Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa sinh hoạt của cư dân làng việt cổ đường lâm, thị xã sơn tây, hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.32 KB, 23 trang )


1
VNH3.TB16.61

QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
SINH HOẠT CỦA CƯ DÂN LÀNG VIỆT CỔ ĐƯỜNG LÂM,
THỊ XÃ SƠN TÂY, HÀ TÂY.

CN. Nguyễn Thị Phương Anh
Viện Việt Nam học & KHPT
Đặt vấn đề
Trong hệ thống làng Bắc Bộ, Đường Lâm được biết đến là một vùng đất cổ, mang
cảnh quan của vùng trung du bán sơn địa với những
đồi gò đá ong thấp, những “rộc” sâu,
những ruộng ven sông với địa hình rất đa dạng, phong phú
1
.
Đường Lâm là vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm 9 thôn hợp lại. Nơi đây
không chỉ là mảnh đất “địa linh” sinh “nhân kiệt” mà còn là một địa chỉ văn hoá có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu tập quán cư trú sinh hoạt của những cộng
đồng cư dân nông nghiệp cổ.
Đường Lâm là không gian còn lưu giữ rất nhiều đặc trưng sinh hoạt của làng Việt
truyền thố
ng với cơ cấu tổ chức làng xã khá đậm nét và nhiều tập tục phản ánh lối sống của
người xưa. Đã có không ít đề tài nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm theo hướng chuyên
ngành nhưng nghiên cứu một cách tổng hợp theo phương pháp khu vực học thì hầu như
chưa có. Hơn nữa, nghiên cứu làng theo từng khía cạnh mà không tìm hiểu quan hệ tương
tác giữa các yếu tố thì sẽ rất khó nhận diện
được những đặc trưng tổng quát. Ngày nay,
trong quá trình đô thị hoá, những yếu tố truyền thống đang bị tác động của cuộc sống hiện
đại làm mất đi từng ngày nên việc triển khai nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm theo hướng


tiếp cận khu vực học là cần thiết.
Nghiên cứu đặc trưng văn hoá làng là nghiên cứu những sáng tạo của con người
trong quá trình ứng xử với
điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử, trong
đó, trước hết là ứng xử của con người với điều kiện tự nhiên. Quan hệ tương tác giữa con
người và điều kiện tự nhiên là nhân tố cơ bản tạo nên đặc trưng văn hoá. Chính vì vậy,
muốn hiểu sâu sắc những đặc trưng của một không gian văn hoá nào đó không thể không
nghiên cứu nh
ững điều kiện tự nhiên và tác động qua lại của nó với cuộc sống sinh hoạt của

1
GS. Phan Huy Lê: Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích Đường Lâm. NXB Khoa học xã hội, 2005

2
cư dân để tìm ra những giải pháp giúp cho con người tồn tại và phát triển trong một không
gian văn hoá.
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CỦA LÀNG CỔ
ĐƯỜNG LÂM
Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái hay nói cách khác là môi trường sống của
con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên bản sắc văn hoá. Nhiều
nhà nghiên cứu gọi đó là địa văn hoá
2
. Văn hoá có thể hiểu là toàn bộ những mối quan hệ
giá trị do con người sáng tạo trong qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác của con
người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Trong đó môi trường tự nhiên là nền tảng
đầu tiên góp phần tạo nên đặc trưng văn hoá đó. Điều này rất đúng khi các nhà dân tộc học
phương Tây đã nhận thấy rằng nếu miêu tả n
ền văn hoá của một tộc người mà không đặt nó
trong một khuôn viên cụ thể, chẳng khác nào đi xem bảo tàng: toàn bộ hiện vật đã bị đưa ra
khỏi môi trường sống của chúng.

Với ý nghĩa đó, khi nghiên cứu đời sống văn hoá của mỗi vùng, miền, khu vực, làng
xã chúng ta đều nhận thấy văn hoá ở đó thấm đẫm dấu ấn riêng của môi trường tự nhiên.
Làng cổ
Đường Lâm trước đây thuộc thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội,
cách trung tâm thị xã về phía Tây bắc 4 km (theo quốc lộ 32). So với các xã trong vùng, Đ-
ường Lâm là một xã lớn với diện tích tự nhiên là 800,25 ha, trong đó có 415 ha đất canh
tác, 385,25 ha đất thổ cư, dân số 9337 nhân khẩu với 1.937 hộ gia đình. Trung tâm làng cổ
Đường Lâm được xác định là thôn Mông Phụ, một thôn có dân số lớn, ở vào vị trí trung tâm
của làng.
Nằm trên vùng văn hoá cổ Sơn Tây - xứ
Đoài, Đường Lâm kẹp giữa sông Hồng và
các ngọn đồi đá ong thấp kéo dài của chân núi Ba Vì về phía Bắc, xen giữa những cánh
đồng, những dải đất trũng. Theo quan niệm xưa, Đường Lâm là đất đắc địa, nằm ở thế toạ
sơn vọng thuỷ: Lưng dựa vào núi Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng
3
.
Thị xã Sơn Tây, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phía Tây và
phía Nam giáp với Thượng du và Trung du nên có đồi núi. Đất Sơn Tây không tốt như các
vùng khác mà đất ở đây có nhiều đá ong. Đó cũng là điểm làm nên nét đặc trưng sinh thái
xứ Đoài.
Sơn Tây đất đá ong khô

2
Trần Quốc Vượng: Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Giáo dục
3
GS. Trần Quốc Vượng. Đường Lâm dưới góc nhìn địa – văn hoá- lịch sử NXB Khoa học xã hội. Hà Nội 2005

3
Ăn cơm thì ít, ăn ngô thì nhiều
Đường Lâm ở vào vị trí rất thuận lợi cả về giao thông đường bộ và đường thuỷ.

Đường bộ có đường quốc lộ 32 cách thủ đô Hà Nội gần 50 km, do đó việc giao thông liên
lạc với các trung tâm lớn của địa phương và cả nước khá thuận tiện. Đường Lâm còn nằm
cạnh dòng sông Cái - sông Hồng “Nhất cận thị, nhị cận giang”. Đường Lâm vừa gầ
n sông
lớn, vừa gần đô thị lớn
4
. Ngoài ra Đường Lâm còn có dòng sông Con phát nguyên từ phía
núi Ba Vì đổ vào sông Bôi, nhập vào sông Đáy ở Gián Khẩu, Ninh Bình. Sông Con chảy từ
Tây sang Đông quanh co uốn khúc men theo các rẻo đất trũng chia Đường Lâm thành hai
nửa. Nửa phía Bắc rộng hơn gồm các thôn Hà Tân, Hưng Thịnh, Đông Sàng, Cam Thịnh,
Mông Phụ, Đoài Giáp, Văn Miếu; nửa phía Nam gồm thôn Cam Lâm và Phụ Khang. Sông
Con còn gọi là sông Tích, theo truyền thuyết là dấu tích của cuộc chiến “năm năm báo oán,
đời đời đánh ghen”giữa Thuỷ Tinh và Sơ
n Tinh xung quanh nàng công chúa của Hùng
Vương thứ 18. Sông Con trước đây là đường giao thông thuỷ quan trọng, thuyền buồm từ
Nam Định, Thái Bình, Hà Nam thường chở hàng hoá từ miền xuôi lên cập bến mua bán, đổi
chác lâm thổ sản của miền ngược. Ngày nay sông Con chỉ còn tác dụng tưới tiêu nước phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp, tô điểm cho cảnh quan Đường Lâm thêm hữu tình.
Địa bàn xã Đường Lâm có địa hình đồi gò nối tiếp nhau như bát úp với ba mặt nước
sông bao bọc, có nham thạch cứng như đá ong, đá vôi cung cấp vật liệu xây dựng với trữ
lượng lớn. Là vùng đất nằm trên bậc thềm phù sa cổ không bằng phẳng, có đặc điểm gồm
những dải đất uốn cong uyển chuyển hợp thành từ các mỏm đồi gò liên tiếp từ chân núi Ba
Vì soải ra, với độ cao trung bình so với mặt biển 18m, trung tâm là đồi Cấm có độ cao 48m.
Trong 9 thôn ở xã
Đường Lâm thì Hà Tân và Hưng Thịnh là hai thôn nằm ở ven bờ
sông Hồng và bên ngoài hai con đê ngăn cách chúng với các thôn “bán sơn địa” của Đường
Lâm. Và ngày nay khi nói tới làng cổ Đường Lâm người ta thường nghĩ đến các thôn “trong
đê”, các thôn bán sơn địa của Đường Lâm: Mông Phụ, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng.
Những thôn này là những thôn gốc còn bảo lưu được những nét văn hoá cổ truyền của làng
xã đồng bằng Bắc Bộ đặc biệ

t của xứ Đoài “đất đá ong khô”.
Đường Lâm xưa kia thuộc đất Phong Châu cổ kính, kinh đô của các Hùng Vương
thời dựng nước, một địa bàn đã có cư dân từ rất lâu đời và cũng là một trung tâm cư dân

4
Nguyễn Danh Phiệt. Viện Khoa học xã hội Từ bảo tồn, tôn tạo đến xây dựng khu di tích lịch sử – văn hoá Đường
Lâm.NXB Khoa học xã hội. 2005

4
quan trọng
5
. Thuở khai sinh lập địa nơi này

vốn là rừng rậm lau lách, cỏ dại mọc um tùm,
nhiều thú rừng ẩn nấp, đồng thời cũng là địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Nhiều thế hệ
nối tiếp nhau khai phá, cải tạo thiên nhiên đã để lại cho nhân dân Đường Lâm thừa hưởng
một di sản quý giá, đó là những cánh đồng, những đồi gò và cả những rộc sâu có thể canh
tác lúa, màu, rau đậu và cây công nghiệp…
Đường Lâm thuộc vùng núi Ba Vì nên khí hậu th
ời tiết có sự phân hoá theo hướng
các sườn núi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25
0
C, cao nhất khoảng 27
0
C và thấp nhất
khoảng 20
0
C; lượng mưa trung bình năm 1800 - 2000 mm nhưng phân bố không đều. Lư-
ợng mưa trong mùa khô chỉ bằng 12 - 13% lượng mưa trong mùa mưa; lượng bốc hơi trong
mùa khô rất cao.

Về mạng lưới sông ngòi, Đường Lâm nằm giữa sông Cả/ Sông Hồng và sông
Con/sông Tích, là vùng trung du ở bên rìa ngoài của vùng châu thổ Bắc Bộ, mà 36 đồi gò,
18 rộc sâu
6
, ao chuôm, cùng với khúc sông Tích uốn lượn… là những vết tích còn lưu lại
đến ngày nay. Đường Lâm là vùng đất cổ và cũng là “tứ giác nước” được bao bọc bởi sông
Đà, sông Tích - một chi lưu nối sông Đà với sông Đáy.
Hệ thống sông Hồng và sông Tích chảy qua địa bàn xã Đường Lâm trên tổng diện
tích đất tự nhiên là 800,25 ha. Ngoài ra, có một phần diện tích đất ngoài đê của hai thôn Hà
Tân và Hưng Thịnh thường xuyên chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuỷ
chế sông Hồng. Những
sông này đều mang đặc tính sông miền trung du, do vậy chế độ thuỷ văn rất phức tạp, phụ
thuộc chặt chẽ vào chế độ mùa mưa của vùng lưu vực các nhánh sông và chế độ thuỷ văn
của sông Đáy (đặc biệt khi có nhiệm vụ phân lũ). Chính vì vậy mà mực nước của các nhánh
sông nhỏ này lên xuống rất thất thường, ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp.

2. QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VỚI ĐỜI SỐNG VĂN
HOÁ SINH HOẠT CỦA CƯ DÂN LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
Con người là sản phẩm của môi trường tự nhiên và là sản phẩm của hoàn cảnh xã
hội. Với lẽ đó, yếu tố tự nhiên là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần không
nhỏ chi phối trự
c tiếp đến đời sống văn hoá sinh hoạt của con người. Tuỳ vào mỗi điều kiện
môi trường sống khác nhau mà con người tìm ra những cách ứng xử hài hoà thích nghi với
nó.

5
Cuộc khai quật khảo cổ ở di chỉ Bến Mải năm 1972 tìm thấy những rìu, búa bằng đá, đồng thuộc thời đại đồ đá mới,
thời đại đồng thau, cách đây trên dưới ba nghìn năm.
6

Đặng Văn Tu (Giám đốc Sở Văn hoá thông tin). Báo cáo khái quát về làng cổ Đường Lâm. 2006.

5
Địa bàn cụ thể mà chúng tôi đang nghiên cứu là làng cổ Đường Lâm, nơi đại diện cho
làng Việt vùng thượng châu thổ sông Hồng. Đứng trước điều kiện tự nhiên của vùng bán sơn
địa, con người ở đây đã tận dụng và thích ứng với điều kiện đó trong đời sống văn hoá sinh
hoạt (ăn, mặc, ở, đi lại và y dược học cổ truyền) như
thế nào ?
1. Ẩm thực và y dược cổ truyền
1.1. Ăn
1.1.1. Lựa chọn nguồn lương thực thực phẩm
Đường Lâm là một làng thuần nông truyền thống với 95% dân số hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, cũng như bao làng quê khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ làng
Đường Lâm tương đối đơn giản trong ăn uống. Thức ăn chính của họ là những sản phẩm
nông nghiệp do chính họ làm ra. A.G. Haudricourt đã từng nhận xét: “nông nghiệp và bếp
núc gắn liền với nhau; do đó, cảnh quan của một vùng đất giống như một tấm gương soi
bóng cách ăn uống của một làng quê”
7
. Điều đó rất đúng khi bàn về cái ăn, cái uống của
người dân Đường Lâm. Ở Đường Lâm thức ăn chủ yếu thiên về thực vật mà đứng đầu là cây
lương thực rồi đến cây hoa màu, rau củ quả. Có thể dễ dàng nhận thấy điều đó qua cơ cấu
bữa ăn thường ngày của người dân Đường Lâm là: Cơm - rau - cá - thịt. Món ăn thường
theo mùa vụ, và ph
ụ thuộc vào thực phẩm sẵn có trong vườn, trong nhà. Có nghĩa là bữa ăn
của người dân Đường Lâm chủ yếu dựa vào thảm thực vật của hệ sinh thái bán sơn địa.
Từ xưa đến nay một trong những nguồn thức ăn mà người dân có thể khai thác được
từ môi trường tự nhiên sông nước là thuỷ sản. Hầu như tất cả các loại cá, tôm, cua, ốc … mà
người dân đánh bắt đượ
c trong môi trường sông, hồ, ao, rộc… đều được chế biến, tận dụng
đưa vào bữa ăn hàng ngày.

Các loại thuỷ sản hoặc loài bó sát,… ở đây thường được đánh bắt theo mùa, bởi mỗi
loài chỉ phát triển hoặc dễ đánh bắt vào một thời điểm khác nhau trong năm. Cách đánh bắt
của người Đường Lâm cũng rất đa dạng: bằng các dụng cụ như: nơ
m, vó, câu, ống lươn,
lưới ba lớp, lưới bén chuyên để bắt các loại cá nhỏ ở sông, suối và ruộng rộc hoặc bắt bằng
tay. Sau này với điều kiện kỹ thuật hiện đại, việc đánh bắt thuỷ sản ở Đường Lâm đã sử
dụng đến lưới vét hay dùng điện để đánh bắt vừa nhanh chóng và có hiệu quả cao. Vì thế,
ngày nay các loại thuỷ sản có s
ẵn trong tự nhiên sông, hồ, ao, ruộng rộc đã bị cạn kiệt.
Người dân không thể dễ dàng kiếm cá, tôm, cua ốc để ăn như trước đây mà chủ yếu dựa vào
nguồn thuỷ sản nước ngọt được nuôi trồng trong các ao hồ nằm bên rìa làng hay từ các làng

7
Haudricourrt, André- Georges and Louis Hđdin, L

Homme et les plantes cultivees, Pari: A.M Metailie, 1987

6
lân cận. Còn các loại hải sản như: cá, tôm, cua, ngao, sò biển… đối với người dân Đường
Lâm là món ăn khá xa lạ, vì lý do làng Đường Lâm là nơi xa biển nên việc vận chuyển, mua
bán gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh nguồn đạm thuỷ sản khai thác từ thiên nhiên có vai trò quan trọng trong
bữa ăn của người dân Đường Lâm trước đây thì nguồn lương thực và rau củ quả có được lại
chủ yếu từ canh tác.
Lương thực nói theo cách nói dân dã là “ch
ất bột” - những sản phẩm nông nghiệp từ
chính tay họ làm ra trên mảnh đất của mình bao gồm có nhiều loại như: gạo, ngô, khoai,
sắn… Trong đó, gạo đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là ngô, khoai, sắn. Tuy không
phải là cây cung cấp nguồn lương thực chính nhưng những cây trồng này lại phát triển thuận
lợi và mang lại năng suất cao ở vùng đất Đường Lâm. Vì vậy, chúng đã trở thành nguồn

lương th
ực thay thế, luôn có mặt trong bữa ăn của người nông dân Đường Lâm.
Với gạo, có hai loại chính là nếp và tẻ. Gạo nếp từ lâu trong đời sống của người dân
Đường Lâm được sử dụng hạn chế, chủ yếu được sử dụng vào các dịp lễ tết, giỗ chạp. Gạo
nếp cũng có hai loại chính là nếp cái hoa vàng và nếp tám thơm. Đây là hai loại gạo thơm
ngon có tiếng được kh
ắp nơi trong vùng biết đến. Gạo nếp, ngoài việc dùng để nấu xôi, chè,
làm bánh, kẹo… gạo nếp còn được dùng để nấu rượu, làm tương.
Gạo tẻ ở đây cũng có rất nhiều loại, có loại chỉ cấy vào vụ chiêm hoặc vụ mùa. Trong
số cây lúa tẻ được trồng ở đồng đất Đường Lâm thì có một vài loại nổi tiếng thơm ngon, có
độ dẻo cao như: gạo tám thơm, g
ạo rí ra, rí yêu.
Ngô, khoai, sắn là cây lương thực giữ vị trí quan trọng đứng kế tiếp sau cây lúa. Cây
ngô có mặt ở hầu khắp đồng đất Đường Lâm. Vì thế, không phải ngẫu nhiên ngô đã đi vào
đời sống và trở thành món ăn quen thuộc của người nông dân xứ Đoài. “Ăn cơm thì ít, ăn
ngô thì nhiều”. Bên cạnh cây ngô, cây khoai cũng được trồng khá nhiều. Nhiều nhất phải kể
đến khoai lang - là loại cây đóng vai trò làm cây lương thực phụ thay thế cho cơm. Ngoài ra,
người dân Đường Lâm còn trồng một số loại khoai khác như khoai tây, khoai sọ vừa dùng
làm lương thực, vừa làm thực phẩm. Sắn cũng là một trong những cây trồng đặc trưng của
vùng đất trung du đồi gò Đường Lâm. Cây sắn là loại thân cứng, dễ thích ứng với vùng đất
sỏi đá khô hạn, thường cho năng suất cao, được trồng cả ở trong vườn nhà, trên đồi gò hay ở

xung quanh nhà làm hàng rào. Cung cấp nguồn lương thực “chất bột” nuôi sống con người
và đàn gia súc lúc khó khăn, giáp hạt,

7
Thịt gia súc, gia cầm, thuỷ cầm như: trâu, bò, dê, lợn gà, ngan, vịt, chim… mà họ tự
nuôi trồng, tăng gia được cũng là để cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân Đường Lâm,
đó cũng là một trong những thế mạnh phát triển chăn nuôi của vùng đất này.
Tuy nhiên, cũng giống như cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt“Ăn cơm

không rau như người đau không thuốc”.
Người Đường Lâm cũng ăn rất nhiều loại rau. Rau
trồng trong vườn nhà, ngoài đồng, mùa nào thức ấy. Vụ đông xuân có bắp cải, súp lơ, xu
hào, cà rốt, khoai tây, hành tây, rau cải Mùa hè có bầu bí, mùng tơi, rau ngót, rau muống
và đậu tương, đậu xanh chế biến dùng làm canh. Ngoài ra còn phải kể đến thân, lá của một
số loại cây trồng ở đây cũng được dùng làm thực phẩm trong bữa ăn như lá khoai lang, búp
sắn, hoa chuối, củ chuố
i, quả đu đủ, quả mít non Tất cả các loại rau, củ, quả này đều có
thể luộc, xào, nấu, làm dưa muối Nhưng có lẽ phổ biến hơn cả vẫn là món luộc chấm với
tương - một đặc sản sẵn có, do chính người dân ở đây làm ra, rất phù hợp với khẩu vị bữa ăn
thường ngày của người dân sống trong vùng khí hậu nhiệt đới nói chung, người Đườ
ng Lâm
nói riêng.
1.1.2. Cơm
Trong bữa ăn của người Đường Lâm, cơm là món ăn chính bao gồm có hai loại: cơm
trắng là món ăn được chế biến từ gạo. Ngoài ra cơm có thể độn thêm những loại ngũ cốc
“chất bột”gọi là cơm độn. Trước những năm 1960, ở Đường Lâm thóc gạo làm ra không đủ
ăn, bữa ăn của người nông dân Đường Lâm vẫn còn thiếu thố
n nhiều. Trong khi đó, cây
lương thực phụ và hoa màu ở đây lại chiếm phần lớn diện tích và năng suất. Vì thế, bữa cơm
thường ngày của người dân Đường Lâm chủ yếu là ăn cơm độn với các loại lương thực thay
thế cho cơm trắng như ngô, khoai, sắn, đỗ… Tuỳ theo từng loại độn mà có tên gọi khác
nhau như cơm ngô (gạo nấu độn thêm ngô), cơm khoai (độn thêm khoai - khoai t
ươi hoặc
khoai khô), cơm đỗ (độn thêm đỗ - thường là đỗ tương), cơm sắn, Cách độn cũng rất
phong phú. Để độn ngô, người dân Đường Lâm có thể được xay hoặc giã thành mảnh nhỏ,
trộn đều lẫn với gạo rồi nấu như nấu cơm thường. Song cách này ít phổ biến trong truyền
thống, chỉ phổ biến sau những năm 1960 - khi xuất hiện máy xay xát. Ngô là loại cây trồng
quen thuộc trên
đồng đất Đường Lâm. Vì thế nó không chỉ được coi là loại lương thực thay

thế cơm trong bữa phụ mà còn được sử dụng cả vào bữa ăn chính khi mất mùa hay lúc giáp
hạt.
Trước đây người ta hay nấu ngô hạt để ăn vào bữa sáng, tức là họ có thể cho hạt ngô
vào nồi đun sôi rồi chất rơm xung quanh để đốt (hay còn gọi là chàm ngô). Cách này người

8
dân Đường Lâm gọi là “ăn ngô vỏ”; hoặc ngô được luộc lên với nước vôi, đãi sạch vỏ, phơi
khô và khi ăn cũng nấu tương tự như trên - cách này gọi là “ăn ngô vôi”. Nếu bữa sáng ăn
không hết thì độn lẫn với gạo rồi nấu ăn vào bữa trưa hoặc bữa tối.
Với món khoai, họ cũng có thể độn cơm theo nhiều cách. Nếu là khoai tươi, họ cạo
v
ỏ, cắt từng khoanh, cho cùng với gạo đun lên - tức nấu như cơm nấu thường. Lúc cơm
chín, có khi người ta dùng đũa cái (đũa cả) nghiền nát khoai lẫn cơm để cho dễ ăn. Người
dân Đường Lâm gọi cách làm này là “đánh xéo”. Ngoài ra họ còn băm khoai phơi khô, rồi
lúc nấu cơm thì đãi (vo) lẫn với gạo và nấu như nấu cơm trắng. Tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh
của mỗ
i gia đình ở Đường Lâm mà tỷ lệ lương thực độn với cơm trong bữa ăn có khác nhau.
Không chỉ đối với người dân Đường Lâm mà đối với bất cứ người Việt nào cơm
luôn là thành phần quan trọng nhất trong bữa ăn. Cấu trúc một bữa ăn truyền thống của Việt
Nam thường là cơm, rau. Chất đạm chủ yếu thường là thuỷ sản; thịt động v
ật tuy cũng được
sử dụng trong bữa cơm nhưng không phải là món ăn thường xuyên; cơm được thổi từ gạo
tẻ; rau quả được trồng trong vườn; thuỷ sản do đánh bắt và nuôi trồng từ sông ngòi, ao hồ;
thịt lấy từ gia súc, gia cầm; Chất đốt để đun nấu chủ yếu tận dụng những loại phế liệu từ
nông nghiệp như: rơ
m, rạ, vỏ chấu, cây ngô, cây đậu
Cùng với sự phát triển của văn hoá sinh hoạt nói chung. Văn hoá ẩm thực của Đường
Lâm khá đa dạng và phong phú. Từ sản phẩm của các loại cây lương thực, nhiều món ăn
được chế biến. Trước hết phải kể đến xôi - một món ăn được sử dụng nhiều từ xưa tới nay ở
Đường Lâm. Phần lớn diện tích đất tr

ồng lúa ở Đường Lâm là ruộng rộc nên rất phù hợp với
cây lúa nếp, đặc biệt là giống nếp cái và nếp tám thơm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, xưa
kia người dân Đường Lâm chủ yếu ăn cơm nếp, sau mới chuyển sang ăn cơm tẻ. Cơm nếp
được nấu theo hai kiểu: nấu cơm giống như nấu cơm tẻ nhưng ít nước hơn, đồ xôi sử dụng
chõ bằng g
ốm, sành ngày nay là bằng nhôm. Từ chỗ là một món ăn chủ đạo trong bữa ăn,
dần dần do năng suất cây lúa nếp không cao, xôi trở thành món ăn sang trọng và chủ yếu
được dùng vào những ngày giỗ tết, lễ chạp, cưới xin và những bữa ăn đãi khách. Xôi có rất
nhiều loại: xôi trắng, xôi đỗ xanh, xôi lạc, xôi dừa, xôi gấc Mỗi loại xôi lại có một thức ăn
hấp dẫn riêng đi kèm: xôi trắng
ăn với giò, chả, xôi lạc ăn với ruốc thịt, xôi đậu xanh ăn với
muối vừng. Xôi trắng còn được đóng làm bánh cúng trong các ngày lễ hội của làng gọi là
oản.
Ngoài cơm tẻ và xôi, còn phải kể tới một biến thể khác của cơm là cháo. Đây là món
ăn đơn giản thường được dùng để ăn thay cơm như một món ăn sang trọng, món ăn dễ hấp

9
thu dùng cho người đau yếu nhưng nhiều khi cũng là món ăn dùng khi thiếu lương thực, ăn
vào những lúc giáp hạt, khi mất mùa đói kém. Tuỳ theo chất liệu nấu kèm, cháo có thể chế
biến thành những loại có tên gọi khác nhau như: cháo hành, cháo đỗ (đỗ đen, đỗ xanh), cháo
rau, cháo cá, cháo thịt, v.v… Ngoài gạo tẻ và gạo nếp ngô, khoai, sắn… cũng trở thành
nguyên liệu dùng để nấu cháo, như : cháo ngô, cháo khoai, cháo sắn (nấu bằng sắn tươi hoặc
sắn khô). Vào những ngày hè nóng nực, người Đường Lâm còn dùng cháo làm đồ ăn cho
mát. Cháo còn là một phương thuốc chữa bệnh như: cháo hành, cháo tía tô để giải cảm,
chống cúm, cháo bột sắn để giải nhiệt …
1.1.3. Các loại quà bánh
Ở Đường Lâm thức ăn tinh bột chủ yếu được chế biến từ gạo nếp, gạo tẻ, ngô, khoai,
sắn, đỗ, lạc, vừng dưới nhiều hình thức khác nhau. Chỉ tính riêng các loại quà bánh chế
biến từ nông sản đã rất đa dạng về chủng loại, phong phú về hương vị đáp ứng nhu cầu
thưởng thức cao không chỉ của người dân ở vùng quê xứ Đoài mà còn của thực khách từ nơi

khác đến. Ngày nay các loại quà bánh có tên gọi quen thuộc đã trở thành món quà đặc sản
của quê hương Đường Lâm. Có loại bánh đã trở thành một loại bánh thiêng, không thể thiếu
trong các ngày lễ thành hoàng của thôn
Đông Sàng như bánh tì tì (hay dân gian gọi là bánh
trôi).
Trong số 18 loại bánh chúng tôi đã thống kê được thì có đến 17 loại bánh được làm
từ gạo tẻ và gạo nếp. Loại bánh làm từ gạo nếp có số lượng nhiều hơn cả. Loại bánh có nhân
đỗ xanh và đường/mật cũng chiếm số lượng đa số 11/18. Tiếp đến là những bánh có nhân
được làm từ thịt/mỡ, hành. Lạc, vừng, khoai, sắn cũng là những nguyên liệu được sử dụng
theo thứ tự giảm dần trong các loại bánh có mặt ở Đường Lâm. Lá gai, mộc nhĩ, dừa là
những thứ nguyên liệu gia vị góp phần làm tăng thêm độ hấp dẫn của một số loại bánh cũng
có mặt.
Qua đó cho thấy bất cứ nông sản nào có mặt ở Đường Lâm, với sự cần cù, sáng tạo
và bàn tay khéo léo người dân ở đây đã chế biến ra đủ loại quà bánh làm phong phú thêm
món ăn cho quê hương và đã trở thành đặc sản ẩm thực của vùng quê bán sơn địa - xứ Đoài.
1.1.4. Thức ăn
Thức ăn là một bộ phận không thể tách rời cơm mà luôn đi cùng cơm để cấu thành
bữa ăn hàng ngày. Thức ăn trong bữa cơm hàng ngày, theo quan niệm của người Việt đồng
bằng Bắc Bộ nói chung, người Đường Lâm nói riêng là thứ để “làm trôi cơm”. Thức ăn
được chế biến từ hai nguồn chính: thực vật và động vật. Bên cạnh những thực phẩm tươi

10
sống được chế biến và nấu thành thức ăn sử dụng hàng ngày, người Đường Lâm còn chế
biến rất nhiều loại thức ăn dự trữ để ăn dần, chủ yếu bằng cách ủ men. Đó là nguồn thức ăn
có khả năng chống ôi, thiu, dễ tiêu hoá có nhiều vi khuẩn lành và có chất đề kháng cao phù
hợp với vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nguồ
n thức ăn sản xuất được theo
mùa.
Người Đường Lâm có nhiều kinh nghiệm được đúc kết qua thực tế trong việc chế
biến, bảo quản thức ăn quanh năm như ủ mốc làm tương, muối dưa cải, muối cà, phơi khô, ủ

chua (nem chua), ủ men (rượu)…. Đường Lâm có nghề làm tương từ lâu đời, tương là thứ
nước chấm được người Đường Lâm ưa dùng trong bữ
a ăn. Từ xa xưa cho đến bây giờ,
tương ở Đường Lâm vẫn luôn được mọi người biết đến như là một món ăn đặc sản nổi
tiếng có hương vị riêng của người dân xứ Đoài. Sự có mặt của tương trong các bữa ăn của
người dân Đường Lâm quen thuộc đến mức coi “tương cà” là “gia bản”. Tương xuất hiện đã
làm phong phú thêm hương vị bữa
ăn của vùng quê thuần nông đồi gò bán sơn địa. Theo kết
quả khảo sát của chúng tôi, chỉ ở riêng thôn Mông Phụ có đến 94% hộ gia đình làm từ một
vại hay một chum đến 3 vại hoặc 3 chum tương. Trong số đó, có khoảng 18% các hộ gia
đình làm tương ngoài mục đích để phục vụ bữa ăn của gia đình mình còn để bán cho các
vùng lân cận. Tương Đường Lâm chủ yếu được làm từ ngô, đậu tương và g
ạo nếp. Ngô
thường để cả hạt hoặc xay nhỏ rồi nấu chín tới khi hạt ngô “nở hoa nhài” đem phơi để giảm
thuỷ phần (bớt nước) trong những nguyên liệu này đến khi sờ không còn dính tay nữa thì
đem ủ mốc (gọi là làm thiu). Công đoạn làm mốc rất được chú ý, nếu làm khéo thì mốc có
màu hoa cải và nhẹ xốp như bông. Bình thường thời gian để ủ mốc khoảng 4 đến 5 ngày
mốc rêu lên kín thì ta cho vào chum nước muối. Nếu mùa đông thì để khoảng một tuần, phải
bịt kín các cửa chum và đậy kín nong để mốc rêu dễ lên. Còn nếu làm bằng đậu tương thì đỗ
tương phải được rang vàng, xay nhỏ, đồ kỹ (vì màu của đậu sẽ quyết định màu của tương)
rồi cho vào chum đổ nước lã vào gọi là làm thối. Sau thời gian khoảng 2 tuần nếu là mùa hè,
90 ngày nếu là mùa đông, vớt cái của ngô và đỗ cho vào cối,
đổ nước của cả hai thứ vào xay
nhừ rồi cho thêm muối đến khi vừa miệng thì dừng. Bởi vì, tương nhạt quá thì dễ đóng váng
(hỏng), mặn quá thì không ngon nên người pha chế tương rất quan trọng. Tương có thể làm
một lần nhưng để ăn cả năm mà không hỏng. Tương ở Đường Lâm có hương vị đặc biệt
không giống tương Bần hay tương Cự Đà. Tương đượ
c dùng kết hợp để chế biến thành
nhiều món ăn như làm nước chấm đồ luộc; tương gừng chấm thịt trâu, bò; tương dùng kho


11
cá, kho thịt và chế biến các món ăn mặn. Vì thế từ xưa đến nay khi nói đến tương ở Đường
Lâm thì câu nói “chồng thiu vợ thối ối người mê” vẫn được mọi người trong làng nhắc đến.
Cũng như tương, dưa cải, cà ghém cũng là những món lên men phổ biến trong bữa ăn
của dân Đường Lâm thường được ăn kèm với cơm trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, còn có
một món ăn cũng khá ph
ổ biến phải kể đến nữa là lạc rang giã nhỏ với muối và vừng để ăn
kèm với cơm vào buổi sáng hay trong những ngày mưa dầm gió bấc, người dân ngại ra đồng
lấy rau, chuẩn bị cho bữa ăn.
1.2. Uống
Nước uống ở Đường Lâm được nấu hay hãm từ các loại cây trồng trong vườn nhà, trên
đồi gò rất phong phú đa dạng, phù hợp với điều kiện thờ
i tiết nóng ẩm và đời sống dân dã
của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ nói chung và người nông dân xứ Đoài nói riêng .
Trước đây gần như cả làng Đường Lâm uống nước vối. Cây vối được trồng rất nhiều
ở bờ ao, hàng rào của các gia đình ở Đường Lâm. Thứ nước uống chát chát, nhưng dùng lâu
lại trở thành vị chát khó quên. Bên cạnh nước vối, cây chè cũng được trồng nhiều ở vùng đấ
t
đồi gò này. Lá chè tươi được hãm vào ấm rồi đem ủ nóng uống trong suốt cả ngày.
Ngày nay, nước chè là đồ uống quen thuộc của người dân Đường Lâm. Nước chè
tươi được dùng trong ngày thường và cả trong ngày lễ tết, đám tang, đám cưới Trung bình
ngày thường, mỗi gia đình ở Đường Lâm dùng từ 1 đến 2 lạng chè tươi, còn chè khô thì ít
hơn, chủ yếu dùng để tiếp khách. Chè ở Đường Lâm là sản phẩm đồ uống có hương v
ị đặc
trưng riêng và đặc biệt hơn khi được pha chè với nước giếng đào trên nền đá ong trong mát
thì độ ngon ngọt, tinh khiết của chè càng trở nên đậm đà, quyến rũ. Theo số liệu thống kê
của chúng tôi cho thấy trước đây ở Đường Lâm có tất cả 18 cái giếng cổ xây bằng đá ong,
xóm ít thì có 1 cái, xóm nhiều có đến 2, 3 cái. Hàng ngày người dân đi lấy nước từ giếng
làng về nấu ăn, đun nước pha chè uống cũng khá vất vả, nhất là những gia đình ở xa giếng.
Ca dao địa phương xưa có câu: “thứ nhất gần cha, thứ hai gần giếng, thứ ba gần chùa”.

Trước những năm 1950, người Đường Lâm rất ngại đào giếng tư vì dưới lớp đá ong có độ
sâu trung bình khoảng từ 8-10 mét mới có nước, đào vừa khó vừa sợ đụng vào long mạch.
Nhưng từ
sau năm 1960 cùng với phong trào chống mê tín là phong trào đào giếng, cho nên
kết quả là giếng tư ở Đường Lâm càng ngày càng nhiều. Hầu như nhà nào cũng có giếng
trong khuôn viên nhà mình. Đến nay, làng vẫn còn lưu giữ được một số giếng cổ như: giếng
Ngọc, giếng Sữa, giếng Hè, giếng Giang, giếng Sui, giếng Đình Hình ảnh cái giếng cổ đá

12
ong gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân Đường Lâm đã đi vào câu ca dao xưa của
vùng Kẻ Mía.
“Nhất trong là nước giếng Hè.
Nhất ngon là bát nước chè Đông Viên “
“Nước giếng Nghè, chè Cam Lâm.
Nước giếng Giang, khoai lang Đông Bường”
Vào mùa hè dân Đường Lâm còn chế biến chè nhân trần trộn với các loại cây như
cam thảo (cả lá và thân), hạt muỗng, hoa hoè,… Tất cả các loại cây đó được sao vàng rồi
đem hãm lấy nước uố
ng như các loại chè khác. Chè nhân trần thường được uống vào mùa
hè để giải nhiệt, giảm nóng bức trong những ngày hè oi ả. Ngoài ra còn phải kể đến một số
loại cây khác cũng dùng để làm nước uống và có tác dụng chữa bệnh như hạt muồng
muồng, lá kim ngân, là những loại cây rất dễ trồng có lá nhỏ mỏng, thân mềm thường leo ở
bờ giậu hoặc bò dưới đất, có vị mát. Loại nước u
ống này thường dùng để chữa rôm sảy mụn
nhọt cho trẻ em và người lớn, đặc biệt để giải nhiệt vào mùa hè nóng bức.
Ở Đường Lâm, có một phong tục khá đặc biệt là uống nước lá vào ngày mùng 5
tháng 5 âm lịch. Hàng năm cứ vào ngày này người dân trong làng đi hái các loại lá như: lá
vằn (hay còn gọi là lá mổ sẻ, lá dái gà), lá thành ngạch lông, lá nhân trần đồi, lá chân chim,
lá mâm xôi,… thường mọc tự nhiên ở trên các đồi gò, ngoài đồng, bờ ruộng, bờ rào… Sau
khi rửa sạch, phơi khô, sao vàng lá được hãm bằng nước nóng để uống trong ngày mùng 5

tháng 5. Theo quan niệm dân gian, uống nước lá để rửa sạch đường ruột, tẩy những mầm
bệnh không cho chúng sinh sôi nảy nở. Phong tục uống nước lá vào ngày mùng 5 tháng 5
dường như chỉ còn thấy ở Đường Lâm.
Một loại đồ uống khoái khẩu được sử dụng rộng rãi trong các dịp giỗ tết, lễ chạp
cũng như trong bữa ăn thường ngày là rượu. Loại đồ uống này chủ yếu dành cho nam giới.
Cũng giống như các địa phương khác, ở Đường Lâm rượu được nấu từ gạo (nếp và tẻ) ngoài
ra rượu còn được nấu từ sắn, ngô.
1.3. Ăn trầu, hút thuốc
1.3.1. Ăn trầu
Ăn trầu là một phong tục cổ truyền ở Đường Lâm. Cau, trầu ở Đường Lâm được
trồng thành dãy trước nhà, hay c
ổng ra vào để phục vụ cho sở thích ăn trầu của người trong
gia đình. Khi nhai một miếng cau (tươi hoặc khô) với lá trầu quệt vôi cùng với miếng vỏ cây
chát, người ta thấy có vị thơm thơm cay cay rất dễ chịu. Nhai trầu còn giúp cho chân răng

13
chặt lại, khử mùi xú uế trong miệng, lại làm cho môi người nhai trầu tươi tắn (các cô, các
chị vì thế còn nhai trầu để làm duyên). Bởi vậy, khách đến chơi nhà cùng với bát nước chè
xanh là đĩa trầu được đem ra mời làm cho con người gần gũi, cởi mở với nhau hơn “miếng
trầu là đầu câu chuyện”. Tuy hiện nay tục ăn trầu ở Đường Lâm không còn phổ biến như
trước nữa song nó v
ẫn được dùng trong các nghi lễ để bày dùng trong các tiệc lễ (đám giỗ,
đám cưới, đám tang, lễ hội,…). Ở Việt Nam, từ thời cổ đại tục ăn trầu của các dân tộc miền
Bắc và miền Trung còn gắn liền với tục nhuộm răng đen “Người ta nhai trầu và nhổ ra một
thứ nước đỏ sậm. Ăn trầu được ưa thích như nghiện thuốc phi
ện vậy, ăn vào sẽ thấy người
khỏe khoắn và sảng khoái. Dần dần thứ nước đỏ do trầu tiết ra sẽ làm răng bị nhuộm màu
đỏ nâu sẫm, bọc ra ngoài lớp men răng tự nhiên một lớp “sơn” bóng để bảo vệ răng, đặc
biệt là chân răng và còn có tác dụng làm đẹp”
8


1.3.2. Hút thuốc lào
Hút thuốc lào là một sở thích truyền thống của nam giới. Ở Đường Lâm cây thuốc
lào được trồng ở trên các vàn cao và ngoài đất bãi ven sông ở Đường Lâm có những ruộng
đất trồng thuốc lào dành riêng cho các ông. Thuốc lào trồng không khó, ít phải chăm bón lại
phát triển nhanh. Khi nắng nóng của mùa hè bắt đầu tăng cao thì cũng là lúc cây thuốc lào
được thu hoạch. Lá thuốc được thái nhỏ bằng một loại dao thái chuyên dùng, sau đó đem
phơi thật khô, gói bằ
ng lá chuối khô cho khỏi mốc và hàng ngày lấy ra một lượng nhỏ để
dùng. Hút thuốc lào vừa rẻ lại vừa cho người hút cảm giác sảng khoải nên được rất nhiều
người ưa dùng. Trước đây hầu như nhà nào ở Đường Lâm cũng có một cái điếu ống, điếu
bát hoặc điếu cày để trong nhà. Nhưng ngày nay, thuốc lào ít được sử dụng nên thuốc lào
không còn được trồng nhiều nh
ư trước đây. Cả làng đã chuyển đổi giống cây trồng thay thế
cây thuốc lào bằng những loại cây trồng khác cho năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao
hơn.
1.4. Thuốc và phương thức chữa bệnh cổ truyền
Người dân Đường Lâm không chỉ tận dụng và khai thác điều kiện tự nhiên trong sinh
hoạt ăn uống, hút sách mà cả trong chữa bệnh. Nguồn thuốc Nam ở địa phương r
ất phong
phú đã được người dân tự khai thác, chế biến thành những vị thuốc dùng để điều trị bệnh
theo kinh nghiệm dân gian truyền từ đời này sang đời khác. Có thể kể tên một số bài thuốc
dân gian sau đây:

8
Keshyo Monogatarri: Truyện kể về nghệ thuật trang điểm, tr210 - 211

14
Đau bụng đi ngoài là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, người dân Đường Lâm thường lấy lá
tầm phóp rửa sạch vò với nước cho trẻ uống là khỏi.

Bệnh sâu răng, nhức răng người ta lấy cây đùm đũm, mọc tự nhiên rất nhiều ở trong
vườn nhà, bờ ruộng. Rửa sạch vò nát, bôi hoặc nhét lá vào những chỗ răng sâu, ít ngày sau
là hết đau.
Bệnh đau dạ dày, rối lo
ạn tiêu hoá uống lá cây Cò khỉ (tên khác là Hoàn ngọc), hoặc
cây Cứt lợn hoa tím mọc dại trong vùng, hoặc tự trồng.
Khi bị đứt chân, dùng lá thuốc dấu, hoặc cỏ mồi, nõn chuối tiêu, lá xương sông. Tất cả
đều nhai nát, đắp trực tiếp vào chỗ chân, tay bị đứt thì máu cầm lại ngay vừa chống sát trùng
vết thương lại nhanh liền.
Khi mệt mỏi, mất ngủ người dân thườ
ng lấy lá cây lạc tiên mọc hoang dại trên đồi,
băm nhỏ rồi phơi thật khô cho vào đun sôi dùng như nước uống hàng ngày. Cây này mọc rất
nhiều ở trên đồi của thôn Cam Lâm.
Ngoài ra cảm, đau đầu khi trúng gió độc hay bị cảm lạnh, người Đường Lâm thường
hái lá ngải cứu, trầu không mỗi thứ một nắm và một củ gừng nhỏ đem nướng, đập nát, vò
lẫn vào nhau cùng với nửa chén rượ
u trắng đánh gió rất nhanh khỏi.
Bệnh ho cũng là bệnh thường gặp ở trẻ em được điều trị bằng cách lấy lá hẹ, lá cúc
móc, cánh hoa hồng bạch rửa sạch vò nát lấy nước pha với đường phèn cho trẻ uống.
Những người cấm khẩu, sốt cao lấy cả cây kinh giới giã nhỏ hòa với một ít đường,
muối cho uống. Nếu chỉ có kinh giới khô thì đem sắc l
ấy nước cho uống.
Nếu bị dị ứng, ngứa lấy lá kinh giới giã nhỏ xoa khắp người. Cây thì đun lấy nước
tắm.
Ngoài những bài thuốc được mô tả trên đây, ở Đường Lâm còn có nhiều bài thuốc
Nam đặc trị các chứng ho nôn ra máu, ho lao, ghẻ lở hắc lào, cảm cúm, trúng gió, bà đẻ bị
sót nhau, sai khớp, đau xương nhức nhối toàn thân và mụn nhọt…
Có thể nói Đường Lâm là một trong những làng điể
n hình ở Việt Nam còn lưu giữ
được nhiều kinh nghiệm chữa bệnh dân gian truyền thống. Làng còn có một kho dược liệu

vô cùng quý giá có sẵn trong tự nhiên vườn nhà, gò đồi.
Tóm lại: Có thể thấy rất rõ việc ăn uống của người dân Đường Lâm đã thành nét văn
hoá truyền thống bởi vì nó không chỉ thể hiện sự chi phối một cách sâu sắc của điều kiện tự
nhiên mà còn thể hiện s
ự thích ứng cao của con người đối với điều kiên tự nhiên ở đây.

15
Thức ăn thiên về thực vật mà đứng đầu là lúa gạo, rau quả, thuỷ sản, thịt. Thức ăn theo thứ
tự giảm dần là một cơ cấu bữa ăn hợp lý và phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Ngoài ra còn có đồ uống - hút và y dược học cổ truyền bao gồm: trầu cau, thuốc lào,
rượu gạo, nước vối, nước chè tươi và những thang thuốc Nam chữa bệ
nh… tất cả đều là
những sản phẩm trồng trọt có nguồn gốc từ địa phương. Tục ăn trầu là thú vui của phụ nữ và
hút thuốc lào là thú vui của người đàn ông.
2. Trang phục
Trang phục là yếu tố văn hoá biểu hiện rõ nét ứng xử của con người với tự nhiên.
Căn cứ vào các di vật khảo cổ, có thể biết rằng cư dân Việt cổ thờ
i Sơ sử trong đó có người
dân Đường Lâm thường ăn mặc theo lối ”đàn ông đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc váy”
9
.
Đến những năm sau này, trang phục của người Đường Lâm nhìn chung cũng không khác là
bao so với hình ảnh của người nông dân Bắc Bộ. Họ thường vận chiếc áo cánh giản dị màu
nâu thâm, quần lá toạ hoặc cái áo chẽn cài cúc giữa, yếm để che ngực, đầu đội nón lá, mặc
áo tơi lá khi đi làm đồng. Để phù hợp với công việc hàng ngày trên đồng ruộng, phần lớn
người dân Đường Lâm mặc quần áo nhuộm màu nâu. Thuốc nhu
ộm được chế biến từ củ
nâu, lá bàng. Sau khi nhuộm, vải được nhấn xuống bùn, phơi khô, gạt bỏ rồi lại cho bùn đắp
vào cho đến khi vải có màu nâu đen. Áo cánh thường có màu nâu non, quần có màu nâu già.
Thanh niên thì mặc áo chẽn lá sen, đằng sau có 5 cúc, miếng vải lá sen nằm phía sau lưng

giữ cho áo luôn vuông không bị nhàu nát khi gánh gồng vận chuyển, phục vụ cho sản xuất,
thu hoạch mùa màng.
Những lúc ở nhà người phụ nữ Đường Lâm thường mặc váy quây màu nâu hay màu
đ
en cùng với chiếc áo cánh đơn giản hoặc với cái yếm (yếm đào). Yếm có hai loại (yếm cổ
xây và yếm cổ xẻ). Loại yếm cổ xây làm rất khó vì người khâu phải khéo tay mới có thể
khâu ôm xít vào cổ được. Ngày nay loại yếm cổ xây vẫn được các bà, các chị trong vùng ưa
chuộng còn loại cổ xẻ thì ít được dùng. Trang phục truyền thống ở Đường Lâm thường chú
trọng sự thoáng mát. Trong các ngày lễ hội
ở Đường Lâm, những người tham gia đoàn tế
gồm cả đàn ông và đàn bà đều mặc trang phục riêng. Đàn bà mặc áo dài màu nâu sẫm,
quàng khăn nhung vận quần màu đen bằng vải phin đi guốc mộc, quai mây (guốc ngày xưa
được làm bằng gốc cây tre già nay được làm bằng gỗ xoan). Đàn ông đội khăn lượt thâm,
bên trong mặc áo cánh, bên ngoài mặc áo thâm. Trời nóng thì mặc áo bằng sa tanh, the, lụa

9
Trịnh Sinh, Nguyễn Thị Chịch: Âu Lạc và các tộc Việt, Khảo cổ học, số 1.1982;


16
hoặc vải nâu; trời rét thì mặc áo kép, áo bông, hoặc áo vải. Các cụ già từ 70 tuổi trở lên thì
chống gậy làm bằng cành tre nhỏ hay gỗ nhẹ. Các bà khi đi lễ chùa đeo cổ dây tràng hạt. Các
cụ ông cụ bà khi bước chân lên đình, chùa quần áo chỉnh tề, rửa chân tay sạch sẽ. Cụ nào
trong gia đình có người mới mất thì không được làng giao cho nhiệm vụ trông coi đình,
chùa trong khoảng thời gian là ba năm.
Đến đầu thế kỷ XX, khi có sự ti
ếp xúc giao lưu với văn hoá phương Tây, các bộ âu
phục, trang phục theo kiểu phương Tây dần dần có mặt trong trang phục thường ngày của
người dân Đường Lâm. Cùng với sự phát triển của công nghiệp dệt may, hiện nay trang
phục và cách may mặc ở Đường Lâm đã thay đổi nhiều từ chất liệu, màu sắc cho đến kiểu

dáng. Tuy nhiên những trang phục truyền thống của phụ nữ vẫn được các cụ trong làng mặ
c
khi đi lễ chùa hay vào ngày lễ hội của làng.
3. Nhà ở
Nhà ở là sáng tạo văn hoá vừa để ứng phó vừa khai thác những thuận lợi của thiên
nhiên. Tuỳ vào điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng mà nhà ở có những kiểu kiến trúc,
đặc trưng riêng của nó. Nét riêng biệt của mỗi kiểu kiến trúc thể hiện trình độ kỹ thuật và
tính thẩm mỹ của mỗi vùng miền hay chủ
nhân ngôi nhà.
Nghiên cứu, tìm hiểu kiến trúc, kết cấu nhà ở có thể giúp ta nhận thức sâu sắc thêm
về quan hệ gia đình xã hội và văn hoá truyền thống, xã hội, những đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học lịch sử, địa lý, dân tộc học, xã hội học Nhà ở của người Việt Nam là
nơi sinh sống của một gia đình, nhưng cũng là nơi thờ cúng tổ tiên và là nơi thờ Th
ần, Phật.
Ngôi nhà là nơi thể hiện kiến trúc dân gian về kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền. Nó phản ánh
rõ nét trình độ kinh tế, xã hội và văn hoá của từng gia đình và từng địa phương qua các thời
kỳ lịch sử. Đồng thời nghiên cứu nhà ở còn cho ta hiểu biết thêm về đặc điểm, tính chất của
môi trường tự nhiên, nơi có con người sinh sống và những ứng xử của con ngườ
i ở đây qua
kiến trúc, kết cấu, bài trí của ngôi nhà.
Trước đây, học giả người Pháp Pierre Gourou đã từng khái quát "Việt Nam có một
nền Văn minh dựa trên thảo mộc”. Thật vậy, đến giữa thế kỷ XX, ở Việt Nam tre gỗ vẫn là
những vật liệu chủ yếu dùng để xây dựng nhà cửa ở nông thôn. Ở Đường Lâm, với địa hình
của một làng bán sơn
địa, người dân xưa đã làm nhà gỗ trên gò cao để tránh lũ lụt còn phần
đất thấp, đất trũng dành để cấy lúa, trồng màu. Đa số các nhà gỗ còn lưu giữ được đến nay
có tuổi đời hàng trăm năm đều sử dụng vật liệu gỗ, tre, mây là chính. Trước đây ngoài
những vật liệu thảo mộc như gỗ xoan, gỗ mít, tre, mây còn có đá ong một loại vật liệu độ
c


17
đáo sẵn có ở địa phương do quá trình phong hoá tạo nên mà không nơi nào có được. Dân địa
phương đã khai thác loại đất này làm vật liệu chính để xây nhà, xây tường bao Đá ong là
loại đất đồi màu vàng, trong thành phần có tỉ lệ sắt cao, được pha trộn với đất đá và nhiều
hợp chất khác. Ưu điểm của loại đất này là khi còn ở dưới lòng đất thì rất mềm, có thể dễ
dàng sắn được thành từ
ng viên, nhưng sau khi lấy lên khỏi mặt đất, do tác dụng của không
khí thì viên đất rắn lại, càng để dãi nắng dầm mưa viên gạch càng rắn chắc nên có độ bền
cao.
Vì thế, rất có lý khi nhiều nhà nghiên cứu đặt cho Đường Lâm cái tên “Làng Việt cổ
đá ong” với hàm ý chỉ một làng Việt cổ với nhiều di tích kiến trúc sử dụng đá ong làm vật
liệu xây dựng từ cổng làng, đường làng ngõ xóm, giếng nướ
c, nhà ở, tường bao, lăng mộ,
cống rãnh thoát nước tất cả đều được làm từ đá ong.
Kết cấu nhà ở truyền thống của người dân Đường Lâm cho thấy sự gắn bó với cảnh
quan thiên nhiên thật là mật thiết. Nhà nào cũng có sân, vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm,
làm nghề phụ. Hầu hết các gia đình đều chọn hướng nam hoặc ghé nam (đông nam hay tây
nam) cho căn nhà của mình với quan niệm “lấy v
ợ hiền hoà, làm nhà hướng nam” để vừa
tránh được nắng hắt vào mùa hè vừa tránh được gió mùa đông bắc.
Trung bình nhà ở Đường Lâm có diện tích trên dưới 300 m
2
và nhà nào cũng có
khuôn viên. Truyền thống này đến nay vẫn còn được duy trì. Xung quanh khuôn viên nhà ở
thường được bao bọc bằng tường đá ong trét mạch đất. Cổng nhà bao giờ cũng mở lệch về
một phía, không hướng thẳng vào gian chính giữa nhà. Đó là một phong tục kiêng kỵ khi
làm nhà ở đây. Cổng vào sân cũng xây bằng gạch đá ong, cửa cổng thường làm bằng gỗ và
có then cài tay quay. Loại then này có tác dụng người ở ngoài hay người ở trong cổng đều
có thể đóng mở ra vào giao lưu với nhau thể hiện tính cộng đồng giao hữu với nhau trong
làng.

Bố trí trong khuôn viên nhà thường có nhà chính, nhà phụ, bếp, khu vệ sinh, chuồng
trâu, bò, lợn, gà, sân, vườn. Hầu hết các gia đình ở Đường Lâm không có ao thả cá. Đây
cũng là đặc điểm chung của những nhà vùng ven đồi, bán sơn địa.
Ngôi nhà chính thường được xây trên một nền đất cao hơn nhà ngang và nhà bếp.
Nhà chính là nơi sinh sống củ
a gia đình, thờ cúng tổ tiên và thần thánh, là một thứ tài sản để
truyền lại cho con cháu, có thể lớn gấp hai hay ba lần nhà phụ, là nơi tập trung những đặc
tính kiến trúc, điêu khắc trang trí v.v Dù nhà to hay nhà bé, người ta đều phải tiến hành
các thủ tục, nghi lễ rất cẩn thận để cầu xin sự phù hộ độ trì, che chở của trời đất thần thánh,

18
phải xem tuổi, xem ngày lành tháng tốt để làm lễ động thổ, lễ cất nóc, lễ gài sào, lễ khánh
thành nhà mới. Nhà chính thông thường có từ 3 đến 5 gian, nhà lớn 5 gian 2 chái, không có
nhà có số gian chẵn. Theo quan niệm truyền thống của người Việt số lẻ tượng trưng cho sự
may mắn, sinh sôi phát triển, nên không có nhà có số gian chẵn. Nhà thường là ba, năm
hoặc bảy gian. Người Đường Lâm thường truyền tụng câu:“Nhất gian cô quả, nhị gian
lung, tam gian phú quý, tứ gian bần”.
Số gian lẻ còn đáp ứng luật thẩm mỹ dựa trên sự đối
xứng, vì theo truyền thống, bàn thờ tổ tiên phải đặt ở gian giữa. Vì vậy đại đa số nhà ở
Đường Lâm thuộc dạng 3 gian, 5 gian hay 5 gian 2 chái .
Hiên nhà cũng là một yếu tố đặc biệt được chú ý trong ngôi nhà của người Đường
Lâm. Nếu như Pierre Gourou nhận xét rằng:“Ở đồng bằng sông Hồng, những nhà có hiên
và những nhà không có hiên ở
sát cạnh nhau”
10
, thì ở Đường Lâm nhà nào cũng có hiên,
hiên nhà chạy dọc suốt chiều dài mặt tiền nhà, hẹp nhất là 90 cm, rộng nhất là 160 cm, gọi là
“hiên một chiếu”, có nghĩa là hiên rộng đủ chỗ trải một cái chiếu. Những nhà có chái (dĩ),
hiên bố trí dọc cả ba gian nhà chính ở mặt trước. Ngoài hiên thường có bức dại che nằng
được làm bằng tre dùng làm nơi cất một số vật dụng trong gia đình hoặc để trống. Hiệ

n nay
một số ít nhà đã sửa chữa, xây kín hiên bằng gạch, trát xi măng từ nền nhà đến trần và để
cửa sổ thông ra sân hoặc dựng cửa chớp bằng gỗ thay cho cánh dại bằng tre truyền thống.
Một số chuyên gia nghiên cứu nhà ở truyền thống cho rằng: “Hiên là một không gian
chuyển tiếp, trung gian giữa nội và ngoại, giữa nhà và vườn. Hiên cũng đóng vai trò khá
quan trọng trong sinh hoạt của gia đình: là nơi ph
ơi quần áo, nơi chứa đựng khoai sắn, nơi
kê gác những dụng cụ nông nghiệp, nơi người ta ngồi đan lát, vá may ”
11
Cho nên nếu nhìn
bề ngoài hiên thì khó thấy hết được giá trị lịch sử, kiến trúc của một ngôi nhà cổ ở Đường
Lâm.
Các ngôi nhà ở Đường Lâm đều được dựng theo kiểu 4 hoặc 6 hàng chân cột. Các cột
đều được dựng trên những hòn kê bằng đá. Lòng nhà của loại nhà có 4 hàng chân hẹp hơn nhà
6 hàng chân. Để mở rộng thêm không gian sử dụng nội thất, một số nhà có thêm một hàng nữa
ngoài hiên. Vì thế có những nhà có 5 hoặc 7 hàng chân c
ột. Nhà có kích thước các gian chính
lớn hơn gian phụ. Những nhà lớn 5 gian 2 chái thì ba gian chính hoặc 5 gian chính thường có
kích thước bằng nhau. Độ cao của nhà hầu hết là một tầng, nhà thường có nền hiên cao bằng
nền nhà. Mái nhà chủ yếu làm hai mái dốc, hai đầu hồi nhà được xây kín, giật cấp lên đỉnh mái.

10
Pierre Gourou: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ. Nhà xuất bản Trẻ. Viện Viễn đông Bác cổ. tr319
11
Nguyễn Khắc Tụng: Nhà cửa các dân tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1978

19
Ngói lợp mái cũng có nhiều loại khác nhau. Mái đình, chùa, miếu, nhà gỗ đa số được lợp bằng
ngói mũi hài, bên dưới lót thêm ngói vuông. Nhưng loại ngói mũi hài có kích cỡ rất nhỏ
(10x15x1,5cm), nên một ngôi nhà 5 gian thì phải cần một số lượng ngói rất lớn thì mới phủ kín

hết được. Sau này nhà ở Đường Lâm đã chuyển sang lợp mái loại ngói móc hay còn gọi là ngói
tây, hay ngói sông Cầu cỡ lớn (3,8x21x3cm). Những loại ngói móc hay ngói tây khi được lợp
vào các ngôi nhà gỗ đề
u có những ưu điểm làm cho nhà trở nên rất mát vào mùa hè và ấm vào
mùa đông. Ngày nay, các loại ngói hài, ngói móc ít được sản xuất, nên nhiều gia đình đã sử
dụng loại ngói xi măng có kích thước lớn hơn, giá thành thấp hơn, độ bền và độ thẳng cao hơn
nhưng lại không có được tác dụng điều hoà nhiệt độ trong nhà như các loại ngói truyền thống.
Gỗ làm nhà ở Đường Lâm thường là gỗ xoan rừng đã ngâm trong bùn
đen khoảng một
năm để lên nước nâu bóng có thể chống được mối mọt suốt cả trăm năm. Cửa nhà phổ biến
được làm theo kiểu bức bàn gỗ đặc, gồm nhiều khuôn vuông không chạm khắc, chỉ có đường
viền. Mỗi gian thường có 4 cánh và mỗi cánh có 2 mộng ghép vào ngưỡng cửa, then cài bằng
gỗ ở đà ngang trên cửa. Ngưỡng cửa bằng gỗ đặc, cao khoảng 40 cm và cách nền khoảng 10
cm. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, để khoảng cách giữa nền nhà và cửa như vậy có
mục đích thông khí và tránh ẩm thấp mối mọt cho ngưỡng cửa. Nhà ở Đường Lâm có chung
một nhược điểm là hầu hết các nhà gỗ truyền thống đều thiếu ánh sáng. Nhà không có cửa sổ và
trần thấp, bức đố lụa thì kín như bưng.
Bộ phận chịu lực chính của những ngôi nhà
ở Đường Lâm là cột gỗ. Các cột gỗ thường
được đặt lên trên chân tảng bằng đá. Không dùng tường chịu lực như nhà hiện đại ngày nay,
nhà ở Đường Lâm hầu hết dùng hệ khung gỗ chịu lực. Chính vì vậy, một ngôi nhà gỗ có thể
tháo ra lắp lại nếu chủ nhà có nhu cầu sửa chữa hoặc mua bán.

Ngoài ngôi nhà chính còn có nhà dưới, gồm nhà ngang và bếp. Nhà ngang không
phải là một hiện tượng phổ biến như nhà bếp, vì vậy nhiều gia đình không làm nhà ngang.
Nhà bếp và nhà ngang thường đối diện song song và vuông góc với nhà chính, đôi khi nhà
bếp nằm ở phía ngoài vườn trước mặt nhà. Nếu nhà chính hướng nam thì nhà bếp thường
nằm ở phía đông nhà chính, vì gian này giành cho phụ nữ và nơi lưu trữ lương thực đúng
với thứ tự “nam tả, nữ hữu”. V
ị trí này rất thuận tiện cho người phụ nữ thường phải qua lại

nhiều lần giữa nhà trên và nhà dưới nhưng không phải ngang qua trước bàn thờ tổ tiên. Ở
Đường Lâm cũng như ở đồng bằng sông Hồng, để tránh hoả hoạn, nhà bếp không làm liền
kề với nhà chính hoặc nối nhà chính bằng một hành lang. Một số gia đình, họ dành một

20
phần nhà bếp làm chuồng lợn hoặc chuồng gà, cũng có những trường hợp chuồng gà,
chuồng lợn nằm ở trong vườn.
Đối diện với nhà bếp và vuông góc với nhà chính, nhà ngang cũng không dính liền
vào nhà chính. Đây là loại nhà nhỏ với bộ sườn đơn giản dùng làm kho chứa dụng cụ nông
nghiệp như cày, bừa, cuốc, thuổng, máy tuốt lúa, nong, nia, rổ rá, xe đạp, v.v trước đây là
những dụng cụ cối xay, khung c
ửi, cối giã gạo.
Sân cũng là một bộ phận thiết yếu của nhà ở nông thôn có nhiệm vụ nối liền các
không gian lại với nhau tạo nên thế liên hoàn, liên tiếp, hài hoà. Nhà chính, nhà ngang, nhà
bếp cùng qua sân để ra ngõ. Sân thường có hình chữ nhật và được lát bằng gạch Bát Tràng
hoặc gạch nung. Nhằm đáp ứng nhu cầu phơi sấy nông sản và cũng đáp ứng nhu cầu vệ sinh
như tránh được nước đọng bùn lầy vào mùa mưa, b
ụi bặm vào mùa hè. Sân cũng góp phần
vào thẩm mỹ chung của một thiết kế kiến trúc, tạo nên một không gian cân đối thăng bằng
giữa nhà và vườn. Sân cũng là nơi để đưa ánh sáng vào nhà.
4. Đi lại
Việc đi lại của người dân làng Đường Lâm xưa nay đều rất đơn giản và thuận tiện
bằng cả đường sông và đường bộ. Sông Hồng và sông Tích chảy qua địa phận của làng nên
ng
ười dân đi lại chủ yếu bằng thuyền bè để vận chuyển, trao đổi hàng hoá nông sản, vật liệu
xây dựng từ miền xuôi lên miền ngược và sang các tỉnh lân cận. Làng nằm liền kề với
đường quốc lộ 32, nối liền Hà Nội - trung tâm của cả nước. Nên giao thông đường bộ ở đây
cũng tương đối thuận tiện. Đường làng ngõ xóm ở Đường Lâm có kết cấu đường hình
x
ương cá gồm một trục đường chính với rất nhiều ngõ nhỏ thông với nhau. Người làng có

thể đi đường nào cũng có thể về đến nhà. Đường đi lối lại trong làng, nối liền giữa thôn này
với thôn khác được rải đất đá ong sạch sẽ. Có nhà nghiên cứu nói rằng: “Đường xương cá
trong làng là cái đường chống trộm cướp tuyệt vời của một cộng đồng dân cư nông nghiệp
đóng kín”, tr
ộm có chạy đường nào thì cũng bị bắt.
Như vậy, phương tiện cách thức đi lại của cư dân Đường Lâm từ xưa đến nay một
mặt thể hiện sự ứng phó với môi trường tự nhiên, mặt khác thể hiện sự giao lưu tự nhiên và
xã hội giữa các làng lân cận và các vùng trong cả nước.
Kết luận
Tìm hiểu văn hoá sinh hoạt hay còn gọi là văn hoá đảm bảo
đời sống như: ẩm thực,
y dược, trang phục, nhà ở và đi lại. Ta có thể thấy rõ quan hệ tương tác giữa con người với
điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái ở Đường Lâm:

21
1. Trong bữa ăn thường ngày của người dân Đường Lâm có thể thấy không khác mấy
so với cơ cấu chung của người dân Việt Nam từ bao đời nay là cơm - rau - cá - thịt. Nhưng
bữa ăn của người dân Đường Lâm phụ thuộc vào thực phẩm sẵn có trong vườn, trong nhà và
chủ yếu dựa vào thảm thực vật của hệ sinh thái bán sơn địa. Những món ăn từ thuỷ và hải
sản ít h
ơn. Các món rau, đậu, và khoai củ các loại vẫn nhiều hơn trong thành phần món ăn.
Bên cạnh nhiều món ăn tươi được nấu chín người dân Đường Lâm còn tạo những thức ăn
dự trữ bằng cách ủ men. Đó là nguồn thức ăn có khả năng chống thiu thối và dễ tiêu hoá có
nhiều vi khuẩn lành, có chất đề kháng cao.
Người dân Đường Lâm còn làm ra nhiều loại quà bánh như là nguồn cung cấp cho
bữa ăn phụ.
Đó là những món ăn từ gạo và đường mật đã trở thành đặc sản của Đường Lâm,
phản ánh những đặc trưng của các loại sản phẩm thu hoạch trên mảnh đất của quê hương.
Đặc biệt món bánh tì tì của làng còn gắn liền với tục thờ thành hoàng làng và đã trở thành
loại bánh thiêng.

2. Những bài thuốc dùng để chữa trị nhiều căn bệnh do tác động tiêu cực của môi
trườ
ng tới sức khoẻ con người cũng được chế biến từ các lá, củ cây, các loại lá nấu nước
uống hàng ngày cũng là sản vật tại chỗ. Điều dễ nhận ra là người dân Đường Lâm không chỉ
biết tận dụng cây lá và thảm thực vật quanh mình để chọn làm bài thuốc chữa bệnh và bảo
vệ sức khoẻ của mình, mà còn coi như một lễ thức văn hoá đối vớ
i những loại lá cây mà con
người chọn để nấu nước uống thường ngày cho mình như tục uống nước lá mùng 5 tháng 5.
3. Trang phục của người Đường Lâm trong quá khứ cũng như hiện nay chủ yếu tận
dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Các loại khăn khố, nón, áo, váy tất
cả đều được rất chú ý tới việc bảo vệ con người trước sự xâm hạ
i của tự nhiên.
4. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, Đường Lâm hôm nay vẫn giữ được nhiều kiến trúc,
kết cấu không gian nhà ở truyền thống của một làng cổ thuần Việt. Nét đặc sắc của ngôi nhà
ở Đường Lâm chính là sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện tự nhiên vốn có với những kinh
nghiệm dân gian của ông cha đúc kết được từ ngàn đời xưa để
xây dựng nên những ngôi nhà
truyền thống mang đặc trưng kết cấu ngôi nhà của cư dân nông nghiệp cổ, chưa bị tác động
nhiều của lối sống đô thị.
Tất cả các giải pháp kiến trúc: chọn hướng nhà, cấu trúc tường, mái, quy hoạnh
sân vườn, sử dụng mầu sắc, kết hợp không gian nội ngoại thất đều là sự tích hợp những kinh
nghiệm quý báu của người dân Đườ
ng Lâm trong ứng xử với môi trường tự nhiên qua
trường kỳ lịch sử.

22
6. Làng cổ Đường Lâm là một hiện tượng văn hoá đặc sắc nên đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, khi
tiếp cận nghiên cứu làng như một không gian văn hoá trong mối quan hệ tương tác giữa đời
sống văn hoá sinh hoạt của người dân Đường Lâm với điều kiện tự nhiên và môi trường

sinh thái, có thể thấy hầu hết những sáng tạo văn hoá
đều in đậm dấu ấn của những tác động
tự nhiên và đó cũng là biểu hiện những cố gắng của con người trong quá trình cải tạo và
thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Pierre Gourou: Người Nông dân châu thổ Bắc Kỳ. NXB Trẻ, Viện Viễn đông Bác cổ
Pháp.
[2]. Diệp Đình Hoa (chủ biên): Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. NXB Khoa học xã hội,
Hà N
ội, 2000
[3]. Nguyễn Danh Phiệt. Viện Khoa học xã hội Từ bảo tồn, tôn tạo đến xây dựng khu di tích
lịch sử – văn hoá Đường Lâm.NXB Khoa học xã hội. 2005
[4]. Đặng Văn Tu (Giám đốc Sở Văn hoá thông tin): Báo cáo khái quát về làng cổ Đường
Lâm. 2006
[5]. Nguyễn Tùng (chủ biên): Mông Phụ một làng ở đồng bằng sông Hồng. NXB Văn hoá
thông tin, 2003.
[6]. Nguyễn Khắc Tụng: Nhà cửa các dân tộc ở Trung du Bắc Bộ
Việt Nam. NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội. 1978
[7]. Trần Quốc Vượng: Đường Lâm dưới góc nhìn địa - văn hoá - lịch sử. NXB Khoa
họcXH, Hà Nội. 2005
[8]. Trần Quốc Vượng: Môi trường con người và văn hoá. Nxb Văn hoá Thông tin và Viện
Văn hoá. Hà Nội 2005
[9]. Trần Từ: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1984.

23

[10]. Bảng thống kê của Hợp tác xã Đường Lâm, Hà Tây, 1998
[11]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây - Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Bảo tồn, tôn tạo và
xây dựng khu di tích Đường Lâm. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 2005
[12].Haudricourrt, André - Georges and Louis Hđdin: L

Homme et les plantes cultivees,
Pari: A.M Metailie, 1987
[13]. Keshyo Monogatarri: Truyện kể về nghệ thuật trang điểm, tr210 - 21

×