ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN VĂN THUẦN
QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC
SINH TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên nghành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 601405
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hà Nhật Thăng
HÀ NỘI – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC
SINH TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN KINH MÔN -TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên nghành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 601405
Học viên: Nguyễn Văn Thuần
Cao học quản lý giáo dục khoá 9(2009 – 2011)
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hà Nhật Thăng
HÀ NỘI – 2011
115
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Khách thể và đói tượng nghiên cứu 5
4. Giả thuyết khoa học 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6
7. Phương pháp nghiên cứu 6
8. Cấu trúc luận văn 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC 8
1.1. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 8
1.2. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài 11
1.2.1. Nhà trường 11
1.2.2. Quản lý 13
1.2.3. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 15
1.2.4. Quan niệm về trường học thân thiện 18
1.3. Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 21
1.3.1. Mục tiêu của GD THPT 21
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT 21
1.3.3. Trường THPT với sự phát triển nguồn lực người trong thời kỳ CNH-
HĐH 22
1.4. Nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 23
1.5. Hiệu trưởng trường THPT đối với việc quản lý xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực 25
1.5.1. Chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường THPT 26
1.5.2. Phương tiện quản lý của người Hiệu trưởng trường THPT 28
1.5.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu của người Hiệu trưởng trường THPT
30
116
1.5.4. Hiệu trưởng với nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực 32
1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng trƣờng học thân
thiện, học sinh tích cực 35
1.6.1. Những yếu tố bên trong nhà trường 35
1.6.2. Những yếu tố bên ngoài nhà trường 36
Kết luận chƣơng
1 39
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÂN
THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THPT
HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƢƠNG
40
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn tỉnh Hải
Dƣơng 40
2.1.1. Khái quát tình hình địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của huyện
Kinh Môn tỉnh Hải Dương 40
2.1.2. Định hướng phát triển KT-XH huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương 42
2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Kinh Môn tỉnh Hải
Dương 43
2.2.1. Quy mô số lượng và chất lượng các trường THPT huyện Kinh Môn tỉnh
Hải Dương 44
2.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng THTT, HSTC của hiệu trưởng các
trường THPT huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương 49
2.3.1. Thực trạng nhận thức về xây dựng THTT, HSTC của đội ngũ CBQL,
GV, NV, HS và CMHS 50
2.3.2. Thực trạng xây dựng THTT, HSTC của các trường THPT huyện Kinh
Môn tỉnh Hải Dương 51
Kết luận chương 2 64
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC
THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC
TRƢỜNG THPT HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƢƠNG 67
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 67
117
3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn 67
3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả 67
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ 68
3.1.4. Đảm bảo tính chất lượng bền vững 68
3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng THTT, HSTC của hiệu trưởng các
trường THPT huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương 69
3.2.1. Biện pháp quản lý nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV, HS, cha
mẹ học sinh và cộng đồng về THTT, HSTC 69
3.2.2. Biện pháp tổ chức xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn 72
3.2.3. Biện pháp chỉ đạo đổi mới hoạt độngdạy học phát huy tính tích cực của
học sinh, giúp các em tự tin trong học tập 74
3.2.4. Biện pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho HS 81
3.2.5. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 87
3.2.6. Chỉ đạo tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương 89
3.2.7. Quản lý, tổ chức huy động các lực lượng và nguồn lực của xã hội tham
gia xây dựng THTT, HSTC 91
3.2.8.Biện pháp chỉ đạo đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân điển hình tạo dựng
phong trào 81
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 105
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của đề tài 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110
1. KẾT LUẬN 110
2. KHUYẾN NGHỊ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
118
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý nhà trường 17
Sơ đồ 1.2: Người Hiệu trưởng trường THPT hiện nay 32
Sơ đồ 1.3: Hiệu trưởng - điểm hội tụ các nhân tố quản lý Error! Bookmark
not defined.
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, số lượng HS 44
Bảng 2.2: Chất lượng GD-ĐT của các trường THPT huyện Kinh Môn 45
Bảng 2.3: Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp 46
Bảng 2.4: Số lượng và trình độ đào tạo của đội ngũ GV ở các trường THPT
huyện Kinh Môn 46
Bảng 2.5: Chất lượng đội ngũ GV ở các trường THPT huyện Kinh Môn 47
Bảng 2.6: Tổng kinh phí đầu tư cho các trường THPT huyện Kinh Môn 48
Bảng 2.7: Nhận thức về sự cần thiết xây dựng THTT, HSTC 50
Bảng 2.8: Thực trạng CSVC phục vụ dạy và học năm học 2010-2011 52
Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động dạy và học của GV và HS ở các trường
THPT huyện Kinh Môn 56
Bảng 2.10: Quan điểm để học tốt của HS các trường THPT huyện Kinh Môn
57
Hình ảnh 2.1: Hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục KNS 58
Hình ảnh 2.2: Ủng hộ, giúp đỡ trẻ em tàn tật 62
Hình ảnh 2.3: HS tham gia quét dọn di tích. 64
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ của các biện pháp 107
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 1098
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả của các biện pháp 10909
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta đang từng bước hội nhập quốc tế
trong nhiều lĩnh vực; nền kinh tế đang chuyển đổi cơ cấu biến nước ta từ một
nước nông nghiệp lạc hậu thành một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
nhân dân được cải thiện Học sinh ngày nay được nuôi dưỡng và giáo dục tốt
hơn, các em có điều kiện tiếp xúc với các luồng văn hoá đa chiều với hệ thống
thông tin đa dạng, trí lực của các em phát triển nhanh, khả năng nhận thức tốt
hơn. Do đó, ngành GD&ĐT phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, phải
tìm kiếm những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng
cao chất lượng con người để vươn lên ngang tầm với sự phát triển chung của
khu vực và thế giới. Vì thế, sự nghiệp GD&ĐT đóng vai trò quyết định vào
việc bồi dưỡng trí tuệ khoa học, năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ. Đổi mới
giáo dục là nhân tố then chốt đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp CNH-
HĐH đất nước, cũng như sự thắng lợi trong cuộc cạnh tranh quốc tế.
Điều này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội IX: “Phát triển
GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-
HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. [4]
Ngành GD&ĐT phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ vươn lên
ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực. Để đáp ứng được
yêu cầu của giai đoạn mới, GD&ĐT phải tìm kiếm các giải pháp để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng con người.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất
quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ
2
thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của
nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới”. [7]
Kết luận của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương
2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020”
Số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 đã chỉ rõ bên cạnh những thành tích đạt được
thì giáo dục nước ta vẫn còn nhiều hạn chế “ Việc giáo dục tư tưởng đạo
đức, lối sống, về truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi
và nghĩa vụ công dân cho HS, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nội
dung và phương pháp; giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy
chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy
nghề” cho thanh thiếu niên. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục
chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống xã
hội và lao động nghề nghiệp, chưa chú trọng phát huy tính sáng tạo, năng lực
thực hành của HS, sinh viên; thi cử còn nặng nề, tốn kém ” [1]
Trước kia, các nước đều xác định phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu
giáo dục quan trọng nhất. Thời gian gần đây, mục tiêu GD của các nước đã có
sự thay đổi. Xu hướng các nước trên thế giới cải cách GD theo hướng tạo môi
trường học tập an toàn, chú trọng đến phát huy tiềm năng cá nhân HS, đến
tính sáng tạo, tính nhân văn. GD toàn diện song không quá nặng về thành tích
học tập hay nội dung hàn lâm như:
Luật GD Thái Lan quy định “GD nhằm mục đích phát triển toàn diện
con người: thể lực, tinh thần, trí tuệ, kiến thức, đạo đức và cách sống hoà hợp
với mọi người”.
Ở Trung Quốc “Các nhà cải cách đang tìm cách khắc phục tính thiếu
sáng tạo của học sinh, sự quá chú trọng đến thi cử, kiểm tra, học vẹt thay vì
vận dụng kiến thức, và sự xa rời giữa việc học tập ở nhà trường với thực tế
3
cuộc sống”. Ở Nhật Bản - Kế hoạch cải cách GD cho thế kỷ 21 (2001) Kế
hoạch cầu vồng - 7 ưu tiên.
- Nâng cao hiệu quả học tập của HS- thông qua sáng kiến “Một môi trường
học tập mới cho thế hệ mới” - Sử dụng IT và quy mô HS/ lớp nhỏ.
- Trau dồi HS trở thành những người cởi mở, nhiệt huyết thông qua các hoạt
động cộng đồng.
- Cải thiện môi trường học tập, làm cho việc đến trường trở thành niềm vui,
niềm hạnh phúc.
- Làm cho nhà trường trở thành địa điểm tin cậy đối với phụ huynh và cộng
đồng.
- Đào tạo giáo viên trở thành những “chuyên gia” về GD.
- Xây dựng các trường Đại học đạt chuẩn quốc tế.
- Hình thành triết lý GD phù hợp với kỷ nguyên mới.
Hay như mục tiêu GD của Singapore “Tạo sự thoải mái hài lòng cho
HS”. [15]. Việt Nam hiện nay đang tiến hành thực hiện phổ cập GD THCS
trên toàn quốc và đã đạt nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, về mặt chất lượng GD vẫn
còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các
nhóm dân cư. Trong những năm trở lại đây thực trạng trẻ bỏ học, bị xâm hại,
bạo lực nhà trường đã trở thành những điểm đen cho nền GD nước ta.
Nếu so sánh sản phẩm GD của nước ta với một số nước trong khu vực
thì thấy có sự thua kém
- Chỉ số phát triển EDI (Education for Development Index) trong một số
năm gần đây của Việt Nam còn thua kém nhiều nước trong khu vực: Thái
Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và xếp hạng thấp so với nhiều nước trên
thế giới.
- Xếp hạng theo chỉ số HDI (Human Development Index) trong một số năm
gần đây của Việt Nam còn thua kém nhiều nước trong khu vực: Thái Lan,
4
Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Philippin, Indonêxia, Malayxia, và xếp
hạng thấp so với nhiều nước trên thế giới.[14]
Trước thực trạng như vậy, Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ “Mục tiêu GD
Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc
và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [18]
Nhà trường thân thiện là mô hình khá toàn diện đảm bảo các điều kiện
góp phần nâng cao chất lượng GD. Đây là một mô hình trường học do Quỹ
Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEP) đề xướng xây dựng và triển khai từ vài
thập kỷ nay ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp.
Mô hình này nếu được thực hiện tốt sẽ đảm bảo được chất lượng và hiệu quả GD,
môi trường GD và các vấn đề về bình đẳng và cùng tham gia.
Xuất phát từ mục tiêu GD, học tập kinh nghiệm có chọn lọc của các
nước trên thế giới, thực tiễn gần 10 năm thực hiện các dự án (Trường tiểu học
bạn hữu, GD kỹ năng sống khoẻ mạnh, mô hình trường học thân thiện ở 50
trường THCS từ năm 2006-2007, ), theo nghiên cứu nhu cầu thực tiễn của
phát triển GD Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã trực tiếp phát động phong
trào thi đua xây dựng THTT-HSTC trong nhà trường phổ thông. Do đó, ngày
22/7/2008 Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số
40/2008/ CT- BGD&ĐT phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" và kế hoạch số 307/ KH - BGD&ĐT để triển
khai thực hiện phong trào này nhằm tạo nên một môi trường giáo dục (cả về
vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho HS trong học tập,
góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của HS, nâng cao chất
5
lượng giáo dục toàn diện trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì
người học. Đây cũng là chủ đề trọng tâm của năm học 2010-2011.
Trong cuộc vận động xây dựng THTT-HSTC vai trò của người Hiệu
trưởng - con chim đầu đàn trong đội ngũ nhà giáo, tấm gương về đạo đức, tự
học và sáng tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu
của chúng tôi là "Quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực ở các trường THPT huyÖn kinh m«n- tỉnh H¶i D-¬ng".
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực của Hiệu trưởng các trường THPT ở kuyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các
trường THPT khu vực huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
của Hiệu Trưởng các trường THPT
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, môi trường GDXH và học đường chưa thật lành mạnh, hiệu
quả chất lượng GD nhất là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh chưa đạt
được điều mong muốn của xã hội, phải chăng trong quản lý GD chưa có
những biện pháp quản lý khoa học, phù hợp quy luật giáo dục, chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn. Nếu xây dựng được một hệ thống biện pháp quản
lý khoa học tạo ra sự đồng thuận của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
thì sẽ xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, tạo cơ hội điều kiện cho
học sinh học tập rèn luyện tốt nhất.
6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng THTT-HSTC của Hiệu
trƣởng các trƣờng THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng vấn đề xây dựng và quản lý xây dựng THTT-
HSTC ở các trƣờng THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng THTT-HSTC ở các trƣờng
THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý xây dựng THTT-HSTC ở
các trường THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
- Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, chúng tôi tập trung nghiên cứu ở 4
trường THPT nằm trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
(Trường THPT Kinh M«n, trường THPT Phóc Thµnh, trường THPT NhÞ ChiÓu,
trường THPT Kinh M«n 2).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
7.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
7.3.Phƣơng pháp sử lý thông tin (dùng toán thống kê và phần mềm tin học )
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý xây dựng THTT-HSTC ở
các trường THPT.
7
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý xây dựng THTT-HSTC ở các trường
THPT khu vùc huyÖn Kinh M«n, tØnh H¶i D-¬ng.
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý xây dựng THTT-HSTC ở các trường
THPT khu vùc huyÖn Kinh M«n, tØnh H¶i D-¬ng.
Kết luận và khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
8
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Từ đời xưa đến nay các nền giáo dục và nhà trường đạt đến giá trị đích thực
và chân chính đều phải quán triệt sự khoan dung, sự thân thiện. “Khoan dung,
thân thiện” phải là cốt lõi của giáo dục, của nhà trường, của sự dạy học tu dưỡng.
Aristoste từng nói đến quan hệ thầy trò là quan hệ tình bạn đạo đức.
Einstein nói đến mục tiêu của dạy học là truyền cho người học “ý thức sống
động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện”
Hồ Chí Minh - Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, nhà giáo
dục vĩ đại của dân tộc ta nhấn mạnh: “mỗi con người đều có cái thiện và cái
ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở
như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi…”.
Chính vì vậy, xây dựng trường học thân thiện là tạo ra một trường giáo
dục (cả về vật chất và tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho HS
trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học cho mọi người , nâng cao
chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người
học, với các mối quan tâm thể hiện tháí độ thân thiện và tinh thần dân chủ.
Trong môi trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi
việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự
thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá,
trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế mỗi
ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt
chẽ với việc phát huy tính tích cực của HS. Trong môi trường phát triển toàn
diện đó, HS học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt
của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện
9
kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là
khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ nhi đồng liên
hợp quốc (UNICEF) đề xướng xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ nay ở
nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh tăng cường vận động các quốc gia
thực hiện tốt Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và thực hiện
Tuyên ngôn giáo dục cho mọi người thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Thuật
ngữ hệ thống giáo dục thân thiện và trường học thân thiện cho trẻ xuất hiện
trên diễn đàn của UNICEF từ năm 1999. Từ đó có nhiều bài viết, nhiều hội
thảo cho chủ đề này đều xuất phát từ “Công ước quyền trẻ em”, “Tuyên ngôn
giáo dục cho mọi người” và “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”. Chúng thống
nhất trong khung phương pháp luận như sau:
“Trường học thân thiện tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, đảm bảo
cho HS khoẻ mạnh, hài lòng với việc học tập, được các giáo viên nhiệt tình dạy
dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết
tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng.
Trường học thân thiện thực hiện giáo dục theo tính tổng thể về chất lượng.
Yếu tố thân thiện trong trường học thể hiện ở việc động viên, khuyến
khích HS, GV và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trường giáo
dục với tình thương yêu và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục
của nhà trường”.
Giáo dục Việt Nam tiếp cận vấn đề trường học thân thiện từ sự bắt nhập
với ý tưởng của thế giới và xuất phát từ chính vấn đề của sự nghiệp đổi mới
giáo dục của đất nước.
Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40 về việc phát
động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
10
Phong trào thi đua này đặt trên nền tảng cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “mỗi thầy giáo, cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Phong trào thi đua này ở Việt Nam không chỉ giới hạn ở riêng các trường
phổ thông mà là cho toàn ngành. Trong bức thư gửi các thầy giáo, cô giáo,
cán bộ công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc cha mẹ, các học sinh
sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2008-2009 Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết - người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đã khẳng định
những công việc trọng tâm của ngành “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin. Đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
Tư tưởng phát triển nhà trường Việt Nam theo lý tưởng thân thiện đã
được lãnh tụ của nhân dân Việt Nam - Bác Hồ kính yêu nói từ những năm
đầu thập niên 40, thế kỷ trước. Năm 1941, nói chuyện với nhóm cán bộ giáo
dục tại Pắcbó trong chiến khu (khi đó đã hình thành các lớp học của giáo dục
cách mạng), Bác Hồ căn dặn “Làm thầy thì phải hiểu trò, các chú lên lớp mà
cứ thao thao bất tuyệt chuyện trong nước và trên thế giới thì không ai hiểu
cặn kẽ đâu. Ở đây già có, trẻ có ta phải tìm ra nội dung phương pháp thích
hợp, dạy cái gì cho thiết thực dễ hiểu”.
Sau này năm 1955, Người nói đến vấn đề “dân chủ trong nhà trường”,
nền tảng để có được trường học thân thiện theo cách diễn đạt ngày nay. Người
dạy “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề thầy trò cùng nhau
thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì
hỏi lại cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thày, thày phải quý trò
chứ không phải “cá đối bằng đầu”. Đồng thời thầy và trò cần giúp đỡ những
anh chị em phục vụ cho nhà trường. Các anh chị em nhân viên thì nên thi đua
sao cho cơm lành canh ngon để học sinh ăn no học tốt”.
11
Từ năm học 2000-2001 nhiều dự án cho một môi trường GD thân thiện
đã được triển khai thực hiện, như dự án trường Tiểu học bạn hữu, Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh THCS; Mô hình trường THCS thân thiện… Các
chương trình xây dựng CSVC trường học như chương trình kiên cố hoá
trường lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia; cuộc vận động hai không
với bốn nội dung trong đó nhấn mạnh yêu cầu “mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương về đạo đức, tự học, sáng tạo” do Bộ GD&ĐT phát động và triển khai
đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục, góp
phần lập lại trật tự, nền nếp, kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục. Đây
chính là cơ sở để chúng ta tiếp tục đẩy lên thành một phong trào rộng khắp
trong toàn ngành về xây dựng trường học thân thiện, với mục đích đạt được là
học sinh yêu trường, coi trường học thật sự là gần gũi, thân thiết, an toàn, hạnh
phúc, học sinh ham muốn học tập, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Tại các trường THPT huyÖn Kinh M«n mặc dù các Hiệu trưởng rất quan
tâm, đã coi vấn đề này là quan trọng và cần thiết, nhưng lại chưa có những đề
xuất các giải pháp hiệu quả, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế ở từng
trường, việc triển khai phong trào còn gặp nhiều lúng túng. Chính vì vậy,
chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu, áp dụng những biện pháp cụ thể của Hiệu
trưởng nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường
THPT là rất cần thiết, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển giáo dục của
huyÖn Kinh M«n nói riêng và của tỉnh H¶i D-¬ng nói chung.
1.2. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài
1.2.1. Nhà trường
Từ cội nguồn lịch sử, người ta đã đưa ra định nghĩa về nhà trường như sau:
“Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng
kiến tạo các kinh nghiệm XH cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của
XH đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm XH nói
12
trên đạt được các mục tiêu mà XH đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động
vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của XH”. [23]
Quá trình sư phạm là quá trình kiến tạo các điều kiện và cơ hội cá thể
người lĩnh hội, chiếm lĩnh kinh nghiệm XH, thực hiện việc xã hội hoá nhân
cách của mình. Nhà trường thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm XH
thông qua quá trình sư phạm hay nói cách khác, nhà trường là thiết chế chủ
yếu để thực hiện quá trình sư phạm.
Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một
thiết chế chuyên biệt của XH để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành những công
dân hữu ích cho tương lai. Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt
chẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của
mình mà không có một thiết chế nào có thể thay thế được. Những nhiệm vụ
của nhà trường cũng được đề cập đến từ nhiều khía cạnh khác nhau. Bản chất
nhân văn của nhà trường đã được khẳng định bởi tính mục đích cũng như
cách thức vận hành của nó và một điều được khẳng định nữa là: Khi nhà
trường thực hiện chức năng giáo dục trong một xã hội cụ thể, bản sắc văn hoá
dân tộc in ấn sâu đậm trong toàn thể hoạt động của nhà trường.
Từ đó, ta có thể hiểu: “Nhà trường là một thiết chế XH thực hiện chức
năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của XH, thiết
chế chuyên biệt này hoạt động trong tính quy định của xã hội và theo những
dấu hiệu phân biệt nói trên”.
Hiện nay, khái niệm nhà trường đã được mở rộng nhờ việc đa dạng hoá
phương thức GD&ĐT. Thông qua các phương tiện thông tin và truyền hình
hiện đại, những sự đổi mới kỹ thuật và đang mở rộng phạm vi và yêu cầu hoạt
động của nhà trường. Nhà trường phải trở thành một bộ phận của xã hội thông
tin. Tuy nhiên cũng có những dự báo không lạc quan về việc nhà trường sẽ
thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của mình đến thế hệ trẻ dưới tác động của sự phát
13
triển khoa học - công nghệ, của cuộc cách mạng thông tin. Thực ra dự báo
như vậy, do căn cứ trên cách hiểu truyền thống về nhà trường chứ không dựa
vào chức năng xã hội hàng đầu của nó, đó là biến đổi và phát triển con người
thành một thực thể XH: xã hội hoá con người là điều vĩnh cửu do “ xét
trong tính hiện thực của mình, bản chất con người là tổng hoà các mối quan
hệ xã hội” (Các Mác). Môi trường tối ưu để thực hiện xã hội hoá nhân cách
đang phát triển của trẻ em chính là nhà trường, dù trong tương lai khoa học -
công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin phát triển mạnh đến đâu, quá trình đó
có thể có những thay đổi nhất định, nhưng dẫu thế nào, đó vẫn là một quá
trình tất yếu và chỉ có thể được thực hiện chủ yếu ở nhà trường. Hơn nữa, GD
là một hiện tượng vĩnh hằng thì nhà trường cũng sẽ tồn tại mãi cho dù khái
niệm nhà trường sẽ được đa dạng hoá. Mặc dầu vậy, nhà trường vẫn có những
chức năng cơ bản : chức năng tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội;
chức năng chính trị; chức năng văn hoá; chức năng giáo dục về đoàn kết và
hợp tác quốc tế.
1.2.2. Quản lý
Khi sự phân công lao động xã hội xuất hiện và phát triển sâu rộng thì sự
liên kết giữa con người cá thể với nhau ngày càng cao, con người cá thể một
mặt vừa có khả năng tự chủ, mặt khác mối liên hệ cá thể thành hệ thống xã
hội ngày càng lớn mà cá thể không thể đứng ngoài hệ thống đó. Hoạt động
quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác hoạt động. Như vậy, quản lý là
một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện
mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn,
từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hoá càng cao, yêu cầu quản lý càng cao
và vai trò của nó tăng lên. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:
Frederik Winslon Taylo (1856-1915), người Mỹ được coi là “cha đẻ của
thuyết quản lý khoa học”, là một trong những người mở ra “kỷ nguyên vàng”
14
trong quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là: “Mỗi loại
công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản lý chặt
chẽ”. Ông cho rằng “quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần
làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp nào tốt nhất, rẻ nhất”.
Theo Marx: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cần đến một sự chỉ đạo
điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí
quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. [13]
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình
định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động
đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định”. [6]
Theo TS. Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và
hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản
lý, phù hợp với quy luật của khách quan” [21]
Theo GS. Đặng Quốc Bảo: Bản chất của hoạt động quản lý nhằm làm
cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đã đặt ra và tiến đến các trạng thái có
tính chất lượng mới
Quản lý = Quản + Lý
Trong đó: Quản là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định
Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới phát triển
Hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu phải dẫn đến suy thoái. Hệ
phát triển mà không ổn định thì tất yếu dẫn đến rối ren.
Vậy: Quản lý = Ổn định + Phát triển
Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
15
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một
cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” và “Quản lý
một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của
hệ nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến”. [19]
Tuy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý song bản chất của
khái niệm quản lý có thể hiểu là: Sự tác động có định hướng, có chủ định của
chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận động theo
mục tiêu đề ra và tiến tới trạng thái chất lượng mới.
1.2.3. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.2.3.1. Quản lý giáo dục
Khoa học quản lý giáo dục là một chuyên ngành của khoa học quản lý
nói chung đồng thời cũng là bộ phận của khoa học giáo dục, nhưng là một
khoa học tương đối độc lập.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý GD là khái niệm
đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ GD quốc gia, quản lý các phân hệ của nó, đặc
biệt là quản lý trường học)
“Quản lý GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và
nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN
Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa
GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [20]
Theo GS Phạm Minh Hạc: “Quản lý GD là tổ chức các hoạt động dạy
học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất
của nhà trường phổ thông Việt Nam XHCN, mới quản lý được GD, tức là cụ
thể hoá đường lối GD của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp
ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”. [22]
16
Quản lý GD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống GD đạt tới kết quả mong
muốn bằng cách hiệu quả nhất. Quản lý GD theo nghĩa tổng quát là hoạt động
điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế
hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý GD chứa đựng những nhân
tố đặc trưng, bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý GD, ở tầm vĩ mô là sự
quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT; ở tầm vi mô là quản lý của Hiệu trưởng nhà trường.
Phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chương trình, kế
hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích
GD trong mỗi giai đoạn cụ thể của XH phải có một lực lượng đông đảo những
người làm công tác GD cùng với hệ thống CSVC tương ứng.
Quản lý GD có tính xã hội cao. Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn
đề XH: kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng phục vụ công tác GD.
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý GD, trong
đó đội ngũ GV và HS là đối tượng quản lý quan trọng nhất.
1.2.3.2. Quản lý nhà trường
Nhà trường là một tổ chức GD cơ sở trực tiếp làm công tác GD&ĐT và
là tế bào của hệ thống GDQD. Nói cách khác nhà trường là khách thể cơ bản
của tất cả các cấp GLGD và là một hệ thống độc lập tự quản của XH. Các cấp
QLGD tồn tại trước hết, cốt lõi là vì chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà
trường mà trung tâm là hoạt động dạy học.
Theo GS Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối
GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu GD đối với
ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS”. [5]
17
Quản lý nhà trường gồm hai loại: Tác động của CTQL bên trong và bên
ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, GD của nhà
trường như chỉ dẫn của hội đồng GD hay các quyết định của cơ quan quản lý cấp
cao hơn. Tác động quản lý của CTQL bên trong nhà trường như các hoạt động
quản lý GV, quản lý HS, quản lý quá trình dạy học - giáo dục, quản lý CSVC, tài
chính của trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng.
Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là QLGD trong phạm vi một nhà
trường. Quản lý trường phổ thông thực chất và trọng tâm là quản lý quá trình
đào tạo, nó bao gồm các nhân tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, quản lý
lực lượng đào tạo (thầy), đối tượng đào tạo (trò) và quản lý các nhân tố khác
như: Điều kiện, hình thức, quy chế đào tạo, bộ máy, môi trường GD. [7]
Hiệu
trưởng
BM
MT
Th
HT
ND
ĐK
PP
MTr
Tr
QC
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý nhà trường
18
Mục tiêu đào tạo MT Hình thức tổ chức đào tạo HT
Nội dung đào tạo ND Điều kiện đào tạo ĐK
Phương pháp đào tạo PP Môi trường đào tạo MTr
Lực lượng đào tạo Th Quy chế đào tạo QC
Đối tượng đào tạo Tr Bộ máy đào tạo BM
1.2.4. Quan niệm về trường học thân thiện
“Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản
thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và
sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất
dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì sẽ không còn “thân”
và “thiện”.”Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức
của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài
trong quan hệ ứng xử.
“Trường học thân thiện” phải thân thiện với địa phương - địa bàn hoạt động
của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể
sư phạm với HS; thân thiện giữa HS với nhau; “Trường học thân thiện” phải
đảm bảo CSVC phù hợp với yêu cầu GD và thoả mãn tâm lý người thụ hưởng.
1. Trước hết, trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động, mà nội dung
chủ yếu của sự thân thiện là:
- Thu hút 100% trẻ em đến tuổi học thuộc địa bàn phục vụ của trường được đi
học và học đến nơi đến chốn (nghĩa là thực hiện tốt phổ cập GD bậc tiểu học
và THCS). Trường phải đảm bảo cho mọi HS đều bình đẳng về quyền lợi
(đồng thời là nghĩa vụ) học tập, không phân biệt giàu nghèo, giới tính, tôn
giáo, ngôn ngữ, văn hoá, dân tộc, vùng miền, tình trạng thể chất (kể cả các em
không may bị khuyết tật ).
- Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hoá, giáo dục ở địa
phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi
19
trường xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng,
đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp .
- Một nội dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương mà Bộ đề
ra: Mỗi trường học là địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hoá, lịch sử ở địa
phương, và tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây,
chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ. (Ngoài 5 khu di tích lịch sử mà
Bộ chọn ra để chăm sóc chung).
2. Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Điều này rất quan trọng, vì nó
là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Tại đây, vai trò của Hiệu
trưởng, của lãnh đạo tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng.
Muốn vậy, trong quan hệ quản lý, phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng
được quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công
khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải
thực sự tôn trọng lẫn nhau, từ nhân viên bảo vệ, lao công đến Hiệu trưởng.
Không thể có thân thiện nếu trong trường mất dân chủ, bất bình đẳng, thiếu
tôn trọng lẫn nhau, Hiệu trưởng hoạch sách hay quá hơn là mạt sát nhân viên
dưới quyền. Cũng không thể có thân thiện nếu mọi khoản thu chi trong nhà
trường cứ mập mờ không rõ ràng.
3. Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy cô với các em HS. Thầy
cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo phương châm
“Tất cả vì HS thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô chứ không
phải là “kính nhi viễn chi”. Sự thân thiện của các thầy cô với các em là “khâu
then chốt” và phải thể hiện:
- Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, hãy mạnh dạn
chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc, trò chép” sang lối dạy “thầy tổ chức, trò
hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, “thầy trò tương tác” và “dạy học cá
thể”. Có như vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em, mới