Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo ( Nghiên cứu thực tế tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
=o0o=



NGUYỄN THÀNH TUẤN





MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
(NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG )



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC














HÀ NỘI – 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
=o0o=



NGUYỄN THÀNH TUẤN




MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
(NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG )


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG XUÂN HẢI




HÀ NỘI – 2004

Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

2
KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
(THEO THỨ TỰ TỪ ĐIỂN)

1. BCH TW Ban chấp hành Trung ƣơng
2. CB QLGD Cán bộ quản lý giáo dục
3. CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
4. ĐT Đào tạo
5. ĐT - GDCN Đào tạo - Giáo dục chuyên nghiệp
6. GD Giáo dục
7. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
8. GDPT Giáo dục Phổ thông
9. GDTH Giáo dục Tiểu học
10. GV Giáo viên
11. HS Học sinh
12. HĐND Hội đồng Nhân dân
13. KHCN Khoa học công nghệ
14. KHKT Khoa học kỹ thuật

15. KT-XH Kinh tế - xã hội
16. NXB Nhà xuất bản
17. QLGD Quản lý giáo dục
18. QLNN Quản lý Nhà nƣớc
19. QLHCNN Quản lý hành chính Nhà nƣớc
20. UBND Uỷ ban Nhân dân
21. TT GDTX Trung tâm Giáo dục Thƣờng xuyên
22. THCN Trung học chuyên nghiệp
23. NQTW2 khóa VIII Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII
24. NQTW6 khóa IX Nghị quyết Trung ƣơng 6 khóa IX
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 8
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 8
IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 8
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC 8
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
VII. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 9
VIII. CẤU TRÖC LUẬN VĂN 9
PHẦN 2: NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ 10
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.2.1.KHÁI NIỆM QUẢN LÝ: 10
1.2.2. QUẢN LÝ GIÁO DỤC 16
1.2.3.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 19
1.3 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GD-ĐT 31
1.3.1. VAI TRÕ, VỊ TRÍ CỦA GD-ĐT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 31
1.3.2. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG CHÍNH SÁCH VÀ MỤC TIÊU CỦA NHÀ NƢỚC VỀ GD -
ĐT 34
1.3.3. NỘI DUNG QLNN VỀ GD-ĐT 38
1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HIỆU LỰC, HIỆU LỰC QLHCNN VÀ HIỆU LỰC QLNN VỀ GD&ĐT
42
1.4.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 42
1.4.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU LỰC QLHCNN: 44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO HẢI PHÕNG 46
2.1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 46
2.1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - CÁC MẶT KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG. 46
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GD-ĐT HẢI PHÕNG TỪ KHI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
TRUNG ƢƠNG 2 KHOÁ VIII ĐẾN NAY 47
2.2.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GD HẢI PHÕNG TỪ NĂM HỌC 1999 – 2000 ĐẾN NAY. 47
(TỪ 2.2 - 2.4, NGUỒN: BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG) 50
2.3- TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN GD - ĐT HẢI PHÕNG 50
2.3.1. NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT 50
2.3.2. NHỮNG MẶT CÕN HẠN CHẾ 53
2.4. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GD - ĐT HẢI PHÕNG ĐẾN NĂM 2010 54
(NGUỒN: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GD-ĐT HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001-2010) 59
2.5. THỰC TRẠNG QLNN VỀ GD CỦA SỞ GD&ĐT HẢI PHÕNG 59
2.5.1. CƠ SỞ THỰC HIỆN QLNN VỀ GD CỦA SỞ GD&ĐT HẢI PHÕNG 59
2.5.2. THỰC TRẠNG VỀ QLNN VỀ GD CỦA SỞ GD&ĐT HẢI PHÕNG 61
(NGUỒN: PHÒNG KHTV-CSVC SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG) 73
2.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 73

2.6.1. NHỮNG THUẬN LỢI 73
2.6.2. NHỮNG KHÓ KHĂN 75
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO
DỤC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 77
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 77
3.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 77
3.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 80
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC
CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 82
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

4
3.2.1 QUÁN TRIỆT VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO TOÀN THỂ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐẢNG
VIÊN TRONG BỘ MÁ Y QLGD CỦA SỞ NÓI RIÊNG, CỦA TOÀN NGÀNH GD&ĐT TRONG
TỈNH NÓI CHUNG VỀ CÁC VĂ N BẢN CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI QLNN VỀ GD&ĐT 82
3.2.2.BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC QLHCNN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP SỞ. NÂNG CAO TÍNH
KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH QL VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC
THỰC HIỆN VĂN BẢN PHÁP QUY THEO ĐÖNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƢỚC 83
3.2.3. TĂNG CƢỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG NHẰM THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM “NHÀ
NƢỚC LÀ TRUNG TÂM QUYỀN LỰC HÀNH CHÍNH” 83
3.2.4. THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CHƢƠNG TRÌNH TỔNG THỂ VỀ CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 87
3.2.5. TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ CƠ QUAN, NHÀ TRƢỜNG VÀ THỰC
HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA GD 90
3.2.6. ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIN HỌC HÓA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ 92
3.3. KIỂM CHỨNG SỰ NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP 95
1. KẾT LUẬN 97
2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 98
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục


5
PHẦN THỨ NHẤT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau khi đƣợc học tập nghiên cứu những vấn đề lý luận về trong GD-ĐT;
qua thực tế công tác nhiều năm ở Phòng GD rồi Sở GD&ĐT, tác giả đã nhận thấy:
QL GD-ĐT trƣớc yêu cầu đổi mới của đất nƣớc là QL một lĩnh vực có ý nghĩa
"Quốc sách hàng đầu" và là hoạt động QL chuyên ngành quan trọng trong hoạt
động QL, điều hành các lĩnh vực về phát triển GD của từng địa phƣơng và đất
nƣớc. Đó là hoạt động mang lại kết quả và thực hiện các mục tiêu đặt ra cho GD
trƣớc yêu cầu phải giải quyết đồng thời "Nâng cao dân trí - ĐT nhân lực - Bồi
dưỡng nhân tài" và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Từ nhận thức đó và từ
thực tiễn chúng tôi lựa chọn một vấn đề cụ thể trong công tác QLGD để nghiên
cứu, đó là: Đề xuất "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN của Sở
GD&ĐT" (nghiên cứu thực tế tại Sở GD&ĐT Hải Phòng) với mong muốn góp
phần nhỏ bé của mình có tác dụng tích cực vào phát triển sự nghiệp GD của địa
phƣơng nói riêng và sự nghiệp GD - ĐT của đất nƣớc trong thời kỳ CNH-HĐH.
1.1. Cơ sở lý luận
GD-ĐT là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi
ích, quyền lợi và nghĩa vụ của mọi ngƣời dân, mọi thành phần kinh tế - xã hội; đồng
thời là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhƣ vậy, GD-
ĐT ở bất cứ quốc gia nào cũng phải đi trƣớc một bƣớc, phải coi đầu tƣ cho GD là
đầu tƣ cho sự phát triển. Một khâu quan trọng trong việc quan tâm đến phát triển
GD là QLGD mà trƣớc hết phải là QLNN về GD. Bởi lẽ, chỉ có thông qua QLNN
về GD mới thực hiện đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Quốc gia, mới xây dựng
đƣợc qui hoạch chiến lƣợc phát triển, mới thực hiện đƣợc các mục tiêu GD Nhƣ
vậy QLNN về GD-ĐT có thể coi là khâu then chốt để thực hiện thắng lợi mọi hoạt
động GD. Tuy nhiên, chúng ta nhận thức đƣợc rằng trong QLNN về GD-ĐT phụ
thuộc vào đƣờng lối chính trị và cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc, tình hình phát
triển kinh tế - xã hội, về hệ thống cũng nhƣ thể chế QL của quốc gia, về trình độ và

nhận thức của đội ngũ CBQL,về sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

6
Đất nƣớc Việt Nam, với truyền thống hiếu học, tôn sƣ - trọng đạo, nền
GD-ĐT đã phát triển khá sớm và đạt đƣợc những thành tựu vô cùng to lớn mà
lịch sử phát triển đất nƣớc ta đã khẳng định. Đặc biệt bắt đầu từ thời kỳ đổi
mới của đất nƣớc, Đảng ta đã có hệ thống quan điểm đổi mới tƣ duy GD-ĐT
và tổ chức thực hiện GD-ĐT phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn diện của đất
nƣớc; xoay chuyển tình hình GD-ĐT theo hƣớng sớm chấm dứt tình trạng suy
thoái, đi vào ổn định và tạo thế cho phát triển.
Nghị quyết 2 BCH TW Đảng khóa VIII về "Định hƣớng chiến lƣợc
phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH - HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000" đã
khẳng định Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta dành ƣu tiên cao nhất cho sự phát
triển GD-ĐT và KHCN, đảm bảo cho GD-ĐT và KHCN thực sự là Quốc sách
hàng đầu; thực sự coi phát triển GD-ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục khẳng định về cơ bản, các
quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII vẫn còn
nguyên giá trị và tiếp tục phát triển; ghi nhận nền GD-ĐT đang có những
bƣớc phát triển mới phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nƣớc. Từ những
quan điểm chỉ đạo của Đảng và thực tiễn về đổi mới GD- ĐT, QLNN về GD-
ĐT phải đảm bảo: Chuyển từ tƣ tƣởng QL chủ yếu bằng mệnh lệnh hành
chính sang QL chủ yếu bằng pháp luật (Luật Giáo dục - Quốc hội thông qua
ngày 2 tháng 12 năm 1998). Chuyển từ cơ chế QL tập trung, quan liêu bao
cấp sang cơ chế QL phân câp, dân chủ và tự chịu trách nhiệm.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong 50 năm phát triển sự nghiệp GD-ĐT của Hải Phòng - thành phố
Cảng với mảnh đất địa linh nhân kiệt, từ thời nho học đã là một địa phƣơng
có 3/47 trạng nguyên của cả nƣớc (Trạng nguyên Trần Tất Văn, Lê Ích Mộc,
Nguyễn Bỉnh Khiêm), là địa phƣơng có trƣờng học sớm trong cả nƣớc;

trƣờng Bạch Vân năm 1428. Đến thời tân học là 1 trong 4 địa phƣơng có
trƣờng Tân học đầu tiên của cả nƣớc, Trƣờng BonNan - Bình Chuẩn - Ngô
Quyền thành lập từ năm 1920. Đến nay Hải Phòng có qui mô phát triển GD
đa dạng, phong phú có đủ các loại hình trƣờng: Bán công - dân lập - tƣ thục
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

7
và công lập, đảm bảo đủ nhu cầu học tập của con em nhân dân từ Mầm non
đến Đại học. Chất lƣợng GD luôn là đơn vị trong tốp dẫn đầu cả nƣớc, có
nhiều HS đạt giải trong các kỳ thi HS giỏi quốc gia, quốc tế, tỷ lệ HS thi đỗ
vào các trƣờng Cao đẳng, Đại học cao; đã hoàn thành phổ cập Tiểu học và
Xóa mù chữ năm 1990, Phổ cập Trung học cơ sở năm 2001, đang thực hiện
đề án phổ cập Trung học và Nghề; tỉ lệ lao động qua ĐT cao (30%). Tuy
nhiên, qua tổng kết đánh giá bản thân ngành GD-ĐT Hải Phòng, mà đặc biệt
là Sở GD&ĐT cũng nhận thấy công tác QLGD cũng còn nhiều bất cập: Việc
qui hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển chƣa đồng bộ và chƣa tƣơng xứng
với phát triển của đô thị loại I - Trung tâm cấp quốc gia, đầu tƣ của thành phố
cho GD chƣa thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu; công tác huy động
mọi lực lƣợng xã hội và toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GD còn hạn chế;
chất lƣợng GD ở các địa phƣơng còn có sự chênh lệch, đặc biệt là giữa thành
thị và miền núi, hải đảo. Việc đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp chƣa đồng
đều ở các cấp học, bậc học Mà nguyên nhân chính là: Đội ngũ cán bộ QL
chƣa đáp ứng với yêu cầu đổi mới; phân công - phân cấp QL chƣa rõ ràng,
còn chồng chéo; các cơ chế chính sách về GD-ĐT chƣa đƣợc hợp lý và chƣa
đƣợc triển khai thực hiện triệt để; chƣa mạnh dạn đƣa khoa học - công nghệ
vào QL và phục vụ nhiệm vụ chính trị
Để thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội Đảng thành phố lần thứ XII với
mục tiêu chủ yếu là " Xây dựng Hải Phòng thành thành phố Cảng văn minh,
hiện đại, cửa chính ra biển, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản ở miền
Bắc, có kinh tế, văn hóa, GD-ĐT, khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng phát

triển, quốc phòng - an ninh vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống nhân
dân" mà nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là khẳng định GD-ĐT là "Quốc sách
hàng đầu", là khâu đột phá của Hải Phòng phát triển với tốc độ cao. Điều cốt
yếu ở đây là phát triển sự nghiệp GD-ĐT theo hƣớng đổi mới, chủ động hội
nhập với khu vực và quốc tế. Trƣớc tiên, theo tác giả phải đổi mới khâu quan
trọng là QLNN về GD-ĐT, mà đại diện là các vấn đề QLNN của Sở GD-ĐT
phải đạt hiệu lực, hiệu quả cao.
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

8
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về GD-ĐT
của Sở GD&ĐT nhằm góp phần chuyển biến cơ bản trong QLNN về GD-ĐT
trong giai đoạn CNH - HĐH của địa phƣơng và đất nƣớc.
- Xác lập luận cứ của các giải pháp đó, thăm dò tính khả thi của các giải
pháp trong CB QLGD ở địa phƣơng và một số tỉnh lân cận.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: đó là hiệu lực
QLNN về GD-ĐT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng về QLNN của Sở GD-ĐT trên cơ sở
thực tế của Sở GD&ĐT Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp về QLNN của Sở GD-ĐT Hải Phòng từ đó
có thể áp dụng khả thi ở các Sở GD&ĐT.
IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu
QLNN về GD ở một số Sở GD&ĐT.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Những giải pháp tăng cƣờng hiệu lực QL năm về GD đối với Sở
GD&ĐT Hải Phòng.
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Phát hiện đúng thực trạng và nguyên nhân, đề ra đƣợc các giải pháp
hữu hiệu sẽ góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về GD nói chung và ở Sở
GD&ĐT nói riêng (cụ thể hóa cho Hải Phòng) sẽ góp phần thực hiện tốt hơn
chức năng QLNN về GD ở địa phƣơng.
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các văn bản, các tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên
cứu. Phân tích, tổng hợp, đánh giá và đúc kết đƣợc các vấn đề lý luận.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

9
Khảo sát, điều tra xã hội học thông qua các hoạt động QL của Sở
GD&ĐT, qua phiếu hỏi, qua tọa đàm, phỏng vấn, qua phân tích số liệu thông tin.
6.3. Nhóm phƣơng pháp ngoại suy: So sánh, thống kê toán học
VII. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
7.1. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động QLNN về GD của Sở GD&ĐT Hải Phòng từ 2000 -> 2003.
7.2. Giới hạn nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả xây dựng một số giải pháp
mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về GD-ĐT của Sở GD&ĐT
(trên cơ sở thực tế tại Sở GD&ĐT Hải Phòng).
VIII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LUẬN VĂN GỒM BA PHẦN :
Phần mở đầu: Đề cập một số vấn đề chung của đề tài
Phần kết quả nghiên cứu: đƣợc chia thành 3 chƣơng.
Chƣơng I: Cơ sở lý luận của Vấn đề nghiên cứu
Chƣơng II: Thực trạng QLNN về GD-ĐT ở Sở GD&ĐT Hải Phòng
Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN của
Sở GD&ĐT

Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

10
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Trong vài năm gần đây vấn đề QLNN về GD&ĐT (QLNN về
GD&ĐT) đƣợc đông đảo giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Một nghiên
cứu mang tính hệ thống và tầm cỡ nhà nƣớc đƣợc nhóm đề tài của viện
chiến lƣợc và phát triển GD (cũ) do PGS, TS Đặng Bá Lãm làm chủ nhiệm
đã tập hợp đƣợc rất nhiều lực lƣợng và giải quyết nhiều vấn đề liên quan
đến đổi mới QLNN về GD&ĐT. Tại trƣờng cán bộ QLGD&ĐT trung ƣơng
1 từ 2000 - 2002 TS Đặng Xuân Hải cũng triển khai một đề tài liên quan đề
đổi mới QLNN về GD&ĐT thông qua một đề tài cấp bộ là “Vai trò của nhà
nƣớc trong việc nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các
trƣờng đại học” Tuy nhiên vấn đề đổi mới QLNN về GD ở cấp sở chúng
tôi chƣa tìm thấy một công trình cụ thể nào.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1.Khái niệm Quản lý:
a. Khái niệm chung
Khái niệm QL đã hình thành rất lâu và ngay từ khi xã hội loài ngƣời
xuất hiện thì nhu cầu QL cũng đƣợc hình thành; khái niệm QL ngày càng
đƣợc hoàn thiện. Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, mọi hoạt động
của xã hội đều cần tới QL, QL vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc
điều khiển một hệ thống xã hội ở cả tầm vĩ mô và vi mô; chính vì lẽ đó trình
độ tổ chức, điều hành cũng đƣợc nâng lên và phát triển.

C.Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến
hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần tìm đến một sự chỉ đạo
để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung
phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những
khí quan độc lập của nó. Một nghệ sĩ độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. [40, tr 21]
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

11
Hoạt động QL bắt nguồn từ sự phân công lao động của xã hội loài ngƣời
nhằm đạt đƣợc mục đích, hiệu quả cao hơn, năng suất cao hơn. Đó chính là
hoạt động giúp cho con ngƣời đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của các
thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Có nhiều khái niệm về QL theo các quan điểm khác nhau [56].
- Theo quan điểm triết học, QL đƣợc xem nhƣ một quá trình liên kết
thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiêu nào đó.
- Theo quan điểm kinh tế của F.Taylor (1956 – 1915): “QL là cải tạo
mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa ngƣời với máy móc” và “QL là nghệ
thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phƣơng
pháp tốt nhất, rẻ nhất”.[56, tr 13]
- Theo quan điểm chính trị xã hội : “QL là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hƣớng của chủ thể (ngƣời QL, ngƣời tổ chức QL) lên khách thể (đối
tƣợng QL) về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các
luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng”. [55, tr 19]
- Theo quan điểm của hệ thống: Toàn thể thế giới vật chất đang tồn tại,
mọi sự vật, hiện tƣợng là một chỉnh thể, một hệ thống. Trong công tác điều hành
xã hội thì QL cũng vậy, cũng là một hệ thống. Theo quan điểm này thì QL là
một đơn vị với tƣ cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động
vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phƣơng pháp thích hợp

nhằm đạt mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động.
“QL là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể QL lên đối
tƣợng QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống
để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi môi trƣờng” [44, tr 38]
- Theo Henry Fayol (1941 – 1925) – nhà kinh tế học và chỉ đạo thực
tiễn, trong quyển “QL chung và QL công nghiệp”: QL hành chính là dự đoán
và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp kiểm tra. [56, tr 15]
- Còn một vài quan điểm thƣờng gặp khác nhƣ :
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

12
+ QL là biết chính xác điều mình muốn ngƣời khác làm và sau đó thấy
họ đã hoàn thành công việc nhƣ thế nào? đánh giá.
+ QL là những hoạt động cần thiết đƣợc thực hiện khi con ngƣời kết
hợp với nhau trong một tổ chức, nhóm để đạt đƣợc mục tiêu.
+ QL là quá trình cùng làm việc của các cá nhân để hoàn thành mục
tiêu chung của tổ chức, nhóm.
+ QL là nghệ thuật đạt mục tiêu đề ra thông qua việc điều khiển, phối
hợp, chỉ huy hoạt động của ngƣời khác.
- Qua những định nghĩa trên, ta có thể hiểu:
+ QL là sự tác động có tổ chức, có ý thức để điều khiển, hƣớng dẫn các
quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con ngƣời để đạt đến mục đích đúng
với ý chí của nhà QL phù hợp với yêu cầu khách quan.
Chủ thể QL và khách thể QL:
+ Chủ thể QL là ngƣời hoặc tổ chức-bộ máy
+ Khách thể QL có thể là ngƣời, tổ chức, vừa có thể là vật thể cụ thể
nhƣ: đoàn xe, môi trƣờng, thiên nhiên, vừa có thể là sự việc: Các quá trình,
các hoạt động
Giữa chủ thể và khách thể QL có mối quan hệ tác động qua lại, tƣơng
hỗ nhau. Chủ thể làm nảy sinh các tác động QL, còn khách thể thì nảy sinh

các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu
của con ngƣời, thoả mãn mục đích của chủ thể QL.
Trong QL, chủ thể QL phải có tác động phù hợp và sắp xếp hợp lý các
tác động nhằm đạt mục tiêu. Do đó QL phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa tri
thức và lao động. Xét dƣới góc độ điều khiển học, hành động QL chính là quá
trình điều khiển, sắp xếp, tác động làm cho đối tƣợng QL thay đổi trạng thái
(từ lộn xộn thành trật tự theo ý chí và mục tiêu của nhà QL).
Muốn phát huy tiềm năng của đối tƣợng QL (đặc biệt là con ngƣời) thì
phải có cơ chế QL đúng.
Cơ chế QL là phƣơng thức vận hành hệ thống hoạt động QL mà nhờ đó
QL đƣợc diễn ra, chỉ đạo quan hệ tƣơng tác giữa chủ thể và khách thể QL
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

13
đƣợc thực hiện (vận hành và phát triển).
Để thực hiện quá trình QL phải có các điều kiện, phƣơng tiện QL. Đó
không chỉ là máy móc, kỹ thuật mà còn là nhân cách của nhà QL (phẩm chất,
năng lực).
Kết quả QL là sản phẩm kép, nghĩa là quá trình QL, đối tƣợng QL phát
triển và phẩm chất năng lực của nhà QL cũng phát triển.
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa chủ thể và khách thể QL







b. Bản chất của các hoạt động QL và các chức năng QL
Bản chất của hoạt động quản lý

+ Từ khi con ngƣời biết hợp tác với nhau để tự vệ và mƣu sinh cuộc
sống thì nó xuất hiện những yếu tố khách quan, những hoạt động tổ chức,
phối hợp, điều hành… để thực hiện mục tiêu. Sự phối hợp này tạo nên sức
mạnh giúp cho con ngƣời đạt đƣợc những mục tiêu cần thiết. Nhƣ vậy trong
quá trình vận động, phát triển của xã hội và QL không thể tách rời nhau, khi
lao động đạt tới một trình độ nhất định, có sự phân công xã hội thì QL là một
chức năng, đó là tất yếu khách quan.
+ Trong tổ chức nhóm, cộng đồng, chủ thể QL tác động có định hƣớng,
có chủ đích đến khách thể QL nhằm đạt đƣợc mục đích. Những tác động qua
lại có tác động lan toả rộng rãi. Trong xã hội có giai cấp thì hoạt động QL
phục vụ quyền lợi của giai cấp rõ rệt.
+ Hoạt động QL mang tính khoa học cao, bởi tác động giữa chủ thể QL
đến khách thể QL thông qua công cụ, phƣơng tiện, phƣơng pháp phù hợp với
qui luật khách quan thì mới đạt hiệu quả.
Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý
Cơ chế quản lý
Mục tiêu quản lý
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

14
+ QL đƣợc coi là một nghề. Những kỹ năng nghề nghiệp của ngƣời QL
để thực hiện công việc đòi hỏi mang tính kỹ thuật, thể hiện ở những thao tác
nghề nghiệp của ngƣời QL.
+ Hoạt động QL vừa mang tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Tính
nghệ thuật của hoạt động QL thể hiện ở những tác động hợp qui luật, hoàn cảnh.
Vậy, hoạt động QL có tính khách quan vừa có tính chủ quan thực hiện
bởi ngƣời QL. Mặt khác, nó vừa có tính giai cấp vừa có tính kỹ thuật, vừa có
tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính pháp luật Nhà nƣớc lại vừa
có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất.

Đó là biện chứng, là bản chất của hoạt động QL.
Chức năng quản lý
Henry Fayol coi “Chức năng QL là nhóm hoạt động để hoàn thành QL”,
“Chức năng QL là loại hình đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của
tiến trình phân công lao động và chuyên môn hoá việc QL”. [56, tr 15]
Chức năng QL là những nội duSở Giáo dục & Đào tạong và phƣơng
thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể QL tác động đến đối tƣợng QL
trong quá trình QL, nhằm thực hiện mục tiêu QL.
Tổ hợp tất cả các chức năng QL tạo nên nội dung của quá trình QL.
Chức năng QL đƣợc qui định một cách khách quan bởi hoạt động của
khách thể QL.
Có nhiều cách phân loại các chức năng QL [54]:
+ Henry Fayol đã đƣa ra 5 chức năng sau đây mà ngƣời ta gọi là 5 yếu tố
của HenryFayol: Kế hoạch hoá, tổ chức, ra lệnh, phối hợp, kiểm tra và đánh giá.
+ Trong quyển “Cơ sở của khoa học QL” của Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, xuất bản năm 1997, có nêu các chức năng cơ bản của QL gồm:
 Kế hoạch hoá
 Tổ chức
 Phối hợp
 Điều chỉnh, kích thích
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

15
 Kiểm tra, hạch toán
+ Gần đây sau khi gộp một số chức năng lại, ngƣời ta cho rằng QL có 4
chức năng cơ bản là 4 khâu có liên quan mật thiết với nhau, đó là:
Kế hoạch hoá: là việc xác định mục tiêu, mục đích, xác định các hoạt
động và những biện pháp trong thời gian xác định nhằm đạt mục tiêu dự định.
Tổ chức: Là quá trình hình thành nên những cấu trúc quan hệ giữa các
thành viên, bộ phận nhằm đạt mục tiêu kế hoạch. Nhờ việc tổ chức có hiệu

quả, ngƣời QL có thể phối hợp, điều phối nguồn lực, vật lực, nhân lực.
Chỉ đạo: Đó chính là phƣơng thức tác động của chủ thể QL. Lãnh đạo
bao hàm việc liên kết, liên hệ với ngƣời khác, động viên họ hoàn thành để đạt
mục tiêu của tổ chức.
Kiểm tra: Thông qua một cá nhân, nhóm hay tổ chức để xem xét thực
tế, theo dõi giám sát thành quả lao động, tiến hành uốn nắn, sửa chữa những
hoạt động sai. Đây chính là quá trình tự điều chỉnh của hoạt động QL.
Với những chức năng đó, QL có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển xã hội. Nó nâng cao hiệu quả của hoạt động, đảm bảo trật tự, kỷ
cƣơng trong bộ máy và nó là nhân tố tất yếu của sự phát triển.
c. Mục tiêu quản lý
Mục tiêu QL là thể hiện ý chí của nhà QL (chủ thể) đồng thời phải phù
hợp với sự vận động và phát triển của các yếu tố có liên quan. Các yếu tố có
liên quan đến QL là:
Yếu tố xã hội - môi trƣờng: Là yếu tố con ngƣời cùng hoàn cảnh của
họ. Trong QL phải nắm đặc điểm chung nhất của con ngƣời. Đó là những đặc
điểm: tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính đặc biệt về điểm dân tộc, giai cấp, đặc
điểm vùng miền, địa phƣơng.
Yếu tố chính trị - pháp luật: Là chế độ chính trị, chế độ sở hữu, hệ
thống luật pháp liên quan dến cơ chế QL.
Yếu tố tổ chức: Là khoa học thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận,
thành phần trong bộ máy, qui định quyền hạn, trách nhiệm, chức năng của các
bộ phận và thành phần trong bộ máy. Trong đó tổ chức nhân sự vẫn là vấn đề cốt
lõi.
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

16
Yếu tố quyền uy: Quyền uy chính là quyền lực và uy tín của nhà QL.
Đây là công cụ đặc biệt của nhà QL. Quyền uy vừa do cơ chế QL vừa do nhân
cách của nhà QL tạo nên.

Yếu tố thông tin: Đó vừa là tin tức vừa là mối liên hệ (liên lạc), thông
tin là cơ sở giúp nhà QL đề ra các quyết định để tác động tới đối tƣợng QL.
Thông tin đầy đủ, chính xác thì tác động QL có hiệu quả.
Tóm lại, QL là sự tác động có ý thức để điều khiển, hướng dẫn các
quá trình và các hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đúng
với ý chí của nhà QL và phù hợp với các qui luật khách quan.
1.2.2. Quản lý giáo dục
a. Khái niệm QLGD [55]
Nhà nƣớc QL mọi hoạt động, trong đó có các hoạt động GD. Vậy
QLGD là tập hợp những tác động hợp qui luật đƣợc thể chế hoá bằng pháp
luật của chủ thể QL nhằm tác động đến các phân hệ QL để thực hiện mục tiêu
GD mà kết quả cuối cùng là chất lƣợng, hiệu quả ĐT thế hệ trẻ.
Khái niệm về QLGD, cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau,
nhƣng cơ bản đều thống nhất với nhau về nội dung bản chất.
QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp với các
lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác ĐT thế hệ trẻ theo yêu cầu phát
triển của xã hội.
- Theo Giáo sƣ - Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “QL nhà trƣờng, QLGD nói
chung là thực hiện đƣờng lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,
tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục
tiêu ĐT đối với ngành GD và thế hệ trẻ và đối với từng HS”. [58, tr 27]
- Theo Giáo sƣ - Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể QL nhằm
làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện các tính
chất của nhà trƣờng xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đƣa hệ GD đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái về chất. [53, tr 34]
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

17

Trong khái niệm QLGD cũng bao gồm:
Chủ thể QL: Bộ máy QLGD các cấp.
Khách thể QL: Hệ thống GD quốc dân, các trƣờng học.
Quan hệ QL: Đó là những mối quan hệ giữa ngƣời học và ngƣời dạy;
quan hệ giữa ngƣời QL và ngƣời dạy, ngƣời học; quan hệ giữa giáo giới, cộng
đồng, Các mối quan hệ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng ĐT, chất lƣợng hoạt
động của nhà trƣờng, của toàn bộ hệ thống GD.
Xét về khoa học thì QLGD là sự điều khiển toàn bộ những hoạt động
GD của cộng đồng, điều khiển quá trình dạy học và nhằm tạo ra những thế hệ
có đức, có tài phục vụ sự phát triển của xã hội.
Xét về bản chất, QLGD là một hiện tƣợng xã hội đƣợc thể hiện các mặt:
+ QLGD là một loại hình hoạt động, tuy chuyên biệt nhƣng ảnh hƣởng
đến toàn xã hội, mọi quyết định, thay đổi của GD đều có ảnh hƣởng đến đời
sống xã hội.
+ QLGD là loại hình QL đƣợc đông đảo thành viên tham gia.
+ Bản thân QLGD là hoạt động mang tính xã hội, đòi hỏi phải huy
động nhân lực, nguồn lực lớn.
+ GD truyền đạt, lĩnh hội những giá trị kinh nghiệm lịch sử xã hội tích
luỹ qua các thế hệ. Xã hội muốn tồn tại, phát triển thì phải phát triển GD-ĐT.
Nội dung QLGD bao gồm một số vấn đề cơ bản: xây dựng và chỉ đạo
thực hiện chính sách chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển GD; ban hành tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GD, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu
chuẩn cơ sở vật chất thiết bị trƣờng học; tổ chức bộ máy QLGD; tổ chức, chỉ đạo
việc ĐT bồi dƣỡng cán bộ QL, GV; huy động QL sử dụng các nguồn lực…

Lý luận QLGD có vai trò trọng yếu trong việc hình thành cơ sở khoa
học của:
+ Các chính sách phát triển GD, sự hình thành và phát triển cơ cấu hệ
thống GD quốc dân.
+ Các chính sách phát triển GD, đòn bẩy kinh tế trong GD, định mức

Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

18
kinh tế – sƣ phạm.
+ Bộ máy QLGD ở các cấp từ trung ƣơng đến cơ sở đảm bảo thống
nhất QL theo ngành và theo lãnh thổ.
+ Công tác ĐT, bồi dƣỡng cán bộ QLGD đáp ứng yêu của việc thực
hiện mục tiêu phát triển GD.
Trong QLGD, việc xác định mục tiêu, mục đích GD có ý nghĩa rất
quan trọng. Nếu xác định không đúng mục tiêu, mục đích trong công tác
QLGD sẽ gây ra những tổn thất lớn lao và để lại những hậu quả nặng nề.
b. Chức năng quản lý giáo dục
Cũng nhƣ các hoạt động QL KT - XH, QLGD có hai chức năng tổng
quát sau:
- Chức năng ổn định, duy trì quá trình ĐT đáp ứng nhu cầu hiện hành
của nền KT - XH.
- Chức năng đổi mới, phát triển quá trình ĐT đón đầu tiến bộ KT - XH.
Nhƣ vậy, QLGD là hoạt động điều hành các nhà trƣờng để GD vừa là sức
mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế.
Từ hai chức năng tổng quát trên, QLGD phải quán triệt, gắn bó với bốn
chức năng cụ thể là:
 Kế hoạch hoá
 Tổ chức
 Chỉ huy điều hành
 Kiểm tra
Hệ thống QLGD nhà trƣờng hoạt động trong động thái đa dạng, phức
tạp. QLGD là QL các mục tiêu vừa tƣờng minh vừa trong mối tƣơng tác
của các yếu tố chủ đạo.
 Mục tiêu ĐT
 Nội dung ĐT

 Phƣơng pháp ĐT
 Lực lƣợng ĐT
 Đối tƣợng ĐT
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

19
 Hình thức tổ chức ĐT
 Điều kiện ĐT
 Môi trƣờng ĐT
 Quy chế ĐT
 Bộ máy tổ chức ĐT
QLGD cũng là quá trình xử lý các tình huống có vấn đề phát sinh trong
hoạt động tƣơng tác của các yếu tố trên, để nhà trƣờng phát triển, đạt tới chất
lƣợng tổng thể bền vững, làm cho GD vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của
nền kinh tế.
1.2.3.Một số vấn đề cơ bản về Quản lý hành chính Nhà nước
1.2.3.1. Khái niệm - đặc trưng Quản lý hành chính nhà nước [43]
a. Khái niệm về QLNN và QLHCNN
Nhƣ trên đã nêu, xét dƣới góc độ chính trị - xã hội, góc độ hành động
thì QL đƣợc hiểu nhƣ sau: “QL là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều
khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt đến
mục tiêu đúng ý chí của ngƣời QL và phù hợp với quy luật khách quan”. Từ
đó có thể rút ra :
* QLNN ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nƣớc; có thể định nghĩa
về QLNN nhƣ sau: QLNN là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực Nhà
nước, do các cơ quan quyền lực Nhà nước (cơ quan luật pháp, hành pháp, tư
pháp) tiến hành, để tổ chức điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của công dân.

* QLHCNN là hoạt động hành chính cuả cơ quan thực thi quyền lực

Nhà nƣớc (quyền hành pháp) để QL, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã
hội theo luật pháp. Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật và tổ chức
đời sống xã hội theo pháp luật. Quyền hành pháp thể hiện bởi các thẩm
quyền:
- Lập quy đƣợc thực hiện bằng việc ra các văn bản quy phạm pháp luật
để chấp hành luật.
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

20
- QLHC tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế - xã
hội để đƣa luật pháp vào đời sống xã hội.
Nhƣ vậy, có thể rút ra đƣợc nhƣ sau: “QLHCNN là hoạt động thực thi
quyền hành pháp, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà
nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ
quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ƣơng đến cơ sở tiến hành, để thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc, phát triển các mối quan hệ
xã hội, duy trì trật tự pháp luật, thoả mãn những nhu cầu chính đáng của nhân
dân”. Cần chú ý: Các cơ quan quyền lực nhà nƣớc trong lĩnh vực lập pháp, tƣ
pháp không thuộc hệ thống QL hành chính nhƣng trong cơ chế vận hành bộ
máy cũng có công tác hành chính nhƣ chế độ cộng vụ, quy chế công vụ, quy
chế công chức, công tác tổ chức cán bộ Phần công tác hành chính của cơ
quan này cũng tuân thủ những quy định thống nhất của nền hành chính Nhà
nƣớc.
b.Đặc trưng của quản lý hành chính Nhà nước
QLHCNN có đặc trƣng là Nhà nƣớc QL toàn dân, toàn diện bằng pháp
luật.
Toàn dân là: Toàn bộ những ngƣời sống và làm việc trên lãnh thổ Việt
Nam, bao gồm công dân Việt Nam và những ngƣời không phải là công dân
Việt Nam, kể cả những ngƣời Việt Nam bị mất một số quyền công dân.
Toàn diện là: Nhà nƣớc QL toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội

theo nguyên tắc kết hợp QL theo ngành với QL theo lãnh thổ. Tuy nhiên, các
cơ quan hành chính Nhà nƣớc chỉ điều chỉnh các kế hoạch hoạt động do luật
định.
Bằng pháp luật là: QLHCNN đƣợc sử dụng pháp luật nhƣ một công cụ
chủ yếu để xử lý hành vi của khách thể theo luật định một cách nghiêm minh.
1.2.3.2 Tính chất và các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước
a. Tính chất của QLHCNN
- Tính lệ thuộc vào chính trị: Nền hành chính Nhà nƣớc luôn phụ thuộc
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

21
vào chính trị, phục tùng và phục vụ chính trị. Nhà nƣớc nào cũng do một
Đảng lãnh đạo, do đó bản chất của Nhà nƣớc phụ thuộc vào bản chất của
Đảng cầm quyền. Đảng vạch ra đƣờng lối, chủ trƣơng và chƣơng trình mục
tiêu để phát triển xã hội. Các cơ quan Nhà nƣớc thể chế hoá đƣờng lối chính
trị của Đảng thành văn bản pháp luật và các quyết định QL, tổ chức và điều
chỉnh toàn bộ các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời.
- Tính pháp quyền: Đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền là Nhà nƣớc
nắm lấy pháp luật và tự đặt mình dƣới pháp luật. QLHCNN phải bảo đảm tính
hợp hiến, hợp pháp, hoạt động trên cơ sở luật và để thi hành luật trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Tính hệ thống, thứ bậc chặt chẽ: Nền hành chính Nhà nƣớc là hệ
thống thông suốt từ trên xuống dƣới, cần phải tực hiện nghiêm túc chế độ
quyền lực, trực thuộc theo thứ bậc: Nhân viên phục tùng thủ trƣởng, cấp dƣới
phục tùng cấp trên, địa phƣơng phục tùng Trung ƣơng
- Tính liên tục tƣơng đối ổn định và thích ứng: Nhiệm vụ hành chính
phục vụ công vụ và công dân là việc hàng ngày, thƣờng xuyên nên cơ cấu tổ
chức và hoạt động của nó phải liên tục với đội ngũ công chức ổn định.
QLHCNN phải thích ứng với mọi thay đổi của các điều kiện tự nhiên, xã hội
và quốc tế (Xu hƣớng hội nhập quốc tế).

- Tính chuyên môn hoá nghề nghiệp cao: Công chức hành chính là
nghề nên phải ĐT theo ngạch với trình độ kiến thức tƣơng ứng với chức vụ,
phải qua thi tuyển trƣớc khi tuyển dụng và bổ nhiệm.
- Tính không vụ lợi: Nền hành chính Nhà nƣớc có nhiệm vụ phục vụ lợi
ích công và lợi ích của công dân. Mọi hoạt động trong hệ thống hành chính
Nhà nƣớc đều mang tính chất phục vụ chứ không theo đuổi động cơ lợi
nhuận. Do đó hành chính Nhà nƣớc phải vô tƣ, công tâm, trong sạch. Công
chức phải “cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tƣ”
b. Các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước
Những nguyên tắc QLHCNN là những tƣ tƣởng chỉ đạo làm nền
tảng cho tổ chức và hoạt động QLHCNN.
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

22
Mỗi nguyên tắc QLHCNN có những hình thức biểu hiện nhất định,
cụ thể và không tồn tại ngoài những hình thức đó.
Tính hệ thống của các nguyên tắc QLHCNN đƣợc quy định trƣớc hết
bởi tính thống nhất của hoạt động QL – Một loại hoạt động cơ bản của Nhà
nƣớc ta và đƣợc điều phối từ một Trung tâm là Chính phủ, đặt dƣới sự
“điều chỉnh” và giám sát của Quốc hội và sự lãnh đạo của Đảng.
* Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
- Vai trò lãnh đạo của Đảng đƣợc nhân dân thừa nhận và đƣợc ghi nhận
trong Hiến pháp của nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 4).
- Đảng lãnh đạo QLHCNN bằng các nghị quyết của các cơ quan Đảng
ở các cấp, trong đó vạch ra đƣờng lối, chủ trƣơng, nhiệm vụ cho QLNN
phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống các cơ quan QL về mặt tổ chức cơ cấu,
cũng nhƣ các hình thức và phƣơng pháp hoạt động chung.
- Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ.
- Đảng lãnh đạo QLHCNN nhƣng không làm thay các cơ quan nguyên tắc.
* Nguyên tắc nhân dân tham gia QLHCNN

- Sự tham gia của nhân dân (cá nhân hoặc tập thể) vào quyền lực
chính trị là một trong những đặc trƣng của chế độ dân chủ. Do đó phải xây
dựng một cơ chế bảo đảm thu hút đông đảo nhân dân tham gia QLHCNN.
- Nhân dân có quyền tham gia QLHCNN một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp.
- Quyền tham gia trực tiếp thể hiện ở chỗ nhân dân đƣợc tham gia phúc
quyết những vấn đề lớn của đất nƣớc và đƣợc đóng góp ý kiến xây dựng Luật,
kể cả Hiến pháp.
- Quyền tham gia gián tiếp thể hiện ở chỗ nhân dân bầu ra các cơ quan
dân chủ (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan này lại bầu ra
các cơ quan QLNN (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp); đồng thời nhân
dân còn tham gia QLHCNN một cách gián tiếp thông qua tổ chức chính trị
– xã hội.
- Để thực hiện đƣợc nguyên tắc này phải thực hiện đúng phƣơng
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

23
châm ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và thực hiện nghiêm túc
Quy chế dân chủ cơ sở.
* Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi tổ
chức hoạt động, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của các cơ quan
Nhà nƣớc.
- Tập trung dân chủ là: Nhà nƣớc phải giữ quyền thống nhất QL
những vấn đề cơ bản ở cấp trung ƣơng, đồng thời phải giao quyền hạn và
trách nhiệm giải quyết cho các địa phƣơng, các ngành, tức là thực hiện
phân cấp QL cho các cấp các ngành.
Trong tổ chức và hoạt động QLHCNN, hai mặt tập trung và dân chủ
là một hệ thống nhất không đối lập, hạn chế nhau.
* Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ

Đây là nguyên tắc chung cho QLNN đối với mọi lĩnh vực.
- QL ngành: là sự chỉ đạo chuyên môn theo ngành dọc từ Bộ – Sở –
Phòng - Đơn vị.
- QL theo lãnh thổ làm QL theo cấp hành chính. QL ngành có chức
năng, nhiệm vụ riêng, nhƣng nó lại diễn ra trên một địa bàn cụ thể nên phải
xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả.
c. Nội dung hoạt động QLHCNN
Nội dung hoạt động QLHCNN đƣợc cụ thể hoá thông qua các mục tiêu,
chức năng hoạt động cụ thể của từng cơ quan hành chính Nhà nƣớc, từng cấp,
từng ngành và toàn hệ thống hành chính Nhà nƣớc. Các cơ quan hành chính
Nhà nƣớc với quyền hạn, thẩm quyền xác định, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ
cán bộ, công chức tƣơng ứng thực hiện chức năng hành pháp trong hành động
trên các lĩnh vực và các mặt chủ yếu sau:

- QLHCNN về kinh tế (QL các ngành kinh tế – kỹ thuật, dịch vụ), văn
hoá, y tế, GD, xã hội, ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
- QLHCNN về tài chính, ngân sách Nhà nƣớc, kế toán, kiểm toán,
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục

24
thống kê, chứng khoán, ngân hàng – tín dụng, bảo hiểm, công sản.
- QLHCNN về khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng.
- QLHCNN về tổ chức bộ máy hành chính.
* Các chức năng QLNN
Tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ trên để thực hiện có hiệu quả, các cơ
quan hành chính Nhà nƣớc cần phải thực hiện:
+ Quy hoạch, kế hoạch
Trên cơ sở chiến lƣợc kinh tế – xã hội đã đƣợc hoạch định trong
đƣờng lối của Đảng và đƣợc Quốc hội nhất trí thông qua, Chính phủ, các
Bộ, các chính quyền địa phƣơng phải xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy

hoạch phát triển của ngành và địa phƣơng.
+ Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nƣớc.
+ Xây dựng một bộ máy gọn nhẹ, thông suốt có hiệu lực, hiệu quả.
+ Xác định quan hệ chỉ đạo phối hợp.
+ QL chặt chẽ hoạt động của bộ máy hành chính
* Sắp sếp bố trí đội ngũ cán bộ công chức
+ Sắp xếp cán bộ theo tiêu chuẩn công chức.
+Xây dựng đội ngũ công chức hành chính.
+Tổ chức hệ thống QL, đáng giá công chức.
* Ra các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện quyết định
+Tập hợp đầy đủ thông tin.
+Xử lý thông tin.
+Đề ra các phƣơng án khác nhau.
+Thẩm định các hiệu quả các phƣơng án.
+Lựa chọn phƣơng án.
+Ban hành quyết định hành chính.
* Phối hợp hành động
- Chỉ đạo dọc.
- Phối hợp ngang.
- Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động có hiệu quả.
* Sử dụng nguồn tài lực
- Xây dựng ngân sách, chú trọng khai thác nguồn thu, nhất là thuế.
- Sử dụng có hiệu quả ngân sách theo đúng chế độ, đúng chủ trƣơng phân cấp.

×