Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Yếu tố nguy cơ của rối loạn dạng cơ thể ở vị thành niên Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ DIỆU ANH

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA RỐI LOẠN
DẠNG CƠ THỂ Ở VỊ THÀNH NIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bahr Weiss
NCS. Trần Văn Công

HÀ NỘI – 2012
Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 1


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... 4
Phần một -MỞ ĐẦU ..................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 9
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10


3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 10
4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 12
6. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................. 12
7. Phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu ........................................................ 13
8. Thời gian và địa điểm................................................................................ 14
9. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 15
10. Cấu trúc luận văn..................................................................................... 15
Phần hai - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 17
Chƣơng 1 –CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 17
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................... 17
1.1.1. .........................................................................................Nh
ững nghiên cứu về rối loạn dạng cơ thể ................................... 17
1.1.2. .........................................................................................Nh
ững nghiên cứu về nguyên nhân của rối loạn dạng cơ thể ....... 19
1.2. Một số vấn đề lý luận về rối loạn dạng cơ thể VTN ......................... 28
1.1.3. .........................................................................................Rối
loạn dạng cơ thể ........................................................................ 28

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 2


1.1.4. .........................................................................................Tu
ổi vị thành niên ......................................................................... 35
1.1.5. .........................................................................................Mộ
t số khái niệm khác có liên quan .............................................. 39
Chƣơng 2 –TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 41
2.1. Công cụ nghiên cứu................................................................................ 41

2.2. Quy trình thu thập dữ liệu ...................................................................... 53
2.3. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 54
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 61
3.1. Hiện trạng RLDCT ở VTN thông qua 2 bảng hỏi CSI và YSR-SC ...... 61
3.2. Mối liên hệ giữa RLDCT và tình hình sức khỏe của cha mẹ
hoặc ngƣời chăm sóc khác của VTN ............................................................ 64
3.3. Mối liên hệ các triệu chứng cơ thể và trải nghiệm bản thân
của VTN khi bị đau ốm, đƣợc ngƣời khác chăm sóc .................................... 65
3.4. Mối liên hệ giữa các triệu chứng cơ thể và vấn đề nhân cách VTN . 68
3.5. Mối liên hệ giữa RLDCT và những trải nghiệm sang chấn, căng thẳng
của VTN ........................................................................................................ 71
3.6. Mơ hình tuyến tính chung ...................................................................... 81
3.3.1. .........................................................................................Lý
giải về mơ hình tuyến tính chung ............................................. 81
3.3.2. .........................................................................................Cá
c phân tích trong nghiên cứu .................................................... 83
3.7. Bình luận chung về kết quả nghiên cứu ............................................ 100
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 103
1. ...................................................................................................Kết
luận ...................................................................................................... 103

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 3


2. ...................................................................................................Kiế
n nghị................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 111

Phụ lục 1 ................................................................................................... 112
Phụ lục 2 ................................................................................................... 113

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
RLDCT:

rối loạn dạng cơ thể

VTN:

vị thành niên

KRNN:

khơng rõ ngun nhân

DSM-IV:

Sổ tay thống kê và chẩn đốn các rối loạn tâm thần

, phiên bản

IV, của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ
MĐ:


mức độ

TB:

trung bình

C/K:

có/khơng

GLM:

General Linear Models (Mơ hình tuyến tính chung)

YSR-SC:

YSR-somatic complains (YSR-phàn nàn về cơ thể)

RWB:

Reinforment of Well Behaviors: khuyến khích hành vi khỏe

mạnh
FMI-cha:

FMI sức khỏe của cha

FMI-mẹ:

FMI sức khỏe của mẹ


RIB-cha/mẹ/bạn-ốm: cha/mẹ/bạn đối xử khi VTN ốm
RIB-cha/mẹ/bạn-khỏe: cha/mẹ/bạn đối xử khi VTN khỏe

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 - Giới tính của khách thể nghiên cứu
Bảng 2 - Độ tuổi của khách thể
Bảng 3 - Tình trạng hơn nhân của bố mẹ - nhóm nghiên cứu
Bảng 4 - Các triệu chứng cơ thể thường gặp ở VNT qua thang đo SCI
Bảng 5 - Các triệu chứng cơ thể thường gặp ở VNT qua thang đo YSR
Bảng 6a - Tương quan giữa RLDCT và tình hình sức khỏe của cha mẹ - nhóm
nghiên cứu
Bảng 6b - Tương quan giữa RLDCT và tình hình sức khỏe của cha mẹ - nhóm
đối chứng
Bảng 7a - Tương quan giữa RLDCT và trải nghiệm đau ốm của VTN – nhóm
nghiên cứu
Bảng 7b - Tương quan giữa RLDCT và trải nghiệm đau ốm của VTN – nhóm
đối chứng
Bảng 8a - Mối liên hệ giữa các triệu chứng cơ thể và vấn đề nhân cách của
tuổi VNT – nhóm nghiên cứu
Bảng 8b - Mối liên hệ giữa các triệu chứng cơ thể và vấn đề nhân cách của
tuổi VNT – nhóm đối chứng
Bảng 9 - Nét nhân cách tự ti của nhóm nghiên cứu
Bảng 10 - Nét nhân cách dễ tổn thương của nhóm nghiên cứu
Bảng 11a - Bảng tương quan giữa RLDCT và ALEQ nhóm nghiên cứu

Bảng 11b - Bảng tương quan giữa RLDCT và ALEQ nhóm đối chứng
Bảng 12a - Tương quan giữa RLDCT và thang đo ngắn về những sự kiện
cuộc đời BLEC – nhóm nghiên cứu
Bảng 12b - Tương quan giữa RLDCT và thang đo ngắn về những sự kiện
cuộc đời BLEC – nhóm đối chứng
Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 6


Bảng 13a - Tương quan giữa RLDCT và rối loạn stress sau sang chấn – nhóm
nghiên cứu
Bảng 13b - Tương quan giữa RLDCT và rối loạn stress sau sang chấn – nhóm
đối chứng

Bảng 14a - Mối liên hệ giữa RLDCT và phản ứng của gia đình đối với việc
học tập của VTN – nhóm nghiên cứu
Bảng 14b - Mối liên hệ giữa RLDCT và phản ứng của gia đình đối với việc
học tập của VTN – nhóm đối chứng
Bảng 15 - Mơ hình đau ốm trong gia đình theo nhóm và giới tính
Bảng 16 - Củng cố hành vi đau ốm của VTN chia theo nhóm và giới tính
Bảng 17 - Nhạy cảm thần kinh chia theo nhóm và giới tính
Bảng 18 - Stress chia theo nhóm và giới tính
Bảng 19 - Mơ hình đau ốm của gia đình: tương tác giữa nhóm và giới tính
Bảng 20 - Mơ hình đau ốm của gia đình: tương tác chia theo giới tính
Bảng 21 - Khuyến khích hành vi đau ốm: tương tác chia theo nhóm và giới
tính:
Bảng 21a - Khuyến khích hành vi đau ốm: tương tác giữa giới tính và ứng xử
của bạn khi VTN ốm
Bảng 21b - Khuyến khích hành vi đau ốm: tương tác giữa giới tính và ứng xử

của bạn khi VTN khoẻ
Bảng 21c - Khuyến khích hành vi đau ốm: tương tác giữa giới tính và ứng xử
của mẹ khi VTN khoẻ
Bảng 22 - Tương tác giữa yếu tố nhiễu tâm và RLDCT chia theo nhóm và giới
tính
Bảng 23 - Yếu tố stress: tương tác chia theo nhóm và giới tính
Bảng 23a - Tương tác giữa mức độ stress và RLDCT chia theo giới tính
(CSI = Tương tác giữa giới tính và ALEQ-MĐ-TB)
Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 7


Bảng 23b - tương tác giữa áp lực học tập và RLDCT chia theo giới tính
(CSI = Tương tác giữa giới tính và AP-tiêu cực)
Bảng 23c - Tương quan giữa mức độ stress và RLDCT chia theo giới tính
(YSR-SC = tương tác giữa giới tính và ALEQ-MĐ-TB)
Bảng 23d - Tương quan giữa áp lực học tập và RLDCT chia theo giới tính
(YSR-SC = tương tác giữa giới tính và AP-tiêu cực)

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 8


Lời Tri Ân
Lời đầu tiên, em xin đƣợc trân trọn g cảm ơn trƣờng Đại Học Giáo Dục
đã mở khóa đào tạo Tâm lý lâm sàng đầu tiên tại Việt Nam sau bao năm
chuẩn bị , để chúng em – nhƣ̃ng ngƣời rất yêu thí ch nhƣng vẫn đang mày mò
đƣờng đi về tâm lý lâm sàng - có cơ hội đƣợc học tập nhƣ̃ng kiến thƣ́c và kinh

nghiệm quý báu tƣ̀ các vị giáo sƣ hàng đầu về tâm lý lâm sàng trong và ngoài
nƣớc, có cơ hội đƣợc học tập cùng nhau để trao đổi , chia sẻ nhƣ̃ng khó khăn
trong sƣ́ mạng mới mẻ và cũng đầy khó khăn này. Em trân trọng biết ơn công
lao của các thầy cô đã trƣ̣c tiếp đào tạo và giám sát công việc của chúng em
bằng cả tâm huyết và sƣ̣ nhiệt tì nh , biết ơn các thầy cô của phòng đào tạo , đã
tận tì nh giúp đỡ lớp chúng em nói chung và bản thân em nói riêng trong suốt
2 năm gắn bó.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc và lãnh đạo Khoa Tâm Lý, BV Nhi Đồng
1, đã tạo điều kiện cho em có thể tham gia đầy đủ các khóa học cho đến khi
hoàn thành luận văn nhƣ h ôm nay.Cảm ơn các quý đồng nghiệp đã giúp tôi
cán đáng công việc và luôn hỗ trợ tôi từ xa trong thời gian tôi đi học

, không

tham gia trƣ̣c tiếp nhƣ̃ng nhiệm vụ tại khoa phòng.
Em xin gởi lời cảm ơn đến các vị bác sỹ , tâm lý gia ở các bệnh viện
nhƣ BV Bạch Mai, BV Nhi Đồng 1, BV Nhi Đồng 2, BV Tâm Thần đã hỗ trợ
em rất nhiều trong quá trì nh em thu thập dƣ̃ liệu phục vụ cho nghiên cƣ́u.
Lời tri ân sâu sắc nhất , em xin trân trọng gởi đến GS .TS. Bahr Weiss,
thầy không nhƣ̃ng đào tạo chúng em trƣ̣c tiếp về nhƣ̃ng môn học chuyên
ngành, mà còn là ngƣời hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này . Em xin gởi
lời tri ân đến NCS . Trần Văn Công , thầy đã cùng thầy Bahr hƣớng dẫn em
bằng cả sƣ̣ n hiệt tì nh, tâm hút và nhƣ̃ng lời đợng viên , khích lệ trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 9


Đƣợc tham gia khóa đào tạo Tâm Lý lâm sàng đầu tiên tại Việt Nam là

một may mắn đối với em , đƣợc làm việc với các quý thầy cô , các bạn bè (mà
bây giờ đã là đồng nghiệp ) là một điều em hằng mong muốn . Em xin đƣợc
nối tiếp các quý thầy cô và quý đồng nghiệp tiếp tụ c công việc rất đẹp này ,
đem lại sƣ́c khỏe tinh thần cho các trẻ em và vị thành niê
rất mong lại tiếp tục đƣợc sƣ̣ hỗ trợ của các thầy cô

n nƣớc nhà, và em

, các bạn đồng nghiệp

trong cả chặn đƣờng dài phí a trƣớc.
Em xin trân trọng biết ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2012

Nguyễn Thị Diệu Anh

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 10


Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống của mỗi ngƣời, bên cạnh những niềm vui, hạnh phúc,
ai cũng có thể trải qua những giai đoạn khó khăn.Khó khăn ở đây xin đƣợc đề
cập đến là những khó khăn tinh thần nhƣ những nỗi buồn, sự lo âu, nỡi thống
khổ, những cơn sợ hãi, những nỡi hồi nghi. Những khó khăn tinh thần đó
làm ảnh hƣởng đến chức năng sống, đến chất lƣợng cuộc sống, đến công việc,
học tập, sinh hoạt, mối quan hệ của bệnh nhân, có ngƣời vƣợt qua đƣợc,

nhƣng có nhiều ngƣời thì khơng.Vì vậy, khi có những khó khăn nhƣ thế, bệnh
nhân rất cần sự hỗ trợ về tâm lý.Nếu không đƣợc sự hỗ trợ đó, nhiều bệnh
nhân đã có xu hƣớng phát triển thành bệnh về cơ thể nhƣng khơng tìm ra
ngun nhân về mặt y khoa.Bệnh này đƣợc gọi là Rối loạn dạng cơ thể.Bác sỹ
Nguyễn Văn Siêm có nói: “Các nhân tố tâm lý tác động lên tất cả các bệnh,
và đối với bệnh tâm thể, vai trò của nhân tố tâm lý được nhấn mạnh trong sự
khởi phát, tiến triển nặng lên hay nhẹ đi, trong tố bẩm hay trong phản
ứng”[4;156].
Ở những nƣớc có nền khoa học tiên tiến, rối loạn này đã đƣợc phát hiện
từ thời kỳ Freud và trƣờng hợp Rối loạn chuyển dạng điển hình mà thời đó
gọi là Hysteria của Anna. Sau Freud, rối loạn dạng cơ thể đƣợc nhiều bác sỹ
nghiên cứu để tìm hiểu những triệu chứng, nguyên nhân và phƣơng pháp điều
trị. Tại Việt Nam, những bệnh viện tâm thần hoặc các khoa, trung tâm khám
tâm lý cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân có rối loạn này.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu rối loạn dạng cơ thể của tuổi vị
thành niên. Nghiên cứu của Lieb R, Pfister H, M Mastaler, Wittchen H-U về
“Rối loạn dạng cơ thể và các rối loạn trong một mẫu dân số đại diện của thanh
Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 11


thiếu niên ngƣời trẻ tuổi”, nghiên cứu trên 3.021 ngƣời, độ tuổi từ 14 đến 24,
đã cho kết quả là có 12.6% vị thành niên có triệu chứng rối loạn dạng cơ thể
này [16].
Theo thống kê của khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, năm
2007, số bệnh nhi đƣợc chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể là 35, năm 2008 là 163
bệnh nhi, đến năm 2009 có 174 bệnh nhi, và tính đến năm 2010 thì có 191
bệnh nhi có biểu hiện của rối loạn dạng cơ thể, và năm 2011 là 105 bệnh
nhi[1]. Trong quá trình điều trị, các bác sỹ và chuyên viên tâm lý nhận thấy có

nhiều những lý do dẫn đến rối loạn này, và phần lớn các bệnh nhi này đều có
những sự kiện gây trầm cảm, căng thẳng, lo âu, những cú sốc từ những trải
nghiệm trong cuộc đời, từ cách cƣ xử của ngƣời khác, cụ thể là cha mẹ, bạn
bè tác động đến. Những điều đó có thể làm phát sinh những triệu chứng đau
về cơ thể mặc dù không có tổn thƣơng thực thể, hoặc có thể làm bộc phát, làm
nặng thêm, kéo dài tình trạng bệnh lý của một bệnh có sẳn.
Với Rối loạn dạng cơ thể nêu trên, hầu nhƣ ai cũng có thể mắc phải.
Riêng đối với lứa tuổi Vị thành niên, lứa tuổi với rất nhiều những biến đổi lớn
về cơ thể lẫn tinh thần, các em phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử
thách, và khi có những triệu chứng cơ thể này, sức khỏe của các em suy giảm,
sa sút tinh thần, bị cản trở học tập, suy giảm chức năng sống, thậm chí dẫn
đến tự sát.
Vậy, những yếu tố nào có thể là nguy cơ dẫn tới rối loạn dạng cơ thể ở
lứa tuổi vị thành niên?Tìm hiểu về những yếu tố nguy cơ đó chính là nhiệm
vụ của đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những triệu chứng của rối loạn dạng cơ thể ở trẻ vị thành
niên.
Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 12


- Tìm hiểu những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn dạng cơ thể.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn dạng cơ thể tuổi vị thành niên.
3.2. Khách thể
3.1.1. Nhóm nghiên cứu: 52 trẻ vị thành niên có Rối loạn dạng
cơ thể, từ độ tuổi 10 đến 19, đƣợc điều trị nội trú hoặc ngoại tại một

trong những bệnh viện/phòng khám tâm lý, tâm thần, đƣợc chẩn đoán
bởi bác sỹ tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý lâm sàng.
3.1.2. Nhóm đối chứng: 61 trẻ vị thành niên thuộc các loại bệnh
khác (không phải Rối loạn dạng cơ thể), từ độ tuổi 10 đến 19, đƣợc
điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại một trong những bệnh viện/phòng
khám tâm lý, tâm thần.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới rối loạn dạng cơ thể tuổi vị thành
niên là:
Giả thuyết 1.Mơ hình hố từ việc bố mẹ/ngƣời chăm sóc bị đau
bệnh.Mơ hình học tập, trẻ em tiếp xúc với hành vi khơng thích nghi của cha
mẹ khi đau bệnh và học tập theo.
Giả thuyết 2.Trải nghiệm bản thân khi bị đau ốm, đƣợc ngƣời khác
chăm sóc: Trẻ càng đƣợc chăm sóc và quan tâm khi ốm thì càng có xu hƣớng
có rối loạn dạng cơ thể (giống nhƣ ốm thật) để đƣợc quan tâm và chăm sóc.
Giả thuyết 3.Vấn đề nhân cách: trẻ càng có nhân cách dạng nhiễu tâm
càng cao thì càng dễ bị rối loạn dạng cơ thể.

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 13


Giả thuyết 4.Những trải nghiệm sang chấn, căng thẳng của bản thân
VTN.Trẻ càng có nhiều những trải nghiệm này thì càng có nhiều các triệu
chứng của rối loạn dạng cơ thể.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài, xây dựng các khái
niệm.
5.2. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn tới rối loạn dạng cơ thể tuổi vị thành

niên.
5.3. Tìm hiểu các thang đo có thể dùng trong nghiên cứu.
5.4. Khảo sát yếu tố nguy cơ của rối loạn dạng cơ thể bằng các thang đo.
5.5. Xử lý kết quả khảo sát.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Về khách thể nghiên cứu
Là một ngƣời làm tâm lý lâm sàng tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1,
TP.HCM, hàng năm, ngƣời nghiên cứu đều tiếp cận và điều trị tâm lý cho
những bệnh nhi có rối loạn dạng cơ thể, và số bệnh nhân mắc bệnh này khơng
nhiều, vì vậy, với thời gian nghiên cứu có hạn, số mẫu khơng cao dù ngƣời
nghiên cứu đã thu thập mẫu từ nhiều nơi khác nhau.
6.2. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung giới hạn trong rối loạn cơ thể hóa, là một trong
năm rối loạn nhỏ thuộc rối loạn dạng cơ thể.
6.3. Về địa điểm nghiên cứu
Chính vì giới bạn về khách thể nghiên cứu nhƣ đã nói ở phần 6.1,
ngƣời nghiên cứu phải thu thập mẫu ở nhiều nơi, nhất là các bệnh viện, các
phòng khám tâm lý, tâm thần nhi, tại TP.HCM.

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 14


Riêng về Bệnh Viện Nhi Đồng 1, đây là bệnh viện thuộc tuyến tỉnh của
miền Nam, phụ trách khám và điều trị cho bệnh nhi từ Đà Nẵng đến hết Cà
Mau, bao gồm những tỉnh miền Nam Trung Bộ, Tây Ngun, Đơng Nam Bộ,
Tây Nam Bộ nên có rất nhiều những đặc điểm khác nhau về địa bàn, văn hóa
vùng miền, cách ứng xử, và điều đó cũng tạo nên sự đa dạng cho đề tài này.
7. Phương pháp và công cụ nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu
-

Phƣơng pháp thu thập, phân tích tài liệu: tìm tài liệu từ

những ng̀n nhƣ Thƣ viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội
(), Thƣ viện Bệnh Viện Nhi Đồng 1,
, thƣ viện trực tuyến PsyINFO của các trƣờng
đại học Mỹ.
-

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.

-

Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để phân tích số liệu

định lƣợng.
7.2. Cơng cụ nghiên cứu
Trong đề tài nà y, chúng tôi sử dụng các thang đo sau để trả lời các giả
thuyết nghiên cƣ́u:
Bảng hỏi 1 = Bảng rối loạn cơ thể hóa ở trẻ em (CSI - Children’s
Somatization Inventory, viết tắt tiếng Anh là CSI)
Bảng hỏi 2= Bảng mơ hình bệnh lý của gia đình(Family model of
illness, viết tắt tiếng Anh là FMI)
Bảng hỏi 3 = Bảng củng cố hành vi bệnh (Reinforcement of illness
behavior, viết tắt tiếng Anh là RIB)
Bảng hỏi 4 = Bảng hỏi về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của
VTN (Adolescents Life Event Questionnaire, viết tắt tiếng Anh là ALEQ)
Nguyễn Thị Diệu Anh


Page 15


Bảng hỏi 5 = Thang đo ngắn về sự kiện cuộc đời (Brief Life Event
Checklist, viết tắt tiếng Anh là BLEC)
Bảng hỏi 6 = Bảng hỏi về rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý
(Post-traumatic Stress Disorder, viết tắt tiếng Anh là PTSD)
Bảng hỏi 7 = Thang đo nhân cách 5 nhân tố (NEO-n)
Bảng hỏi 8 = Bảng về áp lực học tập (Academic Pressure, viết tắt tiếng
Anh là AP)
Bảng hỏi 9 = Bảng liệt kê hành vi tƣ̣ thuật của VTN (Youth SelfReport, viết tắt tiếng Anh là YSR)
Ngồi các bảng hỏi trên, chúng tơi còn vài thơng tin cá nhân nhƣ:
- Đối với khách thể: họ tên, giới tính, năm sinh, học lớp, nơi ở, trẻ đang
sống với ai.
- Đối với cha mẹ hoặc ngƣời chăm sóc khác của khách thể: năm sinh,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân của bố mẹ.
8. Thời gian và địa điểm
8.1. Thời gian: 6 tháng (từ tháng 06 đến tháng 12/2011)
8.2. Địa điểm:
Tại thành phố Hờ Chí Minh:Bệnh viện Nhi Đồng 1; Bệnh viện Nhi
Đồng 2; và Bệnh viện tâm thần.
Tại Hà Nội: Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai
9. Đóng góp mới của luận văn
9.1. Đóng góp về mặt lý luận
Theo 4 giải thuyết nghiên cứu trên, nếu kết quả nghiên cứu tìm thấy
yếu tố nguy cơ nào trong số đó dẫn tới rối loạn dạng cơ thể thƣờng thấy ở vị
thành niên, thì đây là một đóng góp mới cho ngành tâm lý lâm sàng tại Việt
Nguyễn Thị Diệu Anh


Page 16


Nam nói chung, và nhƣ đã nói trên, những bài nghiên cứu về yếu tố nguy cơ
Rối loạn dạng cơ thể khơng có nhiều ở Việt Nam, nên bài nghiên cứu này có
thể là một trong những đóng góp về mặt lý luận cho những ngƣời có nhu cầu
nghiên cứu rối loạn dạng cơ thể sau này.
9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Trƣớc đây, vì những nguyên nhân của rối loạn dạng cơ thể còn mập mờ
hoặc khơng đƣợc tìm ra, cho nên phƣơng pháp điều trị cũng chƣa rõ ràng và
thân chủ thƣờng bỏ dở trị liệu. Từ việc tìm thấy những yếu tố nguy cơ của rối
loạn dạng cơ thể này, những nhà điều trị có thể lên kế hoạch trị liệu cho thân
chủ một cách rõ ràng hơn, để thân chủ tìm lại sự bình yên trong tinh thần và
tiếp tục công việc học tập tốt.
10. Cấu trúc luận văn
Phần một – Mở đầu
Phần hai – Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1 – Cơ sở lý luận
Chƣơng 2 – Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3 – Kết quả nghiên cứu
Phần ba – Kết luận và Kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 17


Phần hai

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về rối loạn dạng cơ thể (RLDCT)
RLDCT đã đƣợc quan tâm và nghiên cứu từ lâu ở các nƣớc có nền
khoa học tiên tiến nhƣ châu Âu và Mỹ. Đầu tiên là trƣờng hợp điều trị
hysteria đầu tiên là của Freud vào năm 1880.Tiếp theo là Charcot, chuyên
điều trị những bệnh nhân đã mắc phải một loạt các triệu chứng khơng rõ
ngun nhân vật lý bao gờm tình trạng tê liệt, co rút (cơ bắp hợp đờng đó và
khơng thể đƣợc thƣ giãn) và co giật. Một số những bệnh nhân này không
thƣờng xuyên và buộc phải thông qua một tƣ thế kỳ lạ (christened cung-decercle), trong đó họ cong cơ thể của họ ngƣợc trở lại cho đến khi họ đƣợc hỡ
trợ chỉ bằng đầu và gót chân của họ. Charcot cuối cùng đi đến kết luận rằng
nhiều bệnh nhân của ơng đã mắc phải một hình thức c̀ng loạn đó đã đƣợc
gây ra bởi phản ứng cảm xúc của họ đến một tai nạn chấn thƣơng trong quá
khứ của mình. Họ phải chịu đựng, theo quan điểm của ông, không phải từ
những tác động vật lý của tai nạn, nhƣng từ ý tƣởng của họ đã hình thành của
nó.Freud đã vơ cùng ấn tƣợng bởi cơng việc của Charcot là c̀ng loạn sau
chấn thƣơng và từ đó quan niệm rằng một trong những hình thức chủ yếu của
căn bệnh đó là nhữngtrải nghiệm đau thƣơng dẫn đến quá trình hình thành vơ
thức, triệu chứng. Ơng bắt đầu phát triển ý tƣởng này với một đồng nghiệp y
Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 18


tế là Josef Breuer. Trƣờng hợp đầu tiên ông tham gia điều trị là Anna vào năm
1880.
Anna O. là một phụ nữ 21 tuổi, ngƣời đã bị ốm trong khi điều dƣỡng
cha cơ ngƣời cuối cùng chết vì một áp xe củ. Bệnh tình của cơ đã bắt đầu với

một cơn ho nặng, sau đó phát triển một số triệu chứng khác về thể chất, bao
gờm tình trạng tê liệt của các chi của phía bên phải của cơ thể, co, rối loạn
thính giác, thị giác và ngơn ngữ. Cơ cũng bắt đầu kinh nghiệm sai sót của ý
thức và ảo giác.
Breuer chẩn đoán bệnh của Anna O. nhƣ là một trƣờng hợp cuồng loạn
và dần dần phát triển một hình thức trị liệu mà ơng tin là có hiệu quả trong
việc làm giảm các triệu chứng của cô. Đối với Freud, ông hiểu triệu chứng
của xuất phát từ các sự cố đau thƣơng và có sự dờn nén của tình dục nơi bệnh
nhân mình.
Đối với trƣờng hợp này, Freud đƣợc nhắc đến nhƣ ngƣời đầu tiên điều
trị ra bệnh lý Hysteria, mà ngày nay gọi là Rối loạn chuyển dạng, nằm trong
Rối loạn dạng cơ thể. Ông nhận thấy có những trải nghiệm đau thƣơng trong
quá khứ đối với những bệnh nhân này, điều này đƣợc ghi nhận ở những ngƣời
nghiên cứu sau Freud.Tuy nhiên, nguyên nhân về sự dờn nén tình dục khơng
đƣợc các nhà tâm lý sau này đồng ý.
Trong nghiên cứu “Somatization in Pediatric Primary Care” của John
V.Campo, Linda Jansen-MC Williams và Kelly J. Kenleher có mô tả về
những cá nhân than phiền về những triệu chứng y khoa có thật nhƣng khơng
giải thích đƣợc từ các xét nghiệm, nhƣ đau đầu, đau bụng, đau tay chân, mệt
mỏi, các triệu chứng tiêu hóa là rất phổ biến (Alfven, 1993; Eminson và cộng
sự, 1996; Garber và cộng sự, 1991; Offord và cộng sự, 1987; Oster, 1972)
[14;1093]. Những triệu chứng này tăng từ khoảng giữa tuổi thơ bƣớc sang
tuổi vị thành niên (Offord và cộng sự, 1987).
Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 19


Một bài viết khác nói về nguy cơ tự tử của bệnh nhân có RLDCT mà
nguyên nhân là do yếu tố trầm cảm gây nên [20]. Những nhà nghiên cứu cho

rằng nỗ lực tự sát dƣờng nhƣ là một sự kiện thƣờng xuyên trong bệnh nhân
mắc chứng RLDCT (Morrison Herbstein, 1988; Purtell, Robins, Cohen, 1951;
Woodruff, Clayton và Guze, 1972), tuy nhiên, những bệnh nhân này có
RLDCT do nguyên nhân trầm cảm gây ra.
Dữ liệu từ một đơn vị Nghiên cứu dịch tễ học tƣơng lai của thanh thiếu
niên tại Munich, Đức, với cách thức theo dõi khách thể trung bình 42 tháng,
khách thể là những ngƣời có rối loạn tâm lý sau chấn thƣơng, vấn đề xã hội,
lạm dụng tình dục, lạm dụng chất, rối loạn ăn uống, đã cho kết quả là có 48%
trong số đó có rối loạn dạng cơ thể, tập trung nhiều ở nữ giới. Những tác giả
này còn đƣa ra nhận xét, đối với những phụ nữ có trải nghiệm lạm dụng chất,
rối loạn lo âu, thì đây là yếu tố cho sự khởi đầu của RLDCT [20].
Nói riêng về những nghiên cứu về Rối loạn dạng cơ thể ở trẻ em và
VNT, Mary Lynn Dell có nói về thuật ngữ đƣợc dùng trong y tế cho RLDCT
là mus-somatoform – các triệu chứng cơ thể không rõ nguyên nhân, và triệu
chứng này đƣợc than phiền rất phổ biến trong cộng đồng và trong bệnh nhân
đến khám, trong đó, thanh thiếu niên chiếm 15% [19;44]. Những triệu chứng
đƣợc đề cập ở đây là nhức đầu, đau nửa đầu, đau bụng, nơn ói, mệt mỏi, đau
ngực, đau lƣng [19;15-59].
Trong kết quả nghiên cứu “Hội chứng RLDCT ở trẻ em và VTN” của
Roselind Lieb, Hildegard Poster và cộng sự cho thấy, các trẻ VNT nữ gặp
RLDCT nhiều hơn trẻ VNT nam với giả thuyết là do độ nhạy cảm của giới nữ
với sự thay đổi về cơ thể [21;27-52]. Tuy nhiên, bài viết chƣa cung cấp lý do
rõ ràng cho giả thuyết này.
1.1.2. Những nghiên cứu về nguyên nhân của rối loạn dạng cơ thể

Nguyễn Thị Diệu Anh

Page 20




×