Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


 

 






ĐOÀN VIỆT DŨNG





LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH
V
ỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
C
ỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VI
ỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Kinh tế học ( Kinh tế Vi mô)
Mã số: 62 31 01 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
:
1. PGS.TS PHẠM VĂN MINH
2. PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH


HÀ NỘI - 2015

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế học, cán bộ Viện Sau đại học của
trường. Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tập thể
giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Minh và PGS.TS. Tô Trung Thành đã
nhiệt tình hướng dẫn và ủng hộ tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình
đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn.

iii
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả


Đoàn Việt Dũng


















iv
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án 3
1.2.2. Nội dung nghiên cứu 4
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4
1.3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu 6
1.4. Đóng góp của luận án. 7
1.5. Kết cấu của luận án. 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
2.1. Tổng quan các nghiên cứu 8
2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam 8
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại các nước 10
2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại 12
2.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 12
2.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 13
2.3. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh 14
2.3.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành 14
2.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh 23
2.3.3. Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại 30

v
2.3.4. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành và năng
lực cạnh tranh 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH

NGÂN HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 51
3.1. Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam 52
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng 52
3.1.2. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng sau năm 2007 - 2008 55
3.2. Những hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 61
3.2.1. Cơ chế và thể chế còn nhiều hạn chế 62
3.2.2. Chất lượng dịch vụ chưa đủ mạnh 62
3.2.3. Năng lực quản trị và công nghệ còn nhiều hạn chế 63
3.2.4. Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa cao 64
3.2.5. Năng lực cạnh tranh còn yếu 64
3.3. Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam. 65
3.3.1. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại: 65
3.3.2. Mối đe dọa của những người gia nhập tiềm năng 67
3.3.3. Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế: 68
3.3.4. Sức mạnh người mua 69
3.3.5. Sức mạnh của người cung ứng 70
3.4. Cấu trúc ngành ngân hàng và năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại 71
3.4.1. Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại 72
3.4.2. Cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và hiệu quả kỹ thuật. 98
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 109
4.1. Nhóm kiến nghị đối với Chính phủ và ngân hàng Nhà nước 109
4.1.1. Giải pháp từ Chính Phủ 109
4.1.2. Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước 115

vi
4.2. Nhóm kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam 118
4.2.1. Phát triển theo định hướng thị trường mục tiêu 118

4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản trị trong ngân hàng 119
4.2.3. Tăng cường năng lực tài chính và tự chủ tài chính 120
4.2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, xây dựng văn hóa kinh doanh 121
4.2.5. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ theo hướng phát triển chiều
sâu 122
4.2.6. Nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên 124
PHẦN KẾT LUẬN 126
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC 138




vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên tiếng Việt
ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam
DaiABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á
DongABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
HabuBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. HCM
KienLongBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long
MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

MDB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông
MHB Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL
MSB Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
NamABank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
NaviBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
OceanBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương
OricomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
PGBank Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex
PNB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
SacomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín
SaigonBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương

viii
Tên viết tắt Tên tiếng Việt
SeaBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
TechcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
VIBank Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
VietABank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
VietCapitalBank Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt
VietcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
WEB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây
CIEM Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
CONS Không đổi theo quy mô
DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu
DRS Giảm theo quy mô
EPS Hệ số thu nhập/cổ phiếu
GDP Tổng sản phẩm trong nước

IRS Tăng theo quy mô
NHLD Ngân hàng liên doanh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NIM Thu lãi biên ròng

ix
Tên viết tắt Tên tiếng Việt
NOM Thu ngoài lãi biên ròng
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PE Hiệu quả quy mô.
ROA Thu nhập ròng/ Tổng tài sản
ROE Thu nhập ròng/ Vốn chủ sở hữu
SE Hiệu quả kỹ thuật thuần túy.
SFA Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên
TCTD Tổ chức tín dụng
TDND Tín dụng nhân dân
TE Tổng hiệu quả kỹ thuật.
TFP Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp
TNHĐB Thu nhập hoạt động biên



x
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm 54

Bảng 3.2: Nợ xấu các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 -2012 61
Bảng 3.3: Kết quả phân tích lựa chọn các biến đầu ra, đầu vào 76
Bảng 3.4: Kết quả ước lượng hiệu quả kĩ thuật (TE) hiệu quả kĩ thuật thuần
(PE) và hiệu quả quy mô (SE) của các ngân hàng thương mại giai
đoạn 2008-2013 77
Bảng 3.5: Bảng xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các NHTM ở Việt Nam giai
đoạn 2008-2013 80
Bảng 3.6: Số lượng các ngân hàng có hiệu suất tăng (ICR), giảm (DCR) và
không đổi theo quy mô (CONS) giai đoạn 2008-2013. 87
Bảng 3.7 : Thống kê tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình SFA 92
Bảng 3.8 : Kết quả ước lượng các tham số của mô hình 94
Bảng 3.9: Hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại 96
Bảng 3.10 : Xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại 97
Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần tín
dụng, tổng tài sản và tăng trưởng tương đối. 99
Bảng 3.12: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần tín
dụng, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối. 100
Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần huy
động, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối. 100
Bảng 3.14: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần huy động, vốn chủ sở
hữu và tăng trưởng tương đối. 101
Bảng 3.15: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần huy động, tổng tài sản
và tăng trưởng tương đối. 102
Bảng 3.16: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần tín dụng, vốn chủ sở
hữu và tăng trưởng tương đối. 102
Bảng 3.17: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần tín dụng, tổng tài sản và
tăng trưởng tương đối. 103
Bảng 3.18: Mối quan hệ ROA, ROE và hiệu quả kỹ thuật của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013 106



xi


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ


Đồ thị 3.1: Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 55
Đồ thị 3.2 : Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 56
Đồ thị 3.3: Tăng trưởng huy động, tăng trưởng tín dụng 57
Đồ thị 3.4: Huy động vốn của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 58
Đồ thị 3.5: Dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 59
Đồ thị 3.6: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 61
Đồ thị 3.7: Đường bao dữ liệu (DEA) 72
Đồ thị 3.8: Mối quan hệ giữa thị phần và hiệu quả kỹ thuật năm 2013 104
Đồ thị 3.9: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và hiệu quả kỹ
thuật năm 2013 104
Đồ thị 3.10: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và tăng trưởng năm
2013 105
Đồ thị 3.11: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tương đối, lợi nhuận và hiệu quả
năm 2013 105
Đồ thị 3.12: Mối quan hệ giữa ROA, ROE và TE giai đoạn 2008 - 2013 107
Đồ thị 3.13: Nợ xấu các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 - 2013 107










xii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 15
Sơ đồ 2.2: Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh 29
Sơ đồ 2.3: Mô hình phân tích tác động của cơ cấu cạnh tranh đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 50
Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam 53


1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng
của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thể hiện là trụ cột của hệ thống tài chính, góp
phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tốc độ này được thể hiện thông
qua số lượng, quy mô vốn và số lượng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương
mại tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự thay đổi đó là những đóng góp quan trọng
của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và
cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính dư nợ tín dụng vượt trên
130% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua
các năm ở mức 22 – 47% (Ngô Xuân Thanh, 2012). Tuy nhiên, từ năm 2008 khi
kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau cuộc Đại suy
thoái năm 1929 – 1933. Nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng:
chu kỳ kinh tế thu hẹp bắt đầu từ quý I/2008 và ngày càng trở nên rõ rệt vào các quý
sau. Dấu hiệu nền kinh tế trong một chu kỳ thu hẹp được thể hiện dưới tác động của

chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng trưởng suy giảm, giá cả tăng cao,
thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản ảm đạm. Lúc này vai trò
quan trọng của hệ thống ngân hàng được thể hiện thông qua việc góp phần đẩy lùi
và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định của đồng tiền và tỷ giá, góp
phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.
Có thể nói, hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa các thành phần kinh tế giúp cho
dòng vốn lưu thông, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại đáng lo ngại
mà đặc biệt là năng lực quản trị doanh nghiệp đã không theo kịp tốc độ phát triển
nhanh chóng của quy mô, mạng lưới, loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính và mức
độ rủi ro trong hoạt động. NHTM cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự thiếu tôn
trọng các chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Về năng lực tài chính
của các NHTMVN còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp so với các ngân hàng
trong khu vực và trên thế giới. Từ những tồn tại trên, nhận thấy vấn đề cấp thiết

2
phải thay đổi trong giai đoạn phát triển vấn đề tái cơ cấu đã được đề cập từ năm
2006 trong Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày
24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi cuộc
khủng hoảng kinh tế diễn ra trên thế giới, đã tác động tới sự phát triển của nền kinh
tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự yếu kém của các ngân hàng được phản ánh
rõ nét thông qua chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng cao. Điều đó đòi hỏi hệ thống
ngân hàng Việt Nam cần có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Do đó, trong
giai đoạn hiện nay việc tái cơ cấu hệ thống NHTM được gắn liền theo đề án Tái cấu
trúc nền kinh tế của Chính phủ với 3 lĩnh vực cần tái cấu trúc: doanh nghiệp Nhà
nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng thương mại. Trải qua hơn 2 năm thực hiện
tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 –
2015 ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính
phủ. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thu được một số thành công nhất

định như: đảm bảo được tính thanh khoản của hệ thống và tạo điều kiện ổn định
kinh tế vĩ mô; kiểm soát được các NHTM yếu kém thông qua việc sáp nhập hoặc
cho phép tự tái cơ cấu; thành lập Công ty mua bán nợ VAMC cho phép xử lý nợ
xấu các tổ chức tín dụng nhằm ổn định hoạt động. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại
cần được tháo gỡ để tăng cường sức khỏe cho hệ thống ngân hàng như: nợ xấu vẫn
còn cao; vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các tổ chức tín dụng còn thiếu minh
bạch; vốn điều lệ ở một số NHTMCP không phản ánh đúng thực chất dẫn đến nguy
cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng. Điều này gây rủi ro ảnh hưởng đến hoạt
động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày một phát triển đã kéo gần
các nền kinh tế thế giới lại với nhau và các khoảng cách ngày một bị loại bỏ thì sân
chơi sẽ ngày càng bình đẳng hơn. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, trong
tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam có
nhiều cơ hội song cũng chịu nhiều thách thức. So với các ngân hàng thương mại
trong khu vực và trên thế giới, các NHTMVN còn rất non trẻ về trình độ, quy mô
cũng như kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh. Với sức ép trong giai đoạn hội nhập kinh

3
tế quốc tế thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gia tăng buộc các ngân hàng thương mại
Việt Nam phải không ngừng đổi mới.
Từ những vấn đề trên tác giả lựa chọn đề tài “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh
ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay” với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu
cấu trúc cạnh tranh ngành có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả tài chính, cũng
như năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua
nghiên cứu này giúp các ngân hàng thương mại có cái nhìn tổng quan nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh để tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế mở.
1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu một cách khoa học cơ sở lý luận về lý thuyết cấu trúc cạnh tranh

ngành ngân hàng và lý thuyết năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng mối
quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng tác động tới năng lực cạnh tranh.
Dựa trên mô hình lý thuyết phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM
Việt Nam và phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng.
Từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam.
Để có thể đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận án này cần trả lời
được các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau đây:
NHTM Việt Nam thuộc cấu trúc thị trường nào?
Những nhân tố nào quyết định tới cấu trúc cạnh tranh ngành và thông qua đó
tác động tới hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam?
Cần làm rõ các giả thuyết nghiên cứu sau để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên:
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại chịu sự tác động mạnh
của các nhân tố - hàng rào gia nhập ngành, thị phần của các ngân hàng và độ tập
trung của ngành.

4
Hàng rào gia nhập thị trường quyết định tốc độ tăng trưởng của các ngân
hàng thương mại và do đó có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.
Có mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần và hiệu quả tài chính của các ngân
hàng thương mại.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Luận án bao gồm các nội dung sau:
Khái quát lý thuyết về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh của
các NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu tổng quan về đặc điểm của các NHTM Việt Nam và năng lực
cạnh tranh tác động tới hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2008 - 2013.
Trên cơ sở đó đánh giá được những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động

của các NHTM Việt Nam thông qua các phương pháp định lượng. Phân tích được
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.
Kết quả đánh giá sẽ là tiền đề đưa ra các kiến nghị đối với các NHTM Việt
Nam cũng như đối với NHNN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Hiện tại có hơn 100 các ngân hàng và tổ chức tín
dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ở Việt Nam. Trong khi đó hệ thống
ngân hàng là một cầu nối quan trọng của các thành phần kinh tế, nó sẽ tác động tới
nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua hoạt động trong
hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém đe dọa sự an toàn của toàn hệ thống và
ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế sự cạnh tranh của các ngân hàng trong và ngoài nước ngày
càng gia tăng. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của
các NHTMVN hoạt động ở Việt Nam. Để phân tích năng lực cạnh tranh của một

5
ngân hàng có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác
giả phân tích năng lực cạnh tranh bằng hiệu quả hoạt động của các NHTMVN.
Hiệu quả hoạt động thể hiện ở việc ngân hàng sử dụng các kết hợp đầu vào để tạo
đầu ra hiệu quả, tìm ra các nhân tố và phân tích định lượng ảnh hưởng của nó đến
hiệu quả hoạt động này của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Trong những bài nghiên cứu của các tác giả trước thường
tập trung nghiên cứu vào một vài NHTMNN hoặc các ngân hàng lớn, do đó không
phản ánh một cách đầy đủ năng lực cạnh tranh và hiệu quả tài chính của hệ thống
NHTM Việt Nam. Trong khi đó, những năm vừa qua tốc độ gia tăng nhanh chóng
của các NHTMCP đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng. Do đó, để làm rõ
bức tranh toàn cảnh hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, luận án sẽ tập trung
nghiên cứu vào các NHTMCP Việt Nam hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận

án sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu để thể hiện rõ 2 giai đoạn phát triển của hệ thống
ngân hàng theo giai đoạn phát triển kinh tế.
Từ năm 2000 - 2007, đây là thời kỳ Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, với vai trò là cầu nối của các thành phần kinh tế các ngân hàng đẩy
nhanh quá trình cải cách, sự thành lập của các ngân hàng mới không ngừng gia tăng
để chuẩn bị cho sự cạnh tranh khi hội nhập.
Tuy nhiên, từ năm 2008 - 2012, môi trường vĩ mô không mấy thuận lợi tác
động tới hoạt động của các NHTM, lạm phát gia tăng (năm 2008 là 19,89%, năm
2011 là 18,58%, đến năm 2012 còn 6,81%), cán cân thương mại thâm hụt lớn, thị
trường tài chính trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, lãi suất, tỉ giá, giá vàng
biến động mạnh Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước chịu tác động tiêu
cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh đó vấn
đề lạm phát cao và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước. Đối với hệ
thống ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính nên cũng chịu sự tác động, môi
trường kinh doanh và hoạt động gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng
suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn
2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng
trưởng nợ xấu bình quân 51%, đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt

6
8,91%. Có thể nói giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn đầy khó khăn và thách thức, đòi
hỏi các ngân hàng phải có một nội lực mạnh mẽ, phản ứng nhanh nhạy trước diễn
biến phức tạp của tình hình kinh tế, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực kinh
doanh, năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trước sự sàng lọc ngày
càng khắt khe của thị trường tài chính trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy
nhiên, trong giai đọa này tốc độ tăng trưởng hệ thống ngân hàng là tương đối nhanh
nhưng sự tăng trưởng về số lượng không gắn liền với một cấu trúc hợp lí và chất
lượng tăng trưởng. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh, quy mô tín
dụng so với GDP tăng nhanh làm cho hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương từ
những sự thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các NHTM gặp

nhiều bất cập, từ đó phải có cái nhìn toàn diện hơn nữa về hệ thống NHTM. Hơn
nữa, nguồn số liệu của thời kỳ nghiên cứu này bảo đảm tính đồng bộ hơn, đầy đủ
hơn, có độ tin cậy cao hơn, cập nhật và phản ánh tốt việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của các NHTMVN ở Việt Nam.
Trong luận án này, do đặc thù của ngành ngân hàng là một tổ chức tài chính
quan trọng của nền kinh tế nên tác giả chia các NHTM thành 2 nhóm theo chủ sở hữu.
Nhóm 1: các Ngân hàng thương mại Nhà nước.
Nhóm 2: các Ngân hàng thương mại cổ phần.
1.3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Luận án nghiên cứu cấu trúc ngành tác động tới năng lực cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam, do vậy để phù hợp với nội dung và mục đích của luận án đề ra
ngoài phương pháp nghiên cứu về mặt định tính như phương pháp duy vật biện
chứng kết hợp với lịch sử. Luận án còn có sự kết hợp phương pháp tiếp cận định
lượng với công cụ ứng dụng là phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), mô hình
Tobit và phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để làm rõ hiệu quả hoạt động và các nhân
tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Dữ liệu của luận án được thu thập thông qua báo cáo của Ngân hàng Nhà
nước và báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012.


7
1.4. Đóng góp của luận án.
Luận án này có đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Dựa trên lý thuyết
về cấu trúc cạnh tranh ngành, luận án đã xác định cấu trúc của ngành ngân hàng
Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và chỉ
ra mối quan hệ giữa cấu trúc ngành và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bằng
việc xây dựng đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa cơ cấu cạnh tranh tác động đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, luận án đã hình thành các giả thuyết về mối
quan hệ giữa các nhân tố trong cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng để phân tích
thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trên cơ sở lý luận về cầu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh, luận
án phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua
phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), mô hình Tobit và phân tích biên ngẫu
nhiên (SFA) để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật, những điểm
mạnh và yếu của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra việc quan sát xu hướng biến động
hiệu quả kĩ thuật, cùng với bảng xếp hạng các ngân hàng giúp các nhà quản lí có cái
nhìn tổng quan về thực trạng hiệu quả kĩ thuật cùng với các nhân tố tác động tới
hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng, từ đó đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả
kĩ thuật và khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ
và NHNN nhằm hoàn thiện khung chính sách và điều hành hệ thống NHTM Việt
Nam. Bên cạnh đó, dưới góc độ vi mô, luận án sẽ giúp các NHTM nâng cao hiệu
quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
1.5. Kết cấu của luận án.
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 3: Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và năng lực cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 4: Kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam
Phần kết luận

8
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Tổng quan các nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam
Với vai trò trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng đặc biệt quan trọng đối
với kinh tế một quốc gia. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan

đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại như: nghiên cứu của Đặng
Hữu Mẫn năm 2010 về “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại Việt Nam”, hay nghiên cứu cảu Bùi Tấn Định năm 2007 về “ Nâng cao năng
lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi Việt Nam chính thức
gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO)”, hoặc nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh
Hoa (2007) về “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” .Tuy nhiên các nghiên cứu trên chủ
yếu dựa trên phương pháp mô tả số liệu từ đó đưa ra các nhận định về thực trạng
năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu về hoạt động của hệ thống ngân hàng
và cấu trúc thị trường của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, còn nhiều nghiên cứu vẫn
tiếp cận theo phương pháp truyền thống là nghiên cứu về mặt định tính như: nghiên
cứu của Lê Dân (2004) [ 3 ], hay nghiên cứu của Hoàng Xuân Thành (2007), hoặc
nghiên cứu của Phạm Thanh Bình (2005) [ 14 ]. Nội dung chủ yếu dựa vào các chỉ số
tài chính và số liệu thống kê để phân tích về hoạt động của các ngân hàng rồi từ đó
đưa ra các kiến nghị. Hoặc bài viết của Võ Thành Danh “ Phân tích hoạt động kinh
doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” năm 2008 sử dụng
phương pháp phân tích hiệu quả truyền thống dựa trên phân tích các chỉ số tài chính.
Trong giai đoạn gần đây đã bắt đầu xuất hiện những công trình nghiên cứu về
mặt định lượng dù không phải là nhiều như: Nguyễn Thị Việt Anh (2004) [10] đã
nghiên cứu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bằng

9
phương pháp xác định hàm biên ngẫu nhiên và ước lượng hiệu quả kỹ thuật dưới
dạng hàm chi phí Cobb - Douglas, tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ áp dụng đối với
một ngân hàng sẽ không phản ánh đầy đủ. Hay nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng
(2008) [ 12 ] về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng thương mại
đã sử dụng cách tiếp cận tham số và phi tham số trong việc đo lường hiệu quả hoạt
động, nghiên cứu đã sử dụng công cụ về mặt định lượng khá đầy đủ nhưng giai
đoạn nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang thời kỳ

phát triển mạnh khi chưa chịu các biến cố kinh tế đặc biệt tác động vào. Hay nghiên
cứu của Phạm Lê Thông (2011) thông qua việc sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên. Nhìn chung, số lượng các nghiên cứu định lượng còn rất khiêm tốn, nếu có
cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ khai, đơn giản chưa phản ánh được hết mức độ
phức tạp của vấn đề. Hạn chế chủ yếu mà các nghiên cứu này gặp phải đó là chưa
định dạng đúng dạng hàm và nghiên cứu mới chỉ dừng lại đánh giá cho một số ít
các ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu ngoài ngành có thể làm
cơ sở để vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu ngành ngân hàng có thể kể đến như:
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh (2004) đã sử dụng công cụ DEA khá mạnh mẽ
trong việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 32 ngành sản xuất ở Hà nội và thành
phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) thông qua sử dụng số liệu hỗn hợp. Bài viết sử dụng
phương pháp tiếp cận tham số, thường là hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFPF), và
phương pháp tiếp cận phi tham số, thường là phân tích bao dữ liệu (DEA) với số
liệu ở Hà nội và Tp.HCM trong giai đoạn 2000-2002. Kết quả nghiên cứu đưa ra
hiệu quả kỹ thuật của 2 thành phố lớn nhất nước ta chêch lệch nhau không đáng kể.
Việc nâng cao tính hiệu quả của các ngành không kể tới qui mô lên tới 40%. Cách
sử dụng phương pháp bao dữ liệu của tác giả đã chủ động trong việc tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng, tạo ra một cái nhìn đa chiều và kết quả phân tích trở nên thuyết
phục hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này có bộ số liệu chỉ trong ba năm, nên việc dự
đoán điều gì xảy ra với các ngành sản xuất của hai thành phố còn mang tính chủ
quan, chưa bao quát hết xu hướng biến động của ngành trong dài hạn.


10
Như vậy có chỉ ra rằng, có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về năng lực
cạnh tranh và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mặc dù trong thời gian gần
đây đã xuất hiện nhiều hơn các nghiên cứu về mặt định lượng nhưng chủ yếu các
nghiên cứu vẫn dựa trên phương pháp nghiên cứu truyền thống vì đây là cách
nghiên cứu dê hiểu và dễ tính. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động
của cấu trúc ngành tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

tại Việt Nam.
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại các nước
Đối với các nước trên thế giới, cũng có nhều tác giả nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại như: Florin Maican “

Competitive
conditions in the Swedish banking system Osmis Areda Habte” tập trung nghiên
cứu về ảnh hưởng cảu cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của trong hệ thống ngân hàng Thụy Điển giai đoạn 2003 – 2010. Hay nghiên
cứu của Filip Switala, Malgorzata Olszak và Iwona Kowalska (2013) về “
Competition in commercial banks in Poland – analysis of Panzar – Rosser H
statistics” nghiên cứu phân tích mức độ cạnh tranh của các ngân hàng Ba Lan. Hoặc
nghiên cứu của Micheal Koetter(2013) “ Market structure and competition in
German banking” đã phân tích cấu trúc thị trường của các ngân hàng ở Đức để đánh
giá sức mạnh của thị trường.

Các nghiên cứu tại các nước đã được vận dụng nghiên cứu về mặt định
lượng từ rất lâu. Việc nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
phối hay hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất ở các nước phát triển và đang phát
triển được nhiều tác giả đề cập đến. Nhiều tác giả đã sử dụng DEA để phân tích sâu
về mức độ hiệu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến sự phi hiệu quả của các doanh
nghiệp như Pitt and Lee (1981); Changanti and Damanpour (1991); Prada và cộng
sự (1997), Deyoung và Nolle (1996).
Trong lĩnh vực Ngân hàng- Tài chính, đặc biệt có khá nhiều các phân tích áp
dụng phương pháp DEA cho khu vực Bắc Mỹ chẳng hạn như Miller và Noulas
(1996), Berger và Mester (2001). Kết quả nghiên cứu thu được từ khu vực này có

11
nhiều nét tương đồng dù các nghiên cứu có cách tiếp cận thời gian và số liệu khác
nhau. Điều này có thể lý giải bởi cơ chế hoạt động của các ngân hàng Bắc Mỹ có sự

tương đồng; lợi nhuận ngân hàng không có nhiều biến động và ít cơ hội gia tăng lợi
nhuận từ việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Hay Alam (2001) và Mukherjee et.al
(2001) sử dụng Malmquist để nghiên cứu các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong
những năm 1980. Tương tự như vậy, DEA cũng được sử dụng để rà soát hiệu quả
trong lĩnh lực ngân hàng của cá quốc gia thuộc của Cộng đồng kinh tế châu Âu.
Nhiều người cho rằng, việc đánh giá các ngân hàng ở châu Âu sẽ thu được mức
chênh lệch hiệu quả rất lớn, lí do ở khác biệt cấu trúc và qui mô ngân hàng. Phân
tích của Casu và Molyneux (2000) cho thấy rằng: qua các năm, có một cải thiện nhỏ
trong hiệu quả ngân hàng nhưng sự khác biệt xuất phát từ tiềm lực kinh tế của quốc
gia khác nhau vẫn dẫn đến chênh lệch hiệu quả rất lớn. Đặc biệt, J.C. Paradi et. al
(2004) đã đề xuất sử dụng phương pháp DEA chuẩn kết hợp phương pháp DEA
trường hợp xấu nhất trong đánh giá rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu này, Paradi đã
sử dụng số liệu năm trước khi phá sản của các công ty nộp đơn phá sản trong năm
1996 và năm 1997 ở Canada. D. Varias & S. Sofianopoulou (2012) đã sử dụng
phương pháp DEA với các đầu ra bao gồm nợ; tài sản thu nhập khác; tiền gửi và các
đầu vào bao gồm chi phí lãi vay/tiền gửi; chi phí quản lý khác/tài sản cố định; chi
phí cho nhân viên/tổng tài sản, nhằm đánh giá hiệu quả của các NHTM Hy Lạp. M.
H. Eken & S. Kale (2010) lại sử dụng 2 cách tiếp cận là cách tiếp cận sản xuất và
cách tiếp cận lợi nhuận với cùng các biến đầu vào và chỉ khác nhau ở các biến đầu
ra. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung nhiều hơn vào việc xem xét hiệu suất của
các NHTM thay đổi theo quy mô như thế nào khi sử dụng phương pháp DEA với
giả định hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS).Đối với khu vực Châu á, Fukuyama
(1993) áp dụng DEA nghiên cứu hiệu quả quy mô của 143 ngân hàng thương mại
Nhật Bản và nghiên cứu Leigh Drake & Maximilian J.B Hall (2000) đánh giá hiệu
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Nghiên cứu của Xiaoqing Fu và
Shelagh Hefferman (2005) sử dụng mô hình hàm hồi quy 2 bước để xác định ảnh
hưởng của một số biến tới hiệu quả hoạt động của khu vực ngân hàng Trung Quốc.

12
Chen và Yeh (2000) nghiên cứu các ngân hàng ở Đài Loan và Gilbert and Wilson

(2000) nghiên cứu các ngân hàng ở Hàn Quốc cũng sử dụng các phương pháp
tương tự. Chen & Pan (2012) đã điều tra trên 34 ngân hàng thương mại Đài Loan
giai đoạn 2005 – 2008, dựa trên các thổng số rủi ro tín dụng với phương pháp tiếp
cận bao dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng giá trị trung bình rủi ro tín dụng (hiệu quả kĩ
thuật CR-TE) tại mỗi ngân hàng kết hợp với chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu
(EPS) để phân loại các NHTM thành 4 nhóm. Liu et.al (2007) sử dụng phương pháp
DEA với đường biên hiệu quả và đường biên phi hiệu quả kết hợp phương pháp
TOPSIS nhằm đưa ra cách xếp hạng dựa trên các tiêu chí này. Nghiên cứu đã áp
dụng các phương pháp này cho xếp hạng 15 công ty trong top 500 công ty toàn cầu.
Từ những nghiên cứu của các tác giả đi trước, có thể thấy các nghiên cứu về
tại Việt Nam thường tách biệt giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại. Trong khi đó các nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng
nhiều công cụ về mặt định lượng sẽ làm tiền đề để kết hợp giữa các nghiên cứu
trong và ngoài nước tìm ra các biến phù hợp với môi trường hoạt động của các ngân
hàng tại Việt Nam.
2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại
2.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại

Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có quy định: tổ chức tín dụng là
doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy
định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế. Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan (Nghị định số
59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). Ngân hàng là
một loại định chế tài chính trung gian mà qua đó các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã
hội được tập trung lại và hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong xã hội.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động của mình các ngân hàng còn cung cấp các

13

sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của mình đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế
trong xã hội nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
2.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
Trung gian tài chính: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt
động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại
cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt
chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là
những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu,
tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và
do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn
độc lập với ngân hàng. Điều tất yếu là tiền chuyển từ nhóm (2) sang nhóm thứ (1)
nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài
chính giữa hai nhóm này. Nếu dòng tiền dòng tiền di chuyển với điều kiện phải
quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là
quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Tuy nhiên,
quan hệ trực tiếp giữa hai nhóm bị giới hạn do sự không phù hợp về qui mô, thời
gian, không gian…Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy
sinh trung gian tài chính. Ngân hàng thương mại chính là một định chế tài chính
trung gian thực hiện chức năng này. [15, tr.13-14]
Tạo phương tiện thanh toán: Tiền có một chức năng quan trọng là làm
phương tiện thanh toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại nhưng các
ngân hàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng.
Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương
tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân
hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền
kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay
thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền
giấy. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận
thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có
được hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao

×