Biện pháp quản lý tăng cường hoạt động thực
hành tiếng cho sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng
Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Thu Trang
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu lí luận về quản lý hoạt động thực hành tiếng của sinh viên
ngoại ngữ. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động thực hành tiếng cho sinh
viên năm thứ nhất khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc
gia Hà Nội. Đề xuất các biện pháp quản lý tăng cường hoạt động thực hành tiếng cho
sinh viên khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Keywords: Quản lý giáo dục; Giáo dục đại học; Sinh viên; Tiếng Anh
Content
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, yêu cầu phát triển kinh tế của nước
ta không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực, chính vì thế
mà giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ
người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực mới này
ngoài việc đáp ứng về trình độ chuyên môn, khả năng thực hành còn phải có năng lực ngoại
ngữ, có khả năng thích ứng trong môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
Nhận thấy vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát
triển của đất nước của ngoại ngữ, ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyê
̣
t Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống g iáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”,
nhằm đa
̣
t mu
̣
c tiêu : “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo,
nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ , năng lực sử dụng ngoại ngữ
2
của nguồn nhân lực , nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên ; đến năm 2020 đa số thanh niên
Việt Nam tốt nghiê
̣
p trung cấp, cao đă
̉
ng va
̀
đa
̣
i ho
̣
c có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc
lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn
hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”
Trường Đại học Ngoại ngữ cũng đặt ra sứ mệnh cho mình dựa trên sứ mệnh chung của
Đại học Quốc gia Hà Nội: “đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp
ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế. Trường coi trọng tính năng động, sáng tạo, trung
thực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm việc trong môi trường cạnh tranh đa văn
hóa”.
Từ xa xưa, ông cha ta đã nói “trăm hay không bằng tay quen” để đề cao việc thực hành;
Hồ Chủ tịch cũng khẳng định “học phải đi đôi với hành”. Việc học ngoại ngữ lại càng cần
phải thực hành bởi đối tượng cần chinh phục ở đây chính là một ngôn ngữ nên việc luyện tập,
trau dồi các kỹ năng là rất cần thiết.
Với sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên khoa sư phạm tiếng Anh nói riêng thì
hoạt động thực hành tiếng là một hoạt động rất quan trọng bởi đây là chìa khóa để có thể mở
cửa bước vào thế giới của ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Không thể trở thành một
người học ngoại ngữ giỏi nếu không thực hành thường xuyên, liên tục các kỹ năng để phát
triển ngôn ngữ mà mình đang học.
Đối với sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm tiếng Anh thì việc thực hành này lại càng
khó khăn hơn bởi lẽ trình độ của sinh viên năm thứ nhất là không đồng nhất, việc luyện tập
các kỹ năng ở trường phổ thông là không giống nhau. Vì vậy khi bắt đầu bước vào học tập tại
năm thứ nhất bậc đại học, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong học tập.
Trong vài năm qua, đã có nhiều biện pháp cải tiến được đưa ra giúp sinh viên năm thứ
nhất nâng cao chất lượng học tập của mình nhưng kết quả vẫn còn có những hạn chế. Vì vậy,
với mục đích giúp cho hoạt động thực hành tiếng của sinh viên năm thứ nhất thu được nhiều
kết quả hơn nữa, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Biện pháp quản lí tăng cường hoạt động
thực hành tiếng cho sinh viên khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội ”.
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lí hoạt động thực hành tiếng
3
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực hành tiếng cho sinh viên tại khoa Sư
phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.
Đề xuất biện pháp quản lý tăng cường hoạt động thực hành tiếng cho sinh viên năm
thứ nhất khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động thực hành tiếng của sinh viên khoa Sư phạm tiếng Anh
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động thực hành tiếng cho sinh viên khoa Sư phạm tiếng Anh
3. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất các biện pháp quản lí tăng cường hoạt động thực hành tiếng bao quát
cả ba lĩnh vực: thầy – trò – cơ sở vật chất sẽ giúp sinh viên khoa Sư phạm tiếng Anh đạt được
hiệu quả cao trong học tập.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về quản lý hoạt động thực hành tiếng của sinh viên ngoại ngữ
Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động thực hành tiếng cho sinh viên năm
thứ nhất khoa Sư phạm tiếng Anh
Đề xuất các biện pháp quản lý tăng cường hoạt động thực hành tiếng cho sinh viên
khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp quản lí tăng cường hoạt động thực hành tiếng cho sinh viên
đi sâu nghiên cứu ở sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm tiếng Anh.
6. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích và xử lý tài liệu
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, điều tra bảng hỏi, tổng kết kinh nghiệm
7.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng công cụ thống kê để xử lý số liệu
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận văn được trình bày trong ba chương
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí tăng cường hoạt động thực hành tiếng
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động thực hành tiếng cho sinh viên khoa sư
phạm tiếng Anh
Chương 3: Biện pháp quản lí tăng cường hoạt động thực hành tiếng cho sinh viên
khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội
References
A
Văn bản, văn kiện
1.
Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp.Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007
2.
Đề án của Chính phủ “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai
đoạn 2008-2020”
3.
Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2006.
4.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-
2012”
B
Tác giả, tác phẩm
5.
Đặng Quốc Bảo. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường (Dành cho hiệu
trưởng và cán bộ quản lý nhà trường). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007.
6.
Nguyễn Quốc Chí. Tập bài giảng: Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục, 2003.
7.
Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tập bài giảng: Lý luận đại cương về quản
lý, 2009.
8.
Nguyễn Đức Chính. Tập bài giảng: Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục,
2009.
9.
Nguyễn Đức Chính. Tập bài giảng: Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học,
2009.
10.
Nguyễn Đức Chính. Tập bài giảng: Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục, 2008.
11.
Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học . Nhà xuất bản Khoa học và kỹ
thuật, 2003.
12.
Nguyễn Minh Đạo. Cơ sở khoa học quản lý. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997.
13.
Trần Khánh Đức. Tập bài giảng: Sự phát triển các quan điểm giáo dục từ truyền
thống đến hiện đại, 2009
14.
Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục. Nhà xuất
bản Giáo dục, 1986.
15.
Đặng Xuân Hải. Tập bài giảng: Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, 2008.
5
16.
Đặng Xuân Hải. Tập bài giảng: Quản lý sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự
thay đổi trong quản lý giáo dục/ quản lý nhà trường, 2007.
17.
Harold Koontz. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật,
1992.
18.
Nguyễn Thị Phương Hoa. Tập bài giảng: Lý luận dạy học hiện đại, 2008
19.
Đặng Bá Lãm .Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản
chính trị quốc gia Hà Nội, 2004.
20.
K.Marx & Anghens.CácMác & Ănghen toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
1993.
21.
Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường
CBQLGD – ĐT, 1999.
22.
Hà Nhật Thăng. Tập bài giảng: Xu thế phát triển giáo dục, 2009.
23.
Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
24.
Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 1997.
25.
Dạy và học ngày nay . Trung ương hội khuyến học Việt Nam, số 4-2010.
26.
Kỷ yếu hội thảo khoa học. Trường Đại học Huế - Đại học Ngoại ngữ, 2009.
C
Tài liệu nước ngoài
27.
Harmer.J (2001). The practice of English Language Teaching. England. Pearson
Education Limited.