Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Ngô Quyền thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------------------

LƯU THỊ BÍCH THUỶ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUN NGƠ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------------------

LƯU THỊ BÍCH THUỶ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUN NGƠ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 05 01

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Hà Nội - 2011



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu


4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4

5. Giả thuyết khoa học


4

6. Phương pháp nghiên cứu

5

7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

6

8. Cấu trúc luận văn


6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Ở TRUNG TÂM GIÁO
DỤC THƯỜNG XUYÊN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

7

1.2. Một số khái niệm làm cơ sở nghiên cứu đề tài

9


1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

9

1.2.2. Quản lý chương trình dạy học

15

1.3. Quan niệm về GDTX và Trung tâm GDTX

23


1.3.1. Giáo dục thường xuyên

23

1.3.2. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên

29

1.4. Chương trình giáo dục THPT ở Trung tâm GDTX

33


1.4.1. Đặc điểm của chương trình THPT ở Trung tâm GDTX

33

1.4.2. Những điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học chương trình THPT ở Trung
tâm GDTX

33


1.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học chương trình

THPT ở Trung tâm GDTX
Tiểu kết Chương 1

36
39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CHƯƠNG TRÌNH THPT Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN NGƠ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
2.1. Khái qt về quận Ngơ Quyền thành phố Hải Phịng


40

2.2. Đặc điểm tình hình Trung tâm GDTX Ngơ Quyền

41

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học chương trình
THPT ở Trung tâm GDTX Ngơ Quyền

44

2.3.1. Đặc điểm đối tượng người học


44

2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học chương trình THPT ở Trung tâm GDTX
Ngơ Quyền

45

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT ở Trung tâm
GDTX Ngô Quyền

54


2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT ở Trung
tâm GDTX Ngô Quyền

75

2.4.1. Mặt mạnh (S)

75

2.3.2. Mặt yếu (W)


76

2.5.3. Thời cơ ( O )

77

2.5.4. Thách thức ( T )

77

Tiểu kết chương 2


78


CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CHƯƠNG TRÌNH THPT Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUN NGƠ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY.
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

79

3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống


79

3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn

80

3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả

80

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT ở Trung

tâm GDTX Ngơ Quyền thành phố Hải Phòng

81

3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên, học viên, phụ huynh học viên về ý
nghĩa, mục tiêu của hoạt động dạy học chương trình THPT trong Trung tâm
GDTX.

81

3.2.2. Tổ chức chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học chương trình
THPT


87

3.2.3. Tăng cường đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị
phương tiện phục vụ hoạt động dạy học chương trình THPT

90

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

93


3.2.5. Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá trong hoạt động dạy học chương
trình THPT

95

3.2.6. Đổi mới quản lý hoạt động học chương trình THPT của học viên

99

3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới cơng tác quản lý hoạt động
dạy học chương trình THPT


101

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

104

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 105
Tiểu kết chương 3

109



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

111

2. Khuyến nghị

112

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

112


2.2. Đối với Sở GD&ĐT Hải Phòng

112

2.3. Đối với Trung tâm GDTX Ngô Quyền

113


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CBQL:


Cán bộ quản lý

CBGV:

Cán bộ giáo viên

CSVC:

Cơ sở vật chất

CNH-HĐH:


Cơng nghiệp hố hiện đại hoá

DH:

Dạy học

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

GV:


Giáo viên

HV:

Học viên

KTĐG:

Kiểm tra đánh giá

ND:


Nội dung

NXB:

Nhà xuất bản

PP:

Phương pháp

PPDH:


Phương pháp dạy học

QL:

Quản lý

QLGD:

Quản lý giáo dục

SKKN:


Sáng kiến kinh nghiệm

THPT:

Trung học phổ thông

TBDH:

Thiết bị dạy học



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ở bất cứ thời đại và quốc gia nào cũng có vị trí quan trọng trong
sự phát triển của kinh tế - xã hội. Bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học
công nghệ và thông tin, giáo dục được coi là nền tảng cho sự phát triển của xã
hội của bất kỳ quốc gia nào và mang lại sự phồn vinh cho nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta ngày càng coi trọng, quan tâm nhiều
đến giáo dục và coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “Đầu tư cho giáo dục
là đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Ban chấp
hành Trung ương Đảng Công sản Việt Nam đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo hiện
nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số
lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường,

nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất
nước, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [10,tr.41].
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự phát
triển nhanh, mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, của khoa học cơng nghệ thơng
tin, thì quản lý giáo dục nói chung, quản lý ngành học, bậc học và quản lý ngành
học GDTX nói riêng có một vai trị hết sức quan trọng. Mục tiêu của ngành học
GDTX là “GDTX giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời,
học để hoàn thiện nhân cách, học để mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học
vấn, chun mơn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tự tìm việc làm
và thích nghi với đời sống xã hội” [27,tr.28].
Trong suốt thời gian dài, nhân dân ta kiên trì tiến hành cơng cuộc xố nạn

mù chữ, phát triển giáo dục người lớn (lúc đầu là bình dân học vụ, sau đó là giáo
dục bổ túc và ngày nay là giáo dục thường xuyên). Kết quả hàng chục triệu
người đã thốt khỏi nạn mù chữ, hàng triệu người thơng qua các lớp bổ túc văn
hóa mà tiếp tục mở mang sự hiểu biết, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người, mọi
1


lứa tuổi, mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời; dựa trên
nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa hai bộ phận giáo dục
chính quy và giáo dục thường xuyên, trong đó giáo dục thường xuyên làm tiền
đề cho việc xây dựng xã hội học tập.
Nhiệm vụ hiện tại là củng cố và phát triển phân hệ giáo dục thường xuyên

trong hệ thống giáo dục quốc dân, hoàn thiện mạng lưới các Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên, phấn đấu để các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên các cấp có
các hoạt động thiết thực về nội dung, sinh động về hình thức, nội dung giáo dục
phù hợp và đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học, đồng thời giúp cho người
học có kiến thức và kỹ năng giải quyết những vấn đề, tình huống cụ thể trong
cơng việc và đời sống hàng ngày.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, trên cơ sở kết quả xóa mù chữ
đã đạt được, hệ thống giáo dục chuyển trọng tâm sang nâng cao trình độ học vấn
của người lớn, người lao động và được gọi là hệ thống bổ túc văn hóa, song
hành với hệ thống giáo dục phổ thơng. Với phương châm “cần gì học nấy”, hệ
thống bổ túc văn hóa đa dạng về hình thức, phương thức tổ chức cũng như về
chương trình học.

Song việc quản lý các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên còn nhiều bất
cập, chất lượng giáo dục tại các trung tâm còn hạn chế. Thực tế, ngành chưa có
những văn bản chỉ đạo trực tiếp đối với Trung tâm Giáo dục Thường xuyên mà
hầu hết là áp dụng theo các văn bản pháp quy từ trung học phổ thông. Hơn nữa,
đối tượng học viên học bổ túc văn hóa cịn nhiều những hạn chế về học lực, thái
độ với học tập, không đồng đều về độ tuổi. Đây cũng chính là những yếu tố
phần nào ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của loại hình giáo dục này. Trong
các hoạt động của nhà trường, dạy học là hoạt động trọng tâm và quan trọng
nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục, chất lượng của nhà trường,
đến thương hiệu của một nhà trường. Việc quản lý dạy học là hết sức quan trọng
trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt đối với
các trung tâm GDTX với nhiều đặc thù về người học, thiết chế quản lý, thì việc

2


quản lý hoạt động dạy học lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, tác động trực tiếp
đến chất lượng giáo dục. Có thể nói ở các Trung tâm GDTX, sự quan tâm của
các cấp quản lý đối với hoạt động dạy học, công tác đổi mới phương pháp dạy
học, tăng cường cơ sở trang thiết bị phục vụ dạy học đã được chú ý hơn trong
những năm gần đây, song vẫn chưa vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Thực trạng dạy học theo phương pháp truyền thống là thuyết trình truyền thụ
kiến thức, người học thụ động vẫn còn rất phổ biến.
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận Ngơ Quyền thành phố Hải
Phịng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng được thành lập năm 1986

trên cơ sở sát nhập giữa hai đơn vị là Trung tâm Dạy nghề quận Ngô Quyền và
Trường Bổ túc Văn hóa Ngơ Quyền. Qua hơn 21 năm xây dựng và phát triển,
đến nay đứng trước yêu cầu mới của nền kinh tế - xã hội và yêu cầu của thời kỳ
CNH – HĐH đất nước, Trung tâm cần phải đổi mới nhiều mặt, đổi mới quản lý
các hoạt động của Trung tâm, cũng như cần đổi mới phong cách quản lý, trong
đó việc quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT nói chung và ngành học
GDTX nói riêng. Có thể nói đây là chiến lược trước mắt và lâu dài của Trung
tâm GDTX Ngô Quyền trong giai đoạn phát triển hiện nay và những năm tới
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng cao
dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố Hải Phòng và các vùng lân cận.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện
pháp mang tính khả thi và có tính ứng dụng cao để quản lý hoạt động dạy học,

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Trung tâm là một vấn đề có tính thời sự,
nhu cầu cấp thiết, một vấn đề khơng chỉ mang tính lý luận mà cịn có ý nghĩa
thực tiễn cao đối với sự phát triển của Trung tâm GDTX Ngô Quyền trong giai
đoạn hiện nay.
Từ những cơ sở trên đây, tác giả chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt
động dạy học chương trình Trung học phổ thơng ở Trung tâm Giáo dục
Thường xun Ngơ Quyền thành phố Hải Phịng trong giai đoạn hiện nay.”
làm vấn đề nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần cải
3


thiện chất lượng dạy học chương trình trung học phổ thông ngành học GDTX tại

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Ngơ Quyền nói riêng và trong các Trung
tâm Giáo dục Thường xun nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và thực tiễn quản lý
hoạt động dạy học chương trình THPT ngành học GDTX ở Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất các giải
pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT ngành học GDTX nhằm
tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm Giáo dục Thường
xuyên quận Ngơ Quyền, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung thực hiện 3
nhiệm vụ sau:

3.1. Nghiên cứu vấn đề lý luận về dạy học, công tác quản lý hoạt động dạy học ở
Trung tâm GDTX.
3.2. Nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở
Trung tâm GDTX Ngơ Quyền thành phố Hải Phịng
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT tại Trung
tâm GDTX Ngơ Quyền thành phố Hải Phòng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDTX.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình
THPT ngành học GDTX ở Trung tâm GDTX Ngơ Quyền thành phố Hải
Phịng.
5. Giả thuyết khoa học

Việc nghiên cứu đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động của Trung
tâm, trong đó có hoạt động dạy học chương trình THPT, một cách có cơ sở khoa
4


học, thực tiễn và áp dụng đồng bộ chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng giáo dục và
tăng uy tín xã hội cho các Trung tâm GDTX.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn tác giả
kết hợp sử dụng các nhóm phương pháp sau:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu Luật giáo dục, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp qui

của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về giáo dục đào tạo, vận
dụng nội dung, quan điểm chỉ đạo làm cơ sở cho việc đổi mới giáo dục
nói chung, chương trình, nội dung và mục tiêu phát triển giáo dục và đào
tạo nói riêng.
- Nghiên cứu các sách, tài liệu, cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học
giáo dục trong nước và nước ngồi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
của luận văn.
- Hệ thống hoá vấn đề lý luận về dạy học, hoạt động dạy học, quản lý hoạt
động dạy học và khái quát hoá các vấn đề lý luận đề cập nghiên cứu của
các nhà khoa học, công trình nghiên cứu trước để thừa kế và tìm được
được điểm khác biệt áp dụng cho vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn: Thiết kế sử dụng Anketa, bộ
phiếu hỏi, phân tích đánh giá về quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng
dạy học theo tiêu chí trên các mặt tư tưởng, đạo đức, kiến thức, kỹ
năng...Từ đó đi sâu phân tích đánh giá được thực trạng của việc quản lý
hoạt động dạy học của Trung tâm trong những năm qua cũng như trong
thời gian tới.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà quản
lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động dạy học.

5



- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Thông qua các báo cáo của
Trung tâm, của ngành về lĩnh vực này trong các năm để từ đó rút ra các bài
học kinh nghiệm.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: thống kê, lập bảng.
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Tác giả luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học và quản
lý hoạt động dạy học chương trình THPT ở Trung tâm GDTX Ngơ Quyền Hải
Phịng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT ở

Trung tâm GDTX .
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học chương trình
THPT ở Trung tâm giáo dục thường xun Ngơ Quyền thành phố Hải
Phòng.
- Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT ở
Trung tâm giáo dục thường xun Ngơ Quyền thành phố Hải Phịng.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG

TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời
nhất của con người. Nó “xưa cũ như chính con người vậy”. Quản lý là hoạt động
tất yếu nảy sinh khi có lao động chung của nhiều người, cùng theo đuổi một mục
đích. Quản lý là dạng hoạt động đặc thù của con người và là một thuộc tính có
trong xã hội ở bất cứ trình độ phát triển nào. Kể từ xã hội nguyên thuỷ, lao động
chung nhiều người là săn bắt, hái lượm, cũng đã cần có sự quản lý, cho đến khi
nền kinh tế tri thức vẫn cần có sự quản lý. Khi xã hội phát triển, lao động quản
lý tách khỏi lao động trực tiếp trở thành nghề quản lý và dần dần hình thành các
“lý thuyết quản lý”.

Hoạt động quản lý, những vấn đề cốt lõi, chức năng của quản lý đã được
đề cập phân tích sâu trong cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
như: F.W.Taylor (1856-1915); Henri Fayol (1841-1925) Mary Parker Follett
(1868-1933) .v.v. Trong đó, F.W.Taylor (1856-1915) được coi là cha đẻ của
thuyết quản lý khoa học đã cho rằng cốt lõi trong quản lý là: “Mỗi loại cơng việc
dù nhỏ nhất đều phải chun mơn hố và phải quản lý chặt chẽ”. “Quản lý là
nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó thế nào bằng
phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”[5, tr.1].
Henri Fayol (1841-1925) thì lại xuất phát từ các loại hình hoạt động quản
lý, cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận
dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”
[5,tr.46].


7


Mary Parker Follett (1868-1933) đã có những đóng góp lớn trong thuyết
hành vi quản lý, khẳng định: “Quản lý là một q trình động, liên tục, kế tiếp
nhau chứ khơng tĩnh tại” [5,tr.33]
Theo Đại từ điển tiếng Việt, quản lý là “tổ chức, điều khiển, hoạt động
của một đơn vị, một cơ quan”, là “trơng coi, gìn giữ và theo dõi công việc”
[6,tr.1363]. Nghĩa Hán Việt của “Quản” là trông coi, gìn giữ theo những yêu cầu
nhất định, duy trì sự vật ở trạng thái ổn định; “Lý” là sửa sang, sắp đặt cơng
việc, đổi mới, đưa hệ thống đó có thể phát triển. Trong “Quản” phải có “Lý”,

trong “Lý” phải có “Quản” thì tồn hệ mới đạt thế cân bằng động, tồn tại và phát
triển phù hợp trong mối tương tác với các yếu tố bên trong và bên ngoài [5, tr.2].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản lý là quá trình gây tác động của chủ
thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”[1,tr.24].
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, hoạt động
quản lý là “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản
lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [5,tr.1].
Từ những quan niệm trên, ta thấy bản chất chung của khái niệm quản lý
là một quá trình chịu tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu
quả nhất trong điều kiện biến động của mơi trường. Quản lý tồn tại trong mọi

q trình hoạt động của xã hội và là điều kiện để tổ chức xã hội vận hành và
phát triển. Trong khái niệm quản lý ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: Là một cá nhân, một nhóm người hay tổ chức tạo ra
những tác động quản lý. Nó trả lời cho câu hỏi: Ai quản lý?
- Khách thể quản lý: là đối tượng tiếp nhân các tác động quản lý. Khách
thể quản lý có thể là người (trả lời câu hỏi: quản lý ai?), là vật (trả lời câu hỏi:
quản lý cái gì?) hoặc sự việc (trả lời câu hỏi: quản lý việc gì?).
8


- Mục tiêu quản lý: là quỹ đạo đặt ra cho các đối tượng và chủ thể, chính
mục tiêu là căn cứ cho chủ thể tạo ra các tác động quản lý.

Ngày nay, cùng với những thành tựu khoa học quản lý nói chung và quản
lý giáo dục nói riêng, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về những biện pháp
quản lý dạy học của các tác giả, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục
như Nguyễn Đức Chính, Đặng Quốc Bảo (2004); Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003);
Trần Khánh Đức (2010). Trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, luân văn,
luận án, nhiều cán bộ quản lý trường THPT trong cả nước đã đầu tư nghiên cứu
về các biện pháp quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học như:
Nguyễn Đức Hải với đề tài “Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
dạy học ở trường THPT huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang” (2006); Trần Thị
Thanh Mai với đề tài “Biện pháp quản lý dạy học ở trường THPT Trần Phú,
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” (2008); Đỗ Thị Thuý Vinh với đề tài “Biện
pháp quản lý hoạt động dạy-học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các

trường THPT huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phịng” (2008).
Các cơng trình nghiên cứu trên đây đạt những thành tựu nhất định về cơ
sở lý luận cũng như thực tiễn công tác quản lý nhà trường nói chung, hoạt động
dạy học, cơng tác quản lý hoạt động dạy học nói riêng, các tác giả đã đề xuất
những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà trường, quản
lý hoạt động dạy học. Tiếp thu các kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước
đó, tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn công tác quản lý
hoạt động dạy học ở các Trung tâm GDTX một loại hình cơ sở giáo dục với
nhiều đặc thù so với các trường THPT với mục đích đề xuất một số biện pháp
quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT ở Trung tâm GDTX Ngơ Quyền
thành phố Hải Phịng nhằm góp phần cải thiện chất luợng giáo dục đào tạo của
Trung tâm.

1.2. Một số khái niệm làm cơ sở nghiên cứu đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
9


1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời
của con người. Nó phát triển khơng ngừng theo sự phát triển của xã hội. Quản lý
là một cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người và là một nhân tố
của sự phát triển xã hội. Lý luận về quản lý vì vậy được hình thành và phát triển
qua các thời kỳ và trong các lý luận về chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chỉ
mới gần đây người ta mới chú ý đến “chất khoa học” của quá trình quản lý và dần

hình thành các “lý thuyết quản lý”. Từ khi F.W.Taylor phát biểu các nguyên lý về
quản lý thì quản lý nhanh chóng phát triển thành một ngành khoa học. Bất cứ một
tổ chức, một lĩnh vực nào, từ sự hoạt động của nền kinh tế quốc dân, hoạt động
của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp, đến một tập thể thu nhỏ
như tổ sản xuất, tổ chuyên môn, bao giờ cũng có hai phân hệ: người quản lý và
đối tượng bị quản lý.
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý tùy thuộc vào các cách tiếp cận,
góc độ nghiên cứu và hồn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị. Có nhiều định nghĩa
khác nhau về quản lý, song tựu chung các định nghĩa trên đều thống nhất:
Quản lý luôn luôn tồn tại với tu cách là một hệ thống gồm các yếu tố: chủ
thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý); khách thể quản lý (người bị quản
lý, đối tượng quản lý) gồm con người, trang thiết bị kỹ thuật, vật ni, cây trồng

và mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý do chủ thể quản lý áp đặt
hay go yêu cầu khách quan của xã hội hoặc do có sự cam kết, thỏa thuận giữa
chủ thể quản lý và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tương tác
với nhau giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý.
Sau khi xem xét, phân tích các khái niệm quản lý của nhiều nhà khoa học,
tác giả luận văn hiểu khái niệm về quản lý như sau: Quản lý là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên của một tổ
chức nhằm sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt được các mục đích đã định.
Với khái niệm này, về bản chất q trình quản lý có thể được biểu diễn
dưới dạng sơ đồ sau:
10



Mơi trường bên ngồi
Lập kế hoạch

Tổ chức

Kiểm tra

Lãnh đạo

Sơ đồ 1.1: Bản chất quá trình quản lý
Như vậy, đối với mỗi hệ thống hoạt động, quản lý có thể chia ra 3 nội dung

chính: Lập kế hoạch; Tổ chức và lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch; Kiểm tra,
đánh giá các hoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong những điều
kiện cần thiết có thể điều chỉnh lại kế hoạch, hoặc mục tiêu, hoặc các hoạt động
cụ thể hoặc đồng thời có thể điều chỉnh cả 2 hoặc 3 thành tố cho phù hợp.
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm
đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các điều kiện sau:
- Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động, và một đối
tượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác động
có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
- Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là
căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.

- Chủ thể có thể là một người, nhiều người, một thiết bị. Còn đối tượng có
thể là con người (một hoặc nhiều người) hoặc giới vơ sinh (máy móc, thiết bị,
đất đai, thơng tin, hầm mỏ v.v…) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).
Chủ thể
quản lý

Mục tiêu
Đối
tượng bị
quản lý

11



Sơ đồ 1.2. Mơ hình quản lý
Bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển,
chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục
tiêu đề ra.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Khoa học quản lý là một khoa học liên ngành sử dụng tri thức của nhiều
lĩnh vực: Tâm lý học, Xã hội học, Triết học v.v... Khoa học quản lý giáo dục là
một chuyên ngành của khoa học quản lý nói chung đồng thời cũng là bộ phận
của khoa học giáo dục, nhưng là một khoa học tương đối độc lập.

Quản lý giáo dục là một loại hình của quản lý xã hội bởi lẽ giáo dục là
một hiện tượng xã hội, một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một
cách tự giác, cũng giống như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, giáo dục
cũng cần phải quản lý. dưới góc độ coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì
quản lý giáo dục là quản lý các hoạt động của một cơ sở giáo dục như trường
học, các đơn vị phục vụ đào tạo Dưới góc độ xã hội, quản lý giáo dục là quản lý
mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Định nghĩa về quản lý giáo dục đã được đề
cập và phân tích trong một số cơng trình khoa học.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục là khái
niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của
nó, đặc biệt là quản lý trường học):“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho

hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các
tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình DH - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái mới về chất” [18, tr.35].

12


“Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động DH. Có tổ chức được các hoạt
động DH, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thơng Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoa đường lối giáo dục
của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân,

của đất nước”[19, tr.9].
Quản lý giáo dục có tính xã hội cao. Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt
các vấn đề xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phịng phục vụ công
tác giáo dục.
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục,
trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất.
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những kết luận: QLGD là
hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể
quản lý đến tập thể GV và HS, đến những lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà
trường làm cho q trình này hoạt động để đạt những mục tiêu dự định, nhằm
điều hành phối hợp các lực lượng xã hội thúc đẩy mạnh mẽ công tác giáo dục
thế hệ trẻ, theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong QLGD, quan hệ cơ bản là quan

hệ giữa người quản lý với người dạy và người học, ngồi ra cịn các mối quan hệ
khác như quan hệ giữa các cấp bậc khác, giữa GV với HS , giữa nhân viên phục
vụ với công việc liên quan đến hoạt động giảng dạy và học tập, giữa GV và HS
và CHSC phục vụ cho giáo dục.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường vì nhà trường là
cơ sở giáo dục, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Khi nghiên cứu về nội
dung khái niệm quản lý giáo dục thì khái niệm trường học được hiểu là tổ chức
cơ sở mang tính nhà nước - xã hội, trực tiếp làm công tác giáo dục - đào tạo thế
hệ trẻ cho tương lai của đất nước.
“Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản
lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà

nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự cơ.
13



×