Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập và giáo dục môi trường dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC







NGUYỄN THỊ NGUYÊN





TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA
HỌC HỮU CƠ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC












HÀ NỘI – 2011





- 1 -

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC







NGUYỄN THỊ NGUYÊN





TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA
HỌC HỮU CƠ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HOÁ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN HOÁ HỌC
Mã số: 60 14 10




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Trƣờng



HÀ NỘI – 2011





- 3 -


NHỮNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt
Chữ viết
1. as
Ánh sáng
2. BT
Bài tập
3. BTHH
Bài tập hoá học

4. BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
5. CN
Công nghiệp
6. CTCT
Công thức cấu tạo
7. CTPT
Công thức phân tử
8. CTTQ
Công thƣ
́
c tô
̉
ng qua
́
t
10. GDMT
Giáo dục môi trƣờng
11. GV
Giáo viên
12. HS
Học sinh
13. LHQ
Liên hợp quốc
14. P/ứ
Phản ứng
15. PTHH
Phƣơng trình hoá học
16. PTN
Phòng thí nghiệm

17. THPT
Trung học phổ thông
18. TN
Thực nghiệm











- 4 -


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Tên
Trang
Bảng 1.1
Kết quả điều tra về tần suất sử dụng bài tập hoá học
có nội dung liên quan đến môi trƣờng đối với giáo
viên trung học phổ thông
43
Bảng 1.2
Kết quả sử dụng loại bài tập có nội dung liên quan
đến môi trƣờng

43
Bảng 1.3
Kết quả điều tra việc sử dụng bài tập có nội dung
liên quan đến môi trƣờng trong các dạng bài dạy của
giáo viên THPT
44
Bảng 1.4
Kết quả về ý kiến vai trò của bài tập hoá học có nội
dung liên quan đến môi trƣờng đối với hoạt động dạy
học của giáo viên THPT
44
Bảng 1.5
Kết quả điều tra về hứng thú khi làm bài tập có nội
dung liên quan đến môi trƣờng của HS
44
Bảng 1.6
Kết quả điều tra HS về loại bài tập có nội dung liên
quan đến môi trƣờng mà học sinh thích làm
44
Bảng 1.7
Kết quả điều tra ý kiến học sinh về việc sử dụng bài
tập hoá học có nội dung liên quan đến môi trƣờng
trong các dạng bài học
45
Bảng 1.8
Kết quả điều tra ý kiến học sinh về sự cần thiết của
bài tập hoá học có nội dung liên quan đến môi trƣờng
trong dạy học
45
Bảng 3.1

Đặc điểm của các lớp đƣợc chọn
148




- 5 -
Bảng 3.2
Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm
X
i
trở xuống của bài thực nghiệm 1
153
Bảng 3.3
Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm
X
i
trở xuống của bài thực nghiệm 2.
154
Bảng 3.4
Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm
X
i
trở xuống của bài thực nghiệm 3.
155
Bảng 3.5
Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm
X
i
trở xuống của bài thực nghiệm 4.

156
Bảng 3.6
Tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh
157
Bảng 3.7
Tổng hợp các tham số đặc trƣng
157


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Tên
Trang
Đồ thị 3.1
Đƣờng luỹ tích phân phối học sinh đạt điểm X
i
trở
xuống của bài thực nghiệm 1
153
Đồ thị 3.2
Đƣờng luỹ tích phân phối học sinh đạt điểm X
i
trở
xuống của bài thực nghiệm 2
154
Đồ thị 3.3
Đƣờng lũy tích phân phối học sinh đạt điểm X
i
trở
xuống bài thực nghiệm 3

155
Đồ thị 3.4
Đƣờng luỹ tích phân phối học sinh đạt điểm X
i
trở
xuống của bài thực nghiệm 4
156











- 6 -
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích
2
3. Nhiệm vụ
2
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
2

5. Phạm vi nghiên cứu
3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
3
7. Giả thuyết khoa học
3
8. Những đóng góp của đề tài
3
9. Cấu trúc luận văn
4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
5
1.2. Tổng quan về môi trƣờng
5
1.2.1. Một số khái niệm chung
5
1.2.2. Chức năng cơ bản của môi trƣờng
8
1.2.3. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và sự phát triển, phát triển bền
vững
8
1.2.4. Một số ô nhiễm môi trƣờng.
9
1.2.5. Tác hại ô nhiễm môi trƣờng
18
1.2.6. Ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng
18
1.2.7. Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng

19
1.3. Giáo dục môi trƣờng
20
1.3.1.Quan niệm về giáo dục môi trƣờng
20
1.3.2. Mục tiêu giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THPT
22
1.3.3. Mô hình của việc dạy và học trong GDMT
22
1.3.4 Một số hình thức phổ biến tổ chức các hoạt động GDMT
24
1.3.5. Nội dung GDMT ở trƣờng trung học phổ thông
25
1.3.6. Phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng
31
1.4. Sử dụng bài tập hóa học trong giáo dục môi trƣờng
31
1.4.1. Khái niệm về bài tập hóa học
31




- 7 -
1.4.2. Phân loại bài tập hoá học
31
1.4.3. Ý nghĩa tác dụng của bài tập hoá học
32
1.4.4. Xu hƣớng phát triển của bài tập hóa học
34

1.4.5. Quan hệ giữa bài tập hóa học với việc phát triển năng lực
nhận thức của học sinh
35
1.4.6. Sử dụng bài tập về giáo dục môi trƣờng trong dạy học hoá học
36
1.5. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học về giáo dục môi trƣờng trong dạy
học ở trƣờng THPT
37
1.5.1 . Mục đích điều tra
37
1.5.2. Nội dung điều tra
37
1.5.3. Đối tƣợng điều tra
37
1.5.4. Phƣơng pháp điều tra
37
1.5.5. Kết quả điều tra
37
1.5.6. Đánh giá kết quả điều tra
40
Chƣơng 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ GIÁO DỤC MÔI
TRƢỜNG PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ Ở TRƢỜNG THPT
41
2.1. Phân tích nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học hữu cơ
trong chƣơng trình THPT
41
2.1.1. Nội dung kiến thức phần hoá học hữu cơ
41
2.1.2. Đặc điểm về nội dung kiến thức và cấu trúc phần hoá học
hữu cơ

42
2.2. Tuyển chọn và xây dựng các bài tập về giáo dục môi trƣờng
47
2.2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng

47
2.2.2. Hệ thống bài tập tự luận
47
2.2.3. Hệ thống bài tập trắc nghiệm
92
2.3. Sử dụng bài tập có liên quan đến giáo dục môi trƣờng trong
giảng dạy hóa học
106
2.3.1. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới
106
2.3.2. Sử dụng bài tập trong giờ luyện tập, ôn tập
107




- 8 -
2.3.3. Sử dụng bài tập trong giờ thực hành
108
2.3.4. Thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng bài tập hoá học giáo dục
môi trƣờng
108
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
109
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm

109
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
109
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
109
3.2. Nội dung thực nghiệm
109
3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm
109
3.2.2. Chọn bài và giáo viên thực nghiệm
110
3.2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
111
3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
112
3.3.1. Phƣơng pháp xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm các bài dạy
112
3.3.2. Kết quả thực nghiệm
114
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm
118
Tiểu kết chƣơng 3
119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
121
1 Kết luận
121
2. Khuyến nghị
121
TÀI LIỆU THAM KHẢO

122
PHỤ LỤC













- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề môi trƣờng trong những thập kỉ gần đây đã nổi lên nhƣ một mối
quan tâm hàng đầu của nhân loại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh
tế, dƣới tác động của khoa học – kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh, tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trƣờng bị tàn phá nặng nề. Hậu
quả là toàn cầu phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ hủy diệt gây ảnh hƣởng trực
tiếp tới cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội loài ngƣời trong tƣơng lai.
Bảo vệ môi trƣờng giữ lấy Trái đất là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên thế
giới, là trách nhiệm của mọi tổ chức xã hội và là nghĩa vụ của mọi thành viên
các cộng đồng.
Ở Việt Nam, vấn đề môi trƣờng cũng đang đứng trƣớc những thách thức
nghiêm trọng đòi hỏi cần có thống nhất của các tổ chức, cá nhân và của cả cộng
đồng để bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc Đảng và nhà

nƣớc ta rất quan tâm trong chiến lƣợc phát triển chung về kinh tế xã hội trong
giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.
Giáo dục môi trƣờng là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất.
Việc giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông chiếm một vị trí đặc biệt,
nhà trƣờng là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc,
những ngƣời làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, khai thác sử dụng và bảo vệ
nguồn tài nguyên môi trƣờng của đất nƣớc.
Thực tế ở trƣờng phổ thông Việt Nam thì việc giảng dạy các môn học có
khai thác kiến thức giáo dục môi trƣờng đƣợc thể hiện còn ít và sơ sài, vì vậy
những hiểu biết về môi trƣờng của học sinh còn yếu.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, có vai trò rất quan trọng trong
cuộc sống của chúng ta. Trong giảng dạy hoá học nếu sử dụng các bài tập thực
tiễn về giáo dục bảo vệ môi trƣờng có liên quan đến bài học sẽ làm cho tiết
học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú đối với học sinh và thông qua đó giáo
dục ý thức môi trƣờng cho học sinh.




- 2 -
Đối với lí luận dạy học, bài tập đƣợc coi là một phƣơng pháp dạy học
vận dụng. Nó đƣợc áp dụng phổ biến và thƣờng xuyên ở tất cả các cấp học và
các loại trƣờng khác nhau. Bài tập đƣợc sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình
dạy học, nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra đánh giá kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Nhƣ vậy sử dụng bài tập hoá học là một
phƣơng pháp dạy học hoá học rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng
giảng dạy hoá học ở các trƣờng phổ thông.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: ''Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng
hệ thống bài tập về giáo dục môi trường trong dạy học phần hóa học hữu cơ
ở trường Trung học phổ thông".


2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập liên quan đến giáo dục môi trƣờng
phần hoá học hữu cơ góp phần giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: Tổng quan về môi trƣờng, ô nhiễm
môi trƣờng, giáo dục môi trƣờng, lí thuyết về xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập có nội dung giáo dục môi trƣờng.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến
môi trƣờng trong dạy học ở trƣờng THPT hiện nay.

- Tìm hiểu nội dung của các bài trong chƣơng trình hoá học hữu cơ
THPT để nêu ra đƣợc những kiến thức hoá học liên quan đến môi trƣờng, giáo
dục môi trƣờng.
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập về giáo dục môi trƣờng phần
hoá học hữu cơ.
- Nghiên cứu phƣơng pháp sử dụng bài tập hóa học về giáo dục môi
trƣờng trong việc giáo dục môi trƣờng cho HS.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả giáo dục môi trƣờng
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy hoá học ở trƣờng phổ thông.




- 3 -
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống bài tập về giáo dục môi trƣờng phần
hoá học hữu cơ.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập về giáo dục môi trƣờng phần

Hóa học hữu cơ THPT.
- Thực nghiệm sƣ phạm tại một số lớp 11, lớp 12 ở trƣờng THPT Xuân
Khanh - Hà Nội, THPT Tùng Thiện - Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng quan cơ sở lí luận
về môi trƣờng, giáo dục môi trƣờng trong dạy học hoá học, bài tập hóa học và
sử dụng trong xây dựng bài tập và trong dạy học giáo dục môi trƣờng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, tìm hiểu về giáo dục môi
trƣờng qua dạy học hoá học và sử dụng bài tập hóa học trong giáo dục môi
trƣờng. Thực nghiệm sƣ phạm kiểm nghiệm tính phù hợp và hiệu quả của các
đề xuất.
- Phƣơng pháp xử lí thông tin: Sử dụng toán học thống kê xử lí kết quả
thực nghiệm sƣ phạm
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc hệ thống bài tập hoá học về giáo dục môi trƣờng tích
hợp trong dạy học hóa học thì sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết về môi trƣờng,
nâng cao nhận thức hành động và đạo đức môi trƣờng, góp phần giáo dục môi
trƣờng cho học sinh THPT.
8. Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận: Tổng quan lí thuyết về môi trƣờng, giáo dục môi
trƣờng.
- Về mặt thực tiễn: Xây dựng một hệ thống bài tập hoá học có nội dung
liên quan đến môi trƣờng, nâng cao nhận thức hành động và đạo đức môi
trƣờng cho học sinh THPT.







- 4 -
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục môi trƣờng
Chƣơng 2: Hệ thống bài tập về giáo dục môi trƣờng phần hóa học hữu cơ
ở trƣờng THPT
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm




























- 5 -
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu


Trƣớc đây đã có một số tác giả đề cập đến những vấn đề hoá học trong
thực tiễn ( Tài liệu tham khảo) nhƣng việc biên soạn những bài tập hoá học có
nội dung liên quan tới thực tiễn và GDMT, BVMT áp dụng cho chƣơng trình
hoá học phổ thông còn ít đƣợc quan tâm.

Hiện nay đã có nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về đề tài thực tiễn nói
chung và môi trƣờng nói riêng cho bậc THPT.

Luận văn thạc sĩ:
1. Trần Thị Ngà: Thiết kế và sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên
quan đến thực tiễn trong dạy học ở trường trung học phổ thông. Luận văn Thạc
sĩ, 2005.
2. Nguyễn Thị Kim Phƣơng: Góp phần GDMT cho học sinh thông qua hệ
thống bài tập liên quan đến thực tế về BVMT chương Nito-photpho. Luận văn
Thạc sĩ, 2009
Ở đây, các tác giả mới tập trung lựa chọn, xây dựng bài tập liên quan tới
thực tiễn vào một, hai chƣơng thuộc phần vô cơ, hoặc toàn bộ chƣơng trình.
Vấn đề nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập về môi trƣờng trong giảng dạy
phần hoá học hữu cơ ở trƣờng THPT còn hạn chế .
1.2. Tổng quan về môi trƣờng

1.2.1. Một số khái niệm chung
1.2.1.1. Khái niệm môi trường [11]
Môi trƣờng là tổng hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh có ảnh hƣởng tới một vật thể hay một sự kiện, có khả năng tác động đến
sự tồn tại và phát triển đối với mỗi sinh vật.
Thành phần tự nhiên của môi trƣờng của trái đất bao gồm:
- Địa quyển (môi trƣờng đất): Là phần vỏ cứng của Trái đất, tính từ bề
mặt Trái đất, nó có độ sâu khoảng 70 – 100 km trên phần lục địa và 2 - 8 km
dƣới đáy đại dƣơng. Thành phần hoá học, tính chất vật lý của địa quyển tƣơng
đối ổn định và có ảnh hƣởng lớn đối với sự sống trên trái đất.




- 6 -
- Thuỷ quyển (môi trƣờng nƣớc): Là thành phần nƣớc của Trái đất bao
gồm các đại dƣơng, sông, suối, ao hồ, nƣớc dƣới đất, băng tuyết và hơi nƣớc.
Thuỷ quyển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của con
ngƣời, sinh vật và cân bằng khí hậu toàn cầu.
- Khí quyển (môi trƣờng không khí): Là lớp vỏ khí bao quanh Trái đất.
Trong khí quyển có tới khoảng 50 hợp chất hóa học khác nhau, giữa chúng hình
thành hàng loạt các phản ứng và nằm cân bằng với nhau. Khí quyển đóng vai
trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và quyết định tính chất khí hậu.
- Sinh quyển: bao gồm các thành phần hữu sinh (bao gồm các sinh vật
sống nhƣ thực vật, các động vật và con ngƣời) và các thành phần vô sinh có
quan hệ chặt chẽ và tƣơng tác lẫn nhau rất phức tạp.
Môi trƣờng sống của con ngƣời - môi trƣờng nhân văn là tổng hợp các
điều kiện vật lý, hoá học, kinh tế và xã hội bao quanh có ảnh hƣởng đến sự
sống và phát triển của từng cá nhân và của cả cộng đồng. Môi trƣờng sống của
con ngƣời là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh

hƣởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Trong môi trƣờng sống này luôn luôn tồn tại sự
tƣơng tác giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh.
Các thành phần của môi trƣờng luôn chuyển hoá trong tự nhiên, diễn ra
theo chu trình và thông thƣờng ở dạng cân bằng. Các chu trình phổ biến nhất
trong tự nhiên là chu trình sinh địa hoá nhƣ: Chu trình cacbon, chu trình Nitơ,
chu trình photpho… Khi các chu trình này không giữ trạng thái cân bằng thì
các sự cố về môi trƣờng xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con ngƣời và sinh
vật ở khu vực hoặc quy mô toàn cầu.
1.2.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
- Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới: Sự ô nhiễm là việc chuyển
các chất thải hoặc năng lƣợng vào môi trƣờng đến mức có khả năng gây tác hại
xấu đến sức khoẻ con ngƣời, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất
lƣợng môi trƣờng.
- Theo định nghĩa trong cơ sở hóa học môi trƣờng: Ô nhiễm môi trƣờng
là do những tác động làm thay đổi các thành phần vật lý, hóa học, sinh học, các




- 7 -
năng lƣợng, bức xạ Các thay đổi này tạo nên sự mất cân bằng trạng thái môi
trƣờng gây ảnh hƣởng xấu tới sinh vật và môi trƣờng tự nhiên bằng con đƣờng
trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chất gây ô nhiễm môi trƣờng là những chất do điều kiện nào đó( tự
nhiên hay nhân tạo) đƣa vào môi trƣờng một lƣợng lớn chất gây tác hại cho
môi trƣờng tự nhiên, cho sinh vật và con ngƣời.Chất gây ô nhiễm tự nhiên đó là
những chất đƣợc đƣa vào môi trƣờng do các hoạt động tự nhiên nhƣ cháy rừng,
bão, lụt, sự phun trào của núi lửa, các chất phóng xạ Sự ô nhiễm tự nhiên có
tính cục bộ từng vùng và qua một thời gian môi trƣờng tự điều chỉnh đƣợc. Sự
ô nhiễm nhân tạo là do các hoạt động của con ngƣời gây nên nhƣ sản xuất

công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị các chất gây ô nhiễm
thải vào môi trƣờng ngày càng nhiều, vƣợt quá giới hạn cho phép nên môi
trƣờng không tự làm sạch đƣợc, gây ô nhiễm.
Để bảo đảm giữ gìn môi trƣờng trong lành, một số tổ chức quốc tế và
nhiều quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng. Tiêu chuẩn
chất lƣợng môi trƣờng là giới hạn cho phép tối đa về liều lƣợng hoặc nồng độ
của các tác nhân gây ô nhiễm trong từng vùng cụ thể hoặc cho từng mục đích
sử dụng cụ thể đối với từng thành phần môi trƣờng.
1.2.1.3. Khái niệm bảo vệ môi trường
Thế giới ngày càng phát triển đã gây nên những tác động xấu đến môi
trƣờng, làm cho môi trƣờng ngày càng biến đổi sâu sắc, bị ô nhiễm nghiêm
trọng, đe dọa sự sống của con ngƣời. Vì vậy, vấn đề môi trƣờng và phát triển
đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của chúng ta hiện nay. Ở nƣớc ta, Đảng
và nhà nƣớc đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát
triển kinh tế- xã hội và công tác bảo vệ môi trƣờng. Theo chỉ thị 36- CT/TW,
ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ
rõ: "Bảo vệ môi trƣờng là một vấn đề sống còn của đất nƣớc, của nhân loại; là
nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm
nghèo ở mỗi nƣớc, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm
vi toàn thế giới".




- 8 -
Mục tiêu của công tác bảo vệ môi trƣờng là:" Ngăn ngừa ô nhiễm môi
trƣờng, phục hồi và cải thiện môi trƣờng ở những nơi, những vùng đã bị suy
thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng ở
các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội
bền vững, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự

nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc".
1.2.2. Chức năng cơ bản của môi trường
- Môi trƣờng là không gian sinh sống cho con ngƣời và thế giới sinh vật.
- Môi trƣờng là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con ngƣời.
- Môi trƣờng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con ngƣời tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất.
- Môi trƣờng là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
ngƣời và sinh vật trên Trái đất.
- Môi trƣờng là nơi lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời.
1.2.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, phát triển bền vững
1.2.3.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển [18], [21]
Phát triển là xu hƣớng chung của từng cá nhân và cả loài ngƣời trong
quá trình sống, nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho con ngƣời. Mục đích của sự phát triển là đáp ứng các nhu cầu
trong cuộc sống của con ngƣời.
Giữa môi trƣờng và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi
trƣờng là địa bàn, là đối tƣợng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân của
mọi biến đổi đối với môi trƣờng. Giữa môi trƣờng và phát triển có mối quan
hệ hữu cơ với nhau. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trƣờng thể
hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trƣờng tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần
thiết cho sự cải tạo đó, nhƣng có thể gây ra ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên hoặc
nhân tạo. Mặt khác, môi trƣờng tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát
triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối
tƣợng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt




- 9 -

động kinh tế xã hội trong khu vực.
Phát triển là xu thế tất yếu của mọi xã hội, là quy luật của tiến hoá thiên
nhiên, vì vậy chúng ta không thể kìm hãm sự phát triển của xã hội loài ngƣời,
mà phải tìm con đƣờng phát triển thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn giữa
môi trƣờng và phát triển.
1.2.3.2. Phát triển bền vững [21]
Thuật ngữ " phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên
nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế- IUCN) với nội dung rất đơn giản: " Sự
phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn
phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng
sinh thái học".
Theo báo cáo của Ủy ban môi trƣờng và phát triển thế giới- WCED 1987
đƣa ra định nghĩa về phát triển bền vững là: " Phát triển bền vững là sự phát
triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những
khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và
trong việc lựa chọn ngƣỡng sống của họ ".
Trên quan điểm tiếp cận tổng hợp thì '' Phát triển bền vững là một quá
trình vận động của một hệ thống kinh tế, xã hội trong đó có sự gắn kết hài hoà
giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng
sống vì sự tồn tại ngày một tốt hơn của các thế hệ kế tiếp”
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển hiệu
quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ. Thực chất của phát
triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triển với duy trì môi trƣờng. Để đạt đƣợc
điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã
hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính:
kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
1.2.4. Một số ô nhiễm môi trường
1.2.4.1. Sự ô nhiễm khí quyển[11]





- 10 -
Phần lớn các khí gây ô nhiễm khí quyển đều do các hoạt động của con
ngƣời thải ra, đó là quá trình đốt cháy các nhiên liệu, do hoạt động sản xuất từ
các nhà máy, các phƣơng tiện giao thông vận tải Sự ô nhiễm các khí có tính
toàn cầu và có tính độc hại khác nhau.
Có thể tóm tắt nguồn phát sinh và tác động của một số khí, bụi ô nhiễm
đối với môi trƣờng:
Chất ô
nhiễm
Nguồn phát sinh
Tác động đối
với môi trƣờng
Tác động bệnh
lý đối với ngƣời
CO
2
Quá trình thiêu đốt nhiên
liệu
Hô hấp của động vật
Núi lửa
Gây hiệu ứng nhà
kính

CO
Quá trình thiêu đốt nhiên
liệu thiếu oxi.
Oxi hóa các hidrocacbon

Phá hủy tầng
ozon
Rối loạn tầng
bình lƣu
Giảm khả năng
vận chuyển oxi
của máu
SO
2
Quá trình đốt than, dầu
khí
Tạo mƣa axit
Tạo khói mù
Gây tức ngực,
đau đầu, nôn
mửa, viêm đƣờng
hô hấp
N
x
O
y
Khí thải của các phƣơng
tiện giao thông vận tải
Công nghệ sản xuất năng
lƣợng
Tạo khói mù
quang hóa
Mƣa axit
Gây ảnh hƣởng
đến bộ máy hô

hấp
Cl
2
Quá trình sản xuất Cl
2
,
NaOH
Tẩy trắng vải sợi
Phá hủy tầng
ozon
Tạo mƣa axit
Gây nguy hại
đƣờng hô hấp,
mắt

HCN
Nƣớc thải xí nghiệp mạ
kim loại. Các phòng thí
nghiệm
Gây độc hại đối
với động vật
Gây tác hại đối
với tế bào thần
kinh




- 11 -
CFC

Chất gây lạnh
Hiệu ứng nhà
kính
Phá hủy tầng
ozon

CH
4
Nông nghiệp, khí đốt
Hiệu ứng nhà
kính

H
2
S
Công nghiệp hóa chất
tinh luyện nhiên liệu có
nhựa đƣờng
Sự phân rữa xác động vật

Gây buồn nôn,
kích thích mắt,
đau đầu
HF
Trong tinh luyện dầu khí
Sản xuất phân bón
Kỹ nghệ khắc thủy tinh

Gây mệt mỏi
toàn thân


NH
3

Quá trình sản xuất phân
đạm, axit nitric
Sự phân rữa xác động,
thực vật
Tạo sƣơng mù do
tạo các muối
amoni với các
axit
Phá hủy tầng
ozon
Gây viêm đƣờng
hô hấp

Anđehit
Từ quá trình phân hủy
dầu mỏ, glixerol bằng
phƣơng pháp nhiệt

Gây buồn phiền,
cáu gắt, ảnh
hƣởng đến hô
hấp
Các khí
cacbua
phi kim
Gia công chế biến dầu

khí
Phá hủy tầng
ozon

Tro,
muội,
khói,
kim loại
Từ lò đốt của các xí
nghiệp, nhà máy


Tạo bụi ảnh
hƣởng tầm nhìn
Đau mặt, khó
thở, ung thƣ




- 12 -
Các hiện tƣợng ô nhiễm không khí
* Hiệu ứng nhà kính
Trƣớc hết có thể hiểu hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính một cách sơ lƣợc
nhƣ sau:
Ta biết rằng nhiệt độ bề mặt trung bình của trái đất đƣợc quyết định bởi
cân bằng giữa năng lƣợng mặt trời chiếu xuống trái đất và năng lƣợng bức xạ
nhiệt của trái đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ sóng ngắn dễ
dàng xuyên qua tầng ozon và lớp CO
2

trong khí quyển chiếu xuống trái đất.
Ngƣợc lại, bức xạ nhiệt phát vào vũ trụ là bức xạ sóng dài, không có khả năng
xuyên qua lớp khí CO
2
dày và bị hấp thụ lại làm cho nhiệt độ của khí quyển
bao quanh trái đất tăng lên.
Lớp khí CO
2
có tác dụng nhƣ một lớp "kính giữ nhiệt" của trái đất ở quy
mô toàn cầu. Nếu CO
2
sinh ra trên toàn cầu càng lớn thì lớp "kính giữ nhiệt"
càng dày, nhiệt độ của trái đất tăng lên gây ảnh hƣởng đến sinh thái. hiệu ứng
trên gọi là hiệu ứng nhà kính.
Các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính CO
2
, CH
4
, NO
2
, CO, CFC, trong đó
CO
2
có vai trò chính.
Hiệu ứng nhà kính có thể gây các ảnh hƣởng sau:
- Nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ làm tan lớp băng ở hai cực trái đất, mực
nƣớc biển dâng lên cao,nan bão, lụt úng sẽ xảy ra, các thành phố, đồng bằng có
độ thấp sẽ bị nhấn chìm trong nƣớc
- Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và
các phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, mất

cân bằng về lƣợng và chất trong cơ thể sống.
- Nhiệt độ trái đất tăng làm giảm khả năng hòa tan CO
2
trong nƣớc biển,
lƣợng CO
2
trong khí quyển tăng làm mất cân bằng CO
2
giữa khí quyển và đại
dƣơng.
- Nhiệt độ trái đất tăng làm chuyển dịch các vùng sinh thái trên trái đất.
Các loài cá chuyển dịch xuống sống tại các vúng nƣớc sâu hơn. Các sinh vật
sống trên mặt đất sẽ gặp khó khăn lớn




- 13 -
* Tầng Ozon và sự suy giảm tầng ozon [11], [7], [21]
- Tầng Ozon:
Trong khí quyển có một lớp khí dày khoảng 5-10km, nằm cách mặt đất
từ 20-30km, trên đỉnh tầng đối lƣu và đáy tầng bình lƣu, tầng này có nồng độ
ozon khoảng 10-15ppm, đƣợc gọi là " tầng ozon".Tầng ozon đóng vai trò cực kì
quan trọng. Ánh sáng từ mặt trời chiếu xuống, trƣớc khi đi vào trái đất, qua
tầng ozon, ở đó ozon hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại( sóng ngắn), là tia rất có
hại cho các sinh vật trên trái đất.Vì vậy, ngƣời ta thƣờng nói tầng ozon có tác
dụng nhƣ lá chắn bảo vệ cho sự sống trên trái đất.
- Sự suy giảm tầng ozon:
Ở một số vùng của tầng ozon nồng độ ozon bị giảm, đặc biệt ở Nam cực
và Bắc cực. Nồng độ ozon giảm sẽ gây tác hại to lớn cho sự sống trên Trái đất.

Hiện tƣợng này gọi là sự suy giảm tầng ozon.
Các nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ozon:
+ Do sử dụng các chất CFC nhƣ CCl
2
F
2
, CClF
3
, CCl
4
trong kỹ thuật
làm lạnh, dung môi, tẩy rửa Các khí này đến tầng bình lƣu dƣới tác dụng của
tia tử ngoại chúng bị phân ly tạo thành các nguyên tử clo tự do. Các nguyên tử
clo tự do thực hiện phản ứng dây chuyền phân hủy ozon:
CFC + hv( λ<240nm)

Cl


Cl

+ O
3


ClO

+ O
2


ClO

+ O



Cl

+ O
2

+ Do Cl
2
, HCl đƣợc thải vào khí quyển do tự nhiên( sự phun của núi lửa)
và nhân tạo( trong quá trình điều chế) một phần khuếch tán lên tầng bình lƣu. Ở
đó chúng cũng bị phân li cho Cl

và phân hủy ozon theo phản ứng dây chuyền:
Cl
2
+ hv

Cl

+ Cl



HCl + OH




Cl

+ H
2
O





- 14 -
+ Do các khí CO, CH
4
, NO
x
, các khói quang hóa khi khuếch tán lên tầng
bình lƣu, chúng sẽ phản ứng với các gốc có sẵn ở tầng bình lƣu tạo thành các
chất hoạt hóa, chúng sẽ phân hủy ozon.
Các nhà khoa học đã ghi nhận đƣợc là 40% lƣợng ozon của tầng ozon ở
các cực của trái đất bị suy giảm là do con ngƣời đã sử dụng quá nhiều các chất
CFC, CO, CH
4
, NO
x
, Cl
2
, HCl


* Mƣa axit
Khi trong nƣớc mƣa có độ pH ≤ 4,2 thì đƣợc gọi là mƣa axit
Mƣa axit xảy ra là do trong không khí khi bị ô nhiễm bởi các khí có tính
axit, oxit axit nhƣ NO
x
, SO
2
, HCl.Các khí này tham gia các phản ứng quang
hóa, phản ứng với các gốc tự do có trong khí quyển tạo thành các sản phẩm,
những sản phẩm đó khi gặp nƣớc trong khí quyển sinh ra các axit nhƣ HNO
3
,
HNO
2
, H
2
SO
3
, H
2
SO
4
,HCl làm thành các giọt nƣớc mang tính axit.Những giọt
axit này là những sol khí có kích thƣớc rất nhỏ đƣợc di chuyển đi khắp nơi theo
gió và mây, khi gặp lạnh rơi xuống thành mƣa. Mƣa axit có tính toàn cầu
- Tác hại của mƣa axit:
+ Làm tăng độ axit của đất, làm chết cây cối, hủy diệt rừng, mùa màng
+ Gây nguy hại cho các sinh vật sống dƣới nƣớc, gây nguy hại cho con
ngƣời, động vật, thực vật sử dụng nguồn nƣớc
+ Làm hỏng nhà của, cầu cống, các công trình lộ thiên, tƣợng đài cũng

nhƣ các công trình ngầm.
* Khói quang hoá
Ozon tham gia vào các phản ứng quang hóa tạo thành hàng loạt các sản
phẩm và các gốc nhƣ OH

, O

, NO, O
2
, HOO

. Các chất này lại tiếp tục tham
gia phản ứng với các chất có trong khí quyển nhƣ các hidrocacbon, các oxit
nitơ hình thành hàng loạt các chất ô nhiễm thứ cấp nhƣ fomaldehit, andehit,
peroxiaxetyl nitrat(PAN). Tập hợp tất cả các chất trên hình thành khói quang
hóa trong khí quyển.




- 15 -
Các khói quang hóa là những chất có tính oxi hóa mạnh , khi xâm nhập vào cơ
thể con ngƣời gây nên những bệnh độc hại
1.2.4.2. Sự ô nhiễm thủy quyển [11]
Trong nƣớc tự nhiên các hợp chất vô cơ và hữu cơ tồn tại dƣới dạng ion
hòa tan hoặc dạng khí hòa tan, dạng rắn hoặc lỏng, luôn tồn tại quan hệ qua lại
giữa các sinh vật với nhau và với môi trƣờng, tạo nên trạng thái cân bằng, giữ
cho chất lƣợng nƣớc ít bị biến đổi. Các sản phẩm phế thải từ các lĩnh vực khác
nhau đã đƣa vào nƣớc, làm ảnh hƣởng xấu đến giá trị sử dụng của nƣớc, cân
bằng sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và nƣớc bị ô nhiễm.

- Các dạng ô nhiễm nƣớc:
+ Ô nhiễm hóa học: Là dạng ô nhiễm gây nên do các chất có protein,
chất béo và các chất hữu cơ khác có trong chất thải các khu công nghiệp và khu
dân cƣ nhƣ: xà phòng, các loại thuốc nhuộm, các chất giặt tẩy tổng hợp, các
loại thuốc sát trùng, dầu mỡ và một số chất thải hữu cơ khác. Ngoài ra, các chất
vô cơ nhƣ: Axit, kiềm, muối, các kim loại nặng và các loại phân bón hóa học
cũng gây ô nhiễm hóa học.
+ Ô nhiễm vật lý: Do các loại chất thải công nghiệp có màu, các chất lơ
lửng… làm nƣớc thay đổi màu sắc, tăng độ đục.
+ Ô nhiễm sinh lý - học: Các chất thải công nghiệp có chứa nhiều hợp
chất hóa học nhƣ: muối, phenol, amoniac, sunfat, dầu mỡ… cùng với rong tảo,
động vật nguyên sinh làm cho nƣớc có mùi vị bất thƣờng.
+ Ô nhiễm sinh học: Do nƣớc thải cống rãnh chứa các vi khuẩn gây
bệnh, tảo, nấm và kí sinh trùng, các động vật nguyên sinh… mang mầm dịch
và các bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm.
Để bảo vệ chất lƣợng nƣớc dùng trong sinh hoạt, trong công nghệ nƣớc
sạch phải trải qua các giai đoạn xử lý về mặt vật lý, hóa học, sinh học. Đặc biệt
công nghệ xử lý nƣớc thải công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện, phải tuân thủ
nghiêm ngặt các công đoạn xử lý rồi mới xả ra các sông ngòi, ao đầm để đảm
bảo chất lƣợng nƣớc.





- 16 -
1.2.4.3. Sự ô nhiễm địa quyển [11]
Đất là một hệ sinh thái, trong đất luôn tồn tại những thực vật bậc thấp
nhƣ địa y, tảo, rêu và các hệ động vật nhƣ nấm, vi khuẩn, vi trùng
Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi đất, thay đổi các tính chất lý hóa

tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm dẫn đến làm giảm độ phì nhiêu
của đất.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh ra các tác nhân ô nhiễm ngƣời ta phân
ra:
+ Ô nhiễm do tác nhân hóa học: gây nên do sử dụng phân bón hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trƣởng thực vật và các loại chất thải.
Phân bón hóa học bón vào đất không đƣợc cây sử dụng hết, một số
chuyển sang dạng khí, một số chuyển sang thể hòa tan, một số dạng liên kết với
keo đất làm ô nhiễm đất.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trung bình có khoảng 50% lƣợng
thuốc rơi xuống đất( m ột phần bay vào không khí)và lôi cuốn vào chu trình
Đất - nƣớc - cây- động vật - ngƣời
Ô nhiễm đất do các chất thải công ngiệp, nông nghiệp, sinh hoạt( cả khí
thải, nƣớc thải và chất thải rắn): Khi đốt các nhiên liệu có lƣu huỳnh sẽ sinh ra
SO
2
, các oxit nitơ trong khí quyển do sự chuyển hóa cuối cùng tạo gốc SO
4
2-
,
NO
3
-
rơi vào đất; bụi chì, các kim loại từ các mỏ phát tán vào đất; các loại
thuốc bảo vệ thực vật do con ngƣời sử dụng cũng thấm sâu vào đất ảnh hƣởng
tới cuộc sống của các vi sinh vật, động vật trong đất Các chất ô nhiễm trong
nƣớc nhƣ các chất hữu cơ( xăng, dầu, mỡ, các hợp chất hidrocacbon, các chất
vô cơ nhƣ kim loại, oxit kim loại, các muối ) đều đƣợc lƣu giữ lại trong đất do
nƣớc chảy qua bề mặt đất, do sử dụng nguồn nƣớc để tƣới tiêu, do các nguồn
nƣớc đó thấm qua đất lắng đọng lại làm cho đất bị nhiễm bẩn. Các chất thải rắn

công nghiệp và sinh hoạt thải vào đất làm thay đổi thành phần đất đồng thời
cũng làm ô nhiễm nƣớc, nƣớc ngầm, gây bụi và mùi làm ô nhiễm cả không khí.
Ô nhiễm do hậu quả chiến tranh: Các hoá chất dùng vào mục đích chiến
tranh nhƣ chất độc, chất tạo khói, chất gây cháy không những gây độc cho




- 17 -
ngƣời mà nó còn tồn tại rất lâu trong đất gây ô nhiễm đất và ảnh hƣởng lâu dài
qua các thế hệ.
+ Ô nhiễm do tác nhân sinh học: do việc thải bỏ bừa bãi các chất thải
mất vệ sinh hoặc sử dụng phân bắc tƣơi, bùn thải sinh học bón trực tiếp cho đất
đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trực khuẩn bệnh có thể tồn tại trong một thời
gian nào đó và gây bệnh
+ Ô nhiễm do tác nhân vật lý:
Ô nhiễm nhiệt: Khi nhiệt độ tăng, ảnh hƣởng lớn đến hệ sinh vật trong
đất làm nhiệm vụ phân giải chất hữu cơ và trong nhiều trƣờng hợp làm chai
cứng đất, mất chất dinh dƣỡng. Nhiệt độ tăng quá cao làm giảm lƣợng oxi mất
cân bằng oxi trong đất và tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất theo
kiểu kị khí tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc hại nhƣ: NH
3
, H
2
S, CH
4

và andehyt… Nguồn ô nhiễm nhiệt do cháy rừng, nguồn nhiệt do nƣớc làm mát
các thiết bị máy của các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy khác.
Ô nhiễm đất do các chất phóng xạ từ những phế thải của các trung tâm

nghiên cứu nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử… theo chu trình dinh dƣỡng sẽ
thâm nhập vào cơ thể sống làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây bệnh di truyền
máu, bệnh ung thƣ…
1.2.4.4. Một số ô nhiễm khác
* Ô nhiễm phóng xạ [1]
Hiện nay năng lƣợng hạt nhân đang đƣợc rất nhiều quốc gia quan tâm và
sử dụng mang lại lợi ích to lớn, nhƣng bên cạnh đó khả năng ô nhiễm phóng xạ
cũng rất đáng lo. Hậu quả của sự ô nhiễm phóng xạ đối với loài ngƣời là sự
tăng xác suất mắc bệnh ung thƣ và những bệnh liên quan đến bộ máy gen di
truyền.
* Ô nhiễm tiếng ồn [1]
Tiếng ồn là tình trạng âm thanh vƣợt qua mức cho phép (trên 90 đê-xi-
ben) làm nguy hiểm về tâm lí và thể chất cho con ngƣời hoặc các cơ thể sống
khác bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp. Sự khó chịu

×