112
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
HOÀNG HỒNG TRANG
NHỮNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2006
113
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
HOÀNG HỒNG TRANG
NHỮNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học : TS. PHẠM VIẾT NHỤ
HÀ NỘI, 2006
Mục lục
Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Khách thể và đối t-ợng nghiên cứu 4
5. Giả thuyết khoa học của đề tài 4
6. Ph-ơng pháp nghiên cứu 4
7. Phạm vi nghiên cứu 5
8. Cấu trúc luận văn: 5
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý và xây dựng đội ngũ cán
bộ quản lý 6
1.1. Vài nét tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2. Khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục 7
1.2.1. Khái niệm về quản lý 7
1.2.2. Khái niệm về biện pháp 11
1.2.3. Khái niệm về quản lý giáo dục 12
1.2.4 Khái niệm về chức năng và phòng ban chức năng 14
1.3. Khái niệm và yêu cầu về đội ngũ cán bộ quản lý 15
1.3.1. Khái niệm về cán bộ quản lý 15
1.3.2. Khái niệm về đội ngũ 17
1.3.3. Những yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay 18
1.3.4. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục
trong giai đoạn hiện nay 22
1.3.5. Những yêu cầu đối với đội ngũ CBQL các phòng, ban chức năng của Viện
Đại học Mở Hà Nội. 26
1.4. Những yêu cầu phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay 27
1.4.1. Những yêu cầu về phát triển giáo dục đại học 27
1.4.2. Những yêu cầu đổi mới giáo dục đại học 30
1.4.3. Xu h-ớng phát triển giáo dục mở 33
Ch-ơng 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức
năng của Viện Đại học Mở Hà Nội 36
2.1. Khái quát chung về Viện Đại học Mở Hà Nội 36
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Viện Đại học Mở Hà Nội 36
2.1.2. Cơ cấu, bộ máy quản lý của Viện Đại học Mở Hà Nội 39
2.1.3. Giáo dục đại học của Viện Đại học Mở Hà Nội 41
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý các phòng ban, chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội 46
2.2.1. Số l-ợng đội ngũ cán bộ quản lý tại các phòng, ban chức năng của Viện
Đại học Mở Hà Nội 46
2.2.2. Chất l-ợng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng của Viện Đại
học Mở Hà Nội 49
2.2.3. Cơ cấu của đội ngũ CBQL của Viện Đại học Mở Hà Nội 54
2.3. Nhận định, đánh giá chung về đội ngũ CBQL tại các phòng, ban chức năng
của Viện Đại học Mở Hà Nội 57
2.3.1. Nhận định và đánh giá chung 57
2.3.2. Những yêu cầu đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng,
ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội 64
2.4. Nhận xét tổng quan về đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng của
Viện Đại học Mở Hà Nội 66
Ch-ơng 3: Những biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
các phòng, ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội đáp
ứng yêu cầu phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn
hiện nay 69
3.1. Những căn cứ và định h-ớng đề xuất các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý các phòng, ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội 69
3.1.1. Những căn cứ đề xuất các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các
phòng, ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội 69
3.1.2. Định h-ớng của các biện pháp 81
3.1.3. Quan điểm của việc đề xuất các biện pháp 81
3.1.4. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng của
Viện Đại học Mở Hà Nội 82
3.2. Những biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức
năng của Viện Đại học Mở Hà Nội đến năm 2010 83
3.2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban
chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội 83
3.2.2. Tăng c-ờng công tác đào tạo, bồi d-ỡng nâng cao trình độ và năng lực đội
ngũ cán bộ quản lý tại các phòng, ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội 87
3.2.3. Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng và đề bạt đối với cán bộ quản lý 91
3.2.4. Kiểm tra, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý
tại các phòng, ban chức năng ở Viện Đại học Mở Hà Nội 94
3.3. Khảo sát mức độ thiết thực và tính khả thi của các biện pháp 97
Kết luận và KHUYếN nghị 102
1. Kết luận 102
2. Khuyến nghị 103
2.1. Với Bộ Nội vụ 103
2.2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 103
2.3. Đối với Viện Đại học Mở Hà Nội 104
Danh mục Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BCH : Ban chấp hành
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục
CSVC : Cơ sở vật chất
CT : Chương trình
DH : Dạy học
ĐH : Đại học
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NXB : Nhà xuất bản
PPDH : Phương pháp dạy học
QL : Quản lý
QLGD : Quản lý giáo dục
SV : Sinh viên
TBDH : Thiết bị dạy học
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
HTVĐTQT : Hợp tác và Đào tạo quốc tế
NCPTĐTTX : Nghiên cứu phát triển đào tạo từ xa
PTĐTTX : Phát triển đào tạo từ xa
TC-HC : Tổ chức – Hành chính
CTCT và SV : Công tác chính trị và sinh viên
NCKH và HTQT : Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý 10
Sơ đồ1. 2: Quá trình quản lý 11
Sơ đồ 2.1 : Hệ thống tổ chức và quan hệ phối hợp về đào tạo từ xa của Viện
Đại học Mở Hà Nội 38
Sơ đồ 2.2 : Các Phòng, Ban, Trung tâm của Viện Đại học Mở Hà Nội 40
Sơ đồ 2.3: Các khoa chuyên ngành của Viện Đại học Mở Hà Nội 41
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Thống kê số lượng sinh viên đại học hệ chính quy các năm từ 2004
đến 2006 42
Bảng 2.2: Thống kê số lượng sinh viên đại học hệ từ xa các năm từ 2004 đến
2006 42
Bảng 2. 3: Số lượng CBQL và cán bộ chuyên môn các phòng, ban chức năng
của Viện Đại học Mở Hà Nội 46
Bảng 2. 4: Thống kê số lượng cán bộ quản lý kiêm nhiệm của Viện Đại học
Mở Hà Nội 47
Bảng 2.5: Khả năng sử dụng máy vi tính và khai thác internet của CBQL
các phòng, ban chức năng tại Viện Đại học Mở Hà Nội
51
Bảng 2. 6: Cơ cấu về giới tính của đội ngũ cán bộ quản lý tại các phòng ban
chức năng 54
Bảng 2. 7: Bảng thống kê về thâm niên công tác của cán bộ quản lý tại các
phòng, ban chức năng của Viện đại học Mở Hà Nội 55
Bảng 2. 8: Bảng tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá năng lực lãnh
đạo và quản lý của đội ngũ CBQL các phòng, ban chức năng của Viện Đại
học Mở Hà Nội 60
Bảng 3.1: Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ của Viện Đại học Mở Hà Nội
năm 2006- 2010 72
Bảng 3.2: Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại
học của Viện Đại học Mở Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010 74
Bảng 3.3: Kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL có trình độ sau đại học của Viện
Đại học Mở Hà Nội từ 2006- 2010 76
Bảng 3.4: Đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp xây
dựng đội ngũ CBQL tại các phòng, ban chức năngcủa Viện Đại học Mở Hà
Nội (Dùng cho cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý) 98
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ CBQL các phòng, ban
chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội 61
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học 74
Biểu đồ 3.2: Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường. 77
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đánh giá tính rất cần thiết và rất khả thi của 4 biện pháp 99
Biểu đồ3.4: Mức độ cần thiết của các biện pháp 101
Biểu đồ3.5: Tính khả thi của các biện pháp 101
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
Trong quá trình xây dựng và phát triển, giáo dục đại học Việt Nam đã có
những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong Nghị quyết số 14/2/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã nêu rõ:
"Sau 20 năm đổi mới và 5 năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển giáo dục,
giáo dục đại học nƣớc ta đã phát triển rõ rệt về qui mô, đa dạng hóa về loại
hình đào tạo".
"Tuy nhiên, những thành tựu nói trên của giáo dục đại học chƣa vững
chắc, chƣa mang tính hệ thống và cơ bản, chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nƣớc, nhu cầu
học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới".
Trong mục tiêu phát triển giáo dục đại học có những chỉ tiêu cần đạt:
- "Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm
2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020".
- "Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD)
đại học đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, có
trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lí tiên tiến".
"Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc trong giai đoạn mới,
giáo dục đại học nƣớc ta phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn
diện".
Và để phát triển giáo dục đại học một cách toàn diện, yếu tố cơ bản và
có tính quyết định là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy, Chỉ
thị số 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng chỉ
2
rõ: "Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc
chuẩn hoá, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt
chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lƣơng tâm, tay nghề
của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hƣớng và hiệu quả
sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng
những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc".
1.2. Lý do chủ quan
Từ khi bắt đầu công cuộc mới giáo dục trong sự nghiệp đổi mới chung
của đất nƣớc, vấn đề xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá loại hình và phƣơng
thức giáo dục - đào tạo đƣợc đặc biệt coi trọng và trở thành nét nổi bật trong
sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong bối cảnh đó, mô hình "Giáo dục mở"
chính thức đƣợc áp dụng ở nƣớc ta với sự ra đời của Viện Đại học Mở Hà Nội
đƣợc thành lập theo quyết định số 535/TTg ngày 3/11/1993 của Thủ tƣớng
Chính phủ với sứ mạng: "Mở rộng cơ hội học tập cho nhiều ngƣời bằng cách
đa dạng hoá chƣơng trình đào tạo, đa dạng hoá loại hình đào tạo (đặc biệt chú
trọng loại hình đào tạo từ xa) trên cơ sở áp dụng tổng hợp các phƣơng tiện kỹ
thuật in ấn và truyền thông hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng
của xã hội, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, tăng tiềm lực
khoa học - công nghệ cho đất nƣớc".
Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04/7/2005 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt Đề án "Phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005-2010" đã ghi :
"Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục từ xa, nhất là Viện
Đại học Mở Hà Nội… để tập trung đầu tƣ, nâng cao năng lực đào tạo từ xa".
Hệ thống tổ chức đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội hiện nay bao
gồm:
- 8 Khoa đào tạo 16 ngành học.
3
- Các phòng ban chức năng phục vụ quản lý đào tạo: Có 9 phòng, ban,
trung tâm chức năng với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể.
- Ngoài ra để phục vụ cho đào tạo từ xa, có trên 40 trạm trong hệ thống
mạng lƣới đào tạo của Viện đặt tại các tỉnh và thành phố trong cả nƣớc.
Với đặc điểm là một cơ sở giáo dục đại học nhƣng phƣơng thức đào tạo
"mở" là chủ yếu, vì vậy đội ngũ cán bộ của Viện cũng có những đặc điểm
riêng.
- Đội ngũ giảng viên đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong
đó giảng viên kiêm nhiệm (từ cán bộ quản lý) và thỉnh giảng là chủ yếu.
- Đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban, trung tâm chức năng của Viện
giữ vai trò rất quan trọng: sự tồn tại, phát triển của Viện (cũng là phƣơng thức
giáo dục mở) phụ thuộc vào (chất lƣợng, số lƣợng) của đội ngũ này. Đội ngũ
này vừa làm nhiệm vụ tham mƣu cho lãnh đạo Viện về qui hoạch, về chính
sách phát triển, nhƣng đồng thời lại có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quy
hoạch và chính sách đó.
Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí các phòng, ban trung tâm
của Viện Đại học Mở Hà Nội là việc làm vô cùng cần thiết.
Từ những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:
"Những biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban chức năng
của Viện Đại học Mở Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đại học
trong giai đoạn hiện nay" để làm luận văn tốt nghiệp, đồng thời mong đƣợc
đóng góp một phần tâm huyết nhỏ bé của mình để Đảng ủy và Ban Giám hiệu
Viện Đại học Mở Hà Nội xem xét trong công tác tổ chức và xây dựng cán bộ
của Viện.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất một số biện pháp
xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng của
4
Viện Đại học Mở Hà Nội phù hợp với sự phát triển của Viện nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục đại học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo
dục, quản lý trƣờng đại học, lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban
chức năng và công tác cán bộ của Viện Đại học Mở Hà Nội.
3.3. Đề xuất những biện pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý các phòng ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội
đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng và công tác tổ chức
cán bộ của Viện Đại học Mở Hà Nội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Những biện pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng
ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu có các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý hữu hiệu thì sẽ
nâng cao đƣợc chất lƣợng của công tác quản lý giáo dục, góp phần phát triển
giáo dục đại học đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nguồn nhân lực có chất
lƣợng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu khoa học; các văn
bản có liên quan đến công tác quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng
đại học cũng nhƣ về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.
5
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Tổng hợp tình hình thực tiễn về quản lí giáo dục đại học, về xây dựng và
phát triển đội ngũ của Viện Đại học Mở Hà Nội. Sử dụng phƣơng pháp tổng
kết kinh nghiệm, phƣơng pháp khảo sát
6.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ:
Sử dụng phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp mô hình hoá.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và khảo sát đội ngũ cán bộ tại các phòng ban chức năng
thuộc Viện Đại học Mở Hà Nội.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục, Tài liệu tham
khảo, Phụ lục luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.
Chương 2: Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý và công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội.
Chương 3: Những biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các
phòng, ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát
triển giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.
6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
1.1. Vài nét tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng đội ngũ cán bộ là một vấn đề đƣợc rất nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Nhiều luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu vấn đề này:
- Một số giải pháp nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý
trƣờng Trung học cơ sở huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội - Đặng Văn
Trƣờng, 1999.
- Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ nữ ở Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh – Vũ Thị Xuân Mai, 2000.
- Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên
trƣờng Sỹ quan chỉ huy Kỹ thuật thông tin - Lê Đình Hùng, 2000
- Những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng
viên trƣờng Văn hoá nghệ thuật Khánh Hoà - Nguyễn Thị Kiều Linh, 2000.
- Các giải pháp chủ yếu phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học sƣ
phạm Vinh trong giai đoạn mới - Phạm Công Lý, 2001.
- Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên
trƣờng phổ thông vùng cao Việt Bắc trong giai đoạn mới - Nguyễn Trƣờng
Sơn, 2002.
- Những biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên trƣờng Cao
đẳng Kinh tế Vinh - La Ngọc Viện, 2002.
- Những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng sƣ
phạm Hoà Bình trong giai đoạn 2006 -2010 - Nguyễn Thị Lệ Hƣờng, 2006.
Điều này cho thấy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển chung của
ngành giáo dục hiện nay thì vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ là một vấn đề vô
cùng quan trọng. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu là
7
xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (phổ thông, đại học, chuyên nghiệp) và đội
ngũ giảng viên còn đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng thì còn
rất ít, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng
tại Viện Đại học Mở Hà Nội thì chƣa có đề tài nào nghiên cứu. Chính vì vậy,
trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tƣ tƣởng quý báu về vấn đề xây dựng
đội ngũ cán bộ mà các đề tài đi trƣớc đã đề cập đến chúng tôi chọn đề tài: “
Những biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng
của Viện Đại học Mở Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đại học
trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu với mong mỏi tìm ra đƣợc những
biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng,
ban chức năng của Viện Đại học Mở Hà Nội ngày một tốt hơn.
1.2. Khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Có nhiều quan niệm về quản lý, theo những cách tiếp cận khác nhau.
Quản lý là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức.
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý
nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con ngƣời trong quá trình sản xuất - xã
hội để đạt đƣợc mục đích đã định.
Khi con ngƣời bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục
tiêu mà họ có không thể đạt đƣợc với tƣ cách là những cá nhân riêng lẻ, thì
quản lý xuất hiện nhƣ một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân
hƣớng tới những mục tiêu chung. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Quản lý là biết chính xác điều mình muốn ngƣời khác làm và sau đó
thấy đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Quản lý là những hoạt động cần thiết phải đƣợc thực hiện khi những
con ngƣời kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt đƣợc những
8
mục tiêu chung.
Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các
nhóm cũng nhƣ các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của
một nhóm ngƣời, một tổ chức.
Quản lý là một nghệ thuật, qua đó đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra thông
qua việc điều khiển, phối hợp, hƣớng dẫn, chỉ huy hoạt động của những ngƣời
khác…
Theo C. Mác: “Bất cứ một lao động mang tính chất xã hội trực tiếp hay lao
động cùng nhau, đƣợc thực hiện ở quy mô tƣơng đối lớn, đều cần đến mức độ
nhiều hay ít sự quản lý, nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá
nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn thể
sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của nó. Một ngƣời chơi
vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần ngƣời chỉ huy” [31].
Nhƣ vậy, đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức,
điều khiển các hoạt động của con ngƣời theo những yêu cầu nhất định - đƣợc
gọi là hoạt động quản lý. Từ đó có thể nhận thấy lao động xã hội và quản lý
không tách rời nhau, quản lý là hoạt động điều khiển lao động chung. Xã hội
phát triển qua các phƣơng thức sản xuất thì trình độ tổ chức, điều hành tất yếu
cũng đƣợc nâng lên, phát triển theo những đòi hỏi ngày càng cao hơn. Khi lao
động xã hội đạt đến một trình độ và quy mô phát triển nhất định thì sự phân
công công việc tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một dạng hoạt động
đặc biệt, sẽ hình thành một bộ phận lao động trực tiếp và một bộ phận chuyên
hoạt động quản lý, tạo thành một mối quan hệ trong quản lý. Cùng với sự phát
triển của xã hội loài ngƣời, quản lý đã trở thành một khoa học và ngày càng
phát triển toàn diện.
Theo Harold Koontz (ngƣời Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu
nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân để đạt đƣợc mục đích
9
của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trƣờng trong
đó con ngƣời có thể đạt đƣợc mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tƣ cách thực hành thì quản lý là một
nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học”[28].
Quản lý là cách thức tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu chung. Vì vậy, nhiệm
vụ của quản lý là biến đổi mối quan hệ trên thành những yếu tố tích cực, hạn
chế xung đột và tạo nên môi trƣờng thuận lợi để hƣớng tới mục tiêu. Ở khía
cạnh này, quản lý là một nghệ thuật. Đó là “bí quyết” làm việc với con ngƣời,
bí quyết sắp xếp các nguồn lực của tổ chức, là sự sáng tạo khi đối phó với
những tình huống khác nhau trong hoạt động của tổ chức.
Tuy nhiên, các bí quyết đó chỉ có thể đƣợc khám phá trên sự đúc kết
kinh nghiệm thực tế. Các nhà quản lý chỉ có thể thực hiện sứ mệnh của mình
tốt hơn khi vận dụng những kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết, khái quát hoá thành
những nguyên tắc, phƣơng pháp và kỹ năng quản lý cần thiết. Đó chính là
khoa học, khoa học quản lý. Vì thế, quản lý vừa là nghệ thuật nhƣng lại vừa là
khoa học.
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý hay tổ chức quản lý)
lên khách thể (đối tƣợng) quản lý về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế
v.v bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các
phƣơng pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự
phát triển của đối tƣợng”[ 25].
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định
hƣớng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những
mục tiêu nhất định”[6].
Theo Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là sự tác động có hƣớng đích của chủ
thể quản lý đến đối tƣợng quản lý bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay
10
đổi trạng thái của đối tƣợng quản lý, đƣa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối
cùng, phục vụ lợi ích của con ngƣời”[6].
Hoạt động quản lý có thể đƣợc miêu tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý
Ngƣời quản lý phải thực hiện 4 nhóm chức năng: Kế hoạch hoá, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra.
- Chức năng kế hoạch hoá: Đƣa mọi hoạt động của nhà trƣờng vào công
tác kế hoạch với mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định cụ thể các điều
kiện để thực hiện mục tiêu.
- Chức năng tổ chức: Hình thành và phát triển tổ chức tƣơng xứng với
nhiệm vụ, mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn.
- Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn, động viên, thúc đẩy, giám sát, điều chỉnh
và phối hợp các lực lƣợng trong Nhà trƣờng tích cực hăng hái và chủ động
làm việc theo sự phân công và kế hoạch đã định.
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra, xem xét tình hình thực hiện công việc
đối chiếu với yêu cầu để có sự đánh giá đúng. Kiểm tra thực chất là quá trình
Công cụ quản lý
Chủ thể quản
lý
Khách thể
quản lý
Phƣơng pháp quản lý
Mục tiêu
quản lý
11
thiết lập mối liên hệ nghịch trong quản lý giúp chủ thể quản lý điều khiển tối
ƣu hệ thống quản lý của mình.
Ngoài 4 chức năng cơ bản nêu trên, trong quá trình quản lý còn có một
chức năng quan trọng là: thông tin quản lý.
Thông tin quản lý là nguồn lực của tổ chức, là căn cứ để ra các quyết
định quản lý, là yếu tố quan trọng đảm bảo cho kết quả của quyết định quản
lý… Thông tin là yếu tố cơ bản và đầu tiên để thực hiện các chức năng quản
lý. Vì vậy, trong các chức năng quản lý, thông tin là chức năng trung tâm. Các
chức năng quản lý có quan hệ mật thiết với nhau và tạo thành chu trình quản
lý. Chu trình quản lý có thể đƣợc mô tả nhƣ sơ đồ 2.
Sơ đồ 1.2: Quá trình quản lý
1.2.2. Khái niệm về biện pháp
Theo từ điển tiếng Việt [14]: Biện pháp là cách hành động, lựa chọn
sao cho phù hợp với mục đích.
Theo từ điển từ và ngữ tiếng Việt của tác giả Nguyễn Lân thì biện pháp
là: Cách thức giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một chủ trƣơng.
Thông tin quản lý
Chỉ đạo
Tổ chức
Kiểm tra
Lập kế hoạch
12
1.2.3. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã
hội, đã xuất hiện từ lâu và tồn tại dƣới mọi chế độ xã hội. Với nhiều cách tiếp
cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra khái niệm quản lý giáo dục nhƣ
sau:
Theo M.I Kônzacôvi: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến
tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành
nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật
chung của xã hội cũng nhƣ những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát
triển thể lực và tâm lý trẻ em”[29].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận
hành theo đƣờng lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các chính sách
của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình
dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất” [32].
Quản lý giáo dục là quá trình tác động của chủ thể quản lý vào toàn bộ
hoạt của giáo dục, nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển theo mục tiêu mà Đảng
và Nhà nƣớc đã xác định.
Quản lý giáo dục đƣợc biểu hiện thông qua quản lý mục tiêu đào tạo,
chƣơng trình đào tạo, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ, dạy và
học, quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý ngƣời học và chất lƣợng giáo
dục - đào tạo…
Theo C. Mác và Ănghen: “Một quy luật của tiến bộ xã hội là thế hệ sau
phải lĩnh hội cả những kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ đi trƣớc đã tích luỹ
và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó”.
13
Thực hiện quy luật này là chức năng của giáo dục nói chung và quản lý giáo
dục nói riêng. Quản lý giáo dục có hai chức năng là [31]:
- Ổn định, duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - xã
hội.
- Đổi mới, phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ kinh tế-xã hội.
Chính vì vậy, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành các nhà trƣờng
để giáo dục, vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế.
Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp, phƣơng pháp nhằm đảm
bảo cho sự vận hành bình thƣờng của các cơ quan trong hệ thống giáo dục,
đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lƣợng cũng nhƣ
chất lƣợng.
Từ những khái niệm về quản lý giáo dục và đặc trƣng của quản lý giáo
dục nêu trên, có thể khái quát về quản lý giáo dục nhƣ sau:
- Quản lý giáo dục là tổ chức, điều hành phối hợp các lực lƣợng giáo
dục nhằm thúc đẩy công tác giáo dục thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục,
đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
- Quản lý giáo dục với đặc trƣng cơ bản là quản lý con ngƣời nên đòi
hỏi tính khoa học và tính nghệ thuật cao trong quá trình quản lý. Hiệu quả của
quản lý giáo dục đƣợc đo bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý, trong
đó mục tiêu giáo dục là cơ bản. Hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục đƣợc xác
định là [32]:
+ Đảm bảo quyền học sinh vào các lớp học, cấp học, các ngành học
đúng tiêu chuẩn và chỉ tiêu.
+ Đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả đào tạo.
+ Phát triển tập thể sƣ phạm: Đủ và đồng bộ, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và đời sống.
14
+ Xây dựng, sử dụng bảo quản tốt cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
dạy và học.
+ Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể,
quần chúng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
+ Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ gia đình và xã hội để làm tốt
công tác giáo dục thế hệ trẻ, để thực hiện các mục tiêu đề ra đảm bảo sự ổn
định và phát triển của hệ thống Giáo dục và Quản lý giáo dục.
1.2.4 Khái niệm về chức năng và phòng ban chức năng
1.2.4.1. Khái niệm về chức năng : Theo từ điển Bách khoa thì chức năng là
"Kết quả đối với một hệ thống xã hội của một hiện tƣợng, sự kiện, yếu tố, thể
chế xã hội có tác dụng góp phần vào sự vận hành , sự duy trì hệ thống xã hội
đó" [15].
Theo từ điển tiếng Việt thì chức năng: “Toàn thể những việc thƣờng
xuyên mà một đoàn thể, một tổ chức, một cá nhân thực hiện vì nhiệm vụ của
mình để giữ vai trò trong xã hội” [14].
1.2.4.2. Phòng ban chức năng:
Theo quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về
việc ban hành “Điều lệ trƣờng đại học” đã ghi [7]:
Điều 40. Các phòng chức năng
1. Các phòng có nhiệm vụ tham mƣu và giúp việc cho Hiệu trƣởng trong
quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện mảng công việc chủ yếu
của trƣờng: hành chính- tổng hợp, tổ chức – cán bộ, đào tạo đại học và sau đại
học, khoa học và công nghệ, công tác chính trị và quản lý ngƣời học, kế
hoạch - tài chính, quan hệ quốc tế, thanh tra.
2. Đứng đầu các phòng là Trƣởng phòng do Hiệu trƣởng bổ nhiệm, miễn
nhiệm. Giúp việc Trƣởng phòng có các Phó trƣởng phòng do Hiệu trƣởng bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trƣởng phòng. Tuổi khi bổ nhiệm
15
Trƣởng phòng và Phó trƣởng phòng không quá 55 tuổi đối với nam và 50 đối
với nữ. Nhiệm kỳ của Trƣởng phòng, Phó trƣởng phòng theo nhiệm kỳ của
Hiệu trƣởng và có thể đƣợc bổ nhiệm lại. Trong trƣờng hợp cần thiết Hiệu
trƣởng có thế lấy phiếu tín nhiệm đối với Trƣởng phòng.
Ngoài phòng, ban chức năng trong luận văn, chúng tôi còn mở rộng
thêm đến các Trung tâm vì các Trung tâm tại Viện Đại học Mở Hà Nội ngoài
các chức năng quản lý còn có các hoạt động mang tính hành chính.
1.3. Khái niệm và yêu cầu về đội ngũ cán bộ quản lý
1.3.1. Khái niệm về cán bộ quản lý
1.3.1.1. Khái niệm về cán bộ quản lý [5] :
Cán bộ quản lý (CBQL) là các cá nhân thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ quản lý nhất định của bộ máy quản lý.
Mỗi CBQL nhận trách nhiệm trong bộ máy quản lý bằng một trong hai
hình thức : tuyển cử và bổ nhiệm.
1.3.3.2. Phân loại CBQL :
Phân loại CBQL nhằm mục đích bố trí, sử dụng hợp lí và có biện pháp
nâng cao trình độ cho cán bộ. Tuỳ theo tiêu thức và mục đích có thể phân loại
một cách tƣơng đối nhƣ sau [5] :
- Cán bộ lãnh đạo là ngƣời đứng đầu một tổ chức, có quyền ra quyết
định, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình. Hoạt động của cán bộ lãnh đạo là giải quyết những vấn đề
chung đảm bảo cho sự phát triển của cả hệ thống.
- Cán bộ chuyên môn – chuyên gia là những ngƣời có trình độ chuyên
sâu về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, tham gia hoạt động trong bộ máy
quản lý. Họ có nhiệm vụ soạn thảo các quyết định quản lý và chịu trách
nhiệm về mặt chuyên môn.
16
- Nhân viên nghiệp vụ là bộ phận cấu thành của đội ngũ cán bộ quản lý
ở mọi cấp, mọi khâu khác nhau. Họ là những ngƣời tinh thông nghiệp vụ với
nhiệm vụ chủ yếu là hoạt động tác nghiệp chuẩn bị các thông tin đầy đủ,
chính xác cho các chuyên gia và cán bộ lãnh đạo trong việc ra các quyết định
quản lý.
Ngoài ra, ngƣời ta cũng có thể chia làm ba loại : cán bộ cấp cao (cấp
chiến lƣợc), cán bộ cấp trung gian (cấp chiến thuật) và cán bộ cấp cơ sở (cấp
tác nghiệp).
Nội hàm khái niệm cán bộ quản lý và cán bộ lãnh đạo có những điểm
giống nhau: cả cán bộ quản lý và cán bộ lãnh đạo đều là chủ thể ra quyết định,
điều khiển hoạt động của tổ chức; ngƣời cán bộ lãnh đạo cũng phải thực hiện
chức năng quản lý và cán bộ quản lý cũng phải thực hiện chức năng lãnh đạo
nên khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là ngƣời lãnh đạo, đâu là ngƣời quản lý.
Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo và quản lý không hoàn toàn đồng nhất
với nhau. Trong quá trình lãnh đạo, hoạt động chủ yếu là định hƣớng cho
khách thể thông qua hệ thống cơ chế, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, “làm
thức tỉnh” hành vi của đối tƣợng, định hƣớng hoạt động của đối tƣợng và xã
hội. Còn hoạt động quản lý mang tính điều khiển, vận hành thông qua những
thiết chế có tính pháp lệnh đƣợc quy định từ trƣớc.
Cán bộ quản lý còn đƣợc hiểu với nghĩa tƣơng đƣơng nhƣ thuật ngữ
Manager tiếng Anh, đó là ngƣời điều hành, nhà quản lý. Họ là những ngƣời
có chức trách và nhiệm vụ điều khiển, tổ chức và phối hợp thực hiện hoạt
động chuyên môn trong một khâu, một công đoạn, một chƣơng trình, dự án…
Cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) "ngƣời làm công việc lãnh đạo,
quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục từ bộ, cục, vụ, viện ở trung ƣơng
đến các sở, phòng, ban, cơ sở giáo dục thuộc ngành giáo dục và đào tạo" [24].
17
Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là bộ phận quan trọng và
không thể thiếu trong bộ máy vận hành của hệ thống Giáo dục.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là một trong những điều kiện
cơ bản để đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Do đặc trƣng của ngành
Giáo dục và Đào tạo nên đội ngũ cán bộ quản lý có thể đƣợc phân thành:
- Cán bộ quản lý trƣờng học, cơ sở giáo dục - đào tạo là đội ngũ cán bộ
điều hành, thực hiện quá trình giáo dục trong các trƣờng học, cơ sở giáo dục -
đào tạo.
- Cán bộ quản lý của các cấp quản lý giáo dục từ cơ quan Bộ đến Sở và
Phòng giáo dục (quận – huyện) là đội ngũ cán bộ quản lý tham gia hoạch định
chính sách vĩ mô về giáo dục đào tạo của ngành cụ thể hoá thực thi chính sách
giáo dục - đào tạo.
1.3.2. Khái niệm về đội ngũ
Theo Từ điển Tiếng Việt từ : “đội ngũ” có nghĩa là : “Tập hợp một số
lƣợng ngƣời đƣợc sắp xếp theo thứ tự” [14]. Hay theo Từ điển Tiếng Việt phổ
thông thì “đội ngũ” đƣợc hiểu là: “Tập hợp gồm một số đông ngƣời cùng
chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lƣợng” (NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, 2005).
Ngày nay khái niệm về đội ngũ đƣợc sử dụng một cách rộng rãi để chỉ
một tập hợp ngƣời có cùng chức năng nhƣ “đội ngũ cán bộ”, “đội ngũ trí
thức”, “đội ngũ giáo viên”, v.v là những ngƣời cùng chức năng, thực hiện
những nhiệm vụ giống nhau nhƣng lại làm thành “một lực lƣợng”, nghĩa là có
tổ chức, tạo thành một hệ thống. Bởi vậy, đội ngũ là một hệ thống đƣợc cấu
thành bởi các thành tố :
- Một tập thể ngƣời
- Cùng chung một chức năng
- Có cùng mục đích