Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 194 trang )


1












































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC






LÊ MINH THIÊN






CƠ SỞ KHOA HỌC

PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNGXUYÊN Ở CÁC
TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG





CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62140501





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC











HÀ NỘI - 2011





1
MỤC LỤC

Trang
Mục lục 3
Những các chữ viết tắt trong luận án 7
Danh mục các bảng 9
Danh mục các sơ đồ, hình 10
MỞ ĐẦU 11
1. Lý do chọn đề tài 11
2. Mục đích nghiên cứu 13
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 13
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 14
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 14
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 15
7. Phương pháp lý luận và các phương pháp nghiên cứu 15
8. Những luận điểm bảo vệ 19
9. Những đóng góp mới của luận án 20
10. Cấu trúc của luận án 21
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN 22
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 22
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài 22
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước 28
1.2. Một số khái niệm cơ bản 34
1.2.1. Phát triển 34
1.2.2. Giáo dục thường xuyên 35
1.2.3. Trung tâm giáo dục thường xuyên 36
1.2.4. Trung tâm học tập cộng đồng 38

1.2.5. Các thuộc tính cơ bản của Trung tâm giáo dục thường xuyên 39


2
1.3. Nội dung phát triển Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên 41
1.3.1. Đặc điểm Trung tâm giáo dục thường xuyên 41
1.3.1.1. Triết lý 41
1.3.1.2. Sứ mệnh 42
1.3.1.3. Chức năng 42
1.3.1.4. Nhiệm vụ 43
1.3.2. Vị thế Trung tâm giáo dục thường xuyên 45
1.3.2.1. Trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục
quốc dân 45
1.3.2.2. Trung tâm giáo dục thường xuyên trong xây dựng xã hội học tập 48
1.3.3. Những yêu cầu cơ bản đối với phát triển Trung tâm giáo dục
thường xuyên 51
1.4. Những yếu tố tác động đến phát triển Trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên 53
1.4.1. Yếu tố bên ngoài 53
1.4.2. Yếu tố bên trong 58
1.5. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển Trung tâm
giáo dục thƣờng xuyên 60
1.5.1. Chủ trương của Đảng 60
1.5.2. Chính sách của Nhà nước 61
1.6. UNESCO với phát triển GDTX 62
Tiểu kết chƣơng 1 ……65 63
Chƣơng 2: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƢỜNG XUYÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 68
2.1. Thực trạng phát triển Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 68

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long 68
2.1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 68
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 71
2.1.1.3. Đặc điểm phát triển giáo dục và đào tạo 73


3
2.1.2. Đặc điểm và thực trạng phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên
ở đồng bằng sông Cửu Long 78
2.1.2.1. Mạng lưới và quy mô phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên
. 78
2.1.2.2. Mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy ở
Trung tâm giáo dục thường xuyên 83
2.1.2.3. Liên kết đào tạo 85
2.2. Thực trạng quản lý Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở đồng
bằng sông Cửu Long 85
2.2.1. Bộ máy quản lý điều hành 85
2.2.2. Quản lý người học giáo dục thường xuyên 86
2.2.3. Quản lý chương trình giáo dục thường xuyên 87
2.2.4. Quản lý các phương thức học giáo dục thường xuyên 89
2.2.5. Quản lý các Trung tâm giáo dục thường xuyên 90
2.2.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục thường xuyên 91
2.2.7. Công tác kiểm tra, đánh giá và quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ
99
2.3. Đánh giá chung 100
2.3.1. Những yếu kém và nguyên nhân 100
2.3.2. Cơ hội và thách thức 102
Tiểu kết chƣơng 2 106
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƢỜNG XUYÊN Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ….108

3.1. Định hƣớng phát triển Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở
đồng bằng sông Cửu Long 108
3.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 113
3.2.1. Tính đồng bộ 113
3.2.2. Tính thực tiễn 114
3.2.3. Tính khả thi 115
3.3. Các giải pháp phát triển Trung tâm GDTX 115


4
3.3.1. Giải pháp 1: Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm giáo dục
thường xuyên 116
3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp lý địa
phương nhằm phát triển các Trung tâm giáo dục thường xuyên 120
3.3.3. Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu
và cán bộ quản lý Trung tâm giáo dục thường xuyên 123
3.3.4. Giải pháp 4: Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và hiện đại hóa
phương tiện dạy học 127
3.3.5. Giải pháp 5: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong phát triển
Trung tâm giáo dục thường xuyên 129
3.3.6. Giải pháp 6: Gắn phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên với
nhu cầu người học và thị trường lao động ở đồng bằng sông Cửu Long 131
3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 135
3.5. Thử nghiệm giải pháp 138
Tiểu kết chƣơng 3 145
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147
1. Kết luận 147
2. Khuyến nghị 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 162


5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ
BTTH : Bổ túc tiểu học
BTVH : Bổ túc văn hóa
CCGD : Cải cách giáo dục
CĐ : Cao đẳng
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐH : Đại học
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐKNT : Đông Kinh Nghĩa Thục
ĐTTX : Đào tạo từ xa
GD : Giáo dục
GDCQ : Giáo dục chính quy
GDCMN : Giáo dục cho mọi người
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDKCQ : Giáo dục không chính quy
GDNT : Giáo dục nhà trường
GDNNT : Giáo dục ngoài nhà trường
GDNL : Giáo dục người lớn
GDPCQ : Giáo dục phi chính quy
GDQD : Giáo dục quốc dân
GDTX : Giáo dục thường xuyên



6
GV : Giáo viên
HTGD : Hệ thống giáo dục
HTSĐ : Học tập suốt đời
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NSNN : Ngân sách Nhà nước
PCTH : Phổ cập tiểu học
PCTHCS : Phổ cập Trung học cơ sở
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTHTCĐ : Trung tâm học tập cộng đồng
TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên
UBND : Ủy Ban nhân dân
VL-VH : Vừa làm - vừa học
XMC : Xóa mù chữ
XHHT : Xã hội học tập



7
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên, dân số trung bình của ĐBSCL tại thời điểm
năm 2005
Bảng 2.2. Trình độ học vấn của lực lượng lao động vùng ĐBSCL
Bảng 2.3. Quy mô học sinh, TCCN (2005 - 2006)
Bảng 2.4. Tỷ lệ lưu ban, bỏ học của bậc Tiểu học, bậc Trung học
Bảng 2.5. Kết quả tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp TCCN
năm học 2005 - 2006

Bảng 2.6. Quy mô mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh
ĐBSCL tại thời điểm tháng 12 - 2007
Bảng 2.7. Ngân sách Nhà nước chi cho GD&ĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL
năm 2006 – 2007 và kế hoạch giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 2.8. Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL
năm 2006, 2007 và kế hoạch giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 2.9. Chi đầu tư phát triển cho GD&ĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL năm
2006, 2007 và kế hoạch giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 2.10. Ngân sách Nhà nước chi cho GDTX của 2 tỉnh ở vùng ĐBSCL
năm 2006
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp
Bảng 3.2. Vốn đầu tư của tỉnh Long An để quy hoạch mạng lưới phát triển
Trung tâm GDTX giai đoạn 2005 – 2010


8
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH


Sơ đồ 1.1. Các yếu tố tác động đến phát triển Trung tâm GDTX
Hình 2.1. Diện tích tự nhiên ĐBCSL
Hình 2.2. Diện tích tự nhiên các tỉnh, thành phố trong vùng
Hình 2.3. Dân số trong độ tuổi lao động
Hình 2.4. GDP bình quân đầu người 2005
Hình 2.5. Hiệu quả giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX về việc
tìm được việc làm tại thời điểm tháng 12 - 2007


9
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trước những đòi hỏi bức bách của thời đại cũng như thực tiễn của
nước ta trong tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Đảng ta chủ trương và nhấn mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh và bền vững. Nguồn
lực con người hay nguồn nhân lực với ý nghĩa như một yếu tố cơ bản của nội
lực kinh tế - xã hội sẽ đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu
phát triển đó. Nguồn nhân lực đó chỉ có thể phát triển đầy đủ, có hệ thống và bền
vững thông qua việc phát triển giáo dục và đào tạo. Trong đó, phát triển giáo dục
thường xuyên là bộ phận rất quan trọng.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 đã chỉ rõ:
“Phát triển Giáo dục không chính quy (Giáo dục thường xuyên) như một
hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo
cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập
suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mọi cá nhân góp phần
nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực… tạo cơ hội cho đông đảo
người lao động được tiếp tục học tập, được đào tạo lại, được bồi dưỡng
ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, các
chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất
lao động, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp…”.
Vì vậy, Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học
liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao
trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm
việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội [72, tr38].


10
Giáo dục thường xuyên có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thay đổi công nghệ trong sản
xuất và đời sống. Sự thay đổi này đòi hỏi người lao động luôn phải học tập,

không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, cập nhật kiến thức và hơn nữa học
để có thể thay đổi nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội.
Với cách hiểu như vậy, lịch sử của nền giáo dục cách mạng đã có ngay
sau khi Đảng ta ra đời. Đó là truyền bá quốc ngữ (1938); Bình dân học vụ
(1945); Bổ túc văn hóa (1956); Trung tâm giáo dục thường xuyên (1993);
Xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học (1990 - 2000); Chiến lược
phát triển giáo dục (2001 - 2010). Với tư tưởng của Hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành TW Đảng Khóa VIII đã khẳng định mục tiêu mở rộng và khuyến
khích phát triển các hình thức giáo dục thường xuyên từ năm 1945 đến nay,
giáo dục thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí
(năm 1945 : 95% người dân không biết chữ; Năm 2000 : 94% người dân biết
chữ), bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho hàng vạn cán bộ công
chức, viên chức cho Đảng và Nhà nước.
Đồng bằng sông Cửu Long với dân số trên 17 triệu người. Sau hơn 30
năm đất nước được giải phóng, ngành Giáo dục và đào tạo của vùng đã đạt
được những thành tựu quan trọng. Quy mô giáo dục được mở rộng, các hình
thức giáo dục được đa dạng hóa, cơ sở vật chất được nâng cấp, chất lượng
giáo dục có những chuyển biến tích cực, trình độ dân trí được nâng cao…
Tuy nhiên còn rất nhiều nhu cầu học tập của người dân nhất là thanh thiếu
niên không có điều kiện học tập trong các trường lớp chính quy, tập trung ở
các vùng nông thôn làm ảnh hưởng không ít đến việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rõ ràng, chỉ
riêng hệ thống giáo dục nhà trường chính quy thì không đủ giải quyết vấn đề


11
này. Trong bối cảnh mới, khi các Trường BTVH đơn chức năng không còn
đáp ứng được sự phát triển của đất nước. Ngày nay để giải quyết nhu cầu
đương đại của cuộc sống người dân ở vùng sông nước ĐBSCL như: nhu cầu
học tập thường xuyên, nhu cầu nâng cao kỹ năng sống, nhu cầu học tập suốt

đời… Chỉ có con đường phù hợp nhất là việc phát triển các Trung tâm
GDTX ở các tỉnh, huyện của vùng ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu thực tế của
đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học
tập suốt đời, hướng tới một xã hội học tập là tất yếu khách quan.
Trung tâm giáo dục thường xuyên là một thiết chế giáo dục đặc thù chỉ
có ở Việt Nam và hoạt động theo phương thức giáo dục không chính quy.
Trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực, cung cấp cơ hội học tập cho mọi người, xây dựng xã hội học
tập, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Nhưng thực tế hiện nay, Trung tâm GDTX ở các tỉnh, huyện của vùng
đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa rộng khắp, chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Cơ sở khoa học phát triển
Trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Sự phát triển GDTX và Trung tâm GDTX.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Xây dựng phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL.


12
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Dựa vào cơ sở lý luận nào để phát triển Trung tâm giáo dục thường
xuyên.
- Những thách thức và cơ hội để phát triển Trung tâm giáo dục thường
xuyên trong bối cảnh hiện nay.

- Những hạn chế và bất cập trong thực tiễn hoạt động của Trung tâm
giáo dục thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Giải pháp nào để có thể phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên
ở đồng bằng sông Cửu Long.
4.2. Giả thuyết khoa học
Trung tâm GDTX là một thiết chế giáo dục đặc thù có tầm quan trọng
trong đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và trong tiến trình
xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của
các Trung tâm GDTX và nhất là khắc phục những bất cập hiện nay của các
trung tâm này về mạng lưới phát triển, về quản lý chất lượng đào tạo…Vì
vậy đề tài trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng định hướng
phát triển TTGTDTX, để đề xuất các giải pháp xây dựng, phát triển Trung
tâm GDTX ở ĐBSCL đáp ứng được yêu cầu học thường xuyên, học liên tục
và học tập suốt đời của mọi người dân nhằm tạo điều kiện cho mọi người lao
động có kiến thức để có thu nhập cao hơn và có cuộc sống ngày một hạnh
phúc hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển Trung tâm GDTX.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL.


13
- Đề xuất các giải pháp phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL.
Tiến hành thử nghiệm nhằm minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả
của các giải pháp.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn ở việc nghiên cứu cơ sở phát triển các Trung tâm
GDTX ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Việc khảo sát, đánh giá thực
trạng phát triển Trung tâm GDTX đã được tiến hành ở thành phố Cần Thơ và
các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, và

đối chiếu so sánh các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Tổ chức thử nghiệm các
giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX tại tỉnh Long
An. Các số liệu được thu thập xử lý và sử dụng từ năm 2005 đến năm 2008.
7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp luận
Những luận điểm của quan điểm hệ thống, cấu trúc của GDTX, quan
điểm phát triển, quan điểm thực tiễn, quan điểm khách quan là những tư
tưởng phương pháp luận chỉ đạo cho việc thực hiện các nghiên cứu của công
trình này.
Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là cơ sở lý luận
chung của mọi nhận thức khoa học. Tác giả luôn bám sát, vận dụng các
nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để nghiên cứu, xem xét về quản lý giáo dục nói chung và GDTX nói riêng
trong quá trình phát triển Trung tâm GDTX.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Trong luận án có sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa lịch sử nghiên cứu việc phát triển GDTX nói chung
và phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên trong bối cảnh hiện nay.


14
Phân tích nội dung hoạt động của các Trung tâm GDTX ở ĐBSCL để
nhận thức được thực trạng tổ chức quản lý nhằm xác định mặt mạnh, mặt
yếu kém và nguyên nhân, làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp đổi mới.
Các phân tích khoa học sư phạm và công nghệ để hiểu rõ các đặc
trưng bản chất, phát hiện các đặc điểm trong quá trình hình thành, vận động
và phát triển của các TTGDTX và quá trình nghiên cứu tạo cơ sở đề xuất các
giả thuyết lý luận và các giải pháp thực tiễn trong nghiên cứu Trung tâm
GDTX.
Phân tích và tổng hợp các tư liệu, tài liệu kinh điển, đặc biệt là các văn

kiện của Đảng, Nhà nước đề cập đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 – 2010 nhất là các
Quyết định của Chính phủ phát triển Giáo dục – đào tạo và dạy nghề của vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
So sánh, khái quát hóa gắn với năng lực nghiên cứu và vốn kinh
nghiệm, sự hiểu biết đối tượng trong quản lý giáo dục của tác giả để tư duy
lý luận nói chung và lý luận phát triển Trung tâm GDTX nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu về lý luận GDTX là một công cụ quan trọng
trong nghiên cứu về phát triển Trung tâm GDTX ở nước ta trong thời kỳ phát
triển theo hướng CNH, HĐH.
7.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, quan sát,
đàm thoại, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia và thử nghiệm nhằm thu thập
những thông tin cần thiết về thực trạng phát triển Trung tâm GDTX.
Khảo sát, điều tra thực trạng việc quy hoạch mạng lưới phát triển
Trung tâm GDTX thông qua bộ phiếu trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng:


15
học viên, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các Trung tâm GDTX và
KTTHHN.
Quan sát có chủ định hoạt động Trung tâm GDTX và những vấn đề có
liên quan đến Trung tâm GDTX. Phạm vi và mức độ quan sát có nhiều tầng
nấc khác nhau. Có thể thực hiện quan sát tổng thể, theo dõi, ghi nhận hoặc
quan sát chuyên biệt đối với đối tượng cần nghiên cứu.
Để quan sát có kết quả, phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã
thiết kế bộ công cụ quan sát thích hợp (phụ lục 2) nhằm thu nhận thông tin
trung thực khách quan tạo điều kiện xử lý số liệu quan sát đưa đến các nhận
xét đúng về đối tượng nghiên cứu.
Phỏng vấn các đối tượng như: Học viên, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản

lý… nhằm thu thập thông tin để bổ sung, củng cố những kết luận khoa học.
Phương pháp tổ chức lấy ý kiến chuyên gia: Tổ chức Xemina, hội thảo
khoa học tại Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Long An với chủ đề “Cơ sở khoa
học phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” với
sự tham dự hội thảo có 20 Giám đốc Trung tâm GDTX-KTTHHN các
huyện/thị và chủ các cơ sở GDTX. Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung
cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
Các báo cáo khoa học của Hội thảo được công bố trên Tạp chí Sự
nghiệp GD&ĐT tỉnh Long An số 27 (12-2007).
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng trong giai đoạn tiến
hành nghiên cứu và tổng kết kết quả nghiên cứu.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thông qua tổ chức các buổi trao
đổi, họp giao ban, Câu lạc bộ Giám đốc các tỉnh phía Nam…
Các phương pháp nghiên cứu trên được tác giả luận án sử dụng nhằm làm
rõ thực trạng phát triển GDTX, Trung tâm GDTX ở đồng bằng sông Cửu Long.


16
Phương pháp thử nghiệm sư phạm về quản lý giáo dục của hệ GDTX
đã được sử dụng để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học, xác định mối quan hệ
nhân quả giữa từng nhân tố tác động tới quá trình nghiên cứu.
Các kết quả thử nghiệm là cơ sở chứng minh tính đúng đắn của giả
thuyết khoa học đồng thời thông qua thử nghiệm nhằm chủ động tìm ra
những vấn đề mới, phát hiện mới về việc phát triển Trung tâm GDTX ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Việc tổ chức thử nghiệm được tiến hành theo các giai đoạn sau:
- Mẫu thử nghiệm được chọn
Tại địa bàn tỉnh Long An các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - kỹ
thuật tổng hợp hướng nghiệp, học viên Bổ túc Trung học phổ thông, sinh
viên được đào tạo tại chức, từ xa… được đưa vào thử nghiệm. Số lượng mẫu

thử nghiệm vừa đủ để có thể xác định số lượng mẫu cần thiết thỏa mãn
những yêu cầu cho trước về xác suất của kết luận ước lượng và độ sai lệch
tương đối của ước lượng. Xác định số lượng mẫu cụ thể như: Phương pháp
chọn ngẫu nhiên và phương pháp chọn phân loại.
- Bồi dưỡng cộng tác viên
Trong thử nghiệm rất cần có một đội ngũ cộng tác viên làm cơ sở cho
thử nghiệm, đội ngũ này là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên giảng dạy ở các
Trung tâm GDTX được bồi dưỡng về mọi mặt khi tiến hành thử nghiệm, họ hiểu
rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung, kế hoạch tổng thể và các phương pháp tiến
hành thử nghiệm.
- Theo dõi tiến trình thử nghiệm
Tiến hành theo dõi, quan sát toàn bộ quá trình thử nghiệm theo từng
giai đoạn; Sử dụng các bộ công cụ để ghi chép, thu thập các số liệu thử
nghiệm và kiểm tra từng bước theo quy trình.


17
- Đánh giá kết quả và tổng kết thử nghiệm
Tất cả các tài liệu thu thập được kiểm tra và đánh giá sơ bộ, phân loại
theo giai đoạn nghiên cứu. Việc xử lý các tài liệu thử nghiệm được tiến hành
theo quy trình với phương pháp, mục tiêu thích hợp với yêu cầu và nội dung
nghiên cứu. Các phân tích chủ yếu theo hai thành phần. Phân tích định tính
và phân tích thống kê định lượng.
Về mặt định lượng, việc xử lý các số liệu thực nghiệm thường được sử
dụng các cách tính thống kê với một số giá trị sau: i/ Tổng giá trị. ii/ Giá trị
trung bình. iii/ Độ lệch chuẩn.
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học, qua đó
phát hiện vấn đề mới trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu trên được thực hiện nhằm đảm bảo mức
độ chính xác, độ tin cậy cần thiết cho các số liệu và xác định tính khoa học,

khả thi của các giải pháp phát triển Trung tâm GDTX.
8. Luận điểm bảo vệ
1. Xây dựng phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên là cách làm
chủ động, sáng tạo phù hợp với bối cảnh hiện nay ở nước ta trong đổi mới
giáo dục góp phần thực hiện sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
2. Hệ thống Trung tâm giáo dục thường xuyên tuy mới hình thành ở
đồng bằng sông Cửu Long trong những năm đổi mới, song nó đã tự khẳng
định được vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục và đào tạo ở địa
phương. Loại hình trung tâm này có nhiều ưu thế trong nâng cao dân trí và
đào tạo nhân lực, cần có cơ chế và chính sách quản lý thích hợp để phát triển
bền vững góp phần tích cực trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà


18
nước về tạo cơ hội học tập suốt đời trong xây dựng xã hội học tập ở nước ta
nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
3. Tạo điều kiện và cơ hội cho cộng đồng dân cư được học tập thuận
lợi nhằm nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và
nhu cầu của người học là hướng phát triển đúng đắn, bền vững và có hiệu
quả của các Trung tâm giáo dục thường xuyên.
4. Xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu
Long cùng với quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đa dạng hóa trình độ và
ngành nghề, giáo dục – đào tạo gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở
đảm bảo chất lượng là xu thế phát triển tất yếu của hệ thống Trung tâm giáo
dục thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long.
9. Những đóng góp mới của luận án
- Góp phần phát triển những vấn đề lý luận về xây dựng phát triển
Trung tâm giáo dục thường xuyên trong xây dựng xã hội học tập. Phát triển
quan điểm xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên gắn với nhu cầu của

cộng đồng dân cư địa phương và yêu cầu của xã hội.
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá được thực tiễn phát triển
Trung tâm giáo dục thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long. Xác định
được những điểm mạnh, những bất cập, những cơ hội và thách thức về hoạt
động và phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên. Đồng thời xác định
được những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự phát
triển của Trung tâm giáo dục thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển và quản lý Trung tâm giáo dục
thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long theo hướng đáp ứng nhu cầu của
cộng đồng dân cư địa phương của người học và phù hợp với phát triển kinh
tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


19
10. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm các phần:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Trung tâm GDTX
- Chương 2: Thực tiễn phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL
- Chương 3: Các giải pháp phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


20
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN


1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngoài
Các ý tưởng “Giáo dục để thành người” hay “Học để làm người”,
“Giáo dục cho mọi người”, “Học suốt đời” vốn đã được các nhà tư tưởng từ
thời văn minh cổ đại nêu ra và được nhiều bậc hiền triết các thời đại nhiều
dân tộc nhắc lại nhiều lần với các biểu đạt khác nhau. Đến năm 1972, Edgar
Faure là người đầu tiên nêu ra hai khái niệm gắn liền nhau “Xã hội học tập”
(Learning society) và “Học tập suốt đời” hay “Giáo dục suốt đời” (Lifelong
learning) trong tác phẩm nổi tiếng “Học để tồn tại” (Learning to be) do
Unesco phát hành.
Năm 1996 Unesco lập ra một “Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ
XXI” do Jacques Delors làm Chủ tịch có nhiệm vụ nghiên cứu về những
thách thức mà giáo dục phải vượt qua và trình bày dưới dạng một báo cáo
nhằm nêu ra các gợi ư và khuyến nghị có thể giúp các nhà ra quyết định đề
ra các chính sách giáo dục cho thế kỷ XXI ở cấp độ quốc gia và phạm vi toàn
cầu. Báo cáo mang tên “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn”. Nội dung trong báo
cáo đã sử dụng và phát triển các ý tưởng nêu trong “Học để tồn tại” của
Edgar Faure, đặc biệt là hai quan niệm “Học tập suốt đời” và “Xã hội học
tập” theo hướng tiếp cận mới. Ủy ban đưa ra một số khuyến nghị quan trọng
như sau:
- Giáo dục thế kỷ XXI phải thực hiện bốn trụ cột: Học để biết, học để
làm, học để cùng chung sống, học để tồn tại.


21
- Coi giáo dục liên tục suốt đời là chìa khóa mở cửa đi vào thế kỷ XXI
và các nền giáo dục phải định hướng lại theo nguyên tắc giáo dục suốt đời.
- Trong thời đại Internet thì xã hội học tập gắn với xã hội thông tin
[59, tr71].
Tiếp theo năm 1997 Unesco tổ chức Hội nghị quốc tế về giáo dục

người lớn tại thành phố Hamburg (Liên bang Đức). Hội nghị xác định giáo
dục người lớn phải trở thành không những là quyền lợi học tập của mọi
người mà còn là một chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI. Giáo dục người lớn
gắn với khái niệm “Học tập suốt đời” cũng tuân theo bốn trụ cột giáo dục
của thế kỷ XXI mà Ủy ban quốc tế về giáo dục nêu lên. Giáo dục được thực
hiện thông qua các quá trình học tập chính quy và mọi hình thức học tập
khác có thể có trong một xã hội học tập đa văn hóa bao gồm giáo dục chính
quy, giáo dục không chính quy, giáo dục phi chính quy. Năm 1990 Unesco
tổ chức Hội nghị giáo dục toàn thế giới lần 1 ra tuyên bố Jomtien về “Giáo
dục cho mọi người” và năm 2000 tổ chức Hội nghị giáo dục toàn thế giới lần
2 thông qua “Khung hành động Dakar về giáo dục cho mọi người”. Thực
chất đó là các văn kiện các quốc gia trên thế giới cam kết hành động xây
dựng cơ sở đầu tiên cho nền giáo dục tiếp cận giáo dục suốt đời và xã hội
học tập. Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước G8 đã họp tại Tokyo
(4/2000) chuẩn bị đề án về giáo dục để đệ trình Hội nghị thượng đỉnh G8
họp ở Okinawa (Nhật) cuối 7/2000, trong đó chủ trương xây dựng xã hội học
tập trên quan điểm học tập suốt đời. Ngoài ra, các Bộ trưởng giáo dục các
nước G8 và Ủy viên phụ trách giáo dục của EU đã họp với nhau lần đầu tiên
nhằm cụ thể hóa thêm quan điểm nói trên, xuất phát từ triển vọng của “Giáo
dục trong một xã hội thông tin là công cụ để mở rộng cơ hội học tập cho mọi
người nhằm tiến tới XHHT”. Tháng 4 năm 2000, APEC kêu gọi các nước


22
thành viên tiến hành xây dựng XHHT trên quan điểm học tập suốt đời. Trong
kế hoạch phát triển của nhiều nước như Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Thái Lan đều coi XHHT như là “Mô hình của giáo dục trong một xã
hội đang thay đổi”. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới nhất là các khu vực
Châu Á, Thái Bình Dương, Caribe, Nam Mỹ, Châu Phi đã và đang triển khai
công cuộc xây dựng nhiều mô hình giáo dục theo tiếp cận giáo dục suốt đời

và XHHT.
Xây dựng nền giáo dục mới theo hướng tiếp cận học suốt đời tiến tới
XHHT đã trở thành xu thế thời đại của nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Tuy
cho đến nay giữa các nhà lý luận giáo dục trên thế giới chưa đạt được nhất trí
về nội hàm của khái niệm XHHT, nhưng trong thực tiễn giáo dục, một số
nước đang hoàn thiện hoặc chuyển nền giáo dục nước mình tiến tới XHHT.
Mặc dù hiện chưa có nền giáo dục nước nào đạt tiêu chí XHHT được
thế giới thừa nhận, nhưng xu thế phát triển chung là nhiều nước đã và đang
tiến hành thiết lập hệ thống giáo dục và cơ chế quản lý giáo dục mới theo
nguyên tắc giáo dục suốt đời. Chúng ta có thể tiếp cận những mô hình quá độ
tiến tới XHHT thuộc truyền thống văn hóa phương Đông như Nhật Bản,
Thái Lan, Hàn Quốc.
Nhật Bản xây dựng mô hình giáo dục thế kỷ XXI có 2 bộ phận của
nền giáo dục là giáo dục nhà trường cho thanh thiếu niên và giáo dục xã hội
gắn với giáo dục người lớn. Ngày nay người Nhật cho rằng sống ở thế kỷ
XXI phải tạo ra môi trường xã hội năng động, phong phú trên cơ sở một
XHHT và học tập suốt đời mà họ cho là thích hợp. Chính phủ Nhật rất coi
trọng công tác giáo dục liên tục, phối hợp cả ba hình thức giáo dục chính
quy, không chính quy, phi chính quy áp dụng vào toàn bộ hệ thống giáo dục,
trong đó huy động các lực lượng xã hội và mọi người dân tham gia hệ thống


23
giáo dục. Hệ thống giáo dục bao gồm tất cả các cơ sở giáo dục chính quy từ
bậc mẫu giáo đến bậc đại học, trên đại học và các cơ sở giáo dục dành cho
thanh niên đang làm việc. Còn giáo dục xã hội là giáo dục ngoài nhà trường,
vừa cung cấp các dịch vụ giáo dục người lớn, lại còn tạo điều kiện cho thanh
thiếu niên học nhà trường chính quy tiếp cận giáo dục bổ sung từ môi trường
xã hội. Hoạt động của giáo dục xã hội do Ban giáo dục địa phương quản lý,
tiến hành chủ yếu tại các Trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, khu vực và

trong các loại cơ sở công cộng khác ở địa phương. Đối với các em ở tuổi đi
học phải hoàn thành chế độ giáo dục bắt buộc trong các nhà trường chính
quy. Đối với thanh niên đang làm việc và những người lao động trong các
công ty sau khi được đào tạo ban đầu về nghề để đi vào làm việc, tiếp theo
đó họ thường được học tập theo phương thức giáo dục không chính quy theo
hệ vừa làm, vừa học nhằm thường xuyên bổ túc trình độ học vấn tại các lớp
học do công ty mở và quy định chương trình đào tạo. Các doanh nghiệp nhỏ
và vừa không tổ chức được dịch vụ này thì việc học bổ túc liên tục như vậy
được thực hiện tại các trung tâm đào tạo kỹ năng của quận hay Trường Cao
đẳng nghề. Ngoài ra, thanh thiếu niên còn được học tập theo phương thức
giáo dục phi chính quy tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục xã hội nhằm
trang bị vốn hiểu biết và kỹ năng cần thiết về công việc hoặc đời sống gia
đình, hoặc nâng cao trình độ văn hóa chung, đồng thời chú ý bồi dưỡng,
năng lực giao tiếp xã hội và khuyến khích sáng tạo. Từ năm 1997, Bộ Giáo
dục khuyến khích các cấp có thẩm quyền các địa phương tổ chức và hỗ trợ
nhiều chương trình học tập đại học cho người lớn. Các tổ chức học tập cũng
đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau gồm các lớp trong các Trung tâm cộng
đồng, các bài giảng công cộng tại các Trường Cao đẳng và Đại học, các
chương trình đặc biệt tại các thư viện, các Viện nghiên cứu và các chương


24
trình khác nhau do các phương tiện truyền thông chuyển tải. Các Trường Đại
học và Cao đẳng thực hiện nhiều chương trình học tập hàm thụ về kỹ năng
nghề nghiệp về sinh hoạt hàng ngày. Từ năm 1981, Bộ giáo dục cho thành
lập cơ sở giáo dục từ xa, năm 1985 bắt đầu tiếp nhận sinh viên không qua kỳ
thi tuyển đã tạo cơ hội học tập tại gia thuận lợi cho người lớn sử dụng
Internet. Từ những năm 1980 – 1990 Bộ giáo dục đã động viên khuyến khích
phát triển mạnh mẽ giáo dục xã hội – học tập suốt đời cho mọi người,
khuyến khích tổ chức các quỹ phi lợi nhuận và các tổ chức dân lập cho giáo

dục xã hội.
Thái Lan, năm 1999 đã ban hành Luật Giáo dục mới thể hiện tư tưởng
giáo dục suốt đời xuyên suốt cả hệ thống giáo dục. Thái Lan đang tiến hành
cải cách giáo dục từ năm 2002 – 2016 vừa cải cách hệ thống giáo dục, vừa
đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục và cơ chế quản lý giáo dục nhằm đảm
bảo quyền và nghĩa vụ học suốt đời cho mọi người tiến tới một XHHT trong
thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế và xã hội tri thức. Điểm đặc biệt của Luật
Giáo dục Thái Lan 1999 đã nêu ra hàng loạt khái niệm liên quan với quan
niệm XHHT và GDSĐ, định rõ nguyên tắc chủ đạo giáo dục suốt đời cho
mọi người xuyên suốt hệ thống giáo dục, hệ thống giáo dục mới gồm và tích
hợp ba hình thức giáo dục: chính quy, không chính quy, phi chính quy. Theo
đó Bộ Giáo dục xây dựng “Hệ thống tín chỉ chuẩn” liên thông giữa 3 hình
thức giáo dục để người học có quyền lựa chọn và chuyển đổi hình thức và cơ
sở giáo dục sử dụng các hình thức đó, cuối cùng thi lấy bằng hoặc chứng chỉ
học tập theo chuẩn. Áp dụng giáo dục phi chính quy tại các môi trường học
tập khác nhau như Thư viện, Nhà bảo tàng, các Trung tâm học tập cộng đồng
tại các làng, các cơ sở nông nghiệp cấp huyện, xã, các cơ sở trong cộng
đồng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng địa phương (giữ vị trí

×