Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.3 KB, 28 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
HỌC PHẦN ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC


Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU
Khi xã hội loài người hình thành con người đã biết sử dụng các loài thực vật để sinh tồn
và chống chọi với thiên nhiên, bệnh tật, họ đã biết sử dụng các loài cây cỏ trong tự nhiên để
phục vụ cuộc sống của mình: như sử dụng làm thức ăn, nhà ở, làm thuốc, mồi săn bắt…Cùng
với sự phát triển của xã hội, con người đã đúc rút thành kinh nghiệm sử dụng các loài cây cỏ làm
thuốc và việc sử dụng cây cỏ làm thuốc ngày càng được con người quan tâm và sử dụng rộng
rãi.
Hiện nay với sự phát triển sinh học hiện đại đã và đang có những ứng dụng to lớn trong
việc nghiên cứu đa dạng cây thuốc và những ứng dụng chuyên sâu như phân tích hoạt tính, tách
chất từ cây thuốc từ đó khẳng định định được vai trò của thực vật đối với ngành y học hiện đại.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại và của tây y thì đông y không mất đi
vị trí của mình mà ngày càng được con người quan tâm vì tính an toàn khi sử dụng và giá thành
hợp lí.
Việt Nam là trong những nước có nền y học cổ truyền phát triển và vấn đề nghiên cứu đa
dạng cây thuốc đang được các nhà nghiên cứu quan tâm và mang lại những lại những thành tựu
to lớn.
1.Lịch sử nghiên cứu cây thuốc trên thế giới
1.1 Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc
Khi xã hội loài người hình thành con người đã biết sử dụng các loài thực vật để sinh tồn
và chống chọi với thiên nhiên, bệnh tật, họ đã biết sử dụng các loài cây cỏ trong tự nhiên để
phục vụ cuộc sống của mình: như sử dụng làm thức ăn, nhà ở, làm thuốc, mồi săn bắt…Cùng
với sự phát triển của xã hội, con người đã đúc rút thành kinh nghiệm sử dụng các loài cây cỏ làm
thuốc và việc sử dụng cây cỏ làm thuốc ngày càng được con người quan tâm và sử dụng rộng
rãi.
Theo thống kê của WHO, đến năm 1985 trên thế giới có khoảng 20.000 loài thực vật
(bao gồm cả thực vật bậc cao và thực vật bậc thấp) trong số các loài đã biết, được sử dụng trực


tiếp làm thuốc hoặc là nguyên liệu để cung cấp các hoạt chất tự nhiên dùng làm thuốc [9]. Hiện
nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới ước tính từ 30.000 đến 70.000 loài. [1]. Các
vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ,
Tây Phi,… là kho tàng chứa đựng số lượng loài cây cỏ khổng lồ, cũng như giàu có về tri thức sử
dụng. Ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được dùng làm thuốc, riêng
ở Ấn Độ có 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài [4], v.v.
Trung Quốc là Quốc gia có truyền thống trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc và có sự đa
dạng về cây thuốc lớn nhất Châu Á. Cách đây khoảng 5000 năm, tại Trung Quốc, Cuốn sách
“Thần nông bản thảo” là một trong những tài liệu cổ quý giá của y học dân tộc. Bản thảo đã ghi
rõ người Trung Hoa cổ đại đã sự dụng 365 vị và cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Trong đó,
nhiều bài thuốc vẫn được sử dụng cho tới ngày nay như cây Gai mèo (Cannabis sp) để chống
nôn, cây Đại Phong Tử (Hydnocarpus kurzii) làm thuốc chữa bệnh phong. “Thủ hậu cấp thư” là
cuốn sách viết vào thời nhà Hán ( năm 168 TCN) tác giả đã thống kê được 52 đơn thuốc trị bệnh
từ cây cỏ [10]. Thứ ba là cuốn “Bản thảo cương mục” đã được tác giả Lý Thời Trân viết vào
giữa thế kỷ thứ XVI và đã thống kê được 1.200 vị thuốc [11]. Từ thời Tam quốc (222 – 265
CN), danh y Hoa Đà đã sử dụng Đàn hương, Tử đinh hương để chế hương nang (túi thơm), làm
thuốc chống lại bệnh lao phổi và lỵ. Ông còn dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vào chiếc
gối (Hương chẩm) để điều trị bệnh đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp.
Sử dụng thực vật gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Trải qua hàng nghìn năm,
một số lượng lớn các loài thực vật bậc cao đã và đang được con người sử dụng làm thuốc chữa
bệnh. Người ta ước tính có khoảng 35.000 – 70.000 loài thực vật đã và đang được con người sử
dụng vào mục đích chữa bệnh. Tại Trung Quốc, trong tổng số 35.000 loài thực vật có tới 5.000
loài dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền. Trong hệ thống Y học của người Trung Quốc,
80% bài thuốc cổ truyền có sử dụng các loài thực vật bậc cao. [22].
Ngoài nền Y học cổ truyền chính thống của người Hán (Trung y), các cộng đồng không
phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có các nền Y học riêng của mình, gọi là
Y học dân tộc cổ truyền biết sử dụng khoảng 8.000 loài cây cỏ làm thuốc. Trong đó, có các nền Y
học chính là: Y học cổ truyền Tây Tạng (sử dụng 3.294 loài), Mông Cổ (1.430 loài), Thái (800
loài),… [27].
Ấn độ là một trong những Quốc gia có nền văn minh lâu đời cách đây khoảng 5.000 năm

dọc theo bờ sông Indus ở miền nam Ấn độ. Trong bộ sử thi Vedas được viết năm 1500 TCN,
chứa đựng những kiến thức phong phú về thảo dược thời kỳ đó. Trong đó, nhiều loài cây được
xem là những “cây thiêng” dành cho những vị thần đặc biệt, chẳng hạn như cây Trái nấm (Aegle
marmelos) là cây dành cho thánh thần của người Hindu, thánh Lakshmi (Thánh mang lại sự giàu
có và may mắn), thánh Samhita (Vị thánh của sức khoẻ) và cây được trồng gần các đền thờ.
Những công dụng của cây thuốc này được ghi lại trong cuốn sách dược thảo “ Charaka
Samhita”, viết năm 400 TCN. Sau này, vào khoảng 100 năm SCN, một học giả người Ấn Độ đã
mô tả chi tiết 341 loại dược thảo cũng như những loại thuốc có nguồn gốc từ khoáng chất và
động vật [4]
Thảo dược ở Châu Âu cũng rất đa dạng và phần lớn dựa vào nền tảng của y học truyền
thống cổ điển. Ở thế kỷ thứ 1 SCN, một thầy thuốc của Hoàng đế La mã Marcus Aurelius có tên
là Galen (131 – 200 SCN) ông là người đã tìm ra những vị thuốc bào chế từ thảo mộc và có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển của Y học truyền thống châu Âu. Ông viết hàng trăm cuốn sách
và được áp dụng hơn 1500 năm trong Y học châu Âu 4]. Tác giả Dioscorides người Hy Lạp đã
viết cuốn sách thảo dược có tên “De material Medica”. Cuốn sách này đã thống kê hơn 600 loài
thực vật làm thuốc gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Y học phương Tây và là sách tham khảo chính
được dùng ở châu Âu đến thế kỷ XVII. Cuốn sách được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau như:
tiếng Anh, tiếng Ba Tư, Hebrew.[2].
Ai cập là nước có nền văn minh cổ Đại và có nhiều tài liệu về sử dụng cây thuốc được
ghi chép lại cách đây khoảng 3600 năm với 800 cây thuốc và trên 700 bài thuốc từ cây cỏ
[13], v.v.
Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của châu Âu nghiên cứu
về thực vật Đông Dương, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều loài cây
thuốc có giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chương trình nghiên cứu về thực vật nơi
đây, Perry đã công bố 1.000 loài cây và dược liệu tại Đông Nam Á đã được kiểm chứng và gần
đây (1985) tổng hợp thành cuốn sách: “Medicinal Plants of Eats and Southeast Asia” [15], v.v.
Châu Úc được coi là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới. Thổ dân Châu
Úc đã định cư ở đây khoảng hơn 60.000 năm trước với nhiều kiến thức thực tiễn về cây thuốc
bản xứ như Bạch đàn xanh ( Eucalyptus globolus) duy nhất chỉ có ở châu Úc và được đánh giá
hiệu quả cao trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên phần lớn kiến thức bản địa bị mất khi người châu

Âu đến định cư. Hiện nay đa phần thảo dược ở châu Úc là sự di nhập từ phương Tây, Ấn Độ,
Trung Quốc và các nước ven Thái Bình Dương.
Châu Phi là nơi có ngành thảo dược lớn nhất trong các châu lục. Việc sử dụng liệu pháp
điều trị bằng cây thuốc ở châu Phi mang một dấu ấn mạnh mẽ giống như những thần dược.
Những bản viết tay ghi lại có từ thời Ai Cập cổ đại (1950 TCN) đã liệt kê hàng chục loài cây
thuốc và công dụng của chúng. Trong bản giấy cói viết tay của tộc người Ebers ( khoảng 1500
TCN) đã ghi lại hơn 780 toa thuốc và công thức sử dụng, 700 loại thảo dược và các chứng bệnh.
Vào thế kỷ thứ XIII, nhà thực vật học Ibn El Beitar đã xuất bản quấn “Các vấn đề y học” thống
kê chủng loại các loài cây thuốc ở Bắc Phi [4].
1.2. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc
Các sản phẩm và dịch chiết tự nhiên từ thực vật liên quan đến chữa bệnh đã được quan
tâm nghiên cứu nhiều, đặc biệt là việc xác định thành phần hóa học và cấu trúc hóa học của các
hợp chất. Đánh giá về danh sách các dược phẩm ở một số nước cho thấy ít nhất có khoảng 120
hợp chất khác nhau từ thực vật được sử dụng như những loại biệt dược để cứu sống con người
[17]. Các hợp chất này được sàng lọc mới chỉ khoảng 6 % tổng số loài thực vật. Như vậy, nguồn
tài nguyên thực vật chưa khai thác cần được điều tra nghiên cứu để chữa trị các bệnh hiểm
nghèo như AIDS, ung thư, đái đường . là vô cùng lớn.
Hiện nay, người ta bắt đầu tăng cường những nghiên cứu về các hợp chất chống viêm từ
nghệ, gừng trên cơ sở hiểu biết về nền y dược Ayarvedic. Những sàng lọc từ các loài thực vật
khác để có được những hợp chất chống ung thư cũng được tiến hành từ những kinh nghiệm
trong hệ thống y học cổ truyền [14]. Các loại thuốc từ thực vật được sử dụng trong y học cổ
truyền có thể cung cấp những cơ hội mới trong nghiên cứu các hợp chất sinh học và hóa học để
làm phong phú và cải thiện phạm vi chữa bệnh.
Y học Trung Quốc đã thành công trong việc vượt qua những rào cản để khôi phục lại hệ
thống y học cổ truyền. Những hợp chất được tách ra từ các bài thuốc cây cỏ của Trung Quốc đã
được đưa vào trị trường Tây Âu là Ephedrin giống như dạng “ma huang” (Ephedra sinica); tiếp
theo là artemisinin được tách ra từ cây Thanh hao hoa vàng, có tính năng lớn trong điều trị sốt
rét. Năm 2003, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện giai đoạn 2 thử nghiệm hiệu quả
của loại thuốc có tên là Kanglaite từ – iijen (Coix lachryma – jobi) để điều trị các tế bào ung thư
phổi [20]. Đây là những loại thuốc đầu tiên từ y học cổ truyền Trung Quốc đưa vào thử nghiệm

điều trị bệnh ở Mỹ. Các phân tử dùng làm thuốc khác là Xue bao PG2 (thuốc bổ tổng hợp từ
Astragalus membracaceus) và camptothecin tương tự như CPT11 và topotecan (thuốc chống
ung thư từ loài Camptotheca accuminata) có thị trường rất lớn. Năm 2002, người ta thống kê
được khoảng 1141 loại thuốc thực vật truyền thống khác nhau có hoạt tính chữa bệnh, trong đó
có một số hoạt chất mới từ thực vật như artemisinin (chống sốt rét), indirubin (chống ung thư),
vv Một trong 12 điểm trọng tâm trong kế hoạch 5 năm của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung
Quốc là hiện đại hóa nghiên cứu trong y học cổ truyền.
Theo đông y Trung Quốc cây Psychotria rubra (Lour.) Poir. dùng toàn thân giã nhỏ làm
thuốc chữa gãy xương, tiêu sưng, rửa mụn nhọt độc rất hay [18]. Ngải cứu (Artemisia vulgaris
L.) được dùng trị thổ huyết, trực tràng xuất huyết, tử cung xuất huyết, đau bụng, bế kinh, phụ nữ
có mang bị động thai kiêm tác dụng cường tráng, trị chứng xuất huyết thuộc hàn và hư [18]. Tỏi
được dùng để chống bệnh đau màng óc, xơ động mạch, huyết áp cao, ung thư, viêm đường
ruột Lá của cây Psychotria rubra (Lour.) Poir. được phụ nữ Philippin dùng chữa kinh nguyệt
không đều, lá và hoa chữa ho, trị giun, giúp tiêu hoá tốt. Galien đã xem tỏi (Allium sativum L.)
là một loại thuốc chữa bệnh của người nông thôn có tác dụng lợi tiểu, trị giun, giải độc, chữa
hen suyễn, vàng da, đau răng và các bệnh về da.
Ấn Độ có kỹ năng điêu luyện trong tổng hợp hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu trúc,
sàng lọc sinh học, thử nghiệm độc tính và nghiên cứu tác dụng hóa học của các chất tới cơ thể
con người. Hiện nay chính phủ ấn Độ khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong trồng cấy cây
thuốc. Hầu hết các Viện nghiên cứu về dược của ấn Độ đã tham gia vào nghiên cứu chuyển hóa
các loại thuốc và các hợp chất có hoạt tính từ thực vật, như Reserpin (từ Rawolfia) có giá trị cao
trong hệ thống Ayuvedic. Curcumin [12] (chống viêm từ nghệ) Withaferin A, Kutkoside,
androgpholide và Vosicine là những hợp chất hóa học có nhiều triển vọng chữa bệnh.
Ở Châu Phi, thầy lang và những bài thuốc cổ truyền từ thực vật đóng vai trò quan trọng
đối với sức khỏe của hàng triệu người. Tỷ lệ người làm nghề thuốc cổ truyền và các bác sỹ được
đào tạo ở các trường Đại học có liên quan tới toàn bộ dân số của các nước Châu Phi. Người ta
ước tính số lượng thầy lang ở Tanzanmia khoảng 30.000 – 40.000 người, trong đó Bác sỹ làm
nghề y chỉ có 600 người. Tương tự ở Malawi có 17.000 người làm nghề thuốc cổ truyền và chỉ
có 35 bác sỹ thực hành. Sự tham gia của y học cổ truyền trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của
các quốc gia ở Châu Phi có ảnh hưởng lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng

đồng.
Tại các quốc gia đang phát triển, có tới 80% dân số tỏ ra tín nhiệm với việc chăm sóc sức
khỏe bằng Y học cổ truyền, mà trong đó cây cỏ là nguồn thuốc chủ yếu được sử dụng [3]. Trung
Quốc là nước đông dân nhất thế giới, lại có nền Y học dân tộc phát triển, nên trong số các loài cây
thuốc đã biết hiện nay có đến 80% số loài là được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân
tộc,… [22].
Bên cạnh các phương thức dùng cây thuốc theo cách cổ truyền như: Thuốc sắc, thuốc cao,
thuốc ngâm rượu, thuốc bột, thuốc chườm - bó và xoa bóp,… Từ nhiều năm nay, người ta còn chế
tạo ra hàng trăm loại thuốc hiện đại, có hiệu lực chữa bệnh cao, mà nguồn gốc là các hợp chất tự
nhiên được chiết xuất từ cây cỏ 27], v.v.
Hiện chưa có con số thống kê nào về tổng khối lượng nguyên liệu các loài cây thuốc được
sử dụng hàng năm là bao nhiêu. Chỉ ước đoán rằng, đó sẽ là một con số rất lớn. Chỉ riêng ở Trung
Quốc, nhu cầu sử dụng cây thuốc vào khoảng 1.600.000 tấn/năm, với tỷ lệ gia tăng hàng năm
khoảng 9%. Tỷ lệ này ở châu Âu và Bắc Mỹ khoảng 10% mỗi năm,… [23].
Y học dân tộc Bungari “Đất nước của hoa hồng” đã coi Hoa hồng là một vị thuốc chữa
được nhiều bệnh, người ta dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày
nay, người ta đã chứng minh rằng trong cánh Hoa hồng có một lượng tanin, glycosid, tinh dầu
đáng kể. Tinh dầu này không chỉ để chế nước hoa mà còn được dùng để chữa nhiều bệnh [8]
Người Ấn Độ dùng lá cây Ba chẽ (Desmodium triangulare (Retz.) Merr.) sao vàng, sắc
đặc chữa kiết lỵ, tiêu chảy [25]. Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook.f.) vốn là loài mọc hoang
dại phổ biến tại nhiều nơi, được người Philippin dùng vỏ cây này sắc uống cầm máu rất có hiệu
quả, tán bột rắc lên mụn nhọt, lở loét, [21]. Người dân Malaixia lấy cây Húng chanh (Coleus
amboinicus Lour.) trị các chứng ho gà, đau cổ họng, sổ mũi ở trẻ em, [15].
Ở Madagascar người ta dùng cây Hồng hoa (Catharanthus roseus) để chữa bệnh máu
trắng cho trẻ em rất hiệu quả, đã làm tăng tỉ lệ sống của trẻ từ 10% lên đến 90% [16], v.v.
Những thống kê về thị trường cây thuốc trên thế giới (Bảng 1) cho thấy, giá trị trung
bình nhập khẩu cây thuốc từ 1987 – 1991 vào khoảng 853 triệu USD. Những con số thống kê về
xuất khẩu cây thuốc trong thời kỳ này cũng lên tới 591 triệu USD.
Bảng 1: Giá trị thương mại của thế giới về cây thuốc (1987 – 1991)
Năm

GTTM
(1000.USD)
1987 1988 1989 1990 1991 Trung bình
Nhập khẩu 960,39 1.046,61 1059,38 1.122,87 1.080,12 853,87
Xuất khẩu 733,38 829,64 795,79 901,87 694,25 590,99
(Nguồn COMTRADE data base), GTTM: giá trị thương mại
Trung Quốc là nước xuất khẩu cây thuốc lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% tổng giá
trị thương mại của thế giới (1991), tiếp theo là Hàn Quốc, Mỹ, ấn Độ và Chi Lê Singapo và
Hồng Kông là những nước tái xuất khẩu cây thuốc ở Châu á, Hồng Kông hàng năm nhập lượng
dược liệu trị giá 190 triệu USD, trong đó có 70% được sử dụng tại địa phương và có 30% được
tái xuất. Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp, ý, Malaixia và Hy Lạp là những thị trường chính về cây
thuốc của thế giới. Hamburg là trung tâm thương mại về cây thuốc lớn nhất thế giới. Người ta
ước tính khoảng 4.000 – 6.000 loài thực vật có tầm quan trọng về thương mại, trong đó có tới
500 – 600 loài cây thuốc đang được buôn bán tại thị trường Hamburg. Ngoài ra còn một số
lượng rất lớn các loài cây thuốc được mua bán ở thị trường nội địa các nước mà chúng ta chưa
thống kê hết được.
Thị trường dược liệu toàn cầu đạt giá trị khoảng 550 tỷ USD vào năm 2004 [51] và có
thể đạt mức 900 tỷ USD vào năm 2008, trong đó ngành công nghiệp chế biến dược liệu chiếm
62 tỷ USD và có tiềm năng phát triển rất tốt. Những thống kê của Ngân hàng thế giới cho thấy,
các sản phẩm dược từ thực vật và nguyên liệu thô trong những năm gần đây tăng từ 5-10 %
[26.].
Khi nghiên cứu về giá trị thương mại của cây thuốc, thì thấy rằng nhu cầu sử dụng cây
thuốc ở các nước công nghiệp phát triển không ngừng tăng lên. Nếu năm 1976 đã nhập khẩu 335
triệu USD thì đến năm 1980 đã tăng lên 551 triệu USD,… . Chỉ tính riêng giá trị của 12 loại
dược liệu có nhu cầu sử dụng cao ở Mỹ là: Bạch quả, Sâm Triều tiên, Tỏi,… năm 1998 đã là
552 triệu USD [19], v.v.
Mặc dù, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thuốc có nguồn gốc từ hoá học và công nghệ sinh học nhưng
cây cỏ làm thuốc vẫn được buôn bán khắp nơi trên thế giới. Trên quy mô toàn cầu, doanh số
mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ Euro mỗi năm [5]. Đã có 119 chất tinh khiết được chiết
tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc trên toàn thế giới, trong đó có

tới 74% chất có mối quan hệ với kinh nghiệm sử dụng của các cộng đồng, ví dụ như:
Theophylline từ cây Chè, reserpine từ cây Ba gạc, rotundin từ cây Bình vôi, v.v24]. Riêng Trung
Quốc, trong giai đoạn từ 1979 - 1990 đã có 42 chế phẩm thuốc mới từ cây thuốc được đưa ra thị
trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa các bệnh tim mạch, 5 chế phẩm chữa ung thư và 6 chế
phẩm chữa các bệnh đường tiêu hoá [27], v.v.
Hồng Kông là nơi có thị trường thuốc thảo mộc lớn nhất của thế giới, hàng năm nhập một
lượng dược liệu trị giá 190 triệu USD. Trong đó có, 70% được sử dụng tại chỗ và 30% được tái
xuất. Bên cạnh đó, chỉ có 80 triệu USD được dùng để nhập khẩu thuốc tây trong cùng thời gian.
Trung bình tiền sử dụng thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ của một người dân Hồng Kông là 25
USD/năm,…[23].
Việc phát hiện ra hợp chất chữa trị bệnh ung thư hiệu nghiệm trong cây Thông đỏ vùng Thái
Bình Dương là một thành công trong nghiên cứu cây thuốc. Trong vòng hai mươi năm qua,
ngành công nghiệp chế biến thuốc chữa ung thư từ loài cây này đã mang lại lợi nhuận là khoảng
500 triệu USD/năm, những thuốc này đang được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và châu Á, [7].
Tại Nhật Bản, có 42,7% người dân sử dụng thuốc cổ truyền để chữa bệnh, với tổng chi tiêu
khoảng 150 triệu USD (năm 1983) [6]. Tại Ấn Độ, có 400 loài trong số 7.500 loài cây thuốc
thường xuyên được sử dụng với lượng lớn ở các cơ sở sản xuất thuốc. Doanh số bán thuốc thảo
mộc ở các nước Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD so với tổng doanh số buôn bán dược phẩm là
65 tỉ USD 24], v.v.
2. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
2.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng cây thuốc
Sử dụng cây thuốc gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Ngay từ khi xuất hiện trên trái
đất, con người đã sử dụng các loài thực vật để duy trì cuộc sống. Trong quá trình đó người ta đã
phát hiện ra những loài thực vật có khả năng phòng và chữa bệnh. Dần dần các kinh nghiệm
được tích luỹ, phổ biến… đó là quá trình hình thành nên cơ sở sử dụng cây thuốc trong y học
truyền thống của các dân tộc. Càng ngày tri thức của nhân loại càng được nâng cao, nhất là khi
khoa học đã phát triển, việc sử dụng cây thuốc càng được mở rộng hơn và mang lại hiệu quả to
lớn trong bảo vệ sức khoẻ con người.
Việc sử dụng thực vật làm thuốc đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông. Tại
đây đã xuất hiện những danh y kiệt xuất. Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều. Tuy

nhiên có thể coi năm 2838 trước Công nguyên là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc
và dược liệu. Vào năm này Thần nông viết cuốn “Bản thảo đầu tiên”.
Năm 1595, trước Công nguyên Lý Thời Trân thu góp tất cả kinh nghiệm về cây thuốc và
dược liệu từ trước soạn quyển “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung
Quốc về lĩnh vực này. Trong tài liệu này ông đã mô tả và giới thiệu 1094 cây thuốc và vị thuốc
từ cây cỏ. Ngoài ra còn giới thiệu 798 vị thuốc từ động vật và khoáng vật.
Ở Việt Nam tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu trong nhân dân. Tập cây thuốc và
dược liệu đầu tiên của Việt Nam là tập “Bản thảo thực vật toàn yếu” do Phan Phu Tiên biên
soạn, hoàn thành vào năm 1429.
Tập sách thứ 2 xuất hiện trong lịch sử nghiên cứu cây thuốc nước ta là tập “Nam Dược
thần hiệu” do Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) soạn và được in vào năm 1725. Tuệ Tĩnh là một đại
sư nước Việt chuyên dùng thuốc nam làm giảm giá trị của thuốc Bắc do vậy nhà Minh đã mời
cụ sang Trung Quốc (1412) chữa bệnh cho Tống Vương Phi và giam giữ ở Kim lăng không cho
về nước đến lúc chết. Tất cả tài liệu do Tuệ Tĩnh viết ra đã bị thu đốt. Hiện chỉ còn 4 quyển
(Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh y thư, Thập tam phương gia giảm, Thương hàn tam thập thất
trùng pháp).
Sau này, khi Lê Hữu Trác (1721 - 1792) nghiên cứu và truyền bá về cây thuốc và dược
học, nghề thuốc Việt Nam mới thực sự phát triển trở lại. Tư liệu vĩ đại nhất của ông là “Hải
thượng y tâm lĩnh” gồm 66 quyển.
Ngoài các bộ sách nói trên còn kế đến tập “Vạn phương tập nghiệm” của Nguyễn Nho và
Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập xuất bản năm 1763, tập “Nam bang thảo mộc” của Trần Nguyệt
Phương mô tả 100 loài cây thuốc nước Nam xuất bản năm 1858.
Trong thời Pháp thuộc nhiều nhà thực vật học người Pháp và người Việt góp công nghiên
cứu cây thuốc Việt Nam. Đáng kể hơn cả là các công trình công bố của Ch. Crévost và A.
Pétélot.
Sau kháng chiến chống Pháp, việc nghiên cứu và sử dụng cây thuốc nước ta đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm. Một đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu cây thuốc được hình thành,
nhiều chuyên gia giỏi xuất hiện và đạt được những kết quả to lớn.
2.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của cây thuốc
Con người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bất lợi và các nguồn gây bệnh. Vì vậy có

thể nói thuốc nói chung (trong đó có cây thuốc) là một trong những yếu tố quan trọng mà thông
thường ít được quan tâm.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số thế giới sử dụng cây thuốc
cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Một tài liệu khác của Hội đồng quốc tế về nguồn tài
nguyên di truyền thực vật (IBPGR, 1992) cho thấy ở các nước đang phát triển, 70 - 80% dân số
vùng nông thôn lấy cây thuốc là nguồn chữa bệnh. Qua những số liệu trên cho thấy xã hội hiện
nay mặc dù khoa học - công nghệ phát triển, nhưng việc sử dụng cây thuốc và y học cổ truyền
có vai trò vô cùng quan trọng.
Ngoài việc sử dụng trực tiếp cây thuốc để chữa bệnh, hàng năm ngành bào chế dược phẩm
trên thế giới tiêu thụ một khối lượng rất lớn dược liệu cho các dây chuyền sản xuất. Ở Mỹ hàng
năm 25% nguyên liệu làm thuốc lấy từ thực vật. Sản phẩm này đóng góp 1,5 tỷ đôla Mỹ và giữ
vai trò đáng kể trong cán cân thương mại.
Một tài liệu khác tính toán rằng, nếu phát triển tối đa thuốc thảo mộc từ các nước nhiệt
đới, hàng năm có thể thu lại 900 tỷ đôla Mỹ cho các nước thứ 3 (Newsweek, Feb. 9, 1992).
Ngoài lợi ích kinh tế - xã hội nói trên, việc sử dụng và phát triển cây thuốc còn mang lại
lợi ích về môi trường, sinh thái rất to lớn.
2.3. Tiềm năng các cây làm thuốc
Ở các nước châu Á, nhất là các nước châu Á nhiệt đới, do hệ thực vật phong phú và đa
dạng nên chứa đựng một tiềm năng rất lớn về cây thuốc. Theo số liệu thống kê, thành phần loài
cây làm thuốc thường chiếm khoảng 10% số loài thực vật được biết ở các quốc gia. Tổng số loài
thực vật làm thuốc trên thế giới tính khoảng 20.000 loài (IUCN, 1992).
Bảng 2. Số lượng loài cây làm thuốc ở một số nước châu Á
Tên nước Số loài làm thuốc Ghi chú
Trung Quốc 6.000
Tài liệu của Hội nghị châu Á
về cây thuốc và cây tinh dầu,
Malaixia 2.000
Inđônêxia 7.500
Nepal 700
Ấn Độ 6.000

Việt Nam 3.200
Qua những số liệu trên thấy rõ số lượng các loài thực vật được sử dụng làm thuốc ở các
nước châu Á rất to lớn. Hiện nay nhiều loài cây thuốc trên thế giới còn chưa được ghi nhận, vì
vậy trong tương lai số loài thực tế làm thuốc ở thế giới cũng như ở mỗi quốc gia còn tăng lên
nhiều.
Ngoài các nước nhiệt đới châu Á, các nước châu Phi, các nước nhiệt đới châu Mỹ và một
số nước khác (Nhật Bản, Tây Á, Đông Âu) cũng có tiềm năng to lớn về cây cỏ làm thuốc.
Không chỉ châu Á, một số nước châu Âu hàng năm cũng sử dụng một lượng cây thuốc rất lớn.
Bảng 3. Tình hình khai thác một số loài cây thuốc ở Ucraina
Tên cây Năm thu số liệu Lượng khai thác tấn/năm
Aesculus hypostalum 1966 189,1
Fragula alnus 1969 407,0
Tilia cordata 1960 295,4
Juniperus communis 1968 199,9
Matricaria recutila hàng năm 200 - 250
Artemisia absinthium 1958 55,3
Ở nước ta số lượng các loài cây làm thuốc được ghi nhận không ngừng tăng lên trong
những năm gần đây:
1952: 1350 loài (toàn Đông Dương)
1986: 1863 loài (Việt Nam)
1996: 3200 loài (Việt Nam)
2004: 3.948 loài (Việt Nam)
2011 4.600 loài (Việt Nam), theo Võ Văn Chi
Hiện nay nhiều loài cây thuốc của Việt Nam được sử dụng trong y học cổ truyền của các
dân tộc chưa được điều tra nghiên cứu, do vậy đây chưa phải là số liệu cuối cùng về số loài cây
làm thuốc của nước ta.
Số loài thực vật làm thuốc của nước ta được phân bố trong khoảng 270 họ thực vật. Những
họ có số lượng lớn loài cây làm thuốc gồm:
Dương xỉ (Polypodiaceae) 26
Na (Annonaceae) 38

Long não (Lauraceae) 42
Tiết dê (Menispermaceae) 32
Đơn nem (Myrsinaceae) 39
Cúc (Asteraceae) 167
Một số họ, chỉ có 1 loài hoặc mới chỉ ghi nhận 1 loài cây làm thuốc.
Cây thuốc Việt Nam phân bố trong mọi điều kiện sinh thái:
- Vùng ngập mặn: Củ gấu biển…
- Khô hạn: Chổi xuể, Tràm, Bạch đàn…
- Đầm lầy, thuỷ sinh: Nghể…
- Núi cao: Hoàng liên, Hoàng tinh…
- Ưa sáng: Màng tang, Đảng sâm, Kinh giới…
- Chịu bóng: Một lá, Cỏ nhung, Hoàng liên…
- Bì sinh: Thạch hộc, Tổ kiến…
Tuy nhiên, số lượng chủ yếu các cây thuốc được biết thường gặp ở các vùng trung du và
miền núi (khoảng 70%). Những vùng có tỷ lệ loài cây thuốc nhiều thường gặp là các loại hình
rừng nhiệt đới thường xanh và nhất là các khu bảo vệ, Vườn quốc gia, nơi mà thảm thực vật và
môi trường sống được bảo vệ tương đối tốt.
Bảng 34Số lượng loài thực vật bậc cao làm thuốc ở một số Vườn quốc gia.
Tên vườn
Tổng số loài
thực vật
Số loài làm thuốc Ghi chú
Yokdon 464 64
Nam Cát Tiên 632 117
Tam Đảo 490 80
Cúc Phương 1180 -
Bạch Mã 501 108
Cát Bà 745 350
Côn Đảo 650 165
Ba Vì 812 250

Nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1998.
Trong số các loài cây thuốc Việt Nam, nhiều loài có phân bố rộng và trữ lượng lớn
(Stephania spp., Dioscorea, Homalomena occulta…) với những loài này nếu tổ chức tốt hàng
năm có thể khai thác với sản lượng ổn định hàng trăm tới hàng ngàn tấn.
Khi đánh giá tiềm năng cây thuốc Việt Nam, cần nhận thấy rằng nhiều loài cây thuốc nước
ta là các loài đặc hữu (Panax vietnamensis), hoặc các loài có khu phân bố hẹp và quý hiếm của
thế giới (Coptis, Nervilis, Berberis…). Đây thực sự là một đặc tính thuận lợi trong nghiên cứu
và phát triển cây thuốc của nước ta sau này:
2.4. Thành phần hoá học của cây thuốc và biến động của chúng
Khác biệt cơ bản nhất giữa đông y và tây y là ở chỗ, với các loại thuốc tây y, tác dụng
chữa bệnh thường được quyết định do một hợp chất hoá học, trong một số ít trường hợp do một
số hợp chất cùng tác động. Trong y học cổ truyền, thường dùng nhiều loại dược liệu phối hợp,
mỗi loại dược liệu lại chứa hàng trăm hợp chất khác nhau. Các hợp chất hoá hoặc có tác dụng
phối hợp hoặc tương hỗ với nhau trong quá trình chữa bệnh. Vì vậy không ít trường hợp việc
xác định vai trò điều trị của các hợp chất hữu cơ trong y học cổ truyền rất khó khăn.
Tuy nhiên người ta đã cố gắng làm rõ bản chất hoá học cũng như cơ chế điều trị của y học
cổ truyền.
Về bản chất hoá học có thể chia ra 2 nhóm chính: nhóm các hợp chất vô cơ và nhóm các
chất hữu cơ.
2.4.1. Nhóm các hợp chất vô cơ
Các chất vô cơ thường gặp trong dược liệu là một số muối khoáng (kali, iốt và selen…).
Tác dụng của nhóm chất này có thể quy ra hai hướng:
- Tác dụng toàn thân nhằm xúc tác các chuyển hoá của cơ thể (ví dụ: kali trong râu ngô,
mã đề; iốt trong tảo biển, Ké đầu ngựa). Ngoài ra có thể chống mỏi mệt do tham gia quá trình
cân bằng chất điện giải trong cơ thể.
- Tác dụng cục bộ: hàm lượng kali cao có thể làm máu chóng đông, chữa đau dạ dày do
thừa axít, sát trùng… gần đây nói nhiều tới selen trong hầu hết các vị thuốc. Nhiều tài liệu về vai
trò của selen trong cơ thể: nó tham gia vào nhiều hệ men, làm chậm quá trình ôxy hoá và lão hoá
của tế bào, tham gia quá trình tổng hợp protein của hồng cầu, tổng hợp AND, ARN, điều khiển
tổng hợp globulin miễn dịch… Ngoài ra có tác dụng tổng hợp vitamin C, kích thích miễn dịch,

chữa thấp khớp, đục thuỷ tinh thể, viêm lợi… Ngoài ra còn thấy vai trò của kẽm trong chữa
bệnh lùn, vai trò của silic trong chữa bệnh tim mạch, huyết áp.
2.4.2. Nhóm các chất hữu cơ
a. Các chất xơ (cellulose, hemicellulose…): vai trò chủ yếu là chống táo bón, chống béo
phì, giảm hàm lượng đường và colesterol trong máu.
b. Các axít hữu cơ: rất phổ biến trong các loài cây nhất là quả. Tác dụng không giống nhau
(axít ascorbic bổ sung vitamin C, axít benzoic chữa ho, axít tactaric giải cảm…). Các loại axít
hữu cơ thường gặp trong cây: axít cinamic (trong quế), axít citric (trong cam, chanh), axít oxalic
(trong chua me, me)…
c. Các chất béo: các loại có dầu béo như Hạnh nhân, Đào nhân, Thầu dầu, Máu chó… Tác
dụng của chúng nhiều mặt. Có thể là chất bồi dưỡng cơ thể (Vừng) hoặc thuốc tẩy (Thầu dầu, bã
đậu) hoặc sát trùng ngoài da (Máu chó) (xem thêm phần các cây dầu béo).
d. Tinh dầu: tinh dầu có mặt trong nhiều loại dược liệu (bản chất của tinh dầu xem thêm
phần các cây chứa tinh dầu). Những vị thuốc có tinh dầu thường gặp: Gừng, Đương quy, Bạc hà,
Quế, Hồi, Sa nhân, Hương nhu…
Thuốc có tinh dầu thường có tác dụng sát trùng, giúp tiêu hoá, chữa đau bụng, nôn mửa,
chữa cảm sốt, nhức đầu.
e. Các chất nhựa (resine) và dầu nhựa (oleoresine). Thường gặp là nhựa thông, Trầm
hương, Dầu rái, An tức hương, nhựa cây Sao… Thường là những chất không tan trong nước nên
khi dùng thường ngâm rượu, hoặc dạng cao dán. Vai trò chủ yếu là sát trùng đường hô hấp, tiết
niệu. Đôi khi có thể dùng chữa sâu răng, viêm lợi (nhựa sao).
g. Các chất tanin: đây là nhóm chất khá phổ biến trong cây (xem thêm phần cây thuốc
nhuộm). Tác dụng chủ yếu của tanin trong các bệnh đường ruột (ỉa chảy) hoặc sát trùng ngoài da
(rửa vết thương, ghẻ lở). Các vị thuốc có nhiều tanin thường dùng: búp ổi, rễ cau, hồng xiêm,
búp sim.
h. Các chất glucosit: là chất khá phổ biến trong cây. Về bản chất hoá học được cấu tạo từu
một đường (ose) và một chất không phải đường (genin hay aglycon), glucosit dễ dàng phân ly
trong môi trường axít và khi đung nóng.
Ví dụ: C
21

H
20
O
9
+ H
2
O  C
6
H
12
O
5
+ C
15
H
10
O
5
Frangulin Rhamnose Emodin
Tuỳ theo tác dụng của glucosit và hợp chất không đường có thể chia ra các nhóm:
- Glucosit chữa tim: thường gặp trong Thông thiên, Trúc đào. Thường rất đắng và độc.
- Glucosit đắng: đó là chất đắng trong vỏ Cam quýt, Bồ công anh, Thạch xương bồ, nhưng
không phải ancaloit. Vai trò chủ yếu làm ngon miệng, giúp tiêu hoá, chữa đau dạ dày.
- Saponin: là những glucosit có tác dụng tạo bọt trong nước, về tác dụng có tính phá vỡ
hồng cầu trong máu. Với những hợp chất này chú ý không để thấm vào đường máu có thể gây
phá hồng cầu. Thường gặp trong các cây Bồ kết, Viễn chí, Cát cánh, Cam thảo.
- Flavonoit và antocyannoit là các glucosit có màu. Các flavonoit có màu vàng,
antocyannoit có màu tím trong môi trường trung tính. Cho tới nay vai trò của antocyannoit với
cơ thể còn chưa rõ ràng. Flavonoit là chất thường gặp nhất (nhiều cây họ Gừng, Hoàng cầm,
Hoa hoè). Trong số này đặc biệt quan trọng là rutin có trong hoa hoè, có tác dụng làm bền thành

mạch, hạ huyết áp.
Hiện đã biết khoảng 200 glucosit trong thực vật. Các họ chứa glucosit đã biết lên tới 90
họ, thường gặp nhiều nhất là các họ: Trúc đào (Apocynaceae), Cúc (Asteraceae), Cải
(Brassicaceae), Hoa hồng (Rosaceae), Mao lương (Ranunculaceae), Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae).
i. Các chất ancaloit: Là các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, đa số có nhân vòng, có tính kiềm
và dược tính rất mạnh, phản ứng với thuốc thử chung (iodoiodur). Có thể chia ancaloit ra các
loại:
- Không nhân dị vòng:
Ví dụ: Ephedrin (C
10
H
15
NO) trong cây Ephedra vulgaris
Capsicin (C
18
H
27
NO
3
) trong quả ớt
- Dẫn xuất của nhân pirol:
Ví dụ: Hygrin (C
8
H
15
NO
3
) trong lá cây Coca


- Dẫn xuất của nhân indol:
Ví dụ: Stricnin (C
21
H
22
N
2
O) trong quả Mã tiền (Strychnos nux-vomica L.)
- Dẫn xuất của nhân piridin:
Ví dụ: A recolin (C
8
H
13
NO
2
) trong cây Cau (Areca catechu L.)
- Dẫn xuất của nhân tropan:
Ví dụ: Cocain (C
17
H
21
NO
4
) trong lá cây Coca
- Dẫn xuất của nhân quinolein:
Ví dụ: Quinin (C
20
H
24
N

2
O
2
) trong vỏ canh ki na
- Dẫn xuất của nhân isoquinolein:
Ví dụ: Berberin (C
20
H
21
NO
5
) trong các chi Berberis, Coptis
Papaverin (C
20
H
21
NO
4
) trong thuốc phiện
- Dẫn xuất của nhân phenanthren:
Ví dụ: Morphin (C
17
H
19
NO
3
, H
2
O) trong thuốc phiện
Codein (C

18
H
21
NO
3
, H
2
O) trong thuốc phiện
- Dẫn xuất của nhân imidazon:
Ví dụ: Pilocarpin (C
11
H
16
N
2
O
2
) chưa thấy ở Việt Nam
- Dẫn xuất của nhân purin:
Ví dụ: Theophyllin (C
5
H
2
(NH
3
)
2
N
4
O

2
) trong chè
- Những ancaloit steroit:
Thuộc nhóm này là những ancaloit lại có cả tính chất của glucosit. Nghĩa là những hợp
chất hữu cơ có chứa Nitơ, có tính kiềm, nhưng khi thuỷ phân cho ra alkamin có 27 nguyên tử
NH
NH
carbon và những ose khác nhau. Các chất thường gặp là solanin (từ chi Solanum) và Jervin, i-
sorubijervin (từ chi Veratrum). Đây là nhóm chất còn ít được nghiên cứu.
- Những ancaloit chưa rõ cấu trúc: Ví dụ: ergotamin (Loã mạch), cevadin (Liliaceae),
lupinin (Fabaceae).
k. Các vitamin: có nhiều trong các quả. Có vai trò lớn trong quá trình trao đổi chất.
l. Các chất kháng sinh: thực chất đây là các nhóm hợp chất có tác dụng kháng khuẩn nằm
trong các nhóm chất đã nêu trên (tinh dầu, ancaloit).
10.4.3. Biến động thành phần hoá học trong cây thuốc
Có thể nêu các nguyên nhân sau đây gây biến động chất lượng dược liệu:
- Điều kiện sinh thái có ảnh hưởng lớn tới quá trình tổng hợp và tích lũy các hợp chất
trong cây. Một số loài cây khi thay đổi vùng trồng đã thay đổi đáng kể hàm lượng và thành phần
hoá học. Thậm chí ngay ở một vùng nhưng ở những địa điểm khác nhau (che bóng, ngoài sáng)
cũng có những thay đổi đáng kể.
Trong cùng một vị thuốc, người ta quy định rất rõ các tên gọi khác nhau, khi trồng ở
những vùng khác nhau. Ví dụ Phòng đảng sâm (huyện Phòng Đảng), Xuyên đảng sâm (Tứ
Xuyên).
- Thời gian thu hái khác nhau, ở thời kỳ sinh trưởng các chất hữu cơ được tích lũy không
giống nhau. Tuỳ theo yêu cầu, có cây thu vào giai đoạn nở hoa (Bạc hà), bắt đầu ra nụ (Thanh
hao), hoặc hoa tàn (một số loài lấy củ).
- Phương thức và thời gian thu hái, bảo quản nguyên liệu.
Hầu hết các loài cây thuốc không sử dụng ngay mà cần bảo quản trong một thời gian.
Trong quá trình này một số thành phần bị bay hơi (tinh dầu), một số khác tham gia vào các phản
ứng khi gặp điều kiện thuận lợi (thuỷ phân khi độ ẩm cao, hoá nhựa trong điều kiện không

khí…). Vì vậy để đảm bảo chất lượng dược liệu ổn định trong quá trình bảo quản là một công
tác hết sức quan trọng.
- Trong quá trình chế biến nhiều trường hợp làm giảm chất lượng dược liệu, một số ít
trường hợp có thể làm thay đổi dược tính. Công việc chế biến dược liệu ở nước ta nhìn chung
chưa đạt trình độ cao do vậy chất lượng thường thấp so với sản phẩm cùng loại của một số nước
(Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản).
3. Tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở nước ta
Trong những năm 1960 - 1970 phong trào phát triển và sử dụng cây thuốc Nam được
khuyến khích và phát triển rầm rộ. Vào thời gian này 605 số xã ở miền Bắc có vườn thuốc nam.
Ngoài ra do công nghiệp dược phẩm của nước ta chưa phát triển, kinh tế đóng cửa ít có khả
năng nhập tây dược từ nước ngoài, do vậy trong các cơ sở y tế địa phương và trong dân gian sử
dụng cây thuốc trong nước để phòng và chữa bệnh là chính và có nhiều kết quả tốt.
Hiện nay sử dụng cây thuốc trong nước chủ yếu vẫn được duy trì ở các vùng dân tộc núi
cao và một số bộ phận cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Trong công tác điều trị bằng y học cổ truyền, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của y học
Trung Quốc (thuốc Bắc) nhưng các vị thuốc khai thác trong nước vẫn có vị trí quan trọng. Nhiều
vị thuốc hoàn toàn trồng và khai thác tại Việt Nam, chưa bao giờ nhập của Trung Quốc (Kim
tiền thảo, Bồ công anh, Cát căn, Sài đất, Kim ngân, Hồi hoa, Quế, Thiên niên kiện…).
Bên cạnh đó, nhiều loài cây thuốc có thể thay thế cho dược liệu nhập nội, mặc dù chất
lượng chưa cao nhưng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh (Đảng sâm, Đương quy,
Ngưu tất, Bạch truật, Cát cánh, Kỷ tử…).
Nhiều loài cây thuốc đã khai thác ở Việt Nam có chất lượng cao bằng hoặc hơn các sản
phẩm cùng loại ở Trung Quốc. Trong số này đáng chú ý là các loài Bạch chỉ (Angelica dahurica
(Fisch. ex Hoffm.) Maxim), Xuyên khung (Ligusticum sp.), Thảo quả (Amomum aromaticum
Roxb.), Sa nhân, Quế (Cinnamomum cassia Presl), Hồi (Illicium verum Hook.f.)…
Ở các vùng miền núi nước ta và một bộ phận dân cư nông nghiệp, việc phòng và chữa
bệnh chủ yếu là sử dụng cây thuốc trong nước. Rõ ràng là cây thuốc Việt Nam đã có khả năng
đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
Ngoài ra, trong những năm vừa qua một số loài cây thuốc đã là những nguyên liệu không
thể thiếu trong công nghiệp dược liệu hiện đại. Thành tựu quan trọng biểu hiện trong các công

nghệ sau:
- Chiết xuất artemisinline từ Thanh hao hoa vàng.
- Chiết xuất rutin từ Hoa hoè.
- Sản xuất rotundin và sitlux từ củ của các loài Bình vôi.
- Sản xuất nhiều loại tinh dầu từ thực vật.
- Chiết xuất berberin từ cây Vàng đắng.
Ngoài ra, chúng ta đã bước đầu thành công trong việc dùng cây thuốc trong nước để chữa
một vài căn bệnh hiểm nghèo và bệnh xã hội. Đáng kể trong lĩnh vực này là sử dụng cây thuốc
chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt và hạn chế phát triển khối u sau giải phẫu, đồng thời các bài
thuốc đông y đang trở lên có triển vọng thực tế trong việc cắt cơn nghiện ma tuý.
Cùng với việc thoả mãn nhu cầu trong nước, nhiều loại dược liệu nước ta đã được xuất
khẩu và thu về lượng ngoại tệ đáng kể (Bình vôi, Đương quy, Bạch chỉ, Ngưu tất, Xuyên khung,
Sa nhân, Thảo quả, Hồi, Quế…).
Do cơ chế thị trường, trong những năm gần đây một số loài cây thuốc đã bị khai thác quá
mức, không được bảo vệ, tái sinh nên đã trở nên khan hiếm hoặc có nguy cơ cạn kiệt: Vàng
đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.), Hoàng liên (Coptis spp.), Hoàng liên gai
(Berberis), Một lá (Nervilis sp.), Cỏ nhung (Anoectochilus sp.), Trầm hương (Aquilaria crassna
Pierre ex Lecomte)… Để thấy rõ sự suy giảm trữ lượng cây thuốc, xin nêu bảng so sánh sản
lượng khai thác Trầm hương của nước ta.
Bảng 5: Sản lượng trầm hương khai thác tại Việt Nam
Năm Sản lượng (tấn)
1986 78,5
1987 81,7
1988 45,4
1989 36,9
1990 20,0
Nguồn: Lương Văn Tiến, 1992.
Mặc dù hệ thực vật nước ta có số loài cây làm thuốc lớn (ngót 4000 loài), nhưng chúng ta
mới chỉ đưa vào sử dụng thực tế 450 loại thuốc thuộc 116 họ thực vật. Rõ ràng là để sử dụng
toàn diện và hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc của đất nước, chúng ta cần phải nghiên cứu

các cây thuốc toàn diện, có hệ thống và sâu sắc ở nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.
4. Bảo tồn đi đôi với việc khai thác hợp lý và phát triển trồng thêm cây thuốc
Do khai thác liên tục trong nhiều năm, ít chú ý tới bảo vệ tái sinh và cùng với nhiều nguyên
nhân tác động khác, đã làm cho nguồn cây thuốc tự nhiên ở Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng.
Nhiều vùng rừng ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An và nhất là ở Tây Nguyên… trước đây phát hiện có nhiều loài cây thuốc mọc tập
trung đến nay đã không còn nữa. Hầu hết các loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao,
mặc dù vốn có vùng phân bố rộng, khai thác được nhiều, như Ba kích, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ,
Hoàng tinh (các loại), Hoàng đằng, Vàng đắng… hiện không còn khả năng khai thác lớn và
thậm chí đã trở nên hiếm rõ rệt. Nghiêm trọng hơn là đối với một số loài cây thuốc quý, vốn có
phạm vi phân bố hạn chế và số cá thể không nhiều, lại bị tìm kiếm và khai thác gay gắt, như các
loài Sâm mọc tự nhiên (Panax spp.); các loài Hoàng liên (Coptis spp., Berberis spp., Mahonia
spp.); Lan một lá (Nervilia spp.); Cỏ nhung (Anoectochilus spp.)… Những loài cây thuốc quý
hiếm này hiện đã ở trong tình trạng bịđe dọa tuyệt chủng cao tại Việt Nam.
Để duy trì khả năng khai thác lâu dài nguồn tài nguyên cây thuốc của nước ta, trước hết cần
phải xác lập kế hoạch khai thác một cách hợp lý những loài cây thuốc đã được xác định có khả
năng khai thác tự nhiên (không nằm trong danh sách bảo tồn). Việc khai thác những loài cây
thuốc này phải tuân thủ theo quy trình khai thác, đảm bảo tái sinh tự nhiên. Mặt khác, phối hợp
với các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ các loài cây thuốc có tên trong Sách
Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) đã phát hiện được trong hệ
thống rừng đặc dụng của nước ta. Đồng thời tiến hành nghiên cứu nhân giống và đưa vào trồng
thêm tại chỗ, trên đất phi nông nghiệp những loài cây thuốc, mà tái sinh tự nhiên không đáp ứng
được nhu cầu khai thác sử dụng và xuất khẩu.
Bảo tồn đi đôi với phát triển trồng thêm cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao là một
trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược
liệu hiện nay.
5. Một số loài cây thuốc thông dụng của Việt Nam
1/ Ba chẽ - Desmodium triangylare (Retz.) Merr. - họ Đậu (Fabaceae).
Thành phần hoá học: lá chứa alcaloid, axít hữu cơ, tanin.
Công dụng: chữa lỵ, ỉa chảy, chữa rắn cắn.

2/ Ba gạc - Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. - họ Trúc đào (Apocynaceae).
Thành phần hoá học: chủ yếu là các chất trong nhóm alcaloid, reserpin, rescianamin, ajmalin,
ajmalicin, trong đó reserpin là chất quan trọng nhất.
Công dụng: điều trị bệnh cao huyết áp và một số dạng bệnh tâm thần.
3/ Ba kích - Morinda officinalis How. - họ Cà phê (Rubiaceae).
Thành phần hoá học: Rễ chứa anthraglucosid, iridoid glucosid, các sterol, lacton, đường,
nhựa axít hữu cơ, tinh dầu, vitamin C (rễ tươi) và nhiều chất vô cơ khác
Công dụng: tăng khả năng hoạt động sinh dục của nam giới, chữa các bệnh đau nhức xương
khớp, mệt mỏi, kém ăn, điều hoà kinh nguyệt phụ nữ.
4/ Bách bộ - Stemona tuberosa Lour. - họ Bách bộ (Stemonaceae).
Thành phần hoá học: rễ chứa chủ yếu là các alcaloid (stenin, stemonin…), glucid, lipid,
protein và một số axít hữu cơ.
Công dụng: chữa ho (do ức chế phản xạ của trung tâm hô hấp) chữa lao hạch, trị giun, trừ côn
trùng, kháng khuẩn.
5/ Bình vôi – Stephania sinica Diels - họ Tiết dê (Menispermaceae).
Thành phần hoá học: củ chứa chủ yếu là các alcaloid, tinh bột, đường, các alcaloid chính là:
tetrahydropalmatin, stepharin, roemerin…
Công dụng: chữa bệnh ho, kiết lỵ, đau bụng, ngoài ra chữa đau dạ dày, viêm họng, viêm
đường hô hấp, hen co phế quản, phù thận… (kinh nghiệm của Trung Quốc). Các dạng thuốc
thông dụng từ Stephania là tetrahydropalmatin clohydrat (chữa bệnh rối loạn thần kinh chức
năng, căng thẳng…) và rotundin sulfat (giảm đau, an thần).
6/ Bồ công anh - Lactuca indica L. - họ Cúc (Asteraceae).
Thành phần hoá học: Chưa có tài liệu nào nghiên cứu.
Công dụng: Chữa mụn nhọt, áp xe, tràng nhạc.
7/ Câu đằng - Uncaria spp. - họ Cà phê (Rubiaceae).
Thành phần hoá học: Rễ và thân Câu đằng đã phát hiện nhiều alcaloid.
Công dụng: Chữa chứng co giật trẻ em (tác dụng trấn kinh), chữa nhức đầu, đau mắt, ngoài ra
dùng điều trị tăng huyết áp do tác dụng ức chế thần kinh giao cảm của rhynchophyllin.
8/ Chè dây – Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch. – họ Nho (Vitaceae)
Thành phần hóa học: Lá chứa Flavonoid toàn phần với hàm lượng 18,15%. Flavonoid tồn tại

dưới 2 dạng aglycon và glycoside. Ngoài ra còn có tannin và các chất vô cơ khác.
9/ Cỏ sữa - Euphorbia spp. - họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Thành phần hoá học: Phần trên đất chứa tinh dầu, một số axít hữu cơ, glucosid, vitamin C.
Công dụng: Tác dụng quan trọng nhất là kháng khuẩn dùng trong điều trị lỵ. Ngoài ra dùng
chữa mụn nhọt, phụ nữ băng huyết, tắc tia sữa. Có khả năng ngưng kết hồng cầu.
10/ Dâu - Morus acidosa Griff. - họ Dâu tằm (Moraceae).
Thành phần hoá học: - Lá: Các hợp chất glucid, axít hữu cơ, tanin, tinh dầu.
- Quả: Chủ yếu chứa đường, axít hữu cơ, chất màu, vitamin
- Vỏ rễ: Tanin, axít hữu cơ, flavonoid, steroid.
Công dụng: Chữa hen, ho gà, viêm họng, lợi tiểu. Dùng trong một số dạng nhiễm trùng (đau
mắt, mụn nhọt), cao huyết áp (cành, lá). Quả dâu có thể chữa bệnh đái đường, lao hạch,
chống lão hoá.
11/ Dây đau xương - Tinospora tomentosa (Colebr.) Mier. - họ Tiết dê (Menispermaceae).
Thành phần hoá học: Mới phát hiện thấy alcaloid.
Công dụng: Chữa sai khớp, bong gân, thấp khớp, trị đau lưng do thận hư. Có thể chữa rắn
cắn (phối hợp với Thài lài, Rau sam, Tía tô…).
12/ Đảng sâm - Codonopsis javanica (Blume.) Hook f. - họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Thành phần hoá học: Mới phát hiện thấy đường, chất béo.
Công dụng: Tác dụng bổ toàn thân, kích thích hệ miễn dịch, tăng khả năng tiết sữa, chống
viêm, tăng hồng cầu trong máu, hạ huyết áp.
13/ Đinh lăng - Tieghemopanax fruticocus Vig. - Thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).
Thành phần hoá học: Rễ chứa các saponin, lá chứa tanin.
Công dụng: Làm thuốc bổ tăng lực, chữa ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, lợi tiểu, cảm sốt,
đau lưng, khớp.
14/ Gai - Boehmeria nivea (L.) Gaud - họ Gai (Urticaceae).
Thành phần hoá học: Rễ gai chứa nhiều axít hữu cơ.
Công dụng: Chữa động thai, băng huyết (do thúc đẩy quá trình đông máu). Điều trị các
chứng viêm, sa tử cung, trĩ, mụn nhọt.
15/ Gừng - Zingiber officinale Rosc. - họ Gừng (Zingiberaceae).
Thành phần hoá học: Chủ yếu là tinh dầu, lipid, tinh bột.

Công dụng: Gừng tươi chữa cảm cúm, nôn mửa, đau bụng, kích thích tiêu hoá, sát trùng.
Gừng nướng chữa đau bụng, đi ỉa, chân tay lạnh, thấp khớp. Gừng than chữa băng huyết.
16/ Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson – họ Rau răm (Polygonaceae)
Thành phần hóa học: Trong rễ củ hà thủ ô đỏ chứa antraglucosid (crysophanol, emodin,
rhein…), các dẫn chất của antraquinon tự do; dẫn chất antraquinon toàn phần. Ngoài ra
còn có tanin, flavonoid, lipid (phospholipid), tinh bột và một số chất vô cơ khác. Các
thành phần hợp chất này khác nhau giữa củ khô so với củ đã qua chế biến.
Hà thủ ô đỏ là vị thuốc quý dùng trong y học cổ truyền. Hà thủ ô đỏ đã chế biến được coi
là loại thuốc bổ, chữa suy thận, thiểu chức năng gan, thần kinh suy nhược, đau lưng và gối,
đại tiểu tiện ra máu. Nếu sử dụng thuốc hà thủ ô đỏ lâu ngày còn có tác dụng làm đen râu
tóc. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Nguồn dược liệu này bị giảm
đi nhanh chóng. Hà thủ ô đỏ được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, 2007 cấp VU và Danh lục
Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006), để khuyến cáo bảo vệ.
17/ Hoa tiên (Asarum petelotii O. C. Schmidt) – họ Nam mộc hương
(Aristolochiaceae).
18/ Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) – họ Tiết dê (Menispermaceae)
Thành phần hóa học: Trong thân và rễ chứa nhiều loại alcaloid như palmitin,
fibraurin, jatrorrhizin, pseudocolumbamin, fibramin, fibranin,
19/ Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis Franch.) - họ Mao lương (Ranunculaceae).
Thành phần hoá học: Thân rễ chứa berberin, palmatin, copsitin. Ngoài ra còn có một số
alcaloid khác.
Công dụng: Có tác dụng kháng khuẩn và kháng virút (với virút cúm chủng PR8, PM…).
Chống loét đường tiêu hoá, hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Cây quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng.
20/ Hoàng liên gai - Berberis wallichiana DC. - họ Hoàng liên (Berberidaceae).
Thành phần hoá học: Thân và rễ chủ yếu chứa berberin.
Công dụng: Có tính kháng khuẩn mạnh dùng chữa đau mắt, ỉa chảy, lỵ, đau răng. Rễ ngâm
rượu chữa bệnh tăng huyết áp, chóng mặt.
21/ Hoàng liên ô rô (Mahonia japonica DC.) – họ Hoàng liên (Berberidaceae)
Thành phần hóa học: Trong thân và rễ có chứa các alcaloid : berberin, berbamin,

oxyacanthin, isotetrandri, palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin, columbamin.
22/ Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia Craib) – họ Mạch môn (Convallariaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ), được chế biến thành «thục địa».
Thục địa chế từ Hoàng tinh cách (cũng như Hoàng tinh vòng) được coi là một vị thuốc bổ
dùng cho người mới ốm dậy, cơ thể suy kiệt cần bồi bổ sức khỏe.
Loài này có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) –
Phân hạng sẽ nguy cấp (VU).
23/ Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.) - họ Thiên môn (Asparaceae).
Thành phần hoá học: Nụ hoè chứa hàm lượng cao rutin (34%). Ngoài ra còn chứa saphorin
(A, B, C) saphoradiol, bertulin.
Công dụng: Công dụng quan trọng nhất là giảm tính thẩm thấu của mao mạch gây hạ
huyết áp, chữa một số dạng xuất huyết.
24/ Hồi (Illicium verum Hook. f.) - họ Hồi (IIliciaceae).
Thành phần hoá học: Quả hồi chủ yếu chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là
anethol (80 - 85%).
Công dụng: Chữa trúng phong, bại liệt một bên cơ thể, sai khớp, bong gân, đại tiểu tiện
không lợi, thuỷ thũng.
25/ Huyết giác (Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep.) - họ Huyết dụ (Dracaenaceae).
Thành phần hoá học: Chưa được nghiên cứu, mới chỉ phát hiện thấy có chất màu đỏ.
Công dụng: Tác dụng hoạt huyết, chữa máu ứ, khó lưu thông, tụ máu do bị thương.
26/ Hương phụ (Cyperus rotundus L.) - họ Cói (Cyperaceae).
Thành phần hoá học: Trong nguyên liệu làm thuốc chứa tinh bột, chất béo, tinh dầu và một
ít alcaloid (thay đổi theo vùng).
Công dụng: Dùng trong thuốc điều kinh, giảm đau, viêm nội mạc tử cung, tiêu hoá kém, ỉa
chảy, đau dạ dày. Trong thực tế thường dùng loài C. stoloniferus Vahl…
27/ Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L.) - họ Cúc (Asteraceae).
Thành phần hoá học: Phần trên đất nhất là lá chứa nhiều iod, vitamin C, còn chứa alcaloid,
steroid, một số axít hữu cơ. Trong hạt chứa dầu béo, trong rễ chứa một số chất thuộc nhóm
alcaloid.
Công dụng: Chữa các bệnh phong hàn, dị ứng, bệnh ngoài da, viêm khớp, đau răng, thuỷ

thũng, bí tiểu tiện, bướu cổ.
28/ Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep.) - họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Thành phần hoá học: Trong lá chứa một số chất thuộc nhóm alcaloid, flavonoid, tinh dầu,
tanin, vitamin C.
Công dụng: Chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở, mụn nhọt, mần ngứa, vẩy nến…), đau bụng khó
tiêu, viêm loét dạ dày, viêm âm đạo, trùng roi, sa sinh dục, viêm thận cấp.
29/ Kim anh (Rosa laevigata Michx.) - họ Hoa hồng (Rosaceae).
Thành phần hoá học: Dược liệu (quả) là nguồn vitamin C quan trọng (tỷ lệ hơn 1%), ngoài
ra chứa axít hữu cơ, tanin, glucosid.
Công dụng: Rễ chữa chấn thương tụ máu, đau gân xương.
30/ Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) - họ Kim ngân (Caprifoliaceae).
Thành phần hoá học: Dược liệu (nụ hoa sắp nở) chứa chủ yếu là alcaloid, một ít
carotennoid.
Công dụng: Kháng khuẩn mạnh, chữa các bệnh mẩn ngứa, mụn nhọt, giảm mỡ máu.
31/ Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.) – họ Đậu (Fabaceae).
Thành phần hóa học: Trong cành và lá Kim tiền thảo có các hợp chất : saponin triterpenic
(3,1%), các flavonoid (0,46%) gồm isovitexin, vicenin, glucosid, isoorientin ;
polysaccharid. Ngoài ra, người ta còn phân lập được desmodinin, desmodilacton, lupenon,
lupeol, axít stearic,
32/ Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) – họ Đơn nem (Myrsinaceae)
Thành phần hóa học: Lá có chứa tanin và glucosid. Cần có nghiên cứu cụ thể hơn.
33/ Mã tiền (Strychnos nux - vomica L.) - họ Mã tiền (Loganiaceae).
Thành phần hoá học: Hạt mã tiền nhiều ancaloit (quan trọng nhất là stricnin), chất béo,
một số axít hữu cơ.
Công dụng: Trong nhân dân mã tiền chữa tê thấp, sưng khớp, đau nhức. Trong tây y dùng
làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, yếu sinh dục nam. Trong đông y chữa bệnh
ngoài da, bại liệt, bán thân bất toại. Hạt rất độc, phải chế biến trước khi dùng.
34/ Quế (Cinnamomum cassia Presl.) - họ Long não (Lauraceae).
Thành phần hoá học: Các loại quế làm thuốc chứa 1 - 5% tinh dầu, trong đó 70 - 85%
aldehyt cinamic. Ngoài ra còn có đường, chất nhày, chất màu.

Công dụng: Kích thích tuần hoàn và hô hấp, tăng nhu động ruột, tăng co bóp tử cung, co
mạch máu. Dùng trong các thuốc cảm mạo, đau bụng do lạnh, bế kinh, tiểu tiện bất lợi.
35/ Rau sam (Portulaca oleracea L.) - họ Rau sam (Portulacaceae).
Thành phần hoá học: Trong rau sam có vitamin A, C, glucosid, axít hữu cơ, chất béo, tro.
Công dụng: Tác dụng quan trọng nhất là chữa lỵ, ngoài ra dùng trong điều trị mụn nhọt,
bạch đới (phụ nữ ), trừ giun.
36/ Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.) - họ Cúc (Asteraceae).
Thành phần hoá học: Phần trên đất chứa tinh dầu (0,6%), quan trọng nhất là artemisinin (2
- 4%). Ngoài ra còn có alcaloid.
Công dụng: Là nguyên liệu chiết xuất artemisinin chữa sốt rét. Ngoài ra còn để chữa cảm
mạo, mồ hôi trộm, ghẻ lở, thanh nhiệt.
37/ Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) - họ Tiết dê (Menispermaceae).
Thành phần hoá học: Nhiều alcaloid thuộc nhóm isoquinolein, chủ yếu là berberin (tới
3%).
Công dụng: Chữa cảm sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt, một số bệnh do nhiễm khuẩn. Là nguồn
nguyên liệu chủ yếu để chiết berberin.
6. Kết luận
Như vậy tình hình nghiên cứu cây thuốc hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng đều đang rất được quan tâm. Từ những nghiên cứu về tác dụng của từng loại cây đến
nghiên cứu sâu hơn như thử các hoạt tính của cây thuốc hay tách các hợp chất có trong thành
phần của cây thuốc. Điều này đã càng làm rõ vai trò của từng loài cây thuốc và từ đó được con
người ngày càng quan tâm và sự dụng nhiều hơn vì tính an toàn của nó.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 13.000 loài thực vật được sử dụng là thuốc, điều đó
chứng tỏ nguồn tài nguyên cây thuốc của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên việc

×