Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

báo cáo thảo luận kế toán quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.89 KB, 26 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
TT Họ và tên Chức vụ Mail
Số điện thoại
1 Lê Thị Vân Anh Thư ký 01653679304
2 Cao Lan Anh 01647540193
3 Nguyễn Tú Anh 01699612296
4 Nguyễn Thị Anh 01632566979
5 Hoàng Kiều Anh 0984778650
6 Nguyễn Ngọc Anh

m
01677642661
7 Lê Thành Đạt 01693928818
8 Vũ Hoàng Đại 0906140593
9 Trần Đức Cảnh 01677793124
10 Trịnh Tiến Bình
Nhóm
trưởng
01646301993
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm: 01
Buổi làm việc nhóm lần thứ: 01
Địa điểm làm việc : Sân thư viện ĐHTM
Từ: 09 giờ 40 phút đến 10 giờ 15 phút, ngày 17 tháng 4 năm 2014
Nội dung công việc chính:
TT Họ và tên Nhiệm vụ
1 Lê Thị Vân Anh Làm ý 3 câu hỏi
2 Cao Lan Anh Làm ý 3 câu hỏi


3 Nguyễn Tú Anh Làm ý 2 câu hỏi
4 Nguyễn Thị Anh Làm ý 2 câu hỏi
5 Hoàng Kiều Anh Làm ý 1 câu hỏi
6 Nguyễn Ngọc Anh Làm ý 1 câu hỏi
7 Lê Thành Đạt Làm lý thuyết
8 Vũ Hoàng Đại Làm slide
9 Trần Đức Cảnh Làm lý thuyết
10 Trịnh Tiến Bình Tổng hợp bài, thuyết trình
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2014
Nhóm trưởng
Trịnh Tiến Bình
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1
T
T
Họ và tên Chức vụ Đánh giá của nhóm Đánh giá của GVHD
1 Lê Thị Vân Anh Thư ký
2 Cao Lan Anh
3 Nguyễn Tú Anh
4 Nguyễn Thị Anh
5 Hoàng Kiều Anh
6 Nguyễn Ngọc Anh
7 Lê Thành Đạt
8 Vũ Hoàng Đại
9 Trần Đức Cảnh
10 Trịnh Tiến Bình Nhóm trưởng
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2014
Nhóm trưởng
Trịnh Tiến Bình
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I.1 Thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn
I.1.1 Nhận diện thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
I.1.2 Ứng dụng thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn
I.1.2.1 Ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh một bộ phận
I.1.2.2 Tự sản xuất hay mua ngoài
I.1.2.3 Bán nửa TP hoặc tiếp tục sản xuất rồi bán TP
I.1.2.4 Quyết định trong các điều kiện bị giới hạn
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ
II.1 Đưa ra tình huống
II.2 Giải quyết tình huống
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1Thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn
1.1.1 Nhận diện thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
Ra quyết định là một trong những chức năng của nhà quản trị. Qúa trình ra quyết định quản
trị là sự lựa chọn từ các phương án,trong đó mỗi một phương án lại bao gồm rất nhiều thông
tin kế toán khác nhau,nhưng không phải thông tin kế toán nào cũng là cơ sở để đưa ra quyết
định.Đặc điểm của các quyết định kinh doanh là gắn với các hành động và kết quả trong
tương lai,nên khi quyết định được đưa ra thì không thể thay đổi được quá khứ,tính đúng đắn
của quyết định chỉ có thể được minh chứng trong tương lai.Do đó để đảm bảo cho việc ra
quyết định ngắn hạn đúng đắn và có hiệu quả nhất,đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu được bản
chất và biết cách lựa chọn,sử dụng thông tin kế toán trong mỗi phương án.Những thông tin
không cần thiết phải được loại bỏ khỏi cơ cấu thông tin cần xem xét và chỉ có thông tin cần
thiết mới thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh.
Xét về mặt thời gian thì một quyết định được xem là quyết định ngắn hạn nếu nó chỉ liên
quan đến một thời kỳ hoắc ngắn hơn.Xét về vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn là quyết định
không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
 Như vậy quyết định ngắn hạn có đặc điểm là:
+Quyết định ngắn hạn ảnh hưởng chủ yếu đến thu nhập trong thời gian ngắn hạn nên phương
án lựa chọn phù hợp cho quyết định ngắn hạn là lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được
trong thời kỳ sẽ cao hơn các phương án khác.

+Quyết định ngắn hạn thường gắn với việc sử dụng và tận dụng năng lực sản xuất hiện có
của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất mà không cần thiết phải đầu tư mua sắm hoặc
trang thiết bị thêm tài sản cố định.
 Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn:
Căn cứ vào mục tiêu cần đạt được trong kinh doanh mà nhà quản trị sẽ lựa chọn quyết định
kinh doanh phù hợp.Xét trên phương diện kinh tế và căn cứ vào đặc điểm của các quyết định
ngắn hạn thì tiêu chuẩn để lựa chọn quyết định ngắn hạn là quyết định đó được dự tính mang
lại thu nhập cao nhất hoặc có chi phí thấp nhất.Ngoài ra do tính phức tạp của thông tin liên
quan đến hoạt động trong các phương án nên để lựa chọn được quyêt định đúng đắn phải vận
dụng thêm 2 nguyên tắc bổ sung đó là:
-Các khoảnthu nhập và chi phí duy nhất thích hợp cho việc ra quyết định là các khoản thu
nhập và chi phí ước tính khác với các khoản thu nhập và chi phí trong các phương án sẵn có
khác.Những khoản này thường được gọi là thu nhập và chi phí chênh lệch so với phương án
khác.
-Các khoản thu nhập đã có được và các khoản chi đã bỏ ra ở phương án cũ là không thích
hợp cho quá trình xem xét và ra quyết định.
 Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
Để phục vụ cho quá trình phân tích các phương án kinh doanh nhằm ra quyết định đúng
đắn,nhà quản trị cần phải thu thập,xem xét từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.Tổng hợp các
nguồn thông tin này sẽ giúp cho nhà quản trị có được cách nhìn toàn diện tổng thể về
phương án cần xem xét.Tuy nhiên trong tổng số các thông tin thu được thì việc sử dụng
thông tin nào là thích hợp và cần thiết cho việc ra quyết định là vấn đề vô cùng quan trong
đối với nhà quản trị.Chính vì vậy,luôn xuất hiện nhu cầu thông tin thích hợp trong các quyết
định quản trị.
Thông tin được coi là thích hợp,cần thiết và hữu ích cho việc ra quyết định là những thông
tin phải đạt 2 tiêu chuẩn cơ bản,đó là:
- Thông tin đó phải liên quan đến tương lai.
- Thông tin đó phải có sự khác biệt với các phương án đang xem xét và lựa chọn.
Vậy để có được những thông tin thích hợp thỏa mãn được 2 tiêu chuẩn cơ bản trên thì quá
trình thu thập,phân tích,tổng hợp để tạo ra thông tin thích hợp được tiến hành theo trình tự

sau:
Bước 1:tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu nhập,chi phí liên quan đến phương án
được xem xét.
Bước 2:loại bỏ các thông tin không thích hợp,đó là các khoản chi phí chìm,các khoản thu
nhập,chi phí không chênh lệch ở các phương án kinh doanh.
Bước 3:những khoản thu nhập và chi phí còn lại là những thông tin thích hợp để xem
xét,lựa chon quyết định kinh doanh.Thực chất đây chính là những thông tin chênh lệch,khác
biệt giữa các phương án kinh doanh cần xem xét và lựa chọn.
Ví d ụ 1: DN Thành Phát đang lựa chọn mua mội thiết bị mới để thay thế cho thiết bị
cũ đang dùng hoặc là vẫn tiếp tục sử dụng thiết bị cũ. Các tài liệu liên quan như sau:
- Thiết bị cũ đang sử dụng:
+ Thời gian sử dụng 3 năm, DN đã sử dụng được 2 năm.
+ Giá trị ban đầu 120 triệu đồng.
+ Giá trị còn lại 40 triệu đồng.
+ Giá bán hiện tại 52 triệu đồng.
+ Chi phí hoạt động hàng năm 130 triệu đồng.
+ Doanh thu hàng năm 160 triệu đồng.
+ Giá trị tận dụng 10 triệu đồng.
- Thiết bị mới:
+ Thời gian sử dụng 1 năm.
+ Giá mua ban đầu 70 triệu đồng.
+ Chi phí hoạt động dự kiến 125 triệu đồng.
+ Doanh thu dự kiến 188 triệu đồng.
+ Giá trị tận dụng 10 triệu đồng.
Quá trình phân tích thông tin thích hợp để lựa chọn phương án như sau:
Bước 1: Tập hợp thông tin về thu nhập và chi phí liên quan đến 2 phương án cần xem
xét
Chỉ tiêu Thiết bị cũ Thiết bị mới
1. Doanh Ihu 160 188
2. Giá mua thiết bị 120 70

3. Thời gian sử dụng còn lại 1 1
4. Chí phí hoại động 130 125
5. Giá trị còn lại trên sổ kế toán 40
8. Giá bán thiết bị cũ 52
7. Giá trị tận dụng 10 10
Bước 2: Loại bỏ các thông tin không thích hợp gồm:
- Chi phí chìm: Giá trị còn lại của thiết bị cũ: 40 triệu đồng.
- Các khoản thu nhập và chi phí như nhau ở các phương án.
+ Doanh thu như nhau hàng năm: 160 triệu đồng.
+ Chi phí hoạt động như nhau hàng năm: 125 triệu đồng.
+ Giá trị tân dụng như nhau: 10 triệu đồng.
Bước 3: Các khoản thu nhập và chi phí chênh lệch là những thông tin thích hợp để lựa
chọn phương án.
- Doanh thu tăng do sử dụng thiết bị mới 28 triệu đồng.
- Chỉ phí hoạt dộng giảm do sử dụng thiết bị mới 5 triệu đồng.
- Thu do bán thiết bị cũ 52 triệu đồng.
- Chi do mua thiết bị mới (70) triệu đồng.
- Lợi nhuận tăng do sử dụng thiết bị mới 15 triệu đồng.
Trong quá trình lựa chọn phương án để tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất, nhà
quản trị phải đối diện với rất nhiều thông tin thu thập từ các phương án kinh doanh. Mặt
khác, lượng thông tin cung cấp cho nhà quản trị của từng phương án có thể rất nhiều nhưng
chưa phải đã đầy đủ và cần thiết, do vậy trên cơ sở số lượng thông tin giới hạn đó nhà quản
trị phải biết chọn lựa để tìm ra những thông tin thích hợp, thấy được những vấn đề chủ yếu
của các phương án cần xem xét, đảm bảo cơ sở khọa học cho việc ra quyết định. Quá trình
phân tích, tổng hợp thông tin thích hợp giúp nhà quản trị có được những thông tin đơn giản,
phù hợp và tập trung cho quyết định của mình.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thông tin thích hợp không phải là thuộc tính của thông
tin cá biệt nào. Một khoản thu nhập, chì phí có thể là thông tin thích hợp trong tình huống
này nhưng là không thích hợp trong tình huống khác. Cũng tương tự như vậy, thông tin được
xem là không thích hợp cũng chỉ phù hợp trong những tình huống cụ thể mà thôi. Như vậy,

thông tin là thích hợp hay không thích hợp sẽ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứa, xem xét,
lựa chọn trong từng tình huống cụ thể của nhà quản trị.
1.1.2 Ứng dụng thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn
1.1.2.1 Ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh một bộ phận
Một doanh nghiệp sản xuất có thể có một hay nhiều dây chuyền sản xuất,nhiều phân
xưởng sản xuất và sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.Một doanh nghiệp thương mại
cũng có nhiều bộ phận kinh doanh trực tiếp,nhiều cửa hàng và kinh doanh nhiều loại mặt
hàng khác nhau.Kết quả kinh doanh của từng bộ phận,từng loại sản phẩm từng loại măt hàng
có thể không giống nhau.Kinh doanh bộ phận,sản phẩm này có lãi,còn ở bộ phận,sản phẩm
khác bị lỗ và doanh nghiệp có xu hướng muốn loại bỏ việc kinh doanh,ở những bộ phận sản
phẩm bị lỗ.Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận sản phẩm…bao giờ cũng
chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau,nhưng quyết định cuối cùng của nhà quản trị là
phải đánh giá,xác định được ảnh hưởng của việc loại bỏ hay quyết định kinh doanh của một
bộ phận đến lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp.Nếu kết quả tính toán lợi nhuận chung
của toàn doanh nghiệp sẽ tăng lên khi doanh nghiệp loại bỏ kinh doanh đi một bộ phận thì
việc loại bỏ này này là một quyết định đúng đắn.Ngược lại, việc loại bỏ kinh doanh một bộ
phận dẫn đến giảm lợi nhuận chung của toàn doah nghiệp thì không nên loại bỏ bởi khi tiếp
tục kinh doanh sẽ có lợi hơn khi bỏ bộ phận kinh doanh này.
Tuy nhiên khi xem xét quyết định có nên bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận,nhà
quản trị không nên xem xét nó một cách đơn thuần mà cần thiết phải có thêm nhiều phương
án khác,như thay thế bộ phận kinh doanh này bằng bộ phận kinh doanh khác,hoặc chuyển
hướng kinh doanh từ mặt hàng này sang mặt hàng khác.
Để có được quyết định đúng đắn trong tình huống kinh doanh này,nhà quản trị phải biết
lựa chọn,sử dụng thông tin thích hợp để phân tích,đánh giá và đưa ra quyết định.
Ví dụ 2: Nghiên cứu tình huống của công ty thương mại Trường An về kết quả kinh
doanh tổng hợp các mặt hàng điện tử, điện lạnh trong năm vừa qua như sau:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Tổng cộng Máy tinh Tủ lạnh Vô tuyến
1. Doanh thu 2.400 1.080 960 380
2. Biển phí 1.280 600 440 240

3. Số dư đảm phí 1.120 480 520 120
4. Định phí bộ phận 240 100 80 60
- Lương nhân viên QLBP 18 7 6 5
- Lương nhân viên bán hàng 32 13 14 5
- Tiền thuê cửa hàng 80 30 30 20
- Khấu hao thiết bị cửa hàng 30 10 10 10
- Chi phí quảng cáo bộ phận 60 30 15 15
- Chi phí khác 20 10 5 5
5. Định phí chung phân bổ 600 270 240 90
- Lương nhân viên quản lý 30
- Khấu hao TSCĐ 80
- Chi phí quảng cáo chung
- Chi phí khác
6. Lãi ( lỗ) 110 200 (30)
Theo báo cáo kết quả kinh doanh thì mặt hàng vô tuyến bị lỗ. Công ty thương mại
Trường An sẽ quyết định như thế nào đối với việc kinh doanh mặt hàng vô tuyến này.
Các thông tin bổ sung: không ngừng kinh doanh mặt hàng vô tuyến
- Nhân viên bán hàng ở bộ phận này sẽ thôi việc.
- Tiền thuê cửa hàng sẽ không phải trả nhưng bị phạt 2 đồng vì chấm dứt hợp đồng
thuê bất thường.
- Không phải mất chi phí quảng cáo và các chi phí khác cho mặt hàng vô tuyến.
- Giá cả hàng hoá ít có sự biến động trong năm tới.
- Định phí chung phân bổ cho từng bộ phận theo định mức chi phí :
Bộ phận máy tính chịu 45% tổng chí phí.
Bộ phận tủ lạnh chịu 40% tổng chi phí.
Bộ phận vô tuyến chịu 15% tổng chi phí
Trường hợp 1: Nếu công ty chưa có mặt hàng kinh doanh thay thế cho mặt hàng vô tuyến.
Phân tích thông tin thích hợp trong trường hợp này để đưa ra quyết định nên tiếp tục
kinh doanh hay ngừng kinh doanh mặt hàng vô tuyến.
Quá trình phân tích thông tin thích hợp được thực hiện như sau:

- Thông tin không thích hợp:
+ Khấu hao thiết bị bán hàng
+ Lương nhân viên quản lý bộ phận
+ Định phí chung phân bổ
- Thông tin thích hợp: Các thông tin còn lại là những thông tin thích hợp để xem xét,
phân tích sự ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của công ty.
Một bảng phân tích lợi nhuận của hai phương án kinh danh và không kinh doanh mặt
hàng vô tuyến được lập như sau:
(Đơn vị tính 1.000.000đ)
Chỉ tiêu
Tiếp tục kinh
doanh VT (1)
Ngừng kinh
doanh VT
(2)
Thông tin
thích hợp
(2) - (1)
1. Doanh thu 360 - (360)
2. Biến phí (240) - 240
3. Số dư đảm phí 120 (120)
4. Định phí bộ phận (60) (17) 43
- Lương NV quản lí bộ phận (5) (5) 0
- Lương NV bán hàng bộ phận (5) - 5
- Tiền thuê cửa hàng (20) - 20
- Khấu hao thiết bị cửa hàng (10) (10) 0
- Chi phí quảng cáo bộ phận (15) - 15
- Chi phí khác (5) 5
- Tiền bị phạt hợp đồng thuê cửa
hàng

- (2) (2)
5. Định phí chung phân bổ (90) (90) 0
6. Lãi (lỗ) (30) (107) (77)
Qua kết quả tính trên ta thấy nếu ngừng kinh doanh mặt hàng vô tuyến thì sẽ làm
giảm lợi nhuận của công ty 77 triệu đồng. Do vậy, quyết định của nhà quản trị trong trường
hợp này là vẫn tiếp tục kinh doanh mặt hàng vô tuyến, vì như vậy sẽ có thêm số dư đảm phí
đảm phí bộ phận để bù đắp định phí chung.
Tóm lại, khi chưa có phương án nào mang lại hiệu quả cao hơn thì việc kinh doanh
mặt hàng vô tuyến vẫn có lợi hơn là loại bỏ việc kinh doanh mặt hàng này.
Trường hợp 2: Nếu thay thế kinh doanh vô tuyến bằng kinh doanh máy giặt.
Phân tích thông tin thích hợp trong trường hợp này là để đưa ra quyết định nên duy trì
phương án kinh doanh vô tuyến hay thay thế bằng kinh doanh máy giặt.
Các khoản thu chi ước tính từ việc kinh doanh mặt hàng máy giặt như sau:
- Doanh thu 460 triệu đồng.
- Biến phí 250 triệu đồng.
- Định phí bộ phận 89,6 triệu đồng, trong đó:
+ Phải thuê thêm một nhân viên bán hàng với chí phí tiền lương 7 triệu đồng.
+ Chi phí quảng cáo bộ phận máy giặt tăng thêm 10 triệu đồng.
+ Chi phí khác cho bộ phận máy giặt tăng thêm 12,6 triệu đồng.
- Các chi phí khác và định phí chung phân bổ cho bộ phận này không đổi.
Dựa vào phân tích thông tin thích hợp có thể đưa ra bản báo cáo sau:
Chỉ tiêu
Duy trì kinh
doanh VT (1)
Kinh doanh
MG (2)
Thông tin
thích hợp
(2) - (1)
1. Doanh thu 360 460 100

2. Biến phí (240) (250) (10)
3. Số dư đàm phí 120 210 90
4. Định phí bộ phận (60) (89,6) (29,6)
- Lương NV quản lí bộ phận (5) (5) 0
- Lương nhân viên bán hàng (5) (12) (7)
- Tiền thuê cửa hàng (20) (20) 0
- Khấu hao thiết bị cửa hàng (10) (10) 0
- Chi phí quảng cáo bộ phận (15) (25) (10)
- Chi phi khác (5) (17,6) (12,6)
5. Định phi chung phân bổ (90) (90) 0
6. Lãi (lỗ) (30) 30,4 60,4
Khi thực hiện phương án kinh doanh máy giặt thay thế cho kinh doanh vô tuyến thì
lợi nhuận đã tăng thêm 60,4 triệu đồng. Kết quả này là do doanh thu bán hàng đã tăng thêm
100 triệu đồng, số dư đảm phí tăng thêm 90 triệu đồng, định phí bộ phận tăng lên 29,6 triệu
đồng, định phí chung phân bổ cho mặt hàng máy giật không đổi. Với số dư đảm phí tăng
thêm 90 triệu đồng, trong khi tổng định phí chỉ tăng thêm 29,6 triệu đồng, nên lợi nhuận đã
tăng thêm được 60,4 triệu đồng. Kết quả này không những đã bù đắp được khoản lỗ 30 triệu
đồng của việc kinh doanh mặt hàng vô tuyến mà còn tạo ra một khoản lãi 30,4 triệu đồng.
Như vậy có đủ cơ sở để quyết định kinh doanh mặt hàng máy giặt thay thế cho mặt hàng vô
tuyến hiện nay.
1.1.2.2 Tự sản xuất hay mua ngoài
Đối với một số loại sản phẩm hoàn chỉnh sản xuất ra được lắp ráp từ nhiều linh kiện,chi
tiết rời,những linh kiện hoặc chi tiết này có thể do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua ngoài.
Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài cũng là một quyết định tương đối khó khăn của nhà
quản trị và đôi khi có thể mắc sai lầm trong việc lựa chọn nếu không xác định được đầy đủ
và đúng đắn những thông tin thích hợp của từng phương án.
Khi quyết định tự sản xuất hay mua ngoài linh kiện, chi tiết rời, nhà quản trị phải xem
xét đồng thời trên hai mặt, đó là chất lượng và chi phí. Nếu chất lượng của sản phẩm hay
linh kiện mua ngoài đều đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật như nhau thì nhà quản trị
cần xem xét yếu tố thứ 2 là chi phí. Nếu chi phí sản xuất ra linh kiện hoặc chi tiết nhỏ hơn

chi phí mua ngoài thì lựa chon phương án tự sản xuất và ngược lại.
Qúa trình phân tích thông tin thích hợp để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản
trị là nên tự sản xuất hay mua ngoài cần phải kết hợp xem xét các cơ hội kinh doanh khác để
đi đến quyết định đúng đắn.
Ví dụ 3: Nghiên cứu tình huống của công ty điện tử Hanel như sau:
Công ty điện tử Hanel có dự trù chi phí như sau để sản xuất một phụ kiện có kí hiệu
A12, dựa trên sản lượng hàng năm là 1000 phụ kiện.
(Đơn vị tính 1000đ)
Một đơn vị Tổng cộng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 50 50.000
Chi phí nhân công trực tiếp 80 80.000
Biến phí SXC 40 40.000
Định phí SXC 30 30.000
Tổng chi phí 200 200.000
Một nhà cung cấp đề nghị cung cấp phụ kiện A12 với giá 1.75, công ty ước tính chi
phí nhận hàng và kiểm tra cho một phụ kiện là 5.
Thông tin bổ sung: - Phân xưởng sản xuất hoạt động hết công suất.
Trường hợp 1: Nếu công ty không sản xuất phụ kiện này thì phân xưởng sẽ ngừng sản xuất.
Phân tích thông tin thích hợp trong trường hợp này là để đưa ra quyết định nên tự sản
xuất hay mua ngoài?
Xem xét tình huống trên, giá thành của phụ kiện A12 do công ty sản xuất ra là 200,
trong khi giá mua ngoài chỉ có 180. Nếu cho rằng nên thực hiện phương án mua ngoài vì mỗi
phụ kiện sẽ tiết kiệm được 20 và do vậy với 1000 phụ kiện công ty sẽ tiết kiệm được 20.000.
Một quyết định như vậy có thể là không đúng đắn. Để có quyết định đúng đắn cần phân tích
thông tin thích hợp trong trường hợp này như sau:
- Thông tin không thích hợp: Định phí SXC
- Thông tin thích hợp: Là những thông tin còn lại.
Có thể đưa ra một bảng so sánh kết quả của hai phương án như sau:
Chỉ tiêu Tự SX (1)
Mua ngoài

(2)
Thông tin thích
hợp (2) - (1)
1. Chi phí NVL trực tiếp (50x1000) (50.000) 50.000
2 Chi phí NC trực tiếp (80x1000) (80.000) 80.000
3. Biến phi SXC (40x1000) (40.000) 40.000
4. Định phí SXC (30x1000) (30.000) (30.000) 0
5. Chi phí mua ngoài (180x 1000) (180.000) (180.000)
8. Kết quả so sánh (200.000) (210.000) (10.000)
Qua bảng trên ta thấy nếu tự sản xuất thì công ty sẽ tiết kiệm chi phí 10.000 so với
mua ngoài, điều đó cũng có nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên 10.000. Sự tăng lên
của lợi nhuận này chính là chênh lệch giữa giá mua ngoài với biến phí sản xuất phụ kiện A12
và định phí gắn liền với sự tồn tại của phân xưởng sản xuất phụ kiện này.
Trường hợp 2: Phân xưởng sản xuất sẽ được sử dụng để sản xuất mặt hàng thay thế
khi phụ kiện A12 được mua từ bên ngoài.
Phân tích thông tin thích hợp trong trường hợp này để đưa ra quyết định tự sản xuất phụ
kiện hay mua ngoài phụ kiện và sử dụng công suất nhàn rỗi để sản xuất mặt hàng thay thế.
Tình huống được đưa ra như sau:
Giả sử công ty có thể chọn một phương án là sản xuất và mội phương án khác là mua
từ nhà cung cấp và sử dụng công suất nhàn rỗi của máy móc thiết bị để sản xuất 1000 trò
chơi điện tử. Chi phí và doanh thu ước tính của trò chơi đó như sau:
(Đơn vị tính: 1000đ)
Một đơn vị Tổng cộng
Giá bán 250 250.000
Chi phí NVL trực tiếp (80) (80.000)
Chi phí NC trực tiếp (105) (105.000)
Biển phí SXC (40) (40.000)
Định phí SX (30) (30,000)
Tổng chi phí (255) (255.000)
Lỗ (5) (5.000)

Vậy công ty sẽ quyết định tự sản xuất phụ kiện hay mua từ nhà cung cấp và sử dụng công
suất nhàn rỗi để sản xuất trò chơi điện tử.
Để có được quyết định đúng đắn cần phân tích thông tin thích hợp trong tình huống này như
sau:
- Thông tin không thích hợp: + Biến phí SXC
+ Đinh phí SXC
- Thông tin thích hợp: Là những thông tin còn lại.
Có thể đưa ra bảng so sánh giữa hai phương án như sau:
Chỉ tiêu Tự SX (1)
Mua ngoài và SX
mặt hàng thay thế
(2)
Thông tin thích
hợp (2) - (1)
1. Doanh thu (250x1000) 250.000 250.000
2. Biển phí (170.000) (225.000)
- Chí phi NVL trực tiếp (50.000) (80.000) (30.000)
- Chi phi NC trực liếp (80.000) (105.000) (25.000)
- Biến phí SXC (40.000) (40.000) 0
3. Định phi SXC (30.000) (30.000) 0
4. Chi phí mua ngoài (180.000) (180.000)
5. Kết quả so sánh 15.000
Qua bảng trên ta thấy, nếu công ty mua ngoài phụ kiện A12 và sử dựng công suất nhàn rỗi
để sản xuất mặt hàng thay thế thì công ty sẽ tiết kiệm được 15.000 so với tự sản xuất, điều đó
cũng có nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên 15.000. Lợi nhuận tăng lên này là do
số dư đảm phí của trò chơi điện tử là 250.000 - 225.000 = 25.000, số dư đảm phí này đã làm
cho giá phụ kiện mua ngoài giảm xuống, 25.000 thành 180.000 - 25,000 =155.000. Trong
khi nếu tự sản xuất phụ kiện thì doanh nghiệp phải bỏ ra 170.000.
Tóm lại, để đưa ra quyết định nên tự sản xuất hay mua ngoài nhà quản trị cần đưa ra nhiều
phương án khác nhau và so sánh lợi nhuận hàng năm thu được từ các phương án đó, từ đó sẽ

có được quyết định đúng đắn. Điều quan trọng nữa là nhà quản trị phải tính đến các chi phí
cơ hội của các thiết bị, vốn khi tự sản xuất hoặc mua ngoài, các khoản chi phí này không
được thể hiện trên sổ kế toán nhưng nhà quản trị phải tính đến để lựa chọn phương án tối ưu.
1.1.2.3 Bán nửa TP hoặc tiếp tục sản xuất rồi bán TP
Ở các doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục,sản phẩm phải
qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp,quy trình sản xuất được khởi đầu từ một loại nguyên
liệu chung, một quy trình sản xuất chung, sản xuất ra cùng một lúc nhiều loại nữa thành
phẩm khác nhau,sau đó mỗi loại nửa thành phẩm được tiếp tục sản xuất theo quy trình sản
xuất riêng để tạo ra thành phẩm rồi tiêu thụ.Tuy nhiên, nửa thành phẩm sau mỗi giai đoạn
chế biến cũng có thể được tiêu thụ ra bên ngoài.
Ví dụ 4: Nghiên cứu tình huống của công ty Thực phẩm chế biến sản xuất, hai loại
sản phẩm kết hợp A và B. Quá trình sản xuất sản phẩm qua hai giai đoạn chế biến. Có tài
liệu sau:
- Sản lượng hàng năm 10.000 kg sản phẩm A và 8.000 kg sản phẩm B.
- Nếu công ty bán ngay các nửa thành phẩm này sau giai đoạn chế biến đầu tiên thì:
+ Giá bán nửa thành phẩm A 50.000đ / NTP
+ Giá bán nửa thành phẩm B 40.000đ / NTP
- Nếu tiếp tục chế biến thành thành phẩm thì:
+ Sản phẩm A: Chi phí chế biến 90.000.000đ.
Giá bán thành phẩm A 70.000đ/ TP
+ Sản phẩm B: Chi phí chế biên 55.000.000đ.
Giá bán chành phẩm B 45.000đ/ TP
Vậy quyết định nên bán nửa thành phẩm hay tiếp tục chế biến thành phẩm mới bán
Ứng dụng thông tin thích hợp để lựa chọn phương án như sau:
(Đơn vị tính 1.000.000)
Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B
1. Giá bán nửa thành phẩm 500 320
2. Giá bán thành phẩm 700
360
3. Doanh thu tăng thêm 200 40

4. Chi phí tăng thêm (90) (55)
5. Kết quả so sánh 110 (15)
Căn cứ vào kết quả tính toán trên thì công ty nên tiếp tục chế biến sản phẩm A thành thành
phẩm mới bán, vì khi đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty lên 110 triệu đồng, còn với sản
phẩm B thì công ty nên bán ngay khi còn là nửa thành phẩm vì nếu tiếp tục sản xuất thì sẽ
làm giảm lợi nhuận của công ty 15 triệu đồng.
Tuy nhiên cần chú ý khi quyết định, nên bán nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất
thành thành phẩm mới bán, doanh nghiệp cần phải tính đến những chi phí doanh nghiệp đã
bỏ ra mà không thể tiết kiệm được cho dù doanh nghiệp có tiếp tục chế biến hay không chế
biến nửa thành phẩm thành thành phẩm. Có như vậy thì phương án đưa ra mới đảm bảo tính
chính xác hơn.
1.1.2.4 Quyết định trong các điều kiện bị giới hạn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh,doanh nghiệp luôn bị ràng buộc bởi những điều
kiện giới hạn về vốn,công suất hoạt động của máy móc thiết bị,khả năng tiêu thụ sản phẩm
trên thị trường,thời gian làm việc của người lao động. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của
mỗi doanh nghiệp mà một doanh nghiệp có thể một hoặc nhiều điều kiên ràng buộc trong
quá trình kinh doanh.Vấn đề đặt ra là trong điều kiện giới hàn đó thì doanh nghiệp sử dụng
nguồn lực hiện có của mình như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.Ứng dụng phân tích
thông tin thích hợp để nhà quản trị quyết định lựa chọn trong điều kiện năng lực sản xuất
kinh doanh có hạn như sau:
a. Trường hợp chỉ có một điều kiện giới hạn
Trong trường hợp này,để đạt được lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp phải tiến hành
phân tích,tính toán theo trình tự sau:
-Xác định nhân tố giới hạn.
-Xác định số dư đảm phí đơn vị của mỗi sản phẩm,hàng hóa.
-Xác định số dư đảm phí của mỗi đơn vị sản phẩm,hàng hóa trong điều kiện giới hạn đó.
-Xác định tổng số dư đảm phí của mỗi loại sản phẩm trong điều kiện giới hạn,từ đó nhà
quản trị có thể lựa chọn được quyết định đúng đắn trong điều kiện giới hạn đó.
Ví dụ 5: Một DN sản xuất, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra 3
loại sản phẩm A, B, C. Có tài liệu sau:

- Trong năm doanh nghiệp chỉ sử dụng tối đa 15.000 giờ công lao động.
- Để sản xuất ra một sản phẩm A cần 6 giờ công lao động
B 7,5
C 3
- Đơn giá bán của một sản phẩm A 26.400đ, biến phí đơn vị 18.000đ
B 24.000đ, 5.000đ
C 14.300đ, l.000đ
Nhu cầu tiêu thụ 3 sản phẩm không hạn chế và đều phải tận dụng hết khả năng sản
xuất để thoả mãn nhu cầu đó.
Vậy trong điều kiện giới hạn về thời gian làm việc, doanh nghiệp nên chọn sản xuất
sản phẩm nào để mang lại lợi nhuận cao nhất. Một bảng tính toán có thể được đưa ra như
sau:
Chỉ tiêu SPA SP B SP C
1. Đơn giá bán 26.400 24.000 14.300
2. Biến phí đơn vị (16.000) (15,000) (11.000)
3. Số dư đảm phí đơn vị 8.400 9,000 3.300
4. Số giờ công lao động
SX một SP
6 7.5 3
5. Số dư đảm phí đơn vị
trên một giờ công (3 : 4)
1.400 1.200 1.100
6. Tổng số dư đảm phí của
15.000 giờ công
21.000.000 18.000.000 16.500.000
Với kết quả tính toán trên, trong điều kiện giới hạn về thời gian làm việc thì doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm A sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.
Như vậy, khi doanh nghiệp hoạt động trong một điều kiện giới hạn thì thông tin thích hợp
trong trường hợp này là số dư đảm phí đơn vị xét trong điều kiện giới hạn đó.
b. Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn

Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động với nhiều điều kiện giới hạn cùng một lúc,để đi
đến quyết định nên sản xuất theo một cơ cấu sản phẩm như thế nào thì mang lại hiệu quả cao
nhất,người ta thường áp dụng hệ phương trình tuyến tính để tìm ra vùng sản xuất tối ưu,từ đó
xác định được phương án sản xuất tối ưu đạt được lợi nhuận cao nhất thỏa mãn các điều kiện
giới hạn.Trình tự của phương pháp này được thực hiện sau:
Bước 1:xác định hàm mục tiêu và biểu diễn dưới dạng phương trình đại số.Hàm mục tiêu
có thể biểu diễn ở dạng lợi nhuận tối đa hoặc chi phí tối thiểu.Do đặc điểm của quyết định
ngắn hạn là gắn với việc sử dụng và tận dụng năng lực sản xuất hiện có nên hàm mục tiêu
thường được biểu diễn dưới dạng tổng số dư đảm phí tối đa hoặc chi phí tối thiểu.
Bước 2:xác định cá phương trình giới hạn và biểu diễn chúng dưới dạng phương trình đại
số.
Bước 3:biểu diễn hệ phương trình đại số trên đồ thị và xác định vùng sản xuất tối ưu,là
hình được giới hạn bởi 2 trục tọa độ và các đường giới hạn trên đồ thị.
Bước 4:căn cứ vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị và hàm mục tiêu,xác định phương án sản
xuất tối ưu.Theo lý thuyết cảu qui hoạch tuyến tính thì điểm tối ưu là điểm nằm trên góc của
vùng sản xuất tối ưu.
Ví dụ 6: Khảo sát thực tế tại một doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện có nhiều
nhân tố giới hạn như sau:
Một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Mỗi kì chỉ sử dụng tối đa 180 giờ
máy chay, giờ công lao động tối đa của công nhân là 200 giờ, mức tiêu thụ sản phẩm B tối
đa là 20 sản phẩm. Có tài liệu về 2 sản phẩm A, B như sau:
Chỉ tiêu SPA SP B
1. Đơn giá bàn 48 40
2. Biến phí đơn vị 30 18
3. Số dư đảm phí đơn vị 18 22
4. Số giờ máy chạy SX một SP 6 4,5
5. Số giờ lao dộng SX một SP 4 8
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55
5
10

15
20
25
30
25
40
0
4a + 8b = 200
6a + 4,5b = 180
Doanh nghiệp phải sản xuất theo cơ cấu như thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Phân tích thông tin thích hợp để lựa chọn phương án sản xuất trong trường hợp có
nhiều điều kiện giới hạn như sau.
Bước 1: Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn dưới dạng phương trình đại số.
Mục tiêu trong trường hợp này là chọn cơ cấu sản xuất sản phẩm A, B như thế nào để
đạt được lợi nhuận cao nhất.
- Gọi f là hàm mục tiêu - Tổng số dư đảm phí tối đa.
- Gọi a, b là số sản phẩm A, B cần sản xuất.
Ta có: Số dư đảm phí đơn vị của một SP A = 18
SP B = 22
Vậy hàm mục tiêu được biểu diễn như sau
f = 18a + 22b → max
Bước 2: Xác định các điều kiện giới hạn và biểu diễn chúng dưới dạng phương trình
đại số.
- Mỗi kì chỉ sử dụng tối đa 180 giờ máy. Do vậy tổng số giờ máy sử dụng để sản xuất
2 sản phẩm A, B phải thoả mãn bất phương trình:
6a + 4,5b ≤ 180
- Giờ công lao động tối đa trong kì là 200 giờ. Do vậy tổng số giờ công để sản xuất 2
sản phẩm A, B phải thoả mãn bất phương trình:
4a + 8b < 200
- Mức tiêu thụ sản phẩm B mỗi kì tối đa là 20 sản phẩm. Do vậy số sản phẩm B tiêu

thụ phải thoả mãn bất phương trình:
b < 20
Bước3: Biểu diễn hệ phương trình đại số trên dồ thị và xác định vùng sản xuất tối ưu.
Bước 4: Căn cứ vào vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị và hàm mục tiêu, xác dịnh
phương án sản xuất tối ưu.
Để xác định cơ cấu sản phẩm sản phẩm sản xuất tối ưu, ta lần lượt thay thế toạ độ
giao điểm của các đường giới hạn vào hàm mục tiêu. Tọa độ nào thoả mãn hàm mục tiêu có
giá trị lớn nhất thì chính là cơ cấn sản xuất tối ưu
Góc
Số sản phẩm sản xuất F = 18a + 22b max
SP A SP B 18a 22b F
1 0 0 0 0 0
2 0 20 0 440 440
3 10 20 180 440 620
4* 18* 16* 324* 352* 676*
5 30 0 540 0 540
Vậy trong những điều kiện giới hạn trên thì doanh nghiệp sản xuất theo cơ cấu 18 SP A và
16 SP B thì sẽ đạt được lợi nhuận cao nhất.
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ
2.1Đưa ra tình huống
Có báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty thương mại M kinh doanh 3 ngành hàng A, B, C
trong quí I/N như sau:
(Đơn vị : 1.000.000đ)
Chỉ tiêu Tổng số A B C
1-Doanh thu
2-Biến phí
3-Số dư đảm phí
4-Định phí gồm:
a.Quảng cáo trực tiếp
b.Quảng cáo chung

c.Lương bộ phận
d.Thuê cửa hàng
e.Khấu hao quầy hàng
f.Chi phí quản lý chung
5-Lãi (lỗ)
6-Khối lượng bán (sản phẩm)
1.500,0
902,8
597,2
540,0
97,5
45,0
156,4
92,4
43,7
105,0
57,2
280,0
156,8
123.2
151,0
26,0
8,4
45,0
24,0
12,6
35,0
(27,8)
1.000
700,0

434,0
266,0
216,0
40,0
21,0
62,4
40,4
17,2
35,0
50,0
2.000
520,0
312,0
208,0
173,0
31,5
15,6
49,0
28,0
13,9
35,0
35,0
800
Trong đó: (b).Phân bổ theo doanh thu; (d). Phân bổ theo diện tích sử dụng; (f). Phân bổ đều.
Cho biết một số thông tin sau:
- Các ngành hàng cùng kinh doanh trong một tòa nhà, tiền thuê nhà trả theo hợp đồng
hàng năm;
- Có một nhân viên có kinh nghiệm lâu năm kinh doanh ngành hàng A. Nếu ngành
hàng A ngừng kinh doanh thì nhân viên này sẽ chuyển sang bộ phận kinh doanh khác,
biết lương của nhân viên này là 15trđ/quí; các nhân viên trực tiếp ở ngành hàng này sẽ

phải nghỉ việc.
- Nếu ngành hàng A ngừng kinh doanh thì chi phí quản lý chung sẽ giảm được
12trđ/quí.
Yêu cầu: Dùng phương pháp phân tích thông tin thích hợp, hãy chứng minh bằng số liệu cần
thiết để khuyến cáo công ty nên chọn quyết định nào trong các giả định sau: (Các giả định
này là độc lập với nhau).
1. Ngừng kinh doanh ngành hàng A, trong khi diện tích và các phương tiện kinh doanh
ngành hàng này chưa có phương án sử dung vào mục đích gì. Việc ngừng kinh doanh
ngành hàng A không ảnh hưởng gì tới 2 ngành hàng còn lại.
2. Ngừng kinh doanh ngành hàng A và sử dụng diện tích kinh doanh ngành hàng này để
cho thuê với giá 75trđ/quí. Tuy nhiên, do ngừng kinh doanh ngành hàng A kéo theo
việc mất khách hàng dẫn đến làm giảm mức tiêu thụ 500 sản phẩm ngành hàng B.
3. Ngừng kinh doanh ngành hàng A và sử dụng ½ diện tích kinh doanh ngành hàng này
để cho thuê với giá 30 trđ/quí. Đồng thời ½ diện tích kinh doanh ngành hàng A và
toàn bộ thiết bị kinh doanh ngành hàng A chuyển sang kinh doanh ngành hàng C.
Nhưng thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá đối với hàng C làm tăng khối
lượng bán lên 1.300 sản phẩm với đơn giá bán giảm xuống còn 600.000đ/sp.
- Nội dung và yêu cầu: sử dụng các phương pháp phân tích thông tin ngắn hạn để tư vấn
cho nhà quản trị đưa các quyết định sản xuất kinh doanh hợp lý.
2.2Giải quyết tình huống
 Tình huống 1: Ngừng kinh doanh ngành hàng A, trong khi diện tích và các phương tiện
kinh doanh ngành hàng này chưa có phương án sử dung vào mục đích gì. Việc ngừng
kinh doanh ngành hàng A không ảnh hưởng gì tới 2 ngành hàng còn lại.
- Các ngành hàng cùng kinh doanh trong một tòa nhà, tiền thuê nhà trả theo hợp đồng
hàng năm
 Ngừng kinh doanh nghành hàng A vẫn phải trả tiền cửa hàng
- Có một nhân viên có kinh nghiệm lâu năm kinh doanh ngành hàng A. Nếu ngành
hàng A ngừng kinh doanh thì nhân viên này sẽ chuyển sang bộ phận kinh doanh khác,
biết lương của nhân viên này là 15trđ/quí; các nhân viên trực tiếp ở ngành hàng này sẽ
phải nghỉ việc.

 Ngừng kinh doanh A vẫn phải chi 15trd/quí để trả lương nhân viên.
- Nếu ngành hàng A ngừng kinh doanh thì chi phí quản lý chung sẽ giảm được
12trđ/quí.
 Ngừng kinh doanh A thì chi phí chung vẫn phải chi là 23 trđ/quí.
Ta lập bảng phân tích thông tin thích hợp: (Đơn vị : 1.000.000đ)
Chỉ tiêu Tổng A B C
Khi ngừng
kinh doanh
A
Thông tin
thích hợp
1- Doanh thu 1500 280 700 520 1220 -280
2- Biến phí 902.8 156.8 434 312 746 -156.8
3- Số dư đảm
phí
597.2 123.2 266 208 474 -123.2
4- Định phí
gồm:
540 151 216 173 459.4 -80.6
a.Quảng cáo
trực tiếp
97.5 26 40 31.5 71.5 -26
b.Quảng cáo
chung
45 8.4 21 15.6 45 0
c.Lương bộ
phận
156.4 45 62.4 49 126.4 -30
d.Thuê cửa hàng 92.4 24 40.4 28 92.4 0
e.Khấu hao

quầy hàng
43.7 12.6 17.2 13.9 43.7 0
f.Chi phí quản
lý chung
105 35 35 35 93 -12
5-Lãi (lỗ) 57.2 -27.8 50 35 2 -55.2
Dựa vào thông số bảng phân tích trên:
 Nhận xét: Vậy doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất nghành A vì khi tiếp tục sản xuất
nghành hàng A thu được lợi nhuận nhiều hơn khi ngừng kinh doanh nghành hàng này
(57,2>2) do:
Khi kinh doanh, doanh thu của nghành A thu được bù đắp được những biến phí và định phí
bộ phận của bản thân nó ngoài ra còn bù đắp thêm một phần định phí chung.Khi ngừng kinh
doanh nghành hàng A thì phải chịu toàn bộ định phí chung.
 Tình huống 2: Ngừng kinh doanh ngành hàng A và sử dụng diện tích kinh doanh ngành
hàng này để cho thuê với giá 75trđ/quí. Tuy nhiên, do ngừng kinh doanh ngành hàng A
kéo theo việc mất khách hàng dẫn đến làm giảm mức tiêu thụ 500 sản phẩm ngành hàng
B.
• Ngành hàng A: ngừng kinh doanh
- Doanh thu: 75trđ
Ngừng kinh doanh ngành hàng A và sử dụng diện tích kinh doanh ngành hàng này để cho
thuê với giá 75trđ/quí
- Biến phí
Vì ngừng kinh doanh nên biến phí bằng 0
- Số dư đảm phí: 75-0=75 trđ
- Định phí: 82.6 trđ
+ Quảng cáo trực tiếp: 0
+ Quảng cáo chung: 2.25 vì phân bổ theo doanh thu (doanh thu A=75)
+ Lương bộ phận: 15trđ vì nếu ngành hàng A ngừng kinh doanh thì nhân viên kinh nghiệm
lâu năm kinh doanh ngành hàng A này sẽ chuyển sang bộ phận kinh doanh khác, biết
lương của nhân viên này là 15trđ/quí; các nhân viên trực tiếp ở ngành hàng này sẽ phải

nghỉ việc.
+ Thuê của hàng: 24tr không thay đổi vì các ngành hàng cùng kinh doanh trong một tòa
nhà, tiền thuê nhà trả theo hợp đồng hàng năm và tiền thuê của hàng phân bổ theo diện
tích sử dụng, ngành hàng A ngừng kinh doanh nhưng diện tích của hàng vẫn thực hiện
hoạt động kinh doanh.
+ Khấu hao theo quầy hàng: 12,6 trđ
+ Chi phí quản lý chung: 31 trđ vì nếu ngành hàng A ngừng kinh doanh thì chi phí quản lý
chung sẽ giảm được 12trđ/quí⇒chi phí quản lý chung = 105-12=93 và phân bổ đều cho 3
ngành hàng: 93:3=31 trđ
⇒ Ngành hàng A lỗ: 75-0-82.6=-7.6 trđ
• Ngành hàng B
Do ngừng kinh doanh ngành hàng A kéo theo việc mất khách hàng dẫn đến làm giảm
mức tiêu thụ 500 sản phẩm ngành hàng B.
⇒ Khối lượng tiêu thụ sau khi ngành A ngừng kinh doanh là: 2000-500=1500 sp
Giá của ngành hàng B: 700:2000=0.35 trđ
Biến phí đơn vị của B: 434: 2000=0.217
- Doanh thu của B: 0.35 * 1500=525 trđ
- Biến phí: 0.217 * 1500=325.5 trđ
- Số dư đảm phí: 525-325.5=199.5 trđ
- Định phí: 212 trđ
+ Quảng cáo trực tiếp: 40 trđ
+ Quảng cáo chung: 21 trđ
+ Lương bộ phận: 62.4 trđ
+ Thuê cửa hàng: 40.4 trđ
+ Khấu hao quầy hàng: 17.2 trđ
+ Chi phí quản lý chung: 93:3=31 trđ
⇒ Ngành hàng B lỗ: 525.5-325.5-212= -12.5 trđ
• Ngành hàng C: giữ nguyên tất cả các chỉ tiêu trừ chỉ tiêu chi phí quản lý chung là 31 trđ.
⇒ Ngành hàng C lãi: 520-312-169=39 trđ
• Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty thương mại M kinh doanh 3 ngành hàng A, B,

C trong quí I/N như sau:
Dựa vào việc phân tích thông tin thích hợp ta có bảng sau:
Chỉ tiêu Tổng số A B C
1-Doanh thu
2-Biến phí
3-Số dư đảm phí
4-Định phí gồm:
a.Quảng cáo trực tiếp
b.Quảng cáo chung
c.Lương bộ phận
d.Thuê cửa hàng
e.Khấu hao quầy hàng
f.Chi phí quản lý chung
5-Lãi (lỗ)
6-Khối lượng bán (sản
phẩm)
1.120,0
637,5
482,5
460,6
71,5
33,6
126,4
92,4
43,7
93
21,9
2300
75,0
0

75,0
84,85
0
2.25
15
24
12,6
31,0
(9,85)
0
525,0
325,5
199,5
206.75
40,0
15.75
62,4
40,4
17,2
31,0
(7,25)
1500
520,0
312,0
208,0
169,0
31,5
15,6
49,0
28,0

13,9
31,0
39,0
800

Nhận xét : Qua kết quả trên ta thấy nếu ngừng kinh daonh ngành hàng A thì sẽ làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp 38,3 triệu đồng. Do vậy trong trường hợp này doanh nghiệp vẫn
tiếp tục kinh doanh ngành hàng A.
 Tình huống 3: Ngừng kinh doanh ngành hàng A và sử dụng ½ diện tích kinh doanh
ngành hàng này để cho thuê với giá 30 trđ/quí. Đồng thời ½ diện tích kinh doanh ngành
hàng A và toàn bộ thiết bị kinh doanh ngành hàng A chuyển sang kinh doanh ngành
hàng C. Nhưng thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá đối với hàng C làm tăng
khối lượng bán lên 1.300 sản phẩm với đơn giá bán giảm xuống còn 600.000đ/sp.
1. Chi phí quảng cáo chung( phân bổ theo doanh thu)
- Doanh thu của ngành hàng A= 30 triệu
- Doanh thu của ngành hàng C là = 1300* 600.000=780 triệu đồng
- Biến phí ngành hàng C = 1300* ( 312.000.000/800)=507 triệu đồng
- Số dư đảm phí của ngành hàng C là: 780- 507=273 triệu đồng
- Chi phí quảng cáo chung: Phân bổ theo doanh số:
+CPQCC ngành hàng A= (30/1510)*45=0.894(triệu đồng)
+CPQCC ngành hàng B= (700/1510)*45=20.86(triệu đồng)
+CPQCC ngành hàng C= (780/1510)*45=23.245(triệu đồng)
2. Chi phí thuê cửa hàng( theo diện tích sử dụng)
-CPTCH ngành hàng A=1/2*24=12 (triệu đồng)
-CPTCH ngành hàng B=40.4 (triệu đồng)
-CPTCH ngành hàng C=28+ ½*24=40 (triệu đồng)
3. Chi phí quản lý chung( phân bổ đều): Nếu ngừng kinh doanh ngành A thì chi phí quản lý
chung sẽ giảm được 12 triệu.
Chỉ tiêu
Tiếp tục KD

ngành hàng A
(1)
Ngừng KD
ngành hàng
A(2)
Thông tin thích
hợp
(2) – (1)
1, Doanh thu 1500 1045 (455)
2, Biến phí (902,8) (637,5) 265,3
3, Số dư đảm phí 597,2 407,5 (189,7)
4, Định phí gồm
a, quảng cáo trực tiếp
b, quảng cáo chung
c, lương bộ phận
d, thuê cửa hàng
e, khấu hao quầy hàng
f, chi phí quản lý chung
(540)
( 97,5)
(45)
(156,4)
(92,4)
(43,7)
(105)
(463,6)
(71,5)
(36,6)
(126,4)
(92,4)

(43,7)
(93)
76,4
26
8,4
30
0
0
12
5, tiền cho thuê lại cửa hàng - 75 75
6, kết quả so sánh 57,2 18,9 (38,3)
- CPQLC ngành A=CPQLC ngành B= CPQLC ngành C= (105-12)/3=31(triệu đồng)
Dựa vào việc phân tích thông tin thích hợp ta có bảng sau: (Đơn vị : 1.000.000đ)
Chỉ tiêu
Ngành
A
Ngành
B
Ngành
C
Ngừng sản
xuất (2)
Tiếp tục
sản xuất
(1)
Thông tin thích
hợp
(2)-(1)
1. Doanh thu
30 700 780 1510 1500

10
2. Biến phí
- 434 507 941 902.8
38.2
3. Số dư đảm phí
30 266 273 569 597.2
(28.2)
4. Định phí
a.Chi phí quảng
cáo trực tiếp
- 40 31.5 71.5 97.5
(26)
b.Chi phi quảng
cáo chung
0.894 20.86 23.245 45 45
-
c.Lương bộ phận 15 62.4 49 126.4 156.4 (30)
d.Thuê cửa hàng 24/2=12 40.4 40 92.4 92.4 -
e.Khấu hao cửa
hàng
12.6 17.2 13.9 43.7 43.7
-
f. Chi phí quản lý
chung
31 31 31 93 105
12
5. Lãi , lỗ
(41.494) 54.14 84.355 97 57.2
39.8
6. Số lượng tiêu

thụ(x)
- 2000 1300 3300 3800
(500)
 Từ bảng đáng giá trên cho thấy doanh nghiệp nên ngừng sản xuất ngành hàng A, đồng thời
cho thuê ½ diện tích ngàng hàng, ½ diện tích còn lại của ngàng hàng A và các trang thiết bị
nên được chuyển sang ngành hàng C để sản xuất. Sau khi ngành A ngưng sản xuất thì tổng
lợi nhận của ngành đã tăng lên thành 97 triệu đồng , cao hơn trước khi ngừng ngành hàng A.
Vậy doanh nghiệp nên thực hiện phương án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán quản trị- Bộ môn Kế toán quản trị trường Đại học Thương
Mại
2. Bài tập Kế toán quản trị- Bộ môn Kế toán quản trị trường Đại học Thương Mại

×