Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ ở Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 83 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC




PHẠM VĂN TRƯỜNG




CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
DẠY NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG NAM ĐỊNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC









HÀ NỘI - 2009


5
MỤC LỤC

Nội dung
Trang

MỞ ĐẦU
8
Chƣơng 1 Cơ sở lý luận của đề tài
13
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
13
1.1.1. Khái quát những nghiên cứu về dạy nghề thủ công mỹ
nghệ
13
1.1.2. Kinh nghiệm dạy nghề của các nƣớc trên thế giới
15
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
18
1.2.1. Quản lý
18
1.2.2. Chức năng quản lý
21
1.2.3. Quản lý giáo dục
23

1.2.4. Quản lý nhà trƣờng
24
1.2.5. Đội ngũ giáo viên
24
1.2.6. Phát triển đội ngũ giáo viển
25
1.2.7. Đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trƣờng Cao đẳng Xây
dựng Nam Định
27
1.2.8. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ
Trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
32
Kết luận chƣơng 1
35
Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công
mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định
36
2.1. Khái quát chung về trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam
Định
36
2.1.1. Chức năng của trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định
38
2.1.2. Nhiệm vụ của trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định
39
2.1.3. Quy mô, cơ cấu đội ngũ giáo viên nhà trƣờng
39
2.1.4. Quy mô, ngành nghề, loại hình đào tạo của nhà trƣờng
40
2.2. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công
41



6
Mỹ nghệ ở trƣờng cao đẳng xây dựng Nam Định.
2.2.1 Về số lƣợng
41
2.2.2. Về chất lƣợng
41
2.2.3. Về quy hoạch đội ngũ giáo viên
42
2.2.4. Về tuyển dụng phân công sử dụng
42
2.2.5. Về đánh giá, bồi dƣỡng
42
2.2.6. Về môi trƣờng phát triển:
43
2. 2.7. Huấn luyện và phát triển đội ngũ
44
2.2.8. Kiểm tra, thẩm định kết quả hoạt động:
44
2.2.9. Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp, sa thải
45
2.3. Kêt quả đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ của trƣờng Cao
đẳng Xây dựng Nam Định
45
2.3.1. Đào tạo sinh viên có trình độ cao đẳng tại trƣờng từ năm
2004 đến nay
45
2.3.2. Kết quả đào tạo nghề tại các địa phƣơng, tổng công ty.
46

2.4. Kết quả khảo sát ngƣời học và giáo viên về nhận thức và
nhu cầu học nghề thủ công mỹ nghệ.
48
2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của nghề thủ công mỹ nghệ
48
2.4.2. Nhận thức về lợi ích của dạy nghề thủ công mỹ nghệ đáp
ứng nhu cầu xã hội
49
2.4.3. Nhận thức về việc thực hiện các chức năng quản lý dạy
nghề thủ công mỹ nghệ tại trƣờng Cao đẳng xây dựng Nam Định
50
Kết luận chƣơng 2
53
Chƣơng 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy
nghề thủ công mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam
Định
54
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo
viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây
dựng Nam Định
54


7
3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống
54
3.1.2. Nguyên tắc tính phù hợp và khả thi
54
3.1.3. Nguyên tắc tính chất lƣợng
55

3.1.4. Nguyên tắc tính hiệu quả quản lý
55
3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
thủ công mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
55
3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
thủ công mỹ nghệ
55
3.2.2. Tuyển dụng, phân công, sử dụng để hoàn thiện cơ cấu đội
ngũ giáo viên dạy nghề Thủ công mỹ nghệ
58
3.2.3. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá, bồi dƣỡng, luân
chuyển giáo viên.
62
3.3.4. Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhà
trƣờng thành tổ chức biết học hỏi
66
3.4 Mối liên quan của các biện pháp
70
3.5. Thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp
71
Kết luận chƣơng 3
73
Kết luận và khuyến nghị
74
Danh mục tài liệu tham khảo
76
Phụ lục
78















8
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế
của Việt Nam về nguồn lực con ngƣời trong quá trình toàn cầu hoá. Đây là
trách nhiệm của toàn Đảng, của hệ thống chính trị xã hội, của toàn dân,
trong đó các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là những ngƣời trực tiếp
thực hiện và vì vậy giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lƣợng và sự
phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức Văn hoá và giáo dục của
Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo: Mọi cuộc cải cách giáo dục
đều bắt đầu từ ngƣời giáo viên.
Những năm qua, chúng ta đã xây dựng đƣợc đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo và phần lớn có phẩm chất đạo đức,

ý thức chính trị tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng đƣợc nâng
cao. Đội ngũ này cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nƣớc.
Tuy nhiên, trƣớc những yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đội
ngũ NG&CBQLGD một mặt phải tiếp tục phát huy hiệu quả hơn những ƣu
điểm, mặt khác phải đƣợc phát triển và nâng cao chất lƣợng, khắc phục
nhanh chóng và kiên quyết những hạn chế, yếu kém. Ngày 7/9/2006, Văn
phòng Quốc hội có công văn số 1701/VPQH-TH về việc chuẩn bị Kỳ họp
thứ 10, Quốc hội Khoá XI, tại Kỳ họp thứ 10 này, Chính phủ xin báo cáo
Quốc hội về tình hình đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong lĩnh vực
giáo dục, đào tạo và dạy nghề để Quốc hội xem xét, cho ý kiến


9
Ngày 11 tháng 4 năm 2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định
số 48/2002/QĐ-TTg về Quy hoạch mạng lƣới trƣờng dạy nghề giai đoạn
2002 - 2010. Các mục tiêu quan trọng đƣợc đề cập là: Đáp ứng đƣợc nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự CNH, HĐH và bảo vệ đất nƣớc.
Tăng nhanh tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề, khắc phục bất hợp lí về cơ cấu
nhân lực và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dạy nghề. Tạo cơ hội cho đông
đảo ngƣời lao động đƣợc trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, năng lực
tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập
nghiệp.
Mạng lƣới trƣờng dạy nghề: bao gồm các trƣờng dạy nghề, trung tâm dạy
nghề, lớp dạy nghề, cơ sở dạy nghề gồm cả các trƣờng trung học chuyên
nghiệp và Cao đẳng kĩ thuật có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề ,
Cả nƣớc hiện nay có 311 trƣờng đại học, cao đẳng, 292 trƣờng trung
cấp chuyên nghiệp, 637 trƣờng dạy nghề và trung tâm dạy nghề. So với

nguồn nhân lực chƣa đƣợc đào tạo của cả nƣớc hiện nay thì số trƣờng
dạy nghề quá ít ỏi; bên cạnh đó do các trƣờng nghề chƣa khẳng định đƣợc
thƣơng hiệu, chất lƣợng đào tạo nên chƣa thu hút đƣợc ngƣời học. Nguyên
nhân đó đƣợc xuất phát căn bản từ mục tiêu đào tạo nghề và đặc biệt thiếu
hẳn đội ngũ giáo viên có tay nghề, có bản lĩnh nghề nghiệp để có thể đƣa
mục tiêu đào nghề, cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho đất nƣớc.
Trong mục tiêu đào tạo nghề nói chung, nghề thủ công mỹ nghệ chƣa
đƣợc khai thác, đầu tƣ về con ngƣời một cách đầy đủ, nhất là việc đào tao,
cung cấp kiến thức cơ bản, phát triển họ trở thành những ngƣời Thầy có đủ
phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo, có kinh nghiệm thực tiến, phát huy
năng khiếu bẩm sinh để họ đứng vững trên bục giảng, truyền thụ kiến thức
cơ bản và kỹ năng nghề cho lớp trẻ, để họ là những ngƣời giữ ngọn lửa
truyền thống các làng nghề Việt Nam với bản sắc tinh hoa của một dân tộc
có hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣơc.


10
Là một ngƣời đƣợc trƣởng thành từ làng Nghề La Xuyên xã Yên
Ninh, huyện Ý Yên Tỉnh Nam Định. Tuổi ấu thơ, tôi đã đƣợc cha mẹ truyền
nghề và đƣợc học nghề thủ công mỹ nghệ từ những ngƣời thợ giỏi của làng.
Các nghề mà tôi đã đƣợc theo học, đƣợc làm là: Nghề mộc mỹ nghệ, chạm
khắc gỗ, khảm trai, sơn mài ….Tôi mơ ƣớc đƣợc trở thành giáo viên để
mang những kiến thức, kỹ năng nghề truyền lại cho lớp trẻ. Điều đó đã trở
thành hiện thực khi tôi đƣợc bƣớc chân vào trƣờng Đào tạo nghề xây dựng
và Thủ công Mỹ nghệ Nam Định. Năm 2004, trƣờng đƣợc sát nhập với
trƣờng Trung học nghề Nam Phong để trở thành trƣờng Cao Đẳng Xây
dựng Nam Định hiện nay. Với cái tên mới này, mục tiêu đào tạo của nhà
trƣờng cũng hƣớng về nghề xây dựng, đồng thời sinh viên đến trƣờng chủ
yếu đăng ký học ngành xây dựng. Dần dần trong đội ngũ giáo viên dạy thủ
công mỹ nghệ cũng thấy nản. Số lƣợng giáo viên thì ít, tay nghề thì ngày

càng mai một, tƣ tƣởng ngày càng xa rời nghề truyền thống. Với tất cả niềm
đam mê nghề thủ công mỹ nghệ và trƣớc thực trạng xuống dốc của đội ngũ
giáo viên dạy nghề, tôi đã lựa chọn đề tài khoa học: “Các biện pháp phát
triển đội ngũ giáo viên dạy nghề Thủ công mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng
Xây dựng Nam Định” Để góp phần vào mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng
và đáp ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công
mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công mỹ
nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ
công mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định trong giai đoạn hiện
nay.



11
4. Giả thiết khoa học
Nếu đề xuất và sử dụng đồng bộ các biện pháp phát triển đội ngũ giáo
viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào
tạo của nhà trƣờng đáp ứng nhu cầu xã hội
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác
phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ.
- Phân tích thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
thủ công mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ
công mỹ nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định đáp ứng yêu cầu

phát triển của nhà trƣờng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ ở
trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định từ năm 2006 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp và hệ
thống các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của Nhà
nƣớc, của Ngành giáo dục và đào tạo, các tài liệu về quản lý, quản lý giáo
dục và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Sử dụng các phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn tới
giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh; quan sát, lấy ý kiến chuyên gia.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận của đề tài
Chƣơng II: Thực trạng phát triển đội ngũ dạy nghề Thủ công mỹ
nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định


12
Chƣơng III: Biện pháp phát triển đội ngũ dạy nghề Thủ công mỹ
nghệ ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục



























13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái quát những nghiên cứu về dạy nghề thủ công mỹ nghệ
Nhiều năm qua Đảng và Nhà nƣớc, các Bộ ngành trung ƣơng đã có
nhiều đề án nghiên cứu để đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, đáp ứng nhu
cầu đi lên của xã hội nhƣ dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2009; các

hội thảo phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm
2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại tỉnh Nam Định cũng có đề án về phát
triển nguồn nhân lực đến năm 2015 của Sở Khoa học công nghệ và Môi
trƣờng, Sở Lao động – Thƣơng binh và xã hội năm 2005. Trƣờng Cao đẳng
Xây dựng Nam Định đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2005-
2010 và kế hoạch hàng năm đƣợc Bộ Xây dựng phê duyệt. Trong các chủ
trƣơng, văn bản nêu trên đều đề xuất đến việc nâng cao nhận thức cho ngƣời
lao động về nghề nghiệp, có các chỉ tiêu cho sự phát triển các nghành nghề,
đặc biệt nhấn mạnh đến phƣơng thức, quy mô, giáo trình, điều kiện cơ sở
vật chất cho công tác đào tạo nghề, mở rộng thị trƣờng lao động để cuốn hút
ngƣời lao động tham gia học nghề, tạo đầu ra cho ngƣời lao động có việc
làm, đa dạng các loại hang hóa phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu. Trong các
chủ trƣơng chung đó, nghề thủ công mỹ nghệ đã đƣợc đề cập đến, tuy nhiên
còn rất ít và chƣa có tầm ảnh hƣởng đến nhu cầu xã hội.
Tại trƣờng Cao đẳng Xây dựng những năm gần đây, có một số cán bộ
quản lý và giáo viên đã chọn đặt vấn đề bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên, giáo
viên thực hành nghề làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ nhƣng cũng
chƣa có ai nghiên cứu lĩnh vực giáo viên dạy nghề Thủ công mỹ nghệ
(TCMN), mặc dù tiền thân của nhà trƣờng, một nửa là dạy nghề Thủ công
mỹ nghệ.
Dạy nghề Thủ công mỹ nghệ tại trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam
Định đã đƣợc khẳng định, là một trong 4 khoa đào tạo của nhà trƣờng.


14
Phƣơng thức đào tạo của khoa đa dạng hơn hẳn các khoa khác trong trƣờng:
vừa đạt yêu cầu đào tạo chính quy, vừa mềm dẻo về hình thức: dạy nghề
theo đơn đặt hang của các tập đoàn, tổng công ty; dạy nghề lƣu động tại các
địa phƣơng; dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ; dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề; dạy nghề theo

hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động….
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề thủ công mỹ nghệ tại trƣờng đƣợc ƣ
trang bị khá đồng bộ, gồm: nhà xƣởng, máy móc, dụng cụ nghề, nguyên vật
liệu cho thực hành, chế tác. Bên cạnh đó còn có Trung tâm thực nghiệm sản
xuất, nơi đây rất nhiều mô hình, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các vùng
miền trong cả nƣớc đƣợc trƣng bày để làm mẫu cho học sinh tham quan,
học tập. Trung tâm còn có xƣởng sản xuất thu hút đƣợc nhiều giáo viên có
tay nghề bậc cao chế tác mẫu đồng thời là địa điểm thực hành của học sinh,
sinh viên; là nơi học sinh, sinh viên ra trƣờng nhƣng vẫn có thể tham gia
làm việc để đƣợc bồi dƣỡng nâng cao tay nghề.
Khác với những giáo viên dạy nghề khác, giáo viên dạy nghề Thủ
công mỹ nghệ của trƣờng ngoài bằng cấp về chuyên môn theo quy định lại
còn có chứng chỉ bậc thợ. Nhiều ngƣời đi lên từ làng nghề mỹ nghệ truyền
thống La Xuyên, Tống Xá – Ý Yên. Có nhiều ngƣời đạt danh hiệu “ngƣời
lao động có bàn tay vàng”. Nhƣ vậy, giáo viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ
của trƣờng đạt đƣợc vừa có lý luận, vừa có thực hành. Đây là nét đặc trung
nhất, điển hình nhất so với hệ thống đội ngũ giáo viên của cả nƣớc nói
chung và của trƣờng Cao đẳng Xây dựng nói riêng.
Để đạt đƣợc mục tiêu đào tạo nhiều năm qua, nghề nào cũng có giáo
trình đào tạo và hƣớng dẫn nghề; Chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng lên. Theo
khảo sát tại các tổng công ty, các doanh nghiêp và các làng nghề, sau khi
tham gia các khóa đào tạo, kiến thức và kỹ năng của ngƣời học đƣợc nâng
lên, một số nghề nhƣ nghề mộc mỹ nghệ, chạm khắc đá ngƣời lao động đã
có năng lực và làm chủ đƣợc máy móc, thiết bị mới, hiện đại; Kỷ luật lao


15
động, tác phong công nghiệp có nhiều tiến bộ; 80% ngƣời học sau khi tốt
nghiệp tại trƣờng đã tìm đƣợc việc làm hoặc có thể tự tạo việc làm, mở rộng
quy mô sản xuất tại địa phƣơng.

Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đào tạo và nhu cầu xã hội thì tỷ lệ ngƣời học
cũng nhƣ tỷ lệ giáo viên đƣợc đầu tƣ cho nghề còn chênh lệch lớn với các
ngành nghề khác. Cơ cấu nghề chƣa phù hợp, chƣa bổ sung kịp thời. Cơ cở
vật chất còn nghèo nàn, thiếu tài liệu, học liệu hƣớng dẫn. Một số ngƣời
đƣợc đào tạo học tập tại trƣờng sau khi ra trƣờng không làm đúng nghề,
thậm chí không có viêc làm.
1.1.2. Kinh nghiệm dạy nghề của các nước trên thế giới
+ Ở Úc
Nƣớc Úc chuyên về lãnh vực giáo dục chuyên nghiệp (dạy nghề) và đào
tạo cho thế giới của ngày mai. Tại các cơ sở dạy nghề và đào tạo ở Úc, sinh
viên sẽ học hỏi đƣợc những kỹ năng theo chiều hƣớng ngành nghề đƣợc các
nhà nhân dụng coi trọng và tìm kiếm. Các khóa dạy nghề khuyến khích
ngƣời học học tập một cách chủ động và độc lập cả trong trƣờng học và môi
trƣờng làm việc thực tiễn.
+ Ở Nhật Bản:
Hệ thống giáo dục Nhật Bản đƣợc sửa đổi liên tục nhằm thực hiện lập
các loại trƣờng dạy nghề cho thanh niên đồng thời tổ chức đào tạo qua các
khoá chuyên tu (nông, công, lâm, ngƣ nghiệp, thủy sản, dệt…) ở ngay từ
cấp trung học cơ sở, trong đó vai trò cơ bản của lao động có kỹ năng và kỷ
luật đã đƣợc xác lập trong suốt quá trình học tập
Trƣớc những năm 1960, Các “trường chuyên môn” bị huỷ bỏ thay thế
bằng “trường dạy nghề” hoặc đƣợc nâng cấp trở thành những trƣờng đại
học. Trong mục trƣờng kỹ thuật, có loại đào tạo sau:
 Đào tạo 3 năm: gọi là Trung học Kỹ thuật hay Trung học Chuyên nghiệp,
kết hợp giữa giáo dục phổ cập và dạy nghề.


16
 Loại 5 năm (THKT + 2 năm) gọi là Cao đẳng kỹ thuật), khác với trƣờng
Cao Đẳng ở Việt Nam, chỉ mở cho học sinh sau THPT mà thôi.

 Trƣờng đào tạo chuyên ngành nhƣ y tế cộng đồng, y tá, dƣợc tá, chăm sóc
ngƣời già…của nhà nƣớc (2-3 năm theo yêu cầu của bộ môn)
 Trƣờng chuyên tu (tƣ nhân) là những cơ sở dạy nghề cụ thể nhƣ Hớt tóc,
Cắm hoa, dạy tiếng nƣớc ngoài, thƣ đạo, văn hóa đời sống, đầu
bếp…Thƣờng
là 1-2 năm , nằm ngoài hệ thống đào tạo của giáo dục của nhà nƣớc.
 Ngoài ra còn có Trung tâm Huấn luyện Nghề (của quận huyện thành
phố…) công lập là cơ sở đào tạo nghề mới (hoàn toàn miễn phí) cho những
ngƣời muốn đổi nghề, về hƣu…không giới hạn tuổi tác để giải quyết tình
trạng thất nghiệp (xóa đói giảm nghèo nhƣ ở Việt Nam)
Việc xây dựng môn giáo dục dạy nghề kỹ thuật nhƣ là một môn bắt buộc
Mục tiêu chủ yếu của môn đào tạo kỹ thuật là nhằm giúp học sinh nắm
các kỹ năng cơ bản thông qua kinh nghiệm sáng tạo/sản xuất, am hiểu công
nghệ hiện đại, và thúc đẩy những hiểu biết và thái độ cần thiết để ứng dụng:
- Thông qua kinh nghiệm về thiết kế và thực hành, kỹ năng thuyết
trình.
- Thông qua kinh nghiệm sản xuất/điều hành máy móc/thiết bị, quan tâm
phát triển công nghệ và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nội dung chủ
yếu bao gồm thiết kế và đồ hoạ; chế biến gỗ và nghề kim loại; máy móc,
điện tử, và chăn nuôi trồng trọt… Chƣơng trình đào tạo công nghệ đƣợc
phân phối với tổng số 105 giờ trong mỗi cấp lớp ở trƣờng cấp 2 cơ sở.
Vào năm 1960, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu nhân đôi số lƣợng các
trƣờng trung học kỹ thuật. Các trƣờng kỹ thuật 5 năm gọi là trƣờng Cao
đẳng chuyên nghiệp dành cho học sinh tốt nghiệp cấp THCS nhằm đáp ứng
tình trạng thiếu hụt giáo viên môn kỹ thuật có tay nghề, các trƣờng cao đẳng
sƣ phạm kỹ thuật 3 năm cũng đã đƣợc thành lập để bổ sung.



17

+ Cộng hoà liên bang Đức
Hầu hết các tiểu bang của Cộng hoà lien bang Đức, học sinh THCS
đã đƣợc học có chứng chỉ các nghề: thủ công, cơ khí,máy tính, vẽ kỹ thuật.
Sau đó đƣợc vào học các trƣờng nghề và đƣợc cấp chứng chỉ một nghề nào
đó. Hệ thống đào tạo kép phát triển, trong đó trƣờng nghề là trụ cột của hệ
thống đào tạo kép, thƣờng là dạy nghề hƣớng nghiệp cho học sinh ngay từ
THSC đến THPT theo kiểu part-time 1 đến 2 ngày một tuần tại các trƣờng
nghề, chủ yếu là thực hành. Loại hình trƣờng trung học nghề đƣợc tiến hành
cả ở ngoài doanh nghiệp, chƣơng trình đào tạo có cả hai trình độ: cơ bản và
chuyên môn. Nội dung và tiêu chuẩn của chƣơng trình đào tạo do uỷ ban
chƣơng trình quyết định. Giáo viên dựa theo hƣớng dẫn để xây dựng bài
giảng. Việc đào tạo nghề tại các công ty dựa trên hợp đồng theo luật dân sự
đƣợc ký kết bởi công ty và ngƣời học. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên đƣợc
tuyển chọn rất kỹ , đòi hỏi có trình độ tay nghề và có kiến thức sâu, rộng,
nhất là các nghề kỹ thuật công nghệ cao nhƣ lắp ráp máy tính, ô tô và các
nghề đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỉ và sáng tạo nhƣ thủ công mỹ nghệ.
Giáo dục dạy nghề ở Hoa Kỳ
Hoa kỳ đƣợc nhiều nƣớc kể cả nƣớc phát triển và đang phát triển quan tâm
đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, điểm nổi bật của giáo
dục nghề nghiệp là hết sức năng động, mềm dẻo phục vụ nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm trang bị cho ngƣời học kiến thức và kỹ
năng lao động tối thiểu đƣợc áp dụng quy định 50-25-25, nghĩa là 50% thời
gian học tập tại xƣởng, 25% dành cho môn học cơ sở có quan hệ gần với
nghề, 25% còn lại học văn hoá. Hoa kỳ xây dựng thành công hệ thống
trƣờng THPT hỗn hợp, học sinh đƣợc học nghề và học văn hoá. Các trƣờng
này có cả nhà xƣởng, phòng thí nghiệm và các trang bị khác phụ vụ cho
công tác đào tạo nghề. Những nhà quản lý, cố vấn học tập và giáo viên
nghề luôn coi trọng và hy vọng học sinh có sự lựa chọn nghề theo đúng sở
trƣờng và năng khiếu của họ. Tuy nhiên họ cũng cho rằng, giáo dục nghề



18
nghiệp còn mang tính hàn lâm, cách biệt với thị trƣờng lao động, nhất là
chƣa coi trọng các nghề truyền thống. Giáo viên đƣợc giao nhiệm vụ dạy
nghề, họ chỉ tập trung cho học sinh của mình, ít tạo nên các mối quan hệ,
chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp.
Nhƣ vậy, ở các nƣớc phát triển, đào tạo nghề cho ngƣời lao động
đƣợc định hƣớng từ rất sớm nhằm phát huy tiềm năng dạy nghề, giảm gánh
nặng cho giáo dục đại học đồng thời ngƣời học có nhiều cơ hội lựa chọn
hình thức học tập trung hoặc tai chức, lựa chọn nghề theo sở trƣờng, theo
năng lực bản thân hoặc theo nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực của các
doanh nghiệp. Các nghề đƣợc hƣớng nghiệp cũng rất đa dạng. Bên cạnh các
ngành nghề công nghiệp mũi nhọn thì nghề truyền thống đƣợc đào tạo chủ
yếu cho giới nữ và ở các vùng dân tộc.
Công tác quản lý và đào tạo đội ngũ giáo viên, trợ giảng, hƣớng dẫn
học tập đƣợc đào tạo bồi dƣỡng, tuyển dụng và nâng cấp dần qua hệ thống
thi tuyển, bồi dƣỡng tay nghề.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Đã có nhiều tác giả đƣa ra khái niệm quản lý theo những cách tiếp cận
hoạt động đó với các góc độ khác nhau. Thí dụ: “Quản lý là tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)đến khách thể
quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức”; hoặc “ Quản lý là sự tác động
liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ
chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính
trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra
môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”; hoặc “Quản lý là
thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau

trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu”,
- Xem xét nội hàm của khái niệm quản lý từ một số thí dụ trên, có thể
thấy rõ quản lý là một hoạt động xã hội. “Theo Triết học Mác - Lênin thì bất


19
cứ một hoạt động nào cũng có mục đích, phương tiện và kết quả”. Nhƣ vậy
cần phân tích mối quan hệ của một số thành tố cấu trúc chủ yếu của hoạt
động nhƣ mục đích, phương tiện và kết quả để đi đến một cách trình bày
khác về khái niệm quản lý.
Mục đích quản lý là trạng thái tƣơng lai về kết quả các hoạt động của
tổ chức. Trong từng thời kỳ hoặc trong mỗi giai đoạn, mục đích quản lý
đƣợc chủ thể quản lý (CTQL) cụ thể hoá thành các mục tiêu quản lý nhằm
thích ứng với: sứ mạng (nhiệm vụ, chức năng) của tổ chức, với đặc điểm
của cộng đồng và xã hội. Nhƣ vậy, mục đích quản lý vừa là mục đích hoạt
động chung của tổ chức và vừa là mục tiêu quản lý của CTQL. Vì thế, trong
tài liệu này, khi nói tới mục tiêu quản lý sẽ đƣợc hiểu nhƣ mục đích quản lý
và khi nói tới mối quan hệ giữa mục đích quản lý với phương tiện quản lý
cũng đƣợc hiểu nhƣ mối quan hệ giữa mục tiêu quản lý với phương tiện
quản lý.
Mục đích và phương tiện là cặp phạm trù quan trọng thể hiện mối quan
hệ biện chứng của mọi hoạt động, vì thế để thực hiện đƣợc mục tiêu quản lý
tất yếu cần có các phương tiện quản lý thích hợp.
Kết quả quản lý đƣợc xem là “sản phẩm” của hoạt động quản lý. Sản
phẩm quản lý của CTQL có thể đánh giá đƣợc về cả hai mặt định tính và
định lƣợng nhờ vào kết quả các hoạt động của tổ chức. Kết quả lý tƣởng của
hoạt động quản lý chính là đạt đƣợc các mục tiêu hoạt động của tổ chức.
- Nhƣng một vấn đề chung và hết sức quan trọng đặt ra cho mỗi CTQL
của bất kỳ lĩnh vực quản lý nào là: trong phạm vi nguồn lực của tổ chức, khi
đã xác định đƣợc mục tiêu, thì kết quả các hoạt động của tổ chức đó sẽ đạt

mức độ nào và kết quả đó phụ thuộc vào các yếu tố nào? Vì mục đích và
phƣơng tiện luôn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, cho nên mục
tiêu quản lý phụ thuộc vào yếu tố phƣơng tiện quản lý. Để phát huy đƣợc
mối quan hệ biện chứng đó, thì CTQL phải có những giải pháp quản lý phù
hợp. Nói cách khác, những giải pháp quản lý có tính khả thi (có đạt đƣợc
mục tiêu quản lý) hay không, đều phụ thuộc vào việc CTQL lựa chọn, sử
dụng và phát huy tác dụng các phương tiện thực hiện mục tiêu quản lý.
Trong luận văn này, chúng tôi xin đƣa ra một vài quan niệm của một
số nhà khoa học để đi đến thống nhất khái niệm về quản lý.


20
W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhấ
t và rẻ nhất” [18, tr. 68].
Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý đã nêu ra: “Quản lý
là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý nhằm đạt mục tiêu chung, Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục
tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt
động của những người khác” [12, tr.176].
Theo các nhà khoa học Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì:
“Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [17, tr1].
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình tác động gây
ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục
tiêu chung” [11, tr.17] và theo PGS.TS. Trần Quốc Thành: Quản lý là sự
tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn
các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục
đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật của khách quan.

Quản lý là sự tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến đối
tƣợng quản lý; bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái
của đối tƣợng quản lý, đƣa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ
lợi ích cho con ngƣời.
Qua những khái niệm trên, có thể khái quát những nét đặc trƣng cơ
bản về bản chất của hoạt động quản lý nhƣ sau:
Quản lý gồm hai thành phần: Chủ thể và khách thể quản lý. Chủ thể
quản lý có thể là một ngƣời hoặc một tổ chức. Khách thể quản lý có thể là
ngƣời, tổ chức hay là sự vật cụ thể, cũng có khi khách thể là ngƣời, tổ chức
đƣợc con ngƣời đại diện trở thành chủ thể quản lý cấp dƣới thấp hơn.


21
Giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động
qua lại, tƣơng hỗ lẫn nhau: Chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn
khách thể thì sản sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng,
trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thoả mãn mục đích của chủ thể
quản lý.
Chủ thể quản lý thực hiện các tác động thông qua việc xây dựng kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Bằng các luận cứ nêu trên, có thể hiểu: quản lý là sự tác động hợp quy
luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các giải pháp phát huy
tác dụng của các phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
1.2.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý gắn liền với hoạt động quản lý. Có nhiều cách
phân chia chức năng quản lý, nhƣng tập trung 4 chức năng cơ bản, chủ yếu,
đó là: Chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và
chức năng kiểm tra.
a. Chức năng kế hoạch hóa:
Chức năng kế hoạch hoá là chức năng hoạch định, chức năng qua

trọng nhất của ngƣời quản lý. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định rõ mục tiêu
của tổ chức, xác định và đảm bảo các nguồn lực để đạt các mục tiêu đã đề
ra; quyết định xem hoạt động nào là cần thiết, thiết lập chiến lƣợc tổng thể
và phát triển hệ thống thứ tự rõ rang của kế hoạch. Cụ thể là: Xác định mục
tiêu (dài hạn – ngắn hạn; xa- gần, tổng thể - bộ phận…); tính toán các nguồn
lực để đảm bảo chắc chắn thực hiện đƣợc mục tiêu từ đó để các giải pháp,
biện pháp, cách thức và tiến trình thực hiện mục tiêu.
b. Tổ chức
Tổ chức chính là quá trình biến ý tƣởng thành hiện thực, xét về chức
năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện
thành công các kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của tổ chức. Các nội


22
dung của tổ chức gồm: Phân tích công việc bằng nhiệm vụ; lựa chọn ngƣời
vào việc; phân bổ các nguồn lực; xây dựng cơ chế làm việc. Nếu tổ chức tốt,
ngƣời quản lý có thể phối hợp, điều hành các nguồn lực để vận hành bộ máy
một cách đồng bộ, khoa học, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đạt đƣợc
mục tiêu mà tổ chức đặt ra.
c. Chỉ đạo
Chỉ đạo là hoạt động dẫn dắt, điều hành, điều khiển của ngƣời quản
lý; là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, làm cho họ gắn kết,
nhiệt tình, tự giác và nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu. Để chỉ đạo, điều hành
thành công một tổ chức, đòi hỏi ngƣời cán bộ quản lý phải theo sát bộ máy,
hƣớng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, khuyến khích ngƣời lao động thực
hiện mục tiêu. Muốn chỉ đạo tốt ngƣời quản lý phải có tầm nhìn rộng, hiểu
biết về con ngƣời, biết cách điều khiển con ngƣời để đạt kết quả mong
muốn.
d. Kiểm tra

Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý, có thể nói
không có kiểm tra là không có quản lý. Hoạt động kiểm tra trong quản lý là
hoạt động phản hồi, cung cấp cho ngƣời quản lý những thong tin đáng tin
cậy về tình hình, kết quả công việc, giúp ngƣời quản lý uốn nắn, điều chỉnh
kịp thời những vấn đề còn hạn chế, những sai lệch, yếu kém để trên cơ sở đó
có sự điều chỉnh, uốn nắn, xử lý các kết quả của quá trình vận hành trong tổ
chức nhằm làm cho mục tiêu quản lý đi đúng những chủ trƣơng, đƣờng lối,
thực hiện có hiệu quả.
Các chức năng quản lý làm nên bản chất của quản lý. Các chức năng
này đƣợc thự chiện lien tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho
nhau tạo thành chu trình quản lý khép kín. Trong chu trình quản lý đƣợc
khép kín này có một yếu tố quan trọng, không thể thiếu, nó có mặt trong tất
cả các giai đoạn, vừa là điều kiện, vừa là phƣơng tiện cho nhà quản lý khi


23
đƣa ra những quyết định quản lý và thực hiện chu trình quản lý có hiệu quả
đó chính là thông tin.
Có thể mô tả mối quan hệ giữa chức năng quản lý và hệ thống thông
tin bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các chức năng quản lý








1.2.3. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, một phạm trù vĩnh hằng
sinh ra, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài ngƣời. Có thể khẳng định,
giáo dục và quản lý giáo dục là tồn tại song hành. Giáo dục xuất hiện nhằm
thực hiện chức năng chủ yếu là truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm của thế
hệ đi trƣớc cho thế hệ đi sau và để thế hệ sau kế thừa, phát triển nó một cách
sáng tạo, làm cho xã hội và bản thân con ngƣời phát triển không ngừng. Để
đạt đƣợc mục đích đó, quản lý đƣợc coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực
thi cơ chế nêu trên. Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng của xã hội. Vì vậy
quản lý giáo dục là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống quản lý xã
hội.
Các nhà nghiên cứu đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau về quản lý
giáo dục:
- Theo học giả M.I.Kônđacôp: Quản lý giáo dục là tập hợp những
biện pháp, tổ chức, cán bộ, kế hoạch hoá, tài chính,… nhằm đảm bảo vận

Kế hoạch hoá

Chỉ đạo

Tổ chức
Thông
tin

Kiểm tra


24
hành bình thƣờng của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát
triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng.
- Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng

quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo
thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển
giáo dục, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi
người. Cho nên, quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo
dục quốc dân” [11, tr.17].
Nhƣ vậy, quản lý giáo dục đƣợc hiểu theo các cấp độ vĩ mô và vi mô.
Đối với cấp độ vĩ mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động có ý
thức, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả
các khâu của hệ thống nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu
phát triển giáo dục. Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những
tác động tự giác của chủ thể quản lý đến các lực lƣợng trong và ngoài nhà
trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu của giáo dục.
1. 2.4. Quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục gồm hai nội dung chính là quản lý nhà nƣớc về giáo
dục và quản lý nhà trƣờng, trong đó nhà trƣờng là đơn vị cơ sở, ở đó diễn ra
các hoạt động quản lý giáo dục cơ bản nhất.
Quản lý trƣờng học là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo
dục để đạt mục tiêu giáo dục. Thực chất của quản lý nhà trƣờng là quản lý
quá trình dạy học, quá trình đào tạo, tổ chức điều hành việc dạy của Thầy và
học của trò. Quản lý nhà trƣờng chủ yếu tác động đến tập thể giáo viên, tổ
chức phối hợp các hoạt động của họ giữa nhà trƣờng và xã hội.
1.2.5. Đội ngũ giáo viên
- Đội ngũ: Theo từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
1999) đội ngũ là tập hợp nhiều ngƣời cùng chức năng, nghề nghiệp hợp
thành lực lƣợng hoạt động trong tổ chức. Đội ngũ của một tổ chức là nguồn
nhân lực trong tổ chức đó.


25
- Giáo viên là những ngƣời đã tốt nghiệp các trƣờng trung cấp, Cao

đẳng, Đại học sƣ phạm, hoặc có các chứng chỉ về nghiệp vụ sƣ phạm đƣợc
Nhà nƣớc công nhận để tham gia hoạt động giảng dạy trong các cơ sở giáo
dục theo đúng quy định hiện hành của Bộ giáo dục đào tạo.
- Đội ngũ giáo viên là những tập hợp giáo viên đƣợc tổ chức thành
một lực lƣợng có tổ chức, có chung một ý tƣởng, một mục đích, một nhiệm
vụ là thực hiện mục tiêu của giáo dục đề ra cho lực lƣợng, tổ chức đó. Họ
làm việc theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợi ích
về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
1.2.6. Phát triển đội ngũ giáo viên
Phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng
trong các trƣờng Cao đẳng, đại học. Phát triển đội ngũ giáo viên ảnh hƣởng
trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo của mỗi nhà trƣờng.
- Phát triển:
Thuận ngữ phát triển theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Lý luận
của phép biện chứng duy vật khẳng định: Mọi sự vật hiện tƣợng không phải
chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lƣợng mà cơ bản chúng luôn biến
đổi, chuyển hoá từ sự vật hiện tƣợng này đến sự vật hiện tƣợng khác, cái
mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trƣớc tạo thành quá trình
phát triển, tiến lên mãi. Nguyên nhân của sự phát triển là ở sự liên hệ, tác
động qua lại của các mặt đối lập vốn có bên trong của các sự vật, hiện
tƣợng. Hình thái, cách thức của sự phát triển đi từ những biến đổi về lƣợng
dẫn đến sự biến đổi về chất và ngƣợc lại. Con đƣờng, xu hƣớng của sự phát
triển không đi theo đƣờng thẳng, cũng không đi theo đƣờng tròn khép kín
mà theo đƣờng xoáy ốc, tạo thành xu thế phát triển, tiến lên từ từ, từ đơn
giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn
thiện hơn.


26

Những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ “phát triển”
đƣợc sử dụng khá rộng rãi với cách hiểu đơn giản là phát triển kinh tế. Sau
đó, khái niệm này đƣợc bổ sung thêm về nội hàm và đƣợc hiểu một cách
toàn diện hơn. Ngày nay, khái niệm phát triển đựơc sử dụng để chỉ cả ba
mục tiêu cơ bản của nhân loại là: phát triển con ngƣời toàn diện; bảo vệ môi
trƣờng; hoà bình và ổn định chính trị.
Phát triển là một quá trình nôi tại, là bƣớc chuyển hoá từ thấp đến
cao. Trong cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm năng những khuynh
hƣớng dẫn đến cái cao. Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự
nhiên và xã hội. Phát triển là cả một quá trình phát triển thực hiện nhƣng
cũng có thể là một tiềm năng của sự vật, hiện tƣợng.
Phát triển đội ngũ giáo viên
Phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra một đội ngũ nhà giáo cho một
trƣờng học có đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng: Có trình độ chuẩn,
đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng đúng quy định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực
trong công tác giảng dạy và giáo duc ngƣời học theo quy định của nghề đào
tạo
Để phát huy hiệu quả lao động của đội ngũ giáo viên thực hành thủ công mỹ
nghệ, công tác quản lí phát triển đội ngũ phải thực hiện đƣợc các yêu cầu
sau:
- Bố trí, sắp xếp, tổ chức những con ngƣời có cùng đặc điểm nhƣ:
trình độ, lĩnh vực chuyên môn, nhiệm vụ thành những đơn vị, nhóm để
những ngƣời này cùng làm việc theo nhóm, thúc đẩy lẫn nhau trong quá
trình hoạt động.
- Thực hiện chính sách tiền lƣơng, điều kiện làm việc, các nhu cầu
khác của những con ngƣời trong đội ngũ.
- Thúc đẩy và kích thích các yếu tố tạo nên sự phát triển về chất ở
nguồn nhân lực nhƣ: sự thành đạt, sự cống hiến, sự tiến bộ, sự học tập làm
sao để những yếu tố này trở thành khát vọng của mỗi ngƣời.



27
Trên yêu cầu của sự phát triển, khi yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm
đào tạo nâng cao thì yêu cầu về chất lƣợng đội ngũ giáo viên cũng phải
đƣợc nâng lên tƣơng ứng. Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên luôn gắn chặt
với phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực bao gồm bảy hoạt động sau:
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực.
- Tuyển mộ.
- Chọn lựa.
- Xây dựng môi trƣờng.
- Huấn luyện và phát triển đội ngũ.
- Kiểm tra, thẩm định kết quả hoạt động.
- Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp, sa thải.
Trong bảy hoạt động nói trên, hoạt động "chọn lựa" và "huấn luyện
phát triển đội ngũ" là hoạt động quan trọng trong nhiệm vụ phát triển nguồn
nhân lực.
Phát triển đội ngũ giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu đào tạo của
nhà trƣờng và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc trong một
giai đoạn nhất định từ đó đề ra nhiệm vụ, chƣơng trình xây dựng và phát
triển đội ngũ cho phù hợp.
Phát triển đội ngũ giáo viên phải tạo ra một môi trƣờng liên nhân cách
để phát triển mọi nhân cách: nhân cách học sinh, nhân cách giáo viên, nhân
cách ngƣời quản lí. Môi trƣờng liên nhân cách này là môi trƣờng giáo dục
mà các hoạt động trong đó đem tới cho con ngƣời khả năng tự giáo dục.
Phát triển đội ngũ giáo viên phải xây dựng đƣợc tập thể "biết học
hỏi". Chính tập thể này mới có khả năng phát triển từng cá nhân trong tổ
chức từ đó mà tổ chức đƣợc phát triển.
1.2.7. Đội ngũ giáo viên dạy nghề của trường Cao đẳng Xây dựng
Nam Định



28
a. Những đặc điểm của đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Xây dựng
Nam Định
Giáo viên trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định đƣợc đào tạo từ
nhiều nguồn khác nhau, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng chuyên
môn, tay nghề kỹ thuật ngành xây dựng và mỹ thuật, họ có những đặc điểm
chung sau:
- Đƣợc đào tạo theo chuyên môn sâu
- Có năng khiếu và đƣợc rèn luyện tay nghề từ các làng nghề
- Có kiến thức thực tiễn cuộc sống
- Có năng lực điều hành và tổ chức sản xuất nhỏ.
b. Yêu cầu của đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới
hiện nay:
- Về chất lƣợng đội ngũ:
Chất lƣợng đội ngũ là một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố:
Trình độ đào tạo, thâm niên công tác, vị trí làm việc, khả năng… của từng
thành viên trong tổ chức.
Chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ của trƣờng
Cao đẳng Xây dựng Nam Định đƣợc thể hiện ở: Phẩm chất và năng lực tay
nghề; sự hài hoà các yếu tố: trình độ đào tạo và trình độ bậc thợ. Với trình
độ đào tạo và trình độ tay nghề đòi hỏi ngƣời cán bộ quản lý phải sắp xếp
giữa nội dung công việc, vị trí công tác cho phù hợp và phát huy tiềm năng
đội ngũ trong nhiệm vụ của nhà trƣờng, nhất là khi đánh giá đội ngũ giáo
viên dạy nghề thủ công mỹ nghệ cần chú ý các khía cạnh nhƣ:
- Trình độ đƣợc đào tạo
- Trình độ tay nghề (bậc thợ)
- Năng lực, năng khiếu
- Tuổi đời tham gia công tác giảng dạy

- Tuổi nghề
- Khả năng thích ứng

×