Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển thị trường của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 54 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
- CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHẦN MỀM

38
Mô hình thác nước 38
Mô hình này làm cho ý nghĩa việc sản xuất phần mềm được thấy rõ hơn. Xác định yêu cầu 38
Mô hình phát triển tiến hoá của phần mềm 39
- TẦM NHÌN CỦA CÁC QUÁ TRÌNH.

41
KHUYẾN KHÍCH NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

46
NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

46
+ Thị trường nội địa 47
+ Thị trường xuất khẩu 47
* TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC [3].

48
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PR Quan hệ công chúng
CNTT Công nghệ thông tin
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước


XP Lập trình cực hạn
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của công ty phân theo trình độ và giới tính
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG II 16
CHƯƠNG II 16
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 16
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 16
CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BUSINFOS 16
CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BUSINFOS 16
CHƯƠNG III 30
CHƯƠNG III 30
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ 30
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ 30
PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY 30
PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY 30
CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BUSINFOS 30
CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BUSINFOS 30
- CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHẦN MỀM

38
Mô hình thác nước 38
Mô hình này làm cho ý nghĩa việc sản xuất phần mềm được thấy rõ hơn. Xác định yêu cầu 38
Mô hình phát triển tiến hoá của phần mềm 39
- TẦM NHÌN CỦA CÁC QUÁ TRÌNH.


41
KHUYẾN KHÍCH NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

46
NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

46
+ Thị trường nội địa 47
+ Thị trường xuất khẩu 47
* TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC [3].

48
KẾT LUẬN 50
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Công Nghệ Thông Tin ngày càng được nhấn mạnh và ngày càng được ứng
dụng nhiều trong quản lý, điều hành,…không những tiếp kiệm được nhiều thời gian
và công sức mà còn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất cao, tiết kiệm được
nguyên vật liệu đầu vào mặt khác cùng với sự phát triển của internet thì sản phẩm
càng dễ dàng đến tay khách hàng. Công Nghệ Thông Tin tuy còn là một ngành mới
đối với nước ta nhưng đã có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển chung
của đất nước. Nhưng để tồn tại và phát triển lâu dài thì sản phẩn phần mềm mà
doanh nghiệp tạo ra và bán trên thị trường phải được khách hàng chấp nhận. Đó
chính là nhiệm vụ của hoạt động phát triển khách hàng của doanh nghiệp - phần lớn
được thực hiện trên cơ sở Marketing mix. Với các trang thiết bị hiện đại như: Máy

tính, mạng Internet, và việc phát triển các phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực
xây dựng, thiết kế, quản lý….Cùng với đội ngũ cán bộ trẻ năng động sáng tạo Công
ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos đã đóng góp nhiều trong lĩnh vực quản lý
Doanh nghiệp,nhà hang khách sạn.
Song mục tiêu của công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos không chỉ
dừng lại ở đó mà phải phấn đấu không ngừng để phát triển và có khả năng khẳng
định vị thế trên thị trường nước nhà.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự tìm hiểu trong thời gian thực tập thực tế
tại công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos cùng với sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn, đề tài “Phát triển thị trường của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm
Businfos” được chọn để nghiên cứu trong thời gian thực tập.
Chuyên đề này gồm có nội dung sau:
Chương I : Tổng quan về công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos.
Chương II: Thực trạng hoạt phát triển khách công ty cổ phần giải pháp
phần mềm Businfos.
Chương III: Một số biện pháp nhằm mở rộng và phát triển khách hàng
của công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos.
Em xin chân thành cám ơn !

SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
1
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BUSINFOS
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triển
phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin.
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty.
Tên đăng kí : Công Ty CP Giải Pháp Phần Mềm BUSINFOS.
Tên tiếng anh : BUSINFOS SOFTWARE SOLUTION JOINT

STOCK COMPANY.
Hình thức hoạt động : Công ty cổ Phần
Địa chỉ : Số 35,Nghach 82/2 Nghĩa Tân,Cầu Giấy,Hà Nội
Điện thoại : 0466719140
Di Động : 0983082334
Website : www.businfos.com
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Được thành lập vào đầu năm 2008 Công ty cổ phần giải pháp phần mềm
Businfos là công ty tin học chuyên nghiên cứu, phát triển phần mềm ứng dụng cho
Doanh nghiệp,khách Sạn, nhà hàng,và các tổ chức
Trải qua 3 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Businfos đã được nhiều
khách hàng và các đối tác biết đến là một Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực Công Nghệ thông tin có uy tín, đáng tin cậy trên thị trường Việt Nam. Và phần
mềm đã được triển khai và đưa vào sử dụng tại nhiều Doanh nghiệp,khách sạn có
uy tin tại các trung tâm du lịch lớn, đã chứng minh được tính thiết thực và hiệu quả
của các giải pháp phần mêm của công ty nó được khách hàng trong nước đánh giá
cao như:
- Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thanh Hóa.
- Công ty TNHH Nhật Quang.
- Công ty cổ phần công nghệ KTC.
- Vạn Chài Sầm Sơn Resort *** tại Sầm Sơn – Thanh Hoá.
Và nhiều Khách Sạn, Nhà Hàng, khu nghỉ vừa và nhỏ khác…
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
2
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và
ứng dụng Công Nghệ Thông Tin.
1.2.1.Cơ cấu lao động.
Do phần mềm công nghệ thông tin là một lĩnh vực kinh doanh còn mới và
doanh nghiệp mới thành lập quy mô còn nhỏ nên số lao động ít hơn so với các

doanh nghiệp có quy mô lớn. Nhưng lao động đều có trình độ và có tinh thần và
trách nhiệm cao trong công việc. Cụ thể tổng số lao động của Công ty Businfos
trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của công ty phân theo trình độ và giới tính
Năm
Trình độ
2008 2009 2010
Tổng
lao động
Lao động
nữ
Tổng
lao động
Lao động
nữ
Tổng
lao động
Lao động
nữ
Trên đại học 6 0 8 1 10 1
Đại học 57 12 71 12 104 16
Cao đẳng 17 3 24 5 28 7
Tổng số 80 15 103 18 142 24
(Nguồn: theo số liệu phòng kế toán của Công Ty)
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu lao động của công ty có trình độ Đại Học chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng số lao động. Năm 2008 chiếm 71.25%, năm 2009 chiếm
69%, năm 2010 chiếm 73.24%
1.2.2. Cơ cấu tổ chức.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
3

Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức của Công ty Businfos.

+ Phó Giám đốc điều hành: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về các lĩnh vực: kinh
doanh, khuếch trương hình ảnh của Công ty, cung cấp các thông tin về đối tác kinh
doanh, phân tích thị trường của công ty trong thời gian hiện tại và thị trường trong
tương lai…
+ Phó Giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp giám đốc trong các lĩnh vực liên
quan đến kỹ thuật như: thiết kế và lập trình phần mềm, tư vấn vể kỹ thuật, nghiên
cứu thiết kế phần mềm mới…
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Phó giám đốc còn gọi là Ban
Quản Lý với các nhiệm vụ chính:
- Xác định chiến lược phát triển dài hạn và ngắn hạn cho Công ty và lập
kế hoạch.
- Điều hành việc thực hiện các chiến lược đề ra.
- Phát triển kinh doanh.
- Xây dựng các quy định, chế độ chính sách chung của Công ty về nhân
sự, lương, tài chính kế toán.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
4
Giám Đốc
Phòng
Kỹ
Thuật
Phòng
triển
khai
Phòng
Market
ing

Phòng
kế
toán
Phòng
Chăm
sóc
khách
hàng
Phó Giám Đốc kỹ thuật Phó Giám Đốc điều hành
Chuyên đề tốt nghiệp
• Các phòng ban chức năng:
a. Phòng kỹ thuật.
Là phòng quan trọng của công ty với các chức năng:
- Nghiên cứu và lập trình phần mềm mới.
- Tạo phần mềm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Hỗ trợ triển khai thực hiện hợp đồng trong việc lập trình sửa đổi theo
yêu cầu của khách hàng.
- Tư vấn về kỹ thuật.
- Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh sửa đổi sản phẩm theo các yêu cầu đặc
thù.
- Bảo hành chương trình sửa đổi.
b. Phòng triển khai.
Triển khai là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất một phần mềm
nhằm mục đích cài đặt cho khách hàng, đâo tạo, sử dụng, hỗ trợ việc chuyển đổi dữ
liệu và đưa vâo hoạt động chính thức với các chức năng cơ bản sau:
- Khảo sát thêm yêu cầu của khách hàng.
- Tư vấn về xây dựng hệ thống thông tin.
- Phối hợp với phòng kỹ thuật để sửa đổi, kiểm tra và tiếp nhận chương
trình sửa đổi theo yêu cầu của khách hàng.
- Cài đặt chương trình phần mềm cho khách hàng.

- Đào tạo người sử dụng.
- Hỗ trợ khách hàng sử dụng trong thời gian đầu.
- Hỗ trợ bảo hành khi cần thiết.
c. Phòng Marketing.
Đây là một phòng quan trọng để xây dựng hình ảnh, thương hiệu và uy tín
của Công ty trên thị trường có các chức năng sau:
- Nghiên cứu dự báo thị trường về nhu cầu thực tế và nhu cầu tiềm năng.
- Tìm kiếm khách hàng.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Có kế hoạch và lập phương án tiếp thị, phát triển quan hệ khách hàng cũ
và các khách hàng tiềm năng.
- Tiếp nhận và tổng hợp các ý kiến của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ
của Công ty góp phần định hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng ngày một tốt hơn.
d. Phòng kế toán.
- Tồ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán ở Công ty theo quy định của
Pháp lệnh kế toán thống kê, của ngành và hướng dẫn của giám đốc điều
hành.
- Triển khai hoạt động hạch toán kế toán.
- Thanh toán bù trừ các chứng từ.
- Thanh toán điện tử.
- Thanh toán liên ngân hàng.
- Kiểm soát các chứng từ trước khi thu chi tiền mặt.
- Kế toán việc chi tiêu nội bộ Công ty.
- Hoạch toán các chứng từ gửi tiết kiệm của các thành phần kinh tế.
- Xây dựng và bảo vệ kế hoạch tài chính, kế hoạch xây dựng cơ bản của công
ty. Tổ chức thực hiện trang bị, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, quản lý
chi tiêu theo kế hoạch do ban giám đốc đã xét duyệt.

- Lập báo cáo kế toán thống kê tháng, quý và báo cáo quyết toán năm. Tổ chức
phân tích đánh giá kết quả tài chính theo định kỳ quý, năm, báo cáo sơ kết,
tổng kết theo chuyên đề lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
- Tiếp nhận xử lý các văn thư đi, đến; theo dõi lưu trữ các văn thư và tờ trình
được xử lý, quản lý con dấu và các ấn tín khác của Công ty.
- Sắp xếp và điều động phương tiện phục vụ công tác, chuẩn bị các điều kiện
cần thiết cho các cuộc họp, hội nghị và thực hiện công tác lễ tân.
- Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do ban quản lý giao cho.
e. Phòng chăm sóc khách hàng.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Sau khi cài đặt phần mềm cho khách hàng công ty còn thực hiện các hoạt
động dịch vụ sau:
- Lắp đặt phần mềm tại đơn vị tại đơn vị sử dụng.
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm đã cài đặt.
- Tư vấn cho khách hàng về phần mềm đã cài đặt.
- Bảo hành cho khách hàng sau khi đã cài đặt.
- Hội nghị khách hàng để thu thập ý kiến của khách hàng về chất
lượng của phần mềm, về giao nhận, thanh toán các hợp đồng , báo
cáo và ký kết các hợp đồng mới.
Thường xuyên hỏi thăm khách hàng về sản phẩm phần mềm mà khách hàng
khách hàng đang sử dụng…
1.3.Nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển khách hàng của
Doanh Nghiệp kinh doanh phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin.
1.3.1 Đặc điểm của thị trường phần mềm.
1.3.1.1 Khái quát thị trường phần mềm trong nước.
Phần mềm là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực
hiện một điều nào đó theo yêu cầu của người sử dụng. Chúng ta không thể thấy
hoặc sờ được phần mềm, mặc dầu ta có thể hiển thị được chương trình trên màn

hình hoặc máy in. Vì vậy phần mềm có thể được ví như hồn của máy tính mà phần
cứng là của nó được xem như phần xác.
a. Cung phần mềm.
Thị trường phần mềm Việt Nam hiện nay được cung ứng bởi hai lực lượng
chủ yếu là các doanh nghiệp phần mềm trong nước và các doanh nghiệp phần mềm
nước ngoài.
+ Các doanh nghiệp phần mềm trong nước.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 3063 Doanh Nghiệp tham gia hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm nhưng chỉ có khoảng 1200 Doanh
Nghiệp là bước vào hoạt động thực sự. Phần lớn những Doanh Nghiệp này là những
Công ty có quy mô vừa và nhỏ, quy mô lớn chỉ chiếm rất ít khoảng 1.8% trong tổng
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
số. Hầu hết các Doanh Nghiệp kinh doanh phần mềm nói riêng và các Doanh
Nghiệp Việt Nam nói chung năng lực quản lý và kinh doanh còn yếu kém, trình độ
nguồn nhân lực lại có hạn nên mặc dù chiếm ưu thế là số đông các nhà cung ứng
nhưng chỉ chiếm giữ được thị phần nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài
cung ứng phần mềm.
+ Các Doanh Nghiệp phần mềm nước ngoài.
Đây là những tập đoàn phần mềm lớn trên thế giới có uy tín cũng như kinh
nghiệm sản xuất và kinh doanh phần mềm nhiều năm. Sản phẩm phần mềm của họ
tiếp cận thị trường Việt Nam chủ yếu là phân phối gián tiếp thông qua các nhà nhập
khẩu phần mềm trung gian. Mặc dù số lượng các Doanh Nghiệp phần mềm nước
ngoài không nhiều nhưng họ lại chiếm được phần lớn thị trường Việt Nam. Nguyên
nhân là họ hơn các Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam về mọi mặt từ quy mô kinh
doanh, nguồn nhân lực, khả năng tài chính, thiết bị công nghệ…cho đến các hoạt
động nghiên cứu và triển khai marketing. Có thể kể đến một số nhà cung cấp phần
mềm tên tuổi như: Microsoft, Oracle…
b. Cầu phần mềm.

Hiện nay phần lớn cầu thị trường phần mềm chủ yếu vẫn dựa vào sức mua
của các tổ chức và Doanh Nghiệp nhà nước bao gồm: các tổng Công ty lớn, các cơ
quan Chính Phủ, các ngân hàng, trường học, bệnh viện hay các tổ chức khác… Đối
với Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos thì khách hàng chủ yếu hiện nay
là các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ c.
 Phần mềm đóng gói: Là một loại phần mềm được các nhà sản xuất đầu tư
nghiên cứu, tổng hợp từ những lần khảo sát nghiên cứu thực tế các nghiệp vụ hoặc
một số lĩnh vực nào đó của Doanh Nghiệp. Từ những thông tin khảo sát thu thập
được kết hợp với những chuẩn mực, nghiệp vụ đặc trưng của Doanh Nghiệp nhà
sản xuất sẽ tập hợp thành những điểm chung và xây dựng nên một mô hình tổng thể
thống nhất khả thi thích ứng với các Doanh Nghiệp ở một mức độ nào đó. Phần
mềm đóng gói có thể được chia ra làm hai nhóm chính như sau:
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
8
Chuyên đề tốt nghiệp
- Nhóm phần mềm thích ứng sử dụng được ở tất cả các ngành nghề. Với
nhóm này các phần mềm đóng gói thường chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong toàn bộ
các hoạt động của Doanh Nghiệp như: Phần mềm bán hàng, quản lý nhân sự, quản
lý công nợ
- Nhóm phần mềm chuyên dụng cho những ngành nghề riêng. Các phần
mềm này có phạm vi ứng lớn hơn trong một Doanh Nghiệp hoạt động trong nhóm
ngành nghề đó như: các Doanh Nghiệp đóng gói phục vụ quản lý cho ngành may
mặc, xây dựng, Khách sạn, Nhà hàng…
 Phần mềm đặt hàng theo yêu cầu: Là phần mềm đặt hàng theo yêu cầu sẽ
được các nhà cung cấp thiết kế xây dựng thích ứng với những đặc điểm, quy trình
hoạt động kinh doanh mà Doanh Nghiệp đang áp dụng. Điều này sẽ giúp cho Doanh
Nghiệp dễ tiếp cận với các tiện ích của phần mềm, đồng thời quy trình sản xuất kinh
doanh không bị xáo trộn nhiều. Vì những lợi ích mang tính thiết thực và gần gũi
như vậy nên các nhà cung cấp giải pháp thường tính giá khá cao, thêm vào đó là các
chi phí về triển khai, nâng cấp ứng dụng trong tương lai. Và thường thì các Doanh

Nghiệp có thể phải đặt mỗi quan hệ lâu dài với nhà cung ứng phần mềm.
Phần mềm đặt hàng cũng có nhiều loại, có loại chỉ đáp ứng và chuyên sâu
cho một lĩnh vực hoạt động nào đó, có loại thì bao quát và hỗ trợ tổng thể toàn bộ
quy trình quản lý và các công đoạn sản xuất kinh doanh cho Doanh Nghiệp.
Bảng 1.2:Bảng so sánh giữa phần mềm đóng gói và phần mềm đặt hàng.
TT Tiêu chí Phần mềm đóng gói Phần mềm đặt hàng
1 Đặc điểm 1.Hướng tới những nhiệm vụ chức năng
mang tính tổng quát chung của các
1. Đa phần chỉ hướng đến và đáp
ứng những nhu cầu đang có của
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Doanh Nghiệp.
2. Giải quyết những vấn đề mang tính
chung đó, khó đi sâu và bao quát hết tất
cả những đặc điểm của đa số Doanh
Nghiệp.
3. Có thể ứng dụng vào nhiểu nơi, rộng
khắp cho nhiều ngành, nhiều công ty.
4. Thời gian triển khai ít, dễ cài đặt và
sử dụng, với một hệ thống công cụ giúp
đỡ và không phức tạp lắm về chức năng.
khách hàng.
2.Giải quyết triệt để những nhu
cầu đó.
3. Thường chỉ đáp ứng riêng cho
đơn vị đặt hàng, rất khó đáp ứng
cho các Doanh Nghiệp khác.
2 Mục đích ứng dụng

Hướng đến nhiều Doanh Nghiệp, các
nghiệp vụ chuẩn mang tính chung.
Hướng đến nhu cầu cụ thể thực
tế của một Doanh Nghiệp.
3 Khả năng ứng dụng
Giải quyết được một phần nào đó trong
số các nhu cầu.
Giải quyết khá triệt để các yêu
cầu của đơn vị đặt hàng.
4 Phạn vi ứng dụng Rộng, nhiều ngành nghề…
Hẹp thường chỉ một Doanh
Nghiệp.
5 Giá cả chi phí Rẻ hơn, ít hơn Đắt hơn, nhiều hơn
6 Sự hỗ trợ Ít hơn, kém hơn nhiều hơn, tốt hơn
7 Khả năng phát triển Cập nhập theo phiên bản Có thể thực hiện ngay
(Nguồn: theo tạp chí Tin Học và Đời Sống)
Đối với các Doanh Nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhỏ, hẹp với quy mộ
không lớn các nghiệp vụ chức năng hoạt động ổn định theo chuẩn mực như: Bán
hàng, dịch vụ kho bãi, suất nhập khẩu… vì mức đầu tư cho các phần mềm quản lý
không nhiều nên hướng đến các giải pháp đóng gói. Điều đó sẽ giúp cân giữa vấn
đề chi phí và hiệu quả khai thác phần mềm. Đối với các Doanh Nghiệp có nhiều
điểm riêng biệt trong hoạt động và có thể thay đổi quy trình bất kỳ lúc nào thì nên
hướng đến việc sử dụng phần mềm đặt hàng theo yêu cầu quản lý cho một nhà cung
cấp giải pháp nào đó. Đồng thời thiết lập một kênh quan hệ với nhà cung cấp giải
pháp này.
Bảng 1.3: Thị trường Công Nghệ Thông Tin Việt Nam (2007 – 2010).
Đơn vị: triệu USD
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1735 2359.6 3256.25 4591.31
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B

10
Chuyên đề tốt nghiệp
% tăng 36.0 38.0 41.0
(Nguồn: Hội Tin học Thành Phố Hồ Chí Minh)
1.3.1.2 Khái quát thị trường nước ngoài.
Hãng tư vấn AT Kearney vừa công bố bảng xếp hạng top 50 quốc gia hấp dẫn
nhất về gia công PM toàn cầu (2009 A.T.Kearney Global Services Location Index),
xếp hạng Việt Nam đứng thứ 10, tăng 9 bậc so lần xếp hạng trước đó được công bố
vào năm 2007 Việt Nam được đánh giá cao ở chi phí rẻ tuy nhiên chất lượng và sự
sẵn có nguồn nhân lực lại thua khá xa các nước láng giềng. Báo cáo của AT
Kearney đánh giá việc Việt Nam tăng 9 bậc phản ánh thực tế là ngành gia công PM
của Việt Nam đang tăng trưởng rất sôi động, đặc biệt là các dịch vụ CNTT. Các
công ty Nhật đã chọn Việt Nam làm điểm đến gia công từ nhiều năm nay và ưu tiên
các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam hơn một số thị trường khác như Nga”.Nếu như
các Doanh Nghiệp định hướng thị trường nội địa gặp khó khăn về thông tin (thiếu
việc làm) thì khó khăn lớn nhất của các Doanh Nghiệp định hướng thị trường gia
công phần mềm lại không phải là thiều việc làm mà là thiếu người làm.
Quan tâm hàng đầu của các Doanh Nghiệp phần mềm làm gia công là phát
triển nguồn nhân lực và nâng cao quy trình quản lý chất lượng. Các thị trường lớn
của các Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay là Bắc Mỹ và Nhật Bản, trong
đó Nhật Bản đang được nhiều Doanh Nghiệp quan tâm do sự quan tâm của Chính
Phủ và Doanh Nghiệp của Nhật Bản đối với Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam,
cũng như các thuận lợi về văn hoá, địa lý. Đây cũng là một cơ hội cho Công ty cổ
phần giải pháp phần mềm Businfos
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
11
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.2.1 Những nhân tố bên ngoài Doanh Nghiệp.
a. Cơ sở pháp luật về công nghệ thông tin.

Đó là các văn bản pháp luật về Công Nghệ Thông tin theo Quyết định số
05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26-10-2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến
năm 2020. Mục tiêu của Quy hoạch là phát triển mạnh nguồn nhân lực công nghệ
thông tin, đảm bảo có đủ nhân lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin, xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cung cấp nhân lực công nghệ
thông tin cho thị trường lao động quốc tế; hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng
lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, nâng trình độ đào
tạo nhân lực công nghệ thông tin của nước ta tiếp cận trình độ quốc tế và tham gia
thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; từng bước trở thành một trong những nước
cung cấp nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho các nước trong khu vực
và trên thế giới; đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin phục vụ quốc phòng. Việt Nam phấn đấu đến năm 2015, tất cả cán bộ,
công chức, viên chức các cấp, 100% cán bộ y tế, 80% lao động trong các doanh
nghiệp và trên 50% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Các
bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giám đốc công nghệ thông tin,
được đào tạo theo quy định của Nhà nước. Đến năm 2020, 90% lao động trong các
doanh nghiệp và trên 70% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.
b.Cơ sở hạ tầng Công Nghệ Thông Tin.
Việt Nam hiện nay cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém do đó cần phải thu hút
nhiều nhà đầu tư để nâng cao cơ sở hạ tầng. Việc tăng trưởng khá mạnh mẽ và liên
tục của Việt Nam đang khiến cho cơ sở hạ tầng bị quá tải mặt khác sự tham gia của tư
nhân trong cũng như ngoài nước vào lĩnh vực này còn bị hạn chế. Điều đó khiến nước ta
còn nhiều khó khăn. Để giảm bớt những khó khăn đó Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
đã công bố đầu tư cho cơ sở hạng tầng Công Nghệ Thông Tin chiếm 10GDP; và gần đây
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
12
Chuyên đề tốt nghiệp
nhà nước đã đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê dài hạn.

Trong số 970.000 Doanh Nghiệp nhỏ tại Việt Nam chỉ có 85% là có sử dụng
máy tính trong kinh doanh. Hơn 15% trong số các Doanh Nghiệp chưa sử dụng máy
tính này đang có kế hoạch mua máy tính trong vòng thời gian tới. Con số này tương
đương với 750.63 tỷ VNĐ ,mà các Doanh Nghiệp nhỏ này sẽ chi ra để đầu tư cho
cơ sở hạ tầng Công Nghệ Thông Tin của mình trong năm 2011 Kết quả này được
rút ra sau một cuộc nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi Access Markets
International. Tuy nhiên hiện nay con số này đã có sự thay đổi nhiều điều đó tác
động mạnh mẽ đến các Doanh Nghiệp đặc biệt là Doanh Nghiệp kinh doanh phần
mềm Công Nghệ Thông Tin trong đó có Công ty cổ phần giải pháp phần mềm
Businfos.
C. Trình độ dân trí.
Việt Nam khó có thể thoát khỏi hoàn cảnh của một nước nghèo nàn và lạc hậu,
nếu trình độ dân trí của người Việt Nam không được nâng cao. Đây là một công tác
dài hạn và đã được bắt tay ngay từ khi đất nước còn chìm trong chiến tranh.
Đặc điểm của trình độ dân trí có những ảnh hưởng rất lớn đối với các Doanh
Nghiệp kinh doanh trên thị trường. Cụ thể là trình độ dân trí càng cao thì người dân
càng có nhiều nhu cầu về công nghệ thông tin đó là cơ hội đối với các Doanh
Nghiệp kinh doanh phần mềm. Nhưng những nhu cầu đó phong phú và đa dạng
buộc các Doanh Nghiệp phải mất nhiều thời gian và chi phí trong việc tìm ra
phương thức để đáp ứng các nhu cầu của họ. Dân trí càng cao đồng nghĩa với sự đòi
hỏi cung ứng dịch vụ cũng như các loại sản phẩm có chất lượng cao hơn.
1.3.2.2 Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp.
a. Yếu tố con người.
Một Doanh Nghiệp có sức mạnh về con người là Doanh Nghiệp có khả năng
lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công việc và sắp xếp đúng
người trong một hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc.
Với lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo sẽ liên
quan đến khả năng tập hợp và đạo tạo đội ngũ người lao động có khả năng đáp ứng
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
13

Chuyên đề tốt nghiệp
cao yêu cầu kinh doanh của Doanh Nghiệp. Để có khả năng hoàn thành xuất sắc
công việc trong kinh doanh thì một người phải hội tụ đủ các yếu tố: tài năng, kiến
thức, kính nghiệm. Tài năng là yếu tố bẩm sinh, kiến thức là do học tập mà có, còn kinh
nghiệm thì do quá trình tích luỹ cá nhân trong quá trình làm việc mà có. Sự khác biệt về
các yếu tố trên đã hình thành nên những cá nhân có khả năng khác nhau.
- Người quản lý (lãnh đạo) các cấp.
- Người tham mưu (nghiên cứu đánh giá cơ hội, xây dựng chiến lược kế
hoạch kinh doanh).
- Người sáng tạo (nghiên cứu phát triển ý đồ mới của sản phẩm).
- Người thừa hành (thực hành tác nghiệp cụ thể).
Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực: liên quan đến sức mạnh tiềm
năng của Doanh Nghiệp về con người và phát triển nhân lực cho thấy khả năng chủ
động phát triển sức mạnh con người của Doanh Nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của kinh tế thị trường.
Chiến lực phát triển nguồn nhân lực không chỉ liên quan đến những vấn đề
về đội ngũ lao động hiện tại mà còn tạo khả năng thu hút lao động xã hội nhằm kiến
tạo cho Doanh Nghiệp một đội ngũ lao động:
•Trung thành luôn hướng về doanh nghiệp
• Có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi, năng suất lao động và tính sáng
tạo cao
•Có sức khoẻ có khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt.
b. Nhân tố tiềm lực và nhân tố tài chính.
Tiềm lực tài chính là một nhân tố phản ánh sức mạnh của một Doanh Nghiệp
thông qua khối lượng vốn mà Doanh Nghiệp đó có thể huy động vào kinh doanh,
khả năng phấn phối hiệu quả các nguồn vốn và quản lý tốt các nguồn vốn trong
kinh doanh là một thế mạnh để các Doanh Nghiệp kinh doanh thành công trên
thương trường. Trong doanh nghiệp dù các chiến lược các kế hoạch phát triển
doanh nghiệp có tốt đến đâu mà Doanh Nghiệp lại không có khả năng về tài chính
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B

14
Chuyên đề tốt nghiệp
để thực hiện thì cũng phải bỏ đi. Bởi vì các Doanh Nghiệp có ý tưởng kinh doanh
hay đến đâu và các chương trình kế hoạch kinh doanh có được xây dựng tốt đến đâu
chăng nữa nhưng Doanh Nghiệp không có tiềm lực tài chính thì cũng khó mà thực
hiện được.
Do đó nhân tố tiềm lực tài chính phải được các Doanh Nghiệp đặt lên vị trí
hàng đầu trong kinh doanh.
c. Tiềm lực vô hình.
Trong Doanh Nghiệp ngoài các tiềm lực mà ta có thể xem xét và cân đo đong
đếm được thì còn có các tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của Doanh Nghiệp
trong hoạt động thương mại thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của Doanh
Nghiệp. Sức mạnh vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa
chọn và quyết định mua hàng của khách hàng. Hay nói cách khác sức mạnh vô hình
tác động đến khả năng thu hút khách hàng của Doanh Nghiệp.
Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có, tuy có thể được hình thành một
cách tự nhiên nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có tổ
chức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho Doanh
Nghiệp. Tiềm lực vô hình cần được chú ý tới trong tất cả các hoạt động kinh doanh
của Doanh Nghiệp nó được thể hiện ở:
- Hình ảnh, uy tín của Doanh Nghiệp trên thương trường.
- Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá.
- Uy tín và mối quan hệ của lãnh đạo Doanh Nghiệp với đối tác kinh doanh
- Văn hoá của từng doanh nghiệp.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
15
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BUSINFOS

2.1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm
Businfos
2.1.1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Các lĩnh vực kinh doanh của Công Ty.
 Phần mềm: Đây là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công Ty bao gồm
- Phân hệ quản lý phòng ( Font office – FO).
- Phân hệ quản lý các điểm bán hàng ( Point of sale – POS ).
- Quản lý cước điện thoại ( PABX ).
- Phân hệ kế toán ( Back office – BO ).
 Dịch vụ thiết kế website và dữ liệu trực tuyến:
-Thiết kế webside doanh nghiệp.
-Thiết kế webside thương mại điện tử.
-Xây dựng trang tin điện tử.
-Hosting doanh nghiệp
 Dịch vụ/tư vấn:
Đây là lĩnh vực mới mà Công ty mới tham gia vào đó là tư vấn về phần mềm
quản lý Khách sạn và nhà hàng cho tất cả mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu sử
dụng phần mềm để hỗ trợ cho công việc kinh doanh nhưng chưa biết nên sử dụng
phần mềm nào cho phù hợp.
Như chúng ta đã biết cung và cầu thị trường trên thị trường Việt Nam chưa
thực sự gặp nhau nên khách hàng rất lúng túng khi lựa chọn những phần mềm đáp
ứng đúng nhu cầu của mình. Tư vấn tuy còn là lĩnh vực khá mới mẻ nhưng nhờ đáp
ứng những nhu cầu tìm kiếm phần mềm để thoả mãn nhu cầu của khách hàng nên
trong tương lai sẽ còn nhiều điều kiện phát triển hơn nữa, nhất là khi tư vấn dịch vụ
nói chung trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ và chiếm phần lớn GDP của các
nước đã và đang phát triển.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài ra trong những năm tới Công ty sẽ hướng tới một số lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chuyển giao công nghệ tin học và ứng dụng
vào các công nghệ khác, xuất nhập khẩu thiết bị, sản phẩm Tin Học và các công
nghệ khác.
- Xuất nhập khẩu uỷ thác…
- Nhập khẩu và kinh doanh các thiết bị viễn thông…
- Nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh , tư vấn đầu tư chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực Tin Học.
Do vậy đóng góp của tững lĩnh vực vào doanh thu của Công ty có thay đổi
nhiều qua các năm nhưng nhìn chung thì lĩnh vực phần mềm vẫn chiếm đa số mặc
dù có xu hướng giảm dần trong mấy năm gần đây.
Bảng 2.1: Bảng kê chi tiết những đóng góp của từng lĩnh vực: phần mềm,
giáo dục/đào tạo, dịch vụ/tư vấn vào doanh thu của Công Ty.
Lĩnh vực kinh doanh
% đóng góp của từng lĩnh vực vào doanh thu của Công ty
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Phần mềm 90% 80% 70%
2.thiết kế webside 7% 15% 20%
3.Tư vấn và dịch vụ khác 3% 5% 10%
Tổng 100% 100% 100%
( Nguồn: theo tài liệu của phòng kế toán)
Biều đồ so sánh những đóng góp của từng lĩnh vực: phần mềm, giáo dục/đào
tạo, dịch vụ/tư vấn vào doanh thu của Công Ty
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy xu hướng phát triển của Công ty cổ
phần giải pháp phần mềm Businfos thể hiện qua tỷ trọng đóng góp của từng lĩnh
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
17
Chuyên đề tốt nghiệp
vực thay đổi qua các năm. Trong đó doanh thu của lĩnh vực phần mềm giảm dần
nhường chỗ cho hai lĩnh vực còn lại là thiết kế webside, dịch vụ/tư vấn. Đây cũng là
một xu hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của toàn ngành công nghiệp

phần mềm Việt Nam nói riêng và của toàn ngành công nghiệp phần mềm thế giới
nói chung.
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos có thể đánh giá thực trạng hoạt
động kinh doanh qua hai chỉ tiêu Doanh thu và thu nhập bình quân người/ trên
tháng của Công Ty
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của
Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu 9.850 13.563 20.330
Chi phí 5.750 6.324 9.630
Lợi nhuận sau phân phối 4.100 7.239 9.700
Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà Nước 0.001 0.001 0.001
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008,2009,2010 công ty cổ phần giải
pháp phần mềm Businfos)
• Ghi chú: Đối với các doanh nghiệp mới kinh doanh không tính VAT khi
bán sản phẩm và được miễm thuế thu nhập trong vòng 4 năm. Chỉ phải nộp thuế
môn bài mỗi năm một triệu đồng.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy:
+ Với năm 2008.
- Doanh thu năm 2009 tăng tuyệt đối so với năm 2008 là 371 triệu đồng và
tăng tương đối là 33,3 %.
- Chi phí năm 2009 giảm tuyệt đối là 55 triệu đồng và tăng tương đối là 9.5 %
so với năm 2008.
- Lợi nhuận sau phân phối năm 2009 tăng tuyệt đối là 316 triệu và tăng tương
đối là 77% so với năm 2008.

+ Với năm 2009.
- Doanh thu năm 2010 tăng tuyệt đối 677 triệu đồng và tăng tương đối 49.95%
so với năm 2009.
- Chi phí năm 2010 tăng tuyệt đối là 333 triệu đồng và tăng tương đối là
52.85% so với năm 2009.
- Lợi nhuận năm 2010 tăng tuyệt đối là 344 triệu đồng và tăng tương đối là
47.38% so với năm 2009.
Như vậy ta thấy lợi nhuận từ năm 2008 đến 2010 đều tăng dần. Có kết quả
như vậy là do trong những năm đầu sản phẩm phần mềm mới được áp dụng trong
thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn vì đó là sản phẩm vô hình nên việc giới thiệu và
quảng bá sản phẩm sẽ khác biệt rất nhiều so với sản phẩm hữu hình. Nhưng cùng
với sự tiến bộ của khoa học công đặc biệt là sự phát triển của tin học nên dần dần
khách hàng hiểu về sản phẩm phần mềm hơn và dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận
và sử dụng sản phẩm của Công ty Businfos.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
19
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2. Khách hàng và phát triển khách hàng của Công ty cổ phần phát triển
phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin.
2.2.1. Thực trạng khách hàng của Công Ty.
Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin
luôn luôn nỗ lực để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới bằng những
chiến lược Marketing thích hợp. Và kết quả là cho đến nay lượng khách hàng của
Công ty đã tăng lên nhiều so với hai năm đầu mới thành lập cụ thể là đã được nhiều
khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tin dùng.
Bảng 2.3: Số lượng khách hàng của
Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Businfos
Đơn vị: khách hàng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tổng số 75 126 263

2. Lượng tăng 51 137
3. Tốc độ tăng (%) 68% 108.7%
(Nguồn: phòng marketing của công ty)
Qua số liệu trên ta thấy năm 2009 số lượng khách hàng tăng 68% so với năm
2008 tiêu biểu là lượng khách hàng là các Khách Sạn lớn.
Năm 2010 lượng khách hàng tăng 108.7% so với năm 2009. Lượng khách
hàng luôn tăng lên trong mấy năm gần đây là do phần mềm của công ty đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng đồng trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì khả
năng hiều biết về Công nghệ thông tin trong lòng khách hàng cũng ngày càng được
nâng cao, có thể cạnh tranh với các công ty phần mềm trong khu vực và những lợi
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
20
Chuyên đề tốt nghiệp
ích mà phần mềm đem lại khi sử dụng phần mềm trong quản lý hoặc trong kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Phân loại khách hàng sử dụng phần mềm của Công Ty.
Đơn vị: Khách hàng.
TT Loại khách hàng
Năm
2008 2009 2010
1 Cơ quan nhà nước 2 3 10
2 Khách sạn 41 63 104
3 Nhà hàng 7 17 42
4 Tổ chức khác 15 43 107
Tổng 65 126 263
(Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty).
Qua bảng số liệu trênkhách hàng sử dụng phần mềm của công ty qua các năm
2008, 2009, 2010 đều có chiều hướng tăng lên khá mạnh cụ thể:
- Khách hàng là Khách sạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn và cũng có xu hướng
tăng lên mạnh hơn, năm 2009 tăng lên 22 khách hàng tức là tăng 65.08% so với

năm 2008. Năm 2010 tăng lên 41 khách hàng tức là tăng 65% so với năm 2009.
- Khách hàng là nhà hàng năm 2009 tăng 10 khách hàng tức là tăng 142.8% so
với năm 2008 và năm 2010 tăng tiếp 25 khách hàng tức là tăng 147.05% so với năm
2009.
Khách hàng của Công ty ngày càng tăng lên trong mấy năm qua bởi lý do cơ
bản là do: Việc sử dụng phần mềm trong quản lý và kinh doanh đem lại nhiều lợi
ích cho công ty, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO.
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.5: Doanh thu theo loại khách hàng sử dụng phần mềm của Công Ty.
Đơn vị: triệu đồng.
TT
Loại khách hàng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh
thu
Tỷ
trọng %
Doanh
thu
Tỷ trọng
%
Doanh
thu
Tỷ
trọng
%
1 Cơ quan nhà nước 312 3 323 2,3 773 3.8
2 Khách sạn 6254 63,5 6781 49,99 8039,2 39.54

3 Nhà Hàng 1094 11 1809 13,33 3246,6 15,96
4 Khác 2190 22,5 4650 34,38 8271,2 40.7
Tổng 9.850 100 13.563 100 20.330 100
(Nguồn: Phòng kế toán công ty).
Dựa trên số liệu bảng trên ta nhận thấy đối tượng khách hàng là Khách Sạn
chiếm doanh thu cao nhất trong ba đối tượng khách hàng và số lượng khách hàng
cũng lớn hơn hai khách hàng còn lại. Trong năm 2008 lượng khách hàng là Khách
sạn đem lại nguồn doanh thu khổng lồ so với quy mô kinh doanh của Công Ty là
6254 triệu đồng chiếm 63,5% doanh thu của Công Ty. Các năm 2009, 2010 doanh
thu của tất cả các khối đều tăng. Tỷ trọng doanh thu của khách hàng là Khách sạn
trong năm 2009, 2010 chiếm tương ứng là 49.99%, 39.54% doanh thu của Công Ty.
Bảng 2.6: Khách hàng được tư vấn của Công Ty.
Đơn vị: khách hàng.
TT Loại khách hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Cơ quan nhà nước 2 2 5
2 Khách sạn 45 72 121
3 Nhà hàng và khu nghỉ 15 17 35
4 Khách hàng khác 20 52 96
5 Tỏng 82 143 255
(Nguồn: Phòng kinh doanh của Công Ty).
SV: Nguyễn Văn Tiến Lớp: QTKD CN & XD 49B
22

×