Đ Ạ I H Ọ C Q U ỐC G IA HÀ N ỘI
K HOA S ư PH Ạ M
-=o0o=-
TRẨN MẠNH CUNG
XÂY DỰNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG - MỘT BIỆN PHÁP
ĐẨY MẠNH XẢ Hội HÓA CÒNG TÁC GIÁO DỤC VÀ Hổ TRỢ PHÁT TRIÊN
GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỈA BÀN NÔNG THÔN TỈNH BẮC g ia n g
*
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
M ả s ố : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. ĐẶNG XUÂN HẢI
HÀ N Ộ I - 2003
r . v v . - . ü . v . * ANOÎ
• • 1 • - ' V? » •" • ; r ■Ị
V- I.S/1M
3
BẢNG KÊ NHỮNG CHỮ VIẾT TẤT
GDĐT Giáo dục - đào tạo
CĐXH Cộng đồng - xã hội
KTXH Kinh tế - xã hội
GDCĐ Giáo dục cộng đồng
NTCĐ
Nhà trường cộng đồng
TTGDCĐ Trung tâm giáo dục cộng đổng
TTHTCĐ
Trung tâm học tập cộng đồng
XHHCTGD
Xã hội hóa công tác giáo dục
ĐDHGD Đa dạng hoá giáo dục
GDCMN Giáo dục cho mọi người
DCHGD
Dân chủ hoá giáo dục
PTCĐ
Phát triển cộng đổng
GDTX
Giáo dục thường xuyên
GDCQ
Giáo dục chính quy
GDKCQ Giáo dục không chính quy
GDKCT
Giáo dục không chính thức
G DTP
Giáo dục tự phát
BCHTƯ
Ban chấp hành trung ương
ĐCSVN
Đảng cộng sản Việt nam
HĐND
Hội đổng nhân dân
ƯBND
Uỷ ban nhàn dân
LLXH
Lực lượng xã hội
ĐHGDCS
Đại hội giáo dục cơ sở
HĐGDCS
Hội đồng giáo dục cơ sở
c s v c
Cơ sở vật chất
GDT’H
Giáo dục tiểu học
THCS
Trung học cơ sỏ
THPT
Trung học phổ thông
NSNN
Ngán sách Nhà nước
í
- 4 -
Lòi cảm ơn 2
Bảng kê các chữ viết tát 3
Mục lục 4
MỞ ĐẦU 6
Chương I.
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VẾ XÂ HỘI HÓA
CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC CỘNG ĐỔNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản 10
1.1.1. Giáo dục, Đào tạo, Giáo dục - đào tạo 10
i. 1.2. Cộng đồng, Xã hội 12
1.1.3. Giáo dục cộng đổng 14
1.2. Mối quan hệ giữa GDĐT và CĐXH • 15
1.2.1. Giáo dục ỉà một phân hệ của hệ thống xã hội 15
1.2.2. Mối quan hệ càn bẳng động giữa GDĐT và KTXH 17
1.3. X HH CT GD - M ột tư tưởng chiến lược để phát triển sự nghiệp G DĐ T 19
1.3.1. Khái niệm XHHCTGD 19
1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của XHHCTGD 20
1.3.3. Nội dung của XHHCTGD 22
1.3.4. Những đặc điểm của XHHCTGD 23
1.3.5. Các chiến lược để triển khai XHHCTGD 24
1.4. Phát triển GDCĐ - Một biện pháp để đẩy mạnh XHHCTGD 25
1.4.1. Mục đích, ý nghĩa của GDCĐ 25
1.4.2. Nội dung của GDCĐ 26
1.4.3. Các hình thức tổ chức GDCĐ 27
1.4.4. Một số đặc điểm của GDCĐ 38
1.4.5. Một số nguyên tắc của GDCĐ 28
1.4.6. Phát triển GDCĐ là một biện pháp đê đẩy mạnh XHHCTGD 29
MỤC LỤC
- 5 -
THỰC TRẠNG XẢ HỘI HÓA CỒNG TÁC GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC CỘNG ĐỔNG TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN BẮC GIANG
2.1. Khái quát về tỉnh Bác Giang 32
2.2. Thực trạng về XHHCTGD trên địa bàn nông thôn Bác Giang 34
2.2.1. Các LLXH tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục 34
2.2.2. Các LLXH tham gia phát triển quv mô, số lượng của giáo dục 36
2.2.3. Các LLXH đầu tư, đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất cho giáo dục 38
2.2.4. Các LLXH tham gia đa dạng hoá hình thức học tập và đa dạng hoá 40
lo ạ i h ìn h n h à t r ư ờ n g
2.2.5. Các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục 41
2.3. Thực trạng về phát triển GDCĐ trên địa bàn nóng thôn Bắc Giang 42
2.4. Nhận xét chung về thực trạng XHHCTGD và phát triển GDCĐ trèn địa 47
bàn nông thòn Bắc Giang
Chương III.
XÂY DỰNG TRUNG TAM giáo dục cộn g đổng - MỘT BIỆN PHÁP
ĐẨY MẠNH XẢ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC VẢ Hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC CỘNG ĐỔNG TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN BẮC GIANG
3.1. Những tiền đề cơ bản để xây dựng TTGDCĐ trên địa bàn nông thôn 53
Bắc Giang
3.2. Về mò hình TTGDCĐ trèn địa bàn nòng thòn Bắc Giang 58
3.3. Các biện pháp để xây dựng thàn h công và đảm bào hoạt động cho 66
TTGDCĐ
3.4. Kiểm chứng tính hiện thực, tính khả thi và tác động / hiệu quả của 74
TTGDCĐ
KẾT LƯẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
Tài liệu tham khảo 81
Phu lue 85
Chương II.
- 6 -
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang hướng tới một “nền kinh tế tri thức”, một “xã hội học tập” với
những con người biết “học tập suốt đòi” và được “đào tạo thường xuyên”. Vì vậy,
giáo dục với 4 trụ cột của Ĩ1Ó - học để biết, học để ỉàm, học để cùng chung sống,
học để làm người - đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” [22,7]
từ nhiều năm qua đã được coi ỉà “kim chỉ nam” cho mọi chương trình hành động
phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, chỉ sau Đại hội v m của
Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996), GDĐT mới thực sự thu hút được sự
quan tâm và chăm lo của toàn xã hội. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCHTƯ Đảng
cộng sản Việt Nam (khoá v m ) đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp
của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Mọi người chăm lo cho giáo dục.
Các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyển, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh
tế, xã hội, các gia đình và các cá nhàn đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát
triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho
giáo dục - đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội, tạo nên mỏi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng,
từng tập thể”. [8,30]. Đó chính là tinh thần của “Xã hội hóa công tác giáo dục” -
một tư tưởng chiến lược để phát triển sự nghiệp GDĐT, làm cho nó có đủ năng
lực đáp ứng những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Bàn về nội dung “Xã hội hoá công tác giáo dục”, nhiều người cho rầng, “các
lực lượng xã hội tham gia đa dạng hoá các loại hình trường lớp vả các hỉnh thức
học tập, góp phần làm cho mọi người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt
đời là một trong những nội dung quan trọng nhất”. Đồng t h ờ i , “các lực lượng xã
hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục ỉà yêu cầu rất cao
và là nội dung khó thực hiện nhất”. [50,15]
Trong quá trình theo học chương trình “Thạc sĩ quản iv giáo dục” tại khoa Sư
phạm - Đại học quốc eia Hà Nội và thực tiễn công tác ở vị trí Điều phối viên
chương trình giáo dục của một tổ chức hỗ trợ phát triển cộng đồng, làm việc tại
Bấc Giang, tác giả nhận thức rõ giáo dục có tẩm quan trọng đặc biệt đối với phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng. Từ đó. một câu
hỏi, một vấn đề nghiên cứu đã nảv sinh: Phát triển giáo dạc cộng đổng phái
chãng là một biện phấp phù hợp và hiệu quả dê hỗ trự phát triển cộng dồng, đòng
thời thúc đẩv mạnh tiến trình xã hội hoá cõng tác giáo dục ?
Vì vậy. tác giả dã chọn đề tài “Xâv dựng trung tâm giáo dục cộng đồng - một
biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục và hỗ trợ phát iriểũ dáo dục
cỏns dồng trôn địa bàn nông thồn tỉnh Bắc G ia n g ’’ đế làm luận văn cùa mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng TTGDCĐ nhằm đẩy mạnh XHHCTGD và hồ trợ phát triển GDCĐ
trẽn địa bàn none thòn tỉnh Bắc Giang.
3. Khách thẻ và đỏi tượng nghiên cứu, đôi tượng khảo sát:
• Khách thể nghiên cứu: Xã hội hoá công tác giáo dục và Giáo dục cộng
dồng.
• Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm giáo dục cộng đồng.
• Đối tượng khảo sát: Một sô cộng đồng (làng xã) trèn địa bàn nông thôn
tinh Bắc Giang.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài:
• Xây dựng TTGDCĐ và phát huy tốt vai trò của nó sẽ thúc đẩv mạnh tiến
trình XHHCTGD và hỗ trợ tích cực cho phát triển GDCĐ trên địa bàn nông thôn
Bắc Giane.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về XHHCTGD. GDCĐ và TTGDCĐ;
2) Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai XHHCTGD, phát triển GDCĐ
và xày dựng TTGDCĐ trên địa bàn nông thôn Bắc Gians;
3) Đề xuất một số biện pháp, phương thức xây dựng và đảm bảo hoạt động
cho TTGDCĐ trẽn địa bàn nòng thôn Bắc Giang.
-7 -
- 8 -
6. Giới hạn của đề tài:
• Về không gian: Địa bàn nghiên cứu và khảo sát thực địa là 12 cộng đồng
(làng xã) ở khu vực nông thôn 3 huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang (nơi có
chương trình hợp tác với tổ chức Plan International). Ngoài ra, có thể thu thập tư
liệu và nghiên cứu thực địa ở một số xã lân cận để so sánh, đối chứng.
• Về thời gian: XHHCTGD và phát triển GDCĐ từ sau Đại hội v in của
Đảng CSVN (tháng 6/1996) đến nay.
7. Những luận điểm bảo vệ:
1) Phát triển GDCĐ là một biện pháp để đẩy mạnh XHHCTGD, thực hiện
DCHGD và GDCMN;
2) Việc xây dựng TTGDCĐ phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cộng
đổng và để giải quyết những vấn đề của chính cộng đồng;
3) Để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của TTGDCĐ, cần phải tăng cường
sự tham gia chủ động, tích cực của các LLXH và mỗi người dân;
4) Hoạt động của TTGDCĐ sẽ thúc đẩy mạnh quá trình XHHCTGD, phát
triển GDCĐ vàPTCĐ.
8. Ý nghĩa khoa học của đ ề tài:
• Về lý luận: Trong bối cảnh đẩy mạnh XHHCTGD, hỗ trợ phát triển
GDCĐ, xây dựng TTGDCĐ ở khu vực nông thôn ỉà một trong những biện pháp
hiệu quả để thực hiện hai nội dung quan trọng nhất của XHHCTGD là: “Huy
động các LLXH tham gia đa dạng hoá các hình thức giáo dục, đa dạng hoá các
loại hình trường, lớp” và “Huy động các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào quá trình giáo dục”.
• Về thực tiễn: Luận văn cho thấy tầm nhìn và hành động trong triển khai
XHHCTGD và phát triển GDCĐ trên địa bàn nòng thôn tỉnh Bắc Giang.
9. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
• Đề tài vận dụng tri thức của một số bộ môn khoa học như: Giáo dục học,
Xả hội học, Xã hội học giáo dục, Kinh tế học giáo dục, Kinh tế học phát triển,
Lý thuyết vẻ phát triển cộng đồng, Khoa học về quản lý, Quản lý nhà nước về
GDĐT
-9 -
• Đề tài sử dụng một số cách tiếp cận sau đây:
4- Tiếp cận hệ thống: Giáo dục là một thành tô cơ bản trone hệ thống xã hội;
giữa GDĐT và KTXH luôn luôn tồn tại một mối quan hệ càn bằng độne.
+ Tiếp cận lịch sử và logic: Giáo dục phải luôn luôn tự đổi mới, tự điều
chỉnh, tự nâng mình lên để làm tròn nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ, mồi giai đoạn
lịch sừ.
+ Tiếp cận cá biệt và so sánh: Cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của
những địa phương khác nhau.
• Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu
• Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thòng tin sẵn có (secondary
data), quan sát, phỏng vấn, thảo luận, điều tra xã hội học
• Phương pháp xử lý thôQg tiu: Phân tích, lổng hợp, thống kê, so sánh
10. C ấu trú c củ a lu ận văn:
Ngoài phần Mờ đầu (4 trang) và phần Kết luận (5 irang), Luận văn được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương I: Một sô' vấn đề lý luận về XHHCTGD và GDCĐ (22 trang);
Chương II: Thực trạng XHHCTGD và phát triển GDCĐ trên địa bàn nông
thôn tỉnh Bắc Giang (21 trang);
Chương III: Xây dựng TTGDCĐ - một biện pháp đẩy mạnh XHHCTGD và
hỗ trợ phát triển GDCĐ trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (23 trane).
Cuối luận văn là Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục.
- 10-
Chương1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VẾ XẢ HỘI HOÁ
• • •
CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC CỘNG ĐổNG
* ■ «
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN
1.1.1. Giáo dục, đào tạo, giáo dục - đào tạo
1.1.1.1. Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người.
Vé bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm lao động giữa các thế hệ loài người. Về hoạt động, giáo dục là
quá trình tác động đến các cá nhân - đối tượng của giáo dục - hình thành cho họ
những phẩm chất, nhân cách, để họ có thể hòa nhập vào đời sống xã hội. Như
vậy, chức năng đầu tiên, nguyên thủy của giáo dục lả xã hội hóa.
Theo quan điểm của “Giáo dục học”, giáo dục được hiểu theo 4 cấp độ khác
n h a u . Ở cấp độ rộng nhất, g i á o d ụ c l à q u á t r ìn h h ì n h th à n h n h â n c á c h d ư ớ i ả n h
hưởng của những tác động chủ quan, có ý thức và không có ý thức của cuộc
sống, của hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhàn. Đó là quá trình xã hội hoá con
người. Ở cấp độ thứ hai, giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có hệ
thống của xã hội tác động đến con người để hình thành những phẩm chất, nhàn
cách (giáo dục xã hội). Ở cấp độ thứ ba, giáo dục là quá trình tác động có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong
nhà trường tới học sinh để giúp họ nhận thức, phát triển trí tuệ, hình thành những
phẩm chất, nhân cách. Đó là quá trình sư phạm. Ở cấp độ thứ tư, giáo đục được
hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất, đạo đức cụ thể thông
qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu. Giáo dục ngang hàng với khái
niệm dạy học. [51,22]
Ngày nay, cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội. giáo dục được hiểu rộng
hơn, với nội dung phong phú hơn. Theo quan điểm của UNESCO, ngoài những
nội dung trên, giáo dục còn bao hàm cả việc giáo dục nhàn văn, giáo dục quốc
tể, giáo dục văn hoá và mở rộng sang việc giáo dục hệ ỉhống giá trị nhằm hình
thành nhân cách cho mỗi con người. [19,22].
Trong xã hội, giáo dục phải đảm nhận hai chức năng cơ bản, đó là chức năng
văn hoá - xã hội (nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục tư tưởng chính
trị) và chức năng kinh tế (đào tạo và phát triển nhân lực). [51,24]. Giáo dục được
thực hiện thông qua nhiều con đường như: dạy học, tổ chức các hoạt động phong
phú và đa dạng, sinh hoạt tập thể, tự tu dưỡng [51,14].
Giáo dục cũng có thể diễn ra trong môi trường chính quy hoặc không chính
quy, có ý thức hoặc không có ý thức:
+ Giáo dục chính quv (formal education): Hoạt động giáo dục có tính đến
tuổi tác, được tổ chức có thứ bậc, là hệ thống được thiết chế hoá; có chuẩn bị
chương trình cụ thể cho các trình độ phát triển khác nhau (ví dụ như độ tuổi),
mỗi trình độ phải được hoàn thành trước khi người học có thể học tiếp lên bậc
cao hơn; có sự bắt buộc đối với người học khi đến một lứa tuổi nào đó; có sự
tuyên bố rõ ràng về mục tiêu.
+ Giáo dục không chính quy (non-formal’education): Gồm tất cả các hoạt
động giáo dục có tổ chức nhưng nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy; có
tuyên bố rõ ràng về mục tiêu; những người muốn tham gia hoạt động này không
cần phải có chứng chỉ hoặc văn bằng đặc biột (ví dụ các lớp học nghề).
+ Giáo dục không chính thức (informal education): Việc học tập xảy ra trong
cuộc sống hàng ngày; không có sự tuyên bố rõ ràng vé mục tiêu; ngụ ý rằng cá
nhân có ý thức được rằng việc học tập đang xảy ra (ví dụ nghe giảng, trò chuyện,
thăm viện bảo tàng ).
+ Giáo dục tự phát (incidental education): Viộc học tập xảy ra trong cuộc
sống hàng ngày; không có sự tuyên bố rõ ràng về mục tiêu; ngụ ý rằng cá nhàn
không ý thức được việc học đang xảy ra (ví dụ tập đi hay tập lái mô-tô). [61]
1.1.1.2. Đào tạo cũng là một loại hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, mục đích
của hoạt động đào tạo cụ thể hơn. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, đào tạo là
một quá ưình tác động đến một con người rửiằm làm cho người đó lĩnh hội và
nắm vững những kiến thức, kỹ nâng, kỹ xảo một cách có hộ thống, nhằm chuẩn
bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận một sự phân công
nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội. Gs. Nguyễn Minh
-11 -,
Đường đưa ra cách hiểu về đào tạo như sau: “Đào tạo là một quá ưình hoạt động
có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hộ thống các tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề
cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng suất và hiệu quả* [10,45]. Trong
bối cảnh phát triển KTXH hiện nay, đào tạo bao gồm cả đào tạo lại, tức là cung
cấp thêm một số kiến thức, một số kỹ năng chuyên môn cho những người đã
tham gia vào hoạt động xã hội (đã và đang đi làm) để họ làm tốt hơn công việc
của mình.
1.1.1.3. Trong thực tế, khi nói “sự nghiệp giáo dục” hay “công tác giáo dục”
là nói đến một quá trình hoạt động tổng thể, bao gồm cả giáo dục và đào tạo. Vì
vậy, trong Luận văn này, tác giả xin phép được dùng thuật ngữ “giáo dục” với ý
nghĩa là “giáo dục và đào tạo”.
1.1.2. Cộng đồng, xã hội
1.1.2.1. Xã hội loài người bắt đầu từ những bầy, đàn, nhóm người cùng nhau
chung sống và lao động. Cộng đồng là một thùộc tính của xã hội loài người ngay
từ lúc sơ khai và khái niệm cộng đồng đã tồn tại từ lâu trong lịch sử. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm này mãi đến cuối thế kỷ XIX mới được
các nhà xã hội học tiến hành, và một trong những người tiên phong là nhà xã hội
học người Đức F. Tonnies [14]. Từ đó đến nay, đã có khá nhiều định nghĩa về
cộng đồng như sau:
* “Cộng đồng là một tập thể những thành viên gắn bó với nhau bằng những
giá trị chung. Cộng đồng có một sự cố kết nội tại không phải do những qui tắc rõ
ràng, những luật pháp thành văn, mà do những liên hệ sâu hơn như huyết thống,
truyền thống Khái niệm cộng đồng hiộn được đùng rộng rãi trong các lĩnh vực
kinh tế - xã hội và chính trị. Ở các lĩnh vực này, cộng đồng vừa mang những giá
trị chung mà mỗi thành viên thừa nhận và tuân theo, vừa tôn trọng sự phát triển
độc lập của mỗi thành viên trong các quan hệ hợp tác với nhau”. [48,45]
■ “Cộng đồng là một kiểu tổ chức xã hội được hình thành trong một q u á
trình lịch sử lâu đài, dựa trên cơ sở của sự thống nhất, sự cố kết với nhau về lợi
ích, quyền lợi, nghĩa vụ, những nhu cầu cùng tồn tại và phát triển của mọi thành
viên sống và làm việc trên một phạm vi lãnh thổ nhất định”. [37,143]
* “Cộng đồng là một tập hợp người sống trên cùng một vùng lãnh thổ, có
những nét chung về ván hoá, ngôn ngữ, phong tục, có chung những mối quan
tâm, những lợi ích cùng chia sẻ”. [14]
■ “Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân được quyết định bởi
sự liên hệ các lợi ích nhờ sự giống nhau về các điều kiên tồn tại và hoạt động của
những con người hợp thành cộng đồng đó. Sự giống nhau này có thể kể đến các
hoạt động vật chất, sản xuất, quan điểm túi ngưỡng, quan điểm về lối sống”. [59]
■ Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một lợi
ích, cùng làm việc vì một mục đích chung nào đó và cùng sinh sông trong một
khu vực xác định. Những người chỉ sống gần nhau, không có sự tổ chức lại thỉ
dơn thuần chỉ là sự tập trung của một nhóm các cá nhàn và không thực hiện chức
năng như một thể thống nhất. [48,46]
Vì có khá nhiéu định nghĩa về cộng đồng như vậy nên Gs. Nguyễn Sinh Huy
(1997) đã nhấn mạnh rằng, khi nói đến khái niệm cộng đồng, cần chú ý đến
những yếu tố cơ bản sau đây:
- Cộng đồng trước hết là một tập hợp người;
- Sự tương quan giữa các cá nhân trong cộng đổng rất chặt chẽ và mật thiết;
- Mọi thành viên trong cộng đồng đều có ý thức đoàn kết, có tình cảm gắn
bó với rihau, cùng nhau phấn đấu vì những lợi ích và nguyện vọng chung;
- Có sự dấn thân của mỗi thành viên ưong việc phát triển và gìn giữ các giá
trị chung về vật chất và tinh thần. [21,118]
Trong thực tế, dựa theo những yếu tố giống nhau đặc trưng nhất, thường có
các loại cộng đồng như: cộng đồng tôn giáo (cộng đồng người Hồi giáo), cộng
đổng ngôn ngữ (cộng đồng nói tiếng Pháp), cộng đồng dân tộc (cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài), cộng đồng phong tục (cộng đồng người Tày), cộng
đồng huyết thống (cộng đồng dòng họ, gia tộc) v.v ổ Việt Nam ta, làng xã, gia
tộc, các tộc người mang tính chất cộng đồng khá rõ ràng. [14]
1.1.2.2. Như trên đã nói, quá trinh phát triển của xã hội loài người cũng là
quá trình hình thành và phát triển của những cộng đồng, từ những cộng đổng bậc
thấp cho tới những cộng đồng bậc cao. Do đó, “xét về một khía cạnh nào đó, có
thể quan niệm cộng đồng lả một cấu trúc vi mô bèn cạnh khái niệm vĩ mô là xã
-13-
hội. Xã hội trong quan niệm triết học được xem xét dưới góc độ ý thức xã hội và
tồn tại xã hội. Từ đó mà có các khái niệm chính trị, giai cấp, kinh tế, văn hóa
và chúng được nghiên cứu dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau. Xã hội là một
thuật ngữ rất thông dụng để chỉ một tập hợp người có những quan hệ kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội chặt chê với nhau”. [48,322]
Theo quan điểm xã hội học, xã hội là một khái niệm khá phức tạp, mặc dù
trên thực tế chúng ta nói đến từ này rất nhiều mà không cần giải thích. “Có một
số định nghĩa khác nhau vẻ xã hội. Nhưng khi nói đến xã hội, điều quan trọng là
phải chỉ ra những đặc điểm bản chất của xã hội như sau:
- Thứ nhất là đặc điểm về lãnh thổ. Ví dụ khi nói “xã hội Việt Nam” ta cần
xác định vị trí lãnh thổ, địa lý, kinh tế, chính trị, hành chính của Việt Nam.
- Đặc điểm thứ hai liên quan đến tái sản xuất dân cư và di cư. Điều này có
chức năng tạo ra những thành viên mới cho xã hội.
- Đặc điểm thứ ba liên quan tới hệ thống luật pháp, văn hóa và bản sắc dân
tộcr [6,206]
1.1.3. Giáo dục cộng đồng (GDCĐ)
Trên thế giới, khái niệm giáo dục cộng đồng (community education) được sử
đụng từ cuối thế kỷ XIX. Ở Mỹ và Canada, nó gắn liền với sự xuất hiên các hình
thức đào tạo ngắn hạn có mục đích phục vụ cộng đồng địa phương là chủ yếu,
không phân biệt lứa tuổi, dân tộc, thu nhập mà chỉ phân định mọi người theo
nhu cầu và các vấn để. Ở châu Âu, khái niệm GDCĐ được sử dụng muộn hơn. Ở
Việt Nam, khái niệm này cũng được dùng khá sớm ở miền Nam, còn ở miền Bắc
ưên thực tế cũng đã triển khai một số loại hình giáo dục mang tính chất GDCĐ
trước khi nói đến GDCĐ là gì. [14]
Có thể dẫn ra một số định nghĩa khác nhau vẻ GDCĐ như sau:
■ Theo Tuvên bô' về sứ mạng của Hiệp hội GDCĐ quốc tế: “GDCĐ là quá
ưình làm cho cộng đồng có đủ khả năng kiểm soát sự phát triển và cải thiện chất
lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua học tập suốt đời. Nó tạo thêm sinh lực
cho mọi người và sử dụng các nguồn lực công, nguồn lực tư và nguồn lực tự
nguyện để xây dựng, cải thiện cộng đồng thông qua việc xác định và đáp ứng
những nhu cầu của cộng đồng. Nó trao quyền cho mọi người để họ có thể quyết
định và hành động vì sự phát triển của cộng đồng mình”. [64]
* GDCĐ là một phương thức giáo đục không chính quy, tạo cơ hội cho các
công dân địa phương, các nhà trường cộng đồng, chính quyền, đoàn thể trở thành
những đối tác chủ động và tích cực trong việc giải quyết những mối quan tâm về
giáo dục, cũng như những mối quan tâm chung của cộng đồng. Nó làm cho các
thành viên của cộng đồng xích lại gần nhau, cùng nhau xác đinh và liên kết
những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng theo cách thức “giúp mọi người tự
giúp mình” để nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng. Nó giúp nàng
cao nhận thức của cộng đổng về sự phát triển để tạo ra những thay đổi. [58]
■ GDCĐ là những hoạt động có tính chất giáo dục nhằm tạo cơ hội cho các
thành viên của cộng đồng trở thành những đối tác tích cực và chủ động trong việc
giải quyết những vấn đề của cộng đồng thông qua việc cung cấp kiến thức, vui
chơi giải trí, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ xã hội, định hướng
nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng lao động sản xuất cho người dân
ở mọi lứa tuổi. [63]
Tích hợp những cách hiểu trên đây, chúng ta có thể đưa ra một số nội dung
cơ bản của khái niệm này. Có thể hiểu: Giáo dục cộng đồng là một phương thức
giáo dục đào tạo không chính quy, hoặc những hoạt động mang tính chất giáo
dục, dién ra tại cộng đồng, nhằm:
- Tạo thêm cơ hội và lựa chọn về học tập cho mọi cư dân của cộng đồng,
không phân biệt lứa tuổi;
- Làm cho người dân trong cộng đồng, nhà trường cộng đổng, chính quyền,
các đoàn thể trớ thành những dối tác tích cực và chủ dộng liên kết các nhu cẩu
và nguồn lực để giải quyết những vấn đề chung của chính cộng đồng mình;
- Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển cộng đồng.
Về mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức, đặc điểm, nguyên tắc của GDCĐ,
chúng tôi xin được trình bày ở phần sau.
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CỘNG ĐỚNG XÃ HỘI
1.2.1. Giáo dục là một phản hệ của hệ thống xâ hội.
Hệ thống xã hội được cấu thành từ nhiều phân hộ khác nhau như Chính trị,
Văn hoá, Kinh tế, Giáo dục Khi bàn về mối quan hệ giữa giáo dục với các phân
hộ khác, Raja Roy Shingh, một nhà giáo dục nổi tiếng của Ấn Độ đã khẳng định:
“Giáo dục không tồn tại trong chân không. Nó được quyết định bởi khung cảnh
chính trị, tín ngưỡng, học thuyết kinh tế, trí lực xã hội và những nhân sinh quan
chiếm ưu thế.” [31,31]. Lịch sử phát triển của nhân loại cũng đã chỉ ra rằng, nếu
áp dụng cách phân kỳ lịch sử theo các nền văn minh như Alvin Toffler thì: “Lịch
sử phát triển của xã hội loài người đã và đang trải qua 4 nền văn minh (văn minh
hái lượm, văn minh nông nghiệp, vãn minh công nghiộp, văn minh trí tuê), có thể
thấy rằng, tương ứng với mỗi nền văn minh ấy có một nẻn giáo dục tương ứng
(giáo dục tự phát, giáo dục truyền thống, giáo dục hiộn đại, giáo dục tương lai
hay giáo dục mang tính công nghệ).” [13,9]
Nội dung các mối quan hệ giữa giáo dục và các thành tố khác của hệ thống
xã hội có thể được tóm tắt như sau:
1) Giáo dục & Chính trị (nhà nước, pháp luật ): Nhà nước là tổ chức công
quyền lớn nhất quản lý giáo dục. Giáo dục là một công cụ của Nhà nước. Giáo
dục phục vụ chính trị.
2) Giáo dục & Văn hoá: Giáo dục truyén bá các giá tri đến mọi nơi, từ đời
này qua đời khác. Giáo dục là Văn hoá. Văn hoá bảo toàn giá trị của giáo dục.
Trong văn hoá có giáo dục.
3) Giáo dục & Kinh tế: Giáo dục là nền tảng để phát triển kinh tế. Hàm
lượng tri thức trong các sản phẩm của nền kinh tế đang có xu hướng tăng lên.
Giáo dục sản sinh ra những phát minh, sáng chế KHCN; 50% tăng trưởng kinh tế
là do KHCN mang lại. Kinh tế là bê phóng của giáo dục. Kinh tế phát triển tạo
thêm nhiểu điều kiện thuận lợi mới cho giáo dục.
4) Giáo dục & Khoa học - công nghộ: Giáo dục sáng tạo ra khoa học - công
nghệ. Nhờ học tập, nghiên cứu mà có những tiến bộ trong KHCN. Khoa học -
công nghệ thúc đẩy giáo dục phát triển. Giáo dục được hưởng thụ những thành
tựu của KHCN, sử dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại để học tập, giảng
dạy, nghiên cứu.
5) Giáo dục & CĐXH: Giáo dục là vầng trán của Cộng đồng. Sự tiến bộ, văn
minh của cộng đồng là đo giáo dục mang lại. Cộng đồng là trái tim của giáo dục.
Dòng máu từ ưái tim nuôi dưỡng giáo dục. Không có tâm huyết thì không thể
làm giáo đục.
6) Giáo dục & Truyền thống, đạo lý: Giáo dục làm đẹp thêm truyền thống.
Giáo dục bổ sung sự hiếu học, tôn sư trọng đạo, lối sống đẹp, lòng khoan dung
nhân hậu vào kho tàng truyẻn thống. Truyền thống làm phong phú thêm nội dung
và phương thức giáo dục. Cần tảng cường giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Chúng ta có thể thấy rõ thêm về tầm quan trọng của giáo dục trong đời sống
xã hội bằng sơ đồ hình chóp dưới đây:
xúc tác, có tác dụng giữ cân bằng, điều chỉnh cho 6 mối quan hộ khác là: Chính
trị - Kinh tế, Chính tri - Xã hội, Chính trị - Văn hoá, Xã hội - Kinh tế, Xã hội -
Văn hoá, Văn hoá - Kinh tế. Vì vậy, với một nén giáo dục tốt, chúng ta có thể
xây dựng một xã hội tốt với các bộ phận cấu thành nó mang những đạc trưng cơ
bản như sau:
• Chính trị: Kỷ cương, ổn định, dân chủ;
• Kinh tế: Tăng trưởng, dân giàu, nước mạnh;
• Văn hoá: Thấm vào từng mạch máu của xã hội;
• Xã hội: Công bằng, văn minh, bao dung, có văn hoá, có lối sống đẹp.
1.2.2. Mối quan hệ cân bằng động giữa GDĐT và KTXH
Cùng với tiến trình của lịch sử, giáo dục phát triển thành một quá trình hoạt
động tự giác, có ý thức, có mục đích, có định hướng, có kế hoạch. Giáo dục có
vai trò to lớn trong quá trình tái sản xuất sức lao động và phát huy những tiềm
GD
Nhìn vào sơ đồ này, ta thấy
giáo dục luôn đóng vai trò là
nhân tố chìa khoá để phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội. Ngoài
việc duy trì và đầm bảo mối
quan hộ riêng giữa giáo dục và
các nhân tố khác của đời sống
xã hội (chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội) như đã trình bày ở
trên, giáo dục còn đóng vai trò
là nhân tố trung gian, là chất
! \
năng sáng tạo của mỗi con người. Giáo dục trở thành phương tiện mà xã hội dùng
để đổi mới điều kiện sinh tồn của chính bản thân xã hội. Kết quả của giáo dục là
một hệ thống thói quen, tri thức, kỹ năng và quan điểm đúng đắn về chuẩn mực
giá trị để con người có thể hành động và hoạt động phù hợp với quyền lợi và
nghĩa vụ của một thành viên trong xã hội.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế học giáo dục như Robert
Solow, Eduard Denison thì: Sự tăng trưởng GNP là do năng suất lao động góp
công gần một nửa, năng suất lao động tăng là do ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật và công nghệ, nhờ có giáo dục mà mới có các thành tựu khoa học
cồng nghệ đó. Còn Dainopxki, nhà kinh tế học người Nga lại diễn tả ý này bằng
cách khác: Bỏ 1 đơn vị đồng vốn vào đào tạo nhân lực thì sẽ thu lời thêm 50
đồng. [2,18]. Vì vậy, có thể nói, giáo dục đã góp phần rất lớn và tạo điều kiện
thuận lợi để KTXH phát triển.
Đến lượt mình, khi KTXH phát triển lên đến một trình độ nào đó, nó sẽ tạo ra
những điều kiện mới cho giáo dục phát triển. KÌnh tế trở thành bệ phóng cho giáo
dục, đầu tư thêm tiền của, trang thiết bị cho giáo dục để nó phát triển về quy mô,
số lượng, loại hình, chất lượng và thực hiện tốt hơn chức năng nhiộm vụ của
mình. Mặt khác, KTXH cũng đưa ra những đòi hỏi mới, những “đơn đặt hàng”
mới cho giáo dục. Bằng cách này hay cách khác, giáo dục phải tự thay đổi, phải
tự điều chỉnh, tự nâng mình lên để tranh thủ, nắm bắt lấy những điều kiện thuận
lợi mới do sự phát triển KTXH mang lại, đồng thời đáp ứng những yêu cầu mới
mà KTXH đã đặt ra.
Quá trình mô tả trên đây diễn ra theo một chu trình lặp đi lặp lại: Giáo dục
tái sản xuất sức lao động và thức tỉnh tiềm nãng sáng tạo trong mỗi con người,
tạo ra môi trường thuận lợi mới cho sự phát triển KTXH. KTXH không còn ở
ưình độ phát triển cũ mà được giáo dục nâng lên một trình độ cao hơn trước. Và
như thế, nó tạo ra những điều kiện mới tốt hơn để phát triển giáo dục, đồng thời
đòi hỏi giáo dục cũng cao hơn. [13]
Quá trình tương tác trên giữa GDĐT và KTXH cũng tuân theo quy luật “xoắn
ưôn ốc” mà c. Mác (1818-1883) đã phát hiện ra khi nghiên cứu quy luật phát
triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Có một điểm cần đặc biệt lưu ý là Con
Người luôn ở vị trí trung tâm của những vòng xoắn ấy. Con Người vừa là trung
tâm, vừa là động lực để phát triển KTXH, phát triển GDĐT. Cứ sau một vòng
xoắn thì giá trị của Con Người cũng được nâng cao thêm một bậc.
Vì vậy, có thể nói giữa GDĐT và KTXH luôn luôn tồn tại mối quan hộ cân
bằng động. Và mối quan hệ này có thể được biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây:
Con Người
K TX H”
K TX H’
KTXH
1.3. XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC GIÁO DỤC - MỘT TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC ĐỂ
PH Á T TR IỂ N S ự N G HIỆ P GIÁO DỤC ĐÀO TẠ O
1.3.1. K hái niệm Xã hội hoá giáo dục
Sau Đại hội vm , BCHTƯ Đảng CSVN đã họp Hội nghị lần thứ 2 và cho ra
đời một nghị quyết quan trọng về đường lối phát triển giáo đục và KHCN ở nước
ta. Nghị quyết khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của
Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân.”[8,11]. Tiếp
theo, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4 BCHTƯ (khoá VUI) đưa ra định nghĩa
vë XHHCTGD: “Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động
viên các tầng lớp nhãn dân góp sức xảy dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự
quản lý của Nhà nước” [8,61]. Cụ thể hoá chủ trương trên, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội
Thời gian
hoá các hoạt động giáo dục và y tế. [5]. Đây là một chủ trương đúng đắn, một
việc làm vừa phù hợp với bản chất xã hội đích thực của giáo dục, vừa phù hợp với
tình hình thực tiễn của đất nước ta.
Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về XHHCTGD có tầm quan trọng
đặc biệt. VI vậy, cần phải hiểu rõ ràng, thống nhất khái niộm XHHCTGD. “Nếu
nói cho gọn là XHHGD, dễ dẫn đến giới hạn là chỉ nói đến tính chất xã hội của
giáo dục, tính chất này thuộc bản chất của giáo dục mà hoạt động giáo dục bình
thường nào cũng có. Nếu dừng ở mức độ này cũng có nghĩa là thừa nhận cái vốn
có, có tính truyền thống, không thể tạo ra động lực mạnh mẽ, mới mẻ cho hoạt
động giáo dục trong một môi trường xã hội năng động, luôn luôn phát triển”.
[20,2].
Tóm lại, XHHCTGD là một tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh của toàn xã
hội là điều kiện quan trọng không thể thiếu để phát triển có chất lượng và hiệu
quả sự nghiệp giáo dục, có giá trị chỉ đạo quá trình phát triển giáo dục một cách
lâu dài, không phải là một ý đồ chiến thuật được vận dụng một cách nhất thời
cho một giải pháp tình thế khi đất nước đang gặp khó khăn. [50,6]
Cần phải nói thểmằng, XHHCTGD không phải là cách làm giáo dục chi có
riêng ở nước ta mà là cách làm giáo dục phổ biến của các nước trên thế giới, kể
cả các nước phát triển. Tuy nhiên, thuật ngữ được họ sử dụng không phải là “xã
hội hoá công tác giáo dục” mà là “sự tham gia của cộng đổng vào giáo dục”. Rõ
ràng là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới này vé mặt ngữ nghĩa đã thể
hiện được rõ ràng nội dung cơ bản của XHHCTGD. [50,8]
1.3.2. M ục đích, ý nghĩa của X H H C TG D
Như đã ưình bày ở phần 1.2.2., để đảm bảo mối quan hộ cân bằng động giữa
GDĐT và KTXH, GDĐT phải là một hệ tự điều chỉnh, phải tự nâng mình lên để
đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi phát triển KTXH. Thế nhưng, thực trạng GDĐT
nước ta những năm vừa qua cho thấy, tự nó không thể tự điều chỉnh, tự nâng
mình lên được vì quá yếu kém. “Cơ sở vật chất xuống cấp và lạc hậu, động lực
của người dạy cũng như người học giảm sút, sự phát triển của giáo dục cả vẻ số
lượng, chất lượng đều không đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH của đất
nước” [50,9]. Để phát triển sự nghiệp GDĐT, chúng ta phải tiến hành xã hội hoá
cồng tác giáo dục. Mục đích, ý nghĩa của XHHCTGD có thể tóm tắt như sau:
1) Thực hiện XHHCTGD là để phá vỡ thế đơn độc của giáo dục. “Trong
nhiều năm qua, với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thay cho “sự quản lý nhà
nước về giáo dục”, chúng ta đã thực hiện “nhà nước hoá giáo dục”. Vì vậy, chúng
ta đã làm mất đi bản chất xã hội của giáo dục. Đây là một trong những lý do cơ
bản làm cho ngành giáo dục rơi vào thế đơn độc, không thu hút được các nguồn
lực xã hội. Vì vậy, cần làm cho giáo dục trở lại với bản chất xã hội đích thực của
nó. XHHCTGD sẽ “mở cửa” nhà trường với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện xây
dựng mối quan hộ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân, làm cho nhân dân có thể
thực hiện tốt quyền làm chủ của mình đối với giáo dục, không những đóng góp
xây dựng nhà trường mà còn giám sát, kiểm tra nhà trường trong việc thực hiện
các mục tiêu giáo dục.
2) Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và kỹ nảng nghẻ nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
KTXH và tiến bộ KHCN. Mục tiêu trên không thể đạt được nếu nếu môi trường
gia đình và xã hội không lành mạnh, nếu kinh tế, khoa học kỹ thuật không phát
triển đến một trình độ nhất đinh nào đó. Thực hiện XHHCTGD thì giáo dục mới
có thể thực hiện được mục tiêu của nó. Vì vậy, giáo dục cần sự tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp của gia đình và các LLXH vào việc tạo ra môi trường thuận lợi cho
giáo dục, hoàn thiện nội dung và phương pháp giáo dục, cải tiến công tác quản lý
giáo dục.
3) XHHCTGD còn là con đường để thực hiện “dân chủ hoá giáo dục”
(DCHGD), nhằm biến hệ thống giáo dục từ một thiết chế hành chính cô lập thành
một thiết chế giáo dục của dân, do dân và vì dân. Cần làm cho mọi người dân
trong cộng đổng nắm được những thông tin về giáo dục để họ có thể đòi hỏi
quyền lợi chính đáng của mình và hưởng thụ một nền giáo dục có chất lượng, có
thể tham gia ý kiến, đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của cho giáo dục.
4) XHHCTGD còn nhằm mục tiêu “giáo dục cho mọi người” (GDCMN), làm
cho mọi thành viên của cộng đổng được hưởng thụ giáo dục một cách thường
xuyên, liên tục, được đào tạo suốt đời. Nhưng muốn thực hiộn mục tiêu đó, mọi
người phải làm giáo dục, có quyển lợi và nghĩa vụ tham gia vào quá trình giáo
dục với tư cách là những chủ thể giáo dục, đồng thời cũng là đối tượng của giáo
dục, dưới mọi hình thức, khả năng và điều kiện.
5) Mục tiêu cao nhất của giáo dục là xã hội hoá cá nhân. Do đó, điều quan
trọng chủ yếu của XHHCTGD là tính xã hội của sản phẩm giáo dục. Vì vậy, thực
hiện XHHCTGD là phải quán triệt tính xã hội, tính cộng đổng trong viộc thiết kế,
thực thi các quá trình giáo dục, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, các hình
thức tổ chức, phương tiện, điều kiện, chủ thể và khách thể đến những vấn đề quản
lý để đạt được mục tiêu đó. [50]
1.3.3. Nội dung của XHHCTGD
Nội dung của XHHCTGD thực chất là nội dung của việc huy động các
LLXH tham gia vào công tác giáo dục. Các LLXH có thể tham gia vào nhiều nội
dung và lĩnh vực của công tác giáo dục như sau:
1) Huy dộng các LLXH tham gia xây diũĩg môi trường thuận lợi cho giáo dục.
Môi trường ở đây được hiểu là môi trườìĩg nhà trường, gia đình và xã hội. Phải
*
dựa vào lực lượng của toàn xã hội thì mới đảm bảo cho các môi trường trên được
lành mạnh, có tính tích cực và đặc biệt là có tính thống nhất trong tác động đến
việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Đáy là điều kiện tiên quyết đ ể triển
khai XHHCTGD.
2) Huy dộng các LLXH tham gia phát triển quy mô, số lượng của giáo dục
thông qua viộc thực hiên các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn.
Không chỉ chú trọng đến riêng giáo dục phổ thông, giáo dục chính quy mà còn
chú trọng cả các chỉ tiêu kế hoạch về xoá mù chữ, phổ cập GDTH và THCS, vận
động những người trong độ tuổi lao động đi học BTVH, học nghề. Đây là nội
dung cần được chú trọng đặc biệt.
3) Huy động các LLXH đầu tư các nguồn lực cho giáo dục. Do nhu cầu học
tập ngày càng tăng, đầu tư cho giáo dục của Nhà nước cũng không ngừng tảng
lên nhưng vẫn không đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục cả về số lượng và
chất lượng. Các LLXH có thể đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng
trường lớp, tăng cường trang thiết bị giáo dục, giúp đỡ học sinh và các gia đình
nghèo, khuyến khích khen thưởng học sinh giỏi, phát hiện và bổi dưỡng tài năng.
Đây là biểu hiện dễ thấy nhất và cũng là nội dung dễ thực hiện nhất cùa
-23-
XHHCTGD.
4) Huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng hoá các hình thức
học tập và các loại hình nhà trường bằng cách tổ chức các cơ sở giáo dục thuộc
các thành phần kinh tế, tổ chức và cá nhân bên cạnh các cơ sở giáo dục của Nhà
nước. Các cơ sở giáo dục bán công, dân lập, tư thục sẽ góp phần quan trọng vào
việc phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng đầu tư cho Nhà nước, tạo điều kiện
cho giáo dục có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Các lực lượng này còn có vai trò
quan trọng trong việc mở các lớp xoá mù chữ, trung tâm giáo dục thường xuyên,
lớp học tình thương, lớp học linh hoạt cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ lang
thang cơ nhỡ Việc các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các
loại hình trường, lớp và các hình thức học tập góp phần làm cho mọi người có
thêm cơ hội để học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời. Đây là nội dung
quan trọng nhất của XHHCTGD.
5) Huv động các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục. Các LLXH có thể
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục. Trước hết, họ có thể
tham gia vào việc xây dựng kế hoạch giáo đục của cả nước và của từng địa
phương, góp ý kiến vào nội dung và phương pháp giáo dục, quản lý, đánh giá kết
quả của giáo dục; giúp đỡ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục
nội khoá và ngoại khoá, sưu tầm tư liệu giảng dạy, làm đồ dùng dạy học và có
thể trực tiếp tham gia giảng dạy một số môn, đặc biệt là các môn lao động hướng
nghiệp, dạy nghề. Đáy là nội dung có yêu cầu cao và khó thực hiện nhất. [50,12]
1.3.4. N hững đặc điểm của X H H C TG D
Một cách tổng quát nhất, có thể hiểu XHHCTGD là một cách làm giáo dục
có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan đến giáo dục được huy
động vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự huy động này không phải nhất
thời mà thường xuyên, theo một cơ chế vận hành xác định, được xây dựng từ cấp
trung ương đến địa phương trên cơ sở một chiến lược phát triển giáo dục lâu dài
cho cả nước cũng như cho mỗi địa phương, mỗi địa bàn dân cư nhất định.
- Các LLXH của cộng đổng được huy động tham gia vào công tác giáo dục.
Các LLXH đó có thể tham gia rộng rãi vào nhiều lĩnh vực hoạt động giáo dục với
1 2 4 -
nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
- Các LLXH được huy đ ộ ng vào đa dạng hoá các hình thức giáo dục và các
loại hình nhà trường. Việc mở rộng các hình thức giáo dục phi chính qui
(GDKCQ, GDKCT) bèn cạnh hình thức GDCQ, phát triển các loại hình trường
bán công, dân lập, tư thục bên cạnh trường công lập (vốn chiếm địa vị độc tôn
trước đây), nhằm mở ra khả năng huy động nhiều LLXH tham gia vào công tác
giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, thực hiện có hiệu
quả hơn nhiệm vụ “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
- Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực
trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo
điều kiện cho giáo đục phát triển.
- Có sự !ãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của
Nhà nước và vai trò chủ động, nòng cốt của ngành Giáo dục.
Đ ây ỉà điều kiện
tiên quyết dể thực hiện thành công XHHCTGD và cũng là đặc điểm riêng của
XHHCTGD của nước ta.
1.3.5. Các chiến lược để triển k hai X H H C TG D
XHHCTGD là yêu cầu xuất phát từ bản chất xã hội vốn có của giáo dục, là
một tư tưởng chiến lược lầu dài chứ không phải là một giải pháp tình thế khi đất
nước còn nghèo, sự đầu tư của Nhà nước cho giáo dục còn eo hẹp, khi giáo dục
đang gặp khó khăn. Những nội dung của XHHCTGD nói trên cần phải được thực
hiện đầy đủ và đồng bộ mới có thể làm cho XHHCTGD đi đúng quĩ đạo, góp
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển
nhân cách cho thế hệ trẻ. Nếu nhìn nhận XHHCTGD đơn thuần chỉ là huy động
nguồn tài chính của nhân đân là không nhìn đúng bản chất của XHHCTGD và
chắc chắn không thể xâv đựttg ữên một sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững,
có chất lượng và hiệu quả cao.
Vì vậy, XHHCTGD cần được tiến hàữh với 5 chiến lược sau đây:
1. Gián dạc hná xã hội: Tạo ra một phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã
hội, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực
hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn. có thu nhập cao hơn và có cuộc sống
tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập.
2. Cộng đồng hoá trách nhiệm: Tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh, vận
động toàn dân chăm lo phát triển giáo dục, phối hợp chặt chẽ giữa giáo đục trong
nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường ưách
nhiệm của các cấp uỷ Đảng, HĐND, ƯBND, các tổ chức, đoàn thể đối với sự
nghiệp giáo dục.
3. Đa dạng hoá loại hình: Bên cạnh việc củng cố loại hình trường công lập,
lấy đó làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, cần phát triển các loại hình trường ngoài
công lập, tạo thêm cơ hội cho mọi người dân nâng cao trình độ, tiếp cận được
những vấn đề mới, áp dụng được tiến bô KHCN vào đời sống.
4. Đa phương hoá nguồn lực: Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, cùng với việc tăng thêm và sử dụng có
hiệu quả ngân sách Nhà nước, cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,
thực hiện hợp tác giáo dục với nước ngoài, huy động thêm sự đóng góp của cha
mẹ học sinh, các tổ chức SXKD, các cá nhân, các “Mạnh Thường quân”, các nhà
hảo tâm trong và ngoài nước để tăng thêm ngân' sách cho giáo dục.
5. Thể chế hoá sự quản lý của Nhà nước về trách nhiộm, quyền lợi của các
LLXH, của nhân dân trong tham gia xây dựng sự nghiêp GDĐT. [11,31]
1.4. PHÁT TRIỂN GIÁO Dực CỘNG ĐỔNG - MỘT BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH
XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC GIÁO DỤC.
1.4.1. M ục đích, ý ng hĩa của GD CĐ
Về mục đích, ý nghĩa của GDCĐ, người ta thường phát biểu thông qua định
nghĩa của nó. Chúng tôi xin phép được rút ra như sau:
• GDCĐ nhằm tạo cơ hội cho các thành viên của cộng đồng, các công dân
địa phương, người dân ở mọi lứa tuổi, các cá nhân, nhà trường, doanh nghiệp, các
tổ chức tư nhân và nhà nước trở thành những đối tác tích cực trong việc giải
quyết những vấn đề của cộng đồng, giải quyết những mối quan tâm về giáo dục
cũng như những mối quan tâm chung của cộng đồng.
• GDCĐ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự phát triển, tạo ra
những thav đổi. Nó làm cho cộng đổng đủ khả năng kiểm soát được sự phát triển
và cải thiện cuộc sống, làm giàu thông qua việc học tập suốt đời. [60]
-26-
• GDCĐ làm cho các thành viên của cộng đổng xích lại gần nhau, cùng
nhau xác định và liên kết những nhu cầu và nguồn lực của cộng đổng theo cách
thức “giúp mọi người tự giúp mình” để nâng cao chất lượng cuộc sống trong
cộng đồng.
• GDCĐ giúp con người sử dụng các nguồn lực công, tư và tự nguyên để
xây dựng, cải thiện cộng đồng thông qua việc xác định và đáp ứng những nhu
cầu của cộng đồng.
• GDCĐ giúp mọi người có thể quyết định và hành động vì sự phát triển của
cộng đồng mình.
1.4.2. Nội dung của GD CĐ
Ngoài các tài liệu nghiẻn cứu về GDCĐ, chúng ta có thể nắm được nội dung
của GDCĐ dựa theo giới thiệu trên trang WEB của một số NTCĐ và TTGDCĐ.
Nhìn chung, nội dung, chương trình của GDCĐ rất đa dạng, linh hoạt và thiết
thực, đáp ứng những nhu cầu đa dạng, đa cấp, đa ngành của cộng đồng địa
phương. Chúng tôi xin dẫn ra một số nội dung như sau:
- Xoá mù chữ, cung cấp thêm kiến thức, hoàn thiên văn bằng chứng chỉ;
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thơ (mầm non): Trông trẻ, tập huấn
cho các bậc cha mẹ vé cách chăm sóc nuôi dạy con thơ, cho mượn sách báo vẻ
nuôi dạy trẻ;
- Các lớp học dành cho người lớn như dạy nghề mộc, chụp ảnh, lái xe, kỹ
năng lao động sản xuất;
- Giải trí và thể thao cho người lớn và trẻ em: Bóng chuyền, bóng rổ, thể dục
ngoài trời, thể thao mùa đông, giải trí mùa hè, dã ngoại trượt tuyết, trượt patanh,
khiêu vủ;
- Chương trình đặc biệt dành cho học sinh: Giúp việc nhà, sân khấu trẻ em,
các lớp dạy vể an toàn khi trông em, an toàn khi đi xe đạp, cấp cứu khi gặp tai
nạn, định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng sống;
- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ xã hội, các dịch vụ vui chơi giải trí;
- Các chuyến du lịch lữ hành, du lịch có các trò chơi và mua sắm [57]
Thông tin chi tiết hơn vé nội dung của GDCĐ, chúng tôi xin phép được trình
bày ở chương 3.