Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 119 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC






LÊ THANH GIANG





BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẤT LÂM - TỈNH NAM ĐỊNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 601405

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Chính








HÀ NỘI – 2012


iv
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục viết tắt
ii
Danh mục các bảng
iii
Mục lục
iv
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG THEO CHUẨN

6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý chất lượng theo bộ chuẩn
6
1.2. Những khái niệm cơ bản
7
1.2.1. Quản lý

7
1.2.2. Quản lý giáo dục
8
1.2.3. Chất lượng
9
1.2.4. Chất lượng giáo dục
10
1.2.5. Quản lý chất lượng
14
1.3. Các đặc điểm cơ bản của quản lý chất lượng
14
1.4. Các cấp độ trong quản lý chất lượng
15
1.5. Các mô hình quản lý chất lượng
16
1.5.1. Mô hình kiểm soát chất lượng
16
1.5.2. Mô hình đảm bảo chất lượng
17
1.5.3. Mô hình quản lý chất lương tổng thể
18
1.6. Quy trình quản lý chất lượng
19
1.6.1. Nghiên cứu chuẩn
19
1.6.2. Đối chiếu thực trạng với chuẩn (báo cáo tự đánh giá)
20
1.6.3. Xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu
21
1.6.4. Phối hợp với đoàn đánh giá ngoài

23
Kết luận chương 1
25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẢM
BẢO CHẤT LƢỢNG THEO CHUẨN TẠI TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG QUẤT LÂM


26
2.1. Giới thiệu vài nét về trường THPT Quất Lâm - tỉnh Nam Định
26
2.1.1. Khái quát về quá trình thành lập, quy mô phát triển cơ cấu tổ
chức của nhà trường.

26
2.1.2. Một số thành tích đã đạt được
27

v
2.1.3. Mối quan hệ của trường THPT Quất Lâm với các cơ quan chức
năng, các tổ chức

28
2.2. Thực trạng công tác quản lý của TrườngTHPT Quất Lâm khi chưa
thực hiện theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo


28
2.3. Thực trạng công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo chuẩn tại

trường THPT Quất Lâm

40
2.4. Đánh giá chung
71
2.4.1. Điểm mạnh
72
2.4.2. Điểm yếu
72
Kết luận chương 2
73
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG THEO CHUẨN TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG QUẤT LÂM


74
3.1. Các nguyên tắc đề xuất
74
3.2. Một số biện pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tại trường THPT Quất Lâm

78
3.2.1. Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng
78
3.2.2. Xây dựng văn hoá chất lượng
80
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các tiêu chuẩn
81
3.2.4. Xây dựng quy trình quản lý các hoạt động gắn với từng tiêu

chuẩn, tiêu chí, từng hoạt động

81
3.2.5. Tổ chức viết báo cáo tự đánh giá
95
3.2.6. Tổ chức các hoạt động phối hợp với các cơ quan ban ngành ngoài
nhà trường

99
3.2.7. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm về các biện pháp quản lý
đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn

104
3.2.8 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề xuất
105
Kết luận chương 3
106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
107
1. Kết luận
107
2. Khuyến nghị
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
111
PHỤ LỤC
113




ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BGH
Ban giám hiệu
Bộ GD& ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
CB - GV - CNV
Cán bộ, giáo viên, công nhân viên
CBQL
Cán bộ quản lý
CLGD
Chất lượng giáo dục
CMHS
Cha mẹ học sinh
CSVC
Cơ sở vật chất
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GD-LĐ-HN-DN
Giáo dục - lao động - hướng nghiệp - dạy nghề
GDTC-QP-AN
Giáo dục thể chất - quốc phòng - an ninh
GV-HS
Giáo viên và học sinh
Hội đồng TĐG
Hội đồng tự đánh giá
KT&KĐCLGD
Khảo thí và kiểm định chất lượng

QLGD
Quản lý giáo dục
Sở GD&ĐT
Sở giáo dục và đào tạo
Trường THPT
Trường trung học phổ thông
TTND
Thanh tra nhân dân
UBND
Uỷ ban nhân dân








iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra sự hiểu biết của giáo
viên về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo


41

Bảng 2.2. Xếp loại kết quả chỉ số a tiêu chí 1 – Tiêu chuẩn 7 của
trường THPT Quất Lâm so với chuẩn (năm học 2009 – 2010)

56
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp

105
























1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý giáo dục nói chung và quản lý chất lượng trong giáo dục nói
riêng là một nội dung vô cùng quan trọng trong công tác quản lý. Bởi việc
quản lý chất lượng sẽ chi phối toàn bộ công tác quản lý từ việc xác định tầm
nhìn, chiến lược phát triển việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
và kiểm tra đánh giá đến việc phải quan tâm đến chất lượng đặc biệt là trong
giáo dục bởi sản phẩm của giáo dục là con người với sự phát triển toàn diện,
là nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Xác định được tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong giáo dục,
ngày 30/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số
80/2008/QĐ-BGDĐT về Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học phổ thông và từ đó đến nay Bộ giáo dục và
Đạo tạo còn ban hành nhiều quyết định, nhiều thông tư hướng dẫn các cơ sở
giáo dục thực hiện tốt quyết định trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của
bậc học THPT.
Tuy nhiên công tác quản lý thực hiện quyết định số 80 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo không hề đơn giản, bởi lẽ việc xác định các tiêu chí, tên công việc,
tên sản phẩm, trình tự tiến hành, nguồn minh chứng cũng không hề dễ dàng.
Ngay trong việc xác định được các tiêu chí, tên công việc, tên sản phẩm, trình
tự tiến hành, nguồn minh chứng…. rồi, thì việc tổ chức thực hiện đánh giá
cũng là một bài toán không hề dễ giải.
Trong thời gian vừa quan tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định
đã thực hiện việc quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học phô thông do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành
và bước đầu đã nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, đặc biệt là công tác quản lý còn gặp
nhiều khó khăn, nhiều vấn đề phải bàn luận, nghiên cứu. Xuất phát từ những


2
lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường
trung học phổ thông Quất Lâm - Tỉnh Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp.
Chọn đề tài này, tôi mong muốn tìm ra và đề xuất các biện pháp quản lý đảm
bảo chất lượng giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những quyết định, những nghị định, những thông tư hướng dẫn, từ
cơ sở lý luận và thực tế công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường
THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định, người làm luận văn đề xuất các biện pháp
quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường để tiếp cận
và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
trung học phổ thông của Bộ giáo dục Đào tạo.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường THPT Quất
Lâm - Tỉnh Nam Định.
4. Mẫu khảo sát
Các quyết định, thông tư, nghị định, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về công tác đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT như: Quyết định
số 80/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 30/12/2008 về Ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông; Quyết định
số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về Ban
hành quy trình và chu kì kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông; chỉ
thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/08/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về
việc Tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; Hướng
dẫn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 8/9/2009 của Bộ giáo dục và Đào


3
tạo về việc Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông, Hướng dẫn số
5788/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo
dục năm học 2009 – 2010; Hướng dẫn số 9040/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày
12/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn đánh giá ngoài
và đánh giá lại cơ sở giáo dục phổ thông. Thông báo số 80/TB-VP ngày
9/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kết luận của Thứ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển tại cuộc họp về Công tác kiểm định chất
lượng giáo dục và thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục phổ thông ngày
29/12/2009, Hướng dẫn số 141/KTKĐCLGD ngày 10/3/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh
chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực trạng việc quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông của trường THPT Quất
Lâm - Tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua diễn ra như thế nào?
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông của trường
THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện tại ra sao?
6. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường trung học phổ thông.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh
Nam Định.



4
7. Giả thuyết nghiên cứu
Việc thực hiện quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 về
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường là thực sự cần thiết đối với
các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông của trường THPT Quất Lâm -
Tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua còn nhiều bất cập, chưa thực sự khoa
học, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường
THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích: phân tích các văn bản hướng dẫn về đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học phổ thông. Phân tích các biện pháp quản lý đảm
bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng trường trung học phổ thông của
trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định trong 3 năm học 2009 – 2010; 2010 –
2011; 2011 – 2012. Phân tích các số liệu thu thập từ các số liệu thống kê.
Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu cụ thể liên quan đến chất
lượng giáo dục của trường THPT Quất Lâm các năm học từ năm học 2009
đến nay.
Phương pháp điều tra từ các đối tượng là đối tượng quản lý đảm bảo
chất lượng theo chuẩn.
Phương pháp tổng hợp ý kiến từ các cuộc họp triển khai, các cuộc họp
sơ kết, tổng kết của trường THPT Quất Lâm về công tác quản lý và thực hiện
nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung
học phổ thông từ năm học 2009 đến nay.



5
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đảm bảo chất lượng theo
chuẩn
Chƣơng 2: Thực trạng của công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo
chuẩn tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo
chuẩn tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm









6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG THEO CHUẨN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý chất lƣợng theo bộ chuẩn
Vấn đề đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Việt Nam nói chung,
giáo dục phổ thông tại Việt Nam nói riêng từ lâu đã được Đảng, nhà nước đặc
biệt là Bộ GD-ĐT luôn luôn quan tâm. Tuy nhiên thế nào là 1 cơ sở giáo dục
có chất lượng? căn cứ vào đâu để đánh giá cơ sở giáo dục? cơ quan, đơn vị, tổ
chức nào, đánh giá? Là động lực để các cơ quan quản lý giáo dục, các nàh

nghiên cứu tìm hiểu, thống nhất để đưa ra một bộ tiêu chuẩn cho các cấp học.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, sau nhiều năm nghiên cứu ngày
30/12/2008, Bộ GD-ĐT ban hành quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT về ban
hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học
phổ thông.
Bên cạnh các văn bản hướng dẫn đối với cơ sở giáo dục của Bộ GD –
ĐT về công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn có nhiều công
trình, đề tài nghiên cứu về các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục trường THPT như: Nguyễn Văn Chất. Biện pháp
chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường THPT của
Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục. Hà Nội 2009; Trần
Trọng Hà: Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuản đánh giá
chất lượng giáo dục trường THPT tại trường THPT Yên Hoà. Luận văn Thạc
sĩ Quản lý giáo dục. Hà Nội 2010.
Tuy nhiên việc tìm ra và đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo chất
lượng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tại Nam
Định nói chung và tại trường THPT Quất Lâm – Tỉnh Nam Định nói riêng
chưa có một đề tài hay một công trình nghiên cứu nào, do vậy tác giả đã chọn
đề tài này với mục đích đề xuất một số biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng

7
theo bộ tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT tại trường THPT Quất Lâm -
Tỉnh Nam Định.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
“Quản lý xưa cũ như chính con người vậy” – DanielA.Wren [10, tr.23]. Và
đúng như lời nhận xét của ông, các tư tưởng quản lý có từ rất lâu đời rất đa
dạng và phong phú. Các tư tưởng đó đã có từ nền văn minh Lưỡng Hà (5000
năm trước Công nguyên) rồi Ai Cập, Do Thái, Babilon, Hi Lạp, Trung Hoa,
Lã Mã, Nhà thờ Thiên chúa đến những tư tưởng quản lý cận đại, các quan

điểm truyền thống, quan điểm hành vi, quan điểm hệ thống, quan đểm tình
huống và một số thuyết đương đại khác. Xuất phát từ những góc độ nghiên
cứu khác nhau, rất nhiều học giả đã đưa ra những khái niệm khác nhau về
quản lý. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý như:
Frederich Wiliam Taylor “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác
làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà bạn làm” [16, tr. 14]
Henry Fayol “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 nguyên tố tạo thành là kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch
tổ chức, điều chỉnh và kiểm soát ấy” [16, tr.14]
Hard Koont “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp
con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định” [16, tr.14]
Petre Druker “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự
lôgíc mà ở sự thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích” [16, tr.14]
Theo giáo trình khoa học quản lý Tập 1 – Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật. Hà Nội, 1999 đã nói rõ:
“Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành
công việc qua những lỗ lực của người khác.

8
Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những
người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những lỗ lực cá
nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm.
Quản lý là sự có trách nhiệm về một các gì đó” [16, tr.15]
Từ những cách diễn đạt khác nhau, song các khái niệm về quản lý trên
đều gặp nhau ở các nội dung cơ bản và bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: Có thể là các nhân hoặc nhiều người đóng vai trò là
tác nhân tạo ra tác động, là trung tâm thực hiện những hoạt động tổ chức, khai

thác, những tác động có định hướng, có chủ đích đến đối tượng quản lý.
Đối tượng quản lý: có thể là một hoặc nhiều người trong tổ chức và các
yếu tố được sử dụng làm nguồn lực của tổ chức. Đối tượng quản lý chịu sự
tác động của chủ thể quản lý.
Công cụ quản lý: là phương tiện, là giải pháp của chủ thể quản lý được
sử dụng để định hướng, dẫn dắt, khích lệ, phối hợp với các hoạt động của con
người và các bộ phận trong một tổ chức, để thực hiện mục tiêu đề ra. Như
vậy, công cụ quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập phương thức
thực hiện cho hoạt động quản lý. Công cụ quản lý có tác động trực tiếp trong
việc xác lập và vận hành mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản
lý, đến việc định hướng tổ chức thực hiện và điều chỉnh các hoạt động trong
tổ chức
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục đã được
nhiều học giả đưa ra với những cách diễn đạt khác nhau.
Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
thống vận hành theo đường lối nguyên tắc giáo dục của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ

9
là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu
dự kiến và tiến lên trạng thái mới về thể chất” [16, tr.17]
Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động
điều hành, phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm đầy mạnh công tác đào tạo
thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [16, tr.17]
Dù khái nhiệm quản lý giáo dục được học giả đưa ra các định nghĩa
khác nhau nhau vậy, song các khái niệm trên đều đề cập tới các yếu tố cơ bản
sau: chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý
giáo cục, cách thức quản lý giáo dục, công cụ quản lý giáo dục.

1.2.3. Chất lượng
“Chất lượng” là một khái niệm khó định danh chính xác, bởi tuỳ theo
góc độ tiếp cận khác nhau “chất lượng” lại được hiểu khác nhau
Theo từ điển Tiếng Anh Oxford English Dictionary: “Chất lượng là
mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc
thù, các dữ liệu, thông số cơ bản” [14, tr.3]
Theo bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế Iso 9000: “Chất lượng là
tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn
những nhu cầu đã được công bố còn tiềm ẩn” [14, tr.3]
Chất lượng có thể được diễn tả dưới dạng tuyệt đối và dạng tương đối.
Ở nghĩa tuyệt đối, một vật có chất lượng là vật đạt những tiêu chuẩn
tuyệt hảo, không thể tốt hơn. Đó là vật quý hiếm đắt tiền. Chất lượng tuyệt
đối là cái “mọi người đều ngưỡng mộ, nhiều người muốn và vất ít người sở
hữu”[14, tr.3]
Ở nghĩa tương đối, khái niệm chất lượng, có nhiều sắc thái khác nhau.
Khi ta so sánh một loại sản phẩm hay dịch vụ được cung ứng bởi các tổ chức
khác nhau, hoặc cùng một sảnn phẩm, dịch vụ được cung ứng bởi một tổ chức
nhưng vào những thời điểm khác nhau sẽ thấy rõ hơn nội hàm tương đối
trong khái niệm chất lượng.

10
Sự tương đối khái niệm chất lượng có liên quan tới 2 thông số - so với
các tiêu chuẩn kĩ thuật của nhà cung ứng và đáp ứng nhu cầu của người tiếp
nhận [14, tr.3]
Như vậy chất lượng là sản phẩm không chỉ là tập hợp các thuộc tính
bản chất của nó mà còn là mức độ phù hợp của các thuộc tính được xác định
và công bố rộng rãi, đồng thời còn là sự thoả mãn với các nhu cầu của người
sử dụng trong những điều kiện cụ thể. Nói cách khác là chất lượng vừa có đặc
tính chủ quan, vừa có đặc tính khách quan.
1.2.4. Chất lượng giáo dục

Sản phẩm của các ngành sản xuất công nghiệp là một vật dụng cụ thể
có thể cân đo, đong đếm, là một loại sản phẩm đã được làm xong và có thể
đưa vào sử dụng ngay nhưng việc đưa ra một sản phẩm có chất lượng cũng
không hề dễ. Còn sản phẩm giáo dục là con người với sự phát triển toàn diện,
nên định nghĩa chất lượng trong giáo dục là công việc vô cùng khó khăn. Nên
khi xem xét chất lượng trong giáo dục phải có cái nhìn vừa toàn diện, vừa sâu
sắc và nó là vấn đề của mọi thời đại.
Giáo dục là một hoạt động hướng đích rõ rệt. Do vậy, chất lượng giáo
dục đều hướng tới các mục đích sau:
- Sự xuất sắc trong giáo dục (Petes and Waterman, 1982)
- Giá trị gia tăng trong giáo dục (Feigenbaum, 1983)
- Trùng khớp của kết quả đầu ra của giáo dục với các mục tiêu; yêu cầu
đã hoạch định (Crosby, 1979, Gilmore 1974)
- Không có sai sót trong quá trình giáo dục (Crosby 1979)
- Đáp ứng hoặc một quá trình kì vọng của khách hàng trong giáo dục
(Parasuraman 1985)
Theo Jeymour (1992), đáp ứng hoặc vượt quá nhu cầu của khách hàng,
cải tiến liên tục, sự phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống, hạn chế sự e dè,

11
thừa nhận và tưởng thưởng, làm việc theo đội, giải quyết vấn đề một cách hệ
thống là nguyên tắc chất lượng trong giáo dục.
Giáo dục là hoạt động hướng đích, do vậy, chất lượng giáo dục phụ
thuộc nhiều vào mục tiêu của giáo dục. Liệu có thể xác định được chúng ta
cần loại sản phẩm nào? Nếu chúng ta cần 1 kĩ sư, chúng ta sẽ xác định một
loạt những kiến thức, kĩ năng, năng lực mà một kĩ sư giỏi có thể có. Nhưng
người kĩ sư đó còn có thể là người chồng/vợ, cha/mẹ, là thành viên của một
hệ thống chính trị - xã hội nhất định. Một nền giáo dục có chất lượng phải bao
quát cả những mục tiêu cá nhân trong bối cảnh rộng lớn của cả xã hội.
Một tác giả có đề cập tới các cấp độ trong chất lượng giáo dục, mà

Mukhopadhyay 1999 - Ấn Độ gọi là bảng phân loại trình độ giáo dục
(Taxonomy of educatedness)


Self-actualization

Emancipation

Cultured

Informed

Theo bảng phân loại này, chất lượng giáo dục được chia thành 4 mức:
được thông tin (Informed), có văn hoá (Cultured), sự giải phóng
(Emancipation), và tự khẳng định (Self-actualization)
Được thông tin là mức độ thấp của chất lượng giáo dục. Thông qua
chất quá trình giáo dục chính thức hoặc không chính thức, con người thu nhận
các loại thông tin, xử lí thông tin, tổ chức lại thành kiến thức.

12
Có văn hoá (Cultured) - Mức độ tiếp theo của chất lượng giáo dục – là
có văn hoá. Văn hoá là sự tích hợp giữa phẩm chất cá nhân được phát triển
đầy đủ với hệ giá trị của xã hội. Văn hoá là sự thể hiện của một cá thể trong
cách ứng xử với bản thân, với người khác với những sự vật, hiện tượng diễn
ra trong cuộc sống. Văn hoá là tổng hoà những gì có trong một con người.
Sự giải phóng (Emancipation) - Mức cao hơn trong chất lượng của giáo
dục là giải phòng. Khi con người vượt qua được chính bản thân mình, thoát khỏi
mọi ràng buộc của định kiến, làm chủ được bản thân trươc những thay đổi to lớn
của cuộc sống. Đây chính là con người đã tự giải phóng mình khỏi sự sợ hãi
trước những điều bất ngờ có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc sống.

Tự khẳng định (Self –actualization) – là mức cao nhất trong chất lượng
giáo dục khi con người đạt tới sự phát triển toàn diện, khơi dậy mọi tiềm năng.
Hay phải xem xét chất lượng giáo dục ở nhiều cấp độ khác nhau
Ở cấp độ hệ thống (hệ thống giáo dục quốc dân), chất lượng giáo dục
được hiểu là chất lượng của cả hệ thống giáo dục ấy. Một hệ thống giáo dục
thường phức tạp và bao gồm nhiều thành tố cấu tạo nên hệ thống. Do vậy, khi
nói đến chất lượng giáo dục của hệ thống chúng ta ngầm hiểu rằng chất lượng
giáo dục của cả hệ thống là tổng hợp chất lượng của tất cả những gì tạo nên
hệ thống. Điều này nhắc nhở chúng ta phải phân biệt được giữa chất lượng
giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục là một phạm trù
triết học xác định sự vật là nó chứ không phải là cái khác, còn quản lý chất
lượng giáo dục là hành động chủ quan, có mục đích rõ ràng (hoạch định, đánh
giá, thẩm định, kiểm định, giám sát, cải tiến, …).
Ở cấp độ các cơ sở giáo dục (trường học, trung tâm đào tạo), xét về
chức năng và tổ chức thì cũng được coi là một hệ thống giáo dục thu nhỏ.
Trong cơ sở giáo dục có đầy đủ những thành phần của hệ thống giáo dục,
nhưng chúng có tính cụ thể và năng động hơn nhiều. Do vậy, chất lượng giáo
dục ở đây cũng chính là chất lượng của toàn bộ cơ sở giáo dục. Tuy nhiên đối

13
với các cơ sở giáo dục thì chất lượng giáo dục đáng quan tâm nhất là quá trình
giáo dục của cơ sở giáo dục ấy.
Trong chương trình hành động Dakar (Senegal – 2000), UNESCO đã
đề nghị cách hiểu chất lượng giáo dục ở trường học hay chất lượng trường
học như là đơn vị tổ chức giáo dục thông qua 10 tham số sau:
1/ Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích
thường xuyên để có động cơ học tập chủ động.
2/ Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức.
3/ Phương pháp và kỹ thuật dạy học - học tập tích cực.
4/ Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy.

5/ Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu
và công nghệ giáo dục thích hợp để tiếp cận và thân thiện với người sử dụng.
6/ Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh.
7/ Hệ thống đánh giá thích hợp với mô trường, quá trình giáo dục và kết
quả giáo dục.
8/ Quản lý giáo dục có tính tham gia và dân chủ
9/ Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa
phương trong hoạt động giáo dục.
10/ Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa
đáng và bình đẳng (chính sách và đầu tư).
Theo đề nghị này thì chất lượng giáo dục không chỉ quan tâm tới quá
trình giáo dục trong nhà trường mà chất lượng giáo dục phải có ở tất cả những
gì tạo nên nhà trường thậm chí cả những yếu tố bên ngoài nhà trường. Do đó,
chất lượng giáo dục không chỉ giới hạn trong nhà trường mà bao gồm cả
những bộ phận trong cả hệ thống giáo dục có mối quan hệ với cơ sở giáo dục.
Như trên chúng ta đã quan niệm chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục
quốc dân là chất lượng giáo dục tổng quát thì chất lượng giáo dục trong nhà

14
trường chính là chất lượng ở dạng đơn vị vì các cơ sở giáo dục là những bộ
phận cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân. [14, tr.19-20]
1.2.5. Quản lý chất lượng
A.G.Robertson, một chuyên gia về chất lượng người Anh cho rằng
“Quản lý chất lượng sản phẩm được xác định như là một hệ thống quản trị
nhằm xây dựng chương trình phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác
nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất
sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thoả mãn
đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng” [14, tr.15]
A.V.Feigenbaum, người đầu tiên đưa ra thuật ngữ TQM, cho rằng “Quản
lí chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ

phận khác nhau trong một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất
lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó”[14, tr.15]
Theo GOST 1567, “Quản lí chất lượng sản phẩm là xây dựng đảm bảo
duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông
và tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ
thống, cũng như những tác động hướng tới đích tới các nhân tố và điều kiện
ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm”[14, tr.15]
Có hàng loạt định nghĩa khác nhau về quản lí chất lượng. Song, cho dù
đề cập đến khái niệm “quản lí chất lượng” từ góc độ nào, các nhà nghiên cứu
cũng thống nhất ở một điểm chung, đó là:
- Thiết lập chuẩn
- Đối chiếu thực trạng so với chuẩn
- Có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn
[14, tr.16]
1.3. Các đặc điểm cơ bản của quản lý chất lƣợng
Nếu quản lý theo kiểu truyền thống là quản lý theo chức năng bao gồm
4 chức năng cơ bản: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra. Quản lý theo

15
chức năng là tác động trực tiếp của người qản lý đến các hoạt động, quản lý
trực tiếp đối tượng quản lý. Thì ở quản lý chất lượng, các chức năng trên
không tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý mà chỉ tác động gián tiếp
thông qua chuẩn. Do vậy quản chất lượng có những chức năng cơ bản sau:
Chức năng quy định chất lượng: thể hiện ở các khâu điều tra, nghiên
cứu, thiết kế, đề xuất mức chất lượng, quy định những điều kiện, những tiêu
chuẩn kĩ thuật cụ thể mà các bộ phận trong quá trình sản xuất phải đạt được
sao cho phù hợp với các quy định của cơ quan quản lý, với yêu cầu khách
hàng về chất lượng… với các tổ chức hành chính dịch vụ, thể hiện trên
phương hướng, mục tiêu, chính sách, chuẩn mực về chất lượng.
Chức năng quản lý chất lượng: bao gồm tất cả các khâu của quá trình

đào tạo, chức năng này không phải chỉ do những người lãnh đạo phụ trách,
quản lý mà dưới sự điều khiển, dẫn dắt của họ, nó được thể hiện ở tất cả thành
viên của nhà trường, người trực tiếp gắn bó với mọi công đoạn của quá trình.
Chức năng đánh giá chất lượng: bao gồm việc đánh giá chất lượng
từng phần và đánh giá chất lượng toàn phần của sản phẩm. Đánh giá chất
lượng từng phần của sản phẩm là xem xét chất lượng hiện có của sản phẩm ở
mỗi công đoạn dưới ảnh hưởng của chất lượng thiết kế và chuẩn chất lượng.
Đánh giá chất lượng toàn phần là sự đánh giá tổng quan chất lượng sản phẩm
được dựa vào những chỉ tiêu, chuẩn mực, những quy định về chất lượng hoặc
dựa vào yêu cầu của người sử dụng. Đánh giá chất lượng bao gồm 2 phương
thức: đánh giá trong của tổ chức (ĐBCL) và đánh giá ngoài của một cơ quan
bên ngoài tổ chức (Kiểm định CL).
1.4. Các cấp độ trong quản lý chất lƣợng
Quản lý chất lượng thể hiện ở 3 cấp độ sau
- Kiểm soát chất lượng: là việc kiểm tra và loại bỏ các thành phẩm hay
sản phẩm cuối cùng không thoả mãn các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó. Đây là
công đoạn này ra sau cùng khi sản phẩm đã được làm xong, có liên quan tới

16
việc loại bỏ hoặc từ chối những hạng mục hay sản phẩm có lỗi. Thanh tra nội
bộ, và thử nghiệm sản phẩm là phương pháp phổ biến nhất. Hệ thống chất
lượng chủ yếu dựa trên giấy tờ sổ sách ghi nhận từng ca sản xuất. Các tiêu chí
chất lượng hạn chế, chỉ căn cứ vào số lượng sản phẩm được chấp thuận…
- Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế
hoạch và hệ thống, được tiến hành trong hệ thống quản lý đã được chứng
minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng rằng thực thể sẽ thoả mãn đầy đủ
các yêu cầu chất lượng. Quá trình đảm bảo chất lượng là quá trình xảy ra
trước và trong khi thực hiện. Mối quan tâm của nó là phòng chống những sai
phạm xảy ra ngay từ bước đầu tiên. Chất lượng của sản phẩm được thiết kế
ngay trong quá trình sản xuất ra nó từ khâu đầu đến cuối theo những tiêu

chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo không có sai phạm nào. Đảm bảo chất lượng là
thoả mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật một cách ổn định…
- Quản lý chất lượng tổng thể: đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng
nhưng mở rộng và phát triển thêm. Quản lý chất lượng tổng thể tạo ra văn hoá
chất lượng, mà ở đó mục tiêu của từng nhân viên của toàn nhân viên làm hài
lòng khách hàng của họ, nơi mà cơ cấu tổ chức của cơ sở cho phép họ làm
điều này. Quản lý chất lượng tổng thể là tổng thể là tầng bậc cao nhất nếu so
sánh với các cấp độ khác nhau trong quản lý chất lượng.
Ở cả 3 cấp độ trên của quản lý chất lượng đều giống nhau là quản lý
bằng chuẩn. Tuy nhiên ở 3 cấp độ đó có sự khác nhau cơ bản về mục đích: ở
cấp độ kiểm soát chất lượng là để loại bỏ sản phẩm; ở cấp độ đảm bảo chất
lượng là để ngăn ngừa và duy trì; ở cấp độ quản lý là chất lượng tổng thể là để
tạo ra sự mong muốn, hài lòng của khách hàng tạo ra chất lượng toàn diện, tạo
ra văn hoá chất lượng.
1.5. Các mô hình quản lý chất lƣợng
1.5.1. Mô hình kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng là kĩ thuật đầu tiên trong quản lí chất lượng xuất
hiện vào những năm 1930, còn thuật ngữ “Quản lí chất lượng tổng thể” là

17
thuật ngữ do Feigenbaum (1983) đề xuất. “Kiểm soát chất lượng trong nghĩa
rộng nhất của nó là tựu trung vào những phương pháp quản lý đa dạng nhằm
cố duy trì chất lượng của sản phẩm ở mức độ mong muốn “Bách khoa toàn tư
Quốc tế về Khoa học xã hội 1979). Vấn đề cơ bản của kiểm soát chất lượng là
phát hiện và loại bỏ những sản phẩm đã hoàn thành (Fidler, 1996). Kiểm soát
chất lượng được xác định như “một quá trình xác định như “một quá tình xác
lập những tiêu chuẩn chấp nhận được với những giới hạn nhất định về chất
lượng nguyên liệu, kích cỡ, trọng lượng, và những thông số khác của hàng
hoá hay dịch vụ và duy tì những tiêu chuẩn đó” (Johannsen, 1968). Như vật
kiểm soát chất lượng còn có nghĩa là loại bỏ chất lượng quá cao cùng như

chất lượng quá thấp (Johannsen, 1968). Quá trình kiểm soát chất lượng điều
hành trong sản xuất công nghiệp là một sản phẩm được lấy ngẫu nhiên từ giây
chuyền và được kiểm tra cẩn thận để xác định chất lượng sản phẩm. Điều đó
hiển nhiên là sự lãng phí và làm tăng giá thành sản phẩm. [14, tr.22]
1.5.2. Mô hình đảm bảo chất lượng
Mô hình quản lí chất lượng cao hơn trong quá trình phát triển của mình
là đảm bảo chất lượng. Mô hình này đưa hệ thống thiết kế vào quản lý chất
lượng ngay từ đầu, nhấn mạnh tới đảm bảo chất lượng chứ không phải là phát
hiện và loại bỏ những sản phẩm không đáp ứng yêu cầu. Đảm bảo chất lượng
là chiến lược ngăn ngừa việc sản xuất ra những chế phẩm. Oakland (1988)
xác định 5 giai đoạn, hoặc là 5 đặc trưng của cơ chế đảm bảo chất lượng.
1. Kế hoạch hoá chất lượng.
2. Hướng dẫn.
3. Đào tạo đội ngũ.
4. Cung cấp trang thiết bị, công nghệ và phương pháp luận đánh giá sản
phẩm.
5. Phân tích ý kiến của khách hàng, đảm bảo quyền và trách nhiệm
pháp lí sản phẩm.

18
Như vậy, mô hình đảm bảo chất lượng dựa trên nguyên lí là tất cả các bộ
phận chức năng phải chia sẻ trách nhiệm về chất lượng, cung cấp 1 phương pháp
hữu hiệu để đạt và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng (Oakland, 1988)
Vai trò quan trọng của đảm bảo chất lượng là chất lượng của khâu thiết
kế sản phẩm - một khuân mẫu của sản phẩm. Vấn đề quan trọng không kém là
chuyển giao thiết kế sang khâu sản xuất sao cho khuôn mẫu được tuân thủ
nghiêm túc. Sản phẩm chính là đầu ra của sự tương tác giữa vào và quá trình.
Hệ thống đảm bảo chất lượng đảm bảo có nguyên liệu, thiết bị đầu vào đúng
tiêu chuẩn, và chất lượng quá trình nghiêm ngặt để đảm bảo cfhất lượng sản
phẩm. Các thông số của nguyên liệu, thiết bị và quá trình đi suốt quá trình

đảm bảo chất lượng. Đó chình là cơ chế đảm bảo “không có lỗi”, “làm đúng
ngay từ đầu và làm đúng mọi lúc, mọi nơi”. [14,tr.23]
1.5.3. Mô hình quản lý chất lương tổng thể
Mô hình TQM là cách tiếp cận cao hơn đảm bảo chất lượng. Tầm quan
trọng được nhấn mạnh không chỉ ở khâu quản lí chất lượng đầu vào và quá
trình, mà còn ở chỗ phát tiển “văn hoá chất lượng” tỏng cán bộ công chức. Sự
thành công TQM là ở chỗ làm cho “khách hàng” cảm thấy vui sướng. Khi hài
lòng, khách hàng sẽ kể lại cho bạn bè, từ đó, uy tín của sản phẩm, của tổ chức
sẽ tăng lên. Là một mô hình năng động, TQM còn phán đoán được sự thay
đổi trong nhu cầu và sở thích của khách hàng và sự thay đổi sản phẩm của
hình nhằm đáp ứng nhu cầu mới đó không như mô hình kiểm soát chất lượng
và đảm bảo chất lượng, TQM năng động, không chấp nhận một định nghĩa
chất lượng nào là vĩnh cửu. TQM luôn nỗ lực xác định tầm cao mới của chất
lượng để vươn tới.
Như vậy, các mô hình quản lí chất lượng tiến triển từ thanh tra tới kiểm
soát chất lượng (để loại bỏ) tời đảm bảo chất lượng (để ngăn ngừa) và cuối
cùng là TQM (để cải tiến liên tục).

19
Các mô hình quản lí này có thể áp dụng cho sản xuất công nghiệp, dịch
vụ cũng như giáo dục.
Như vậy quản lý chất lượng theo mô hình quản lý chất lượng là quá
trình quản lý theo cách phải thiết kế có hệ thống để duy trì và có các biện
pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng, hệ thống đó phải liên kết các bộ
phận với nhau [14, tr. 23-24]
1.6. Quy trình quản lý chất lƣợng
1.6.1. Nghiên cứu chuẩn
1.6.1.1. Nghiên cứu chuẩn.
Đối tượng: tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên, ban đại diện cha
mẹ học sinh, đại diện học sinh các lớp.

Mục đích: Sau các buổi tổ chức tập huấn nghiên cứu bộ tiêu chuẩn của
Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, các ông
bà trong ban đại diện cha mẹ học sinh và học sinh hiểu được tầm quan trọng,
ý nghĩa của bộ chuẩn từ đó họ không chỉ làm được công tác tuyên truyền mà
còn có các biện pháp, hành động thực hiện để đưa nhà trường hoạt động
hướng tới bộ chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung: nghiên cứu về bộ chuẩn do Bộ giáo dục và Đào tạo ban
hành.
Phương pháp tiến hành: các thành viên của BGH, cán bộ, giáo viên đã
được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn nghiên cứu kĩ bộ chuẩn sau đó
truyền đạt lại cho các đối tượng trên.
Thời gian thực hiện: vào đầu các năm học
1.6.1.2. Nội dung ý nghĩa của tiêu chuẩn và các tiêu chí
Trong quá trình nghiên cứu và tập huấn, cán bộ tập huấn phải chỉ rõ nội
dung, ý nghĩa của 7 tiêu chuẩn, 45 tiêu chí, 138 chỉ số.
Ở từng tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số có nhiều cách hiểu, cần phải thống
nhất một cách hiểu đúng nhất để thực hiện trong nhà trường.

20
1.6.1.3. Xác định (tên gọi) các việc làm để đạt từng tiêu chí trong tiêu chuẩn
Với từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn, buổi tập huấn cần chỉ rõ các việc
làm cụ thể (làm cái gì); ai làm (đối tượng cụ thể); làm như thế nào (cách làm);
làm ở thời gian nào… để đạt được kết quả theo bộ chuẩn.
1.6.1.4. Gọi tên sản phẩm đầu ra của từng công việc
Trong quá trình thực hiện công việc, người thực hiện phải gọi tên chính
xác sản phẩm đầu ra của công việc mà mình phụ trách. Từ đó mới có thể đối
chiếu xem công việc của mình làm đã đạt được yêu cầu hay chưa.
1.6.1.5. Xác lập trình tự thực hiện từng công việc để đạt sản phẩm đầu ra
Người thực hiện công việc của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn phải đưa
ra được quy trình thực hiện từng công việc để có được sản phẩm đầu ra đạt

yêu cầu. Quy trình này phải gắn với từng nội dung công việc cụ thể để có thể
áp dụng cho nhiều người khi thực hiện công việc.
1.6.1.6. Gọi tên minh chứng sau mỗi bước của quy trình để chứng tỏ bước đó
đã hoàn thành
Đây là nội dung vô cùng quan trọng vì nó chỉ rõ các công việc cần
làm, cách làm và chỉ có làm thật mới để lại nguồn minh chứng và từ các
minh chứng đó sẽ chứng minh cho công việc mà người phụ trách đã hoàn
thành hay chưa.
1.6.2. Đối chiếu thực trạng với chuẩn (báo cáo tự đánh giá)
Báo cáo tự đánh giá là việc đánh giá lại những công việc đã làm gắn
với trình tự thực hiện, với kết quả và các nguồn minh chứng. Từ báo cáo tự
đánh giá sẽ đối chiếu thực trạng kết quả đã làm với bộ chuẩn xem công tác
quản lý đã đảm bảo chất lượng đạt chuẩn chưa. Đối chiếu thực trạng so với
chuẩn cần phải làm được các công việc sau
1.6.2.1. Đã thực hiện hết các công việc chưa
Trong báo cáo tự đánh giá cần chỉ rõ nội dung các công việc đã làm so
với công việc phải làm để đảm bảo chất lượng.

×