Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cung cấp cho bệnh viện theo QCVN 12 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.02 KB, 27 trang )

1

CẤP ĐIỆN CHO CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN
1. Mục đích và yêu cầu hệ thống cấp điện cho bệnh viện
- Bệnh nhân là trung tâm của một bệnh viện, việc cung cấp điện bị gián
đoạn có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm trong việc điều trị và do đó gây nguy
hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân trong trường hợp nặng.
Bệnh viện được coi là hộ tiêu thụ điện loại 1, (tiêu thụ điện loại 1 là hộ
tiêu thụ khi bị mất điện, ngừng cấp điện thì dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng
con người, gây thiệt hại lớn, hư hỏng máy móc, thiết bị, …) do đó với hộ tiêu
thụ điện này phải được cấp điện từ 2 nguồn độc lập, phải có nguồn dự phòng
nóng và hệ thống UPS cung cấp điện cho nguồn ưu tiên. Vì thiết kế hệ thống
cung cấp điện cho bệnh viện là một vấn đề cực kỳ quan trọng, cho nên hệ thống
cấp điện yêu cầu phải an toàn cao, độ tin cậy lớn, đặc biệt phải được cấp điện
24/24h trong ngày.
Với đòi hỏi thực tế, chúng tôi đề xuất phương án sử dụng hệ thống điện
với thiết bị điều khiển và giám sát HospEC
®
của hãng ESA Grimma GmbH –
Đức với mục đích để cung cấp an toàn điện trong bệnh viện. Hệ thống của
chúng tôi đáp ứng các yêu cầu cao nhất về an toàn trong cung cấp điện tại các
bệnh viện, tuân theo tiêu chuẩn IEC 60364-7-710:2002 và TCVN 7447-7-
710:2006. Đồng thời việc lựa chọn thiết bị, vật tư, cấu hình mạng cấp điện phải
bảo đảm tạo ra một hệ thống cấp nguồn với tiêu chuẩn kỹ thuật tin cậy nhất, đáp
ứng được tất cả yêu cầu nghiêm ngặt về cung cấp điện trong HSMT, Hồ sơ thiết
kế cơ sở của dự án Bệnh viện.
- Vận hành an toàn, thuận tiện. Sửa chữa dễ dàng và khi sửa chữa tại một
điểm nào đó thì hệ thống điện toàn nhà vẫn phải hoạt động bình thường.
- Các tủ điện hạ thế chính LVMSB sử dụng tủ phân phối điện tổng
LVMD theo tiêu chuẩn DIN VDE 0660 Part 500, IEC 60439-1 và DIN EN
60439-1, đáp ứng yêu cầu hồ sơ TKCS và HSMT.


- Các tủ phân phối điện cho khu nhà theo tiêu chuẩn DIN VDE 0660 Part
500, IEC 60439-1 và DIN EN 60439-1, đáp ứng yêu cầu hồ sơ TKCS và
HSMT.
- Tủ phân phối điện mạng trung tính cách ly IT – tủ IPS-ICU (cho nhóm
2) tuân theo tiêu chuẩn IEC 60364-7-710:2002: Requirements for special
installations or locations – Medical locations. (Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt
đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt – Khu vực Y tế), đáp ứng hồ sơ TKCS và HSMT.
- Tủ phân phối nhánh cho nhóm 0 và 1, khu vực chung, tuân theo tiêu
chuẩn IEC 60364-7-710:2002: Requirements for special installations or
2

locations – Medical locations. (Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc
khu vực đặc biệt – Khu vực Y tế), đáp ứng hồ sơ TKCS và HSMT.
- Hệ thống thanh cái dẫn điện của hãng Gardermoen , đáp ứng hồ sơ
TKCS và HSMT.
- Và trong hệ thống cấp điện, chống sét và chọn thiết bị điện cho các đối
tượng thuộc bệnh viện bao gồm: các phòng từ tầng một cho đến tầng mái, bơm
nước sinh hoạt, điều hoà, tủ trung thế, máy biến áp,…
2. Cơ sở và văn bản pháp lý
2.1. Tiêu chuẩn qui phạm áp dụng:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 03/4/2008.
- Quy chuẩn 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện
của nhà ở và nhà công cộng.
- TCXDVN 394-2007: tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong
công trình xây dựng – phần an toàn điện.
- Tiêu chuẩn quốc tế IEC về thiết kế, lắp đặt hệ thống điện. Tiêu chuẩn
thử nghiệm điển hình toàn phần TTA cho các tủ điện phân phối.
- IEC 60364-7-710:2002: Requirements for special installations or
locations – Medical locations. (Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc
khu vực đặc biệt – Khu vực Y tế).

- IEC 60439/ IEC 61439/1-6 : Low-voltage switchgear and controlgear
assemblies.
- TCVN 7994: Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp.
- TCVN 7447-7-710 :2006: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt
hoặc khu vực đặc biệt – Khu vực Y tế.
- TCXDVN 333-2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công
cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị.
- TCXD 16 - 1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
- TCXDVN 7114: 2002; Chiếu sáng cho hệ thống làm việc trong nhà.
- TCXD 25-1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà và công trình công cộng.
- TCXD 27-1991: Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng.
- TCXDVN 319-2004: Nối đất cho thiết bị công trình công nghiệp.
- TCXDVN 46-2007 Chống sét cho công trình xây dựng, hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
3

- TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét của Tổng Cục Bưu Điện.
- NF C17-102/1995 tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
- Qui phạm trang bị điện 11TCN 18, 19, 20, 21 – 2006
- QCTCXD 09-2005 Qui chuẩn xây dựng Việt Nam „Các công trình xây
dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
2.2 Các tài liệu kỹ thuật tham chiếu:
- Khí cụ đóng cắt, bảo vệ (ACB, MCCB, MCB, RCBO ).
- Thiết bị tủ điện trung tính cách ly IPS-ICU (công suất từ 3.15KVA đến
7,5KVA) chuyên dụng cho phòng mổ; hồi sức cấp cứu; chuẩn bị mổ;… (cấp
điện cho nhóm 2);
- Thiết bị tủ phân phối điện tổng LVMD tuân theo tiêu chuẩn IEC 60439-
1 và DIN EN60439-1; Tủ phân phối điện chính cho từng khu vực; Tủ phân phối
điện trung tính cách ly (cho nhóm 2) IPS tuân theo tiêu chuẩn IEC60364-7-
710:2002; TCVN7447-7-710:2006; Tủ điện cung cấp điện cho nhóm 0 và nhóm

1 (phòng cho chuẩn đoán chức năng CT, MRT, điện não đồ,…; phòng thí
nghiệm; phòng máy chủ; hội trường; quản lý; phòng kỹ thuật;….) được thiết kế
và tuân theo tiêu chuẩn IEC60439-1/ DIN VDE0603-1 của hãng ESA-Grimma -
Đức (G7);
- Busway thanh cái dẫn điện và các phụ kiện của hãng Gardermoen;
- Hệ thống UPS;
- Cable điện và dây dẫn điện hãng cable điện Trần phú hoặc Cadisun;
- Thiết bị chống sét lan truyền và đánh thẳng Erico – Mỹ, Siemens – Đức;
2.3 Nguồn điện cung cấp cho bệnh viện:
- Nguồn điện cung cấp cho toàn bệnh viện là nguồn điện 3 pha 400/230V-
50Hz được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia và nguồn điện dự phòng từ các máy
phát điện Diesel.
- Cấp điện cho các phòng chức năng; phòng quản lý,… sử dụng cấp điện
áp 220V-50Hz và 400V-50Hz.
2.4. Cấu hình hệ thống cấp điện và nối đất:
Với chức năng phụ tải tiêu thụ điện là bệnh viện là hộ tiêu thụ điện loại 1,
cấu hình nối đất và mạng điện phải tuân theo IEC60364-7-710:2002/
TCVN7447-7-710:2006: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực
đặc biệt – Khu vực Y tế.
4

3. Sử dụng hệ thống cung cấp điện cho bệnh viện với hệ điều khiển và giám
sát HospEC.
Sử dụng giải pháp cung cấp điện cho bệnh viện với hệ thống điều khiển
và giám sát HospEC được tích hợp các giải pháp an toàn điện trong hệ thống
điện cung cấp các bệnh viện tin cậy, hiệu quả kinh tế. Với công nghệ của ESA-
Grimma: Tối ưu điều chỉnh, kiểm soát tất cả điểm cần thiết, giám sát và kiểm
soát đáp ứng yêu cầu hệ thống cung cấp điện của một bệnh viện. Sự linh hoạt
của HospEC cho phép ứng dụng hiệu quả trong hầu hết các tình huống khác
nhau. Hệ thống với chức năng kiểm soát an toàn điện, thiết kế và cài đặt đơn

giản, cụ thể:
+ Phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định mới nhất và
+ Được kiểm tra và chứng nhận bởi các phòng thí nghiệm, thử nghiệm
độc lập.
+ Nhiều năm kinh nghiệm thực hiện an toàn điện trong các bệnh viện.
+ Tủ phân phối LV được TEST, được kiểm tra nghiêm ngặt.
+ Hệ thống điều khiển và giám sát nguồn cung cấp điện của Bệnh viện
phù hợp với IEC 60364-7-710:2002-11/DIN VDE 0100-710:2002-
11/TCVN7447-7-710:2006.
+ Hiện thị và Panel điều khiển công nghệ hiện đại.
+ Hệ thống giám sát dòng điện; dòng điện rò; cách điện trong hệ thống
cung cấp điện cách ly IT cho phòng mổ; nhiệt độ,…
5



1
Hệ thống cung cấp điện
2.2
Module giám sát và chuyển đổi cho hệ
thống IT (trung tính cách ly) nhóm 2
1.1
Tủ phân phối điện tổng
2.3
Hệ thống phát hiện lỗi cách ly
1.2
Tủ phân phối điện cho tòa nhà và khu
vực
2.4
Hệ thống giám sát dòng điện và dòng

điện rò mạng TN/TT
1.3
Tủ phân phối điện IPS cho mạng điện
IT (trung tính cách ly) cho nhóm 2
2.5
Màn hình vận hành và hiện thị
1.4
Tủ phân phối điện SD (TT/TN) cho
nhóm 0 và 1
2.6
Điều khiển chiếu sáng và kết nối với
hệ thống khác với thiết bị I/O MPM
2
Hệ thống điều khiển và giám sát
HospEC
2.7
Chuẩn truyền thông CAN bus
2.1
Module chuyển đổi nguồn cho tủ phân
phối chính
3
Thiết bị điều khiển và giám sát
HospEC
6

3.1. Tủ phân phối điện tổng - LVMD
Sử dụng tủ phân phối điện tổng LVMD (tủ
điện hạ thế chính LVMSB) là tủ phân phối điện trung
tâm sau trạm biến áp và máy phát điện dự phòng
trong bệnh viện. Trong đó bao gồm 2 nguồn cấp điện

độc lập (GS –nguồn từ lưới điện) và nguồn cấp điện
dự phòng nóng (SS – nguồn từ máy phát điện dự
phòng).
Với yêu cầu quan trọng và nghiêm ngặt nguồn
cung cấp điện cho bệnh viện phải có độ ổn định, tin
cậy cao. Do đó, hệ thống đặc biệt tủ phân phối điện
tổng LVMD phải được kiểm tra, thử nghiệm phải
tuân theo các quy định nghiêm ngặt trên thế giới: tiêu
chuẩn DIN VDE 0660 Part 500, IEC 60439-1 và
DIN EN 60439-1.
Phân phối điện tổng bao gồm:
+ Đầu vào/ra nguồn cấp điện theo nguồn điện độc lập (GS);
+ Đầu vào/ra nguồn cấp điện theo nguồn điện dự phòng (SS);
+ Hệ thống bù.
Có khả năng mở rộng tùy nhu cầu:
+ Panel hiện thị trạng thái của máy phát điện, thông số dòng điện, dòng
rò,…;
+ Thiết bị giám sát dòng điện tải và dòng điện dò, dễ dàng phát hiện lỗi
dòng điện dò;
+ Chuyển đổi liên kết với thiết bị giao thức khác bằng thiết bị I/O giao
thức CAN;
+ Giao diện màn hình hiện thị các giá trị đo và thông báo lỗi, thông số
hoạt động;
+ Kết nối dữ liệu với hế thống kiểm soát và điều khiển HospEC bằng
CAN-bus;
+ Thiết kế dạng module cho tủ bảng phân phối, thiết bị và chức năng hệ
thống;
+ Thiết kế từng phần (module), thực hiện lắp đặt từng phần, dễ dàng lắp đặt,
quản lý;
+ Đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn không gian lắp đặt;

7

+ Cảnh báo phát hiện sớm các lỗi dòng điện rò, và ở các vị trị lỗi xảy;
+ An toàn cho người vận hành, hoạt động tin cậy cao và đáp ứng nhanh;
+ Tích hợp theo chuẩn DIN VDE 0660 Part 500; IEC 60439-1 và DIN
EN60439-1;
+ Hệ thống tách riêng rẽ an toàn GS và SS (nguồn điện dự phòng và
nguồn điện lưới).
Sơ đồ nguyên lý (2 nguồn cấp điện độc lập điện lưới từ máy biến áp và 1 nguồn
dự phòng nóng từ máy phát điện dự phòng) :
Thông số kỹ thuật chung:
Standards/construction

Rated voltages and rated currents
Rated impulse withstand voltage
Overvoltage category
Pollution degree
Rated operational voltage U
e

Rated insulation voltage U
i

Rated frequency
Type-tested switchgear and controlgear assembly
TTA, IEC 60439-1/DIN EN 60439-1/DIN VDE
0660 Part 500

8 kV
IV

3
690 V AC/750 V DC
1000 V
50 Hz to 60 Hz

Rated current I
e

Rated impulse withstand current I
pk

Rated short-time withstand current I
cw

Common rails/Field distribution rails
Up to 6300 A/up to 2000 A
Upto 250 kA/up to 165 kA
Up to 100 kA/up to 86 kA
Protection
Surface protection
Frame - aluminium-zinc coating, cases, doors -
steel panel/
powder-coated
8

Colour
Protection class according to DIN EN
60529
Protection class
Internal division

Powder-coated RAL 7035 light-grey
IP30 (IP00 to IP54 upon request)
I (earthed)
Form 1 to form 4b
Dimensions
Height (mm)
Width (mm)
Depth (mm)
Raster size

2200
200, 400, 600, 800, 1000, 1200
400, 600, 800, 1000, 1200
E = 25 mm acc. to DIN 43660
3.2. Tủ phân phối điện cho khu nhà (tòa nhà)
Tủ phân phối điện cho khu nhà (tòa nhà) tích hợp trên cơ sở nguồn cấp
điện chung và nguồn cấp điện dự phòng cho các khu vực sau:
+ Bệnh viện bao gồm 1 số khu nhà riêng;
+ Bệnh viện trong 1 tòa nhà, có các tuyến cáp có tuyến TN-S và IT;
+ Bệnh viện bao gồm một tòa nhà, nhưng được cấu trúc thành nhiều khu
chức năng;
+ Tủ phân phối điện chính được lắp đặt riêng biệt trong tòa nhà.
Tủ bảng phân phối cho khu nhà bao gồm:
+ Nhánh vào/ra nguồn cấp điện chung (GS);
+ Nhánh vào/ra nguồn cấp điện dự phòng (SS);
+ Module tự động chuyển đổi nguồn UEGL: chuyển đổi từ nguồn cấp
điện chung sang nguồn cấp dự phòng khi xảy ra sự cố nguồn cấp điện chung;
+ Kết nối với hệ thống điều khiển và giám sát HospEC bằng CAN bus;
+ Thiết bị giám sát dòng, dòng điện rò, cho biết và cảnh báo sớm vị trí lỗi;
+ Kết nối mở rộng với các thiết bị khác bằng I/O trên trường CAN bus;

+ Màn hình, setup cấu hình cho phép hiện thị các giá trị đo, thông báo
lỗi,….
+ Tủ phần phối thiết kế dạng module, module chuyển đổi tự động, các
thiết bị và chức năng hệ thống;
+ Dễ dàng cho bảo dưỡng và vận hành. Giám sát dòng điện và dòng điện
rò, cảnh báo sớm sự cố dòng điện rò;
+ Hoạt động với độ tin cậy cao, vận hành an toàn và đáp ứng nhanh;
+ Theo tiêu chuẩn DIN VDE 0660 Part 500, IEC 60439-1 và DIN EN
60439-1.
9













3.3. Tủ phân phối điện mạng trung tính cách ly IT – tủ IPS-ICU (cho nhóm 2)
Sử dụng tủ phân phối mạng trung tính cách ly IT – tủ IPS-ICU cung cấp
điện cho các phòng chức năng sau: Phòng mổ; Phòng chuẩn bị mổ; Phòng bó
bột; Phòng hồi tỉnh; Phòng đặt ống thông vào tim; Phòng chăm sóc đặc biệt;
Phòng X quang mạch máu; Phòng trẻ em sinh thiếu tháng; Phòng gây mê.
- Bảng phân phối điện trong hệ thống điện trung tính cách ly (IT) được sử
dụng để cung cấp điện cho các địa điểm y tế nhóm 2, trong đó yêu cầu điện phải

được trang bị tính năng an toàn với giám sát cách ly và phát hiện lỗi cách ly
nhanh chóng.
10

- Nguồn cấp điện cho các phòng chức năng như sau (thuộc nhóm 2):
+ Phòng mổ;
+ Phòng Hồi sức cấp cứu;
+ Khu vực chăm sóc hậu phẫu;…
- Tuân theo tiêu chuẩn IEC 60364-7-710/ DIN VDE 0100-710: 2002-11/
TCVN 7447-7-710:2006 cho hệ thống trung tính cách ly (IT system) được sử
dụng trong Nhóm 2 trong Bệnh viện.
- IPS-ICU, (hệ thống phân phối điện trung tính cách ly) là một tủ phân
phối complete có kích thước nhỏ gọn với tính năng sử dụng thân thiện, chức
năng mở rộng và sẵn sàng kết nối với tủ phân phối khác trong hệ thống.
- Với chức năng đặc biệt trong vận hành: đa chức năng giám sát cách điện
hệ thống và tự động chuyển đổi nguồn cấp điện khi xảy ra sự cố (và ngược lại).
- Tích hợp thiết bị phát hiện và cảnh báo lỗi cách điện của hệ thống (IT
system) online, giúp cho người vận hành, sửa chữa bảo dưỡng kịp thời và dễ
dàng.
- Thiết bị UEI-710-V.5 đa chức năng giám sát và chuyển đổi nguồn cấp
điện;
- Đo và giám sát điện áp tự động chuyển đổi nguồn cấp điện sang nguồn
cấp điện khác khi có sự cố (và ngược lại);
- Giám sát và tự động kiểm tra;
- Giám sát cách ly, dòng điện và nhiệt độ (máy biến áp cách ly) hệ thống
cách ly (IT system);
- Tự động phát hiện lỗi cách điện và tìm vị trí lỗi cách điện bằng thiết bị
IFS (upto 30);
- Máy biến áp cách ly có công suất 3,15KVA – 10 KVA (chọn 5kVA và
7,5kVA);

- Kết nối với màn hình hiện thị BMTI1; BMTI2; BMTI4; BMTI5 và thiết
bị đầu cuối thông qua CAN bus;
- Kết nối với màn hình FolioTec cho hiện thị và điều khiển thông qua
CAN bus;
- Sẵn sàng kết nối các tủ phân phối khác trong mạng điện IT;
- Thiết kế lắp đặt theo chuẩn;
- Tủ phân phối được kiểm tra bằng phòng kiểm định, kiểm tra độc lập;
11

- Kích thước nhỏ gọn (Cao 2000 x rộng 350 x sâu 400 mm).
3.4. Tủ phân phối nhánh cho nhóm 0 và 1, khu vực chung
- Tủ phân phối nhánh được sử dụng nguồn cấp điện cho địa điểm y tế nhóm
0 và 1, tất cả các khu vực chung, như các khu vực, phòng sau:
+ Phòng cho chuẩn đoán chức năng (CT, MRT, Điện não đồ,…)
+ Khu vực, hội trường, quản lý, hành chính và phòng kỹ thuật;
+ Phòng thí nghiệm và phòng máy chủ,…;
Trong môi trường bệnh viện cụ thể một số điều kiện chức năng đặc biệt
phải được đáp ứng như: Điều khiển ánh sáng ở khu vực và trung tâm; (có thể
ánh sáng mờ); Giám sát dòng điện rò và dòng điện, để phát hiện cảnh báo các lỗi
sớm, hạn chế các sự cố, giảm thời gian ngắt điện sự cố tối đa, tăng độ tin cậy và
tối ưu hóa cho vận hành, bảo dưỡng hệ thống điện; Kết nối các hệ thống khác
(hệ thống khí y tế; năng lượng phụ trợ APS; hệ thống sưởi ấm; thông gió; điều
hòa nhiệt độ và kết nối phòng điều hành trung tâm,…;).
- Tủ phân phối nhánh được thiết kế riêng cho cung cấp điện cho bệnh
viện. Các tủ phân phối nhánh bao gồm các thành phần cơ bản:
+ Nguồn cấp điện Vào/Ra;
+ Các thiết bị chuyển mạch và ngắt;
+ Thiết bị giám sát dòng điện rò và
dòng điện, cho biết vị trí lỗi dòng rò, phát
hiện cảnh báo sớm các nhánh bị lỗi dòng

điện rò;
+ Thiết bị I/O tích hợp để mở rộng
kết nối với hệ thống khác;
+ Kết nối với hệ thống điều khiển
và giám sát HospEC bằng CAN bus.
Ưu điểm
+ Ổn định, độ tin cậy cao, thiết bị
đóng cắt chất lượng cao;
+ Yêu cầu không gian lắp đặt nhỏ
gọn;
+ Các thiết bị đóng cắt được trang
bị với tất cả các chức năng điển hình các bệnh viện và các cơ sở y tế, tương tự;
+ Các chức năng giám sát và điều khiển phù hợp với các yêu cầu dự án;
12

+ Dễ dàng mở rộng, sửa chữa khi cần thiết;
+ Hoạt động độ tin cậy cao, an toàn vận hành, và tính sẵn sàng cao;
+ Thiết kế theo tiêu chuẩn: DIN EN60439-1/3/IEC60439-1/DIN
VDE0603-1.
3.5. Hệ thống vận hành và màn hình hiện thị


Thông tin về toàn bộ hệ thống HospEC phải được cung cấp cho người vận
hành tại chỗ (Local) và phòng trung tâm (Central). Tại các bệnh viện, cần phải
quản lý một loạt thông tin, các hệ thống hiển thị và kiểm soát phải phù hợp với
nguyên tắc "chỉ hiển thị càng nhiều càng cần thiết."
Với các thiết bị màn hình hiển thị và điều khiển của chúng tôi, chúng tôi
cung cấp cho người dùng một hệ thống hiên thị tất cả các thông số điều khiển
cần thiết, chức năng hoạt động và phù hợp với yêu cầu, đặc thù của bệnh viện:
+ Sử dụng dễ dàng bằng tay, với các nút điều khiển và một cấu trúc menu

đơn giản;
+ Thiết kế riêng để sử dụng trong các cơ sở y tế và bệnh viện;
+ Hiện thị nhanh tất cả các thống báo cần thiết;
+ Điều khiển đơn giản, rõ ràng, trực quan;
13

+ Mức bảo vệ cao (IP54);
+ Tuyền thông tiêu chuẩn CAN bus kết nối với tất cả thiết bị từ hệ thống
HospEC;
+ Có khả năng tích hợp vào hệ thống BMS của tòa nhà;
+ Có chức năng cảnh báo sớm.
4. Hệ thống Busway
Sản phẩm thanh cái LX được sản xuất hoàn toàn theo công nghệ hiện đại,
nó được nghiên cứu và phát triển chi tiết, với độ an toàn và tin cậy cao.
Tuân theo các tiêu chuẩn như: IEC60439/ IEC 61439/1-6, với cấp điện
áp 1000V, dòng làm việc từ 400A tới 6300A, dòng rẽ nhánh từ 16A đến 1250A,
mức bảo vệ cao nhất IP 66, và có thể áp dụng cho các hệ thống 3P3W, 3P4W,
3P5W …
Sản phẩm LX hoàn toàn đáp ứng cho các ứng dụng sử dụng thanh cái hạ
thế và được sử dụng rộng rãi trong các thương mại lớn, tòa nhà công nghệ cao,
tòa nhà thông minh, nhà máy công nghiệp, bệnh viện và các trung tâm quan
trọng khác.
4.1. Cấu trúc chính
a) Toàn bộ chiều dài hệ thống (bao gồm cả tủ phân nhánh): trở kháng
thấp, tổn thất thấp. Kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm không gian. Độ tản nhiệt
nhanh, mức tăng nhiệt độ thấp, tuổi thọ cao. Công suất phụ tải và mức tản nhiệt
không phụ thuộc vào phương thức lắp đặt. Không có cấu trúc rỗng, không có
hiệu ứng “ống khói”;
b) Phân nhánh và kết nối là giai đoạn thiết kế kiểm soát lỗi: điều đó đảm
bảo cho giai đoạn lắp đặt không bị sai;

c) Lắp đặt bằng đinh tán, đinh vít: Hiệu suất cao, phân chia nhanh. Chất
lượng ổn định;
d) Thiết bị linh hoạt: dễ dàng thích ứng với sự thay đổi bề mặt của hiện
trường.
4.2. Vỏ hợp kim nhôm
a). Hệ thống LX có hợp kim nhôm là thành phần của vỏ bọc;
b) Độ bền cơ học cao, ổn định động lực lớn.
c) Nhẹ, thuận tiện cho lắp đặt;
d) Độ tản nhiệt tốt hơn 3 lần so với thép;
e) Từ tính thấp, hiệu quả để tránh dòng xoáy, từ trễ tác động lên thanh cái;
14

f) Khả năng chống ăn mòn tốt, thậm chí ngay cả khi lớp bảo vệ phía ngoài
bị chầy xước.
4.3. Thanh cái dẫn điện – Bằng đồng hoặc nhôm
a) Thanh cái loại LXC sử dụng nguyên liệu là đồng có độ tinh khiết cao (≥
99.95%). Nguyên liệu đồng thô được nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó được gia
công tại Trung quốc. Có lựa chọn cho mạ thiếc hoặc mạ bạc;
b) Thanh cái LXA sử dụng nguyên liệu là nhôm, có độ tinh khiết cao, và
bề mặt còn được xử lý đặc biệt để tăng cường độ dẫn điện.
4.4. Khớp nối – nhanh và chắc chắn
a) Bulong momen xoắn kép giúp cho lắp đặt nhanh và ổn định;
b) Lò xo bướm kiểu đặc biệt giúp cân bằng áp lực lâu dài;
c) Khớp nối nội bộ có tiết diện lớn gấp 1,2 lần tiết diện thanh dẫn, được
kết nối 2 mặt, có hiệu quả làm giảm điện trở tiếp xúc.
4.5. Vật liệu cách ly – phim cách điện bằng polyester loại Dupont mylar
Được phủ bởi phim cách điện polyester Dupont mylar, với mỗi pha được
bọc 2 lần, 6 lớp cách ly giữa các pha với pha đảm bảo độ tin cậy về cách ly
điện.Với lớp cách điện lớp B, điện trở nhiệt 130oC, thì mỗi lớp sẽ chịu đựng
được mức điện áp là hơn 10.000V. Dupont mylar là vật liệu cách điện chuyên

nghiệp được khuyến cáo sử dụng bới IEC, không độc hại, không có halogen ở
nhiệt độ cao.
4.6. Bộ phân nhánh – an toàn và tin cậy
a) Chân phân nhánh sử dụng cấu trúc chữ “T” với thép mangan có độ đàn
hồi cao. Có thể cắm lại nhiều lần mà không có sự biến dạng nào;
b) Đế chân cắm bằng bạc có hiệu quả làm giảm điện trở tiếp xúc;
c) Khóa cơ khí liên động an toàn, đảm bảo độ an toàn, chỉ mở khi hộp đầy
đủ vị trí. Và cửa chỉ được mở khi khóa ngắt.
4.7. Thanh cái dòng lớn – Cấu trúc thanh cái kép .
a) Gồm 4 bộ vỏ kiểu chữ “H”, cấu trúc rõ ràng, tăng cường sức mạnh cơ
và giảm độ lệch;
b) Diện tích bề mặt tản nhiệt được tăng lên, làm tăng khả năng làm mát,
giảm hiệu ứng tăng nhiệt độ;
c) Mặt cắt tiếp đất lớn hơn, an toàn, tin cậy.

15

Thông số kỹ thuật:
Dữ liệu cơ sở /Basic data
Tiêu chuẩn/Standard
IEC/EN60439.1/2
Chứng chỉ/Certificate
CCC, ASTA, KEMA
Hệ thống/System
3P3W, 3P4W, 3P5W
Nhiệt độ môi trường
+35
o
C to +40
o

C
Vị trí lắp đặt/Mouting position
Ngang /Hozirontal
Thẳng/ vertical
Chất dẫn điện/Conductor
Đồng (Cu) (có tráng bạc hoặc không )
Nhôm (Al) với xử lý bề mặt
Điện áp cách ly định mức/Ui
AC(V)
1000
Điện áp làm việc lớn nhất/Ue AC
(V)
1000
Tần số (Hz)/ Rated frequency
50/60
Dòng điện làm việc(A)/
Rated current
LXC: 400~6300A;
LXA :400~4000A
Dòng điện hộp chia(A)/
Plug-in box current
16A~1250A
Mức điện áp/ mức ô nhiễm
Voltage rank/ pollution degree
III/3
Dòng ngắn mạch thanh cái đồng LXC/
LXC( Copper conductor) Short Circuit rating
Ie(A)
Icw (kA)
Ipk (kA)

400
630
30
63
16

800
1000
1250
1600
2000
65
143
2500
3200
4000
5000
6300
120
264
5. Hệ thống thiết bị chống sét lan truyền và đánh thẳng
- Phạm vi bảo vệ của một kim thu sét là một hình nón gẫy đỉnh trùng với
đỉnh kim, đáy là một hình tròn có bán kính bằng 1,5 lần chiều cao của kim (r0 =
1,5h) Ở độ cao bất kỳ bán kính bảo vệ của kim thu sét là rx được xác định bằng
các công thức sau:
a, Nếu
3/2/ hh
x
thì
)25,1(5,1

xx
hhr 

b, Nếu
3/2/ hh
x
thì
)(75,0
xx
hhr 

- Căn cứ vào chiều cao của công trình ta tính chọn chiều cao kim khoản
các lắp đặt kim. Toàn bộ các kim thu sét phải được mạ kẽm nhúng nóng và được
cố định một cách chắc chắn trên đỉnh bờ tường mái.
- Để bảo đảm được quá trình dẫn dòng điện sét từ kim thu sét xuống hệ
thống cọc tiếp địa một cách nhanh nhất và liên tục dây thoát sét sử dụng trong hệ
là loại thép tròn được ghim cố định vào bờ tường mái để liên kết các kim thu sét
với nhau sau đó được hàn vào đỉnh các thép cột, tối thiểu sẽ có hai thanh thép
cột được hàn vào dây thoát sét và hai thanh thép cột này phải được nối liên tục
từ đỉnh cột xuống chân cột, nối vào tủ kiểm tra tiếp địa rồi nối xuống hệ thống
cọc tiếp địa chống sét.
- Bãi tiếp đất của hệ thống chống sét đánh thẳng được đặt tại phía phù hợp
của tòa nhà. Đảm bảo là vị trí mà dây thoát sét ngắn nhất. Bãi tiếp đất chống sét
đánh thẳng sẽ được thiết kế cách ly hoàn toàn với các bãi tiếp đất chức năng
khác (bảo đảm khoảng cách tối thiểu 5m). Với hệ thống này, sẽ hạn chế tối thiểu
sự ảnh hưởng không tốt khi hệ thống chống sét đánh thẳng khi làm việc tới các
hệ thống kỹ thuật khác.
17

- Mỗi hệ thống chống sét đánh thẳng đặt một bộ đếm sét để theo dõi sự

làm việc của hệ thống. Tạo điểm đo tại vị trí liên kết giữa cáp thoát sét với bãi
tiếp đất để đo kiểm tra điện trở tiếp đất theo định kỳ và sau mỗi lần có sét đánh
(xác định tại bộ đếm sét nói trên)
- Các thiết bị được nối với bãi tiếp đất công tác nhằm mục đích bảo vệ
cho người vận hành và triệt tiêu các sức điện động cảm ứng hình thành trên vỏ
máy khi có các xung sét cảm ứng lan truyền trong không gian tác động tới thiết
bị. Hệ thống tiếp đất công tác bao gồm bãi tiếp đất và mạng dây tiếp đất, tấm
đồng tiếp đất để nối đất cho tất cả các thiết bị cần thiết trong và ngoài nhà.
6. Hệ thống UPS
Sử dụng hệ thống UPS, với thông số kỹ thuật:
- Dải công suất 60-500KVA/ có thể công suất lên 800KVA;
- UPS 3 pha chuyên dụng cho y tế
- Tiêu chuẩn:
An toàn: IEC950 EN50091-1-1
EMC/EMI:EN50092-2 loại A; IEC1000-4-2/3/4/5
Chịu đựng dòng xung: IEC1000-4-2/3/4/5
Cơ khí: IP215 theo IEC529
Sóng hài: IEC1000-3-2.

18

BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
1. Phương án cấp điện
- Nguồn cấp cho trạm biến áp là đường dây 22KV ở khu quy hoạch.
- Sơ đồ điện phía cao áp theo sơ đồ phân nhánh có nguồn dự phòng. Toàn
bộ các trạm biến áp trong khu vực quy hoạch được cấp điện từ 2 lộ cáp đường
trục chính. Rẽ nhánh vào trạm. Mỗi lộ cáp cấp điện trung thế cho mỗi trạm biến
áp đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm hiện hành. Lộ dự phòng có
cáp trục chính và rẽ nhánh vào trạm. Cáp được đi trong hào cáp kỹ thuật.
- Điểm đấu: Được thực hiện tại xuất tuyến của trạm trung gian (do sơ điện

lực sở tại chỉ định).
- Đấu nối cáp trung thế đi ngầm được thực hiện bằng hộp nối cáp trung thế
tại các hố ga kỹ thuật.
- Cấp điện áp phía cao áp: điện áp cung cấp là 22kV.
- Lựa chọn trạm và số lượng trạm: Với yêu cầu phụ tải và các yêu cầu khác
cho bệnh viện dùng loại trạm biến áp khô. Trạm xây có ưu điểm là an toàn và độ
bền của thiết bị cao, vận hành, sửa chữa thuận tiện và đảm bảo mỹ quan đô thị.
Dùng loại trạm có cấp điện áp trung thế 22 kV nhằm đảm bảo yêu cầu quy
hoạch phát triển của nghành điện sau này. Trạm biến áp sử dụng do các hãng có
uy tín sản xuất với chất lượng và tính năng phù hợp với các tiêu chuẩn hiện
hành.
Đường dây hạ áp 380/220V
- Trạm biến áp 22/0.4kV cấp điện cho các hộ tiêu thụ thông qua hệ thống
Busway được cấp trực tiếp từ tủ điện phân phối đặt tại trạm biến áp đến thẳng tủ
điện tổng đặt trong công trình, sử dụng Busway theo đúng tiêu chuẩn quy chuẩn,
quy phạm.
Hệ thống tủ điện hạ áp và cung cấp điện hạ áp tuân theo tiêu chuẩn IEC
60364-7-710:2002: Requirements for special installations or locations –
Medical locations. (Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc
biệt – Khu vực Y tế); IEC 60439/ IEC 61439/1-6 : Low-voltage switchgear and
controlgear assemblies; TCVN 7994: Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp.
TCVN 7447-7-710:2006: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu
vực đặc biệt – Khu vực Y tế. Và các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm hiện hành
khác.
- Hệ thống nối đất sử dụng nối đất theo đúng Tiêu chuẩn IEC60364-7-
710:2002.
19

2. Biện pháp thi công Busway cho bệnh viện


Thanh cái LX rất dễ dàng kết nối với các kiểu tủ điện khác nhau,
từ nối đỉnh, nối đáy, đến các phương thức khác theo yêu cầu của
khách hàng. Dòng điện lên đến 6300A đối với thanh cái bằng
đồng. Kết nối bằng mặt bích , đảm bảo mức bảo vệ cao nhất khi
nối với tủ điện.
Bộ chia nguồn LX dùng để chia nguồn điện từ hệ thống thanh
cái đến các phụ tải ở mức thấp hơn và cũng có chức năng bảo vệ
đường dây.
Thiết bị này có cấu trúc khối, nhỏ gọn, dáng đẹp, làm việc tin
cậy, các thông số kỹ thuật hoàn thiện và có thể đáp ứng các yêu
cầu của mọi khách hàng.
Hộp chia nguồn LX được thiết kế thân thiện với người sử dụng,
phía trong có máy cắt hoặc cầu chì bảo vệ. Máy cắt này có các
lựa chọn cho người dùng bao gồm các phụ kiện đóng cắt, như :
bằng tay, thiết bị ngắt shut, vận hành điện…



20

Phương thức lắp đặt



3. Biện pháp đặt máng cáp, ống luồn dây, đế âm tường
Trong quá trình thi công phần cơ điện Nhà thầu sẽ sử dụng nhiều loại vít
nở bắt vào trần bê tông. Để không khoan vào thép sàn làm hỏng đầu mũi khoan
và ảnh hởng đến kết cấu Nhà thầu sẽ thực hiện công tác đánh dấu ngay từ khi
hoàn thành công tác rải thép sàn. Theo đó khi rải xong thép sàn cứ giữa mỗi ô
thép Nhà thầu sẽ chấm 1 dấu sơn đỏ vào cốp pha, sau khi dỡ cốp pha các dấu

sơn đỏ sẽ in trên trần. Theo các dấu sơn đó Nhà thầu có thể khoan bắt vít nở mà
không sợ chạm vào thép sàn.
Căn cứ vào các mốc độ cao và trục do trắc đạc cung cấp Nhà thầu định
được vị trí chính xác đặt khay cáp, đi ống luồn dây và các vị trí đặt đèn cũng
như đặt ổ cắm công tắc v.v. Căn cứ vào các mốc đã được định vị trên trần Nhà
thầu tiến hành khoan bắt vít nở để thả ty treo giá đỡ máng cáp. Khi khoan phải
đặc biệt chú ý đến các dấu đỏ đã đợc chuẩn bị từ công tác rải thép sàn, đồng thời
các ty ren phải thẳng hàng và đúng khoảng cách. Các tuyến máng cáp đi ngang
sẽ được Nhà thầu lắp ghép ở trên sàn thành từng đoạn 10m một rồi mới kéo lên
cao để cố định vào trần. Tuyến máng đi đứng sẽ đợc Nhà thầu lắp từ dưới lên.
Nhà thầu sử dụng giáo hoàn thiện phục vụ thi công để thuận lợi cho việc lắp đặt
cáp điện, đường ống cũng như tăng khả năng an toàn cho công nhân.
Sau khi đã có vị trí chính xác của đèn, ổ cắm Nhà thầu tiến hành lắp đặt
ống luồn dây đi từ khay cáp đến thiết bị. Phần đường ống đi trong trần được cố
định chắc chắn vào các thanh thép kết cấu, khi đến gần thiết bị thì chuyển thành
ống mềm để dễ thi công lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng sau này. Các ống
đặt tròn trần cũng được Nhà thầu đánh dấu vị trí bằng sơn đỏ vào cốp pha để



Lắp ngang trong tòa nhà/
Horizaltal hoisting in the bulding
Một thanh cái trên giá đỡ/
Single bar over head support
Một thanh cái gắn trên xà đỡ/
Single bar fixing bracket



Lắp ngang trong xưởng/

Horizaltal hoisting in the workshop
Hai thanh cái trên giá đỡ/
Double bar over head support
Hai thanh cái gắn trên xà đỡ/
Double bar fixing bracket
21

tránh việc sau này khoan bắt vít nở sẽ khoan vào ống luồn dây. Phía dưới trần
ống luồn dây đi chìm tường nên Nhà thầu ưu tiên thi công những đoạn ống này
cùng tiến độ xây tường, đồng thời tại vị trí đã xác định được của ổ cắm công tắc
Nhà thầu sẽ đặt luôn đế âm tường. Khi đặt đế âm tường Nhà thầu sẽ dùng ni vô
để đảm bảo tất cả chúng đều được thăng bằng. Tại các vị trí ra đèn hay tại vị trí
rẽ nhánh Nhà thầu sẽ đặt hộp nối dây. Từ các hộp nối dây Nhà thầu sử dụng ống
xoắn ruột gà để đi đến các đèn đặt dưới trần.
4. Biện pháp rút dây điện
Tất cả các cáp lực có tiết diện từ 10mm2 trở lên sẽ được Nhà thầu tổ chức
lắp đặt và đo kiểm trước khi công tác trát tường bắt đầu. Số còn lại sau khi hoàn
thành công tác trát tường, căn cứ vào hồ sơ điện Nhà thầu sẽ thực hiện kéo dây
điện ngầm trong ống bảo vệ theo trình tự sau: Dây điện nguyên cuộn được
chuẩn bị đầu dây và tổng số sợi dây. Luồn dây mồi cáp theo từng phân đoạn ống
để rút cáp, trong trờng hợp ống luồn dây chặt khó rút có thể sử dụng dầu Silicon
làm tác nhân bôi trơn và tăng độ cách điện. Nhà thầu tuyệt đối cấm công nhân
của mình không cho phép sử dụng các loại dầu, hoá chất khác làm tăng tốc độ
lão hoá của vật liệu cách điện nhất là các sản phẩm có dẫn xuất từ dầu mỏ, dầu
khoáng hoặc có chứa thành phần là các axit béo. Nhà thầu sẽ cho chế tạo lô ra
đây đảm bảo có thể ra đợc nhiều sợi cùng một lúc mà không bị xoắn rối.
5. Biện pháp đấu nối cáp vào tủ điện
Nhà thầu sẽ thi công lắp đặt và đấu nối tủ điện theo quy trình và trình tự
như sau:
- Gia công thêm những đoạn máng cáp phụ + giá cáp phụ, yêu cầu chính

xác phù hợp với máng chính và vị trí tủ điện.
- Khoan lỗ để luồn dây cho các tủ điện, khoan đúng kích cỡ dây.
- Chọn tìm các sợi cáp đưa vào tủ yêu cầu các số hiệu ghi trên cáp phải
đúng theo thiết kế mới đưa vào tủ.
- Sắp xếp các sợi cáp đi từ giá vào tủ phải đều nhau theo thứ tự chiều cong
uốn lợn đều, đảm bảo mỹ quan, sử dụng dây nhựa chuyên dùng để cột chặt cáp
vào máng cáp.
- Đo chiều dài đầu cáp để đủ đấu nối vào thiết bị Nhà thầu sẽ cắt bớt đi
đoạn thừa và thu gọn cho nhập lại kho.
- Lấy dấu để cắt cáp phải chính xác, dùng lưỡi cắt chuyên dùng (Nut
splitter) hoặc ca sắt, tiến hành cắt xung quanh sợi cáp với độ sâu phù hợp với vỏ
cáp để cắt bỏ phần vỏ PVC và vỏ kimloại (chú ý không cắt vào phần vỏ cách
điện bên trong).
22

- Dùng dao tiến hành bổ dọc đầu sợi cáp để vứt bỏ ngoài, tách đầu lõi cáp
ra khỏi vỏ bọc chú ý thu các vỏ này để gọn gàng khu làm việc.
- Tiến hành lồng “chụp cao su chống nớc” (với vị trí ngoài trời) vào cáp
theo đúng chiều, thực hiện lồng ghép Gland vào dây cáp.
- Đa đầu cáp đã được tách đầu vào trong tủ theo lỗ được khoan sẵn trên vỏ
tủ, người trong tủ đón lấy đầu cáp kéo tiếp cho tới khi đầu gland được chui nửa
dưới qua lỗ khoan, đặt chi tiết vòng đồng tiếp địa của gland rồi vặn đai ốc cuối
gland cho tới khi chặt.
- Người phía ngoài tiến hành chụp đầu bịt cao su vào, cho trùm kín hết
đầu ngoài gland.
- Dùng đồng hồ thông mạch để kiểm tra sợi cáp xem đầu kia đã đấu đúng
vào thiết bị yêu cầu hay chưa.
- Lắp và ép đầu cốt cho từng lõi cáp, với cáp lực sẽ dùng ép thủy lực để ép
chặt, với cáp điều khiển sẽ lồng thêm số hiệu lõi cáp rồi chỉ cần dùng kìm ép
tay.

- Treo và kẹp chặt số hiệu cáp trên thân mỗi sợi cáp, cách tủ khoảng 3-
5cm, yêu cầu phải đánh dấu đúng mã hiệu cáp theo bản vẽ thiết kế.
6. Biện pháp thi công lắp đặt kết nối hệ thống HospEC
Nhà thầu thi công sẽ lắp đặt và kết nối hệ thống HospEC theo quy trình và
trình tự như sau:
- Kiểm tra các cable truyền thông CAN 2.0 trước khi thi công lắp đặt.
- Gia công các đoạn máng cáp truyền thông riêng biệt, đấu nối với cái tủ
với nhau, hình thức đáp ứng yêu cầu mỹ quan, an toàn, đúng quy định.
- Dải cáp truyền thông CAN 2.0.
- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng kiểm tra sau khi dải cáp. Và thực hiện
đánh dấu các đầu cáp truyền thông.
- Sử dụng các dụng cụ kìm chuyên dụng bấm đầu cáp vào giắc cắm và
đồng thời cắm các đầu cáp theo như đã đánh dấu.
- Kiểm tra liên thông và truyền thông từng khu vực và kiểm tra truyền
thông toàn bệnh viện.
- Thiết lập các thông số tại các tủ điện (tại chỗ) và thiết lập tại trung tâm.
- Chuyển giao công nghệ và đào tạo vận hành hệ thống HospEC.
- Đấu nối các tủ điện hạ áp với cáp điện như: “Biện pháp đấu nối cáp
vào tủ điện” đồng thời tuần theo đúng quy chuẩn quy phạm.
23

7. Tủ điện trung tính cách ly IPS chuyên dụng cho phòng mổ; hồi sức cấp
cứu;…. (khu vực quy định điện nhóm 2).
Đối với mỗi nhóm phòng có cùng chức năng, cần có ít nhất một hệ thống
IT y tế riêng biệt với tủ điện tuân theo Tiêu chuẩn hiện hành IEC60364-7-
710:2002/TCVN7447-7-710:2006. Hệ thống IT y tế phải được trang bị thiết bị
theo dõi cách điện phù hợp với IEC61557-8 với các yêu cầu cụ thể sau:
- Trở kháng trong xoay chiều ít nhất bằng 100 kΩ;
- Điện áp thử nghiệm không lớn hơn 25 V một chiều;
- Dòng điện đưa vào, ngay cả trong điều kiện sự cố, không được lớn hơn 1

mA giá trị đỉnh; Phải có chỉ thị chậm nhất là khi điện trở cách điện giảm xuống
còn 50 kΩ. Phải trang bị thiết bị thử nghiệm.
- Phải có thiết bị phát hiện lỗi cách điện các nhánh lộ ra. Kết nối được với
hệ thống cung cấp điện với giám sát và an toàn điện hệ thống HospEC
































Lợi ích của IPS-ICU dòng 710
Kích thước tủ nhỏ có không gian đấu nối
rộng nhờ thiết kế compact (H x W x D
2000 x 350 x 400 mm)
Lưu trữ số liệu, thông số vận hành và các
báo lỗi theo ngày giờ trong bộ nhớ
Thiết bị giám sát và kiểm tra thường
xuyên tuân theo DIN VDE 0100-710:
2002-11, Section 710.62 . Tích hợp bộ
đệm với đồng hồ thời gian thực (RTC)
Thiết bị giám sát cách điện hệ thống và
điều khiển UEI-710-V5 (ITL107.V4) dễ
dàng cho lắp đặt và có thể thay thế nhanh
Phương thức đo có độ tin cách cao và
giám sát cách điện tức thì
Tự động giám sát hệ thống cấp điện cách
ly (IT system)
Phát hiện lỗi và tìm kiếm vị trí lỗi cách
điện tức thì bằng thiết bị IFS-710-W6
Biến áp cách ly kèm theo ngăn riêng biệt
để tối ưu điều kiện nhiệt độ
24

Thông số kỹ thuật (cơ bản)


Sản phẩm
IPS-ICU Series 710
Điện áp
230VAC 50/60Hz
Điện áp điều khiển
230VAC 50/60Hz
Dải công suất máy biến áp cách ly
3,15 / 4.0 / 5.0 / 6.3 / 8.0/ 10KVA
Kích thước (HxWxD)
2000x350x400mm
Số mạch điện đầu ra/1 cabinet (2 dây)
18 (có khả năng mở rộng 24/30)
Thiết bị giám sát cách điện và chuyển đổi nguồn tự động UEI-710-V.5 (ILT107.V4)
Điện áp (tuân theo chuẩn IEC 60664-1)
Có thể giám sát cấp điện áp:
250VAC
24V; (sử dụng cho đèn mổ); 230V; 380V;
Dải điện áp làm việc thấp
150-230VAC (0,65-1Un)
Dải điện áp làm việc cao
230-260 VAC (1-1.13Un)
Thời gian chuyển đổi nguồn điện cấp
0-20s (bước 0,2s) có thể tự đặt
Thời gian chuyển đổi ngược lại
0-20s (bước 0,2s) có thể tự đặt
Giám sát cách điện 230VAC
120-265VAC/ 50-60Hz
Response value/hysteresis
parameterizable 50…250 kΩ / fixed +25%
parameterizable 50…500 kΩ / ILT107.V4

Dòng điện đo
5-50A/4%
Nhiệt độ (MBA)
120 độ C (sử dụng PTC)
Giao thức truyền thông
CAN/CAN2.0 ISO11898/ Có thể sử dụng
Modbus/ nhị phân.
Kết nối thiết bị khác (màn hình vận hành,
trung tâm điều khiển,…)
CAN bus
Hiện thị
Các thông số vận hành, thông báo lỗi và LED
Dữ liệu vận hành được lưu trữ
Kết nối với thiết bị phát hiện lỗi và tìm kiếm vị trí lỗi cách điện tức thì bằng thiết bị IFS-
710-W6
Tích hợp bộ transducer
Ngưỡng tín hiệu đáp ứng TEST 0,5mA
Giám sát lên đến 30 mạch điện ra/1tủ

Để đáp ứng hồ sơ mời thầu, chúng tôi lựa chọn cung cấp cho dự án là 2
loại tủ IPS-ICU với công suất phù hợp (dải công suất 3,15KVA đến 10KVA) có
các thông số kỹ thuật như trên và đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu tuân theo
TCVN7447-7-710:2006 và IEC60364-7-710:2002.


25


Danh sách về chủng loại, chất lượng vật tư, thiết bị
TT

Tên vật tư
Đặc tính kỹ thuật – Tiêu chuẩn
áp dụng
Hãng/Xuất xứ
1
Hệ thống tủ điện
hạ áp
1. Vỏ tủ sơn tĩnh điện dày 2mm;
phụ kiện lắp đặt kèm tủ (đóng tủ
tại Việt Nam):
- Tủ điện hạ thế chính LVMSB;
- Tủ phân phối điện chính cho
từng khu vực;
- Tủ phân phối điện trung tính
cách ly (cho nhóm 2) IPS tuân
theo tiêu chuẩn IEC60364-7-
710:2002; TCVN7447-7-
710:2006;
- Tủ điện cung cấp điện cho
nhóm 0 và nhóm 1;
- Và các tủ điện khác.
2. Thiết bị đóng cắt ACB;
MCCB; MCB.
ESA-Grimma
/ABB/Schneider
2
Aptomat
Sử dụng thiết bị aptomat tuân
theo tiêu chuẩn IEC60898
ABB/ Schneider

3
Busway
Busway and Plug-in cho cấp
điện từ tủ điện tổng đến các tầng
(trục chính cho bệnh viện)
Gardermoen/ UK
4
Máy biến thế cách
ly
Sử dụng tủ điện cách ly IPS-ICU
5KVA với thông số:
- 1 Pha 220/220 công suất 5kVA;
tần số 50Hz;
- Giám sát cách ly 50-500kOhm;
cấp điện áp có thể giám sát được
24V (sử dụng cho đèn mổ)
220V; 380V;
ESAGrimma/ Xuất
xứ G7

×