Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.2 KB, 60 trang )

I / Vấn đề 1: Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng
(Phần 1)
Ngân hàng là gì?
Ngân hàng là 1 loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng
đồng địa phương nói riêng. Vậy mà vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa ngân hàng là gì? Rõ ràng,
các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.
Vấn đề là ở chỗ không chỉ chức năng của các ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ
cạnh tranh chính sách của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi. Thực tế là, rất nhiều tổ chức tài chính -
bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công tymôi giới chứng khoán, quĩ tương hỗ và công ty
bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng
đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung
cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu
tư vào quĩ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.
Một ví dụ điển hình về nỗ lực của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng được ghi
nhận vào những năm 1980 khi rất nhiều công ty bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán lớn, bao gồm cả
Merrill Lynch và Dreyfus Corporation, Prudential nhảy vào lĩnh vực ngân hàng bằng cách thành lập cái mà
họ gọi là “các ngân hàng phi ngân hàng”. Họ nhận thức được rằng, theo pháp luật nước Mỹ, bất kỳ một tổ
chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc
hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được
xem là một ngân hàng. Merrill Lynch và các tổ chức phi ngân hàng khác nhận định rằng họ có thể né tránh
những quy định này và sẽ có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng khác cho công chúng. Tuy nhiên, Cục Dự trữ
liên bang (Fed), không muốn thấy sự xâm phạm vào lĩnh vực ngân hàng của các “ngân hàng giả”, đã đưa
ra quyết định rằng: việc cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình cũng là một trong những hoạt động ngân
hàng tiêu biểu để phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính khác. Điều đó đưa Merrill Lynch và các tổ
chức tương tự trở thành các ngân hàng thực thụ và phải tuân theo qui định chặt chẽ của Chính phủ.
Sau đó các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán hàng đầu đã kiện lên tòa liên bang, buộc tội Fed
đã vượt quá quyền hạn. Năm 1984, tòa án liên bang công nhận này và buộc Fed phải cho phép tồn tại
hình thức “các ngân hàng phi ngân hàng” và cho họ tham gia bảo hiểm tiền gửi liên bang. Chỉ trong vòng
vài tuần sau phán quyết này, hàng tá đơn xin thành lập “ngân hàng phi ngân hàng” đã được nộp . E.F.
Hutton, J.C.Penney và Sears Roebuck là những công ty cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu được tổ chức
dưới dạng ngân hàng phi ngân hàng. Hơn thế, các công ty sở hữu ngân hàng lớn của Citicorp và Chase


Manhattan cũng thành lập các “ngân hàng phi ngân hàng” của riêng họ bởi vì với loại ngân hàng này họ có
thể mở rộng chi nhánh tự do qua biên giới bang. Năm 1987, Quốc hội hạn chế sự bành chướng của các
“ngân hàng phi ngân hàng” bằng cách ràng buộc các công ty sở hữu ngân hàng phi ngân hàng vào những
quy định tương tự như các tổ chức ngân hàng truyền thống. Cuối cùng, Quốc hội đã “bắn phát súng cuối
cùng” trong việc đưa ra một định nghĩa mang tính pháp lý về ngân hàng: ngân hàng được định nghĩa như
một công ty là thành viên của Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang. Đây thật là một sự thay đổi thông minh
vì theo luật hiện hành của Mỹ, người ta không các định ngân hàng trên cơ sở những hoạt động của nó mà
trên cơ sở cơ quan chính phủ nào sẽ bảo hiểm cho tiền gửi của nó.
Dòng nước đã bị vẩn đục. Vào năm 1991, chính quyền của tổng thống George Bush đề nghị cho phép các
ngân hàng với vốn tự có thích hợp sẽ được quyền cung cấp hàng loạt những dịch vụ mới và được phép
liên kết với các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán, các công ty đầu tư (các quĩ tương hỗ); cho
phép công ty công nghiệp sở hữu các công ty cung cấp dịch vụ tài chính ( những công ty này có thể điều
hành nganhangf và các công ty bảo hiểm); cho phép các công ty ngân hàng đầu tư vào những ngành công
nghiệp phi tài chính trên cơ sở một số điều kiện ràng buộc. Do đó, các hàng rào pháp lý có tính lịch sử ở
Hoa kỳ phân tách hoạt động ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác – điều đã tồn tại qua nhiều thế
hệ - đang bị tấn công và có thể sẽ sớm đưa đến một sự thay đổi lớn lao trong việc định nghĩa ngân hàng là
gì và nó cung cấp những dịch vụ gì.
Kết qủa của tất cả những thay đổi về pháp lý dẫn đến tình trạng có sự nhầm lẫn trong công chúng khi phân
biệt ngân hàng với một số tổ chức tài chính khác. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ
chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là loại hình tổ chức tài
chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa hạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán – và thực hiện nhiều chức nằng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong
nền kinh tế. Sự đa hạng trong các dịch vụ và chức năng của ngân hàng dẫn đến việc chúng được gọi là
các “Bách hóa tài chính” (financial department stores) và người ta bắt đầu thấy xuất hiện các khẩu hiệu
quản cáo tương tự như: Ngân hàng của bạn – Một tổ chức tài chính cung cấp đầy đủ dịch vụ (Your Bank –
a full service Financial institution) (xem Sơ đồ 1 - 1)
Sơ đồ 1 – 1. Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay:
Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Phần 2)
Các dịch vụ ngân hàng:


Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ quản lý cho
công chúng, đồng thời nó cũng thực hiện nhiều vai trò khác trong nền kinh tế (xem bảng 1-1). Thành công
của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có
nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh. Vậy
ngày nay xã hội đòi hỏi những dịch vụ gì từ phía các ngân hàng? Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu
tổng quân về danh mục dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Các dịch vụ truyền thông của ngân hàng:

Thực hiện trao đổi ngoại tệ. Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được
thực hiện là trao đổi ngoại tệ - một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này, chẳng hạn USD lấy
một lại tiền khác, chẳng hạn Franc hay Pesos và hưởng phí dịch vụ. Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối
với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia
hay thành phố họ đến. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng
lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ
chuyên môn cao.

Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu
thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương những người bán các khoản nợ
(khoản phải thu) của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt. Đó là bược chuyển tiếp từ chiết thương
phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng
văn phòng và thiết bị sản xuất.

Nhận tiền gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để
huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm gửi tiết
kiệm của khách hàng – một quỹ sinhlợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều
tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi
suất, chẳng hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm
mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm.


Bảo quản vật có giá trị: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và
các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp hẫn là các giấy chứng nhận do ngân
hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền –
đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách
hàng thường do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện.

Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Trong thời kỳ Trung Cổ và vào những năm đầu cách mạng Công
nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của
các Chính phủ Âu – Mỹ. Thông thường, ngân hàng đượccấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải
mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được.
Các ngân hàng đã cam kết cho Chính phủ Mỹ vay trong thời kỳ chiến tranh. Ngân hàng Bank of North
America được Quốc hội cho phép thành lập năm 1781, ngân hàng này được thành lập để tài trợ cho cuộc
đấu tranh xóa bỏ sự đô hộ của nước Anh và đưa Mỹ trở thành quốc gia có chủ quyền. Cũng như vậy, trong
thời kỳ nội chiến, Quốc hội đã lập ra một hệ thống ngân hàng liên bang mới, chấp nhận các ngân hàng
quốc gia ở mọi tiểu bang miễn là các ngân hàng này phải lập Quỹ phục vụ chiến tranh.

Cung cấp các tìa khoản giao dịch. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu
sự ra đời những hoạt động và dịch vụ ngân hàng mới. Một dịch vụ mới, quan trong nhất được phát triển
trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) – một tài khoản tiền gửi cho phép người
gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khỏan tiền gửi mới này
được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện
đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh
chóng hơn và an toàn hơn.

Cung cấp dịch vụ ủy thác. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý
hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở
giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác (trust
service). Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ
gia đình; và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.


Thông qua phòng Ủy thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để cho con đi học.
Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khỏan tiền đó cho đến khi khách hàng cần. Thậm chí phổ biến hơn, các
ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di chúc quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời
bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả, và đảm bảo cho người thừa
kế hợp pháp việc nhận được khoản thừa kế. Tron gphòng ủy thác thương mại, ngân hàng quản lý danh
mục đầu tư chứng khoán và kế hoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh. Ngân hàng đóng vai trò như
những người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Điều này đòi hỏi phòng
ủy thác trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khoán của công ty, thu hồi các chứng khoán khi đến hạn bằng cách
thanh toán toàn bộ cho người nắm giữ chứng khoán.

Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây

Cho vay tiêu dùng. Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ
gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương
đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Đầu thế ký này, các ngân hàng bắt đầu dựa
nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn. Và rồi sự cạnh tranh
khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng
như là một khách hàng trung thành tiềm năng. Cho tới những năm 1920 và 1930, nhiều ngân hàng lớn do
Citicorp và Bank of America dẫn đầu đã thành lập những phòng tín dụng tiêu dùng lớn mạnh. Sau chiến
tranh thế giới thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng
trưởng nhanh nhất. Mặc dầu vậy, tốc độ tăng trưởng này gần đây đã chậm lại do cạnh tranh về tín dụng
tiêu dùng ngày càng trở nên gay gắt trong khi nền kinh tế đã phát triển chậm lại. Tuy nhiên, người tiêu
dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng
nhất.

Tư vấn tài chính: Các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài
chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa
dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư nhân về các cơ hội thị trường
trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ.


Quản lý tiền mặt. Qua nhiều năm, các ngân hàng đã phát hiện ra rằng một số dịch vụ mà họ làm cho bản
thân mình cũng có ích đối với các khách hàng. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là dịch vụ quản lý tiền
mặt, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư
phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoản sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách
hàng cần tiền mặt để thanh toán.
Trong khi các ngân hàng có khuynh hướng chuyên môn hóa vào dịch vụ quản lý tiền mặt cho các tổ chức,
hiện nay có một xu hường đang gia tăng về việc cung cấp các dịch vụ tương tự cho người tiêu dùng. Sở dĩ
khuynh hướng này đang lan rộng là do các công ty môi giới chứng khoán, các tập đoàn tài chính khác
cũng cấp cho người tiêu dùng tài khoản môi giới với hàng loạt dịch vụ tài chính liên quan. Một ví dụ là tài
khoản quản lý tièn mặt của Merrill Lynch, cho phép khách hàng của nó mua và bán chứng khoán, di
chuyển vốn trong nhiều quĩ tương hỗ, viết séc, và sử dụng thẻ tín dụng cho khoản vay tức thời.

Dịc vụ thuê mua thiết bị. Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua
các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho
khách hàng thuê. Ban đầu các qui định yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ thuê mua thiết bị phải trả tiền
thuê (mà cuối cùng sẽ đủ để trang trải chi phí mua thiết bị) đồng thời phải chịu chi phí sửa chữa và thuế.
Năm 1987, quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu cho phép ngân hàng quốc gia sở hữu ít nhất một số tài sản cho thuê
sau khi hợp đồng thuê mua đã hết hạn. Điều đó có lợi cho các ngân hàng cũng như khách hàng bởi vì bới
tư cách là một người chủ thực sự của tài sản cho thuê, ngân hàng có thể khấu hao chúng nhằm làm tăng
lợi ích về thuế.

Cho vay tài trợ dự án. Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây
dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dùng này nói
chung là cao nên chúng thường được thực hiện qua một công ty đầu tư, là thành viên của công sở hữu
ngân hàng, cùng với sự tham gia của các nhà thầu, là thành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với
sự tham gia của các nhà đầu tư khác để chia sẻ rủi ro. Những ví dụ nổi bật về loại hình công ty đầu tư này
là Bankers Trust Venture Capital anh Citicorp Venture,Inc

Bán các dịch vụ bảo hiểm. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng,
điều đó bảo đảm việc hòan trả trong trường hợp khách hàng vay vốn bị chết hay bị tàn phế. Trong khi các

quy định ở Mỹ cấm ngân hàng thương mại trực tiếp bán các dịch vụ bảo hiểm, nhiều ngân hàng hi vọng có
thể đưa ra các hợp đồng bảo hiểm cá nhân thông thường và hợp đồng bảo hiểm tổn thất tài sản như ôtô
hay nhà cửa trong tương lai. Hiện nay, ngân hàng thường bảo hiểm cho khách hàng thông qua các liên
doanh hoặc các thỏa thuận đại lý kinh doanh độc quyền theo đó một công ty bảo hiểm đồng ý đặt một văn
phòng đại lý tại hành lang của ngân hàng và ngân hàng sẽ nhận một phần thu nhập từ các dịch vụ ở đó.
Một số bang như Delawake và South Dakota đã cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm được
quy định trên toàn quốc. Những ngân hàng hoạt động trên toàn quốc nếu được phép sẽ có thể cung cấp
các dịchvụ về bảo hiểm thông qua các chi nhánh riêng biệt, những quy mô đầu tư của nó chỉ được giới
hạn ở mực 10% tổng số vốn chủ sở hữu. Gần đây, Citicorp đã thông báo kế hoạch sáp nhập với công ty
bảo hiểm Travelers tromg một số nỗ lực nhằm đưa ra các dịch vụ bảo hiêm đa dạng hơn.

Cung cấp các kế hoạch hưu trí: Phòng ủy thác ngân hàng rất năng động trong việc quản lý kế hoạch
hưu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho những
người đã nghỉ hưu hoặc tàn phế. Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hưu trí (được biết như IRAS
và Keogle) cho các cá nhân và giữ nguồn tiền gửi cho đến khi người sở hữu các kế hoạch này cần đến.

Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. Trên thị trường tài chính hiện nay, nhiều ngân
hàng đang phấn đấu để trở thành một “bách hóa tài chính” thực sự, cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho
phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu tại một địa điểm. Đây là một trong những lý do chính khiến các
ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu,
trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Trong một vài
trường hợp, các ngân hàng mua lại một công ty môi giới đang hoạt động (ví dụ Bank of America mua
Robertson Stephens Co.) hoặc thành lập các liên doanh với một công ty môi giới.

Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp. Do ngân hàng cung cấp các tài khoản tiền gửi truyền thống
với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hướng tới việc sử dụng cái gọi là sản phẩm đầu tư (investment
products) đặc biệt là các tài khoản của quỹ tương hỗ và hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp triển
vọng thu nhập cao hơn tài khoản tiền gửi dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho
khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong tương lai ( chẳng hạn ngày nghỉ hưu). Ngược lại, quỹ
tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ

phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (ví dụ: Tối đa hóa thu nhập hay đạt
được sự tăng giá trị vốn). Trong khi quá trình phát triển của các kế hoạch trợ cấp diễn ra khá chậm do
những vụ kiện tụng bởi các đối thủ cạnh tranh chống lại sự mở rộng của ngân hàng sang lĩnh vực dịch vụ
mới này thì việc cung cấp cổ phiếu trong quỹ vốn ngân hàng quản lý chiếm 15% tổng giá trị tài sản của quỹ
tương hỗ trong những năm 90. Một vài ngân hàng đã tổ chức những chi nhánh đặc biệt để thực hiện
nhiệm vụ này (ví dụ: Citicorp’s Investment Services) hoặc liên doanh với các nhà kinh doanh và môi giới
chứng khoán. Gần đây, hoạt động cung cấp nghiệp vụ quỹ tương hỗ của ngân hàng đã có nhiều giảm sút
do mức thu nhập không còn cao như trước, do những qui định nghiêm ngắt hơn và đồng thời do sự thay
đổi trong quan điểm đầu tư của công chúng.

Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn. Ngân hàng ngày nay đang theo chân
các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ ngân hàng bán
buôn cho các tập đoàn lớn. Những dịch vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại Công
ty, mua bán chứng khoán cho khách hàng (ví dụ: bảo lãnh phát hành chứng khoán), cung cấp công cụ
Marketing chiến lược, các dịch vụ hạn chế rủi ro để bảo vệ khách hàng. Các ngân hàng cũng dấn sâu vào
thị trường bảo đảm, hỗ trợ các khoản nợ do chính phủ và công ty phát hành để những khách hàng này có
thể vay vốn với chi phí thấp nhất từ thị trường tự do hay từ các tổ chức cho vay khác.
Ở Mỹ, các dịch vụ ngân hàng đầu tư (như bảo lãnh phát hành chứng khoán) liên quan tới việc mua bán cổ
phiếu mới và nợ do ngân hàng thương mại thực hiện thay mặt cho các công ty đã bị cấm sau khi Quốc hội
thông qua các Đạo luật Glass-Steagall năm 1933. Tuy nhiên, trước áp lực lớn từ các công ty ngân hàng
trong nước hàng đầu, và do thành công của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, vào những năm 80 Cục
lữu trữ liên bang đã bắt đầu nới lỏng các quy định đối với việc ngân hàng kinh doanh chứng khoán do
khách hàng của chúng phát hành. Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, ngân hàng đã tạo cho các
công ty một kênh huy động vốn mới bên cạnh hình thức cho vay vốn truyền thống. Nhiều công ty đã đánh
giá rất cao nghiệp vụ này của ngân hàng, hơn cả hình thức cho vay truyền thống bởi vì nó cung cấp cho họ
một nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp hơn. Cho tới cuối những năm 90, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã cấp
cho hơn 40 ngân hàng đặc quyền cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trên thực tế, điều
này cho phép nhân viên tín dụng ngân hàng cộng tác chặt chẽ với giới kinh doanh chứng khoán trong quá
trình tìm nguồn tài trợ cho khách hàng. Năm 1996, Cục quản lý tiền tệ Mỹ ra quy định mới cho phép các
ngân hàng có giấy phép hoạt động trên toàn quốc có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành nếu như

dịch vụ này được thực hiện thông qua các công ty con, với điều kiện ngân hàng không được đầu tư quá
10% vốn cổ phần vòa một công ty. Một sự nới lỏng hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và
như vậy, ngân hàng có thể cung cấp toàn bộ dịch vụ tài trợ và tư vấn quản lý đối với hoạt động kinh doanh
chứng khoán. Một ví vụ gần đây là sự kiện ngân hàng NationBank mua Mortgetary Security Inc., Bank
America mua công ty Robertson Stephens và ngân hàng Banker Trust of New York mua công ty Alex Brow.

Sự thuận tiện: Tổng hợp tất cả các dịch vụ ngân hàng. Rõ ràng là không phải tất cả mọi ngân hàng
đều cung cấp nhiều dịch vụ tài chính như danh mục dịch vụ mà chúng tôi đã miêu tả ở trên, nhưng quả
thật danh mục dịch vụ ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng. Nhiều loại hình tín dụng và tài khỏan tiền gửi
mới đang được phát triển, các loại dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông minh (Smart) đang
được mở rộng và các dịch vụ mới (như bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán) được tung ra hàng năm.
Nhìn chung, dạnh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do ngân hàng cung cấp tạo ra sự thuận lợi rất lớn hơn
cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thỏa mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ tài chính của mình
thông qua một ngân hàng và tại một địa điểm. Thực sự ngân hàng đã trở thành “bách hóa tài chính” ở kỷ
nguyên hiện đại, công việc hợp nhất các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán… dưới một
mái nhà chính là xu hướng mà người ta thường gọi là Universal Banking ở Mỹ, Canada và Anh, là
Allginanz ở Đức, và là Bancassurance ở Pháp.
Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Phần 3)
Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng
Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, các ngân hàng
đang mở rộng danh mục dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Qúa trình mở rộng danh mục
dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dười áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính
khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ. Nó cũng làm tăng
chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Các dịch vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành
công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoản lệ phí của dịch vụ
không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi
cho vay.
Sự gia tăng cạnh tranh. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi
ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín
dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu

dùng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây
là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín
dụng, các công ty kinh doanh chứng khoán như Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các
tổ chức bảo hiểm như Prudential. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch
vụ cho tương lai.
Phi quản lý hóa. Cạnh tranh và quá trình mở rộng dịch vụ ngân hàng cũng được thúc đẩy bởi sự nới lỏng
các quy định – giảm bớt sức mạnh kiểm soát của Chính phủ. Điều này bắt đầu từ hai thập kỷ trước, xu
hướng nới lỏng các quy định đã được bắt đầu với việc Chính phủ nâng lãi suất trần đối với tiền gửi tiết
kiệm nhằm cố gắng giúp công chúng một mức thu nhập khá hơn từ khoản tiết kiệm của mình. Cũng lúc đó,
nhiều loại tài khoản tiền gửi mới được phát triển giúp cho công chúng có thể hưởng lãi trên các tài khoản
giao dịch. Gần như đồng thời, các dịch vụ mà những đối thủ chính của ngân hàng như hiệp hội tín dụng và
cho vay cũng được mở rộng nhanh chóng và do đó khả năng cạnh tranh với ngân hàng của những tổ chức
này cũng được củng cố. Các quốc gia hàng đầu như Australia, Canada, Anh quốc và Nhật Bản gần đây
đã tham gia vào trào lưu phi quản lý hóa, nới rộng giới hạn pháp lý cho ngân hàng, cho người kinh doanh
chứng khoán và cho các công ty dịch vụ tài chính khác. Chi phí và rủi ro tổn thất theo đó cũng tăng lên.
Sự gia tăng chi phí vốn: Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình
thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng
buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu
các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của
mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế
các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn
mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại
và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị
trường mở nhằm huy đọng vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Hoạt động này cũng có thể tạo
ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi).
Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Các qui đinj của Chính phủ đối với công nghiệp ngân
hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mực thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công
chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực. Và công chúng đã làm việc đó. Hàng tỷ USD trước
đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ
đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi

thoe điều kiện thị trường. Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có
giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăng cường
khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơi với ý thích
thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.
Cách mạng trong công nghệ ngân hàng. Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các
ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống
dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng.
Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, ở Mỹ có hơn 100.000 chiếc, cho phép
khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các
bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và
hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới.
Do đó, ngân hàng đang trở thành ngành sử dụng nhiều vốn và chi phí cố định; sử dụng ít lao động và chi
phí biến đổi. Nhiều chuyên gia tin rằng các tòa nhà ngân hàng và các cuộc mít tinh gặp mặt trực tiếp giữa
các nhà ngân hàng và khach shàng cuối cùng sẽ trở thành những di tích của quá khứ và bị thay thế bởi
các cuộc liên quan và giao tiếp điện tử. Sản xuất và cung cấp dịch vụ sẽ hoàn toàn tự động. Những bước
đị đó sẽ giảm đáng kể chi phí nhân công hóa ngân hàng và gây ra tình trạng mất việc làm khi máy móc
thay thế người lao động. Tuy nhiên, những kinh nghiệp gần đây gợi ý rằng một ngành ngân hàng hoàn
toàn tự động có thể vẫn còn là điều xa vời. Một tỷ lệ lớn khách hàng vẫn ưa chuộng các dịch vụ của con
người và những cơ hội để nhận được sự tư vấn cá nhân về các vấn đề tài chính.
Sự củng cố và mở rộng hoạt động về mặt địa lý. Sử dụng có hiệu quả quá trình tự động hóa và những đổi
mới công gnhệ đòi hỏi các hoạt động ngân hàng phải có qui mô lớn. Vì vậy, ngân hàng cần pahỉ mở rộng
cơ sở khách hàng bằng cách vươn tới các thị trường mới, xa hơn và gia tăng số lượng tài khoản. Kết quả
là hoạt động mở chi nhánh ngân hàng diễn ra. Mô hình công ty sở hữu ngân hàng mua lại các ngân hàng
nhỏ và đưa chúng trở thành bộ phận của các tổ chức ngân hàng mua lại các ngân hàng nỏi và đưau chúng
trở thành bộ phận của các tổ chức ngân hàng đa trụ sở đã ngày càng phổ biến. Nhiều vụ đại hợp nhất đã
diễn ra như vụ hợp nhất giữa Chemical Bank và Chase Manhttan ở New York hay Bank of America và
Nations Bank. Số lượng các ngân hàng sở hữu độc lập và bắt đầu giảm và qui mô trung bình của các công
ty ngân hàng đã tăng đáng kể. Cùng lúc đó, số lượng các ngân hàng nhỏ của Mỹ (tổng tài sản dưới 1 tỷ
USD) đã giảm mạnh ít nhất là 1/3 kể từ giữa thập kỷ 80, số lượng nhân viên giảm hơn 100.000 người
trong cùng thời ký.

Hơn nữa, thập kỷ 80 và 90 đã mở ra một kỷ nguyên sự bành trướng “liên tiểu bang” trong hệ thống ngân
hàng Mỹ. Hơn 300 tổ chức ngân hàng đã vương ra khỏi thị trường tiểu bang, thôn tính các ngân hàng nhỏ
để trở thành những ngân hàng tầm cỡ quốc gia. Hiện nay ngân hàng đang tìm mọi cách để đạt được sự
đa dạng hóa và ngân hàng không còn muốn duy trì mô hình ngân hàng cổ điển và nhấn mạnh vai trò của
nó như là các tổ chức tài chính năng động, đổi mới và hướng về khách hàng.
Với sự phát triển của tự động hóa, ngày càng nhiều ngân hàng mở chi nhánh ở những vùng xa với các
thiết bị viễn thông và máy rút tiền tự động – một phương pháp mở rộng qui mô thị trường hơn là xây dựng
các cơ sở vạt chất mới. Trong nhiều trường hợp, hệ thống thiết bị vệ tinh cung cấp dịch vụ hữu hạn sẽ
thay thế các văn phòng chi nhánh đa năng của ngân hàng.
Quá trình toàn cầu hóa ngân hàng. Sự bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân hàng đã vượt ra khỏi ranh
giới lãnh thổ một quốc gia đơn lể và lan rộng ra với quy mô toàn cầu. Ngày nay, các ngân hàng lớn nhất
thế giới cạnh tranh với nhau trên tất cả các lục địa. Vào những năm 80, các ngân hàng Nhật, dẫn đầu là
Dai_I Chi Kangyo Bank và Fuji Bank đã phát triển nhanh hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh trên khắp thế
giới. Các ngân hàng lớn đặt trụ sở tại Pháp (dẫn đầu là Caisse Nationale de Credit Agricole), tại Đức (dẫn
đầu là Deutsche Bank) và tại Anh (dẫn đầu là Barclays PLC) cũng trở thành những đối thủ nặng ký trên thị
trường cho vay Chính phủ và cho vay công ty. Quá trình phi quản lý hóa đã giúp tất cả các tổ chức này
cạnh tranh hiệu quả hơn so với các ngân hàng Mỹ và nắm được thị phần ngày càng tăng trên thị trường
toàn cầu về dịch vụ ngân hàng. Ngày nay, Canada, Mỹ và Mexico đã thực hiện Hiệp ước mậu dịch tư do
Bắc Mỹ (NAFTA) điều mà cho phép ngân hàng ở những nước này sở hữu và quản lý các chi nhánh ngân
hàng ở nước kia và sức mạnh dịch vụ của các chi nhánh loại này hoàn toàn so sánh được với những chi
nhánh sở hữu bởi các ngân hàng trong nước.
Rủi ro vỡ nợ gia tăng và sự yếu kém của hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Trong khi xu hướng hợp nhất và
bánh trướng về mặt địa lý đã giúp nhiều ngân hàng ít tổn thương trong điều kiện kinh tế trong nước thì sự
đẩy mạnh cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng kèm theo các khoản tín dụng có
ván đề một nền kinh tế luôn biến động đã dẫn tới sự phá sản ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xu
hướng phi quản lý hóa trong lĩnh vực tài chính đã mở ra cơ hội cho các nhà ngân hàng, nhưng cũng chỉ
tạo ra một thị trường tài chính xảo trá hơn, nơi mà sự phá sản, thôn tính và thành lý ngân hàng dễ xảy ra
hơn.
Commercial Bank Management (Peter S.Rose) - 2001
Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Phần cuối)

Phải chăng các ngân hàng đang chết?
Gần đây Mỹ, châu Âu và châu Á, hàng trăm ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi đã sáp nhập và sụp
đổ. Người ta bắt đầu lo lắng cho tương lai của ngành công nghiệp ngân hàng. Thậm chí, đối với các ngân
hàng còn sống sót, có những bằng chứng cho thấy thị phần của chúng trên thị trường dịch vụ tài chính bắt
đầu suy giảm trong khi các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm, các quỹ tương hỗ và các công ty
tài chính đã đạt được sự tăng trưởng thị phần đáng kể. Gần đây, ngân hàng Dự trữ Liên bang St.Louis đã
tính toán rằng tỷ lệ tổng tài sản do ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi nắm giữ so với tất cả các trung
gian tài chính giảm từ 56% năm 1982 xuống hơn 42% trong năm 1991 – một “sự co rút tự nhiên” theo sau
làn sóng phi quản lý hóa trong ngành công nghiệp này và với mtộ thị trường tài chính phức tạp hơn. Một số
nhà phân tích (ví dụ Beim đã tuyen bố rằng các ngân hàng hiện nay đang “chết”.
Khi các thị trường ngày càng trở nên có hiệu quả với những tiến bộ gần đây trong công nghệ, cùng với xu
hướng các khách hàng lớn hơn tăng cường tìm kiếm những phương thức vay nợ mới (như bán chứng
khoán trên thị trường mở), các ngân hàng truyền thống ngày càng trở nên ít cần thiết. Ít nhất thì cũng có
quá nhiều ngân hàng - ở Mỹ có gần 9.000 – và có quá nhiều nguồn lực được tập trung vào lĩnh vực ngân
hàng. Người ta có thể phản đối rằng rất nhiều những ngân hàng này đơn giản là đang nhận được sự bảo
vệ và nâng đỡ của Chính phủ dưới hình thức bảo hiểm tiền gửi và các khoản vay của Chính phủ với giá
rẻ. Có lẽ, sự sáp nhập và đổ vỡ ngân hàng toàn cầu gần đây chỉ đơn giản là dấu hiệu cho thấy ngành công
nghiệp ngân hàng đã “quá đông” và đang phải đương đầu về sự sa sút nhu cầu đối với các dịch vụ truyền
thống.
Rồi nữa, các ngân hàng cũng phải chịu gánh nặng từ những qui định của Chính phủ hơn hầu hết các đối
thủ cạnh tranh. Trong những năm 1990, một cuộc điều tra của Hiệp hội ngân hàng Mỹ ABA đã ước tính
rằng chi phí do tuân theo qui định của liên bang và cảu tiểu bang lên tới 11 tỷ USD (khoảng 60% lợi nhuận
hàng năm của ngành này). Sự sa sút trong thị phần ngân hàng thị trường dịch vụ tài chính đã gây lo ngại
cho các nhà hoạch định chính sách và cho các khách hàng của ngân hàng. Trong đó có người lo sợ rằng
tầm quan trọng bị suy giảm của ngân hàng có thể:
• Làm giảm khả năng của Ngân hàng trung ương trong việc điều tiết sự tăng trưởng của mức cung
tiền tệ và trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế quốc gia.
• Gây thiệt hại cho khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình) là những người
hầu hết dựa vào tiền vay và các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng.
• Làm cho các dịch vụ ngân hàng kém thuận tiện cho khách hàng khi các chi nhánh ngân hàng bị

hợp nhất và đóng cửa.
Nhiều nhà kinh tế phản đối rằng những qui định đối với ngân hàng hiện nay là quá chặt chẽ trong khi các
qui định đối với đối thủ cạnh tranh của nó là quá ít thậm chí không có. Họ cũng cho rằng tăng cường quá
trình phi quản lý hóa là điều cần được thực hiện nếu muốn các ngân hàng trở nên vững mạnh hơn. Rất
nhiều ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng lớn, đang cố gắng chống lại hay làm chậm lại quá trình
giảm sút thị phần bằng cách: (1) đưa ra dịch vụ mới (như bán cổ phiếu cho quĩ tương hỗ, bán hợp đồng
bảo hiểm), (2) tính phí sử dụng cao hơn cho các dịch vụ không mất tiền trước đây, (3) cung cấp nhiều dịch
vụ hơn qua các công ty con không bị điều tiết như ngân hàng hoặc (4) tham gia liên doanh với các công ty
độc lập (như Dean Witerr với National Bank) và nhằm tránh gánh nặng quy định.
Rồi nữa, có những chuyên gia trong lĩnh vực này (như Kaufman và Mote) phản đối rằng sự sa sút ngân
hàng chỉ mang tính bề ngoài hơn là bản chất. Bản chất của ngành công nghiệp ngân hàng đã thay đổi rất
nhiều trong những năm gần đây với sự phát triển các dịch vụ mới, không phải tất cả chúng đều được thể
hiện trên bản cân đối kế toán. Đồng thời các chuyên gia cũng cho rằng chúng ta cần phải phát triển các
phương pháp đo lường qui mô ngân hàng mới để xác định xem tầm quan trọng của ngân hàng có đang
thực sự giảm sút không. Cùng lúc, các chương trình hỗ trợ và trợ cấp của Chính phủ cho ngân hàng sẽ có
thể phải được đổi mới và cắt giảm. Dường như Bảo hiểm tiền gửi của Chính phủ đã đánh lừa khách hàng
rằng tất cả các ngân hàng đều an toàn và điều này có thể cho một ngân hàng nào đó những thuật lợi
không chính đáng trong hoạt động thu hút tiền của công chúng. Những ngân hàng không lành mạnh phải
được phép rời khỏi ngành sẽ không nhất thiết phải tồn tại, hầu hết các ngân hàng có thể tăng khả năng
cạnh tranh nếu chúng được phép cung cấp nhiều dịch vụ hơn và bảo hiểm tiền gửi được định giá một cách
chính xác để phản ánh mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng. Tóm lại, ngân hàng truyền thống có thể chết
nhưng nếu các ngân hàng được tự do hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu thay đổi không ngừng của
công chúng về những dịch vụ mới, chúng không nhất thiết phải chết.
Vấn đề 2: Những vấn đề lý luận về ngân hàng
Xin giới thiệu đến mọi người loạt bài viết về ngân hàng
Sơ lược về sự ra đời của ngân hàng
3500 năm trước công nguyên trở về trước là giai đoạn sơ khai của ngân hàng dưới dạng tiệm cầm đồ.
Trong giai đoạn ấy các chế định nhà nước, pháp luật chưa rõ ràng, trộm cắp xảy ra ở khắp nơi, nên các
thương nhân, các gia đình có của cải, trong cộng đồng chỉ tìm thấy sự an tâm khi gửi vàng bạc đá quý dư
thừa vào nhà thờ, các nhà giàu có hoặc lãnh chúa vì những nơi ấy an toàn cho tiền bạc của họ. Lúc ấy

ngân hàng còn đơn giản, người dân gửi tiền cho nhà thờ, lãnh chúa, đến kì hạn họ rút tiền ra và đem trả
tiền công cho việc cất giữ.
Khoảng 2000 năm trước công nguyên, có hai phát kiến quan trọng đã biến những người giữ tiền thành chủ
ngân hàng.
Thứ nhất: Thay vì giao dịch bằng tiền thì người ta có thể thanh toán chứng thư xác nhận tiền họ có ở ngân
hàng. Chứng thư này được chấp nhận vì người nhận thanh toán tin rằng với chứng thư này họ có thể lấy
được tiền ở ngân hàng mà họ gửi.
Thứ hai: Những người chủ ngân hàng thông minh nhận thấy rằng khi họ cất giữ tiền thì tiền này chỉ để ở
trong kho mà không làm gì cả, trong khi các thương nhân lại cần vốn để kinh doanh, nhận thấy nhu cầu
vốn rất cao, những người chủ ngân hàng có thể đem cho thương nhân vay và lấy lời, số lời này được chia
một số cho những người gửi tiền, và cứ thế ngân hàng cứ phát triển dần.
Vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế

Ngân hàng là nơi tập trung tiền tệ nhàn rỗi và cung ứng tiền cho sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng là trung gian trong quá trình thanh toán góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa nhanh
chóng.
Ngân hàng góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
Ngân hàng thu hút, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước và cung ứng các dịch vụ tài chính khác.
Hệ thống ngân hàng
Ngân hàng được chia làm hai loại chính:
- Ngân hàng trung ương
- Ngân hàng trung gian
1. Ngân hàng trung ương

Phần này ta sơ lược về ngân hàng trung ương và một số vai trò của nó, phần sau chúng ta sẽ phân tích kĩ
hơn vai trò của nó.
Sự ra đời của ngân hàng trung ương cũng giống như sự ra đời của ngân hàng vậy, nó cũng đi từ những
giai đoạn sơ khai như vậy. Nhưng với quá trình phát triển của nền kinh tế ngân hàng trung ương ngày
càng có vai trò quan trọng.
Trong suốt quá trình lịch sử Nhà nước thấy cần phải điều tiết nền kinh tế theo một chính sách nhất định,

muốn vậy thì phải nắm lấy ngân hàng phát hành và giao cho nó các nhiệm vụ như:
- Điều hòa sự phát hành tiền tệ
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cho chính phủ
- Lưu giữ các dự trữ tiền tệ của ngân hàng
- Lưu giữ và quản lý quý kim, ngoại tệ
- Cung cấp tín dụng cho các ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính
- Kiểm soát số lượng tín dụng cho phù hợp với nhu cầu thực sự của nền kinh tế
Các nhiệm vụ quan trọng này không thể giao cho các ngân hàng tư vì quyền lợi tư nhân và quyền lợi của
quốc gia đôi khi tương phản nhau. Và vì lẽ đó Ngân hàng trung ương ra đời.
2. Ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung gian được hiểu theo:
- Trung gian giữa ngân hàng trung ương và công chúng, theo đó Ngân hàng trung gian một mặt giao dịch
với Ngân hàng trung ương, một mặt giao dịch với công chúng.
- Trung gian trong việc môi giới giữa người gửi tiền và người vay tiền.
Ngân hàng trung gian có các loại sau:
a. Ngân hàng thương mại: là một loại ngân hàng kí thác, cho vay ngắn hạn không quá 2 năm. Vai trò của
nó là:
- Tập trung số lượng tiền tiết kiệm hay tiền tạm thời nhàn rỗi của công chúng.
- Sử dụng tiền huy động được để cung cấp tín dụng góp phần giải quyết nhu cầu vốn lưu động của các
đơn vị sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hoá.
- Phát hành bút tệ góp phần làm tiền tệ lưu thông nhanh hơn và thanh toán giữa các doanh nghiệp dễ
dàng hơn.
b. Ngân hàng đầu tư và phát triển (hay ngân hàng đầu tư, phát triển)
Ngân hàng này thực hiện tín dụng trung, dài hạn và không nhận tiền kí thác ngắn hạn. Ngân hàng cho vay
bằng nguồn vốn riêng của mình và nếu thiếu thì huy động thêm bằng cách phát hành trái khoán.
Vai trò của nó:
- Cung cấp tín dụng trung và dài hạn
- Hùn vốn hay góp cổ phần vào các công ty, các tổ chức tài chính
- Giúp đỡ chuyên môn và tài chính để thành lập các công ty
- Bao tiêu chứng khoán cho các công ty cổ phần


c. Ngân hàng đặc biệt
Ngân hàng này giống ngân hàng thương mại cũng có một số nét giống ngân hàng kinh doanh.
Một số ngân hàng đặc biệt như:
- Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương ở Hoa Kì
- Hiệp hội cho vay và tiết kiệm ở Hoa Kì
- Ngân hàng xuất nhập khẩu
- Ngân hàng bất động sản
d. Ngân hàng có mục đích xã hội
Ví dụ như Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) là một cơ quan tài chính của Chính phủ, có
nhiệm vụ triển khai các chương trình cung cấp tài chính cho người nghèo và doanh nghiệp nhỏ.
VBSP được thành lập tháng 10 năm 2002 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1, 2003. VBSP có 64
chi nhánh và 592 văn phòng giao dịch tại các tỉnh thành. Tính đến 31 tháng 12, 2005, tổng số vốn cho vay
chưa được thu hồi của VBSP là 18.4 nghìn tỷ đồng (1,152 triệu đô la Mỹ).
Đặng Lê Quốc Hoàng
Vấn đề 3: Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng
thương mại
Định nghĩa ngân hàng thương mại
Đầu tiên ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian. Ở mỗi nước có một cách định nghĩa
riêng về ngân hàng thương mại. Ví dụ: Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên
cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: ngân hàng thương mại
là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình
thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở
Ấn Độ: ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư. Ở Thổ
Nhĩ Kì: ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và
thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn
khác…
Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng
thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và

làm phương tiện thanh toán.
Vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM)
1. Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế

Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví
dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời
cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ
thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông.
Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và
đem số tiền ấy cho người muốn vay vay.
Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác
với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì họat
động của mình.
Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể
làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm
nhận việc mua trái phiếu công ty…
2.Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán

Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ
tài khỏan. Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền
và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở
mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lưu
thông, vận chuyển, bảo quản…).
Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công
cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán..) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần lớn
thanh toán được thực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng
thương mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các

nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiền bằng đện tử là chuyện
bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụng sec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng.
Họ thanh toán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực
hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng.
3.Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp

Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không còn họat động riêng
lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là
ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống
các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt.
Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân,
trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước. Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo
ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức
quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo
thành tiền như sau:
Tên các ngân hàng Tiền gửi mới
Thanh toán
cho vay mới
Dự trữ bắt buộc
Ngân hàng A 1.000.000 900.000 100.000
Ngân hàng B 900.000 810.000 90.000
Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000
... ... ...
Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000

Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho
vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về
mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền
đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ

có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền
này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi
trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và
cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới
trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là
9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.
II / TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Vấn đề 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng
Vấn đề 2: Các hình thức tín dụng
Vấn đề 3: Cách xác định hạn mức tín dụng
Cách xác định hạn mức tín dụng - phần 1
Hạn mức tín dụng
1/. Khái niệm :
Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay
tại các ngân hàng thương mại. Điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho
nhiều món vay.
Hạn mức tín dụng được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà
ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông thường, ngân
hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là
vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân
hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng.
Đối với loại vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Đến cuối quý, hợp đồng tín dụng sẽ
được thanh lý và sang đầu quý sau, khách hàng muốn vay phải nộp bộ hồ sơ xin vay mới.
Phạm vi áp dụng : áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín
nhiệm. Thường khi cho vay loại này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng có những ưu và nhược điểm sau :
Ưu điểm : Thủ tực đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp.
Nhược điểm : Ngân hàng dễ bị ứ đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp.
2/. Cách xác định hạn mức tín dụng :
Cho vay ngắn hạn thực chất là loại cho vay bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, xác

định hạn mức vốn lưu động phải căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và trên cơ sở khai
thác hết các nguồn vốn phi ngân hàng khác. Có như vậy mới xác định đúng và hợp lý nhu cầu vốn vay,
tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ. Mặc khác, không vì thế mà
xác định quá khắt khe không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về
tài sản và nguồn vốn. Các khoản mục trong bảng kế hoạch tài chính có thể liệt kê ở bảng dưới đây :
Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu
Tài sản lưu động Nợ phải trả
. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng . Nợ ngắn hạn
. Chứng khoán ngắn hạn
Phải trả người bán
. Khoản phải thu Phải trả công nhân viên
. Hàng tồn kho Phải trả khác
. Tài sản lưu động khác. Vay ngắn hạn ngân hàng
Tài sản cố định . Nợ dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng tài sản Tổng cộng nợ và vốn chủ sở hữu
Dựa vào kế hoạch tài chính nhận từ khách hàng nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín
dụng theo từng bước như sau :
Bước 1 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản.
Bước 2 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn.
Bước 3 : Xác định hạn mức tín dụng theo công thức sau :
Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - vốn chủ sở hữu tham gia.
Trong đó : Nhu cầu vốn lưu động = giá trị tài sản lưu động - nợ ngắn hạn phi ngân hàng (1) - Nợ dài hạn
có thể sử dụng (2)
(1) gồm : Phải trả người bán, Phải trả công viên, Phải trả khác
(2) Chính là giá trị tài sản lưu động do nguồn dài hạn tài trợ.
Để minh hoạ cho việc thu thập thông tin từ kế hoạch tài chính do khách hàng lập và áp dụng công thức
trên để xác định hạn mức tín dụng, chúng ta xem xét ví dụ sau đây khi một nhân viên tín dụng của Ngân
hàng TMCP X nhận được kế hoạch tài chính của khách hàng .

Kế hoạch tài chính của khách hàng ( triệu đồng )
Tài sản Số tiền Nợ và vốn chủ sở hữu Số tiền
Tài sản lưu động
4.150
Nợ phải trả
5.450
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
500
Nợ ngắn hạn
4.250
Chứng khoán ngắn hạn
0
Phải trả ngưới bán
910
Khoản phải thu
750
Phải trả CNV
750
Hàng tồn kho
2.500
Phải trả khác
150
Tài sản lưu động khác
400
Vay ngắn hạn ngân hàng
2.440
Tài sản cố định
3.000
Nợ dài hạn
1.200

Đầu tư tài chính dài hạn
500
Vốn chủ sở hữu
2.200
Tổng cộng tài sản
7.650
Tổng cộng nợ và vốn chủ sở hữu
7.650

Dựa vào kế hoạch tài chính trên đây, có ba cách xác định hạn mức tín dụng.
Cách 1 : Vốn chủ sở hữu tham gia theo tỷ lệ phần trăm tối thiểu (giả sử trong trường hợp này là 30% ) tính
trên chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn phi ngân hàng.
1. Giá trị TSLĐ
4.150
2. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng = ( 910 + 750 + 150 )
1.810
3. Mức chênh lệch = (1) - (2)
2.340
4. Vốn chủ sở hữu tham gia = (3) x tỷ lệ tham gia (30%)
702
5. Mức cho vay tối đa của ngân hàng = (3) - (4)
1.638




Cách 2 : Vốn chủ sở hữu tham gia theo tỷ lệ % tối thiểu ( giả sử là 30% ) tính trên tổng tài sản lưu động.
1. Giá trị TSLĐ
4.150
2. Vốn chủ sở hữu tham gia = 30% x (1)

1.245
3. Mức chênh lệch = (1) - (2)
2.905
4. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng = ( 910 + 750 + 150 )
1.810
5. Mức cho vay tối đa của ngân hàng = (3) - (4)
1.095




Cách 3 : Ngân hàng có cho vay dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (giả sử là 300 )
và vốn chủ sở hữu tham gia theo tỷ lệ % tối thiểu (giả sử là 30% ) tính trên tổng tài sản lưu động.
1. Giá trị TSLĐ
4.150
2. Giá trị TSLĐ do nguồn dài hạn tài trợ
300
3. Giá trị TSLĐ chưa có nguồn tài trợ (1) - (2)
3.850
4. Vốn chủ sở hữu tham gia (30%) x (3)
1.155
5. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng = ( 910 + 750 + 150 )
1.810
6. Mức cho vay tối đa của ngân hàng = (3) - (4) - (5)
885
Cách xác định hạn mức tín dụng (phần 2)
(HMTD) theo cách trình bày trong bài trước chỉ dừng lại ở góc độ cho ta cái nhìn căn bản trong cách tiếp
cận và nắm bắt về mặt lý thuết.

Sau khi nhận được nhiều sự góp ý từ các bạn quan tâm, tôi xin chia sẽ tiếp kỹ thuật xác định HMTD trong

thực tế tại một số ngân hàng hiện nay đang áp dụng như thế nào?

Trước khi đi vào chi tiết, tôi xin trình bày tóm tắt một số nội dung cơ bản trong hoạt động xét cấp HMTD tại
các ngân hàng hiện nay, như sau:
• Cho vay theo HMTD là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các doanh
nghiệp hiện nay.
• Việc xét cấp HMTD không có một khuôn mẫu chung thống nhất giữa các ngân hàng, hay nói cách
khác là luôn có sự khác nhau giữa các ngân hàng, tuỳ theo đối tượng khách hàng, phương án,
lĩnh vực, xu hướng ngành nghề khác nhau.
• Kỹ thuật xác định HMTD hiện nay tại các ngân hàng đang áp dụng thông thường dựa trên 2 cách :
(a) Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn; (b) Dựa vào lưu chuyển tiền tệ.
• Điều kiện áp dụng đối với loại hình cho vay ngắn hạn này thường là những khách hàng đã có quan
hệ tín dụng có uy tín với ngân hàng, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đi vào
ổn định, có nguồn thông tin khá đầy đủ chính xác.
• Trong quá trình xét cấp HMTD, yếu tố kinh nghiệm cá nhân, bộ phận phụ trách tín dụng là rất cần
thiết góp phần quan trọng trong tiêu chí : “không quá khắt khe khiến không đáp ứng nhu cầu vốn
cho doanh nghiệp, cũng như tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng
thu hồi nợ”.
• Nét đặc trưng của hình thức cho vay này: đối tượng cho vay là đối tượng gộp; hoạt động vay trả
diễn ra liên tục; có thể không có thời hạn vay và kỳ hạn trả nợ cụ thể chỉ có thời hạn hiệu lực của
hợp đồng tín dụng hạn mức; doanh số cho vay có khi lớn hơn HMTD trong thời gian duy trì HMTD.
Kỹ thuật xác định HMTD trong thực tế tại một số ngân hàng hiện nay.

1. Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn :
Tôi xin chia sẽ cách xác định HMTD của ngân hàng công thương (ICB) :

Tổng quát :
HMTD = Nhu cầu Vốn lưu động kỳ kế hoạch - Vốn tự có - Vốn huy động khác

Trong đó :

(1) Vốn tự có = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phải trả.
(2) Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch = (Tổng CPSX kỳ kế hoạch) / (Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch)
(3) Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = (Doanh thu thuần kỳ kế hoạch) / (Bình quân TSLĐ kỳ kế hoạch)

Trong thực tế thì thế nào?
• Cơ sở ngân hàng xét cấp HMTD: Bảng kế hoạch kinh doanh và Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
• Cách triển khai: xuất phát từ dữ liệu phục vụ cho việc tính toán đều trên cơ sở ước lượng/ dự
toán từ khách hàng cung cấp trong bảng kế hoạch đề xuất để xin xét cấp HMTD. Mà đã là kế
hoạch dĩ nhiên vẫn còn đó sự không chắc chắn dưới góc nhìn của nhân viên tín dụng ngân hàng.
Vậy cho nên trong quá trình tính toán (3) Vòng quay VLĐ kỳ hoạch, thông thường bộ phận tín dụng thường
lấy số liệu thực tế kỳ gần nhất trên cơ sở tham chiếu thêm thông tin trong bảng kế hoạch kinh doanh của
khách hàng và điều chỉnh thêm biên độ tăng giảm phù hợp (thường do các trưởng phòng có kinh nhgiệm).

Lúc này :
(3) Vòng quay VLĐ t+1 = {( Doanh thu thuần kỳ t) / (bình quân TSLĐ kỳ t )} ( +, - ) % Mức điều chỉnh.

Lưu ý : ( +, _ ) % mức điều chỉnh tuỳ thuộc từng kế hoạch khách hàng, lĩnh vực ngành nghề hoạt động, dữ
liệu khách hàng hiện có, dữ liệu so sánh trong ngành hoặc tương đương. Điều này đòi hỏi người quyết
định phải có một kinh nghiệm chuyên môn.

Sau khi xác định được (3), thì bước tiếp là xác định cho được (2) Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch. Trong đó,
Tổng CPSX kỳ kế hoạch thông thường dựa trên bảng kế hoạch của khách hàng cộng với tham chiếu số
liệu thực tế kỳ gần nhất.
Lúc này :
Tổng CPSX kỳ (t+1) = Tổng CPSX kỳ t + % tỷ lệ điều chỉnh .

Lưu ý : % Tỷ lệ điều chỉnh còn tuỳ thuộc vào việc xem xét các yếu tố lĩnh vực ngành nghề, chu kỳ tăng
trưởng, sinh trưởng, tính thời vụ…. Tỷ lệ này cũng này đòi hỏi người quyết định phải có một kinh nghiệm
chuyên môn.


Trong cách tiếp cận này, ngoài ngân hàng ICB ra, thì một số ngân hàng khác như ngân hàng đầu tư phát
triển, nông nghiệp nông thôn về cơ bản cũng có cách làm tương tự nhau.

2. Dựa vào lưu chuyển tiền tệ:

a. Cở sở xác định HMTD: Thông qua các Báo cáo tài chính, Bảng kế hoạch nhận từ khách hàng, ta dự
toán các nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp dưới dạng thành tiền để lập bảng lưu chuyển tiền tệ.
b. Trình tự xác định HMTD thông qua lưu chuyển tiền tệ.
• Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng trong kỳ dự toán.
• Tính thặng dự / thâm hụt
• So sánh với số dư tiền tối thiểu trong kỳ dự toán để xác định kế hoạch giải ngân / thu nợ.
• Xác định HMTD.
Việc xác định lưu chuyển tiền tệ như chúng ta đã được biết trong tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự
án. Thông thường hiện nay có hai phương pháp cách xác định lưu chuyển tiền tệ : Trực tiếp và gián tiếp.
Trong hai phương pháp này, mặc dù cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đi đến kết quả cuối cùng đó là
dòng tiền ròng phải như nhau. Nếu như cách tiếp cận trực tiếp cho ta biết được các dòng tiền vào, dòng
tiền ra đi đâu, về đâu như thế nào, thì trong cách tiếp cận gián tiếp cho ta biết được một doanh nghiệp có
lợi nhuận nhưng chưa chắc là có tiền. Ở đây, tôi xin chia sẽ đến các bạn cách xác định HMTD thông qua
lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp ( còn kỹ thuật lập báo cáo ngân lưu như thế nào sẽ được
trình bày trong phần khác ).

Các hoạt động chủ yếu trên báo cáo ngân lưu bao gồm :

Bảng 1 : Ngân lưu vào và ra của từng hoạt động
Ngân lưu vào Ngân lưu ra
I/. Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh.
• Thu tiền khách hàng • Chi trả cho người bán
• Thu lãi vay và thu cổ tức được chia. • Chi trả : lương, lãi vay, thuế .
• Thu khác từ hoạt động kinh doanh • Chi trả khác cho hoạt động kinh doanh.
II/. Ngân lưu từ hoạt động đầu tư.

• Thanh lý TSCĐ cũ. • Mua sắm TSCĐ mới.
• Bán chứng khoán đầu tư • Mua chứng khoán đầu tư.
• Thu nợ cho vay • Cho vay.
III/. Ngân lưu từ hoạt động tài trợ.
• Vay tiền. • Trả nợ vay.
• Phát hành cổ phiếu . • Mua lại cổ phiếu, chi trả cổ tức.
• Phát hành trái phiếu. • Mua lại trái phiếu.
Tương ứng với mỗi dòng ngân lưu vào, ra ở trong từng hoạt động trên, ta sẽ xác định được dòng tổng
ngân lưu vào, tổng ngân lưu ra và dòng lưu chuyển tiền tệ ròng.

Sau đây, tôi xin lấy một ví dụ minh hoạ diễn giải cụ thể và chi tiết để hiểu vần đề.

Ví dụ :
Ngân hàng A thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty TM – DV B, thu được các thông tin sau :
1. Số dư tiền tài thời điểm 31/12/2006 : 07 tỷ đồng.
2. Từ kế hoạch kinh doanh dự toán được các số liệu sau :
Đvt : Tỷ đồng
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03
Dòng tiền vào 18 20 26
Dòng tiền ra 28 27 20
Số dư tiền tối thiểu 12 10 6
3. Công ty là khách hàng có uy tín, đủ điều kiện áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng.
4. Dự nợ ngắn hạn hiện tại bằng 0.
5. Giả định các yếu tồ khác không thay đổi.
Hãy xác định HMTD quý I /2007 thông qua lưu chuyển tiền tệ. HMTD bao gồm cả dư nợ cũ ( nếu có ).
Bước 1: Bảng dự toán lưu chuyển tiền tệ :
Đvt : Tỷ đồng
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03
Dòng tiền vào 18 20 26
Dòng tiền ra 28 27 20

Lưu chuyển tiền tệ ròng ( 10 ) ( 7 ) 6
Bước 2 : Cách xác định HMTD:
STT Danh mục 31/12/2006 Tháng
01/07
Tháng 02/07 Thá
ng
03/
07
1 Tiền đầu kỳ 7 7 12 10
2 LCTT ròng -10 -7 6
3 Thặng dư/Thâm hụt ( 1+2 ) -3 5 16
4 Số dư tiền tồi thiểu -12 -10 -6
5 Vay nợ ngắn hạn (3+4) 15 5 0
6 Trả nợ ngắn hạn 0 0 16
7 Tiền cuối kỳ (*) ( 3+5 – 6 ) 12 10 0
8 Dư nợ vay 15 20 4
9 Kế hoạch
10
+ giải ngân 15 5 0
+ thu nợ 0 0 16
11 HMTD 20

Như ta đã biết, HMTD là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và
khách hàng đã thoã thuận trong hợp đồng tín dụng. Theo cách hiểu này, ta dễ dàng xác định HMTD tối đa
trong ví dụ trên là: 20 tỷ đồng.
Em là sinh viên đang tìm hiểu về môn tín dụng, cho em hỏi: Thứ nhất: Nếu trong ví dụ trên, giả sử dư nợ
ngắn hạn hiện tại không phải bằng 0 (giả sử bằng 10) thì hạn mức tín dụng có thay đổi không? Ngoài thực
tế thì Ngân hàng xử lí thế nào?
Thứ 2: Số dư tiền tối thiểu có phải chính là số dư đầu kỳ của tháng sau không?
Cho mình hỏi đầu bài này thêm một chút: sao Sản lượng (80tỷ) lại nhỏ hơn doanh thu (60 tỷ) ? Cái lợi

nhuận bằng 2% doanh thu là lợi nhuận trước thuế đúng không? Rồi cách tính nhu cầu vốn lưu động bình
quân hình như chưa đúng, theo mình biết công thức xác định nhu cầu VLĐ bình quân = ( Sản lượng -
KHCB - thuế - LNST)/ vòng quay vốn lưu đông. Còn bạn Lộc lại sử dụng doanh thu, tại sao lại vậy?
iệc xác định HMTD như đề bài em cho, anh xin góp ý như thế này.
Bài cho: Doanh thu 60 tỷ, KHCB là 3 tỷ, lãi là 1.2 tỷ. vòng quay VLD là 3. Từ đây ta có thể tính được nhu
cầu vốn lưu động bình quân:
= (doanh thu - KHCB - lãi) / vòng quay = (60-3-1.2)/3 = 19 tỷ.
Trong khi đó, VCSH hiện có 8 tỷ.
Suy ra HMTD có thể cấp tối đa là 11 tỷ (19 - 8 = 11)
Anh Lộc giải quyết giùm em vấn đề này được không?
Có các giả thiết về kế hoạch năm 2008 của DN như sau:
Giá trị sản lượng: 80 tỷ đ.
Doanh thu: 60 tỷ đ.
Vòng quay VLĐ dự kiến: 3 vòng/năm
KHCB bằng 5% Dthu, thuế các loại bằng 3% Dthu, Chi phí nhân công bằng 1% Dthu, LNhuận bằng 2%
Dthu.
VCSH: 8 tỷ đ.
Xác định HMTD của Doanh nghiệp năm 2008.
Cảm ơn anh!
Theo như câu hỏi cho các dữ kiện, thì việc trắc nghiệm để cho ra kết quả nhanh nhất được tính như sau:
- Doanh thu dự kiến: 140 tỉ đồng.
- Vòng quay hàng tồn kho: 90 ngày (Trong năm quay được 4 vòng). Với điều kiện các nhân tố khác không
đề cập như bài cho thì: Nhu cầu vốn lưu động cần trong năm dự kiến là = 140/4 = 35 tỷ đồng.
- Vốn tự có bài cho là 10 tỷ.
- Nhu cầu vốn lưu động bổ sung là 35 - 10 = 25 tỷ.
Như vậy đáp án là câu D
Hôm trước em đi thi tuyển vào VPBank, có một câu tính hạn mức tín dụng thế này ạ.
Một doanh nghiệp đầu tư vào một dự án, doanh nghiệp này có các số liệu sau:
• Doanh thu dự kiến: 140 tỉ
• Vòng quay hàng tồn kho: 90 ngày

• VLĐ tự có: 10 tỉ
Giả sử tất cả các chỉ tiêu về tài chính doanh nghiệp đều tốt và doanh nghiệp đề nghị xin ngân hàng cấp
hạn mức tín dụng là 50 tỉ.Vậy ngân hàng sẽ cấp bao nhiêu?
1. A 50 tỉ
2. B: 40 tỉ
3. C.30 tỉ
4. D.20 tỉ.
Em cảm ơn các bác nhiều ạ.
Nhiều Ngân hàng hiện nay đang áp dụng cách tính Nhu cầu vốn lưu động như của bạn lola75. Tuy nhiên,
tôi chỉ bổ sung thêm 1 chút là khi tính vòng quay VLD như cách bạn trình bày thì ngoài tính thời gian thu
hồi nợ, thời gian tồn kho, còn tính thêm cả thời gian sản xuất và thời gian bán hàng, vận chuyển...
Phần chi phí bằng tiền của đơn vị trong 1 năm: ngoài loại trừ Khấu hao còn loại trừ cả thuế VAT.
Sau khi tính ra được nhu cầu VLD = E/365 x D thì bạn phải tính thêm một bước nữa đó là tính ra Nhu cầu
VLD cần Ngân hàng tài trợ bằng cách loại trừ phần vốn mà Doanh nghiệp có thể tự thu xếp được bằng
cách lấy Nhu cầu VLD (E/365xD) trừ đi (-) phần vốn tự có của DN (VCSH hoặc Vốn dài hạn có thể tài trợ
được cho ngắn hạn) - Vốn tính lũy (Lợi nhuận chưa phân phối) - Vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp - Vốn
huy động từ bên ngoài. Sau khi loại trừ những phần vốn này, bạn sẽ được nhu cầu chính xác DN cần ngân
hàng tài trợ là bao nhiêu.
Hạn mức tín dụng thương mại cần sự linh hoạt - Việc xây dựng hạn mức tín dụng cũng chỉ có thể tương
đối chính xác nếu là doanh nghiệp sản xuất có những đơn hàng đều đặn, có thể xác định được kế hoạch
sản xuất chính xác. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, đặc biệt các doanh nghiệp thu mua
nông sản xuất khẩu, theo tôi được biết hạn mức tín dụng cần bao gồm cả hạn mức thấu chi nữa
(overdraft) bởi vì hạn mức tín dụng sẽ không thể đáp ứng được hết các nhu cầu tài chính phát sinh trong
một năm của doanh nghiệp. Như vậy, khi có nhu cầu mới phát sinh, doanh nghiệp lại phải xin vay vốn nữa
thì sẽ không theo kịp được cơ hội kinh doanh.
Phương án tính thử - Chào các bác. Mình có áp dụng thử cách tính hạn mức vay vốn lưu động theo cách
này không biết các bác đồng ý và cho góp ý nhé: (trong 1 năm)
+ Tính chu kỳ thu hồi nợ = A (ngày)
+ Tính chu kỳ tồn trữ hàng hóa = B (ngày)
+ Tính chu kỳ trả nợ nhà cung cấp = C (ngày)

=> Số ngày lệch tài chính cần tào trợ = A + B - C = D (ngày)
+ Tìm chi phí bằng tiền của đơn vị trong 1 năm gồm:
= giá vốn hàng bán (giá thành sx) mua vào + chi phí bán hàng+ quản lý- khấu hao= E (đvtiền)
Như vậy tổng nhu cầu vốn lưu động cần trong 1 năm = E,
vậy vốn lưu động cần tài trợ trong năm do thiếu hụt tài chính (chên lệch ngày tài trợ) = E /365 ngày x D
(ngày)
Do đó ngân hàng sẽ xây dựng hạn mức tín dụng cho vay không quá nhu cầu trên. Mong các bác góp ý.
Cảm ơn
Mình đã đọc phần 1 và đã thử phân tích. Mình không hiểu: Vốn điều lệ sao lại là 30% mà không phải là
25% hay 15%? Đây là quy định cụ thể của nhà nước à? Nếu thế thì cách tính-công thức cụ thể như thế
nào? Các bạn có thể cho mình thêm một ví dụ khác được không? Rất mong diễn đàn giải thích giúp. Mình
đang làm Sacombank, nhưng cách tính rất khác.
Chỉ số Z: Công Cụ Phát Hiện Nguy Cơ Phá
Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng
Phá sản được xem như dấn chấm hết đối với một doanh nghiệp. Làm thế nào để phát hiện sớm các dấu
hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời. Bài viết này giới thiệu một trong những công cụ
phổ biến nhất để phát hiện nguy cơ phá sản. Đó là chỉ số Z. Hãy tự tính chỉ số Z để phòng bệnh cho
doanh nghiệp. ( Đối với nhà đầu tư: để chọn công ty không bị nguy cơ phá sản)
Chỉ số Z (Z score) – công cụ phát hiện nguy cơ phá sản:
Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm
hang đầu của các nhà nghiên cứu về tài chánh doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm
việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng
rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh
Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng
nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn
có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.
Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:
X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets).
X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets)
X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets)

X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of
Total Equity / Book values of total Liabilities)
X5= Tỷ số Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets)
Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng
loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1.2x1 + 1.4x2 + 3.3x3 + 0.64x4 + 0.999x5
• Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
• Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5
• Nếu Z’ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
• Nếu Z’ <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau
khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như
sau
Z’’ = 6.56x1 + 3.26x2 + 6.72x3 + 1.05x4
• Nếu Z’’ > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
• Nếu Z <1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Tăng chỉ số Z để giảm thiểu khả năng phá sản:
Để tăng chỉ số Z chúng ta cần tăng từng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X bên trên. Quan sát 5 chỉ
số X, chúng ta có thể nhận thấy Tổng Tài Sản là mẫu số của 4 chỉ số X1, X2, X3, X5. Do đó nếu doanh
nghiệp có thể giảm được tổng tài sản mà vẫn giữ vững quy mô, hiệu quả hoạt động thì chắc chắn chỉ số Z
sẽ tăng lên rõ rệt. Vì thế doanh nghiệp cần phải rà soát thật kỹ để tìm ra những tài sản không hoạt động,
tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số. Bán chúng đi, doanh nghiệp
sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số X nói trên, và đồng thời tăng được tử số của một số chỉ số. Đối với

những tài sản không có nợ hay nợ ít, khi bán đi doanh nghiệp sẽ nhận được thêm tiền mặt, khi đó Vốn lưu
động – tử số của X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi
nhuận tăng, tức là tử số của X2, và X3 sẽ tăng theo.
Trong trường hợp tài sản đang bị nợ, khi bán chúng đi, vốn lưu động có thể sẽ không tăng lên liền lúc đó,
nhưng tổng nợ - mẫu số X4 - sẽ giảm xuống, chi phí lãi suất, và khấu hao cũng giảm theo. Tỷ lệ lợi nhuận
vì thế sẽ tăng lên, tử số của X2, X3 sẽ tăng lên. Và nếu quản lý tốt, chúng ta sẽ có thêm tiền mặt. Tức là
vốn lưu động sẽ tăng lên theo. Tử số X1 cũng sẽ tăng lên theo sau đó.
Rõ ràng việc bán đi những tài sản không hoạt động sẽ tạo ra ảnh hưởng rất tốt đến sự tăng trưởng của
các chỉ số X. Dĩ nhiên, không phải tài sản nào bán đi cũng có thể đưa chỉ số Z lên. Có những tài sản khi
bán đi, sẽ làm ảnh hưởng lớn đến doanh số - tử số của chỉ số X5, và ảnh hưởng gián tiếp đến đến các tử
số của X2, X3. Khi đó lợi bất cập hại. Do đó doanh nghiệp rất phải cẩn thận trong việc phân loại tài sản.
Không phải cứ bị nguy hiểm là lo bán tài sản.
Để tăng tử số X2, X3 công ty cần phải tạo nhiều lợi nhuận hơn qua hoạt động kinh doanh chính
của mình, hay đôi khi là từ những “phi vụ” kinh doanh không thường xuyên. Làm sao bán được
nhiều hàng/dịch vụ , với giá chấp nhận được, quay vòng vốn nhanh…đó là những việc làm có tính
sống còn mà công ty phải thực hiện.
Để tăng X3 - Lợi Nhuận giữ lại, doanh nghiệp cần phải để ý đến mức chia cổ tức cho nhà đầu tư.
Cổ tức chia ít đi thì Lợi Nhuận giữ lại sẽ tăng lên. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể giảm cổ tức
đến mức quá thấp vì khi đó nhà đầu tư sẽ phản ứng, dẫn đến giá cổ phiếu thấp, tất sẽ làm làm giảm
tử số của X4 và vì thế tăng chỉ số Z.
Để làm tăng doanh số - tử số của X5, doanh nghiệp cần phải có tăng cường năng lực hoạt động
kinh doanh của mình. Một điều cần phải quan tâm là doanh nghiệp phải cân bằng giữa chi phí của
việc tăng doanh số và biên độ tăng của doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ
giảm, khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vô nghĩa vì không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số
X1, X2, X3.
Cuối cùng, để tăng X4, chúng ta phải tăng giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu, bằng cách tăng thị
giá cổ phiếu, đối với công ty đại chúng, hoặc tăng giá trị tài sản ròng, đối với công ty dạng khác.
Tuy nhiên đây không phải là công việc dễ thực hiện. Có một các đơn giản hơn là giảm bớt nợ.
Doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt để trả nợ, nhưng cần thận trọng nếu lựa chọn giải pháp này, vì
khi đó vốn lưu động sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Một giải

pháp tốt hơn và thường được lựa chọn là bán bớt những tài sản không hoạt động như đã trình bày
ở trên.
Tóm lại, để tăng chỉ số Z lên, tùy theo tình huống, chúng ta sẽ ra quyết định thực hiện một hay
nhiều giải pháp trên. Tuy vậy, bất cứ giải pháp nào cũng sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn, doanh
nghiệp phải “thắt lưng buột bụng” trong một thời gian. Vì thế phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn
chữ bệnh. Hãy luôn để mắt đến chỉ số Z và hành động ngay để tăng chỉ số này khi nó bắt đầu
“mấp mé” khu vực cảnh báo.
Vấn đề 4: Vay ngắn hạn
1/ : Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính, kênh tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp

×