Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Sử dụng Graph để dạy học ôn tập tác phẩm văn xuôi lớp 12 cho học viên bổ túc văn hóa - Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.85 KB, 113 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



VŨ THỊ NGÀ



SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ DẠY HỌC ÔN TẬP
TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC VĂN HÓA
- TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH LẠNG SƠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BAN








HÀ NỘI - 2011


3
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
10
6. Giả thuyết khoa học
11
7. Cấu trúc luận văn
11
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG GRAPH
ĐỂ DẠY HỌC ÔN TẬP TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12

12
1.1. Cơ sở lí luận
12
1.1.1. Khái quát lí thuyết graph

12
1.1.2. Bài ôn tập
27
1.2. Cơ sở thực tiễn
29
1.2.1. Nội dung ôn tập tác phẩm văn xuôi trong chƣơng trình Ngữ văn
lớp 12

29
1.2.2. Thực trạng dạy học ôn tập tác phẩm văn xuôi chƣơng trình ngữ
văn lớp 12 ở Trung tâm GDTX Tỉnh Lang Sơn

39
Chƣơng 2: CÁCH THỨC SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ DẠY HỌC ÔN
TẬP TÁC PHẨM VĂN XUÔI CHO HỌC VIÊN LỚP 12 BỔ TÖC
VĂN HÓA - TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TỈNH
LẠNG SƠN



43
2.1. Lí do chọn PP graph để chuyển hóa thành phƣơng pháp dạy học
43
2.1.1. Về mặt nhận thức luận
43
2.1.2. Về mặt tâm lí học
43
2.1.3. Về mặt lí luận dạy học
43
2.2. Lí do sử dụng graph để dạy học ôn tập tác phẩm văn xuôi lớp 12

44
2.2.1. Xét dƣới góc độ dạy học của giáo viên
45
2.2.2. Xét dƣới góc độ học tập của học sinh
46
2.2.3. Nguyên tắc sử dụng graph để dạy học
47

4
2.3. Lựa chọn cách thức sử dụng graph
48
2.3.1. Sử dụng graph nhƣ một phƣơng tiện dạy học
48
2.3.2. Sử dụng graph nhƣ một phƣơng pháp dạy học
50
2.4. Tác dụng của việc sử dụng graph để dạy học bài ôn tập tác phẩm
văn xuôi lớp 12

52
2.4.1. Trong tóm tắt nội dung tác phẩm
52
2.4.2. Trong việc hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản nhất của tác phẩm
54
2.5. Quy trình lập graph nội dung bài ôn tập
55
2.6. Quy trình sử dụng graph nội dung bài ôn tập để dạy học
62
2.6.1. Giáo viên triển khai graph ôn tập trên lớp
63
2.6.2. Sử dụng graph để tổ chức luyện tập thực hành và ôn tập

66
2.7. Một số lƣu ý khi sử dụng graph để dạy học ôn tập tác phẩm văn
xuôi lớp 12 cho học viên bổ túc văn hóa

70
2.7.1. Lƣu ý khi soạn giáo án
70
2.7.2. Lƣu ý cách sử dụng graph để tổ chức dạy học ôn tập
71
Chƣơng 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM
73
3.1. Mục đích thể nghiệm
73
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thể nghiệm
73
3.3. Nội dung và cách thức tiến hành thể nghiệm
73
3.3.1. Nội dung
73
3.3.2. Cách thức tiến hành
74
3.4. Tiêu chí đánh giá và kết quả thể nghiệm
74
3.4.1. Tiêu chí đánh giá
74
3.4.2. Kết quả thể nghiệm
75
KẾT LUẬN
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO

81
PHỤ LỤC






1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nội dung dạy học ở trƣờng phổ thông là hệ thống kiến thức phổ thông,
cơ bản, hiện đại, toàn diện về tự nhiên, xã hội và nhân văn, về công nghệ và
nghệ thuật…, cùng với hệ thống kĩ năng tƣơng ứng, đƣợc giảng dạy ở các
trƣờng phổ thông, nhằm giúp học sinh nắm vững, để hình thành năng lực
sáng tạo và có thể tiếp tục học ở các bậc cao hơn hoặc bƣớc vào cuộc sống
lao động. Nội dung dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá
trình dạy học, song để đảm bảo chất lƣợng giáo dục ở trƣờng phổ thông cũng
rất quan trọng với sự tham gia của thành tố phƣơng pháp dạy học ở trƣờng
phổ thông. Vì, phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động
phối hợp, tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh, nhằm giúp học sinh chiếm
lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo, thực
hành sáng tạo và thái đội chuẩn mực theo mục tiêu của quá trình dạy học.
Làm thế nào để ngƣời dạy và học đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực, yêu cầu phát
triển kinh tế, văn hóa. Nhất là giai đoạn này, hệ thống giáo dục quốc dân Việt
Nam rất phong phú, một hệ thống cần đƣợc chú trọng hơn cả có lẽ là hệ
thống giáo dục thƣờng xuyên.
1.1. Đặc thù loại hình khối bổ túc văn hóa trung học phổ thông-trung tâm
giáo dục thường xuyên và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học ôn tập tác
phẩm văn xuôi cho học viên chương trình lớp 12

Đặc thù của hệ thống khối Bổ túc văn hóa trung học phổ thông -Trung
tâm GDTX là đầu vào thấp, các học sinh từ cấp học trung học cơ sở không
thi vào đƣợc cấp trung học phổ thông chính quy, vì thế các em phải xin xét
tuyển để đƣợc học tập ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên do yêu cầu của gia
đình và đáp ứng yều của xã hội, với mục đích để cải thiện chất lƣợng cuộc
sống, có khả năng tìm đƣợc việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời
sống xã hội hiện đại. Với năng lực tiếp thu của học viên còn nhiều hạn chế

2
mà chƣơng trình học tập của lớp 12 hiện nay khá nặng, cộng với việc phải
qua một kì thi tốt nghiệp để đƣợc công nhận thì đây là một nhiệm vụ cao cả,
khiến tâm lí học viên hết sức lo ngại. Việc tiếp thu kiến thức mới đã là khó
mà để ôn tập nhất là để phục vụ cho kì thi tốt nghiệp, thâu tóm kiến thức có
hệ thống còn khó hơn. Vì thế, việc quan tâm rèn cho các em có ý thức và
phƣơng pháp tiếp nhận-có kiến thức là vấn đề thiết yếu.
Vậy, giáo viên và học viên phải làm gì để nâng cao chất lƣợng ôn tập
kiến thức tác phẩm văn xuôi lớp 12?
1.2. Tầm quan trọng của việc ôn tập tác phẩm văn xuôi lớp 12 cho học viên
Bổ túc trung học phổ thông-Trung tâm giáo dục thường xuyên
Tuy mỗi giáo viên có một cách truyền đạt kiến thức riêng cho học
viên, nhƣng có điểm chung là bất kì giáo viên nào cũng mong muốn cung cấp
khối lƣợng kiến thức đầy đủ với một cách thức dễ tiếp thu nhất đến học viên.
Nhất là khi ôn thi tốt nghiệp, học viên cần nắm kiến thức một cách tổng quát
và đầy đủ nhất mà thời gian ôn tập ít. Làm thế nào để giải quyết mâu thuần
giữa một bên là khối lƣợng kiến thức lớn với yêu cầu ngày càng cao về chất
lƣợng, một bên là thời gian học ít, ngƣời học có khó khăn về tâm lí, về năng
lực nhận thức và các ảnh hƣởng xã hội khác. Chính mâu thuẫn đó là nguyên
nhân quan trọng làm cho kết quả học tập và thi tốt nghiệp của học viên bổ túc
văn hóa mấy năm gần đây.
Trƣớc tình hình đó, Bộ GD, Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn đã không

ngừng chỉ đạo về chƣơng trình cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy mới ở khối
Bổ túc trung học phổ thông, từng bƣớc áp dụng các biện pháp tiên tiến và
phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học, nhằm phát huy tính tích cực chủ
động, tƣ duy, sáng tạo, bồi dƣỡng năng lực tự học, lòng say mê sáng tạo và ý
chí vƣơn lên của học sinh nói chung và học viên Bổ túc trung học phổ thông
nói riêng. các thế hệ giáo viên đã và đang tham gia giảng dậy tại trung tâm đã
cố gắng vận dụng nhiều phƣơng pháp dạy học nhằm giúp học viên tiếp thu

3
kiến thức nhƣng một phần do sức ỳ của các em quá lớn nên kết quả học tập
của các em vẫn chƣa đƣợc cao.
1.3. Thực tế dạy học ở khối Bổ túc văn hóa trung học phổ thông- Trung
tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Lạng Sơn
Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên với nhiệm vụ là giúp cho tất cả mọi
ngƣời đều có điều kiện học tập, cho nên hệ thống giáo dục thƣờng xuyên có
mặt ở khắp tỉnh thành trên cả nƣớc. Song, Thành phố Lạng Sơn là một thành
phố miền núi phía bắc, cơ bản dân cƣ vẫn còn thƣa thớt. Học viên đã vào học
tại Trung tâm GDTX đa số là đối tƣợng vùng sâu, vùng xa ít tiếp xúc rộng rãi
với môi trƣờng xã hội nên sự tiếp nhận kiến thức và giao tiếp còn nhiều hạn
chế. Có những học viên đọc còn chƣa thông thạo thì yêu cầu cảm nhận và
phân tích tác phẩm văn học tốt thì đó là một việc khá khó khăn. Hầu hết các
học viên với tâm lí chung là ngại học, một số đi học do cha mẹ ép buộc. Vì
vậy, khi đến lớp hay ở nhà đều ít tập trung, ít đầu tƣ cho việc học. Chính vì
những lẽ trên mà làm thế nào để giúp học viên hiểu, nắm bắt đƣợc nội dung
và tƣ tƣởng tác phẩm là niềm vui của giáo viên dạy Ngữ Văn nơi đậy. Vì vậy,
mỗi giáo viên giảng dạy bên khối TTGDTX ở Tỉnh Lạng Sơn đều tạo dựng
cho mình một công trình nghiên cứu nhìn từ mọi góc độ khác nhau, khai thác
những yếu tố khác nhau để giải quyết vấn đề, trong đó có phƣơng pháp ôn
tập, tất cả đều hƣớng vào làm thế nào để học viên biết nắm bắt, khái quát
kiến thức một cách khoa học có chọn lọc, dễ hiểu và dễ nhớ. Là một giáo

viên giảng dạy tại Trung tâm GDTX miền núi, luôn băn khoăn và trăn trở
trƣớc tình trạng ngày một giảm sút về mặt tiếp nhận kiến thức của một số
đông học viên. Đó là lí do chọn đề tài này cho luận văn với mong muốn
thực nghiêm mong đóng góp tiếng nói nhỏ bé vào nhiệm vụ chung đầy khó
khăn, cao cả trong việc giáo dục rèn luyện kiến thức cho học viên trung
tâm GDTX ở Tỉnh Lạng sơn. Trong đó đặc biệt quan tâm vấn đề hƣớng
dẫn học viên ôn tập để có đƣợc vốn kiến thức nhất định và phục vụ ít nhất

4
cho kì thi tốt nghiệp lớp 12, một kì thi luôn tạo nhiều áp lực cho các phụ
huynh và học viên.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài ứng dụng lý thuyết graph
vào dạy học
Xét về mặt lịch sử, lý thuyết graph ra đời cách đây khoảng 250 năm
trong quá trình các nhà khoa học đi tìm lời giải cho những bài toán đố.
Nguồn gốc của lý thuyết này đƣợc hình thành từ lý thuyết đồ thị mà ngƣời
phát minh ra là ơle, nhà toán học Thụy Sĩ nổi tiếng từ thế kỷ XVII. Lúc đầu
lý thuyết graph là một bộ phận nhỏ của toán học và chủ yếu nghiên cứu giải
những bài toán có tính chất giải trí. Đến những năm 30 của thế kỷ XX cùng
với sự phát triển của toán học, lý thuyết graph đã có bƣớc phát triển nhảy vọt
và đƣợc xem nhƣ một ngành toán học riêng biệt đƣợc trình bày trong cuốn Lý
thuyết các các đồ thị định hướng và vô hướng của Kơníc - nhà toán học
Hunggari - xuất bản năm 1936 tại Lép Zích.
Năm 1965, tại Liên Xô (cũ) A.M.Xokhor là ngƣời đầu tiên vận dụng
một số quan điểm của lý thuyết graph để mô hình hoá nội dung của một tài
liệu giáo khoa ( một khái niệm, một định luật…) hay nói cụ thể hơn là tác giả
đã xây dựng đƣợc graph của một kết luận hay của lời giải thích cho một đề
tài dạy học mà ông gọi là "Cấu trúc lôgic của kết luận hay của lời giải thích" .
Để đƣa ra đƣợc cấu trúc này A.M. Xokhor đã xuất phát từ ba quan điểm cho

rằng: a)Trong dạy học, khái niệm là phần tử cơ bản hợp thành tài liệu giáo
khoa; b) Những mối liên hệ bên trong giữa các khái niệm chứa trong đoạn tài
liệu giáo khoa tạo thành một chỉnh thể và là cấu trúc của đoạn tài liệu giáo
khoa đó; c) Cấu trúc của tài liệu giáo khoa có thể diễn tả một cách trực quan
bằng một graph và gọi là "cấu trúc lôgic của tài liệu". Để làm rõ quan điểm
này, A.M. Xokhor đã diễn tả mỗi khái niệm trên bằng một hình chữ nhật
trong đó có ghi ký hiệu của khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm đó

5
đƣợc thể hiện bằng những mũi tên có chiều đi từ khái niệm trƣớc đến khái
niệm sau. Với cách diễn tả nhƣ vậy A.M. Xokhor đã lập đƣợc một graph mà
đỉnh là những khái niệm cơ bản dẫn đến kết luận, còn cung graph là những
mối liên hệ dẫn từ khái niệm này tới khái niệm kia và dẫn tới kết luận. A.M.
Xokhor gọi sự diễn tả đó là" Công thức cấu tạo của kết luận." Ƣu điểm nổi
bật của cách mô hình hoá nội dung một tài liệu giáo khoa bằng graph do
A.M.Xokhor đƣa ra là trực quan hoá được mối liên hệ, quan hệ bản chất và
tiềm ẩn giữa các khái niệm tạo nên tài liệu giáo khoa đó. Nhờ đó, nó giúp học
sinh cấu trúc hoá đƣợc một cách dễ dàng nội dung tài liệu giáo khoa và hiểu
bản chất, nhớ lâu hơn, vận dụng hiệu quả hơn nội dung của tài liệu đó.
Đến năm 1972, trong công trình Dạy học nêu vấn đề như là một
phương tiện đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình
giảng dạy hoá học V.P.Garkumôp tiếp tục dùng graph để mô hình hoá các
tình huống dạy học nêu vấn đề rồi trên cơ sở đó tiến hành phân loại các tình
huống ấy. Theo V.P.Garkumôp "Trong việc tạo ra các mẫu của tình huống
nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thì việc sử dụng lý thuyết graph có thể giúp
ích rất nhiều cho các nhà lý luận dạy học. Lý thuyết graph cho phép xác định
trình tự hành động trong tiến trình giải thích tình huống có vấn đề đặt ra và
chọn những kiểu nhất định của nó"[11].
Sau này các nhà nghiên cứu và các giáo viên kinh nghiệm lâu năm
trong nghề đã đƣa graph vào kiểm nghiệm trong thực tiễn giảng dạy. Qua

thực tiễn đã chứng minh đƣợc ƣu thế của graph và sự ứng dụng lý thuyết
graph vào quá trình dạy học là hoàn toàn hợp lý. Lý thuyết graph có thể ứng
dụng đƣợc ở tất cả các môn học, cấp học. Ta có thể kể đến các công trình
khác nhƣ: Graph và mạng lưới hữu hạn của R.Baxep, T.Xachi; Lý thuyết
graph của V.V.Belop, E.M.Vôpôbôep, V.E.Xatlôp; Sự ứng dụng của graph
trong việc nghiên cứu kế hoạch dạy học và kế hoạch hoá quá trình dạy học
của I.B.Môrgunôp một phần nào đó đã nêu đƣợc những định hƣớng cho việc

6
ứng dụng graph vào nghiên cứu và giảng dạy các môn học trong nhà trƣờng
nhƣ: Văn học, Vật lý, Sinh học, Giáo dục học…
2.2. Các công trình nghiên cứu và ứng dụng graph vào dạy học ở Việt
Nam
Ở Việt Nam, trong quá trình dạy học đã có nhiều nhà giáo dục bằng
kinh nghiệm của mình đã dùng sơ đồ, bảng biểu trong bài giảng coi đó là một
phƣơng tiện trực quan trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
Nhƣng nhà sƣ phạm đầu tiên nghiên cứu vận dụng phƣơng pháp graph khoa
học thành một phƣơng pháp dạy học mở ra một hƣớng đi mới cho những nhà
nghiên cứu lý luận dạy học là giáo sƣ Nguyễn Ngọc Quang. Giáo sƣ đã cùng
với các cộng tác viên tiến hành thể nghiệm đƣa lý thuyết graph vào dạy học
một số bộ môn trong nhà trƣờng phổ thông và đại học nhƣ: Địa lý, Hoá học,
Vật lý… Kết quả thể nghiệm cho thấy những ƣu thế nổi trội của graph trong
dạy học so với những phƣơng pháp khác. Năm 1979, ông gửi đến bạn đọc
cuốn sách Lý luận dạy học - khoa học về trí dục và dạy học nhƣ một lời tuyên
ngôn cho việc "tìm cách vận dụng những phƣơng pháp thâm nhập khoa học
(nhƣ thể nghiệm, dự đoán, mô hình, algorit, sơ đồ mạng… ) vào thực tiễn dạy
học ở trƣờng phổ thông". Liên tiếp sau đó, vào những năm 1981, 1983, ông
công bố những bài báo Phương pháp graph trong dạy học và Sự chuyển hoá
phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học nhƣ một sự minh hoạ và
làm sáng rõ hơn cho việc sử dụng graph trong dạy học mà ông đã đƣa ra

trong công trình đầu tiên của mình.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu khoa học của Giáo sƣ
Nguyễn Ngọc Quang, năm 1984 nhà giáo Phạm Tƣ với công trình nghiên cứu
của mình Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy học chương “Nitơ-
Phốt pho” ở lớp 11 trường THPT, tác giả đã nghiên cứu việc dùng phƣơng
pháp graph với tƣ cách là phƣơng pháp dạy học (biến phƣơng pháp graph
trong toán học thành phƣơng pháp dạy học hoá học). Đồng thời, tác giả cũng

7
đã xây dựng quy trình áp dụng phƣơng pháp này cho giáo viên và học sinh
qua các khâu: chuẩn bị bài, lên lớp, tự học ở nhà, kiểm tra đánh giá khi dạy
môn hoá học. Gần đây, vào năm 2003 Tiến sỹ Phạm Tƣ lại ra mắt bạn đọc
tiếp hai bài báo nhằm mục đích khẳng định hiệu quả của graph trong việc
nâng cao chất lƣợng dạy học và đổi mới phƣơng pháp dạy học: Dạy học
bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng giờ giảng [24]; và
Dạy học bằng graph góp phần nâng cao chất lượng học tập, tự học [25].
Bên cạnh những công trình vừa kể trên, các bài viết về sử dụng graph
dạy học trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có những biến chuyển nhất
định. Các vấn đề nghiên cứu trở nên phong phú, đa dạng và đội ngũ tác giả
ngày một đông đảo hơn. Ngày nay, việc ứng dụng lý thuyết graph cũng đƣợc
mở rộng ở nhiều bộ môn khác nhau trong nhà trƣờng. Có thể kể đến những
tác giả sau: Hà Thúc Quảng với Dùng sơ đồ trong việc dạy toán để phát huy
tác dụng của sách giáo khoa [23]; Nguyễn Chính Trung với Dùng phương
pháp sơ đồ hoá (graph) lập chương tình tối ưu và dạy học môn: Sử dụng
thông tin trong chiến dịch ở Học viện Quân sự cấp cao; Phạm Thị Trinh Mai
với Dùng graph dạy tổng kết hoá học theo chủ đề; Nguyễn Phúc Chỉnh với
Sử dụng graph nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong
dạy học Sinh thái học [7]; Phạm Bội Chƣơng với Sử dụng graph trong dạy
học các môn kỹ thuật tại các trường dạy nghề [8].
Nhƣ vậy, qua những bài viết trên, chúng ta thấy việc vận dụng lý

thuyết graph vào từng bộ môn, từng quá trình dạy học ở Việt Nam đã đƣợc
các nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn
giảng dạy. Tuy nhiên, đến nay việc sử dụng graph để dạy học vẫn chƣa đƣợc
ứng dụng trên diện rộng và chƣa thực sự trở thành phƣơng pháp dạy học phổ
biến. Đặc biệt ứng dụng lý thuyết graph vào dạy học ôn tập tác phẩm văn
xuôi còn hạn chế. Tuy vậy một số nhà nghiên cứu những cũng đã có bƣớc
nghiên cứu đầu tiên trong việc ứng dụng graph trong dạy học tiếng Việt.

8
Ngƣời đi tiên phong trong lĩnh vực này là PGS.TS Nguyễn Quang Ninh với
bài viết Sử dụng phương pháp graph trong dạy học tiếng Việt (Trong kỷ yếu
hội thảo khoa học toàn quốc - tập I, năm 1996) [17]. Đây là một bài viết đầu
tiên trực tiếp bàn tới việc sử dụng graph trong dạy học tiếng Việt. Trong bài
viết của PGS đã giới thiệu sơ lƣợc về phƣơng pháp, những yêu cầu và cách
tiến hành lập graph nội dung một bài lên lớp môn tiếng Việt. Tác giả kết luận
"Lập đƣợc graph nội dung của một bài học có nghĩa là ta đã nắm vững đƣợc
cả nội dung kiến thức lẫn lôgic phát triển của một bài học đó. Về phía giáo
viên, việc lập đƣợc graph nội dung bài học giúp cho việc giảng dạy đạt kết
quả tối ƣu: chủ động trong việc trình bày kiến thức, mạch lạc trong việc lập
luận và rõ ràng trong việc dẫn dắt học trò. Còn về phía học sinh, nhờ có
graph nội dung mà các em biết đây là kiến thức chốt, cơ bản và nắm bắt đƣợc
những mối quan hệ giữa các kiến thức đó một cách trực quan. Nếu nhƣ học
sinh tự mình lập đƣợc graph nội dung một bài học thì điều đó có nghĩa là học
sinh đã nắm bắt đƣợc chắc chắn nội dung bài học đó"[17].
Năm 2004, TS. Nguyễn Thị Ban đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ
của mình với đề tài Sử dụng graph trong dạy học tiếng Việt cho học sinh
trung học cở sở [6]. Trong luận án tác giả đã xây dựng quy trình lập graph
nội dung bài học và hƣớng dẫn sử dụng graph đó trong dạy học tiếng Việt ở
một số dạng bài quen thuộc trong nhà trƣờng nhƣ: dạng bài lý thuyết, dạng
bài ôn tập hoặc trong việc luyện tập thực hành. Quy trình đó phù hợp với đặc

điểm của ngôn ngữ tiếng Việt, đơn giản, dễ sử dụng để giáo viên có thể thực
hiện một cách thuận lợi trong những giờ lên lớp. Nhƣ vậy, việc sử dụng lý
thuyết graph trong dạy học các môn học ở nhà trƣờng, trong đó có môn Ngữ
Văn nhằm nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh không còn là một vấn đề
mới mẻ. Nhƣng để cụ thể hoá phƣơng pháp này trong giảng dạy tác phẩm
văn xuôi và ứng dụng triển khai nó trên diện rộng là vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu.

9
Tất cả những công trình trên đã góp phần quan trọng gợi mở, định
hƣớng cho ngƣời thực hiên luận văn lựa chọn đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Đề xuất các biện pháp sử dụng lý thuyết graph để dạy học bài ôn tập tác
phẩm văn xuôi giúp học viên dễ dàng cảm thụ và thông hiểu hơn những kiến thức
cơ bản về văn xuôi thông qua các tác phẩm văn xuôi đã học. Qua đó, phát triển tƣ
duy, phát huy tính tích cực, chủ động và khả năng tự học của học sinh.
- Giúp giáo viên có một phƣơng pháp dạy học mới góp phần cải tiến
cấu trúc bài lên lớp và nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của lí thuyết graph và việc sử
dụng lí thuyết graph vào dạy học tác phẩm văn xuôi lớp 12 khối Bổ túc
THPT-Trung Tâm GDTX.
- Làm rõ bản chất dạy học ôn tập
- Khảo sát nội dung các tác phẩm văn xuôi lớp 12 trên cơ sở đó đánh
giá thực trạng dạy học của khối Bổ túc THPT - Trung tâm GDTX ở Tỉnh
Lạng Sơn.
- Đề xuất cách thức sử dụng graph vào ôn tập tác phẩm văn xuôi lớp 12
cho học viên bổ túc văn hóa.
- Tổ chức thể nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của những đề

xuất về phƣơng pháp sử dụng lí thuyết graph vào việc ôn tập tác phẩm văn
xuôi lớp 12.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lí thuyết graph và việc sử dụng graph để dạy học ôn tập tác phẩm văn
xuôi trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 12

10
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phần tác phẩm văn xuôi trong chƣơng trình lớp 12 bộ chuẩn
để dạy học ở Trung Tâm GDTX Tỉnh Lạng Sơn và việc sử dụng graph để dạy
học ôn tập có hiệu quả.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc những nhiệm vụ mà luận văn đề ra, chúng tôi sử dụng
một số phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây trong ciệc hoàn thành luận văn.
5.1. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích là chia nhỏ một chỉnh thể ra thành từng mặt, từng khía cạnh,
từng đặc tính khác nhau để xem xét. Trong luận văn đã dùng phƣơng pháp phân
tích lƣỡng phân để từ một yếu tố ngôn ngữ, một vấn đề để chia thành các mặt, các
yếu tố, các bình diện, các tính chất nhỏ hơn; sau đó lại tiếp tục chia từng mặt,các
yếu tố, các bình diện nhỏ hơn nữa cho đến khi kết thúc vấn đề.
Nhƣng nếu muốn hiểu sâu sắc về đối tƣợng mà chỉ dựa vào phân tích
thì chƣa đủ. Để có cái nhìn đầy đủ, thấy đƣợc tất cả mối quan hệ giữa các
thành phần riêng lẻ, bộ phận đƣợc phân chia khi phân tích, chúng ta cần sử
dụng phƣơng pháp tổng hợp vì tổng hợp nhằm mục đích sâu chuỗi và khái
quát những cái đã có khi phân tích.
Vậy có thể thấy, phân tích và tổng hợp là hai thao tác có liên quan mật
thiết với nhau, không tách rời nhau.
5.2. Phương pháp thống kê
Để phát hiện đƣợc bản chất của sự vật, hiện tƣợng trong quá trình nghiên

cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thống kê. Đây là phƣơng pháp dùng các phép
tính toán để có những con số phản ánh một cách vật chất mối quan hệ giữa các sự
vật, hiện tƣợng trong một phạm vi nhất định nào đó, nhằm tìm ra thuộc tính
chung, bản chất của sự việc, hiện tƣợng đó. Và, đây còn là phƣơng pháp giúp
chúng ta có đầy đủ cơ sở vật chất để đánh giá, để rút ra những kết luận, bản chất
của sự vật, hiện tƣợng khi có những chỉ số cụ thể.

11
Vì lẽ trên, trong luận văn đã đƣợc sử dụng phƣơng pháp thống kê khi
khảo sát thực tiễn, khi tiến hành thực nghiệm, nhằm minh họa cho một quan
niệm hay đề xuất kết luận nào đó.
5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
Việc thực nghiệm thƣờng đƣợc sử dụng khi chúng ta cần khẳng định
tính chân thực cue một giả thuyết hay một sự phỏng định nào đó. Trong thực
nghiệm, các nhà nghiên cứu chủ động tác động vào đối tƣợng thực nghiệm và
quá trình diễn biến để hƣớng dẫn việc thực nghiệm diễn ra theo đúng mục
đích dự kiến. Việc thực nghiệm sẽ làm tăng thêm chất lƣợng của quá trình
nghiên cứu khoa học. Kết quả thực nghiệm sẽ đƣợc xử lí bằng sự phân tích,
thống kê, phân loại để từ đó có cơ sở khẳng định giả thuyết và đề xuất khả
năng ứng dụng vào thực tiễn.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất đƣợc biện pháp sử dụng Graph trong dạy học ôn tập tác
phẩm văn xuôi lớp 12 một cách hợp lí thì sẽ giúp học viên biết cách hệ thống,
khái quát hóa kiến thức để từ đó nắm chắc đƣợc kiến thức cơ bản, góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học tác phẩm văn xuôi lớp 12 nói riêng và dạy học
ngữ văn nói chung.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của việc sử dụng graph để dạy học ôn tập

tác phẩm văn xuôi lớp 12
Chƣơng 2: Sử dụng Graph trong dạy học ôn tập tác phẩm văn xuôi lớp 12
(khối Bổ túc văn hóa – Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở Tỉnh Lạng Sơn).
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm



12
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ
DẠY HỌC ÔN TẬP TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát lí thuyết graph
1.1.1.1. Khái niệm graph
Graph là một lý thuyết có nguồn gốc từ toán học. Trong toán học, lý
thuyết graph là một lý thuyết khoa học độc lập, trƣởng thành, có nhiều ứng dụng
trong khoa học và thực tiễn. Đến nay, lý thuyết graph đã đƣợc sử dụng rộng rãi
và trở thành một tên gọi chung khá quen thuộc của nhiều ngành khoa học nhƣ:
Tâm lý học, Xã hội học, Xây dựng, Giao thông, Quản lý và dạy học…
Trong việc chuyển hoá graph toán học thành phƣơng pháp graph dạy
học, ta chỉ căn cứ vào vận dụng tƣ tƣởng cơ bản của lý thuyết graph - đó là
nguyên lý về cấu trúc của graph.
Theo tiếng Anh: graph (danh từ) có nghĩa là: sơ đồ, đồ thị, mạng,
mạch. Graph (động từ) có nghĩa là: vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị, mạng, mạch.
Theo tiếng Pháp cũng có nghĩa tƣơng tự chỉ có hơi khác ở ký hiệu. Khi
là danh từ graphe có nghĩa là: sơ đồ, đồ thị, mạng, mạch. Còn khi là phó từ,
graphiquement có nghĩa là: bằng sơ đồ, bằng đồ thị, bằng mạng, mạch.
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về lý thuyết graph đã thống nhất
quan niệm vẫn giữ nguyên tên gọi của lý thuyết này là "graph" chứ không
dịch sang tiếng Việt và đều đƣợc dịch nghĩa là sơ đồ hay mạng, mạch.
Tuy nhiên, điều cần phải lƣu ý không phải bất kỳ sơ đồ nào cũng đƣợc

gọi là graph.




13
Ví dụ các sơ đồ sau không phải là sơ đồ graph:





Trong đời sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta cần phải vẽ một sơ đồ để
biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố, các đối tƣợng một cách trực quan bằng
hình ảnh, bằng đƣờng nét. Ví dụ, ta phải vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của một cơ
quan, một trƣờng học; vẽ sơ đồ hƣớng dẫn đƣờng đi trong một thành phố;
hoặc vẽ sơ đồ trong một khu dân cƣ; hay vẽ sơ đồ cho một khu công
nghiệp…Để vẽ đƣợc nó, chúng ta cần phải dùng kí hiệu nào đó để thay thế
cho đối tƣợng cần xem xét. Những lúc ấy ta thƣờng dùng các điểm (hoặc các
ô vuông, các đƣờng tròn hay những hình trữ nhật…) ứng với một đối tƣợng
hoặc một yếu tố. Ví dụ, điểm A, B, C, D, F…đƣợc sử dụng để thay cho một
vấn đề hay đối tƣợng nào đó mà chúng ta đang định tìm hiểu. Lúc này, trên
sơ đồ ta có thể kí hiệu đối tƣợng cần xem xét thành từng điểm cụ thể, chẳng
hạn thành A, B, C, D, E, F:

A . B . F .
C . D . E .

Nhƣng nếu dừng ở đây, ta mới chỉ có đƣợc số lƣợng các yếu tố, các
đối tƣợng cần tìm hiểu mà chƣa thấy đƣợc mối quan hệ giữa chúng. Muốn

thể hiện mối quan hệ giữa các đối tƣợng đó, ta phải gắn, phải nối các yếu tố
có mối quan hệ lại với nhau. Khi thể hiện mối quan hệ nhƣ vậy, chúng ta có
thể dùng những đoạn thẳng, đoạn cong hay một đoạn gấp khúc bất kì nào đó.

14
Điều quan trọng là, khi ta đã dùng kí hiệu loại nào, thì cần dùng thống nhất
một loại cho toàn bộ sơ đồ đó.
Ví dụ, với sáu đối tƣợng A, B, C, D, E, F nhƣ đang xem xét trên, ta có
thể biểu diễn mối quan hệ giữa chúng nhƣ sau:

A . B . F .
C . D . E .

Hoặc:

A . B . F .
C . D . E .



Hoặc:

A . B . F .
C . D . E .

Những sơ đồ nhƣ vừa lập trên chính là graph . Mỗi điểm biểu thị đối
tƣợng A, B, C, D, E, F khi đi vào graph sẽ lập thành một đỉnh của graph; còn
các đoạn nối từng cặp đỉnh đó sẽ lập thành cung của graph, nhƣ đoạn nối cặp
đỉnh A và B hoặc C và D sẽ lập thành cung AB, cung CD trong graph, bất kể
đƣờng tạo cung đó cong hay thẳng.

Nhƣ vậy, theo cách hiểu của lí thuyết toán, graph là một tập hợp số
lượng hữu hạn các đỉnh và các cung có đầu mút tại các đỉnh đó.
*Đỉnh:

15
- Mỗi điểm thể hiện một đối tượng xem xét, khi đi vào graph sẽ lập
thành một đỉnh của graph đó. Tên của đỉnh đƣợc thể hiện hoặc kí hiệu nhƣ
thế nào do dụng ý của ngƣời vẽ.
- Đỉnh cô lập: là đỉnh không có đầu mút của một cạch nào cả (đỉnh A)
- Đỉnh kề nhau: là đỉnh ở hai đầu mút của cùng một cạnh (đỉnh C,B)
Ví dụ:
A .

C . B .

-Bậc của graph: Bậc của đỉnh graph đƣợc xác định bằng số lƣợng cạnh
có đầu mút tại đỉnh đó. Một đỉnh của đỉnh đó đƣợc gọi là một cạch của đỉnh n
nếu nó là đầu mút của n cạnh.
A . B .

C . D . E .
Nhƣ hình vẽ trên thì đỉnh C, E là đỉnh bậc 1, đỉnh A, D, B là đỉnh bậc 2.
*Cung (cạnh của graph)
Đƣờng nối hai đỉnh của graph, biểu hiện quan hệ của yếu tố hay đối
tƣợng đƣợc thể hiện ở hai đỉnh đó. Đƣờng nối dài hay ngắn, thẳng hay cong
đều không quan trọng trong cấu tạo của graph
1.1.1.2. Bản chất, đặc điểm của graph
* Bản chất của graph
Qua cách trình bày trên, chúng ta thấy graph đƣợc định nghĩa dựa trên
hai tập hợp. Trƣớc hết đó là tập hợp của các đỉnh, và sau nữa là tập hợp của

các cung. Mỗi cung lại là một tập hợp của một cặp đỉnh có quan hệ với nhau,
những cặp đỉnh không có mối quan hệ với nhau không lập thành một cung
trong graph. bản chất của graph đƣợc quyết định bởi hai tập hợp này.

16
Thƣớc hết, xét về tập hợp các đỉnh, chúng ta thấy trong graph, đỉnh
đƣợc kí hiệu theo cách nào không quan trọng, không quyết định bản chất của
nó. Đỉnh có thể kí hiệu bằng một dấu chấm, cũng có thể là một vòng tròn,
một ô vuông hay một hình chữ nhật. Cái quyết định của bản chất graph là ở
số lƣợng các đỉnh có trong graph đó.
Số lượng các đỉnh có trong graph đó: Một graph có bốn đỉnh sẽ khác
về bản chất với graph có ba, năm hoặc sáu đỉnh. với số lƣợng đỉnh khác nhau,
ta sẽ có những graph khác nhau. Ví dụ, hai graph dƣới đây khác nhau về bản
chất vì số lƣợng đỉnh trong hai graph này khác nhau:

A B A B
E
D C D C
Graph 1 Graph 2
Tập hợp các cung: Số lƣợng đỉnh của hai graph bằng nhau, nhƣng
mối quan hệ giữa các đỉnh ở hai graph khác nhau thì bản chất của hai graph
đó sẽ khác nhau.
Ví dụ:

B D B D


A C A C

Graph 1 Graph 2


Qua ví dụ trên ta có hai graph với số lƣợng đỉnh nhƣ nhau, đều cùng
có bốn đỉnh. Nhƣng ở graph 1 đỉnh B chỉ có quan hệ với hai đỉnh A và C;

17
trong khi đó, ở graph 2, đỉnh b lại có quan hệ với những ba đỉnh: A,C và B.
Vậy, bậc của đỉnh B ở hai graph này là khác nhau nên bản chất của hai graph
cũng khác nhau.
Điều quan trong tạo nên bản chất của 1 graph là :
+ Có bao nhiêu đỉnh.
+ Có bao nhiêu cạnh.
+ Đỉnh nào đƣợc nối với nhau.
* Những đặc điểm của graph
Dạy học là một hoạt động phức tạp, lý thuyết graph có thể giúp giáo
viên quy hoạch đƣợc quá trình dạy học trong toàn bộ cũng nhƣ từng mặt của
nó, bằng cách đó có thể tiến đến chỗ công nghệ hoá một cách hiện đại quá
trình dạy học trong nhà trƣờng.
Dạy học bằng graph ngày nay đã trở thành một phƣơng pháp ổn định,
cụ thể, khái quát. Có thể ứng dụng cho nhiều bộ môn, cho nhiều dạng bài
trong các bậc học từ tiểu học cho đến đại học bởi vì graph còn có những đặc
điểm cơ bản sau:
- Tính hệ thống khái quát
Graph là sơ đồ thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay
một chƣơng, một mục. Khi nhìn vào graph ta sẽ thấy đƣợc toàn bộ nội dung
kiến thức chọn lọc nhất, chủ yếu nhất, quan trọng nhất đƣợc thể hiện trong
các đỉnh đã làm nổi bật trọng tâm của từng phần hay toàn bộ nội dung vấn đề
trong bài lên lớp hay sách giáo khoa. Mặt khác ta còn nhận ra mối quan hệ ẩn
tàng giữa chúng đƣợc thể hiện qua các cung của graph. Do đó, graph là cơ sở
để học sinh tái hiện lại những kiến thức cụ thể trong bài giảng của giáo viên
hoặc sách giáo khoa.

Sơ đồ graph chủ yếu là sơ đồ hình cây, graph là một cây kiến thức
đƣợc sắp xếp theo thứ tự, tầng bậc, nêu lên trình tự kiến thức của bài, từ mục
đầu của bài học đến kết thúc (hoặc trình tự kiến thức trong nội dung một vấn

18
đề), nêu lên logíc phát triển của bài. Trong mỗi một graph, chỉ có một đỉnh
xác định đề tài của graph còn lại là các đỉnh chính, đỉnh phụ, đỉnh nhánh. Các
đỉnh này thuộc các tầng bậc khác nhau nhƣ: đỉnh chính - đỉnh bậc 1, đỉnh phụ
- đỉnh bậc 2, đỉnh nhánh - đỉnh bậc 3… Sự phân chia thành các tầng bậc, đỉnh
nhƣ vậy đã tạo nên tính hệ thống của graph. Nhìn vào graph ta thấy đƣợc
tổng thể lôgic phát triển của nội dung kiến thức bài học. Học sinh vừa có thể
nhận thức tách biệt đƣợc những đơn vị kiến thức trong bài học một cách dễ
dàng, nhƣng đồng thời lại vừa có thể xâu chuỗi chúng lại trong mối quan hệ
hữu cơ giữa các đơn vị kiến thức ấy. Học sinh sẽ có đƣợc cái nhìn bộ phận,
riêng biệt, đồng thời có đƣợc cái nhìn tổng thể, khái quát, cái nhìn trong mối
quan hệ biện chứng giữa các đơn vị kiến thức.Vì vậy việc nhận thức nội dung
bài học cũng sâu sắc hơn, đó cũng là điều kiện để học sinh nắm bắt hoặc nhớ
kiến thức tốt hơn.
- Tính lôgic
Nội dung của graph nêu lên đƣợc những dấu hiệu bản chất nhất của các
kiến thức, các khái niệm, định luật… loại trừ những cái thứ yếu, rƣờm rà. Do
sự sắp xếp hệ thống các kiến thức nên graph mang tính lôgic cao. Tính lôgic
của graph thể hiện ở sự rõ ràng, rành mạch trong các mối quan hệ ngang, dọc,
rẽ, nhánh giữa các đơn vị kiến thức. Qua graph, ngƣời học có thể thấy lôgic
sự phát triển các nội dung (vấn đề bắt đầu từ đâu và phát triển nhƣ thế nào).
Tính lôgic của graph giúp cho tƣ duy của học sinh sáng rõ và khúc triết hơn
khi tiếp thu vấn đề.
- Tính trực quan
Đồ dùng trực quan là công cụ tác động trực tiếp đến giác quan của học
sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Một graph nội dung đƣợc

bố trí với những hình khối đẹp, có sự sắp xếp hợp lý, rõ ràng, không rối mắt
kèm theo những ký hiệu màu sắc, nét đậm, nhạt đã tạo nên một hình tƣợng
hấp dẫn thu hút sự chú ý của mọi đối tƣợng. Một graph hợp lý, chính xác, sử

19
dụng đúng quy trình, phù hợp đặc trƣng bộ môn sẽ trở thành một phƣơng tiện
trực quan đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả
năng để giáo viên trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc, thuận lợi và
học sinh nhận thức nhanh chóng đƣợc vấn đề đồng thời góp phần hình thành
ở học sinh những phƣơng pháp học tập tích cực, chủ động.
- Tính ổn định và chuyển tải cao
Graph có tính ổn định vì đƣợc sinh ra từ phƣơng pháp khoa học ổn
định. Nó thuộc phƣơng pháp riêng, rộng, có thể áp dụng trong nhiều môn
khoa học và dễ kết hợp với các phƣơng pháp dạy học khác nhƣ: diễn giảng,
đàm thoại, nêu vấn đề… Đồng thời có thể sử dụng nó trong các hình thức dạy
học khác nhau nhƣ: bài lên lớp, ôn tập, kiểm tra… Nhờ tính trực quan, khái
quát, hệ thống, lôgic nên graph có tính chuyển tải cao. Trong một thời gian
ngắn có thể cung cấp cho ngƣời học một lƣợng kiến thức lớn, tạo thuận lợi
cho việc giảng dạy, tự học, tự nghiên cứu nội dung bài học, môn học.
Vậy, Graph là sự tập hợp của các yếu tố, những yếu tố cấu thành graph
bao gồm:
Điểm: Mỗi đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định thành một điểm của
graph.
Đoạn: Biểu thị mối quan hệ của các điểm.
Đỉnh: Biểu thị chóp cao nhất của các mối quan hệ.
Sơ đồ:
A (đỉnh)
(đoạn)

B(*) C(*) D(*) (điểm)



b1 b2 b3 c1 c2 c3 d1 d2 d3 d4

20
Nhƣ vậy, hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành graph là đoạn và điểm,
nhƣng điều cốt lõi để cấu thành graph là phải có sự sắp xếp. Sự sắp xếp nói
lên bản chất đối tƣợng cần nghiên cứu (gián tiếp, trực tiếp, tầng bậc, rẽ
nhánh). Chính trật tự sắp xếp bộc lộ mối quan hệ của các yếu tố.
Về hình thức thể hiện:
Điểm có thể biểu thị bằng kí hiệu: (*)
Đoạn có thể biểu thị bằng kí hiệu: Đƣờng thẳng, đƣờng cong, vòng
tròn, mũi tên.
1.1.1.3. Các loại graph
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của đối tƣợng nghiên cứu và mục đích
sử dụng, chúng ta có thể phân graph ra thành những loại khác nhau.
* Graph định hướng và graph vô hướng
Graph định hướng: là graph có sự xác định rõ đỉnh nào là đỉnh xuất
phát trong graph. ở loại graph này, mối liên hệ giữa các đỉnh của graph sẽ
đƣợc định rõ đi theo hƣớng nào, chiều nào, đi từ đỉnh nào đến đỉnh nào? Các
đoạn nối đỉnh của graph định hƣớng đều đƣợc thể hiện bằng những đoạn nối
có chiều mũi tên. Chiều mũi tên chính là chiều quan hệ, chiều phân chia hoặc
chiều vận động của các yếu tố.
Ví dụ:









Hai graph trên đều là graph định hƣớng.


21
Graph vô hướng: Là graph không chỉ rõ đâu là chiều liên hệ, chiều
vận động của các yếu tố. Các đoạn để nối các đỉnh với nhau không cần có
mũi tên. Hai graph dƣới đây là graph vô hƣớng.

B
A
C

B A C

Trong hai loại graph trên, ngƣời ta thƣờng sử dụng graph định hƣớng
để biểu thị mối quan hệ động, mối quan hệ trong sự phát triển của các yếu tố
đƣợc đƣa vào graph. Còn graph vô hƣớng đƣợc sử dụng để biểu thị mối quan
hệ tĩnh của các yếu tố. Trong dạy học ôn tập văn học, chúng ta chủ yếu sử
dụng loại graph định hƣớng. Bởi vì tác phâm văn xuôi là một hệ thống mang
tính đa nghĩa. Đây là hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ của các đơn
vị, các cấp độ cảm xúc trƣớc yếu tố ngôn ngữ khác nhau. Để nghiên cứu hệ
thống ấy, các nhà khoa học đã sử dụng phƣơng pháp đặc trƣng của mình -
phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ, đặc biệt là phƣơng pháp lƣỡng phân.
Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng trong việc dạy học văn trong nhà
trƣờng, thông qua việc xử lý sƣ phạm của giáo viên. Việc sử dụng graph
định hƣớng sẽ giúp học sinh trực quan, cụ thể đƣợc các mối quan hệ trừu
tƣợng của hệ thống ngôn ngữ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh trong việc nhận thức các yếu tố, các khái niệm, sự kiện và hiện tƣợng

ngôn ngữ.



22
Ví dụ: Ta sử dụng graph sau để diễn tả hệ thống bài học (xét về mặt
cấu tạo).











* Graph khép và graph mở
Dựa và đặc tính liên thông của các đỉnh hay dựa trên đặc tính treo của
các đỉnh trong graph để phân chia thành graph khép hay graph mở. Để hiểu
rõ hơn về hai loại này, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm liên thông và treo của
các đỉnh trong graph. Hai đỉnh đƣợc gọi là liên thông trong graph nếu có một
đƣờng cung nối liền hai đỉnh đó. Một graph mà mọi cặp đỉnh đều có sự liên
thông với nhau ta gọi graph đó là graph liên thông.
Hai đỉnh đƣợc gọi là treo trong graph là những đỉnh chỉ có quan hệ
trực tiếp với một đỉnh khác trong graph hay còn gọi là đỉnh treo của graph đó.
Nhƣ vậy, graph khép là graph trong đó mọi cặp đỉnh đều có sự liên thông với
nhau.














×