xây dựng quốc lộ 8A, Quốc lộ 9, Quốc lộ 12, Ban
quản lý dự án 85 đã gặp nhiều khó khăn trong khâu di dời, tái định cư.
Việc chuyển giao từ cơ chế chỉ định thầu sang cơ chế đấu thầu công khai. Thì
các dự án mà Ban được trực tiếp quản lý đầu tư phải trải qua sự cạnh tranh của các
đối thủ tham gia đấu thầu. Việc chọn lựa hình thức đấu thầu phù hợp để chiến thắng
và dành được các dự án xây dựng là một quá trình dài cần có sự chuẩn bị kỹ càng
đòi hỏi cán bộ công nhân viên của ban phải làm việc cần cù nhiệt tình nhằm tạo lợi
thế và quyết tâm dành chiến thắng trong buổi đấu thầu xây dựng.
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
Đối với công trình giao thông, các công trình hạ tầng cơ sở giao thông thường
sử dụng số lượng vốn rất lớn. trong nhiều trường hợp chủ đầu tư không thể lúc nào
cũng có thể đảm bảo lượng vốn cho các dự án được hoàn thành đúng tiến độ. Mà
chúng ta đa biết các dự án muốn hoàn thành đúng tiến độ thì các công trình đó phải
có đủ số vốn cho quá trình giải ngân vốn. Trong nhiều trường hợp đó Ban đều có
những phương án thay thế để giải ngân lượng vốn sao cho công trình đảm bảo đúng
tiến độ và chủ đầu tư đảm bảo rải ngân vốn cho dự án được tốt.
Ban quản lý dự án 85 là đại diện chủ đầu tư thực hiện các dự án công trình
giao thông. Nhưng ban làm bên phần quản lý dự án chứ không trực tiếp thi công dự
án nên việc phối hợp giũa ban và các đơn vị thi công, các doanh nghiệp trức tiếp thi
công cũng là một vướng mắc, là đơn vị đại diện cho chủ đầu tư nên Ban quản lý dự
án 85 phải thường xuyên giám sát kiểm tra chất lượng công trình xây dựng nếu
phát hiện thấy công trình có sự cố thì phải có sự điều chỉnh. Việc phối hơp giửa Ban
và các đơn vị thi công công trình nếu không tốt sẻ ảnh hưởng tới chất lượng công
trình. Những công trình giao thông mà không đảm bảo chất lượng thỉ sẻ mang tai
họa rất lớn
Một khó khăn không thể không nhắc đến đó là trong công cuộc giải ngân vốn,

nhất là trong các dự án ODA. Quá trình giải ngân vốn ODA của các dự án này còn
chậm, mức giải ngân vốn từng năm vẫn còn thấp. Như ở dự án hầm đường bộ Hải
Vân có tổng giá trị vốn vay là 18.859 triệu yên được giải ngân từ đầu năm 1999 đến
5/2005 đã kết thúc dự án mà chỉ mới giải ngân được 15.221 triêu yên tức mới chỉ
đạt được 80,7% so với cam kết. việc giải ngân chậm gây khó khăn cho các dự án ,
mặc dù Ban đã có nhưng biện pháp để tháo gỡ vấn đề này, nhưng việc giải ngân
chậm đem đến nhưng khó khăn nhất định trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng
các công trình.
Ngoài ra tình trạng giải ngân vốn không đồng đều, mức giải ngân các tháng
đầu năm thường ít hơn các tháng cuối năm làm trậm trể kế hoạch đầu năm. Việc
giao chỉ tiêu kế hoạch lại mất nhiều thời gian ( qua các cấp có thẩm quyền như
Chính Phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài Chính …). Tốc độ giải ngân vốn cũng chậm hơn kế
hoạch. Có những dư án chỉ đạt 60% kế hoạch đề ra. Điều này ảnh hưởng tới việc
thực hiện kế hoạch của Ban.
Đây là những khó khăn lớn nhất, ngoài ra còn rất nhiều khó khăn trong quá
trình thi công dự án mà Ban quản lý dự án 85 gặp phải nữa: như khó khăn về tình
hình làm phát, tiền giải ngân dự án vốn nhà nước,… Mặc dù có nhiều khó khăn
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
15
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
nhưng đến nay ban quản lý dự án 85 đã có những chính sách phù hợp và từng bước
vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA CỦA
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 85
2.1. Sơ lược về dự án ODA
2.1.1. Đặc điểm của dự án sử dụng vốn ODA
Về mặt đặc điểm dự án sử dụng vốn ODA có nhiều đặc điểm tương đồng với

các dự án khác điều này được thể hiện qua các đặc điểm sau:
- Có tính mục tiêu: Dự án sử dụng vốn ODA là tổng thế các hoạt động nhằm đạt
được mục tiêu xác định. Các mục tiêu của dự án cần được xác lập nhằm đảm bảo
nguyên tắc cụ thể, đo lường được, khả thi, cân đối về nguồn lực, đảm bảo chất lượng.
- Tính giới hạn: Dự án sử ODA không kéo dài vĩnh viễn, nó có thời gian cụ
thể, có thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Dự án ODA có giới hạn về nguồn lực
và chi phí đòi hỏi cần phải xác đinh rõ phạm vi của dự án để thưc hiện đúng mục
tiêu dự án một cách hiệu quả
- Tính đặc thù: Các dự án ODA không phải là công việc hàng ngày và hoạt
động lặp đi lặp lại với quy trình sản có, mỗi dự án có những yếu tố, vấn đề về phạm
vi, môi trường, nguồn lực và thời gian khác nhau. Mỗi dự án đem lại những sản
phẩm có đặc thù riêng. Không hoàn toàn giống với bắt cự dự án nào khác. Thí dụ
như: sự khác nhau giữa các dự án đầu tư xây dụng công trình giao thông, dự án xây
dựng hà tầng kỹ thuật, dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực…
- Tính phức tạp: Mỗi dự án gồm nhiều hoạt động liên quan, đan xen lẫn
nhau,bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Do đó trong quá trình thực hiện có nhiều
thay đổi, nhiều rủi ro và nãy sinh xung đột, mâu thuẩn kéo dài bên ngoài cũng như
bên trong.
- Tính hệ thống: Các dự án ODA là một tập hợp các hoạt động có liên quan
đến nhau. Những hoạt động này có mối quan hệ theo những đặc điểm nhất định và
hướng theo mục tiêu xác định. Dự án cũng sử dụng đầu vào là các nguồn lực và đầu
ra là các sản phẩm hay dịch vụ
Ngoài những đặc điểm giống với các dự án khá thì các dự án ODA cũng có
những đặc điểm riêng , khác biệt với các dự án khác:
- Là các dự án có nguồn vốn là các tổ chức, chính phủ: Toàn bộ hoặc một
phần vốn thực hiện dự án ODA là do các tổ chức , chính phủ nước ngoài tài trợ. Các
dự án ODA thường có vốn đối ứng là khoản đóng góp của nước sở tại bằng hiện vật
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
16

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
và giá trị để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án (có thể được thực hiện
dưới dạng tiền được cung cấp từ ngân sách hoặc nhân lực, cơ sở vật chất ). Nguồn
vốn là điểm khác biệt lớn nhất của dự án ODA với các dự án khác.
- Trong dự án ODA có sự khác nhau giữa người cấp vốn và người sử dụng
vốn: Vì vậy, việc quản lý các dự án ODA dễ nãy sinh tiêu cực như: tham nhũng,
lãng phí, gây ảnh hưởng xấu đến dự án. Do đó cần phải có một cơ chế quản lý minh
bạch đồng bộ, kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với các dự án ODA để có thể sử dụng
một cách hiệu quả nguồn vốn này.
- Các dự án ODA thương ưu tiên cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội:
Theo chính sách vĩ mô không trực tiếp cho lĩnh vực kinh doanh nhằm mục tiêu sinh
lợi. Ở Việt Nam các dự án ODA thường tập trung vào những lĩnh vực sau:
+Xóa đói giảm nghèo trước hết là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
+Y tế dân số và phát triển.
+Giao thông vận tải thông tin liên lạc
+ Năng lượng
+ Cơ sở hạ tầng xã hội ( Các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục và
đào tạo, cấp thoát nước bảo vệ môi trường)
+Hỗ trọ lĩnh vực sản xuất nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
+Bảo vệ môi trường, bảo vệ phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
+Nghiên cứu chuẩn bị các chương trình phát triển( quy hoạch , điều tra cơ bản)
+ Cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương, địa phương và phát triển thể chế.
- Quá trình thực hiện dự án ODA phải tuân thủ luật pháp nước sở tại và những
điều kiện đã thỏa thuận với nhà tài trợ. Do vậy, tìm hiểu văn bản pháp luật của nước
sở tại và nhà tài trợ liên quan đến dự án ODA. Nắm vững cơ sở pháp lý cho việc
quản lý dự án ODA là một công việc đạc biệt quan tâm tiến hành.
Mỗi dự án ODA lại có những đặc điểm riêng có tính đặc thù khác nhau nhưng

chúng đều chứa đựng những đặc điểm chung của các dự án ODA như đã nói ở trên.
Thể hiện tính hệ thống, nhất quán của các dự án ODA.
2.1.2. Phân loại các dự án ODA
2.1.2.1. Phân loại theo nguồn vốn
a. Vốn viện trợ không hoàn lại (Grant)
Xét theo lĩnh vực ưu tiên sử dụng của chính phủ Việt Nam, ODA không hoàn
lại được phân bổ theo các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực:
•Xóa đói giảm nghèo; y tế, dân số phát triển; giáo dục , phát triển nguồn nhân
lực; các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống dịch bênh,
phòng chống tệ nạn xã hội ); bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học công nghệ, nâng cao năng lục nghiên cứu
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
và triển khai.
•Nghiên cứu chuẩn bị các chương trình, dự án phát triển (quy hoạch, điều tra
cơ bản); cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương, địa phương và phát triển thể chế
•Hổ trợ cán cân thanh toán quốc tế bằng hàng hóa
Một số lĩnh vực khác theo quyết định của chính phủ:
- xét về khía cạnh các nhà tài trợ thì ODA không hoàn lại có những ưu tiên
khác nhau như sau:
+ Các tổ chức liên hợp quốc ( trừ IFAD chỉ cung cấp vốn vay) đều cung cấp
viện trợ không hoàn lại dưới dạng dự án với các quy mô khác nhau. Thí dụ: chương
trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP) chủ yếu cung cấp ODA không hoàn lại
dưới dạng hổ trợ kỹ thuật(TA) với quy mô cấp từ 1-2 triêu USD.
+Đối với các nhà tài trợ là các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế
giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì hổ trợ không hoàn lại chủ yếu

dụng cho chuẩn bị dự án, tăng cường năng lực, phát triển thể chế, hay hổ trợ xây
dựng chính sách.
+Đối với các nhà tài trợ song phương là các chỉnh phủ, ODA không hoàn lại
sử dụng các lĩnh vực sau: Tiến hành khảo sát, quy hoạch tổng thể theo các ngành,
lĩnh vực ( thì dụ như ODA của các chỉnh phủ Nhật Bản, Canada, Thủy Điển); việc
trợ hàng hóa (phi dự án) của Nhật, Đức; tăng cường năng lực đào tạo, tăng cường
thể chế như Nhật Bản, Hàn Quốc; đầu tư xây dựng trường học, nâng cấp cơ sở hạ
tầng, y tế, văn hóa, năng lượng của Nhật Bản, Pháp Thụy Điển.
b. Vốn vay ưu đãi (Loan)
Nguồn vốn ODA cho vay ưu đãi chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như giao thông vận tải, năng lượng, phát
triển nông nghiêp, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Các hình thưc ODA cho vay ưu đãi chủ yếu là dạng hổ trợ cán cân thanh toán
quốc tế bằng tiền mặt và tín dụng theo dự án nhằm thực hiện công trình xây dựng,
cung cấp và lắp đặt trang thiết bị, bao gồm cả dịch vụ tư vấn và đào tạo cán bộ.
Xét theo khía cạnh các nhà tài trợ thì mục tiêu ưu tiên, và điều kiện cho vay có
khác nhau:
- Các tổ chức Liên hợp quốc có Quỹ phát triển nông nghiệp (IFAD) là có các
dự án tín dụng ưu đãi. Tại Việt Nam tổ chức này đã cấp khoản tín dụng ưu đãi trị
giá 62 triệu USD cho các dự án quản lý tài nguyên tại tĩnh Hà Giang( vốn vay IFAD
328- VN) , phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trường ở Quảng Bình(IFAD 434-
VN)
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
- Các tổ chức tài chính quốc tế cấp vốn tín dụng dưới dạng: Cho vay để đầu tư
xây dựng, cho vay theo chương trình tín dụng điều chỉnh cơ cấu quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) và WB, cho vay bằng tiền mặt để cho vay lại như dự án tài chính, tín dụng

nông thôn của WB và ADB.
- Các nhà tài trợ song phương cho vay chủ yếu để đầu tư xây dựng. Riêng đối
với Nhật Bản còn có chương trình tín dụng phục hồi hệ thống giao thông và điện
nước theo phương thức viện trợ vật tư thiết bị theo dự án.
Trong tổng lượng vốn cho vay từ năm 1993-2010, thì lượng vốn vay ưu đãi
chiếm 85%, còn ODA không hoàn lại chiếm 15%
c. Hình thức ODA hỗn hợp
Đây là hình thưc do nhiều nhà tài trợ hay nhiều nguồn vốn khác nhau đồng
tài trợ cho các dự án nhằm lồng ghép một hoặc nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự
án. Ví dụ dự án đa mục tiêu sông Hinh do Thụy Điển( SIDA), Quỹ phát triển Bắc
Âu(NDF) và Ngân hàng đầu tư Bắc Âu(NIB) tài trợ
2.1.2.2. Phân loại theo hình thức sử dụng vốn
a. Dự án đầu tư
Tổng dự án đầu tư chiến khoảng 90% tổng giá trị hiệp định vay ODA và
50% số dự án đã ký. Hình thức đầu tư này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nguồn vốn
ODA và chủ yếu tập trung vào lĩnh vục hạ tâng kinh tế xã hội.
Loại này tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt từ phía nhà tài trợ cũng như
yêu cầu quản lý đầu tư của nhà nước do quy mô về vốn đầu tư thường rất lớn và
thời gian sử dụng lâu hơn hình thức khác. Những quy định này bao gồm các quy
định về chuẩn bị dự án: xác định mục tiêu, khảo sát, thiết kế, lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, và các quy đinh như giải phóng mặt bằng, đấu
thầu tuyển chọn tư vẫn, đấu thầu mua sắm thiết bị
Nguồn vốn các dự án đầu tư chủ yếu dưới dạng vay ưu đãi và có một phần
viện trợ từ các nhà tài trợ song phương.
b. Dự án hỗ trợ kỹ thuật
Các dự án này chiếm khoảng 5.5% tổng giá trị hiệp định đã ký chiếm khoảng
46.5% tổng số dự án đã ký. Lĩnh vưc đầu tư chủ yếu của hình thức này chủ yếu
cũng là cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Cơ cấu vốn của hình thức hỗ trợ kỹ thuật là cho
thuê tư vẫn nước ngoài, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khảo sát và thiết bị văn phòng.
Đối tượng tham gia là cá cán bộ nghiên cứu, quản lý, các chuyên gia tư vấn nước

ngoài. Dự án hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu sử dụng vốn ODA không hoàn lại
c. Chương trình
Đây là một loại hình tài trợ ODA trong đó người tài trợ lồng ghép một hoặc
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án có thể phân loại các chương trình này theo
mục tiêu và chính sách tài trợ như sau:
- Các chương trình cãi cách cơ cấu kinh tế vĩ mô và thể chế các tổ chức tài
chình quốc tế như WB, ADB
- Các chương trình hợp tác theo ngành kinh tế hoặc theo lĩnh vực xã hội của
Liên hợp quốc
d. Hỗ trợ ngân sách
Số vốn ký kết sử dụng theo hình thức này chiếm khoảng 4% tổng giá trị các
hiệp định đã ký và 1.08% giá trị dự án đã ký. Hình thức này có giai đoạn đầu khi
các quốc gia bắt đầu nối lại quan hệ hợp tác với Việt Nam. Ví dụ Nhật Bản, Hà Lan
hỗ trợ nước ta giải quyết nợ các tổ chức tài chính quốc tế như IMF
2.1.2.3. Phân loại theo dạng quản lý và thực hiện
a. Các dự án quản lý một cấp
Đây là dự án phổ biến nhất bao gồm các dự án có Ban Quản lý dự án
(PMU) chụi sự điều hành trực tiếp của bộ hoặc tĩnh, thành phố. Dự án cảng Cãi mét
– Thị Vãi, dự án quốc lộ 9
b. Dự án thuộc bộ gồm nhiều gồm nhiều tiểu dự án thực hiện tại nhiều địa
phương.
Bao gồm những dự án điều hành của một Bộ nhưng thực hiện ở nhiều địa
phương khác nhau thông qua các tiểu dự án, như các dự án giáo dục tiểu học( vốn
WB) của Bộ Giáo dục đào tạo
c. Dự án hai cấp

Dự án này chụi sự quản lý điều hành qua hai cấp quản lý như Bộ- tổng công ty-
Ban Quản lý dự án, hay Bộ- liên hiệp- Ban Quản lý dự án như dự án điện Phú mỹ
2.1.3. Vai trò của dự án ODA
Các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng muốn đầy
mạnh phát triển kinh tế thì phải có một lượng vốn đủ lớn để tập trung đầu tư cho
một số lĩnh vực; đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp. Do đó không thể dựa vào
nguồn lực trong nước mà phải biết tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài. Một thực tế là
các nước muốn phát triển kinh tế, các nước đều phải có một khoản đầu tư tương
xứng( ví dụ muốn đạt tốc độ phát triển khoảng 10% như Việt Nam thì cần đầu tư
một lượng tiền vốn khoảng 30% GDP). Mà thực tế nước này chỉ có tích lũy từ nội
bộ nền kinh tế chỉ dưới 10%. Vì thế nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức giúp
các nước giải quyết những vấn đề trên. Nhưng muốn phát triển được kinh tế, thì
phải biết sử dụng nguồn vốn một cách khoa học. Ở Việt Nam ,Lượng vốn ODA hổ
trợ phát triển chủ yếu dưới dạng dự án và chương trình. Trong đó, lượng vốn ODA
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
20
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
dưới dạng dự án chiến tỉ lệ lớn nhất ( khoảng 85% ODA viện trợ cho Việt Nam).
Các dự án ODA đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế các nước nhận
ODA nói chung và các nước nghèo nói riêng. Nói cách khác thì vai trò của các dự
án ODA hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
Đối với tất cả các quốc gia tiến hành công nghiệp hoá đất nước thì vốn là một
yếu tố một điều kiện tiền đề không thể thiếu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, với
những thành tựu mới của khoa học và công nghệ cho phép các nước tiến hành công
nghiệp hoá có thể rút ngắn lịch sử phát triển kinh tế khắc phục tình trạng tụt hậu và
vận dụng được tối đa của lợi thế đi sau.
Nhưng để làm được những điều đó thì nhu cầu về nguồn vốn là vô cùng lớn
trong khi đó ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá thì tất cả các nước đều

dựa vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là ODA và FDI.
Trong đó ODA là nguồn vốn của các Chính phủ, các quốc gia phát triển , các
tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động với mục tiêu trợ giúp cho
chiến lược phát triển của các nước đang và chậm phát triển. Do vậy nguồn vốn này
có những ưu đãi nhất định, do những ưu đãi này màcác nước đang và chậm phát
triển trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá đất nước thường coi ODA
như là một giải pháp cứu cánh để vừa khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư tron
gnước vừa tạo cơ sở vật chất ban đầu nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư thuận
lợi để kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đồng thời tạo điều kiện
thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển. Như vậy, có thể nói nguồn vốn ODA có vai
trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát
triển, điều đó thể hiện rõ nét ở khía cạnh sau:
Thứ nhất: ODA có vai trò bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Đối với các
nước đang phát triển các khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài
chính quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho quá trình phát triển.
Chẳng hạn trong thời kỳ đầu của các nước NIC
s
và ASEAN Viện trợ nước
ngoài có một tầm quan trọng đáng kể.
Đài loan: trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hoá đã dùng viện trợ và
nguồn vốn nước ngoài để thoả mãn gần 50% tổng khối lượng vốn đầu tư trong
nước. Sau khi nguồn tiết kiệm trong nước tăng lên, Đài loan mới giảm sự lệ thuộc
vào viện trợ.
Hàn Quốc: có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ nên có được nguồn viện trợ rất lớn
chiếm 81,2% tổng viện trợ của nước này trong những nưm 70-72 nhờ đó mà giảm
được sự căng thẳng về nhu cầu đầu tư và có điều kiện thuận lợi để thực hiện các
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
21
Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
mục tiêu kinh tế.
Còn ở hầu hết các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập, đất nước ở
trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, để phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có
nhiều vốn và khả năng tha năng thu hồi vốn chậm. Giải quyết vấn đề này các nước
đang phát triển nói chung và các nước Đông nam Á nói riêng đã sử dụng nguồn vốn
ODA.
Ở Việt Nam ODA đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình đầu tư công
cộng, làm nền tảng cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gần đây của Việt Nam.
Đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã phát triển mạnh ở Việt Nam trong thập kỷ qua
nhờ công cuộc đổi mới với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/ năm. Đầu tư
của Chính phủ và nguồn vốn nước ngoài đống vai trò hết sức quan trọng. Tổng cam
kết các nguồn vốn ODA đạt mức tương đương khoảng 15 tỉ USD. Do vẫn là một
nước trong những nước nghèo nhất thế giới hoạt động quản lý kinh tế - xã hội ở
Việt Nam cho thấy đất nước ta tiếp cận rất tốt nguồn ODA ưu đãi dưới hình thức
viện trợ không hoàn lại và tín dụng có lãi suất thấp. Sự khan hiếm nguồn FDI hiện
nay do cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á đã cũng gây ra suy giảm trong tiến
trình tiến hành cải cách kinh tế ở Việt Nam, đã tạo thêm căng thẳng cho các nguồn
lực đầu tư công cộng hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn đảm bảo thúc đẩy
các dịch vụ xã hội. Do đó ODA ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ
các chi tiêu phát triển của chính phủ. Kể từ khi cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại sự
giúp đỡ của mình cho Việt Nam, mức giải ngân ODA hàng năm đã tăng một cách
vững chắc từ mức 272 triệu USD vào năm 1994 ( khoảng 26% chi tiêu xây dựng cơ
bản của chính phủ) lên khoảng 1.120 triệu USD vào năm 1998 (xấp xỉ 80%).
Trên thực tế do tính chất ưu đãi của vốn ODA mà các quốc gia sử dụng nó
thường e ngại về gánh nặng nợ nần nhưng thực tế thì đó là nỗi lo sợ của với các
nước quản lý và sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả. Gánh nặng nợ nần sẽ được
giảm rất nhiều nếu biết quản lý để đem lại hiệu quả sử dụng ODA cao.
Thứ hai: ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận viện trợ
tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực.

Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ
thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Đông thời bằng nguồn
vốn ODA các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì việc phát
triển của một quốc gia có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực.
Thứ ba: ODA giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Đối với
các nước đang phát triển khó khăn kinh tế là điều kiện khôn tránh khỏi. Trong đó nợ
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
22
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày một gia tăng là tình trạng
phổ biến. Để giải quyết vấn đề này các quốc gia cần phải cố gắng hoàn thiện cơ cấu
kinh tế bằng cách phối hợp vơí ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ
chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chính sách này dự đinh
chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách
khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển kinh tế khu vực tư
nhân. Nhưng muốn thực hiện được việc điều chỉnh này cần phải có một lượng vốn
cho vay mà các chính phủ lại phải dựa vào nguồn vốn ODA.
Thứ tư: Hỗ trợ phát triển chính thức tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang
và chậm phát triển. Như chúng ta đã biết để có thể thu hút được các nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó thì chính tại các quốc gia đó
phải đảm baỏ cho họ có một môi trường đầu tư tốt (cơ sở hạ tầng, hệ thống chính
sách, pháp luật ) đảm bảo đầu tư có lợi với phí tổn đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư
cao muốn vậy đầu tư của Nhà nước phải được tập trung vào việc nâng cấp, cải thiện
và xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng
Nguồn vốn Nhà nước thực hiện đầu tư này là phải dựa vào ODA bổ sung cho
vốn đầu tư hạn hẹp thì ngân sách của Nhà nước. Môi trường đầu tư một khi được
cải thiện sẽ tăng sức hút đồng vốn nước ngoài. Mặt khác việc sử dụng nguồn vốn

ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong
nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại
lợi nhuận.
2.1.4. Đặc điểm của quản lý dự án ODA
Cũng như những dự án khác, về đặc điểm quản lý dự án ODA cũng có những
đặc điểm riêng. Dự án ODA là dự án có yếu tố nước ngoài, điều khác biệt ở đây là
dự án ODA là các dự án đi vay với lãi suất thấp, đáo hạn dài. Nên đối với các dự án
thường được đầu tư ưu tiên vào những lĩnh vực nhất định. Những dự án này nhà
nước luôn có sự quan tâm đặc biệt, nếu biết sử dụng tốt vốn ODA qua các dự án
đầu tư hoặc dự án hỗ trợ thì nó sẻ mang lại lợi ích lớn cho đất nước nhận viện trợ,
còn nếu sử dụng không hợp lý nó sẻ làm tăng khoản nợ nược ngoài cho nước nhận
viện trợ. Vì vậy, nhà nước luôn có những chính sách riêng cho các dự án ODA:
- Nhà nước quản lý các dự án ODA bằng việc đưa ra các hệ thống , văn bản
luật, nghị định, thông tư để quản lý dự án .
- Nhà nước phải có kế hoạch, chiến lược sử dụng quản lý các dự án ODA
- Chỉ đạo đôn đốc các đơn vị trực thuộc xác đinh, chuẩn bị, quản lý, thục hiện
quản lý có hiệu quả các dự án ODA
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
23
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền
- Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện dự án xây dựng hệ thống có hiệu quả
quản lý theo dõi thông tin, đánh giá các dự án.
Ở tầm vi mô quản lý các dự án ODA cũng mang những đặc điểm khác. Do
yếu tổ nguồn vốn của ODA, việc quản lý các dư án ODA ở tầm vi mô chụi nhiều
quy định của nước sở tại và nước viện trợ vốn ODA. Theo tính chất và nội dung
quản lý, đặc điểm quản lý dự án ODA ở tầm vi mô được thể hiện:
- Tổ chức bộ máy quản lý dự án ODA chụi theo sự quy định của pháp luật
nước nhận viện trợ và nước viện trợ. Ngoài ra tổ chức bộ máy này còn theo những

quy định thoải thuận của bên viện trợ vốn ODA.
- Việc quản lý dự án ODA phải tiến hành tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết
kế kỹ thuật, dự toán từng hạng mục công trình.
- Các dự án ODA phải tiến hành đàm phán việc ký kết giám sát thực hiện hợp
đồng và xử lý vi phạm hợp động. Việc giám sát có thể theo yêu cầu của bên tài trợ
vốn hoặc theo quy định của nhà nước.
- Phải kiến nghị với cơ quan chủ quản về cơ chế, chính sách đảm bảo các dự
án phù hợp với cam kết quốc tế
- Trong quá trình quản lý dự án chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, đơn vị thi
công phải cung cấp thông tin tài liệu cho các bên liên quan tới dự án ODA.
- Quá tình quản lý dự án nếu xảy ra xung đột phải quản lý giải quyết những
xung đột nãy sinh.
Từ những góc độ khác nhau dự án ODA cũng đều mang những đặc điểm
mang tính đặc trưng của nước tài trợ vốn và nước tiếp nhận vốn vay ODA. Nhưng
mục đích chung của các dự án ODA mang đến sự hiệu quả là hai bên cùng có lợi.
2.2. Công tác quản lý dự án ODA của Ban Quản lý dự án 85
2.2.1. Quy trình quản lý dự án ODA
Theo quy định chung về quản lý và sử dụng, một dự án ODA thường bao gồm
các bước sau:
- Tiếp nhận vốn
- Xác định dự án.
- Chuẩn bị đầu tư.
- Thực hiện đầu tư.
- Nghiệm thu và đánh giá.
1. Tiếp nhận vốn ODA
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
24
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Hiền

2. Xác định dự án và đánh giá ban đầu

3. Chuẩn bị và thiết kế dự án.
4. Thực hiện và theo dõi dự án.
5. Hoàn thành và đánh giá dự án.
Sơ đồ 2.1: sơ đồ quy trình quản lý dự án ODA
2.2.1.1. Tiếp nhận vốn ODA
Nguyễn Đìnnh Quyết
QTKD CN & XD 49A
25
Tiếp nhận vốn
ODA
Tiếp nhận vốn
ODA
Xác định
mục tiêu
chiến lược
quốc gia
Xem xét
đãnh giá
những đề
xuất chính
thức
Đưa ra
những đề
xuất chính
thức (dự
án đề
xuất)
Dự án đề

xuất được
giám đốc
quản lý
chương
trình quốc
gia xem
xét đánh
giá tiếp
Phê
duyệt dự
án
Xây dựng
báo cáo
nghiên
cứu tiền
khả thi
thiết kế
dự án
Xây dựng
báo cáo
nghiên cứu
khả thi
Tuyển
chọn kí
kết với
nhà rhầu
thực hiện
dự án
Đàm phán
về bản ghi

nhớ
Triển
khai dự
án
Theo dõi dự
án về tài
chính hiện
vật trong
quá trình
thực hiện
Nhà thầu
chuẩn bị
báo cáo
hoàn thành
dự án
Đánh giá
sau hoàn
thành đối
với một số
dự án được
lựa chọn
Rút ra bài
học kinh
nghiệm

×