Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, trường ĐH Y Dược Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 100 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC



ĐẶNG THANH HỒNG




ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG
Y KHOA ĐỐI VỚI SINH VIÊN Y KHOA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ


Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH









Hà Nội - 2011


i

MỤC LỤC


Mục lục i
Lời cam đoan iv
Lời cảm ơn v
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng biểu vi
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CHUNG 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1. Kỹ năng 4
1.1.2. Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa 5

1.1.3. Đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa 8
1.2. Sự phát triển và những nghiên cứu đánh giá về kỹ năng y khoa 8
1.2.1. Trong nước 8
1.2.2. Ngoài nước 15
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu 28
Chương 2 BỐI CẢNH ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu 30
2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 30
2.1.2. Mô hình tổ chức của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 31


ii

2.1.3. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 32
2.1.4. Công tác nghiên cứu, đánh giá đào tạo của Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ 32
2.1.5. Khung lý thuyết của nghiên cứu 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 35
2.2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 35
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.4. Phạm vi, thời gian khảo sát 36
2.2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 37
2.2.6. Nội dung phiếu điều tra khảo sát (Phụ lục 6) 37
2.2.7. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Khảo sát bộ câu hỏi theo mô hình RASCH 40
3.1.1. Khảo sát độ giá trị của bộ câu hỏi 40
3.1.2. Phân tích sự phân bố các item 41
3.1.3. Số liệu thống kê tổng quan 43

3.2. Đánh giá về các nhận định chung của sinh viên đối với chương trình huấn
luyện kỹ năng y khoa 47
3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa
đối với sinh viên 52
3.4. Đánh giá mức độ cảm nhận của sinh viên đối với năng lực học tập kỹ
năng y khoa 57
3.4.1. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và năng lực học tập 60
3.4.2. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và kết quả học tập 61
3.4.3. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và nơi công tác 62


iii

3.5. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa và kết quả
học tập của sinh viên 63
3.6. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa và nguyện
vọng nơi công tác 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1. Về kết quả nghiên cứu 65
2. Những điểm còn hạn chế của luận văn 67
3. Các định hướng nghiên cứu tiếp theo 67
4. Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Kết quả phân tích dữ liệu về năng lực học tập kỹ năng y khoa ở
ngưỡng 75% (56 điểm) đối với sinh viên
Phụ lục 2: Kết quả phân tích dữ liệu về cảm nhận của sinh viên ở ngưỡng
75% (74 điểm)
Phụ lục 3: Mối tương quan mức độ cảm nhận của sinh viên với các yếu tố:
năm học, năng lực học tập kỹ năng y khoa, KQHT, nguyện vọng nơi công tác
với ngưỡng 75% (74 điểm)

Phụ lục 4: Mối tương quan giữa mức độ năng lực học tập kỹ năng y khoa của
sinh viên theo năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác với ngưỡng 75%
(56 điểm)
Phụ lục 5: Bộ câu hỏi điều tra



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Nội dung


Bộ GD-ĐT
CE
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Objective Structured Clinical Examination
(Kiểm tra lâm sàng theo cấu trúc khách quan)
ĐH
Đại học
ĐHYDCT
Đại học Y Dược Cần Thơ
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
GV
Giảng viên

HLKNYK
Huấn luyện kỹ năng y khoa
KNGT
Kỹ năng giao tiếp
KNTK
Kỹ năng thăm khám
KNTT
Kỹ năng thủ thuật
KNXN
Kỹ năng xét nghiệm
KQHT
Kết quả học tập
KTC
Khoảng tin cậy
MD
Mean Difference (Giá trị trung bình khác biệt)
SEAMEO
Southeast Asian Ministers of Education
Organization (Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục
các nước Đông Nam Á)
SV
Sinh viên
VEF
Vietnam Education Foundation (Quỹ giáo dục
Việt Nam)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



Bảng 3.1. Nhận định của sinh viên về chương trình huấn luyện kỹ năng y
khoa 49

Bảng 3.2. Bảng biểu hiện mức độ năng lực của sinh viên đối với chương trình
huấn luyện kỹ năng y khoa 54

Bảng 3.3. Bảng mức độ đáp ứng sinh viên với năng lực học tập kỹ năng y
khoa 56

Bảng 3.4. Mức độ cảm nhận của sinh viên Y5 và Y6 58
Bảng 3.5. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo năm học 60
Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa cảm nhận và năng lực ở ngưỡng 75% 60
Bảng 3.7. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo kết quả học tập 61
Bảng 3.8. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo nơi công tác 62
Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa năng lực học tập và kết quả học tập kỹ năng 63
Bảng 3.10. Mối liên hệ giữa năng lực học tập và nguyện vọng nơi công tác . 64



viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỀU ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ ba biến trong thăm khám lâm sàng 21

Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 34


Biểu đồ 3.1. Biểu diễn độ phù hợp các item của thang đo Mức độ đáp ứng
chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa 41

Biểu đồ 3.2. Biểu diễn khả năng đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình
huấn luyện kỹ năng y khoa 42

Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ nam, nữ theo năm học của sinh viên 43
Biểu đồ 3.4. Phân bố số lượng sinh viên theo độ tuổi 44
Biểu đồ 3.5. Phân bố nơi công tác sau tốt nghiệp theo nguyện vọng của sinh
viên 45

Biểu đồ 3.6. Phân bố kết quả học lực của sinh viên 46
Biểu đồ 3.7. Phân bố chuyên ngành của sinh viên lựa chọn sau tốt nghiệp 47



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo y khoa là một trong những lĩnh vực mà xã hội rất quan tâm về
chất lượng bên cạnh lĩnh vực giáo dục. Trường đại học Y Dược Cần Thơ
được thành lập từ năm 1979, ban đầu chỉ là khoa Y trực thuộc Đại học Cần
Thơ với mục đích chủ yếu đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Năm 1995, chương trình giảng dạy y khoa theo phương pháp
truyền thống được chuyển đổi sang phương pháp giảng dạy theo block (mô
đun) và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực (dựa trên mô hình
giảng dạy y khoa của Đại học Maastricht, Hà Lan). Đồng thời cũng xây dựng
Đơn vị huấn luyện kỹ năng trang bị cho sinh viên (SV) các kỹ năng thực hành

y khoa cơ bản được thực hiện trên mô hình và bệnh nhân giả trước khi thực
hành tại bệnh viện. SV được hướng dẫn thực hiện các thao tác thăm khám,
thực hiện thủ thuật đúng kỹ thuật; có hệ thống và theo phương thức tích hợp
các nội dung với nhau. SV y khoa và răng hàm mặt năm thứ 2, 3 và 4 được
học cùng nội dung kỹ năng y khoa theo chương trình giảng dạy của mỗi
block. SV được học 4 loại kỹ năng cơ bản: kỹ năng giao tiếp (KNGT), kỹ
năng thăm khám (KNTK), kỹ năng thủ thuật (KNTT) và kỹ năng xét nghiệm
(KNXN).
Việc giảng dạy kỹ năng y khoa trên các mô hình, các điều kiện mô
phỏng thực tế cho SV tiếp cận trước khi thực hiện trực tiếp trên bệnh nhân tại
các bệnh viện thực hành là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình đào
tạo. Người bệnh nhờ đó cũng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi tiếp xúc với SV y
khoa và vấn đề y đức trong lĩnh vực y tế càng được nâng cao hơn. Chương
trình giảng dạy kỹ năng y khoa của trường ĐHYDCT đã được thực hiện gần


2

13 năm, nội dung giảng dạy cho SV được biên soạn từ thời kỳ ban đầu, đã có
nhiều điều chỉnh, cập nhật nội dung, đổi thay phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với thực trạng y tế hiện nay. Chương trình được các giảng viên trong
trường đánh giá tốt và phù hợp với mục đích tăng mức độ an toàn cho sinh
viên trước khi đi thực hành tại bệnh viện và cũng được các sinh viên đồng ý
sự bố trí này. Tuy nhiên, hiện nay có một số sinh viên không thiết tha trong
việc học chương trình kỹ năng y khoa và có một số ý kiến phản ánh về công
tác thực hành kỹ năng y khoa về kỹ năng thăm khám như: đo huyết áp, nghe
tiếng tim, thao tác khám bụng trên bệnh nhân chưa thật sự đem lại hiệu quả
trong quá trình học. Do vậy, cần có một cách đánh giá tổng quan chương trình
đào tạo kỹ năng y khoa về mức độ đáp ứng của chương trình từ phía người
ứng dụng và người sử dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào

tạo đáp ứng tốt hơn trước nhu cầu xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn
các trường đại học, bao gồm đại học về lĩnh vực sức khỏe, tiến hành công tác
kiểm định chất lượng giáo dục các trường đại học, kiểm định chất lượng
chương trình đào tạo. Do vậy, công tác đánh giá chất lượng chương trình đào
tạo vô cùng quan trọng.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục và đào tạo,
để việc đào tạo kỹ năng y khoa cho SV y đang còn ngồi trên ghế giảng đường
đại học trước khi bước sang thực hành trên bệnh viện đạt hiệu quả đáp ứng
mục tiêu giảng dạy và học tập, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá mức độ
đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y
khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”
Qua đề tài này, tác giả mong muốn xác định mức độ đáp ứng của
chương trình HLKNYK đối với việc thực hành tại bệnh viện của SV y khoa


3

và những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng này nhằm góp phần xây
dựng chương trình HLKNYK ngày càng sát thực hơn và đem lại hiệu quả cao
cho người học.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trong giai đoạn chấn hưng nền giáo dục của nước ta, hội nhập với nền
giáo dục khu vực và quốc tế, riêng lĩnh vực y khoa còn có thêm phần hội nhập
về công tác chuyên môn, khám và điều trị bệnh. Chương trình HLKNYK
đóng vai trò không nhỏ trong sứ mạng hội nhập trên, nên việc đánh giá
chương trình huấn luyện kỹ năng góp phần hoàn thiện công tác đào tạo y khoa
cho SV, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng chăm sóc sức
khỏe nói riêng.
Nghiên cứu này hướng đến mục đích sau:

- Xác định mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y
khoa.
Theo mục đích nghiên cứu, ở đây tác giả định nghĩa mức độ đáp ứng là
năng lực của sinh viên thực hiện kỹ năng y khoa. Ở đây, đo lường năng lực
của sinh viên tác giả thực hiện qua hai phương pháp: 1) Phương pháp trực
tiếp: đo lường năng lực khả năng sinh viên trả lời các câu hỏi đánh giá năng
lực thực hiện kỹ năng y khoa; 2) Phương pháp gián tiếp: đo lường mức độ cần
thiết, quan trọng, sự hứng thú về chương trình HLKNYK bằng các câu hỏi về
cảm nhận của sinh viên.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Các giới hạn nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm:
1. Đề tài chỉ thực hiện đối với sinh viên đang học tại Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ.
2. Số liệu thu thập dựa trên phiếu điều tra từ trả lời của sinh viên.


4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CHUNG

Nội dung của chương nhằm nghiên cứu một số khái niệm cơ bản làm
cơ sở lý luận để xây dựng công cụ đo lường mức độ đáp ứng của chương trình
HLKNYK. Chương này sẽ tổng quan một số nghiên cứu ngoài nước và trong
nước có liên quan đến luận văn. Tiến hành phân tích các nội dung nghiên cứu
liên quan để phát hiện điểm còn tồn tại của các phương pháp nghiên cứu đã sử
dụng cũng như phạm vi nghiên cứu nhằm khẳng định hướng nghiên cứu đúng
đắn của luận văn và sử dụng được những nội dung phù hợp cho nội dung

nghiên cứu trong luận văn.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng làm thuần thục được một việc gì đó. Kỹ năng
thường là đạt được hoặc học được trong cuộc sống, không mang tính bẩm
sinh. Kỹ năng có thể phân chia thành kỹ năng thông thường và kỹ năng
chuyên biệt. Các kỹ năng thông thường như: kỹ năng quản lý thời gian, làm
việc theo nhóm, lãnh đạo, kỹ năng tự học…Các kỹ năng chuyên biệt thường
dùng cho các ngành đặc thù có yêu cầu riêng của ngành đó.
Con người cần phải có các kỹ năng trong công cuộc xây dựng một nền
kinh tế hiện đại và đưa nơi mình sinh sống hội nhập trong một xã hội phát
triển về kỹ thuật trong thế kỷ 21. Theo Carnevale (1990) đã nghiên cứu và
nhận thấy con người có 16 kỹ năng cơ bản để trở thành một người lao động
trong các lĩnh vực chung, bao gồm: kỹ năng tự học, kỹ năng đọc, kỹ năng
viết, kỹ năng tính toán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng sáng tạo, kỹ


5

năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tôn trọng bản thân, kỹ năng thiết lập mục tiêu,
kỹ năng phát triển nghề nghiệp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đàm
phán, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tổ chức và kỹ năng lãnh đạo [28].
Ngoài ra, tùy theo từng lĩnh vực nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng đặc
thù riêng, ví dụ như: ngành y khoa, tài chính, xây dựng,….
Kỹ năng y khoa là kỹ năng đặc thù của ngành khoa học sức khỏe, được
đĩnh nghĩa là những kỹ năng được dạy và học trên các dấu hiệu thực tế từ
giường bệnh của bệnh nhân. Kỹ năng y khoa là một trong yếu tố góp phần
khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân [49].
1.1.2. Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa
Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa là gì? Chương trình

HLKNYK giúp cho SV có được các kỹ năng cần thiết về hỏi bệnh, thăm
khám, điều trị trước khi trực tiếp tiếp xúc với người bệnh. Chương trình này
chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo y khoa [36]. Một SV
không thể giỏi về các kiến thức khám và điều trị bệnh mà không cần có kỹ
năng y khoa. Hiểu được tác dụng của chương trình HLKNYK sẽ giúp cho SV
định hướng được mục tiêu học tập, rèn luyện, thực hành, tự học một cách hiệu
quả, đạt kết quả tốt trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường cho công tác
chăm sóc sức khỏe con người ngày càng tốt hơn.
Chương trình HLKNYK được hình thành trên thế giới từ rất lâu, được
Đại học Maaschtrict (Hà Lan) đưa vào đào tạo từ năm 1976, và được triển
khai tại trường ĐHYDCT từ năm 1995. Chương trình này hướng dẫn cho SV
các kỹ năng y khoa cần thiết như: kỹ năng hỏi bệnh, KNTK, kỹ năng thực
hiện một thao tác kỹ thuật, KNXN, giúp cho SV tự tin trước khi đi thực tế tại
bệnh viện, thực hiện các thao tác kỹ thuật trên người bệnh. Chương trình mô
phỏng các tình huống, các hình thức đã từng xảy ra tại bệnh viện, SV thực
hiện các thao tác thăm khám, kỹ thuật trên mô hình trước khi khám và điều trị


6

trên bệnh nhân thật. Tùy theo đặc thù của loại hình đào tạo y khoa của các
nước trên thế giới, tại Việt Nam, chương trình huấn luyện kỹ năng của
Trường ĐHYDCT được hướng dẫn giảng dạy cho SV đến khi kết thúc năm
thứ 4 với các kỹ năng: kỹ năng hỏi bệnh, KNTK, kỹ năng thực hiện một thao
tác kỹ thuật, KNXN, các kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong công việc
hàng ngày của một người bác sỹ [53]. Sau khi SV hoàn tất năm thứ 4, SV có
thể thực hiện trau dồi trong 2 năm cuối các kỹ năng trên bên cạnh việc học
cách điều trị bệnh của từng chuyên khoa khác nhau. Nhờ đó, người bệnh sẽ
cảm thấy an tâm hơn khi được SV thăm khám, hỏi bệnh và làm các thủ thuật
trên chính cơ thể mình và hiệu quả điều trị bệnh cũng tăng cao hơn. Sinh viên

học tập trong đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa sẽ có được cơ hội học hành
trong một môi trường an toàn, được quan sát, giải thích, hướng dẫn và tổ chức
một cách hệ thống để đảm bảo cho mỗi sinh viên đều có cơ hội nhận được kết
quả học tập đúng và thích hợp [61]. SV học trong môi trường mô phỏng thực
tế tại bệnh viện giúp phát triển những kỹ năng xử lý tình huống [54]. Các giới
hạn của SV về năng lực thể hiện kiến thức và kỹ năng trong suốt quá trình học
sẽ được khơi dậy khả năng xử lý và giải thích vấn đề để ứng dụng được
những kiến thức và kỹ năng vào giai đoạn thực hành tại bệnh viện [36].
Việc đánh giá hiệu quả của chương trình HLKNYK được nhiều nước
trên thế giới tiến hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng y khoa, một
phần của hệ thống đào tạo bác sỹ đa khoa. SV cần phải được giúp đỡ nhiều
hơn trong việc đào tạo các kỹ năng y khoa để có thể thực hiện được các kỹ
năng tốt hơn (chẳng hạn như KNGT, KNTK ). SV được dạy rằng việc hỏi
bệnh, hỏi tiền sử bệnh là quan trọng trong chẩn đoán

Năng lực của SV trong thực hành y khoa được quan tâm rất nhiều. Nó
thể hiện trong việc tham gia công tác thực hành khám chữa bệnh tại bệnh viện


7

thực hành trên bệnh nhân thật. SV phải vận dụng những kiến thức đã được
đào tạo tại trường áp dụng vào bệnh viện một cách cẩn thận và chính xác với
khả năng của mình. Người bệnh sẽ là người mà SV tiếp xúc khi thực hiện
những kỹ năng về hỏi bệnh, hỏi tiền sử bệnh, các triệu chứng và các hướng
dẫn phòng ngừa bệnh sau điều trị.
Lượng giá kỹ năng SV đóng vai trò quan trọng đào tạo y khoa và lựa
chọn phương pháp đánh giá phù hợp sẽ càng làm tăng tính thích ứng hơn
[66]. Việc đánh giá hiệu quả của chương trình HLKNYK được nhiều nước
trên thế giới thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên môn khám

chữa bệnh. Theo nghiên cứu của Mohammad và Cs năm 2008 tại Trường Đại
học khoa học-y khoa Tehran thì 70% SV cho rằng họ không được dạy đủ kỹ
năng lâm sàng cho việc thực hành bệnh viện sau này, chỉ 33,3% cho rằng họ
được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào thực hành tại bệnh
viện [48]. Còn theo nghiên cứu của Lilach Eyal và Robert Cohen thì chỉ có
40% cho rằng không được trang bị đủ kỹ năng lâm sàng, 50% cho rằng đáp
ứng được 26/36 kỹ năng lâm sàng quan trọng và chỉ có 33% đồng ý rằng
được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ và những giá trị cần thiết cho SV
y khoa chuẩn bị tốt nghiệp [37].
Tại Việt Nam, thời gian đào tạo y khoa kéo dài 6 năm áp dụng cho tất
cả các trường y khoa trong nước. Trong đó, các trường đào tạo y khoa áp
dụng chương trình cổ điển, giảng dạy theo từng môn học riêng biệt, ví dụ môn
Giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh Trường ĐHYDCT áp dụng phương thức
giảng dạy của Trường Đại học Maaschtrict (Hà Lan) trong chương trình hợp
tác đào tạo giữa hai trường Đại học Cần Thơ và Đại học Maaschtrict từ năm
1995, chương trình đào tạo y khoa theo hệ cơ quan (block). Theo đó, SV sẽ
được học chi tiết nội dung của từng cơ quan, bao gồm từ cơ bản triệu chứng
học đến phức tạp về điều trị, phòng ngừa Theo phương thức giảng dạy mới


8

này, SV được học thêm chương trình HLKNYK phối hợp với nội dung lý
thuyết của từng block, những nội dung cần thiết cho SV trước khi thực hành
tại bệnh viện.
1.1.3. Đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa
Đáp ứng là sự đáp lại theo đúng như đòi hỏi, yêu cầu [16].
Theo từ điển Lạc Việt: Đáp ứng là thỏa mãn sự đòi hỏi, yêu cầu [19].
Trong luận văn này này, đáp ứng với chương trình HLKNYK được
hiểu là sự đáp lại những đòi hỏi, yêu cầu đặc thù của chuyên môn trong lĩnh

vực y tế. Chương trình HLKNYK đáp ứng là chương trình đào tạo ra người có
đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành tốt các yêu cầu chuyên
môn, tính đặc thù của ngành nghề, được thể hiện qua việc hoàn thành bài
kiểm tra về năng lực học tập kỹ năng y khoa. Chủ thể đáp ứng với chương
trình HLKNYK trong nghiên cứu này chính là những SV đã hoàn tất chương
trình HLKNYK và đang thực hành hoàn toàn tại bệnh viện. Các kiến thức, kỹ
năng và thái độ chuyên môn của SV đáp ứng, phục vụ được cho những đòi hỏi
về chuyên môn từ phía người sử dụng lao động, người đón nhận các công tác
chăm sóc về mặt chuyên môn từ SV.
1.2. Sự phát triển và những nghiên cứu đánh giá về kỹ năng y khoa
1.2.1. Trong nước
Giáo dục đại học Việt Nam cho đến giữa thập niên 1980 vẫn cơ bản là
giáo dục dục tinh hoa. Trong giai đoạn này chất lượng giáo dục đại học ít
được đặt ra do SV được lựa chọn kỹ ở đầu vào với việc sàng lọc khắt khe nên
được xem là những cá nhân ưu tú. Giai đoạn này, hệ thống giáo dục đại học
Việt Nam đã quan niệm quản lý chất lượng giáo dục đồng nghĩa với việc
kiểm soát đầu vào thông qua các kỳ thi tuyển cạnh tranh gắt gao. Trong quá
trình đào tạo, cũng tập trung vào việc giảng dạy rập khuôn, máy móc, chủ yếu


9

sửa chữa khắc phục những sai sót do người học tạo ra theo hệ thống chương
trình giảng dạy, không nhằm mục đích tạo ra những hướng giải quyết, khắc
phục những sự cố do cuộc sống mang lại để đáp ứng những thay đổi, những
yêu cầu của cuộc sống.
Đến năm 1986, sự mở cửa thị trường của nền kinh tế đã đòi hỏi giáo
dục đại học phải tạo ra những cá nhân đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao
động. Sự đòi hỏi này cũng rất yếu ớt, do bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất
lúc bấy giờ chưa có sự thay đổi gì đáng kể so với sự thay đổi về kinh tế. Công

tác giáo dục đại học muốn có sự thay đổi đòi hỏi phải được cải tạo, hoàn thiện
về nguồn nhân lực và vật lực. Điều này chưa thể hiện rõ trong công tác quản
lý giáo dục, nên có sự trì trệ trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy
và đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo, làm ảnh hưởng đến khả năng đáp
ứng của người được đào tạo.
Trong một thập niên trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã có những đường
lối chủ trương chính xác, đúng đắn trong công tác giáo dục nói chung và
trong giáo dục đại học nói riêng. Ngân sách nhà nước, số lượng đào tạo, cơ sở
vật chất được đầu tư ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi nguồn
lao động trình độ cao của nền kinh tế ngày càng phát triển [6],[11],[12
]. Điều
này được thể hiện qua một số văn bản sau: Nghị quyết số 37-2004/QH11 của
Quốc hội khoá XI thông qua ngày 3/12/2004 đã chỉ rõ "Lấy việc quản lý chất
lượng làm nhiệm vụ trọng tâm; thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục
hàng năm". Ngày 02/8/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Chỉ thị số 25/2004/CT-BGD&ĐT, trong đó yêu cầu các cấp quản lý giáo dục,
các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc "khẩn trương xây dựng và
hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí
và kiểm định chất lượng giáo dục".


10

Vào ngày 2/12/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết
định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy định tạm thời về kiểm định
chất lượng trường đại học [2]. Với quy định này, lần đầu tiên trong lịch sử
giáo dục của đất nước, Việt Nam đã có được một bộ tiêu chuẩn rõ ràng, minh
bạch, cơ bản xác định được các yêu cầu về chất lượng liên quan đến sứ mạng,
mục tiêu, cơ cấu, điều kiện nguồn lực, và các mặt hoạt động của một trường
đại học của Việt Nam.

Bộ tiêu chuẩn tạm thời đã được điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa để trở thành bộ
tiêu chuẩn chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào tháng
11/2007. Mười tiêu chuẩn chất lượng của trường đại học và cao đẳng của Việt
Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
1. Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học (Tiêu chuẩn 1)
2. Tổ chức và quản lý (Tiêu chuẩn 2)
3. Chương trình giáo dục (Tiêu chuẩn 3)
4. Hoạt động đào tạo (Tiêu chuẩn 4)
5. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên (Tiêu chuẩn 5)
6. Người học (Tiêu chuẩn 6)
7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công
nghệ (Tiêu chuẩn 7)
8. Hoạt động hợp tác quốc tế (Tiêu chuẩn 8)
9. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác (Tiêu chuẩn 9)
10. Tài chính và quản lý tài chính (Tiêu chuẩn 10)

Các tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn chất lượng trường đại học của Việt Nam
đã bao quát gần như toàn bộ các vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý cũng
như các mặt hoạt động của một trường đại học hiện đại, trên cơ sở dựa trên
các tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới. Bộ tiêu chuẩn này cho


11

thấy việc quản lý chất lượng trường đại học thực sự là một bước đột phá trong
tư duy quản lý giáo dục Việt Nam, thể hiện quyết tâm hội nhập của ngành
giáo dục với những thay đổi tích cực cho vấn đề chất lượng giáo dục đại học
trong thời gian tới [3].
Trong đó, tiêu chuẩn 03 về chương trình đào tạo có nói lên sự phù hợp
của chương trình đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân

lực của thị trường lao động. Tiêu chuẩn này, đòi hỏi người học không những
phải hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường mà còn đòi hỏi cơ sở
đào tạo phải tạo ra những cá nhân đáp ứng được với nhu cầu của xã hội.
Bộ GD-ĐT đã có chủ trương đổi mới giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam
nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường, giúp các
trường tự đảm bảo và giải trình chất lượng trước xã hội, tạo sự cạnh tranh
giữa các trường để phát triển, chuyên nghiệp hóa công tác quản trị ĐH và xây
dựng năng lực xã hội mới cho các trường ĐH [2]. Chất lượng giáo dục được
quyết định bởi nhiều yếu tố, từ đội ngũ giảng dạy đến cơ sở vật chất, thiết bị,
chương trình đào tạo [4] Trong đó, đánh giá chương trình đào tạo phải là
một hoạt động quan trọng và thường xuyên trong các trường đại học [8],[13].
Các chương trình đào tạo đều được kiểm định để đảm bảo rằng nhà trường đã
đào tạo nguồn nhân lực có các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức đáp
ứng nguồn sử dụng lao động và đáp ứng các yêu cầu của các ngành nghề
trong xã hội [9]. Trong quá trình kiểm định chương trình thì các hoạt động và
tiến trình đánh giá chương trình đóng vai trò quan trọng cung cấp các bằng
chứng cần thiết cho việc kiểm định [14]. Chương trình được định nghĩa là một
loạt các hoạt động được thực hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt
được những mục tiêu cụ thể cho các nhóm khách hàng đã được định sẵn.
Đánh giá chương trình là sự thu thập cẩn thận các thông tin về một chương
trình hoặc một vài khía cạnh của một chương trình để ra các quyết định cần


12

thiết đối với chương trình, bao gồm: đầu vào của chương trình, các hoạt động
thực hiện chương trình, các nhóm khách hàng sử dụng chương trình, các kết
quả (các đầu ra) và làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực [33].
Trong đánh giá về chương trình đào tạo, cần phải có sự khảo sát tình trạng
việc làm và đi học tiếp sau khi tốt nghiệp, mức độ nhà tuyển dụng hài lòng

với các phẩm chất của SV tốt nghiệp để đánh giá chất lượng của chương
trình đào tạo [7]. Mức độ đáp ứng của SV tốt nghiệp tại cơ sở làm việc là
một trong những tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng đào tạo.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua đã có các nghiên cứu về chương
trình đào tạo như: Quyển sách “Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt
Nam” của GS. Phạm Phụ nêu lên một số thông tin về giáo dục đại học Việt
Nam; một số xu thế phát triển giáo dục đại học trên thế giới và những tranh
luận xung quanh các vấn đề về giáo dục đại học trong giai đoạn từ 1996 đến
2005 [15]. Giữa tháng 5/2006, Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tại
Việt Nam phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục -
Đào tạo) và Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) của Hoa Kỳ tổ chức hội thảo
"Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học". GS Phạm Phụ và GS
Nguyễn Thiện Tống đề nghị cần tập trung kiểm định ở cấp chương trình đào
tạo, nâng cấp các ngành/chương trình đào tạo lớn nhằm đáp ứng xu thế hợp
tác liên ngành, đa ngành, giúp đại học năng động hơn, đáp ứng hơn yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội và hội nhập [5
]. TS. Phạm Xuân Thanh với các
nghiên cứu về đánh giá chương trình đào tạo trong quyển "Giáo dục đại học:
Chất lượng và đánh giá".Theo TS. Phạm Xuân Thanh, để chất lượng đào tạo
tại các trường được tốt, việc đánh giá và theo dõi chất lượng SV tốt nghiệp
là một yêu cầu bắt buộc, các phẩm chất SV cần có để đáp ứng yêu cầu của
người sử dụng lao động (tính sáng tạo, tự tin, có kiến thức sâu rộng…),
khả năng tiếp tục học cao hơn của SV tốt nghiệp, sự hài lòng của SV với chất
lượng giáo dục của nhà trường, sự hài lòng của các nhà tuyển
dụng lao động


13

với chất lượng giáo dục của nhà trường [17]. PGS. TS. Lê Đức Ngọc có bài

viết "Bàn về nội hàm của chất lượng đào tạo đại học và sau đại học" cũng
thảo luận về mức độ đáp ứng của SV tốt nghiệp đối với thị trường lao động
là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của các chương trình đào
tạo [12].
Trong các năm 2005 và 2007, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo "Đào tạo
theo nhu cầu xã hội" nhằm tìm hiểu khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế
của SV tốt nghiệp [3]. Các báo cáo này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội, trước hết, giúp cho nền kinh tế có một
nguồn nhân lực có chất lượng cao, thứ hai là giảm được chi phí đào tạo lại,
tiết kiệm của cải cho xã hội. Các báo cáo cũng thống nhất là phải lấy ý kiến
đóng góp của nhà tuyển dụng trong quá trình xây dựng mục tiêu, nội dung
chương trình đào tạo [
18],[10].
Đào tạo y khoa là một lĩnh vực đặc thù chuyên về chăm sóc sức khỏe
con người. Tại Việt Nam, chương trình đào tạo y khoa được Bộ Giáo dục và
Đào tạo qui định chương trình khung và nội dung chính cho các trường trên
cả nước được giao nhiệm vụ đào tạo y khoa [1]. Thời gian đào tạo y khoa kéo
dài 6 năm. Theo chương trình đào tạo, các trường đào tạo y khoa áp dụng
chương trình cổ điển, giảng dạy theo từng môn học riêng biệt, ví dụ môn Giải
phẫu, Sinh lý, Sinh lý bệnh Trường ĐHYDCT áp dụng phương thức giảng
dạy của Trường Đại học Maaschtrict (Hà Lan) trong chương trình hợp tác
đào tạo giữa hai trường Đại học Cần Thơ và Đại học Maaschtrict từ năm
1995, chương trình đào tạo y khoa theo hệ cơ quan (block). Theo đó, SV sẽ
được học chi tiết nội dung của từng cơ quan, bao gồm từ cơ bản triệu chứng
học đến phức tạp về điều trị, phòng ngừa Theo phương thức giảng dạy mới
này, SV được học thêm chương trình HLKNYK phối hợp với nội dung lý
thuyết của từng block, những nội dung cần thiết cho SV trước khi thực hành


14


tại bệnh viện. Chương trình đào tạo cũng được thường xuyên cập nhật các
thay đổi, những thành tựu trong khoa học để hướng dẫn, giảng dạy cho SV y
khoa, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn nhất định trong
giai đoạn dịch vụ y tế ngày càng được đòi hỏi gắt gao và chuẩn xác. Chương
trình đào tạo kỹ năng y khoa được đào tạo bắt buộc cho SV y khoa, tạo ra sự
tiếp cận cho SV về các kỹ năng cần có trước khi tiến hành trên thực tế tại
bệnh viện. Các trường đại học y trong cả nước hiện đang đào tạo kỹ năng
cho SV ngay từ năm thứ 2 đại học. Việc đánh giá chương trình kỹ năng y
khoa được thực hiện bằng các phiếu thăm dò SV sau khi kết thúc các buổi
giảng kỹ năng nhằm rút kinh nghiệm, thu thập thông tin, nhu cầu, mong
muốn của SV để công tác tổ chức giảng dạy được tiến hành tốt hơn. Ths
Đoàn Thị Tuyết Ngân-Trường ĐHYDCT-đã thực hiện đề tài nghiên cứu
“Nhận thức về chương trình kỹ năng y khoa của sinh viên y và răng hàm mặt
của Trường Đại học Y Dược cần Thơ” cho đối tượng SV Y-Nha năm học thứ
3, thứ 4 và thứ 5. Kết quả SV hài lòng với chất lượng đào tạo của chương
trình huấn luyện kỹ năng hiện tại. SV năm thứ 3 và thứ 5 có nhận thức tích
cực hơn SV năm thứ 4. Đặc biệt SV răng hàm mặt năm thứ 5 có nhận thức
tích cực và cho thang điểm đánh giá chương trình kỹ năng y khoa cao hơn SV
y cùng khóa. Tuy nhiên, đề tài nêu được những điểm SV mong đợi cần cải
tiến là: điểm chuẩn, qui trình đánh giá, phản hồi về câu hỏi thi, phản hồi về
bệnh nhân giả, trang thiết bị hỗ trợ, các cơ hội được tập dượt nhiều lần, huấn
luyện kỹ năng thực hành quyết định và suy nghĩ hợp lý.
Nghiên cứu về nhận thức của bác sỹ thực hành về các mục tiêu học tập
tại 8 trường y khoa Việt Nam của Lưu Ngọc Hoạt và Đỗ Văn Dũng cho thấy
số lượng và mức độ các kỹ năng mà họ được học đều không thành thạo.
Những đóng góp, nhận xét của các bác sỹ tốt nghiệp về chương trình huấn
luyện kỹ năng là cơ sở để xây dựng mục tiêu học tập cho SV y khoa [56]. Có



15

các kỹ năng đối với GV được cho là quan trọng, nhưng đối với bác sỹ khi
thực hành thì có thể không hoặc hiếm khi vận dụng kỹ năng đó [55].
Do đó, việc đánh giá mức độ đáp ứng của SV y khoa với chương trình
HLKNYK chưa được nghiên cứu nhiều, chủ yếu chỉ nghiên cứu về chương
trình kỹ năng y khoa, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy-đánh giá
và nhu cầu học tập của SV đối với chương trình đào tạo. Việc nghiên cứu
mức độ đáp ứng chương trình HLKNYK đối với việc thực hành tại bệnh viện
sẽ giúp cho GV sẽ có cái nhìn tổng quát về việc ứng dụng của kỹ năng y khoa
trong thực hành chuyên môn tại bệnh viện. Luận văn hy vọng sẽ góp phần
thông tin đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình HLKNYK đối với SV y
khoa đã hoàn thành chương trình kỹ năng và đang thực hành chuyên môn tại
bệnh viện. Điều này sẽ góp phần vào công tác điều chỉnh, xây dựng chương
trình đào tạo kỹ năng y khoa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công
tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tại bệnh viện.
1.2.2. Ngoài nước
Chương trình huấn luyện kỹ năng giảng dạy trong y khoa có nhiều
thuận lợi, đặc biệt là hướng dẫn sinh viên các kỹ năng thực hành tại bệnh viện
trong quá trình học lý thuyết tại giảng đường, các thuận lợi này bao gồm: 1)
Tránh việc sử dụng bệnh nhân như là phương tiện giảng dạy vì vậy tránh
được các bất tiện và các vấn đề liên quan đến đạo đức và luật pháp, nét văn
hóa trong cộng đồng đối với việc điều trị người bệnh; 2) Không phụ thuộc
vào môi trường bệnh viện về thời gian và có thể bố trí hình thức giảng dạy
thay thế hoặc qua băng hình. Môi trường thực tập giống bệnh viện hoặc ở nhà
giúp cho sinh viên có thể bắt chước và làm lại theo các phương pháp điều trị
mẫu của giảng viên; 3) Giảm sự căng thẳng của sinh viên và tăng sự an toàn
cho người bệnh. Theo Kenneth E. Williams sự căng thẳng có thể ảnh hưởng
tích cực đến việc học của sinh viên, giúp học học sâu hơn và toàn diện hơn,



16

nhưng nếu sự căng thẳng diễn ra nhiều và kéo dài sẽ có tác dụng ngược lại
[30],[51]. Có nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên thực hiện kỹ năng y khoa
thường có sự căng thẳng khi thực hành, điều này thường liên quan đến những
thiếu sót của sinh viên, họ lo sợ phải đối mặt với thất bại hoặc với các lỗi sai
sót khi làm [25],[62]. Nhiều sinh viên cảm thấy căng thẳng khi tiếp xúc trực
tiếp với bệnh nhân [29]. Tất cả những điều này sẽ ngăn chặn khả năng thực
hiện kỹ năng y khoa và làm giảm bớt giá trị kết quả học tập của sinh viên.
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cảm thấy hài lòng về việc được học kỹ năng y
khoa trước khi thực hành tại bệnh viện, đây chính là cơ hội cho họ có thể phát
hiện những thiếu sót của bản thân, những điểm cần khắc phục để thực hiện tốt
kỹ năng y khoa của mình khi qua môi trường bệnh viện; 4) Thực hiện được
các kỹ thuật phức tạp dễ gây cho sinh viên sai sót khi thực hành tại bệnh viện.
Sinh viên được giảng viên hướng dẫn trao đổi, thực hiện và làm lại nhiều lần
tạo cho sinh viên sự tự tin hơn khi thực hiện kỹ năng này một mình trong quá
trình học [24]. Môi trường mô phỏng thực tế giúp sinh viên thực hiện kỹ thuật
một cách tự tin, an toàn và đúng qui trình, không gây nguy hiểm với người
học. Kết quả học kỹ năng là nền tảng góp phần làm hài lòng người bệnh, các
thông tin đạt được từ đơn vị huấn luyện kỹ năng, từ các mô hình, mô phỏng,
từ người đóng vai trò bệnh nhân giả có thể trở thành kinh nghiệm thực hành
cho sinh viên [69]; 5) Chất lượng về giao tiếp giữa bệnh nhân-bác sỹ được cải
thiện. Cộng đồng ngày càng có sự mong đợi cao và họ hiểu được quyền của
mình trong việc chăm sóc sức khỏe, do vậy kỹ năng giao tiếp ngày càng trở
nên hữu ích hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc chăm sóc sức khỏe [20]. Kỹ
năng giao tiếp đóng vai trò cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe, từ
việc hỏi bệnh đến việc trao đổi thông tin, cung cấp thông tin trong quá trình
điều trị cho bệnh nhân; 6) Các kỹ năng y khoa được huấn luyện phải được
tích hợp lại, đóng vai trò quan trọng nhất của chương trình đào tạo kỹ năng y



17

khoa. Sự hài lòng về kỹ năng y khoa từ nội dung giảng đến cơ sở vật chất
phục vụ giảng dạy của sinh viên vừa kết thúc năm học thứ nhất về lâm sàng
được lấy ý kiến trong buổi khai giảng sớm vào tháng 6 năm 1992 cho thấy có
86% đồng ý về lý thuyết giảng dạy, 89% đồng ý về tính hiệu quả của phương
pháp giảng thực hành và 86% cho rằng có sự thống nhất giữa lý thuyết và
thực hành của kỹ năng. Đây chính là lý do khiến sinh viên tin tưởng về kết
quả đạt được từ đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa [42].
Những nghiên cứu này đã làm phong phú thêm kiến thức y khoa và các
phương tiện dùng cho chẩn đoán mà những SV thực tập và các nhà thực hành
lâm sàng đề cập đến việc cung cấp cho người bệnh sự chăm sóc sức khỏe tốt
nhất [37]. Để có được một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao
trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho con người đòi hỏi cần phải có một
quá trình đào tạo thật nghiêm túc và chu đáo tại các trường đại học y khoa. Sự
đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phương pháp đào tạo y khoa và ảnh hưởng
của sự chuyển biến nhiều và mạnh mẽ y học thế giới, việc đào tạo y khoa cần
phải có một sự đầu tư, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để
góp phần phát triển những kỹ thuật, thành tựu khoa học trong lĩnh vực y tế.
Cũng trong thời gian này, tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng lâm
sàng sớm vào trong chương trình đào tạo y khoa được chú trọng. Các phòng
dạy kỹ năng lâm sàng được thành lập không phải để thay thế việc dạy các
kinh nghiệm lâm sàng tại bệnh viện, các phòng học này cho phép người học
được thực hành sớm không những các kỹ năng thông thường mà còn bao gồm
các kỹ năng phức tạp, hạn chế gây đau và sự lúng túng trong các KNTT, trong
môi trường được giám sát và đúng quy cách. Các trung tâm huấn luyện kỹ
năng lâm sàng bổ sung môi trường được thiết lập để thuận tiện trong việc tiếp
xúc với bệnh nhân thật. Một chương trình huấn luyện kỹ năng chuẩn phải

thiết lập được các mục tiêu giảng dạy, tạo các cơ hội tương đương cho việc


18

thực hành và phản hồi ý kiến trong quá trình học. Sự mô phỏng thực tế đóng
vai trò chính trong việc giảng dạy của các trung tâm này, cố gắng tái hiện lại
các công việc trong thực tế và kết hợp chúng vào môi trường huấn luyện để
tăng tính hiệu quả. Sự hợp lý của trao đổi thông tin và ứng dụng các kỹ năng
học tại trung tâm huấn luyện kỹ năng với biểu hiện của SV trong quá trình
thực hành trong chương trình đào tạo hoặc thậm chí trong cuộc sống thực tế là
quan trọng trong giáo dục, nó cần được kiểm tra ngay từ khi các trung tâm
huấn luyện cung cấp các tình huống phức tạp trong lúc học mà chẳng gần gũi
sát thực tế. Các nghiên cứu cho thấy huấn luyện các kỹ năng lâm sàng cơ bản
hiện nay thông qua các chương trình đào tạo tiền lâm sàng có thể chứa các
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sự thuận tiện trong suốt quá trình HLKNYK.
Hiệu quả của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên
trong quá trình đào tạo [44]:
(1) Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa bệnh nhân và thầy thuốc
thông qua các kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp trong việc thu thập
thông tin và cho các lời khuyên với bệnh nhân.
(2) Thực hiện sự tổng hợp và hệ thống từ việc hỏi tiền sử đến bệnh lý
của người bệnh theo từng hệ thống khác nhau của con người.
(3) Xây dựng kỹ năng thăm khám tất cả các cơ quan, hệ thống trên cơ
thể bằng việc sử dụng các kỹ thuật và phương pháp chuẩn.
(4) Đánh giá được chức năng và cấu trúc bình thường cơ thể để từ đó
nhận biết được các trường hợp bệnh lý.
(5) Phân tích các triệu chứng và thực hiện các kỹ năng thăm khám,
tổng hợp các giả thiết chẩn đoán liên quan đến bệnh để có thể xác
định và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

×