Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----***-----

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-------***-------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành

: Quản lý giáo dục


Mã số

: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3

4. Phạm vi nghiên cứu

3


5. Giả thuyết khoa học

3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

7. Phương pháp nghiên cứu

3

8. Cấu trúc luận văn

4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG
PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH TẠI CÁC

5

TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề

5

1.1.1. Về các nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam

5


1.1.2. Về nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ

6

1.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng

7

1.2.1. Quản lý

7

1.2.2. Quản lý giáo dục

9

1.2.3.Quảnlý nhà trường

9

1.2.4. Biện pháp quản lý

10

1.3. Phƣơng pháp dạy học và vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ở

12

đại học, Cao đẳng

1.3.1. Phương pháp dạy học và vai trò của phương pháp dạy học

12

1.3. 2. Phương pháp dạy học ngoại ngữ

16


1.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc đa ̣i ho ̣c, cao đẳng

18

1.4. Biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

23

chuyên ngành
1.4.1. Vai trò của biện pháp quản lý đổi mới PPDH ngoại ngữ chuyên

23

ngành
1.4.2. Chủ thể và đối tượng của các biện pháp quản lý đổi mới phương

24

pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lý đổi mới phương pháp


25

dạy học ngoại ngữ chuyên ngành
1.5. Đặc thù của dạy học ngoại ngữ chuyên ngành ở các trƣờng
Cao đẳng Du lịch

28

1.5.1. Đặc thù dạy học ngoại ngữ chuyên ngành ở các trường cao đẳng

28

Du lịch
1.5.2. Phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành ở các trường cao
đẳng Du lịch
Tiểu kết chương 1

29

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP

33

32

DẠY HỌC NGOẠI NGỮ CHUYÊ N NGÀNH TẠI TRƢỜNG CAO
ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội

33


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Quy mơ, chất lượng đào tạo

33

2.1.2. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy. Hệ thống cơ sở vật chất

35

2.1.3. Đội ngũ cán b giáo viên ngoại ngữ và hoạt động đào tạo ngoại ngữ


37

2.2. Thực trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ chuyên

39

ngành tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà nội
2.2.1. Nhận thức và chủ trương chỉ đạo của BGH Trường Cao đẳng Du

39


lịch Hà Nội về đổi mới PPDHNN chuyên ngành
2.2.2. Đánh giá thực trạng đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại Trường

41

Cao đẳng Du lịch Hà Nội

2.3. Thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

50

chuyên ngành tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội và các nguyên
nhân
2.3.1. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ

50

chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.3.2. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy

61

học ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.3.3. Các nguyên nhân của thực trạng yếu kém trong qản lý đổi mới

63

phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành
Tiểu kết chương 2

66

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP

68

DẠY HỌC NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƢỜNG CAO

ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
3.1. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý

68

3.1.1. Các cơ sở pháp lý

68

3.1.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý

69

3.2. Các biện pháp quản lý (dự kiến)

70

3.2.1. Biện pháp về nâng cao nhận thức và chủ trương đổi mới phương

70

pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành
3.2.2. Biện pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình

72

hành động và phân cấp quản lý
3.2.3. Biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới Chương trình, giáo trình

75



3.2.4. Biện pháp tăng cường quản lý đội ngũ giáng viên và phương pháp

78

dạy
3.2.5. Biện pháp tăng cường quản lý người học, tạo động lực học tập

82

3.2.6. Biện pháp quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập

85

3.2.7. Biện pháp quản lý môi trường dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo đổi

88

mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành
3.2.8. Mối liên quan giữa các biện pháp

92

3.3. Kiểm chứng mức đợ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

93

3.3.1. Mô tả cách thức khảo nghiệm


93

3.3.2. Kết quả và nhận xét

94

3.3.3. Đánh giá chung về các biện pháp

97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

98

1. Kết luận

98

2. Khuyến nghị

99

2.1. Đối với Bộ GD & ĐT

99

2.2. Đối với Bộ Văn hóa thể thao và du lịch

99


2.3. Đối với Trường Cao đẳng Du lịch Hà nội

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

101

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL

:

Cán bộ quản lý



:

Cao đẳng

CĐDLHN

:

Cao đẳng Du lịch Hà nội


ĐH

:

Đại học

ĐH - CĐ

:

Đại học - Cao đẳng

GD & ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GV

:

Giáo viên

SV

:

Sinh viên


HTTCDH

:

Hình thức tổ chức dạy học

KT - ĐG

:

Kiểm tra - đánh giá

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học

PPDH

:

Phương pháp dạy học

PPDHNN

:

Phương pháp dạy học ngoại ngữ


QLGD

:

Quản lý giáo dục


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh mới tốc độ phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ,
những hạn chế, lạc hậu của giáo dục luôn xuất hiện và cần được xem xét loại bỏ
để thay thế vào đó những cập nhật nội dung mới, phương pháp mới...Vì thế, đổi
mới giáo dục là tất yếu khách quan, và trong đó, đổi mới phương pháp giáo dụcdạy học là khâu then chốt.
Một vấn đề cấp thiết hiện nay trong ngành giáo dục ở nước ta là phải đảm
bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Trung ương II khóa
VIII khẳng định “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phực
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nền nếp tư duy sáng tạo của người
học...” Trong văn kiện Đại hội Đảng IX cũng nhấn mạnh: “...đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học...Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của
học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay
nghề...”. Điều 5, khoản 2 Luật giáo dục nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2005 có ghi: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên”.
Đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, vì thế ngoại ngữ chính là
một cơng cụ hữu hiệu tạo điều kiện cho sự hội nhập đó, phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thế kỉ XXI này.
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực du lịch, trình độ ngoại ngữ
đã trở thành tiêu chuẩn “cần” khi tuyển chọn cán bộ, nhân viên với mục đích góp

phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đây cũng chính là động lực để từng
bước đưa ngành du lịch nước ta có tầm cỡ trong khu vực, phấn đấu sau năm
2010 Du lịch Việt nam sẽ được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát
triển trong khu vực.
1


Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, với nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ Du
lịch – Khách sạn và các lĩnh vực có liên quan ở trình độ Cao đẳng, Trung cấp và
tiến tới là lên Đại học do đó luôn luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo và đảm
bảo phương châm của Nhà trường là “Đào tạo ra một đội ngũ nhân viên Khách
sạn – Du lịch thành thạo nghiệp vụ và giỏi ngoại ngữ”. Song trên thực tế, công
tác tổ chức và chất lượng dạy học môn ngoại ngữ đã đặt ra thách thức lớn mà
trường Cao đẳng Du lịch Hà nội đang phải đối mặt. Đó là tình trạng phần lớn
sinh viên sau khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu ngoại ngữ mà thị trường
lao động địi hỏi. Một trong những ngun nhân chính là hầu hết toàn bộ giáo
viên trong toàn trường vẫn lên lớp với lối dạy học truyền thống: dạy chay, thầy
đọc trị chép; học để đối phó với thi cử…
Đặc thù của trường Cao đẳng Du lịch có rất nhiều ngành đào tạo chuyên
về du lịch (Hướng dẫn du lịch, Lữ hành, Nhà hàng, Khách sạn, Chế biến món ăn,
Kế toán.v.v…), tất cả đều cần sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành. Mặc dù Ban
giám hiệu nhà trường cũng đang từng bước quan tâm đến việc đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng, song công tác quản lý
đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập.
Vì thế, để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên cũng đồng nghĩa với
việc công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành
phải có những giải pháp hữu hiệu.
Từ những lí do nêu trên cùng với lịng đam mê nghề nghiệp, chúng tơi
chọn đề tài “Biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ
chuyên ngành tại trƣờng Cao đẳng du lịch Hà Nội”, với mong muốn xây

dựng được những biện pháp khả thi trên cơ sở lý luận khoa học và tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn hoạt động quản lý dạy học ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh
viên ngành Du lịch của nhà trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2


Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ
chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà nội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ
chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đi sâu nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp
dạy học ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành tại
trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội sẽ thực sự có kết quả nếu tìm ra được những
biện pháp quản lý khả thi được xác lập dựa trên lý luận quản lý nhà trường và
phù hợp với thực tiễn đào tạo hiện nay của trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý đổi mới
phương pháp dạy học nói chung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng tại trường
Cao đẳng Du lịch Hà nội.
6.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại
ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ
chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà nội và tiến hành khảo nghiệm tính

cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu.
3


Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành.
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phát phiếu hỏi với đối tượng điều tra là cán bộ lãnh đạo, giáo viên
dạy ngoại ngữ, tổ trưởng chuyên môn, sinh viên.
- Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo trường, tổ trưởng chuyên mơn.
- Thu thập phân tích các số liệu thống kê về giáo viên và kết quả học
tập của sinh viên.
8. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành tại các trƣờng cao đẳng.
Chương 2. Khảo sát thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Chương 3. Biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ
chuyên ngành tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội

4


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Về các nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam
Ngay từ đầu những năm 1990, vấn đề đổi mới PPDH đã được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập tới như: Đặng Vũ Hoạt, Ngô Hiệu “Vấn đề hồn thiện các
PPDH” (1991), Trần Bá Hồnh “Phương pháp tích cực” (1996), Nguyễn Đình
Chỉnh “Phương pháp dạy học - vấn đề cốt lõi, đổi mới khơng dễ” (1997),
Nguyễn Hồng Kì “Đổi mới PPDH” (2000), Nghiêm Đình Vì “Tiếp tục đổi mới
PPDH theo hướng hoạt động hóa người học”(2000), Trần Trọng Thủy “Vấn đề
đổi mới nội dung, PPDH nhìn từ góc độ Tâm lý học” (2000), Trần Viết Lưu
“Những yếu tố ảnh hưởng tới việc đổi PPDH ở nước ta hiện nay” (2001), Phan
Đình Diệu, “Một cách nhìn về vấn đề đổi mới PPDH” (2003) ...
Đề cập đến các vấn đề chung của đổi mới PPDH ở bậc ĐH có các tác giả
tiêu biểu như: Vũ Văn Tảo “Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy và
học tập ĐH trên thế giới” (1997), Lâm Mai Long “Tăng cường hiệu quả của đổi
mới phương pháp trong các trường ĐH” (1998), Lê Văn Giáo và Nguyễn Thị
An Vinh “Một số ý kiến về đổi mới PPDH ở ĐH” (1999), Lê Đức Phúc “Về đổi
mới PPDH ĐH” (2001), Trần Hữu Luyến “Mục đích, cơ sở, nội dung và giải
pháp đổi mới PPDH ở trường ĐH và CĐ” (2002), Phạm Xuân Hậu “Đổi mới
PPDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của SV” (2002), Nguyễn
Thường Lạng “Kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với phương
pháp giảng dạy hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐH hiện nay”
(2002), Lê Khánh Bằng “Một số phương hướng đổi mới PPDH ở ĐH” (2003),
Đặng Xuân Hải “Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổi mới
PPDH ở nhà trường hiện nay” (2004).
5


Ngồi ra, ngành GD&ĐT cịn tổ chức nhiều hội thảo khoa học, hội tụ các

nhà sư phạm, nhà khoa học, nhà quản lý uy tín nhằm nghiên cứu những giải pháp
thực hiện đổi mới PPDH hiệu quả. Ví dụ, hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo
toàn quốc lần thứ III” được tổ chức tại Hà Nội tháng 6 năm 2002; Hội thảo “Đổi
mới PPDH ở ĐH và CĐ” tháng 3 năm 2007; Hô ̣i thảo “Đổi mới giáo dục đại học
Viê ̣t Nam - Hội nhập và thách thức ” tháng 3 năm 2008; Hô ̣i thảo “ Đổi mới
phương pháp giảng dạy Đại học” tháng 2 năm 2009;…

1.1.2. Về nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ
Chúng ta đã biết vấn đề về đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDHNN
chuyên ngành nói riêng ở bậc ĐH - CĐ đã và đang được sự quan tâm của Bộ
GD&ĐT, nhiều trường ĐH - CĐ, nhiều nhà khoa học và các nhà QLGD.
Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 đã chỉ rõ: “Thực hiện cuộc vận
động toàn ngành đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của người học, biến q trình học tập thành q trình tự học có
hướng dẫn và quản lý của GV. SV sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ
năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư
duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao
với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh
trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp đạt mức 3 theo chuẩn
năng lực ngoại ngữ quốc tế.” [2, tr. 23].
Đề cập đến các vấn đề của đổi mới PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ có các tác
giả như: Lê Hương Hoa “Đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo định
hướng thực hành giao tiếp”, Đặng Đình Cung “Cần làm rõ nội dung, điều kiện
đổi mới PPDHNN trong các trường ĐH”, Trần Thị Lan “Đổi mới PPDHNN từ
lý thuyết đến thực tế”, Vũ Quốc Thái “Về đổi mới PPDHNN”, Tô Thị Thu
Hương “Lý luận và PPDHNN tại các trường ĐH”, Trần Thế Khoa “Đổi mới các
6


kỹ năng học ngoại ngữ”, Nguyễn Thu Hường “Đổi mới toàn diện việc dạy và

học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”, Dương Quốc Cường “Đổi
mới PPDHNN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”,...
Ngoài ra, gần đây trong nhiều hội thảo khoa học, vấn đề về đổi mới
PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ đã được bàn luận rất sơi nổi. Ví dụ như: Hội nghị khoa
học “Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở ĐH” (10.2009); Hội thảo
“Đổi mới PPDHNN tại ĐH Hà nội” (1.2009); Hội nghị “Đổi mới phương pháp
giảng dạy ngoại ngữ tại trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế” (2.2009); Hội thảo
“Đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở ĐH Duy Tân” (5.2009); Hội thảo
khoa học “Cải tiến phương pháp giảng dạy ngoại ngữ không chuyên ở trường
ĐH Sư phạm” (7.2009);... Trong các hội thảo này, đã có rất nhiều tham luận đề
cập đến thực trạng công cuộc đổi mới PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ cũng như các xu
hướng phát triển và các giải pháp chung, kinh nghiệm cụ thể tại một số trường
ĐH và CĐ.

1.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng
1.2.1. Quản lý
 Khái niệm quản lý
Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều mơn khoa học xã hội,
đồng thời quản lý cịn là một nghệ thuật địi hỏi sự khơn khéo và tinh tế cao độ
để đạt được mục đích. Chính vì vậy, người ta có thể tiếp nhận khái niệm quản lý
theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào cái nhìn chủ quan và tính mục đích
hoạt động.
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản
lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [11, tr. 1].
7


Từ cách tiếp cận trên, có thể khái quát như sau: Quản lý là một hoạt động

nhằm thực hiện những tác động hướng đích của chủ thể quản lý nhằm sử dụng
có hiệu quả những tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu của
tổ chức đặt ra trong một môi trường luôn luôn thay đổi.
 Các chức năng của quản lý
Henri Fayol (1841 – 1925) xuất phát từ các loại hình quản lý cho rằng:
“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [11, tr. 15].
Trong Lý luận đại cương về quản lý đã viết rằng, quản lý là hệ thống gồm
4 chức năng cơ bản: (1) Kế hoa ̣ch hóa; (2) Tở chức; (3) Chỉ đa ̣o; (4) Kiể m tra.
(1) Kế hoa ̣ch hóa : Kế hoa ̣ch hóa có nghĩa là xác đinh mu ̣c tiêu , mục đích
̣
đối với những thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường , biện pháp, cách
thức để đạt mục tiêu, mục đích đó .
(2) Tở chƣc : Tở chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ
́
giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực
hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
(3) Lãnh đạo : Lãnh đạo bao hàm việc liên kết , liên hệ với người khác và
động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ
chức.
(4) Kiể m tra: Kiểm tra cũng là một chức năng quản lý, thơng qua đó một
cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động
và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Tất cả các chức năng cơ bản trên khi vận hành không thể thiếu yếu tố
được xem là nền tảng, huyết mạch, đó chính là thông tin. Thông tin quản lý được
xem như là hệ thần kinh của hệ thống quản lý, có tác động đến tất cả mọi khâu

8



của q trình quản lý. Mọi thơng tin quản lý đều nhằm phục vụ cho việc ra quyết
định quản lý và đạt mục tiêu quản lý.

1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là thực thi các chức năng tổ chức - quản lý trong lĩnh vực
giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Đó là sự tác động chủ động, có ý
thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm phát huy tốt nhất các nguồn
lực của hệ thống giáo dục/ cơ cấu giáo dục nhằm đảm bảo các hoạt động sư
phạm đạt được các mục tiêu giáo dục với chất lượng, hiệu quả tối ưu.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “QLGD là hoạt
động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp QLGD
tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục
tiêu của nó”. Trong thời đại “giáo dục cho tất cả mọi người” như hiện nay , mục
tiêu của giáo dục được cụ thể hoá là nâng cao dân trí

, đào ta ̣o nhân lực , bồ i

dưỡng nhân tài . Đối tượng của QLGD là toàn thể đội ngũ cán bộ, GV, HS - SV
và các cơ sở vật chất kỹ thuật như trường, lớp, các trang thiết bị dạy học, … và
các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục.
QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng
đích của chủ thể quản lý tới mọi cấp độ khác nhau, đến tất cả các mắt xích của
tồn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ
trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy
luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực con người.
Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởi vì khi nói đến
QLGD phải nói đến quản lý nhà trường

1.2.3. Quản lý nhà trường


9


Nhà trường (cơ sở giáo dục) là các cơ cấu quan trọng tạo nên cơ cấu khung
của hệ thống giáo dục. Nhà trường cũng là một thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh
của nền giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Những hoạt động diễn ra trong
nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình thành “nhân cách - sức lao động”, phục
vụ phát triển cộng đồng làm tăng cả nguồn vốn người (human capital), vốn tổ
chức (organizationl capital), và vốn xã hội (social capital).
Quản lý nhà trường là hoạt động chuyên biệt của các chủ thể quản lí (các cơ
quan quản lý giáo dục cấp trên, người lãnh đạo nhà trường) nhằm tập hợp, tổ
chức và phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà
trường, đảm bảo triển khai các hoạt động giáo dục - dạy học của nhà trường đạt
được các mục tiêu phát triển với chất lượng, hiệu quả cao nhất.
Bàn về vấn đề này, Phạm Viết Vƣợng viết: “Quản lý trường học là hoạt
động của các cơ quan quản lý nhằ m tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV ,
HS và các lực lượng giáo dục khác , cũng như huy động tối đa các nguồn lực
giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường” [32, tr. 21].
Trong thực tiễn giáo dục hiện nay ở Việt Nam, quản lý nhà trường là một
hoạt động chuyên biệt của người lãnh đạo (phù hợp với chức năng, cơ cấu tổ
chức) nhằm huy động tốt nhất các nguồn lực vốn có của cơ sở đào tạo và của
các tổ chức, các quan hệ xã hội ngoài trường, tổ chức và quản lý tốt các hoạt
động giáo dục – dạy học của nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu
giáo dục của ngành học, cấp học và các mục tiêu phát triển cụ thể của nhà
trường phù hợp với đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và nhà
nước, góp phần nâng cao chất lượng giaó dục, góp phần đào tạo thế hệ trẻ và
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.4. Biện pháp quản lý
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999) do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên “biện

pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [33, tr.161].
10


Biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tác động của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những
vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ thống quản lý vận hành đạt mục tiêu
mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan, nâng cao khả
năng hoàn thành đạt được kết quả các mục tiêu đặt ra.
Biện pháp quản lý địi hỏi phải có sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa
chủ thể và khách thể quản lý.
Trong các tài liệu kinh điển của khoa học quản lý thường khái quát 4 loại
phương pháp quản lý cơ bản: phương pháp hành chính- tổ chức, phương pháp
tâm lý - giáo dục, phương pháp thuyết phục và phương pháp kinh tế.
Biện pháp quản lí là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp
quản lí. Có thể từ đó xác định 4 nhóm biện pháp quản lý tương ứng:
Các biện pháp hành chính- tổ chức: là cách tác động trực tiếp của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành
chính bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định.
Các biện pháp tâm lý - giáo dục: (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền
giáo dục) là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên cơ
sở vận dụng các quy luật tâm lý ứng dụng thành tựu các khoa học như Tâm lý
học, Khoa học giáo dục ... nhằm khai thác tiềm năng con người, kích thích ý
thức tự giác, lịng say mê, sáng tạo của con người trong hoạt động của tổ chức.
Các biện pháp thuyết phục: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý dựa trên cơ sở lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện
thừa nhận các yêu cầu của nhà quản lý từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với
yêu cầu.
Các biện pháp kinh tế: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý dựa trên cơ sở thuyết động lực kinh tế với luận điểm: lợi ích kinh tế sẽ

11


tạo nên động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động mà không cần sự can
thiệp trực tiếp về mặt hành chính của cấp trên.
Các biện pháp quản lí có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống
các biện pháp. Các biện pháp quản lí có tính linh hoạt nhất trong hệ thống quản
lí, sẽ giúp cho nhà quản lí thực hiện tốt các phương pháp quản lí của mình mang
lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy.
Có thể nói: biện pháp quản lí là cách làm, cách giải quyết hợp lý...trong
từng hoàn cảnh, điều kiện, tình huống cụ thể, do chủ thể quản lý lựa chọn và ra
quyết định nhằm thực thi các cơng việc cần thiết, hoặc xử lí các vấn đề đặt ra, từ
đó giúp đạt được mục tiêu quản lí.
Biện pháp quản lý rất đa dạng đòi hỏi nhà quản lý phải biết lựa chọn và sử
dụng linh hoạt, sáng tạo để xử lý các tình huống trong từng trường hợp cụ thể
giúp hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối ưu. Đó cũng chính là nghệ thuật quản lý.

1.3. Phƣơng pháp dạy học và vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ở đại
học, cao đẳng
1.3.1. Phương pháp dạy học và vai trò của phương pháp dạy học
1.3.1.1. Phương pháp dạy học
I.Ia.Lecne quan niệm PPDH là một hệ thống những hành động có mục
đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, đảm bảo
HS lĩnh hội nội dung học vấn [30, tr. 226].
Theo Trần Bá Hồnh thì PPDH là “cách thức hoạt động của GV trong
việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt
được các mục tiêu dạy học” [34, tr. 27].
Có thể nói, phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hay phương
thức tiến hành hoạt động dạy và hoạt động học để đi đến mục đích dạy học đã
định.

12


Q trình dạy học có các yếu tố: Mục tiêu; Nội dung dạy học; Phương
pháp dạy học; người học; người dạy; Kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học và
Điều kiện phương tiện dạy học. Sự vận động và phát triển của q trình dạy học
được biểu hiện thơng qua sự vận động và phát triển của các yếu tố tạo nên quá
trình dạy học.
Quá trình dạy học là một quá trình bao gồm hai quá trình bộ phận, hoạt
động dạy của GV và hoạt động học của HS, tồn tại trong mối quan hệ biện
chứng tác động qua lại với nhau. Bởi thế, PPDH cũng phải bao gồm phương
pháp dạy và phương pháp học, trong đó hai phương pháp này ln tác động qua
lại chi phối lẫn nhau.
Có thể nói sự lựa chọn phương pháp dạy học bị các yếu tố còn lại chi phối. Các
yếu tố trong q trình dạy học khơng thể tách rời nhau nhưng trong giới hạn của
luận văn chỉ đề cập và chú trọng nghiên cứu đến một trong các yếu tố của q
trình dạy học đó là phương pháp dạy học.

Nội dung dạy học

P.P.DẠY
Truyền đạt

P.P.HỌC
chỉ đạo

Lĩnh hội

cộng tác


Điều khiển

Tự điều khiển

Sơ đồ 1.1. Quan hệ P.P.Dạy và P.P.Học trong Quá trình dạy học

1.3.1.2. Vai trò của phương pháp dạy học
13


Phương pháp dạy học là hệ thống những con đường, những cách thức dạy
và học của thầy và trò. Cùng với các phương tiện dạy học, chúng có chức năng
xác định những phương thức hoạt động dạy và học theo nội dung nhất định nhằm
thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học đã đề ra trong quá trình dạy học.
Với vai trò chủ thể tác động sư phạm, giáo viên phải biết thiết kế và tổ
chức quá trình dạy học: xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, các cách thức
hoạt động; dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và dự kiến phương hướng,
cách thức giải quyết tương ứng; phải tổ chức tốt hoạt động dạy và học ở trình độ
cao để đạt kết quả tối ưu trong những điều kiện nhất định. Phải nắm chắc nội
dung dạy học và có nghệ thuật sư phạm để thiết kế và tổ chức giờ lên lớp theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học.
Người dạy không chỉ làm tốt chức năng biết cách truyền đạt cái mà người
học cần mà còn biết tổ chức q trình nhận thức cho người học có thể tích cực,
chủ động chiếm lĩnh nội dung học. Nội dung dạy học khơng chỉ có kiến thức mà
bao hàm cả phương pháp nhận thức kiến thức đó.
Trong hoạt động dạy học cần tìm chọn được phương pháp thích hợp với
mục tiêu và nội dung, thống nhất với mục tiêu và nội dung dạy học đơng thời
biết triển khai đúng quy trình của các phương pháp. Xét theo mối quan hệ giữa
phương pháp dạy học với nội dung dạy học, hay giữa phương pháp dạy học và
mục tiêu dạy học hoặc giữa nội dung dạy học với mục tiêu dạy học chúng ta

nhận thấy những nội dung dạy học mang tính lí luận thì phương pháp dạy học
thơng dụng là PP thuyết giảng; Với nội dung mang tính thực hành thì sử dụng PP
biểu diễn, làm mẫu. Đặc điểm của nội dung các môn học buộc các nhà giáo dục
học phải nghiên cứu cho ra đời PP dạy bộ môn (PP chuyên ngành).
Với những mục tiêu không chỉ đưa ra cho người học kiến thức mà tạo cho
người học có khả năng lựa chọn, vận dụng, phán xét...buộc giáo viên phải kết
hợp nhiều PP dạy học sao cho giáo viên trở thành người gợi mở, hướng dẫn, tổ
chức quá trình nhận thức của học sinh cịn học sinh được chủ động, tích cực
14


tham gia vào việc lĩnh hội nội dung dạy học mà ngày nay người ta gọi là PP dạy
học theo hướng sư phạm tích cực.
1.3.1.3. Phương pháp dạy học ở bậc Đại học - Cao đẳng
Chúng ta biết rằng, bản chất quá trình dạy học ở bâ ̣c ĐH là q trình nhận
thức có tính chất nghiên cứu của SV, được thực hiện dưới vai trò chủ đạo của giáo
viên. Vì thế, PPDH ĐH gần với phương pháp NCKH. Trên cơ sở quan niệm như
vậy, tác giả Lƣu Xuân Mới [25, tr.120], làm rõ thêm chức năng của GV và SV
trong quá trình dạy học ở ĐH: "Phương pháp dạy học ĐH là tổng hợp các cách
thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giảng viên và SV, trong đó hoạt
động dạy là chủ đạo, hoạt động học là tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo, nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở ĐH, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa
học, kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ ĐH".
Từ đó có thể thấy, PPDH đa ̣i ho ̣c hướng tới trang bi ̣cho SV những tri
thức khoa ho c cơ bản , rèn luyện tay nghề và đă ̣c biê ̣t là rèn luyê ̣n cho ho ̣ phương
̣
pháp suy nghĩ , tự ho ̣c, tự nghiên cứu . Các đặc điểm của PPDH đại học đã được
các tác giả Đặng Vũ Hoạt , Hà Thị Đức [19, tr.120] và Lƣu Xuân Mới [25,
tr.171], tổ ng kế t như sau:
- Gắn liền với ngành nghề đào tạo, với thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc

sống và sự phát triển của khoa học, công nghệ.
- Ngày càng tiếp cận với phương pháp NCKH.
- Có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV.
- Có tính phong phú, đa dạng, thay đổi tùy theo trường ĐH, đặc điểm của
bộ môn, điều kiện, phương tiện dạy học, đặc điểm nhân cách GV và SV.
- Ngày càng gắn liền với các thiết bị và các phương tiện dạy học hiện đại.
Một số PPDH chủ yếu ở ĐH là: Phương pháp thuyết trình, phương pháp
giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp nói chuyện
15


chuyên đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp
nghiên cứu, phương pháp thảo luận lớp, phương pháp đàm thoại,… [8, tr. 325].

1.3.2. Phương pháp dạy học ngoại ngữ
Theo như cách hiểu PPDH nói trên, PPDHNN là cách thức hay phương
thức tiến hành hoạt động dạy và hoạt động học ngoại ngữ để đi đến mục đích
dạy học ngoại ngữ đã định.
1.3.2.1. Một số phương pháp cơ bản trong dạy học ngoại ngữ
 Phương pháp Nghe - Nói
Phương pháp này ra đời tại Mĩ trong thời kì chiến tranh thế giới thứ II
nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại ngữ một cách nhanh chóng để phục vụ các mục
đích qn đội nên phương pháp này cịn được gọi là “phương pháp quân đội”.
Phương pháp nghe - nói có mục đích là dạy cho người học khả năng dùng
ngoại ngữ để giao tiếp, nhưng nghe - nói được ưu tiên phát triển trước đọc, viết.
Với phương pháp nghe - nói, GV là người chỉ huy dàn nhạc, chỉ dẫn và
kiểm sốt hành vi ngơn ngữ của người học, có trách nhiệm cung cấp cho người
học mơ hình tốt để bắt chước. SV là người bắt chước mơ hình của GV hoặc băng
đĩa mà GV cung cấp, SV làm theo chỉ dẫn của GV và hồi đáp nhanh, chính xác ở
mức có thể.

 Phương pháp từ vựng
Theo Lewis 1993 cho rằng coi từ vựng hoặc đơn vị từ vựng đóng vai trị
trung tâm trong dạy học ngoại ngữ. Lời nói của GV là nguồn đầu vào chính để
giải thích cho SV về cách dùng các cụm từ vựng cho các mục đích chức năng
khác nhau.
 Phương pháp theo đường hướng thực hành giao tiếp
16


Phương pháp này được phát triển khi dạy tiếng ở Anh vào những năm
1970, xuất phát từ sự cần thiết tạo cho người học năng lực giao tiếp thay vì chỉ làm chủ
các cấu trúc ngôn ngữ.
1.3.2.2. Phương pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học - cao đẳng
Có thể nói, PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ bao gồm các phương pháp dạy ngoại ngữ
và các phương pháp học ngoại ngữ trong sự phối hợp hoạt động thống nhất của
GV và SV, trong đó hoạt động dạy của GV là chủ đạo, hoạt động học của SV là
tự giác, tích cực, sáng tạo và chủ động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ngoại
ngữ ở ĐH - CĐ.
Các PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ không chỉ nhằm giúp SV lĩnh hội một khối
lượng kiến thức ở một ngành nghề cụ thể, mà PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ còn
nhằm rèn luyện cho SV kỹ năng học và tự học ngoại ngữ, để SV sau khi ra
trường phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ cho việc tham khảo, nghiên cứu tài
liệu nước ngoài hoặc theo học các chương trình bằng tiếng nước ngồi,…
Jacobs và Terrel (2003) tổng kết 8 yêu cầu quan trọng sau:
+ Sự tự chủ của người học: Người học tự lựa chọn nội dung, quy trình học và tự
đánh giá.
+ Bản chất xã hội của việc học: Việc học phải dựa trên tương tác của
người học thể hiện qua lý thuyết học cộng tác.
+ Tích hợp dạy ngoại ngữ với các mơn học chun ngành khác.
+ Tập trung vào ý nghĩa: Dạy học dựa vào nội dung là một ví dụ của việc

sử dụng cách tìm hiểu ý nghĩa của nội dung để học ngoại ngữ.
+ Sự đa dạng: Tôn trọng sự khác nhau của người học để giúp họ học tốt
hơn như huấn luyện về phong cách, chiến lược học.
+ Các kĩ năng tư duy: Dùng ngôn ngữ để phát triển các kĩ năng tư duy bậc
cao: Tư duy sáng tạo, tư duy phê phán,…
17


+ Đánh giá thay thế: Sử dụng nhiều phương pháp như quan sát, phỏng
vấn, viết nhật kí, hồ sơ bài tập để đánh giá những gì SV có thể làm được bằng
ngoại ngữ để thay thế dạng kiểm tra.
+ GV là người cùng học: GV tiến hành nghiên cứu hoạt động và các loại
hình nghiên cứu trong lớp học để thử nghiệm các phương án khác nhau tạo thuận lợi
cho SV học.
Với phương pháp này, GV là nhà nghiên cứu về người học, nhà phân tích
nhu cầu cố vấn và quản lý qui trình làm việc nhóm. SV là người đàm phán với
bản thân, với quá trình học và đối tượng học, là người cộng tác với SV khác, với
GV để học qua giao tiếp.
Các hoạt động của SV: Các hoạt động lắp ghép; Chia sẻ thơng tin; Hồn
thành nhiệm vụ; Khoảng trống thơng tin; Đóng vai; Chuyển đổi thơng tin; Luyện
tập có ý nghĩa; Sử dụng tư liệu chân thực; Các cách giải quyết vấn đề.
Từ đó, các PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ hiện nay, một mặt bao gồm các
PPDH ngoại ngữ cơ bản, mặt khác gồm các PPdh đặc thù của quá trình học ĐH,
chủ yếu là các phương pháp như: phương pháp làm việc nhóm, phương pháp
thảo luận, phương pháp vấn đáp, phương pháp nghe nói, phương pháp thực hành
giao tiếp,… kết hợp giữa những kiến thức ngoại ngữ cơ bản với những kiến thức
ngoại ngữ chuyên ngành trong từng lĩnh vực cụ thể [17, tr. 96].

1.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học - cao đẳng
1.3.3.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

Theo Đa ̣i tƣ̀ điể n Tiế ng Viêṭ

́
(1999), Nguyễn Nhƣ Y

chủ biên [33,

tr.657]: Đổi mới là thay đổi, hoặc làm cho sự thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với
trước.

18


×