Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bàn lá rơi tại Công ty Cổ phần Woodsland

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.63 KB, 86 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
TÓM LƯỢC
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.
Trong chương này của đề tài thì đã đưa ra những lý thuyết chung về kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm các khái niệm, định nghĩa,
phân loại, mối quan hệ ,kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành của
doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm bàn lá rơi tại Công ty Cổ phần Woodsland.
Nội dung chương này sẽ giới thiệu sơ qua về công ty về tổ chức quản lý cũng
như bộ máy kế toán và sau đó làm rõ thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm bàn lá rơi tại Công ty Cổ phần Woodsland.
Chương III: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm bàn lá rơi tại Công ty Cổ phần Woodsland.
Chương này sẽ rút ra các kết luận và đánh giá ưu nhược điểm về công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Trên cơ sở đó đưa ra
các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bàn lá
rơi tại Công ty Cổ phần Woodsland.
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
1
1
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Woodsland em
đã hoàn thành đề tài khóa luận của mình. Để hoàn thành đề tài khóa luận em xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đển Thầy giáo TS. Nguyễn Viết Tiến đã hướng dẫn tận tình
trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường
Đại học Thương Mại đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường, vốn
tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng quá trình nghiên cứu khóa


luận mà còn là hàng trang không thể thiếu để em bước vào đời một cách tự tin hơn.
Ngoài ra em xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, phòng Tài chính – Kế
toán của Công ty Cổ Phần Woodsland đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
2
2
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung.
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán tập hợp CPSX.
Sơ đồ 1.5: Quy trình kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Sơ đồ 1.6: Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành.
Sơ đồ 1.7: Theo hình thức kế toán nhật kí chung.
Sơ đồ 1.8:Theo hình thức kế toán nhật kí-sổ cái.
Sơ đồ 1.9:Theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ.
Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy.
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty.
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ1.14: Sơ đồ sổ theo hình thức nhật ký chung tại Công ty cổ phần Woodsland.
Sơ đồ 1.15: Quy trình công nghệ.
Sơ đồ 1.16: Quy trình luân chuyển gỗ và bán thành phẩm Ikea.
Biểu 2.1: Phiếu nhập kho( nhập mua).
Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT 01.
Biểu 2.3: Phiếu chi 125.

Biểu 2. 4 : Hóa đơn GTGT 02.
Biểu 2. 5 : Phiếu chi 126.
Biểu 2. 6 : Phiếu xuất kho.
Biểu 2. 7 : Sổ Nhật ký chung.
Biểu 2. 8 : Sổ nhật ký chi tiền.
Biểu 2. 9 : Sổ chi tiết taì khoản 621.
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
3
3
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Biểu 2. 10 : Bảng chấm công.
Biểu 2. 11 : Bảng thanh toán tiền lương.
Biểu 2.1 2 : Sổ chi tiết tài khoản 622 .
Biểu 2.1 3 : Bảng tổng hợp tiền lương.
Biểu 2.1 4 : Bảng khấu hao TSCĐ.
Biểu 2.1 5 : Sổ cái tài khoản 627.
Biểu 2.1 6 : Sổ chi tiết tài khoản 6279.
Biểu 2.1 7 : Sổ chi tiết tài khoản 154.
Biểu 2.1 8 : Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm dở dang.
Biểu 2.1 9 : Thẻ tính giá thành sản phẩm.

GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
4
4
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
CP Cổ Phần
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
HĐGTGT Hóa đơn Giá trị gia tăng
GĐ,TGĐ,HĐQT Giám đốc, tổng giám đốc, hội đồng quản trị

BHXH, BHYT,KPCĐ Bảo hiểm xã hội,Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
CPSX Chi phí sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang
CCDC Công cụ dụng cụ
CPNVL Chi phí nguyên vật liệu
PSTK Phát sinh trong kỳ.
DDCK Dở dang cuối kỳ
ĐM SP Định mức sản phẩm
NVLP Nguyên vật liệu phụ
SLSPDD, SLSPHT Số lượng sản phẩm dở dang, hoàn thành.
CN Công nhân
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
5
5
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Trong những năm qua tình hình kinh tế khó có sự chuyển biến về mọi mặt.
Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải tự chủ trong mọi lĩnh vực
từ khâu đầu tư đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để có thể cạnh trên thị
trường khốc liệt các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
thay đổi mẫu mã để đáp ứng nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng và trong đó yếu
tố quan trọng nhất đó là giá cả. Các doanh nghiệp luôn nỗ lực hạ giá thành sản
phẩm để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Trong các biện pháp hạ

giá thành sản phẩm thì biện pháp tiết kiệm chi phí là một biện pháp hữu hiệu và phổ
biến nhất. Để đạt được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm thì công tác quản lý chi phí
sản xuất trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, đây là chìa khóa quan trọng
giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược, biện pháp đúng đắn nhằm tiết kiệm, cắt
giảm những chi phí không hợp lý, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho sản
phẩm của mình.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá
trình sản xuất. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để mang lại hiệu quả trong
sản xuất? Làm thế nào để tiết kiệm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm?
Nó có vai trò rất lớn, quyết định mọi nỗ lực của các bộ phận trong doanh nghiệp và
đem lại thành công trong doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Woodsland hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm
từ gỗ. So với các ngành khác, chế biến gỗ có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật rất
đặc trưng thể hiện rõ ở sản phẩm gỗ và quá trình tạo ra sản phẩm. Sản phẩm từ gỗ là
những sản phẩm có tính chất thẩm mỹ cao. Chính sự khác biệt đó ảnh hưởng đến
công tác quản lý kinh tế và hoạch toán kế toán trong doanh nghiệp gỗ. Để phát huy
vai trò là công cụ quản lý kinh tế, công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp
phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
và thực hiện nghiêm túc các thể lệ của kế toán nhà nước ban hành.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cũng như thấy được tầm quan trọng của
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công tác kế toán nói riêng
và công tác quản lý doanh nghiệp nói chung; kết hợp những kiến thức được học tại
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
6
6
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
trường Đại học Thương Mại với nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần
Woodsland em xin nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm bàn lá rơi tại Công ty Cổ phần Woodsland”
2. Mục tiêu cần giải quyết trong đề tài

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, vấn đề đặt ra với công ty là: Công tác kế
toán CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty đã tuân theo đúng chuẩn mực,
chế độ, các văn bản hướng dẫn các chuẩn mực kế toán chi phí sản xuất hiện hành
chưa? Bộ máy kế toán đã được tổ chức thích hợp chưa? Vậy làm thế nào để công
tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm chính xác nhất? Làm thế nào để có
một bộ máy kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm có hiệu quả? Làm thế nào để
tiết kiệm chi phí mà chất lượng sản phẩm không đổi? Việc kế toán CPSX và tính giá
thành sản phẩm bắt đầu từ khâu nào?
Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí và nâng cao chất
lượng sản phẩm đó là kế toán CPSX và giá thành. Kế toán CPSX và tính giá thành
sản phẩm luôn được xác định là khâu quan trọng và trọng tâm của toàn bộ công tác
kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Vì vậy, em chọn đề tài “ Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bàn lá rơi tại Công ty Cổ phần
Woodsland” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các lý luận về kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm; tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành các sản phẩm bàn lá rơi của Công ty cổ phần Woodsland.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm bàn lá rơi tại Công ty cổ phần Woodsland.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu, phân tích trong đề tài là các số liệu năm
2013
- Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu chi tiết về công tác kế toán chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và phương
pháp tính giá thành trong hoạt động sản xuất gỗ là loại sản phẩm là bàn lá rơi,bàn
stool tại Công ty Cổ phần Woodsland.
4. Phương pháp thực hiện đề tài
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
7

7
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em sử dụng một số phương pháp sau:
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Trong quá trình thực tập tại Công ty em đã tiến
hành thu thập các thông tin sơ cấp bằng phương pháp: phương pháp sử dụng phiếu
điều tra nội dung điều tra tập chung vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Trong quá trình thực tập tại công ty
em đã thu thập được những dữ liệu thứ cấp như: Tài liệu giới thiệu về công ty, kết
cấu nhân sự trong công ty, các số liệu kế toán năm 2013.
Bên cạnh những dữ liệu của công ty em còn sử dụng những tài liệu tham khảo
của các công trình nghiên cứu năm trước, thông tin từ các sách báo, website… để
làm căn cứ cho việc nghiên cứu đề tài.
+ Phương pháp thống kê:Sau khi thu thập các dữ liệu em tiến hành thống kê
các dữ liệu, sau đó phân loại các dữ liệu để tiến hành phân tích thực trạng kế toán
CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần: Tóm lược; lời cảm ơn; mục lục; danh mục bảng biểu, sơ đồ,
hình vẽ; danh mục từ viết tắt; phần mở đầu, phần kết luận. Khóa luận gồm 3
chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.
- Chương II: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm bàn lá rơi tại Công ty Cổ phần Woodsland.
- Chương III: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm bàn lá rơi tại Công ty Cổ phần Woodsland
CHƯƠNG 1:
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
8
8

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
1.1 Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí: Theo chuẩn mực VAS 01 định nghĩa: Chi phí là tổng giá trị các lợi
ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ
tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao
gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Chi phí sản xuất: Theo luật kế toán Việt Nam CPSX được định nghĩa: “
CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật
hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính trong một thời kỳ nhất định.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
• Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu: là yếu tố cơ bản, là cơ sở vật chất chủ yếu hình
thành nên sản phẩm mới: gỗ,sơn, dầu,
Chi phí công cụ,dụng cụ là phần giá trị hao mòn của những tư liệu lao động
thời gian sử dụng lâu dài nên không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, nó góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm như: dụng cụ kim khí nhỏ…
- Chi phí nhân công: toàn bộ tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp, gián
tiếp, thuê ngoài, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh tế công đoàn
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: máy móc thiết bị tài sản cố định là những
tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể,thời gian sử dụng lâu dài và không thể
thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,doanh nghiệp
phải trích khấu hao để có nguồn vốn đầu tư vào tài sản mới,sửa chữa tài sản cố
định.

GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
9
9
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua
ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoat động của doanh nghiệp như:chi phí về dịch vụ
cung cấp điện nước…
- Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của
doanh nghiệp ngoài chi phí đã kể trên,chúng góp phần vào việc quản lý giao dịch
của doanh nghiệp với khách hàng ,với doanh nghiệp khác và cả trong nội bộ doanh
nghiệp như:chi phí điện nước , chi phí điện thoại…
Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hạch toán, nó giúp
các nhà quản trị biết được kết cấu, tỷ trọng chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá
tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, là cơ sở để lập kế toán chi phí sản xuất,
là cơ sở để lập ra kế hoạch cung ứng vật liệu, kế hoạch quỹ lương kế hoạch vốn.
• Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của chi phí.
- Chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các khoản hao phí
nguyên vật liệu mà đơn vị chế biến nên những sản phẩm đồ gỗ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp mang
tính chất lương,tiền lương phải trả cho công nhân chế biến gỗ.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các khoản mục chi phí phục vụ cho sản
xuất của các tổ, xưởng, công ty: lương nhân viên quản lý xưởng, các khoản trích
trên lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí cho bộ máy điều hành công ty, chi phí
phục vụ bán hàng.
Phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục giúp cho việc quản lý chi phí
theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, lập kế hoạch
giá thành và định mức chi phí kỳ sau
• Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản
phẩm,dịch vụ hoàn thành (Theo mức độ phụ thuộc vào sản lượng sản xuất).
- Chi phí cố định (Định phí): ) là chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự

thay đổi về số lượng hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản xuất trong kì như
chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí biến đổi (Biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự
thay đổi của mức độ hoạt động khối lượng sản phẩm trong kỳ như nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp (trả lương theo hình thức khoán).
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
10
10
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí và
biến phí.
+ Phân loại theo cách này có ý nghĩa quan trọng với công tác quản lý của
doanh nghiệp để phân tích điểm hòa vốn và phuc vụ cho việc ra quyết đinh quản lý
cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
• Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng
chịu chi phí.
+ Chi phí trực tiếp:là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản
xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, chi phí này được tính trực tiếp
vào sản phẩm có liên quan đến chứng từ ban đầu.
+ Chi phí gián tiếp: Là những chi phí mà không dựa vào chứng từ để tính trực
tiếp cho từng đối tượng mà phải tập hợp đến cuối kỳ khóa sổ và lựa chọn phân bổ
vào từng đối tượng như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cách phân loại này có ý nghĩa thuần túy trong lý thuyết hạch toán, giúp cho
việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác.
1.1.2 Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm.
1.1.2.1 Khái niệm giá thành
Giá thành sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một
khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư,
tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Giá thành định mức : là giá thành sản phẩm được tính trên định mức chi phí
hiện hành. Việc tính giá thành định mức thực hiện trước khi thực hiện quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo để xác định kết quả sử
dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở đánh giá các
giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng.
Giá thành thực tế: là loại giá thành được xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản
xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể xác
định được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế
sản phẩm chỉ là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
11
11
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
nghiệp trong sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại giá thành
• Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành.
- Giá thành kế hoạch: Đó là giá thành được xuất phát từ điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Nó là cơ sở để doanh nghiệp phấn đấu
hạ giá thành trong giai đoạn kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở
biện pháp tạo ra các loại sản phẩm,các định mức nội bộ tiên tiến và đơn giá áp dụng
trong nội bộ doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán - mức giảm giá thành dự toán
Giá thành kế hoạch là mục tiêu cơ bản trong việc phấn đấu hạ giá thành công
của các doanh nghiệp .
- Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng trước
khi đưa vào sử dụng.Việc tính toán xác định dự toán công tác chế tạo được tiến
hành trước khi chế tạo ra các sản phẩm dựa trên cơ sở khối lượng và đơn giá dự
toán các phần việc phải thực hiện theo thiết kế. Giá thành dự toán được xây dựng
trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật.

- Giá thành thực tế: là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí thực tế doanh
nghiệp bỏ ra để hoàn thành khối lượng chế sản phẩm nhất định. Giá thành thực tế
được xác định theo số lượng thực tế của kế toán doanh nghiệp.
Giá thành thực tế được xác định bao gồm cả chi phí trong định mức, chi phí
vượt định mức và chi phí ngoài định mức như: các khoản bội chi, lãng phí vật liệu,
lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp được phép tính vào giá
thành sản phẩm .
Việc so sánh giá thành thực tế so với giá thành dự toán cho phép ta đánh giá
trình độ quản lý của doanh nghiệp này trong mối quan hệ chung với các doanh
nghiệp khác.Việc so sánh giá thành dự toán với giá thành kế hoạch cho phép ta đánh
giá sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp trong điều kiện về cơ sở vật chất kĩ
thuật và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
12
12
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
• Căn cứ vào phạm vi chi phí cấu thành (kế toán theo quá trình SXKD)
- Giá thành sản xuất( Z
SX
) (giá thành phân xưởng)
Z
SX
= chi phí NVL + chi phí NC + chi phí
trực tiếp trực tiếp SXC
- Giá thành toàn bộ (Z
TB
) (giá thành tiêu thụ):
Z
TB
= Z

SX
+ CPBH + CPQLDN
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong
quá trình tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với một thời kỳ
nhất định, còn giá thành sản phẩm luôn gắn liền với một sản phẩm nhất định.
Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh
(chi phí trả trước) hay một chi phí đã phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận ở kỳ
này( chi phí đã trả).
+ Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển
sang(chi phí dở dang đầu kỳ).
Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDD đầu kỳ + CPSXDD trong kỳ - CPSXDD
cuối kỳ.
Nếu trong kỳ không có CPSXDD đầu kỳ và cuối kỳ thì giá thành sản phẩm là
chi phí phát sinh trong kỳ. Như vậy chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát
sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành lại là tổng hợp những chi phí chi ra
gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc nhất định được
nghiệm thu thanh toán.
1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp
1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
• Căn cứ vào tính chất đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
- Nếu là doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng
tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ hay sản phẩm cuối cùng .
- Nếu là doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng giai đoạn công nghệ ,từng bộ phận chi tiết….
• Căn cứ vào loại hình sản xuất.
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
13
13

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
là từng nhóm sản phẩm.
- Các doanh nghiệp có loại hình sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn thì đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng đơn đặt hàng của từng loại sản phẩm.
• Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý:
Đối với doanh nghiệp mà yêu cầu trình độ quản lý cao ,trình độ và khả năng
quản lý của nhân viên càng tốt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất càng cụ thể,chi
tiết và ngược lại .
• Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành :Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất có thể là từng phân xưởng, từng bộ phận, từng tổ sản xuất, có thể là từng sản
phẩm, từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm, từng bộ phận chi tiết tùy theo yêu
cầu quản lý của nhà quản lý và yêu cầu hạch toán kinh tế trong nội bộ doanh
nghiệp.
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp.
Trên cơ sở nội dung CPSX và đối tượng tập hợp CPSX, căn cứ vào đặc điểm
hoạt động sản xuất, vào quy trình công nghệ SX,… mà kế toán có thể lựa chọn
phương pháp tập hợp CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp hoặc
phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp.
+ Phương pháp tập hợp trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng với những chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng. Căn
cứ vào chứng từ gốc về các chi phí phát sinh để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng.
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này áp dụng khi CPSX liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất. Doanh nghiệp phải ghi chép ban đầu CPSX theo từng địa điểm
phát sinh chi phí để tập hợp CPSX. Sau đó chọn tiêu thức phân bổ để phân bổ cho
các đối tượng liên quan một cách hợp lý nhất.
Hệ số phân bổ được xác định như sau:
Hệ số phân bổ=Tổng chi phí cần phân bổ/ Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng

Số chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng =
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Hệ số phân bổ chi phí
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
14
14
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo chế
độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
1.3.1 Quy định kế toán CPSX trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp theo
chuẩn mực kế toán.
 Nội dung kế toán CPSX trong VAS 01: “chuẩn mực chung”
Chi phí bao gồm các CPSX, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động
kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác,CPSX, kinh doanh
phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
như: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi
tiền vay, và nhưng chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản
sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, … Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và
các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
Ghi nhận chi phí: CPSX, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi tích
kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả
và chi phí này phải xác định một cách đáng tin cậy.
 Nội dung kế toán CPSX trong VAS 02: “hàng tồn kho”
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá
gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan
trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi
phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu

thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất
được trừ (-) khỏi chi phí mua.
 Nội dung kế toán CPSX trong VAS 16: “chi phí đi vay”:
Chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa.Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây
dựng hoặc sản xuất sản phẩm dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
15
15
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
vốn hóa) khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử
dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy
1.3.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
theo chế độ kế toán hiện hành (nội dung theo QĐ 15/2006) áp dụng cho doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.
 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho
việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Chứng từ: Phiếu xuất kho, thẻ kho, hoá đơn GTGT
Tài khoản: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tài khoản này dùng để
phản ánh các chi phí nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản
xuất sản phẩm hay dịch vụ, lao vụ của doanh ngiệp.
Kết cấu của TK
Bên Nợ: Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế
tạo sản phẩmhoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Bên Có :
- Trị giá vốn nguyên liệu sử dụng không hết nhập lại kho
- Trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự:
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
16
16
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Sơ đồ 1.1:Hạch toán chi phí nguyên vật liệu
TK 621
TK 111,112,331 TK 154
Giá trị NVL mua ngoài
chuyển thẳng tới phân xưởng
TK 133
VAT đầu vào
TK 141 Kết chuyển phân bổ chi phí
NVLTT cho từng phân xưởng
Mua ngoài bằng tạm ứng
TK 133
VAT đầu vào
TK 152 TK 632
Giá trị nguyên vật liệu xuất kho Chi phí vượt trên mức bình thường


Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập kho


Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên: Khi xuất kho nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất, căn cứ
vào phiếu xuất kho kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối
tượng tập hợp, ghi giảm nguyên liệu, vật liệu trong kỳ.
Khi mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào sản xuất: Trường hợp doanh nghiệp

tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ vào hoá đơn GTGT,
phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng kế toán ghi nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp trị giá nguyên vật liệu chưa thuế GTGT, ghi Nợ TK 133 - Thuế GTGT
được khấu trừ số thuế GTGT tính tỉ lệ % trên trị giá nguyên vật liệu, ghi có TK 111,
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
17
17
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
112, số tiền đã trả hoặc TK 331 - Phải trả cho người bán số tiền phải trả về trị giá
nguyên vật liệu đã có thuế.
Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc
nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT, căn cứ vào bảng kê mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng, hay giấy báo
nợ ngân hàng kế toán ghi nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trị giá
nguyên vật liệu đã có thuế GTGT, ghi có TK 111, 112, hoặc TK 331 - Phải trả cho
người bán số tiền đã trả (hoặc phải trả) về giá trị giá nguyên vật liệu đã có thuế.
Cuối kì nếu có NVL sử dụng không hết nhập lại kho hoặc phế liệu thu hồi, kế
toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi tăng nguyên liệu, vật liệu trong kỳ họăc ghi
tăng TK 111 - Tiền mặt số bán phế liệu, ghi giảm chi phí NVLTT trên TK 621 – Chi
phí NVLTT. Nếu phát sinh chi phí NVLTT lãng phí, vượt định mức, chi phí này
không được coi la CPSX, cuối kỳ kế toán kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn hàng
bán. Thực hiện bút toán ghi tăng TK 632 – Giá vốn bán, ghi giảm TK 621 – chi phi
nguyên vật liệu trực tiếp phần chi phí NVLTT lãng phí vượt định mức. Cuối kỳ kết
chuyển chi phí NVLTT thực tế dùng vào sản xuất cho từng đối tượng sử dụng (phân
xưởng, đơn đặt hàng, công trính ), kế toán tiến hành ghi tăng cho TK 154 – CPSX
kinh doanh dở dang, ghi giảm cho TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giá trị
nguyên vật liệu trực tiếp giá trị nguyên vật liệu giá trị nguyên vật liệu thực tế xuất
dùng.
* Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm

kê định kỳ:Cuối kỳ, căn cứ biên bản kiểm kê vật tư kế toán xác định giá trị giá NVL
xuất dùng trong kỳ và ghi vào bên nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
ghi vào bên có TK 611 – Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng thực tế.
Kết chuyển chi phí NVLTT cho các đối tượng sử dụng để tính giá thành sản
phẩm, kế toán ghi vào bên nợ TK 631 - Giá thành sản xuất, ghi vào bên có TK 621
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tổng trị giá nguyên vật liệu đã xuất trong kỳ.
 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền phải trả phải thanh toán cho
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ gồm:
Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
18
18
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
(BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) và bảo hiểm thất
nghiệp (BHTN) theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Tỷ lệ trích theo quy định hiện hành: BHXH: 17% trên tổng lương cơ bản
BHYT: 3% trên tổng lương cơ bản
BHTN: 1% trên tổng lương cơ bản
KPCĐ: 2% trên tổng lương thực tế
Chứng từ: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, giấy đề nghị
tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, bảng phân bổ tìên lương và BHXH,
Tài khoản:
TK 622__ chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này phản ánh toàn bộ chi phí
về tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, tài khoản này được mở chi
tiết cho từng phân xưởng, công trình, đơn đặt hàng
Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.

TK 622 không có số dư cuối kỳ
Trình tự:
Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
TK334 TK622 TK154
Tiền lương phải trả cho
công nhân Kết chuyển hoặc phân bổ
chi phí NCTT cho tổng ct

TK 335
Trích trước tiền lương, nghỉ phép
TK 632
TK 338
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Chi phí vượt trên mức bình thường
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
19
19
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tính lương cho công
nhân trực tiếp sản xuất, ghi nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, ghi có TK 334
- Phải trả công nhân viên số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp.Căn cứ vào
bảng thanh toán lương, kế toán tính trích KPCĐ, BHXH, BHYT ,BHTN theo tỷ lệ
quy định lần lượt là 2%, 17%, 3%,1% trên tiền lương của công nhân trực tiếp. Kế
toán ghi vào bên nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, ghi vào bên có TK 3382
– Kinh phí công đoàn, TK 3383 - Bảo hiểm xã hội, TK 3384 - Bảo hiểm y tế, TK
3389 - Bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số KPCD, BHXH, BHYT, BHTN trích
cho công nhân trực tiếp.
Khi phát sinh chi phí công nhân trực tiếp lãng phí, vượt đinh mức (phần chi
phí không được hạch toán vào CPSX), kế toán kết chuyển vào TK632 – Giá vốn hàng
hoá. Kế toán ghi tăng TK 632 – Giá vốn bán hàng, khi giảm TK 622 – Chi phí công
nhân trực tiếp phần chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức. Cuối kỳ, kết chuyển chi

phí nhân công trực tiếp vào TK có liên quan theo đối tượng tập hợp chi phí:
* Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán
hàng tồn kho, kế toán ghi nợ TK 631 – Giá thành sản xuất, ghi co TK 622 – Chi phí
nhân công trực tiếp tổng số chi phí nhân công trong kỳ.
 Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình
sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất
chung bao gồm:chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản
xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chứng từ: Phiếu xuất kho, bảng thanh toán tiền lương, hoá đơn GTGT, bảng
tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng.
Tài khoản: TK 627 __ Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này phản ánh
những chi phí liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý của các phân xưởng,
tổ đội sản xuất.
Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ
Bên Có: Các khoản giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
20
20
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các
đối tượng chịu chi phí.
Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
Tk 627 không có số dư cuối kỳ và được mở 6 TK cấp 2 để tập hợp theo yếu
tố chi phí
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
TK 6279: Chi phí chung toàn công ty
Trình tự
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung
TK 334,338 TK 627 TK 154
Chi phí nhân viên quản lý
kết chuyển hoặc phân bổ
TK152 chi phí sản xuất chung
Chi phí vật liệu
TK 153,142
Chi phí dụng cụ quản lý
TK 214 TK 111,152
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 242,335 các khoản thu hồi
Chi phí trích trước ghi giảm CPSXC
TK 111,112,331,141 TK 632
Chi phí DV mua ngoài CPSXC không được
Và chi phí bằng tiền phân bổ ghi nhận vào GV
VAT TK133

GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
21
21
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán tính tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán ghi nợ TK 627__
Chi phí sản xuất chung (6271), ghi có TK 334__ Phải trả công nhân viên số tiền
trên cho nhân viên phân xưởng.Tính trích BHXH, KPCĐ, BHYT theo tỷ lệ quy

định lần lượt là: Kế toán ghi vào bên nợ TK 627__ chi phí sản xuất chung (6271),
ghi vào bên có TK 3382__ Kinh phí công đoàn, TK 3383__ Bảo hiểm xã hội, TK
3384__ Bảo hiểm y tế tương ứng với số KPCĐ, BHXH, BHYT trích cho nhân viên
phân xưởng.
- Xuất nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất
kho ghi tăng cho TK 627__ Chi phí sản xuất chung (6272), ghi giảm cho TK 152__
Nguyên liệu, vật liệu trị giá nguyên vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng.
- Xuất công cụ, dụng cụ dùng cho hoạt động ở phân xưởng, căn cứ vào phiếu
xuất kho:+ Trường hợp công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, kế toán phân bổ hết một lần
cho CPSX chung, Kế toán ghi nợ TK 627__ Chi phí sản xuất chung (6273), ghi có
TK 153__ Công cụ, dụng cụ trị giá công cụ, dụng cụ xuất.
+ Trường hợp công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, kế toán phân đưa vào chi phí trả
trước ngắn hạn (nếu chi phí liên quan đến 1 kỳ kế toán ) hoặc chi phí trả trước dài
hạn (nếu chi phí liên quan đến hơn 1 kỳ kế toán) để phân bổ nhiều lần cho CPSX
chung. Kế toán ghi nợ TK 142__ Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc TK 242__ Chi phí
trả trước dài hạn, ghi TK 153__ Công cụ, dụng cụ trị giá công cụ dụng cụ đã xuât.
Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghi
tăng TK 627__ Chi phí sản xuất chung (6273), ghi giảm cho TK 142__ Chi phí trả
trước ngắn hạn, hoặc TK 242__ Chi phí trả trước dài hạn trị giá công cụ dụng cụ
phân bổ lần đầu.Các kỳ tiếp theo kế toán hạch toán tương tự cho đến khi phân bổ
hết giá trị công cụ, dụng cụ cần phân bổ.
+ Trích khấu hao TSCĐ, kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ ghi nợ TK 627__ Chi phí sản xuất chung (6274), ghi có TK 214__ Hao mòn
TSCĐ phần khấu hao trích.
+ Đối với các phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác căn cứ vào các
chứng từ,: Hoá đơn GTGT, phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng, bảng kê thanh
toán tạm ứng, Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác , kế toán
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
22
22

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
ghi tăng chi phí sản xuất chung và nếu Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, thì căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán thuế kê khai phần thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ theo bút toán Nợ TK 133. Đồng thời ghi giảm tiền mặt tại
quỹ, hoặc ghi giảm tiền gửi ngân hàng, hoặc ghi giảm khoản tạm ứng của nhân viên
nếu Doanh nghiệp thanh toán tiền mua hàng theo phương thức trả ngay. Còn nếu
Doanh nghiệp nhận nợ khách hàng thì căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc hợp đồng
mua hàng kế toán ghi tăng khoản phải trả người bán. Cuối kỳ tính phân bổ chi phí
sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chhung cố định theo mức công xuất
bình thường:
* Nếu doanhnghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên kế toán ghi
nợ TK 154__ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tổng chi phí sản xuất chung phát
sinh trong kỳ, ghi có TK 627__ Chi phí sản xuất chung (chi tiết chi phí sản xuất
chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định)
* Nếu Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê đinh kỳ kế toán ghi Nợ
TK 631__ Giá thành sản xuất tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, ghi có
TK 627__ Chi phí sản xuất chung (chi tiết chi phí sản xuất chung biến đổi và chi
phí sản xuất chung cố định) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra dưới
mức công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung
cố định theo mức công suất bình thường để tính vào giá thành. Khoản chi phí sản
xuất chung cố định hoạt động dưới mức công suất bình thường không tính vào giá
thành sản phẩm mà ghi nhận vào giá vốn hàng bán. Kế toán ghi Nợ TK 632__ Giá
vốn hàng bán, ghi Có TK 627__ Chi phí sản xuất chung (chi tiết cho chi phí sản
xuất chung cố định).
 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
Trên cơ sở chi phí đã hạch toán theo từng khoản mục, kế toán phải tổng hợp
chi phí sản xuất làm cơ sở tính giá thành sản phẩm.Toàn bộ chi phí sản xuất phát
sinh trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm cuối kỳ được tập hợp theo 3 khoản
mục: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC theo từng đối tượng tập hợp chi
phí. Các khoản chi phí NVLTT, chi phí NCTT, vượt định mức, lãng phí, chi phí sản

xuất chung cố định hoạt động dưới mức bình thường không được tính vào giá thành
mà ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Cuối tháng, căn cứ vào các sổ chi phí
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
23
23
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
NVLTT, NCTT, SXC để kết chuyển chi phí sản xuất vào TK 154. Kế toán ghi tăng
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tổng số chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ trên
TK 154, ghi giảm cho các TK 621, TK 622, TK 627 số CPNVLTT, CPNCTT,
CPSXC đã tập hợp. Nếu có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây thiệt
hại phải bồi thường, kế toán ghi tăng khoản phải thu khác hoặc ghi giảm phải trả
công nhân viên (khi trừ vào lương của người gây thiệt hại), ghi giảm cho TK 154__
Chi phí kinh doanh dở dang
Kết cấu của TK 154:
Bên nợ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtt chung kết chuyển cuối kỳ.
Bên có: Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được,
giá thành thực tế sản phẩm đã chế tạo xong chuyển đi bán hoặc nhập kho.
Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
TK 621, 622, 623,627 TK154 TK152,131, 138
K/c CPNVLTT, NCTT, SXC giá trị NVL thu hồi, thiệt hại
đã xử lý
TK111,331
TK 155
Giá thành sản phẩm bàn giao Nhập kho thành phẩm
Xuất gửi bán không qua kho
TK136
Giá thành sản phẩm khoản nội bộ TK632

TK 133 Thành phẩm xuất bán thẳng
VAT không qua kho
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
24
24
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Sơ đồ 1.5: Quy trình kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Bộ phận kế toán khác Bộ phận kế toán tập hợp CPSX và Giá thành Bộ phận kế toán khác
Kế toán vật

Kế toán tài
sản cố
định
Kế toán
tiền lương
Bộ phận
kế toán
khác
Kế toán
phân
xưởng sản
xuất
Kế toán
thành
phẩm và
tiêu thụ
GVHD: TS Nguyễn Viết Tiến SV: Nguyễn Thị Diên – K7HK1A1
Bảng phân bổ
VL
Bảng tính

CPSX dở
dang đầu kỳ
Bảng tính
CPSX dở
dang cuối kỳ
Sổ chi tiết CPSX theo đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất
Sổ kế toán tổng hợp
Báo cáo CPSX và Giá thành sản phẩm
Bảng tính giá thành sản phẩm
Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất
Bảng phân bổ
KH TSCĐ
Bảng phân bổ
tiền lương
Sổ kế toán
khác liên quan
Bảng kê khối
lượng SP
hoàn thành
Bảng kê khối
lượng SPDD
cuối kỳ
Sổ kê toán
thành phẩm
và tiêu thụ
25

×