Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại công ty Cổ phần Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.54 KB, 62 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4. Phương pháp thực hiện đề tài 3
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG 7
DOANH NGHIỆP 7
1.1. Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.2. Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán bán hàng 8
1.2. Nội dung kế toán bán hàng trong DN 13
1.2.1. Quy định kế toán bán hàng theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam 13
1.2.1.1. Chuẩn mực 01 “Chuẩn mực chung”: 13
1.2.1.2. Chuẩn mực 02 "Hàng tồn kho" 14
1.2.1.3. Chuẩn mực VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 15
1.2.2. Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành ( Quyết định 48/2006/
QĐ- BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006) 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC GIANG 31
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng bàn
chải đánh rang tại công ty Cổ phần Bắc Giang 31
2.1.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Bắc Giang 31
2.1.1.1. Khái quát về công ty Cổ phần Bắc Giang 31
2.1.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp tại Công ty Cổ phần Bắc Giang 33
2.1.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bắc Giang 34


2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại
Công ty Cổ phần Bắc Giang 37
2.1.2.1. Môi trường bên ngoài 37
2.1.2.2. Môi trường bên trong 40
2.2. Thực trạng kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty cổ phần Bắc Giang 41
2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty Cổ phần Bắc Giang 41
2.2.2. Thực trạng kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty 44
2.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng: 44
2.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng: 45
2.2.2.3. Trình tự hạch toán 46
2.2.2.4. Sổ kế toán 50
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 51
3.1.1. Những kết quả đã đạt được 51
3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 52
3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán kế toán bán hàng bàn chải đánh răng
tại Công ty Cổ phần Bắc Giang 54
3.2.1. Quan điểm hoàn thiện kế toán bán hàng hàng tại Công ty Cổ phần Bắc Giang 54
3.2.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán mặt hàng bàn chải đánh răng 54
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
i
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
3.2.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại
Công ty Cổ phần Bắc Giang 54
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại Công
ty Cổ phần Bắc Giang 56
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ của nhiều
cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Chu Thị Huyến – bộ môn kế
toán quản trị đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn

tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn ban quản trị, phòng Tài chính kế toán, phòng Tổ
chức hành chính của Công ty cổ phần Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
em có thể hoàn thành luận văn.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
ii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
DN : Doanh nghiệp
DNTM : Doanh nghiệp thương mại
GTGT : Giá trị gia tăng
VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VAS 14 : Chuẩn mực kế toán “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
VAS 01 : Chuẩn mực kế toán “Chuẩn mực chung”
VAS 02 : Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”
PXK : Phiếu xuất kho
NKC : Sổ nhật ký chung
TK : Tài khoản
BCTC : Báo cáo tài chính
ĐGBQ : Đơn giá bình quân
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
VAT : Thuế giá trị gia tăng
BCDR : Bàn chải đánh răng
KDR : Kem đánh răng
NXV : Nước xả vải
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
iii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5

iv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
a. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận:
Năm 2007, Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, đã và đang
mang lại nhiều cơ hội, thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Chính vì
thế để tồn tại và phát triển đi lên trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải
tìm cho mình hướng đi đúng đắn, hợp lý nhất. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay,
nền kinh tế thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới, thêm với cơ hội thách thức khi Việt Nam bước đầu hội nhập kinh tế thế
giới, càng làm cho các doanh nghiệp không thể không quan tâm, chú trọng đến việc
quản lý kinh doanh của mình. Với các doanh nghiệp thương mại, để có thể quản lý
tốt tình hình kinh doanh cần phải có bộ phận hệ thống thông tin Kế toán. Đấy là một
bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế- tài chính, có
vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Để quản lý tốt hoạt động này, đòi h‹i việc tổ chức công tác kế toán và hạch
toán kế toán nghiệp vụ bán hàng phải hợp lý, đúng theo quy định của chuẩn mực,
chế độ kế toán cŒng như những thông tư, quyết định có liên quan do nhà nước ban
hành. Kế toán bán hàng chính là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, giám sát hoạt
động kinh doanh; cung cấp số liệu thể hiện thực trạng hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, qua đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp biết được doanh nghiệp
mình hoạt động có hiệu quả hay không, doanh thu trong năm thế nào, lợi nhuận cao
hay thấp; nguyên nhân do đâu để từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình thực tập tại Công ty và theo kết quả phiếu điều tra tổng hợp tại
Công ty Cổ phần Bắc Giang cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại với mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm về mặt hàng mỹ phẩm như bàn

chải đánh răng, kem đánh răng, nước xả vải, dao cạo râu,…ngoài ra còn mua bán
thiết bị tin học, kinh doanh dịch internet…Trong đó doanh thu từ mặt hàng bàn chải
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
đánh răng là không nh‹. Trong quá trình hoạt động kinh doanh vì nhiều lý do chủ
quan cŒng như khách quan nên trong quá trình tổ chức kế toán bán hàng mặt hàng
bàn chải đánh răng còn tồn tại những hạn chế nhất định như: chưa theo dõi sổ chi
tiết doanh thu bán hàng, chưa đánh mã hàng để thuận tiện trong việc làm sổ sách
chứng từ và bán hàng…Việc tổ chức và hạch toán kế toán bán mặt hàng bàn chải
đánh răng mà không tốt có thể dẫn đến cung cấp những thông tin sai lệch về tình
hình kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận…của Công ty trong năm, ảnh hưởng tới
quyết định của nhà quản lý và tới sự phát triển của Công ty. Chính vì vậy việc
nghiên cứu kế toán bán mặt hàng bàn chải đánh răng là rất cần thiết để có thể tìm ra
vấn đề tồn tại, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng bàn
chải đánh răng nói riêng và công tác kế toán bán hàng nói chung tại Công ty.
b. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài là thông qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn
về kế toán bán hàng có thể đưa ra đánh giá thực tế về công tác tổ chức kế toán bán
hàng tại công ty. Từ đó thấy được vai trò, sự ảnh hưởng của công tác kế toán bán
hàng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, để thấy được mặt mạnh, mặt
hạn chế của công tác kế toán bán hàng của công ty. Từ đó, phát huy những mặt
mạnh, còn những mặt hạn chế có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty. Đồng thời sẽ giúp cho những nhà quản lý có nguồn
thông tin quan trọng, chính xác, là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng
đắn và hợp lý giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài, em cŒng hiểu rõ được về tầm
quan trọng của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nói chung và công
ty Cổ phần Bắc Giang nói riêng. Nhờ đó em thấy trách nhiệm và nghĩa vụ của một
kế toán viên sau này.

2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
Với đề tài “ Kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty phần Bắc Giang”
em mong muốn thực hiện được mục tiêu đặt ra.
Về mặt lý luận: Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, em hi vọng sẽ
hệ thống hóa được lý luận về kế toán bán hàng, tìm hiểu kỹ hóa đơn, chuẩn mực,
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
chế độ kế toán và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến nghiệp kế toán
bán hàng.
Về mặt thực tiễn: Có thể đưa ra những giải pháp thiết thực giúp Công ty Cổ
phần Bắc Giang tổ chức tốt hơn công tác kế toán bán hàng bàn chải đánh răng phù
hợp với quy định của Nhà nước cŒng như tình hình thực tế của Doanh nghiệp từ đó
giúp Doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nâng cao hiệu quả kinh
doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với các cổ
đông đóng góp vốn, với người lao động với Nhà nước và các đối tượng có liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, quy định về khung kết cấu Luận văn của
trường Đại học Thương Mại và kiến thức về vấn đề nghiên cứu nên phạm vi nghiên
cứu đề tài có những hạn chế nhất định.
Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại công ty Cổ
phần Bắc Giang.
Về không gian nghiên cứu: Tại công ty Cổ phần Bắc Giang
Địa chỉ: Phòng P1007 nhà N3A Khu đô thị mới Trung Hòa- Nhân Chính,
Thanh Xuân Hà Nội.
Về thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2013 đến ngày 31 tháng
03 năm 2013.
Số liệu minh họa cho kế toán: Số liệu kế toán bán hàng bàn chải đánh răng của
Công ty Cổ phần Bắc Giang trong tháng 3 năm 2012.
4. Phương pháp thực hiện đề tài

.Để nghiên cứu đề tài bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty Cổ phần Bắc
giang em đã kết hợp các phương pháp: Phương pháp thu thập dữ liệu và phương
pháp xử lý phân tích dữ liệu.
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu về tình hình hoạt động của công ty nói chung và công tác
bán hàng nói riêng một cách chính xác, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hoạt
động của doanh nghiệp thì em đã sử dụng các phương pháp sau:
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
- Phương pháp phiếu điều tra
Để tìm hiểu thực trạng kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng tại
công ty cổ phần Bắc Giang em tiến hành phát các phiếu điều tra ph‹ng vấn. Các câu
h‹i được thiết kế dưới dạng câu h‹i đóng đã có sẵn câu trả lời, người được h‹i chỉ
cần đánh dấu vào câu trả lời mà mình cho là phù hơp.
Nội dung phiếu điều tra gồm:
+ Thông tin cá nhân của đối tượng điều tra: Họ tên, chức vụ.
+ Tìm hiểu công tác kế toán tại công ty gồm: Đặc điểm tổ chức công tác kế
toán của công ty: Gồm các câu h‹i về tổ chức công tác kế toán, hình thức kế toán áp
dụng, chế độ kế toán… Thực trạng kế toán bán hàng : Gồm các câu h‹i về phương
thức bán hàng, phương thức thanh toán, phương thức xác định giá vốn…
- Thời gian tiến hành phát phiếu là ngày 12/03/202, số lượng phiếu phát ra là
5 phiếu. Đến ngày 15/03/2012 tiến hành thu lại và tổng hợp kết quả điều tra theo
từng câu h‹i.
- Phương pháp thu thập số liệu
Ngoài việc sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về đặc điểm tổ chức kế toán của
công ty, thì em còn sử dụng phương pháp nghiên cứu chứng từ của công ty, bao
gồm: Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, phiếu chi, Phiếu xuất kho, Bảng kê bán lẻ hàng
hóa,…Và các sổ kế toán như: Sổ chi tiết bán hàng, Sổ cái TK 511,632, Sổ nhật ký
chung, Nhật ký bán hàng…

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo các luận văn và chuyên đề của sinh viên Trường Đại học Thương
Mại các khóa trước, thu thập các dữ liệu về chế độ, quy định của Bộ tài chính.
b. Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu
Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, thì em đã so sánh giữa thực tế và lý luận
của chuẩn mực kế toán, đánh giá, phân tích kết quả đã thu thập, để từ đó đưa ra
những ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán bán hàng của Công ty cổ phần
Bắc Giang.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
- Phương pháp toán học
Phương pháp này sử dụng trong kế toán bán hàng để tính toán, phân tích cụ
thể những chỉ tiêu liên quan. Các công thức toán học được sử dụng chủ yếu cho
việc tính doanh thu, tính trị giá HTK, giá vốn hàng bán trong kỳ phụ vụ cho việc
kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các chỉ tiêu trong kế toán bán hàng.
- Phương pháp so sánh
Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa
chúng. Trong quá trình nghiên cứu kế toán bán hàng nội dung của phương pháp này
được cụ thể hóa thông qua việc so sánh đối chiếu giữa lý luận với thực tế về công
tác kế toán bán hàng giữa các doanh nghiệp thương mại để thấy được điểm mạnh,
lợi thế mà doanh nghiệp đã đạt được, đối chiếu số liệu giữa các chứng từ gốc và
bảng phân bổ với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa sổ cái và
bảng tổng hợp chi tiết để có kết quả chính xác khi lên báo cáo tài chính.
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phương pháp này nhằm tổng hợp dữ liệu của các phiếu điều tra ph‹ng vấn
theo từng nội dung cụ thể trong phiếu điều tra, nhằm đưa ra những kết luận đánh giá
phục vụ cho công tác kế toán bán hàng.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, khóa luận bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp.
Trong chương I, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề lý luận chung về kế
toán bán hàng trong các doanh thương mại, đưa ra những đánh giá tổng quan về
tình hình nghiên cứu kế toán bán hàng, phân tích rõ bản chất nội dung kế toán bán
hàng từ đó trình bày nội dung nghiên cứu với các đặc điểm của nghiệp vụ kế toán
bán hàng. Những vấn đề lý luận trong chương này là cơ sở để xem xét, đánh giá
thực trạng kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty cổ phần Bắc Giang.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại công ty
Cổ phần Bắc Giang.
Chương này tập trung tìm hiểu đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác kế
toán bán hàng tại công ty Cổ phần Bắc Giang, đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi
trường sản xuất kinh doanh đến kế toán bán hàng, qua đó làm rõ thực trạng kế toán
bán hàng bàn chải đánh răng tại công ty Cổ phần Bắc Giang. Chương này là cơ sở
để đưa ra các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng bàn chải đánh răng
tại Công ty cổ phần Bắc Giang.
Chương 3 : Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng
bàn chải đánh răng tại công ty Cổ phần Bắc Giang.
Dựa trên cơ sở đánh giá về thực trạng kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại
công ty Cổ phần Bắc Giang, nhận xét đánh giá những thành công và những hạn chế
còn tồn tại trong kế toán bán hàng bàn chải đánh răng tại Công ty như: Công ty
chưa đánh mã từng loại sản phẩm để thuận tiện trong việc bán và kiểm tra hàng hóa,
hay việc áp dụng tài khoản phản ánh nghiệp vụ bán hàng chưa đúng….Qua đó
nhằm đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng bàn chải
đánh răng tại Công ty cổ phần Bắc Giang.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5

6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Để đi sâu nghiên cứu và hiểu thêm bản chất của kế toán bán hàng thì trước hết
phải hiểu một số thuật ngữ được hiểu trong kế toán bán hàng.
Bán hàng (Theo chuẩn mực số 14) “ là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản
xuất ra và bán hang hóa mua vào”. Như vậy bán hang có thể được hiểu là tài sản
trong doanh nghiệp sẽ chuyển từ hình thái hang hóa sang hình thái tiền tệ. doanh
nghiệp sẽ mất quyền sở hữu về hàng hóa nhưng lại được quyền sở hữu về tiền tệ
hoặc được quyền thu tiền của người mua.
Theo giáo trình “Kế toán tài chính” do GS.TS Ngô Thế Chi và TS. Trương
Thị Thuỷ đồng chủ biên, NXB Tài chính năm 2010 thì khái niệm bán hàng được
nêu như sau: “Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng sản phẩm, hàng hoá gắn
với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình
sản xuất – kinh doanh, đây là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vốn sản phẩm,
hàng hoá sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán”.
Doanh thu (Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01): Doanh thu là tổng giá
trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, bao gồm Doanh thu bán hàng, doanh thu cung
cấp dịch vụ, tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia…
Ngoài ra, cŒng theo Chuẩn mực số 14 thì một số khái niệm về kế toán bán
hàng được hiểu như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp thu được trong năm, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ hàng hóa, sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Các khoản giảm trừ doanh thu: Là cơ sở để tính toán doanh thu thuần và kết
quả kinh doanh trong kỳ kế toán. Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
theo dõi chi tiết, riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp nhằm cung cấp các
thông tin để lập báo cáo tài chính. Các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Doanh thu thuần: Là chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải
nộp cho hàng đã tiêu thụ, thuế GTGT của hàng đã tiêu thụ nếu DN tính thuế theo
phương pháp trực tiếp.
Giá vốn hàng bán: Là trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ. Đối với DNTM thì
giá vốn được hình thành trên cơ sở giá mua của số hàng hoá đã bán trong kỳ.
1.1.2. Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán bán hàng
a. Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng
 Các phương thức bán hàng:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc lựa chọn áp dụng các
phương thức bán hàng và các chính sách khuyến khích tiêu thụ góp phần quan trọng
vào việc thực hiện kế hoạch bán hàng, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có cơ sở
mở rộng, chiếm lĩnh thị trường. Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc sử dụng các tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho hàng hóa, đồng thời
nó quyết định đối với việc xác định thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu bán

hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận.
•Phương thức bán buôn hàng hóa: Là phương thức bán hàng cho các đơn vị
thương mại, các doanh nghiệp sản xuất để thực hiện bán ra hoặc gia công chế biến
rồi bán ra. Trong bán buôn hàng hóa, thường có các phương thức sau:
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
- Bán buôn qua kho: Là hình thức bán hàng mà hàng hóa, thành phẩm được xuất
bán từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong phương thức này có hai hình thức:
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này
bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng. Doanh nghiệp phải
xuất kho hàng hóa, giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua
nhận đủ hàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, thì hàng hóa thành phẩm mới
xác định tiêu thụ.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn
cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng
hóa, thành phẩm dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển
hàng giao cho bên mua ở một địa điểm th‹a thuận. Hàng hóa, thành phẩm chuyển
bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Hàng hóa, thành phẩm chỉ xác định
là tiêu thụ khi nhận được tiền do bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã
nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp hay
bên mua chịu là do sự th‹a thuận từ trước giữa hai bên. Nếu doanh nghiệp chịu chi
phí vận chuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng. Nếu bên mua chịu chi phí vận
chuyển, sẽ phải thu tiền của bên mua.
- Bán buôn vận chuyển thẳng: Theo hình thức này, thành phẩm sản xuất xong
không nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực
hiện theo hai hình thức:
+ Bán hàng vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình
thức này, thành phẩm sản xuất xong không nhập kho mà chuyển bán thẳng tại
xưởng cho bên mua. Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên

mua đã thanh toán hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ.
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức
này, thành phẩm sản xuất xong không nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua
bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài chuyển hàng đến một địa điểm
đã được th‹a thuận. Thành phẩm, hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng
hóa được xác định là tiêu thụ.
•Phương thức bán lẻ : Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu
dùng nội bộ. Phương thức này bao gồm hai hình thức sau:
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong việc
thu tiền ở người mua và giao hàng ở người mua tach rời nhau.
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên bán hàng
trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách.
- Hình thức bán hàng tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng tự chọn
những hàng hóa mà mình cần sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền
hàng, nhân viên thu tiền sẽ thu tiền và lập hóa đơn bán hàng.
- Hình thức bán hàng trả góp: Theo hình thức này người mua trả tiền mua
hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường
còn thu thêm người mua một khoản lãi do trả chậm.
•Phương thức bán hàng trả góp, chậm trả: Là hình thức bán hàng mà doanh
nghiệp thương mại dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong nhiều kỳ.
Doanh nghiệp thương mại được hưởng thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp
và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp. Khi
doanh nghiệp thương mại giao hàng cho người mua, hàng hóa được xác định là tiêu
thụ. Tuy nhiên khoản lãi trả góp chưa được ghi nhận toàn bộ mà chỉ được phân bổ

dần vào doanh thu hoạt động tài chính và nhiều kỳ sau giao dịch bán.
•Phương thức gửi đại lý bán: Theo hình thức này doanh nghiệp giao hàng cho
cơ sở đại lý. Bên đại lý sẽ trực tiếp bán hàng và thanh toán tiền cho doanh nghiệp và
được hưởng hoa hồng đại lý bán. Số hàng gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp. Số hàng được xác định là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền
do bên đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
 Các phương thức thanh toán
• Phương thức thanh toán trực tiếp : Khi sản phẩm, hàng hóa đã chuyển quyền
sở hữu, khách hàng đã chấp nhận thanh toán và doanh nghiệp đã nhận tiền hàng
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
bằng tiền mặt, séc, ngân phiếu Doanh thu bán hàng và tiền hàng được nghi nhận
cùng kỳ.
•Phương thức thanh toán chậm trả: Là phương thức thanh toán mà quyền sở
hữu về tiền tệ được chuyển giao sau một thời gian so với thời điểm chuyển quyền
sở hữu về hàng hóa gắn liền với sự tự vận động của tiền tệ. Doanh thu được ghi
nhận trước kỳ thu tiền.
 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán:
Để xác định đúng đắn kết quả kinh doanh trước hết cần xác định đúng đắn giá
trị vốn hàng bán. Trị giá vốn hàng bán được sử dụng để xác định kết quả kinh
doanh là toàn bộ chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm: giá
vốn hàng xuất kho, chi phí quản lý doanh nghiệp…phân bổ cho số hàng đã bán.
- Trị giá vốn hàng xuất kho để bán:
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Trị giá vốn thành phẩm xuất kho để bán hoặc
thành phẩm không nhập kho đưa đi b án ngay chính là giá thành sản xuất thực tế
của sản phẩm hoàn thành.
Đối với doanh nghiệp thương mại: Trị giá vốn hàng xuất kho để bán bao gồm
trị giá mua thực tế và chi phí mua của số hàng xuất kho.
Trị giá vốn thực tế

của hàng xuất kho
=
Trị giá mua
thực tế của
hàng xuất kho
+
Chi phí mua
phân bổ hco
hàng xuất kho
- Tính trị giá vốn của hàng đã bán: Sau khi đã tính được trị giá vốn hàng xuất
kho và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán kế toán
tổng hợp lại để tính giá vốn hàng đã bán.
Trị giá vốn hàng đã
bán
=
Trị giá vốn
hàng xuất kho
đã bán
-
Chi phí bảo
hiểm, chi phí
QLDN của số
hàng đã bán
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
 Phương pháp xác định giá bán:
Giá bán hàng hoá của doanh nghiệp được xác định trên nguyên tắc phải đảm
bảo bù đắp được giá vốn, chi phí đã b‹ ra đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có
một khoản lợi nhuận định mức.

Trên nguyên tắc đó giá bán hàng hoá được xác định như sau:
Giá bán hàng hoá = Giá thực tế + Thặng số thương mại
Thặng số thương mại dùng để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận, nó được
tình theo tỷ lệ % trên giá thực tế của hàng hoá tiêu thụ.
Như vậy: Giá bán hang hoá = Giá mua thực tế( 1+% Thặng số thương mại).
b. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
Nghiệp vụ bán hàng tiêu thụ hàng hóa liên quan đến từng khách hàng, từng
phương thức thanh toán và từng mặt hàng nhất định. Do đó, công tác quản lý nghiệp
vụ bán hàng đòi h‹i phải quản lý các chỉ tiêu như quản lý doanh thu, tình hình thay
đổi trách nhiệm vật chất ở khâu bán, tình hình tiêu thụ và thu hồi tiền, tình hình
công nợ và thanh toán công nợ về các khoản thanh toán công nợ về các khoản phải
thu của người mua, quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ…quản lý nghiệp vụ
bán hàng cần bám sát các yêu cầu sau:
- Quản lý sự vận động của từng mặt hàng trong quá trình sản xuất – nhập– tồn
kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị.
- Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh
toán, từng khách hàng và từng loại hàng hóa tiêu thụ.
- Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền hàng.
- Tính toán xác định từng loại hoạt động của doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo chế độ quy định.
c. Nhiệm vụ kế toán bán hàng
Nhiệm vụ kế toán bán hàng có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đẩy đủ và chính xác tình hình bán hàng của
doanh nghiệp trong kỳ. Ngoài kế toán tổng hợp trên các tài khoản kế toán, kế toán
bán hàng cần phải theo dõi ghi chép về số lượng, kết cấu, chủng loại hàng bán, ghi
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
chép doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng, theo
dõi từng đơn vị trực thuộc.

- Kiểm tra tình hình doanh thu tiền bán hàng và quản lý tiền bán hàng. Đối với
hàng hóa bán chịu, cần phải mở sổ sách ghi chép theo từng khách hàng, lô hàng, số
tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ.v.v…
- Tính toán giá trị thực tế của hàng đã tiêu thụ, nhằm xác định kết quả bán hàng.
1.2. Nội dung kế toán bán hàng trong DN
1.2.1. Quy định kế toán bán hàng theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.2.1.1. Chuẩn mực 01 “Chuẩn mực chung”:
Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ
bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì
vậy, tất cả các nghiệp vụ kế toán đều bị chi phối bởi “chuẩn mực chung”. Trong
giới hạn đề tài “Kế toán bán hàng”, các nguyên tắc cơ bảncủa chuẩn mực liên quan
đến đó là:
- Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan
đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ
kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực
tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh
tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Hoạt động Liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là
DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong
tương lai gần, nghĩa là DN không có ý định cŒng như không buộc phải ngừng hoạt
động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế
khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở
khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
- Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được
tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị
hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không
được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến

- Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi
nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên
quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí
của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên
quan đến doanh thu của kỳ đó.
- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn
phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay
đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng
của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
1.2.1.2. Chuẩn mực 02 "Hàng tồn kho"
Theo VAS 02 – Hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo QĐ số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
Theo chuẩn mực này, HTK được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần
có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được. Giá gốc HTK bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Việc tính giá trị HTK được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với DN có ít loại mặt
hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại HTK được tính theo
giá trị trung bình của từng loại HTK tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại HTK được
mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào
mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của DN. Căn cứ vào lượng hàng
hóa xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế trong kỳ:
Giá vốn của hàng hóa
xuất kho
=
Giá bình quân của một

đơn vị hàng hóa
x
Lượng hàng hóa
xuất kho
Giá bình quân của = Giá trị hàng hóa tồn + Giá trị hàng hóa
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
một đơn vị hàng hóa
kho đầu kỳ nhập trong kỳ
Số lượng hàng hóa tồn
kho đầu kỳ
+
Số lượng hàng hóa
nhập trong kỳ
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là HTK được
mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và HTK còn lại cuối kỳ là HTK
được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị
HTK được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ,
giá trị của được tính theo giá HTK của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần
cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là HTK được
mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và HTK còn lại cuối kỳ là HTK
được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho
được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của HTK được
tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.VAS14:
Chuẩn mực “doanh thu và thu nhập khác”
1.2.1.3. Chuẩn mực VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời

điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ
sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Xác định doanh thu: Theo VAS số 14, đoạn 05, 06, 07, 08 (Ban hành và
công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng
Bộ tài chính)
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi th‹a thuận giữa DN với
bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các
khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại,
chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu
được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi
suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nh‹ hơn giá
trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương
tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu.
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác
không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Trường hợp này, doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc
dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm
hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ
nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ
đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm
hoặc thu thêm.
Doanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa. Giá bán hàng hóa của doanh

nghiệp được xác định trên nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn, chi phí b‹
đã b‹ ra đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức.
Trên nguyên tắc đó, giá bán được xác định như sau;
Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại
Hoặc: Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế * ( 1 + % Thặng số thương mại)
Ghi nhận doanh thu: Theo VAS 14, đoạn 10: Doanh thu bán hàng được ghi
nhận khi đồng thời th‹a mãn tất cả năm điều kiện sau:
- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
Tại đoạn 11, 12, 13 quy định rằng:
DN phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong những trường hợp cụ thể. Trong hầu
hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm
chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng
hóa cho người mua.
Trường hợp DN vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng
hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được
ghi nhận. DN còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều
hình thức khác nhau như:
- DN còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình
thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường.
- Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào

người mua hàng đó.
- Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt nó là một phần quan
trọng của hợp đồng mà DN chưa hoàn thành.
- Khi người mua có quyền hủy b‹ việc mua hàng vì một lý do nào đó nếu
trong hợp đồng mua bán và DN chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại
hay không.
Nếu DN chỉ còn phải chịu một phần rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa
thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ, DN còn nắm
giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản
thanh toán.
1.2.2. Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành ( Quyết
định 48/2006/ QĐ- BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006)
a. Chứng từ kế toán sử dụng
Theo thông tư 153/2010/TT-BTC và các quy định của pháp luật liên quan thì
kế toán bán hàng thường sử dụng các loại chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT ( Mẫu số: 01 GTKT-3LT): Là hóa đơn dùng cho các đơn vị
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn do người bán lập khi bán
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Mỗi hóa đơn được lập cho các loại hàng hóa, dịch
vụ có cùng mức thuế suất. Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên ( liên 1 lưu vào số
gốc, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 lưu làm chứng từ).
Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu số: 02GTGT-3LL): Áp dụng với doanh
nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc những doanh nghiệp kinh
doanh những mặt hàng không chịu thuế GTGT. Hóa đơn do người bán lập khi bán
hàng hoặc cung cấp dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng hóa đơn
bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (liên 2)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số: 02-VT): dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng hàng
hóa xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: Liên 1 để lưu gốc; Liên 2 giao

cho khách hàng; Liên 3 thủ kho giữ để ghi thẻ rồi giao cho phòng kế toán để làm
căn cứ hạch toán.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Là loại chứng từ dùng để theo dõi
số lượng hàng hóa di chuyển từ kho này sang kho khác trong nội bộ đơn vị. Đây là
căn cứ để thủ kho ghi nhận và thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết hàng hóa. Phiếu này
do bộ phận cung ứng lập thành 3 liên: Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 chuyển cho thủ
kho để ghi thẻ kho, liên 3 giao cho khách hàng.
- Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT/BB): là chứng từ ghi nhận doanh thu bán hàng
mà khách hàng thanh toán (bằng tiền mặt). Phiếu thu được lập làm 3 liên: Liên 1 để
lưu gốc; Liên 2 giao cho người nhận tiền; Liên 3 làm căn cứ ghi sổ kế toán.
- Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT/BB): là chứng từ ghi nhận các chi phí phát sinh
trong quá trình kinh doanh của DN. Phiếu chi được lập làm 3 liên như phiếu thu.
Ngoài ra còn có các chứng từ khác như:
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa
- Hóa đơn cước phí vận chuyển, thuê kho bãi, bốc dỡ hàng hóa
- Hợp đồng kinh tế với khách hàng
- Các chứng từ phản ánh tình hình thanh toán
- Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng
b. Tài khoản kế toán sử dụng
các tài khoản chủ yếu:
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
•TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dùng để phản ánh
doanh thu của khối lượng hàng đã bán, dịch vụ đã cung cấp không phân biệt đã thu
được tiền hay chưa thu được tiền.
- Kết cấu tài khoản.
Bên nợ:
- Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của số hàng tiêu thụ.
- Thuế GTGT phải nộp của DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

- Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả kinh doanh.
Bên có.
- Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2:
TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hóa”
TK 5112 “ Doanh thu bán thành phẩm”
TK 5114 “ Doanh thu trợ cấp trợ giá”
TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản”
TK 5118 “ Doanh thu khác”
• TK 131 – “Phải thu của khách hàng”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán
các khoản phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán hàng.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về hàng hóa đã bán trong kỳ.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách
hàng có khiếu nại.
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc
không có thuế GTGT).
- Số tiền chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho người mua.

Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này cŒng dùng để phản ánh khoản tiền hàng khách hàng ứng trước
với số dư bên có, khi phát sinh khoản ứng trước ghi bên có, trừ tiền hàng thì ghi bên
nợ và có số dư cuối kỳ bên có. Không được bù trừ số dư của hai loại tài khoản này
vào cuối kỳ.
•Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ đã được xác định là tiêu thụ.
- Kết cấu tài khoản.
Bên nợ:
- Phản ánh giá vốn của số sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
- Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơn
năm trước.
- Trị giá sản phẩm, hàng hóa hao hụt mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồi
thường.
Bên có:
- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ để xác
định kết quả.
- Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho của năm nay thấp
hơn năm trước.
- Trị giá vốn của số sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách
hàng trả lại.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Chu Thị Huyến
•Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác: TK 111 –“Tiền mặt”, TK
112 – “Tiền gửi ngân hàng”, TK 333 – “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”, TK
5211 – “ Chiết khấu thương mại” , TK 5212– “ hàng bán bị trả lại” , TK 5213 – “
Giảm giá hàng bán” , TK 156 – “Hàng hóa”, TK 1381 – “Tài sản thiếu chờ xử lý”,

TK 3381 – “Tài sản thừa chờ xử lý”….
c. Vận dụng tài khoản kế toán
(1) Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ:
 Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa
• Kế toán bán buôn qua kho.
Kế toán nghiệp vụ bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng.
- Khi bán thành phẩm, hàng hóa, căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu thu kế
toán ghi tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng (111,112,131) theo
giá thanh toán của hàng hóa, đồng thời ghi tăng doanh thu bán hàng và thuế GTGT
phải nộp.
- Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi tăng TK 632: giá vốn hàng hóa đồng
thời ghi giảm TK 156, 155: Trị giá hàng hóa thực tế xuất kho.
- Nếu hàng hóa bán có bao bì đi kèm tính giá riêng, kế toán ghi giá bán bao bì
đã có thuế vào bên Nợ TK 111,112,131 và phản ánh trị giá thực tế xuất kho của bao
bì vào bên Có TK 153, và thuế GTGT đầu ra của bao bì vào TK 333(33311).
Kế toán nghiệp vụ bán buôn theo hình thức gửi hàng cho khách hàng.
- Căn cứ vào PXK phản ánh giá trị thực tế của hàng bán, kế toán ghi tăng TK
157: hàng gửi bán đồng thời ghi giảm TK 156, 155: hàng hóa, thành phẩm.
- Nếu có bao bì đi kèm với hàng gửi bán tính giá riêng thì trị giá của bao bì kế
đươc ghi tăng TK 138 ( 1388): Phải thu khác theo giá xuất kho và ghi giảm TK 153:
Trị giá thực tế xuất kho của bao bì.
- Các chi phí phát sinh trong quá trình gửi bán:
Nếu DN chiụ thì phản ánh vào TK 641: chi phí bán hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Sen Lớp: K45D5
21

×