LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin trân trọng cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo khoa Khách
Sạn – Du Lịch đã trang bị cho em những kiến thức cơ sở chuyên ngành trong những
năm em học tập tại trường.
Đặc biệt hơn em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị Nguyên
Hồng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hồn thành tốt khóa luận.
Tiếp đến em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tồn thể nhân viên ở Cơng ty Cổ
phần Đầu tư Du lịch Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập, tìm hiểu,
thu thập số liệu, thơng tin chính xác, đầy đủ về khách sạn.
Ngồi ra em xin cảm ơn các bạn cùng thực tập với em tại Công ty, đã luôn giúp
đỡ em về mọi mặt trong suốt khóa học, đặc biệt là thời gian thực tập và làm khóa luận
tốt nghiệp vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Bùi Văn Phương
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
3
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Du lịch – ngành cơng nghiệp khơng khói hiện nay đang là một đề tài nóng bỏng thu
hút rất nhiều mối quan tâm của nhiều người. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định: du
lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trên tồn
thế giới nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều
loại hình du lịch xuất hiện nhằm để thỏa mãn nhu cầu của con người. Và một trong số loại
hình du lịch hiện nay đang phát triển mạnh mẽ đó là loại hình du lịch nội địa.Trong lĩnh vực
hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng môi giới các dịch vụ trung
gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác.
Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du
lịch và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được qui định bởi đặc trưng của sản
phẩm du lịch và kinh doanh du lịch. Nắm bắt được những nhu cầu này của khách hàng, rất
nhiều các doanh nghiệp du lịch đã tung ra các sản phẩm để thu hút khách du lịch. Một trong
số những doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu về tổ chức loại hình du lịch nội địa là Công
ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội.Tuy nhiên, những năm qua liên tục xảy ra những bất ổn về
kinh tế, dịch bệnh...Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay có khơng ít các đối thủ
cạnh tranh tổ chức thành cơng loại hình du lịch nội địa này nên việc kinh doanh của Công ty
gặp khơng ít những khó khăn. Qua thời gian thực tại Công ty với mong muốn phát triển hoạt
động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách, em đã
quyết định chọn đề tài” Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty Cổ
phần Đầu tư Du lịch Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu: Dựa trên các cơ sở lý luận và thời gian thực tập tại cơng ty, em đã có
những đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. Từ đó, đề tài
nghiên cứu nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh
lữ hành nội địa ở công ty nhằm giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, các sản
phẩm tour ngày một phong phú.
Nhiệm vụ của đề tài: Đềtài đi sâu vào việc hệ thống hóa những lý luận cơ bản
về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa,khảo sát và phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh của Cơng ty đã đạt được , qua đó rút ra các hạn chế và nguyên nhân
để có các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.
4
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty,
trong đó có việc khai thác nguồn khách du lịch nội địa và các sản phẩm tour du lịch
nội địa ở công ty lữ hành Hanoitourist. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là hoạt động
kinh doanh lữ hành, chủ yếu là kinh doanh lữ hành nội địa tại cơng ty trong khoảng
thời gian 2011- 2012. Qua đó, đề xuất giải pháp và kiến nghị phát triển hoạt động kinh
doanh lữ hành nội địa của Công ty đến năm 2013.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
4.1. Trong nước
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, sinh viên khoa khách sạn du
lịch đã được đọc những cuốn sách đem đến những kiến thức chuyên ngành bổ ích về kinh
doanh lữ hành như:
1. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010-2020 .Cuốn
sách cung cấp rất nhiều các kiến thức về quy hoạch phát triển của du lịch Việt Nam, các vùng
du lịch trọng điểm trong cả nước, các sản phẩm du lịch sẽ được ưu tiên phát triển và các dòng
sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên cuốn sách lại chưa nói được rõ vai trị và
tầm quan trọng của phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.
2. Trần Đại Hải “Hồn thiện cơng tác quản trị kinh doanh chương trình du lịch trọn gói
của trung tâm du lịch Việt Nam RAILTOUR thuộc Công ty cổ phần Vận tải và thương mại
đường sắt.”Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn - Du lịch, Trường đại học Thương Mại, Hà
Nội. Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Doãn thị Liễu, TH.S Trần thị Bích Hằng.
3. Vũ Thị Thảo “ Giải phát phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí
nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty du lịch thương mại tổng hợp
Thăng Long”
4. Nguyễn thị Thuỷ “ Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành ở
công ty thương mại du lịch Bắc Sơn” Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn -Du lịch, Trương
Đại học Thương Mại, Hà Nội - 2011
5. Nguyễn Văn Đính và Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành,
NXB -Thống kê – 2010.
Ba tài liệu kể trên cung cấp rất nhiều kiến thức về phát triển hoạt động kinh doanh lữ
hành nội địa : từ việc tìm hiểu chung nhất về hoạt động lữ hành , đến các đặc điểm về hoạt
động lữ hành nội địa. Tuy nhiên, mỗi tài liệu có các hướng khai thác khác nhau, chưa thể áp
dụng cho nhiều doanh nghiệp lữ hành được.
6.Tạp chí du lịch Việt Nam -Năm 2010.
5
4.2. Ngoài nước
1. In Search of Excellence: Lessons from America’s Best Run Companies. Cuốn sách
cung cấp các kiến thức về ‘’bài học từ các công ty lữ hành hoạt động tốt nhất nước Mỹ’’. Tác
giả: Thomas J. Peters và Robert H. Waterman Jr, năm xuất bản: 1982
2. The Innovator’s Dilemma: The Revolutionary Book that Will Change the Way You
Do Business. Một cuốn sách mang tính cách mạng sẽ thay đổi cách thức kinh doanh của
bạn.Tác giả: Clayton M. Christensen, năm xuất bản: 1997
3. The Intelligent Investor ( Tạm dịch: Nhà đầu tư thông minh).Cuốn sách này được
xuất bản lần đầu vào năm 1949 và được coi là tác phẩm kinh điển của Benjamin Graham về
đầu tư. Với văn phong rõ ràng và dễ hiểu, Graham đã đặt nền móng cho loạt sách đầu tư sau
này.
4.3 Nhận xét chung
Các luận văn đã trình bày cụ thể và chi tiết về thực trạng phát triển hoạt động kinh
doanh lữ hành nội địa tại các Công ty. Các đề tài nghiên cứu tác giả đều có bố cục đầy đủ, cơ
sở lý luận và thực trạng của vấn đề, đề ra được các giải pháp tương đối hợp lý để hoàn thiện
việc phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. Do mỗi cơng ty có những đặc thù riêng
về lao động, về quy mô, các sản phẩm du lich khác nhau do vậy các giải pháp đưa ra là khác
nhau tùy theo thực trạng của Cơng ty đó. Như vậy các cơng trình nghiên cứu trên chỉ mang
tính tham khảo, khơng thể áp dụng máy móc vào tình hình thực tế của cơng ty và đến nay
cũng chưa có một đề tài nghiên cứu về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nôi địa nào tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội , vì vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là “ Phát
triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội”
không trùng với các đề tài nghiên cứu trước đó và phù hợp với tình hình thực tế của Cơng ty.
5. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm ba chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động kinh danh lữ
hành trong công ty lữ hành.
- Chương 2: Thực trạng về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa ở
Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội trong thời gian qua.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động kinh doanh
lữ hành nội địa tại Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội trong thời gian tới.
6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TRONG CÔNG TY LỮ HÀNH
1.1. Khái luận về công ty lữ hành và hoạt động kinh doanh lữ hành
1.1.1. Khái niệm và phân loại công ty lữ hành
Đã tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ
nhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành. Mặt khác,
bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng phong phú và đa
dạng, có nhiều biến đổi theo thời gian. Ở thời kỳ đầu tiên, các doanh nghiệp lữ hành
chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung gian, làm đại lý bán sản phẩm của các nhà
cung cấp như khách sạn, hàng không.... Trong giai đoạn hiện nay, nhiều cơng ty lữ
hành có phạm vi hoạt động rộng lớn, mang tính tồn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực
của hoạt động du lịch. Các công ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn,
các hãng hàng không, tầu biển, ngân hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty
lữ hành. Kiểu tổ chức các cơng ty lữ hành nói trên rất phổ biến ở châu Âu, châu Á và
đã trở thành những tập đồn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị
trường du lịch quốc tế. Từ đó có thể nêu một khái niệm doanh nghiệp lữ hành như sau:
● Khái niêm: Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích lợi nhuận thơng qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du
lịch cho khách du lịch. Ngồi ra, doanh nghiệp lữ hành cịn có thể tiến hành các hoạt
động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt
động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ
khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
● Phân loại công ty lữ hành lữ hành :Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch,
doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp
lữ hành nội địa.
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán
các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp
thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ
thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa.
7
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm
xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để
thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
1.1.2 . Đặc điểm của kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch vụ. Vì vậy hoạt động kinh
doanh lữ hành có các đặc điểm cơ bản sau:
● Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của
nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống... của các nhà
sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành là các
chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch
vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch. Sản phẩm lữ hành không đồng nhất
giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng
thái tình cảm của cả người phục vụ lẫn người cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay
đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau.
● Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét : khơng giống như ngành sản
xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá
của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao. Chương trình du lịch trọn gói được coi là
sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể
được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Ở các thời vụ khác nhau
trong năm, nhu cầu của du khách cũng khác nhau. Chẳng hạn, vào mùa hè nhu cầu du
lịch nghỉ biển tăng rất cao nhưng vào mùa đơng thì ngược lại, vào mùa xuân nhu cầu
du lịch lễ hội cũng tăng mạnh làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tình thời vụ.
● Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữ
hành: Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một thời
gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có
sự có mặt của khách trong q trình phục vụ. Có thể xem khách hàng là yếu tố
“nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ hành. Vì thế trong kinh doanh lữ
hành sản phẩm không thể sản xuất trước.Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ
hành diễn ra trong cùng một không gian. Các sản phẩm lữ hành không thể vận chuyển
mang đến tận nơi để phục vụ khách hàng.
8
Ngoài ra những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữ hành còn phụ thuộc khá
nhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí cũng như phụ thuộc
vào thu nhập của người dân. Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy việc kinh doanh
lữ hành rất dễ gặp rủi ro, nó địi hỏi các cơng ty lữ hành phải có mối quan hệ rộng với
các đối tác, các nhà cung ứng tin cậy có đội ngũ nhân viên lành nghề.
1.1.3 Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành
Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành đó chính
là kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói. Hoạt động kinh doanh lữ hành bao
gồm 4 nội dung như sau:
● Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch: nghiên
cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹ thời gian nhàn rỗi,
thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của du khách. Việc tổ
chức sản xuất các chương trình du lịch phải tuân thủ theo quy trình bao gồm bốn bước
sau:
- Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trị của
tuyến điểm đó, phong tục tập qn và các thơng tin có liên quan đến việc tổ chức các
chuyến đi như: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lưu trú và chất
lượng, giá cả các dịch vụ các thông tin khác như thủ tục hải quan, vi sa, đổi tiền, chế
độ bảo hiểm cho khách...
- Bước 2: Sơ đồ hoá tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các
tuyến điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn
nghỉ. Việc thiết kế hành trình du lịch địi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng
về tính khả thi của chương trình, thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợp
đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ.
- Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi phí chương
trình du lịch bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo, quản lý, hướng dẫn
viên) và các chi phí biến đổi khác( ăn, ngủ, bảo hiểm, tham quan…) và lợi nhuận dự
kiến của doanh nghiệp. Mức giá trọn gói chương trình du lịch nhỏ hơn mức giá các
dịch vụ cung cấp trong chương trình du lịch, việc tính giá phải đảm bảo tính đúng, tính
đủ để có thể trang trải các chi phí bỏ ra cũng như mang lại lợi nhuận cần thiết cho
doanh nghiệp và có khả năng hấp dẫn thu hút khách hàng.
9
- Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch, ứng với mỗi chương trình
du lịch thì phải có một bản thuyết minh. Một điểm quan trọng trong bản thuyết minh là
phải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch. Bản thuyết minh phải rõ ràng, chính xác,
có tính hình tượng, có tính biểu cảm nhằm phản ánh và nâng cao chất lượng và giá trị
các điểm đến.
● Quảng cáo và tổ chức bán: sau khi xây dựng và tính tốn giá xong một
chương trình du lịch các doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán. Trong
thực tế mỗi doanh nghiệp có cách trình bày chương trình của mình một cách khác
nhau. Tuy nhiên, những nội dung chính cần cung cấp cho một chương trình du lịch
trọn gói bao gồm: tên chương trình, mã số, độ dài thời gian, mức giá, hành trình theo
ngày. Các khoản khơng bao gồm giá trọn gói như đồ uống, mua bán đồ lưu niệm và
những thông tin cần thiết khác tuỳ theo đặc điểm riêng của chương trình du lịch.
● Tổ chức thực hiện chương trình du lịch du lịch theo hợp đồng đã ký kết: bao
gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, làm
các thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại. Để tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhất định về: Hướng dẫn viên, các thơng tin về
đồn khách, các lưu ý về hành trình và các yếu tố cần thiết khác. Trong quá trình tổ
chức thực hiện chương trình du lịch hướng dẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệm
chính.
● Thanh quyết tốn hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng: sau
khi chương trình du lịch đã kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tục thanh quyết
toán hợp đồng trên cơ sở quyết tốn tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn
tồn tại tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng. Khi tiến hành quyết tốn tài
chính doanh nghiệp thường bắt đầu từ khoản tiền tạm ứng cho người dẫn đoàn trước
chuyến đi, đến các chi tiêu phát sinh trong chuyến đi và số tiền hoàn lại doanh nghiệp.
1.2 Một số vấn đề về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành
1.2.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành
Bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào nói chung và doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nói riêng đều có mục đích trong q trình hoạt động kinh doanh, và suy
cho cùng mục đích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành chính là lợi
nhuận. Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ cho phép doanh nghiệp thiết lập
được hệ thống sản phẩm lữ hành có chất lượng, phong phú và đa dạng. Từ đó giúp
10
doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường khách hàng vững chắc để từ đó tối đa hố
được lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mình.Ngồi ra, phát triển hoạt động kinh doanh
lữ hành giúp cho các đối tượng sau:
● Đối với khách du lịch : hiện nay đi du lịch trở thành một hiện tượng phổ
biến, một nhu cầu thiết yếu với mọi người. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần
gũi với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận
hưởng không khí trong lành. Đi du lịch, du khách được mở mang thêm tầm hiểu biết
về văn hoá, xã hội cũng như lịch sử của đất nước. Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách
hàng thoả mãn nhu cầu đó.
● Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch : doanh nghiệp lữ hành cung cấp
các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa
hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh
nghiệp lữ hành. Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo
khuyếch trương của các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam, khi khả năng tài chính cịn hạn chế thì các mối quan hệ các doanh
nghiệp lữ hành trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu thị trường du lịch
quốc tế.
● Đối với ngành Du lịch: doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu
thành nên ngành Du lịch. Nó có vai trị thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành
Du lịch. Nếu mỗi doanh nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt
cho tồn ngành Du lịch nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung.
● Đối với doanh nghiệp khác:mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối
quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Và doanh nghiệp lữ hành
cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các
doanh nghiệp và các ngành khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử
dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
● Đối với cư dân địa phương và người lao động:khi lữ hành phát triển sẽ mở ra
nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến các địa phương. Điều này sẽ giúp
dân cư địa phương mở mang tầm hiểu biết, giúp họ có cơ hội kinh doanh và quan
trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở đây.
11
1.2.2. Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành
Nói đến kinh doanh lữ hành là nói đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch. Khi kinh doanh lữ hành càng phát triển tức là lượng chương trình
du lịch mà doanh nghiệp thực hiện sẽ nhiều hơn.Điều này cho thấy vị trí quan trọng và
sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành, muốn vậy doanh nghiệp cần
chú trọng phát triển cả về mặt chiều rộng và chiều sâu trong kinh doanh.
Về mặt chiều rộng, doanh nghiệp cần phải đầu tư mở rộng và cải tạo các cơ sở
hạ tầng hiện tại, xây dựng thêm mới các các cơ sở khác , đầu tư hoạt động mua sắm
các máy móc trang thiết bị cần thiết. Nhưng cũng cần căn cứ vào nguồn vốn kinh
doanh, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian thu hồi vốn, tính chất kỹ thuật và độ
phức tạp.
Về mặt chiều sâu, doanh nghiệp cần phải cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa và
đồng bộ hóa các sản phẩm du lịch hiện có . Thứ hai, doanh nghiệp cần phải hết sức
chú ý đến việc phát triển nguồn lực, phương pháp quản lý và bộ máy quản lý để nhằm
không ngừng nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả kinh doanh. Thứ ba, là việc doanh
nghiệp cần chú trọng đầu tư vào khâu thiết yếu nhất quan trọng nhất đó là xác định sản
phẩm du lịch chính của mình, được coi là thế mạnh kinh doanh của mình so với các
đối thủ cạnh tranh.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh doanh lữ hành
● Số lượt khách và tốc độ tăng trưởng lượt khách: Số lượt khách chính là tổng
lượt khách nội địa mua và sử dụng sản phẩm lữ hành của doanh nghiệp trong một
khoảng thời gian nhất định thường là năm. Như vậy trong một khoảng thời gian nhất
định đó một khách du lịch có thể mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp một
hoặc nhiều lần.Tốc độ tăng trưởng lượt khách biểu hiện mức độ phát triển, sự tăng
trưởng và quy mô của doanh nghiệp
● Số ngày khách và tốc độ tăng trưởng ngày khách: Số ngày khách là tổng
sốngày mà các lượt khách đi tour trong khoảng thời gian nhất định thưịng tính theo
năm. Trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành xác định chỉ tiêu này bằng phương pháp
thống kê. Khi xác định chỉ tiêu này cần lượng hoá các ảnh hưởng. Để lượnghố các
nhân tố ảnh hưởng có thế định số ngày khách theo công thức sau :
Tổng số ngày khách = Tổng số lượt khách * Số ngày đi tour bình quân của khách
12
Một lượt khách có thể mua sản phảm lữ hành trong ngày, ngắn ngày hoặc dài
ngày.Tốc độ tăng trưởng ngày khách phản ánh chính xác hơn sự tăng trưởng về quy
mơ của doanh nghiệp.
● Doanh thu lữ hành là tồn bộ các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đó thu
được trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hay thực
hiện các chương trình du lịch, doanh thu từ kinh doanh vận chuyển, hướng dẫn du lịch
và dịch vụ trung gian khác. Doanh thu trong doanh nghiệp phản ánh mức độ phát triển
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ kinh doanh.
● Tốc độ tăng doanh thu không chỉ biểu hiện lượng tiền mà doanh nghiệp thu
được tăng lên mà còn đồng nghĩa với việc tăng lượng sản phẩm dịch vụ lữ hành tiêu
thụ trên thị trưòng, tăng lượng khách cũng như chi tiêu của họ cho doanh nghiệp.
● Lợi nhuận kinh doanh lữ hành và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: là chỉ tiêu
tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành
đánh giá trình độ phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.
● Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần
trong doanh thu,tỷ số này mang giá trị dương Công ty làm ăn có, giá trị càng lớn thì lãi
càng cao, nếu mang giá trị âm thì Cơng ty làm ăn thua lỗ.
Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu)* 100%
● Hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí
trong sản xuất. Nó cho thấy vói một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu
này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí, được
xác định theo cơng thức:
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = ( Lợi nhuận trong kỳ/ Tổng chi phí và tiêu thụ)* 100%
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí cho thấy một đồng chi phí tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu, xác định bằng công thức:
13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành
1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Quy mô thứ hạng Công ty: Quy mô của Công ty quyết định rất lớn đến số
lượng lao động, phương thức tổ chức lao động, phân công lao động và hợp tác lao
động. Cơng ty có quy mơ càng lớn thì sử dụng lao động càng nhiều khi đó việc bố trí
và sử dụng lao động sẽ gặp nhiều khó khăn. Thứ hạng Cơng ty càng lớn thì đội ngũ
nhân viên Cơng ty cũng địi hỏi chẩt lượng cao, do đó cơng tác bố trí và sử dụng nhân
viên cũng được chú trọng và đầu tư hơn.
- Chiến lược kinh doanh của khách sạn: Trong từng thời kỳ khác nhauCông ty
cần phải đưa ra chiến lược kinh doanh khác nhau, để thực hiện được mục tiêu chiến
lược kinh doanh của mình Cơng ty cần có những biện pháp sử dụng lao động có hiệu
quả mà vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí lao động sống.
- Mức độ đa dạng của lĩnh vực kinh doanh: Cơng ty có nhiều lĩnh vực kinh
doanh thì đội ngũ lao động lại càng nhiều và trình độ chun mơn hóa càng cao vì vậy
cũng gây khó khăn cho việc phát triển hoạt động kinh doanh.
- Năng lực của nhà quản trị: Một nhà quản trị giỏi phải biết phát huy tối đa nhất
nguồn lực của Công ty để kinh doanh có hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường. Những
nhà quản trị này cần phải có năng lực quản lý, có tầm nhìn xa trơng rộng đồng thời
cũng phải biết cách dùng người, khích lệ, hiểu tâm lý của nhân viên.
- Trình độ của nhân viên: Trình độ của nhân viên thể hiện ở trình độ học vấn,
chun mơn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp… Trình độ của nhân
viên ảnh hưởng đến việc phân cơng cơng việc vào các phịng ban cho phù hợp.
- Khả năng tài chính: Cơng ty có nguồn lực tài chính lớn thì cơng tác đầu tư
phát triển hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi và ngược lại.
- Các nhân tố khác: Các nhân tố như văn hóa doanh nghiệp, quy chế nội quy
của Công ty…cũng ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động kinh doanh.
1.3.2. Nhân tố khách quan
- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: Đó là các chính sách,các văn
bản, các bộ Luật quy định về hoạt động kinh doanh lữ hành, quy định về thời gian làm
việc, nghỉ ngơi, định mức công việc của người lao động…từ đó ảnh hưởng đến cơng
tác phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành.
14
- Tính thời điểm thời vụ của kinh doanh lữ hành: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất
lớn đến công tác quản trị nhân lực nói chung và cơng tác bố trí và sử dụng nhân viên
nói riêng, tính thời vụ quyết định đến nhu cầu sử dụng lao động của Công ty vào các
thời kỳ khác nhau. Vào thời kỳ chính vụ nhu cầu sử dụng lao động cao, nhân viên làm
việc với cường độ cao hơn nhưng vào trái vụ thì ngược lại. Do vậy cần có sự luân
chuyển lao động giữa các bộ phận.
- Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày một phát triển kéo theo việc
áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình làm việc, tăng sự đóng góp của máy móc, giảm sức
lao động cơ bắp của con người trong quá trình tạo và cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Vì
vậy nhân viên trong Công ty cũng cần phải được bố trí sao cho phù hợp.
- Sự cạnh tranh trong ngành khách sạn: Ngày nay khi kinh tế phát triển mạnh,
các Cơng ty lữ hành cũng mọc lên nhanh chóng thì sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt
và yếu tố có thể giúp Cơng ty nâng cao sức cạnh tranh của mình đó chính là nguồn
nhân lực. Để có thể cạnh tranh bền vững địi hỏi Cơng ty phải khơng ngừng nâng cao
kỹ thuật, trình độ chun mơn của nhân viên, bố trí và sử dụng họ một cách hiệu quả.
- Các nhân tố khác: Sự tăng trưởng hay suy thối của nền kinh tế, các yếu tố
chính trị, văn hóa, xã hội,…cũng ảnh hưởng đến q trình phát triển hoạt động kinh
doanh lữ hành.
15
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÂU TƯ
DU LỊCH HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Các phương pháp nghiên cứu đề tài
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong đề tài chỉ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Xác định dữ
liệu thứ cấp cần thu thập, tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú, sơ đồ cơ cấu bộ máy
tổ chức, thống kê về hoạt động kinh doanh lưu trú, thống kê về tình hình nhân lực,
thống kê các trang thiết bị…
Xác định nguồn thu các dữ liệu: Nguồn thu các dữ liệu trên bao gồm lấy trực
tiếp từ khách sạn, trên hệ thống các website, báo…
- Nguồn bên trong bao gồm: các thông tin lưu trữ: báo cáo kết quả kinh doanh,
số liệu về cơ cấu lao động, thị trường khách mục tiêu, báng giá, thơng tin về dịch vụ,
tình hình marketing…
- Nguồn bên ngồi :các thơng tin thống kê lượng khách đến với khách sạn,
thơng tin về q trình hình thành phát triển của khách sạn được thu thập từ website của
khách sạn, các sách, báo, ấn phẩm, các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài được thu
thập từ các sách, giáo trình và đề tài luận văn khóa trước tại thư viện trường đại học
thương mại .
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong đề tài, em đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh,
phân tích kinh tế để xử lý các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được nhằm đưa ra được
những kết luận về hoạt động phát triển kinh doanh lữ hành Nội địa tại Công ty Cổ
phần Đầu tư Du lịch Hà Nội.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của khách sạn năm 2011,2012, cơ cấu bộ máy tổ chức…, Lựa chọn các chỉ tiêu
cần thiết như doanh thu, chi phái, nguồn vốn…
- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu cần thiết bằng phương pháp so sánh
tương đối, tuyệt đối kết quả kinh doanh của khách sạn, tình hình sử dụng các nguồn
lực trong 2 năm gần đây .
16
- Phương pháp phân tích: phận tích theo từng tiêu chí về tình hình kinh doanh,
về các tiêu chí liên quan đến cơ cấu lao động trong Công ty, về tình hình thị trường và
tình hình nguồn lực kinh doanh của Công ty .
- Phương pháp đánh giá: thông qua kết quả của các phương pháp tổng hợp,
phân tích, so sánh, tiến hành đánh giá về thành công hạn chế của công ty về hiệu quả
kinh doanh lữ hành nội địa, đánh giá về các chính sách và biện pháp mà Công ty đã
thực hiện và đang thực hiện.
2.2 Tổng quan tình hình kinh doanh và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
đến hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà
Nội
2.2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà
Nội
Tháng 4 năm 2006, Công ty được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần, với
tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội và tên tiếng Anh: Hanoi
Tourism Investment Join Stock Company,tên viết tắt: HanoiTourism.,JSC.
Giấy phép đăng ký kinh doanh: 0101.909.909
Giấy phép lữ hành quốc tế: 01216
Địa chỉ trụ sở: 159 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội
Web: .
Năm 2010, toàn bộ cổ phần được chuyển nhượng cho ban hội đồng quản trị mới
với Chủ Tịch hội đồng quản trị là ông Bùi Đức Minh, Tổng Giám Đốc là bà Nhữ Thị
Ngần cùng các thành viên quản trị khác. Đây là một bước ngoặt lớn cho thương hiệu
Hanoi Tourism.Năm 2011, Hanoi Tourism mở chi nhánh Hải Phịng,năm2012 Cơng ty
mở chi nhánh Hồ Chí Minh,năm 2012 Cơng ty mở chi nhánh tại Bình Dương.Trong
những năm tới, Hanoitourism tiếp tục mở các chi nhánh tại Đà Nẵng, Hải Dương, Thái
Bình, … và hướng tới mở thêm nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành khác trên cả nước.
● Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hanoi có các chức năng kinh doanh sau: Kinh
doanh lữ hành,chuyên tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế cho khách du lịch
và cung cấp các dịch vụ du lịch như:
Visa – hộ chiếu
17
Hội nghị - hội thảo
Dịch vụ vé máy bay, tàu hỏa, tàu cao tốc
Dịch vụ cho thuế xe du lịch...
Từ khi hoạt động cho đến nay, Công ty Cổ phần đầu tư Du lịch Hanoi có nhiệm
vụ sau:
- Cơng ty có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng nghành nghề đã đăng ký, chịu
trách nhiệm trước Nhà nước, Đảng về kết quả hoạt động kinh doanh của mình, chịu
trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sảnphẩm dịch vụ do Cơng ty.
- Cơng ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn (bao
gồm cả vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác) nhận và sử dụng có hiệu quả các tài
nguyên đất đai và các nguồn lực khác nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm
vụ được giao.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký.
- Thực hiện nhiệm vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
- Có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về kế toán, hoạch toán,
chế độ kiểm toán và các chế độ khác.
- Chịu sự kiểm tra của Ban Tài chính Trung Ương, tuân theo quy định vềtra của
cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quốc phòng vàbảo
vệ an ninh quốc gia.
2.2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hanoi
Hình 2. 1: Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Đại Hội đồng cổ đơng
Hội đồng quản trị
Giámđốc
Phịng du lịch Inbound
Phịng du lịch
outbound
Ban giám sát
18
Phịng du lịch nộiđịa
Phịng nghiên cứu phát triển
Phịng hành chính tổ hợp
Phịng điều hành hướng dẫn
Phịng kế tốn
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phịng kế tốn
Đây là mơ hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, người lãnh đạo ra toàn bộ
các quyết định trong hoạt động của Công ty.Cơ cấu này phù hợp với một doanh nghiệp
nhỏ, bên cạnh đó nó lại linh động và có chi phí quản lý thấp. Tuy nhiên, Công ty là
một đơn vị chuyên kinh doanh lữ hành du lịch nên nhà lãnh đạo không thể bao quát
hết mọi mặt hoạt động của Công ty từ hoạt động tài vụ đến hoạt động kinh doanh (sản
xuất và bán tour). Nguồn nhân lực có vai trị cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp, các bộ phận của Công ty:
- Giám đốc Công ty (1người): Chịu trách nhiệm về mọi mặt của Công ty trực
tiếp điều hành các phó giám đốc phụ trách quyết định chiến lược kinh doanh, phụ trách
công tác đối ngoại và uỷ quyền cho các phó giám đốc khi cần thiết, là người phát ngơn
chính của Cơng ty.
- Phó giám đốc (2 người): chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực của
mình phụ trách, trực tiếp điều hành, lập kế hoạch hoạt động. Thay mặt giám đốc đàm
phán với các đối tác. Bên cạnh đó, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về việc sắp
xếp bảo vệ nhân sự, tài chính phù hợp với chức năng nhiệm vụ để các hoạt động có
hiệu quả hơn.
- Bộ phận kế tốn( 4 người): Chịu trách nhiệm hạch toán kinh doanh cho tồn
bộ các mặt hoạt động của Cơng ty theo chế độ tài chính hiện hành. Lập kếhoạch về tài
chính, quản lý và kiểm soát các nguồn lực, tài sản, theo dõi ghi chép báo cáo số liệu,
chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương và trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt, tham mưu cho
giám đốc trong việc quản lý hành chính doanh nghiệp để hạn chế tối đa chi phí.
19
- Hành chính bảo vệ( 7 người): tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sựvà
đào tạo cán bộ. Thực hiện các cơng tác hành chính, tổ chức các cuộc họp hội nghị…Và
sắp xếp lịch tiếp khách cho giám đốc, phó giám đốc. Trực tiếp quản lý và điều hành bộ
phận bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự cho các khu vực mà Công ty quản lý.
- Bộ phận kinh doanh( 28 người): chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của phó
giám đốc kinh doanh. Xây dựng kế hoạch cho từng thời kỳ. Tổ chức, điều hành, triển
khai các tour du lịch đường thuỷ và đường bộ. Xây dựng và thực hiện các tour mới. Có
kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn cho hướng dẫn viên và nhân viên
phục vụ. Mở rộng mối quan hệ với các khách hàng và nhà cung ứng. Tổ chức bán vé
và thực hiện các tour du lịch. Tham mưu cho giám đốc về việc mở rộng thị trường và
khai thác các loại hình kinh doanh mới.
2.2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đạt được trong thời gian qua
Kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hanoi đạt
được trong thời gian qua, được thể hiện qua hai bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2011 -2012
1000đ
1000đ
%
1000đ
%
1000đ
%
So Sánh
+_
20.467.802 21.164.249 696.447
401.359
468.42
67.103
1,96
2,21
0,75
9.726.188 9.015.826 -710.362
47,51
42,59
(-4,82)
8.291.539 9.378.057 1.086.518
40,51
44,35
3,84
%
103,4
116,71
92,70
113,1
-
Dịch vụ khác
Tỷ trọng
Chi phí
1000đ
%
1000đ
2.048.716 2.301.868 253.152
10,0
10,87
0,87
12.780.766 12.997.594 216.828
112,35
101,69
Outbound
Tỷ trọng
Inbound
Tỷ trọng
Nội địa
Tỷ trọng
Dịch vụ khác
Tỷ trọng
LNKD trước thuế
1000đ
%
1000đ
%
1000đ
%
1000đ
%
265.194
2.07
6.411.391
50,16
5.234.760
40,95
869.421
6,8
7.687.036
Stt
Chỉ tiêu
Đvt
I
3
Doanh thu
Outbound
Tỷ trọng
Inbound
Tỷ trọng
Nội địa
Tỷ trọng
4
II
1
2
1
2
3
4
III
1000đ
Năm 2011
Năm 2012
273.280
2,1
6.428.256
49,45
5.750.082
44,23
818.982
6,3
8.116.655
8.086
(0,03)
16.865
(-0,71)
515.322
3,28
-50.439
(-0,5)
429.619
103,4
100,02
109,84
94,19
105,58
20
IV
V
VI
Tỷ suất lợi nhuận
Thuế DN phải nộp
Số LĐ định mức
%
1000đ
Người
1000đ/
37,55
1.054.238
42
38,35
1.056.604
40
0,8
2.366
-2
100,22
104,55
NSLĐ bình quân
Tổng quỹ tiền lương
Tỷ suất tiền lương
Dựa vào bảng tổng
người
70.500
697.22,80 -777,2
98,89
1000đ
972.800
881.467
-91.333
90,61
%
4,75
4,16
(-0,59)
kết tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 2
năm vừa qua từ 2011 đến 2012 cho thấy:
Doanh thu: như vậy doanh thu của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu của bộ
phận Nội địa mang lại: tăng 13,1% tương ứng 1.086.518 nghìn đồng. Trong năm 2012,
tỷ trọng doanh thu của bộ phận Inbound và các bộ phận khác đều giảm, tỷ trọng
doanh thu của bộ phận Nội địa tăng đáng kể (tăng 3,84%), đóng góp quan trọng vào
kết quả kinh doanh của cơng ty.
Chi phí :như vậy mặc dù tỷ trọng chi phí cho bộ phận Inbound và các bộ phận
khác có giảm tuy nhiên giảm ít đồng thời chi phí của bộ phận Nội địa va Outbound
tăng lên khá cao do đó chi phí của tồn cơng ty cũng tăng khá cao so với năm 2011.
Lợi nhuận kinh doanh: lợi nhuận kinh doanh trước thuế của cơng ty năm 2012
tăng 42.619 nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng 5,58%. Trong khi đó, tổng doanh
thu của cơng ty tăng so với năm trước 3,4% nên làm cho tỷ suất lợi nhuận của năm nay
so với năm trước tăng 0,8%.
Năng suất lao động :điều này cho thấy số lao động trong công ty giảm đi và
năng suất lao động cũng giảm, tức việc giảm số lượng lao động trong công ty chưa
thực sự hiệu quả.
Mặc dù vậy, những số liệu này cũng đã chứng tỏ được rằng hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty vẫn đang tiếp tục trên đà phát triển qua các năm.
2.3 Phân tích tình hình phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nôi địa tại Công ty
2.3.1 Tình hình thị trường, sản phẩm và nguồn lực kinh doanh
2.3.1.1 Thị trường khách hàng của công ty
Hiện tại Công ty mới chỉ thực hiện được các tour du lịch ngắn ngày với khoảng
cách khơng xa Hà Nội. Chính vì vậy mà khả năng cung ứng sản phẩm cuả Công ty cho
thị trường không phong phú và đa dạng nên chưa thu hút được đông đảo khách du
lịch.Đặc điểm của khách nội địa này là họ đi du lịch với mục đích tham quan tìm hiểu
các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh ở khắp mọi miền đất nước. Đối
tượng khách tiêu dùng sản phẩm của Công ty chủ yếu là khách công vụ, những cán bộ
21
quản lý ở các doanh nghiệp, các tỉnh huyện. Vì vậy họ có mức chi tiêu cao hơn đối
tượng khách là học sinh, sinh viên và thời gian đi du lịch của họ thường dài hơn. Do
đó lợi nhuận mà Công ty thu được từ đối tượng khách này thường cao hơn so với đối
tượng khách khác. Việc đi sâu vào khai thác thị trường khách này được Công ty chú
trọng để đầu tư phát triển. Như vậy, Công ty đang chú trọng đi vào khai thác thị trường
khách du lịch nội địa đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu
đặt ra của việc phát triển bền vững cả dưới góc độ về kinh tế và góc độ về xã hội.
● Thị trường khách hàng hiện tại : đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch
Hanoi thì khách du lịch hiện tại chủ yếu là khách du lịch nội địa với quy mô hẹp khách
chủ yếu là nằm ở địa bàn Hà Nội, khách du lịch ở địa phận cách xa Hà Nội thì rất
ít.Cơng ty tập trung đi sâu vào khai thác thị trường khách du lịch nội địa bởi vì khách
du lịch nội điạ là khách đòi hỏi các điều kiện như trình độ ngoại ngữ, lượng vốn thấp
hơn so với khách quốc tế. Nếu như khách du lịch quốc tế là đối tượng được tập trung
chú ý như một nguồn thu ngoại tệ chính của ngành du lịch thì khách nội địa có vai trị
duy trì sự phát triển và tăng trưởng chung cho toàn ngành du lịch. Việc khuyến khích
được người dân trong nước đi du lịch đã tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các
thành phần lao động trong xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chương trình cứu trợ của
chính phủ như chương trình xố đói giảm nghèo, nâng cao trình độ nhận thức cho
cộng đồng.
● Thị trường khách hàng tiềm năng : kể từ khi Nhà nước và Chính phủ ta thực
hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu
tư, kinh doanh ở Việt Nam thì đã có rất nhiều người nước ngồi đến Việt Nam để làm
ăn để đi du lịch, tham quan nghỉ ngơi đây là nguồn khách du lịch rất lớn. Mức thu
nhập của người nước ngoài cao hơn mức thu nhập của người dân Việt Nam chính vì
vậy mà mức chi tiêu của họ rất lớn. Chính vì vậy mà mức chi tiêu của họ rất lớn. Bởi
lẽ đó mà trong những năm tới Công ty sẽ mở rộng thị trường : tổ chức các tour du lịch
đường bộ mở thêm các tour du lịch đường sông không chỉ phục vụ khách du lịch trong
nước mà còn phục vụ khách du lịch nước ngoài, tổ chức các tour du lịch sang các nước
láng giềng đặc biệt là Trung Quốc.
2.3.1.2 Hệ thống sản phẩm lữ hành nội địa của Công ty
22
Các tour du lịch trong nước: Công ty chủ yếu cung cấp các dịch vụ du lịch nội
địa, xây dựng các tour du lịch phù hợp với các thời điểm khác nhau và các tập khách
hàng khác nhau như:
Du lịch tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng: Với các chương trình mà điểm đến
du lịch đến các khu danh lam thắng cảnh và nghỉ dưỡng nổi tiếng như: vịnh Hạ Long,
Cát Bà, Phú Quốc, Vũng Tàu...
Du lịch văn hóa, lễ hội như các chương trình du lịch tới chùa Hương, chùa Bái
Đính, lễ hội Đền Hùng...
Du lịch làng nghề: Cơng ty có các chương trình tham quan, du lịch các làng
nghề quanh Hà Nội như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc,...Các tour du lịch của
công ty cũng khá đa dạng, có thời gian khác nhau. Các tour du lịch trong một ngày
như: Du lịch tham quan các làng nghề quanh Hà Nội, Du lịch Hà Nội Tàu hơi nước...
Các tour du lịch dài ngày như: Hà Nội - Hạ Long - Sapa - Hà Nội 6 ngày 7 đêm...
Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội tập trung khai thác hai
chương trình du lịch chính kết hợp và các chương trình du lịch bị động.
- Chương trình 1: Hà Nội- Đền Dầm - Đền Đại Lộ - Đền Chử Đồng Tử-Bát
Tràng
- Chương trình 2: Đêm hội Sơng Hồng
- Chương trình 3: Hà Nội- Vịnh Hạ Long
- Chương trình 4: Hà Nội- Cát Bà
Tuy nhiên, trong số các chương trình du lịch trên chỉ có chương trình 1 là được
thực hiện thường xuyên và dường như có sức hấp dẫn nhất đối với du khách. Vì chương
trình 1 vừa có thể là du lịch lễ hội đền chùa cũng có thể là du lịch mua sắm được.
Các tour du lịch trong nước mà công ty thiết kế mang đến cho khách hàng khá
phong phú về mặt số lượng cũng như các loại hình du lịch. Ngồi các chương trình du
lịch thiết kế chung cho tất cả khách hàng cơng ty cịn có những chương trình được
thiết kế riêng cho từng đối tượng như: du lịch trăng mật dành cho những cặp đôi mới
cưới, tour du lịch golf dành cho những người u thích mơn thể thao này...
2.3.1.3 Tình hình nguồn lực kinh doanh lữ hành nội đia
●. Tình hình lao động của Cơng ty
Bảng 2.3: Tình hình lao động kinh doanh lữ hành nội địa của Cơng ty trong
năm 2011-2012
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2012/2011
+/ -
1
Tổng số lao động
Người
8
8
0
%
0
23
2
2.1
2.2
3
3.1
3.2
3.3
4
Lao động theo giới tính
_Nam giới
Tỷ trọng
_Nữ giới
Tỷ trọng
Trình độ lao động
_Thạc sỹ
Tỷ trọng
_Đại học
Tỷ trọng
_Trung cấp
Tỷ trọng
Độ tuổi bình quân
Người
%
Người
%
3
37,5
5
62,5
4
50
4
50
Người
%
Người
%
Người
%
Tuổi
1
12,5
6
71,42
1
12,5
34,06
1
12,5
7
75
0
0
35,12
+1
+12,3
-1
-12,5
11,33
0
-
0
0
+1
+3,58
-1
-12,5
+ 1,06
11,6
103,11
Qua bảng 2.3: ta thấy nguồn lực cơ bản để phát triển hoạt đông kinh doanh lữ
hành nội địa của Cơng ty năm 2012 có 8 lao động mà đảm nhiệm một khối lượng công
việc khá lớn. Lao động theo giới tính có xu hướng cân bằng trong năm 2012.trình độ
lao động cao tất cả đều tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên về du lịch trong nước,
độ tuổi lao động bình quân là 34,5 tuổi rất trẻ có năng lực và hồi bão lớn.
● Vốn và cơ sở vất chất kỹ thuật
Nguồn vốn của Công ty: Bao gồm vốn kinh doanh tự có và các nguồn vốn huy
động khác khi cần thiết. Đây là điều kiện rất cần thiết để phát triển hoạt động kinh
doanh. Ở nước ta dường như nhịp độ tăng trưởng du lịch tương ứng với nhịp độ đổi
mới. Du lịch nước ta đang ở bước khởi đầu nên vấn đề về vốn kinh doanh của Công ty
càng trở nên quan trọng và bức thiết. Hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Cơng
ty trong hai năm vừa qua đă có những bước phát triển đáng mừng, lượng khách mà
kinh doanh lữ hành đón được tăng lên đáng kể. Chính vì vậy trong hoạt động kinh
doanh lữ hành rất cần có nguồn tài chính tốt để mở rộng phát triển.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng
với các yếu tố về kinh tế xã hội đă đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong công ty
mở rộng và đa dạng. Đặc biệt đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội tuy mới
đi vào hoạt động gặp khơng ít những khó khăn, thử thách song đã phát triển chiến lược
kinh doanh trong đó có kinh doanh lữ hành là chủ yếu .Cơng ty có đầy đủ trang thiết bị
tiện nghi phục vụ đáp ứng những mong muốn, yêu cầu của khách du lịch khi đến với
24
Cơng ty. Văn phịng của Cơng ty trang thiết bị một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho
việc kinh doanh lữ hành bao gồm: ba máy vi tính, một máy in, một máy Fax, hai máy
điện thoại…Nói chung việc bố trí trang thiết bị tại văn phịng của là hợp lý thuận lợi
cho việc đón giao dịch với khách.
2.3.2 Các biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa mà Công ty đã
thực hiện
Trong những năm vừa qua mặc dù có sự cạnh tranh hết sức gay gắt của các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động trong cả nước nhưng với sự nỗ lực cố
gắng của tồn bộ cán bộ cơng nhân viên của Cơng ty, hoạt động kinh doanh lữ hành
của Công ty đang từng bước phát triển và đứng vững trên thị trường. Để đạt được kết
quả đó Cơng ty đã thực hiện một số biện pháp sau đây:
● Chính sách về sản phẩm : sản phẩm của Công ty là các tour du lịch, Công ty
bán ra các tour du lịch của mình đồng thời tổ chức các đồn khảo sát các tour du lịch
mới. Đặc biệt ,Công ty đã tập trung nghiên cứu kỹ các nhu cầu của khách để đa ra các
chương trình phù hợp và có hiệu quả. Khách có nhu cầu đi du lịch có thể lựa chọn một
số chương trình du lịch trọn gói khác nhau, các chương trình đều được cơng ty xây
dựng, tính tốn giá cả, các tour đều được ghi đầy đủ lịch trình chi theo từng ngày, thậm
chí ghi cả Km vận chuyển để khách không thắc mắc. Công ty đã thực hiện chính sách
hạ giá sản phẩm tuỳ theo nhu cầu của khách khác nhau và khả năng thanh toán của họ.
Với khách đi theo đồn , cơng ty có chương trình du lịch riêng với chất lượng cao và
mức giá thấp hơn đồng thời có thể xây dựng theo nhu cầu của đoàn.
Hà Nội - Đà Nẵng - Hội An - Cù Lao Chàm -Siêu khuyến mãi chào hè 2013
Mã Tour: HN352
Giá Tour: 3.990.000 VNĐ
Hà Nội - Nha Trang - Siêu khuyến mại chào hè 2013
Mã Tour: HN351
Giá Tour: 5.590.000 VNĐ
Đà Nẵng - Biển Mỹ Khê - Cù Lao Chàm - Hội An - Non Nước
Mã Tour: HN321
Giá Tour: 0 VNĐ
…
Tuy nhiên có thế thấy sản phẩm tour du lịch của Cơng ty có giá khá cao hơn so
với các đối thủ cạnh tranh khác, thường hướng tới tập khách hàng là những người có
25
thu nhập mức khá trở lên, việc thiết kế các tour du lịch giá rẻ phù hợp với đông đảo
khách hàng thì khơng phải là thế mạnh của Cơng ty.
● Chính sách xúc tiến quảng cáo : như đã đề cập ở trên, Công ty đã đầu tư cho
việc xúc tiến quảng cáo bằng nhiều hình thức. Hiện tại, cơng ty quảng cáo chủ yếu
bằng hình thức truyền thơng qua internet là trang chủ trong đó
khách hàng có thể cập nhật đầy đủ các thông tin về các tour du lịch nội địa, giá
cả,ngày giờ... Cơng ty cịn phát cho các khách du lịch đã đến mình và nhờ họ thông tin
cho các khách khác hoặc gửi các tờ rơi tập gấp đến các đơn vị có nhu cầu… Tuy
nhiên, hoạt động này không diễn ra thường xuyên và liên tục, Công ty mới chỉ hoạt
động một cách ngắt quãng trong một số thời điểm nhất định đặc biệt là vào chính vụ
du lịch. Do đó việc đầu tư kinh phí, lực lượng lao động cho hoạt động này cịn hạn
hẹp, chính vì vậy đối tượng khách của cơng ty có quy mơ rất hẹp, chủ yếu là khách du
lịch trong thành phố Vì vậy, chưa thu hút được đông đảo khách và chưa khơi dậy được
nhu cầu của họ với chương trình du lịch của cơng ty.
● Chính sách phân phối: với kênh phân phối khác nhau, Công ty sử dụng cho
những loại khách khác nhau. Với loại khách đi theo đồn, Cơng ty nhận trực tiếp do
đặc điểm của khách hàng đi theo đoàn là số lượng lớn, thời gian du lịch dài thể hiện
theo kênh phân phối trực tiếp.
Công ty
Khách hàng
Mặt khác, việc tổ chức một tour du lich cho đồn khách địi hỏi u cầu rất cao
trong quá trình tổ chức: từ việc hướng dẫn đoàn khách, lên kế hoạch về thời gian và
địa điểm du lịch, chọn lựa hướng dẫn viên phù hợp với đồn….
Với loại khách đi lẻ, Cơng ty sử dụng kênh phân phối là các đại lý bán và các
điểm bán thể hiện qua sơ đồ.
Công ty
Đại lý bán
Khách hàng
Điểm bán
Khách hàng đi lẻ có thể đa dang với nhiều loại khách khác nhau, từ các vùng
miền khác nhau, mức thu nhập và đặc điểm tâm lý khác nhau. Vì vây, công ty đa phần
ủy quyền cho các đại lý bán và các điểm bán, nhằm mục đích thu hút được đông đảo
khách hàng tại các vùng, miền…