Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN THU HUYỀN


XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC





HÀ NỘI – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


NGUYỄN THU HUYỀN


XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC


CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Kim Long


HÀ NỘI – 2012




BẢNG DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


Số thứ tự
Viết tắt
Viết đầy đủ
01
BGĐT
Bài giảng điện tử
02
THPT
Trung học phổ thông
03
PPDH
Phương pháp dạy học
04
SGK
Sách giáo khoa

05
GV
Giáo viên
06
HS
Học sinh
07
TN
Thực nghiệm
08
ĐC
Đối chứng
09
CTPT
Công thức phân tử
10
CTCT
Công thức cấu tạo
11 PHT Phiếu học tập







DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
Nội dung

Trang
Bảng 3.1
Bảng thống kê các điểm số Xi của phiếu học tập số 1
67
Bảng 3.2
Bảng phân phối tần xuất của hai nhóm ĐC và TN qua
phiếu học tập số 1
68
Bảng 3.3
Bảng thống kê các điểm số Xi của phiếu học tập số 2
69
Bảng 3.4
Bảng phân phối tần xuất của hai nhóm TN và ĐC qua
phiếu học tập số 2
70
Bảng 3.5
Các tham số thống kê thu được qua các phiếu học tập
71










DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ


Hình
biểu đồ
Nội dung
Trang
Hình 2.1
Minh hoạ cấu trúc của phần bài giảng
38
Hình 2.2
Minh hoạ cấu trúc của phần ôn tập
39
Hình 2.3
Giao diện của phần kiểm tra – đánh giá bài học
39
Hình 2.4.
Giao diện của phần kiểm tra trắc nghiệm
40
Biểu đồ 3.1
Phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN qua phiếu
học tập số 1.
68
Biểu đồ 3.2
Phân phối tần xuất của hai nhóm ĐC và TN qua
phiếu học tập số 1
69
Biểu đồ 3.3
Phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN qua phiếu
học tập số 2
70
Biểu đồ 3.4
Phân phối tần xuất của hai nhóm ĐC và TN qua

phiếu học tập số 2
71
Biểu đồ 3.5
Mức độ hứng thú của HS đối với môn Hoá học
74
Biểu đồ 3.6
Tác động của BGĐT đến khả năng tiếp thu kiến
thức của HS.
74
Biểu đồ 3.7
Nội dung HS cảm thấy khó học nhất trong một
bài hoá học
75
Biểu đồ 3.8
Sự hỗ trợ của các cảnh quay thí nghiệm thực, bộ
thí nghiệm ảo và phần mềm mô phỏng sử dụng
trong BGĐT
76
Biểu đồ 3.9
Mức độ đạt được của phần kiểm tra, đánh giá sau
mỗi bài học.
76
Biểu đồ 3.10
Khả năng theo dõi nội dung của BGĐT
77
Biểu đồ 3.11
Đánh giá về nguồn tài liệu trong BGĐT
77
Biểu đồ 3.12
Cách thức sử dụng BGĐT trong dạy học Hoá học

79
Biểu đồ 3.13
Mức độ phù hợp cho việc truyền tải trên mạng
Internet của BGĐT
80











MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
1. Lí do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
5. Giả thuyết khoa học 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7. Phạm vi nghiên cứu 4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
9. Sản phẩm nghiên cứu cụ thể 5
10. Cấu trúc luận văn 6
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC 7

1.1. Vai trò của công nghệ và phƣơng tiện trong quá trình dạy học 7
1.1.1. Công nghệ dạy học, phương tiện dạy học 7
1.1.1.1. Khái niệm về công nghệ dạy học, phương tiện dạy học 7
1.1.1.2. Bản chất của công nghệ dạy học 8
1.1.1.3. Cấu trúc của công nghệ dạy học 10
1.1.2. Ý nghĩa của việc tích hợp phương tiện công nghệ trong dạy học 11
1.1.3. Xu hướng tích hợp công nghệ thông tin trong dạy học 12
1.1.3.1. Tích hợp công nghệ thông tin trong dạy học chính là sự đổi mới quá
trình dạy học nhờ sự hiện diện của công nghệ dạy học 12
1.1.3.2. Xu hướng tích hợp đa phương tiện trong quá trình dạy học để nâng
cao hiệu quả dạy học 16
1.2. Vấn đề xây dựng bài giảng điện tử 18
1.2.1. Quan điểm về bài giảng điện tử 18
1.2.2. Vấn đề thiết kế bài giảng điện tử 19
1.2.3. Các nguyên tắc khi xây dựng bài giảng điện tử 20
1.2.4. Sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học hiện
nay 23
1.2.5. Khả năng ứng dụng của bài giảng điện tử 23
1.2.6. Quan hệ giữa việc khai thác và sử dụng Internet với việc thiết kế bài
giảng điện tử 24
1.3. Nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử 25
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HOÁ HỌC HỮU CƠ
LỚP 12, CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO 28
2.1. Qui trình xây dựng bài giảng điện tử Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Xây dựng kịch bản cho bài giảng điện tử 28
2.1.1.1. Kịch bản sư phạm 28
2.1.1.2. Kịch bản công nghệ 29
2.1.2. Chọn lựa công cụ xây dựng và chuẩn bị học liệu 30
2.1.3. Số hoá các học liệu 31
2.1.4. Chọn lựa, thiết kế đa phƣơng tiện 32

2.1.5. Đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM 32
2.1.6. Vận hành thử và hoàn thiện bài giảng điện tử 32
2.2. Xây dựng cấu trúc của bài giảng điện tử 32
2.2.1. Cấu trúc của bài giảng điện tử theo quan điểm sư phạm 32
2.2.2. Những cấu trúc thông tin cơ bản 33
2.2.3. Cấu trúc bài giảng điện tử môn Hoá học (Sách giáo khoa lớp 12-
Nâng cao) 36
2.2.4. Cấu trúc nội dung cụ thể của từng bài 36
2.3. Thiết kế giao diện 40
2.4. Lựa chọn công cụ xây dựng bài giảng điện tử 42
2.4.1. Yêu cầu về phương diện công cụ 42
2.4.2. Công cụ thiết kế bài giảng điện tử 42
2.4.2.1. Công cụ xây dựng Web 42
2.4.2.2. Công cụ xây dựng Video clip 45
2.4.2.3. Công cụ xây dựng các phần mềm trắc nghiệm 46
2.4.2.4. Công cụ xây dựng các phần mềm Hoá học 48
2.4.2.5. Công cụ đóng gói bài giảng điện tử 50
2.5. Kĩ thuật xây dựng bài giảng điện tử 51
2.5.1. Các tiêu chuẩn kĩ thuật 51
2.5.1.1. Tài liệu số hoá 51
2.5.1.2. Chuẩn đóng gói 51
2.5.2. Kĩ thuật tạo chữ 52
2.5.3. Kỹ thuật xử lí đồ hoạ 55
2.5.4. Ứng dụng đa phương tiện (Multimedia) 56
2.5.5. Tổ chức bài giảng và đóng gói 58
2.6. Kết quả xây dựng bài giảng điện tử môn Hoá học 58
2.7. Những khó khăn khi xây dựng bài giảng điện tử môn Hoá học 59
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 61
3.1. Khảo sát thực trạng của việc dạy học Hoá học ở trƣờng trung học
phổ thông Nguyễn Gia Thiều 61

3.2. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm 63
3.3. Đối tƣợng và nội dung của thực nghiệm sƣ phạm 64
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 64
3.3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 64
3.4. Phƣơng thức thực nghiệm sƣ phạm 644
3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm 65
3.5.1. Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình thực
nghiệm sư phạm 65
3.5.2. Phân tích định lượng tính hiệu quả của bài giảng điện tử trong dạy
học Hoá học 66
3.5.3. Phân tích kết quả phiếu điều tra lấy ý kiến của học sinh 73
3.5.3.1. Mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Hoá học 73
3.5.3.2. Tác động của bài giảng điện tử đến khả năng tiếp thu kiến thức của
học sinh 74
3.5.3.3. Tính khả thi và mức độ phù hợp của việc sử dụng bài giảng điện tử 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC













1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm. Hoá học liên quan đến
nhiều hiện tượng tự nhiên trong đời sống; gắn bó chặt chẽ với các vấn đề môi
trường, kinh tế, xã hội. Hoá học là một trong những môn học then chốt ở bậc
trung học và đại học. Mục tiêu của môn Hoá học đã xác định rõ: “Ngoài
những kiến thức, kĩ năng hoá học cơ bản mà người học phải đạt được, cần chú
ý nhiều hơn đến việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tiến
hành nghiên cứu khoa học như: quan sát, phân loại, thu thập thông tin, dự
đoán khoa học, đề ra giả thuyết, giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm từ
đơn giản đến phức tạp… để người học có khả năng tự phát hiện và giải quyết
một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan đến Hoá học”.
Thực tế hiện nay cho thấy việc dạy học ở các trường phổ thông vẫn chỉ
áp dụng các phương pháp truyền thống; do vậy học sinh lĩnh hội kiến thức
một cách thụ động, thiếu sự năng động và sáng tạo. Không nằm ngoài thực tế
đó, môn Hoá học cũng đòi hỏi phải có những biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ,
khẩn trương để khắc phục những khuyết điểm, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học Hoá học nói riêng và các môn học ở trường phổ thông nói chung.
Trong các giờ học Hoá học, người học ít được hoạt động, kể cả hoạt
động tay chân và đặc biệt là hoạt động tư duy. Người học chưa trở thành chủ
thể hoạt động. Các phương pháp dạy học của giáo viên nhằm tổ chức hoạt
động cho học sinh chủ yếu vẫn là thuyết trình, đàm thoại, hiếm khi trình bày
đồ dùng học tập: hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, vật mẫu, làm thí nghiệm…Do đó,
người học thường chỉ chú ý đến việc tiếp thu kiến thức, rồi tái hiện lại những
điều giáo viên đã giảng hoặc viết sẵn trong sách giáo khoa .
Với đặc thù của các môn khoa học tự nhiên nói chung, môn Hóa học nói
2


riêng, thí nghiệm đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đưa người học đến gần với
cuộc sống hơn. Thí nghiệm hóa học góp phần làm tăng sự hứng thú học tập và
rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo cho học sinh. Nhưng không phải lúc nào học sinh
cũng được tiến hành làm các thí nghiệm thật. Thực tế cho thấy, giáo viên phổ
thông rất ít khi sử dụng thí nghiệm trong bài giảng lí thuyết trên lớp, thường
chỉ sử dụng khi có tiết thao giảng, trong các bài thực hành bắt buộc hoặc
chuẩn bị thí nghiệm cho kì thi học sinh giỏi các cấp. Nhiều giờ thực hành bị
biến thành giờ luyện tập, hoặc có làm thí nghiệm cũng chỉ mang tính hình
thức, làm cho đủ nội dung. Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
phức tạp cho các thí nghiệm, cũng gây ra tâm lí e ngại đối với các giáo viên
dạy môn Hoá học. Nhiều thí nghiệm khó và độc hại, đôi khi gây ra những tác
hại khác không mong muốn, cũng là rào cản đối với giáo viên và học sinh.
Trong khi việc dạy học Hoá học ở trường phổ thông đang gặp phải
những vấn đề bất cập nêu trên thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học bước đầu đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Sự ra đời của các phần
mềm mô phỏng, các thí nghiệm ảo đã phần nào khắc phục được những thiếu
sót trong quá trình dạy và học môn Hoá học, làm tăng tính trực quan, sinh
động cho giờ học lí thuyết; học sinh có thể kiểm chứng được những điều mình
đã học mà không nhất thiết phải vào phòng thí nghiệm; giáo viên và học sinh
không còn lo sợ với những thí nghiệm độc hại và sự thiếu thốn về hoá chất.
Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo theo sự ra đời của nhiều
phần mềm hữu ích phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt có những phần
mềm hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng và đóng gói bài giảng điện tử, giúp
cho giáo viên và học sinh có thể tổ chức các hoạt động dạy học tương tác đa
chiều, đa chức năng, ở mọi lúc, mọi nơi và với mọi đối tượng khác nhau.
Từ những lí do trên và hưởng ứng chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của
3

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng

dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục. Một
trong bốn mục tiêu được đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo
hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”, chúng tôi
đã quyết định đi đến việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Xây dựng bài giảng
điện tử Hóa học hữu cơ lớp 12, chƣơng trình Nâng cao.”
2. Lịch sử nghiên cứu.
- Việc thiết kế giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên thực hiện trong
những năm gần đây thường dừng lại ở việc đầu tư thiết kế một số giáo án điện
tử để phục vụ việc thao giảng hay tiết dạy tốt.
- Ngoài ra cũng có một số khóa luận của sinh viên hay luận văn của học
viên cao học nghiên cứu về giáo án điên tử, nhưng đó mới chỉ là những
nghiên cứu bước đầu, và chỉ thiết kế một số bài giảng, hoặc một chương
thuộc chủ yếu phần vô cơ ở các lớp 10, 11.
- Do đó trong luận văn này, tôi sẽ thiết kế một hệ thống các bài giảng
tiêu biểu thuộc phần hóa hữu cơ, chương trình lớp 12- Nâng cao, trong đó
có chú ý áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, áp dụng triệt để hiệu quả
của các phần mềm tin học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng bài giảng điện tử môn Hóa học, phần hóa học hữu cơ – lớp
12 nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng bài giảng điện tử và hiệu
quả khi thực hiện bài giảng.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.
4

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng bài giảng điện tử môn Hóa học
hữu cơ lớp 12, chương trình Nâng cao.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT.

5. Giả thuyết khoa học.
Nếu khai khác tốt các nguồn tài nguyên dạy học từ sách giáo khoa, sách
tham khảo, các phim thí nghiệm và từ mạng internet kết hợp với việc sử dụng
máy vi tính và các phần mềm thì sẽ xây dựng được bài giảng điện tử có nội
dung hấp dẫn, giao diện đẹp kích thích hứng thú tự học của học sinh, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên
cứu tài liệu có liên quan, các qui trình và kĩ thuật xây dựng bài giảng điện tử
môn Hóa học, phần hóa học hữu cơ – lớp 12 nâng cao.
- Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Microsoft Frontpage và một số
phần mềm như Macromea Flash…
- Xây dựng một số bài giảng điện tử cho một số bài tiêu biểu thuộc môn
Hóa học – Hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình Nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm trên một số lớp để đánh giá hiệu quả và tính
khả thi của các bài giảng điện tử này.
7. Phạm vi nghiên cứu.
7.1. Về nội dung
- Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào việc xây dựng bài
giảng điện tử cho Hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình Nâng cao phục vụ cho
việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh lớp 12.
7.2.Về phạm vi qui thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm sư phạm trực tiếp bằng bài giảng điện tử và bài giảng
5

thông thường để so sánh đối chiếu trên đối tượng học sinh lớp 12, Ban Nâng
cao, trường THPT Nguyễn Gia Thiều- Hà Nội.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu tài liệu lý luận về sư phạm tương tác, khoa học và quy định

xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học Hóa học ở trường Trung
học phổ thông.
- Nghiên cứu tài liệu về nguyên tắc và kĩ thuật xây dựng bài giảng điện
tử trong dạy học bằng một số các phần mềm.
8.2. Phương pháp chuyên gia.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tin học, chuyên gia xây dựng các
phần mềm ứng dụng trong dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông.
8.3. Phương pháp điều tra.
- Điều tra ý kiến đánh giá từ phía giáo viên sử dụng bài giảng điện tử
phần Hóa học hữu cơ – lớp 12 Nâng cao.
- Điều tra thông tin phản hồi về hiệu quả và kết quả học tập của học sinh
sau khi sử dụng bài giảng điện tử Hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình Nâng
cao.
8.4. Thực nghiệm sư phạm.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng việc sử dụng bài giảng điện tử
Hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình Nâng cao để giảng dạy cho học sinh lớp
12 – Ban Nâng cao tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội.
8.5. Phương pháp xử lý số liệu thống kê.
- Tiến hành xử lý số liệu thu được từ việc điều tra, lấy ý kiến phản hồi
của giáo viên và học sinh.
9. Sản phẩm nghiên cứu cụ thể.
- Qui trình và kĩ thuật xây dựng bài giảng điện tử có tính sư phạm cao.
6

- Bài giảng điện tử Hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình Nâng cao.
10. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và mục
lục, luận văn dự kiến được trình bày gồm 3 chương.
+ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng
bài giảng điện tử trong dạy học.

+ Chương 2: Xây dựng bài giảng điện tử Hóa học hữu cơ lớp 12,
chương trình Nâng cao.
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


















7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC.
1.1. Vai trò của công nghệ và phƣơng tiện trong quá trình dạy học
1.1.1. Công nghệ dạy học, phương tiện dạy học
1.1.1.1. Khái niệm về công nghệ dạy học, phương tiện dạy học
 Khái niệm về công nghệ

Công nghệ theo chữ latinh được ghép từ technic (công cụ và vật liệu)
và logic (các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề).
Công nghệ - theo nghĩa hẹp là thuật ngữ chỉ dành cho lĩnh vực kĩ thuật,
công nghiệp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, có thể hiểu
theo nghĩa rộng - công nghệ gắn liền với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội
tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, bao gồm:
 Quá trình ứng dụng vào thực tiễn những tri thức của một lĩnh vực đặc
thù, cụ thể nào đó (quá trình trí tuệ).
 Những khả năng hay sản phẩm được tạo ra bởi việc ứng dụng tri thức
vào thực tiễn (sản phẩm vật chất, tinh thần).
 Những phương thức, cách thức, biện pháp để tạo ra sản phẩm nhờ tuân
thủ nghiêm ngặt các qui trình kĩ thuật, phương pháp hay tri thức (hệ thống
phương pháp, qui trình, công đoạn kĩ thuật).
 Khuynh hướng đặc biệt nhằm giải quyết những vấn đề mang tính đặc
thù của một lĩnh vực cụ thể (sản phẩm trí tuệ).
 Công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học là một tổ hợp các yếu tố cấu thành hoạt động sư
phạm nhằm xây dựng và triển khai quá trình dạy học với sự kết hợp các
phương tiện công nghệ để đạt được các mục tiêu dạy học.
8

Công nghệ dạy học chính là việc “công nghệ hóa” quá trình dạy học
kèm theo “phương tiện hóa” mọi khâu của quá trình này nhằm tạo ra những
điều kiện thuận lợi nhất nhằm đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra một cách hiệu
quả, kinh tế, tối ưu (kết quả công nghệ).
Công nghệ dạy học là một quá trình khoa học trong đó các nguồn nhân
lực và vật lực được sử dụng để nâng cao hiệu quả việc giảng dạy và học tập.
Với góc độ đó, công nghệ dạy học được quan niệm như một sản phẩm
và như một quá trình.
 Khái niệm về phương tiện dạy học

Phương tiện là những dụng cụ, máy móc thiết bị cần thiết mà người dạy
và người học sử dụng trực tiếp cho hoạt động dạy học, giúp cho quá trình
nhận thức, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo của người học được
tốt hơn.
Phương tiện hỗ trợ trong tiết học trên lớp nhằm sáng tỏ những điều cần
trình bày của người học và trực quan hóa nội dung giảng dạy gúp người học
tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một cách chủ động tích cực. Phương tiện
dạy học giúp cho người học hiểu sâu, trình bày bài giảng một cách sinh động,
tăng năng lực nhận thức, tiết kiệm thời gian, điều khiển hoạt động nhận thức,
hình thành phẩm chất, trạng thái tâm lí mới.
Phương tiện dạy học bao gồm: sách giáo khoa, sách tham khảo, phương
tiện trực quan, các thiết bị dạy học, phòng dạy học, phòng thí nghiệm, bàn
ghế, các phương tiện kĩ thuật.
1.1.1.2. Bản chất của công nghệ dạy học
 Công nghệ dạy học được hiểu như một quá trình “công nghệ hóa” dạy
học
9

Hoạt động dạy học cũng giống như các hoạt động sản xuất công nghiệp
khác, tức là cũng là một quá trình công nghệ, trải qua các công đoạn: chuẩn bị
yếu tố đầu vào, thực hiện quá trình chuyển hóa, thu sản phẩm (đầu ra).
Với quan niệm như một quá trình, công nghệ dạy học bao gồm các
chức năng liên quan với việc quản lí các tổ chức và nguồn nhân lực, việc
nghiên cứu, đảm bảo hậu cần, sử dụng và thiết lập các hệ thống.
Bản chất “công nghệ” trong quá trình dạy học được bộc lộ ở những
khía cạnh sau:
 Sự tính toán thiết kế, lập kế hoạch tổ chức quá trình dạy học (tính toán
đầu vào) bao gồm các yếu tố: xác định đối tượng người học (trình độ, đặc
điểm tâm - sinh lý, giới tính, lứa tuổi, hoàn cảnh…), xác định nội dung dạy
học, xác định điều kiện, phương tiện kĩ thuật dạy học, xác định các yếu tố môi

trường, xác định hình thức kiểm tra, đánh giá.
 Việc xác lập mục tiêu dạy học (tính toán đầu ra).
 Việc tuân thủ trật tự, thứ bậc các thao tác, hành vi (không nhất thiết
phải theo một chương trình lập sẵn), điều chỉnh hoạt động hợp lý: xác định
qui trình, các bước dạy học; lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp.
 Tính hiệu quả của quá trình, các yếu tố nguồn lực.
 Khả năng đảm bảo đạt mục tiêu tương tự trong những lần khác lặp quá
trình.
Nghiên cứu các học thuyết về tâm lí học, giáo dục, các mô hình dạy
học từ trước đến nay, chúng ta đều có thể chỉ ra được những “đặc điểm” công
nghệ, tính công đoạn, qui trình xuất hiện trong việc dạy học.
Vì vậy, “công nghệ dạy học” ở đây được hiểu như một quá trình cung
cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho một đơn vị kiến thức, sự tương tác khoa
học giữa người dạy và người học và sự đảm bảo một môi trường dạy học
thuận lợi.
10

Tóm lại, “công nghệ hóa” quá trình dạy học đã mô phỏng lại nguyên lý
cơ bản của công nghệ sản xuất công nghiệp: phân giải quá trình sản xuất
thành các chuỗi, công đoạn, tuân thủ nguyên tắc thứ tự, logic hoạt động, đảm
bảo kiểm soát được sản phẩm đầu ra.
 Công nghệ dạy học được hiểu như một sản phẩm (kết quả) được “đóng
gói” để chuyển giao.
Với quan niệm như một sản phẩm, công nghệ dạy học bao gồm các qui
trình, sự thực hành và vật liệu để dạy học. Sản phẩm bao gồm sản phẩm
không thực thể (học tập chương trình hóa, học tập cá thể hóa, kĩ năng dạy
học…) và sản phẩm thực thể (máy ghi âm, máy video, máy vi tính, máy
chiếu…).
Trên thực tế, quá trình “công nghệ hóa” dạy học được thể hiện rất rõ
trong những nỗ lực xác lập và triển khai hiệu quả các mô hình dạy học,

phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể nhằm đáp ứng các mục tiêu dạy học.
Các mô hình, cách thức, kỹ thuật, quy trình dạy học này đã được nghiên cứu,
thử nghiệm để cho ra những kết quả tương đương trong những điều kiện cụ
thể, đã được “đóng gói” để sử dụng. Việc áp dụng triệt để các mô hình,
phương pháp dạy học cụ thể này sẽ giúp đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học
đề ra.
 Công nghệ dạy học được hiểu là việc tích hợp các yếu tố, sản phẩm
công nghệ vào quá trình dạy học
Đó là việc sử dụng, tích hợp các phương tiện, sản phẩm công nghệ vào
trong các quá trình dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, trong và ngoài lớp
học. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
học. Công nghệ dạy học được coi là cuộc cách mạng thứ tư trong giáo dục
sau sự ra đời của nhà trường, chữ viết, in ấn và sách.
1.1.1.3. Cấu trúc của công nghệ dạy học
11

Như vậy, có thể hiểu khái niệm công nghệ dạy học theo ba cách. Dù
hiểu dưới góc độ nào đi chăng nữa cũng có thể nhận thấy cấu trúc của công
nghệ là một chuỗi các liên kết logic với nhau, có các thành tố quan hệ mật
thiết, qui định lẫn nhau.
Công nghệ dạy học bao gồm bốn thành tố:
 Trang thiết bị (phần cứng): bao gồm các phương tiện, công cụ, đồ
dùng, thiết bị dạy học (truyền thống và hiện đại).
 Con người: bao gồm năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, đặc điểm
nhân cách, tâm sinh lý, kỹ năng thao tác, kinh nghiệm sống của người dạy và
người học.
 Thông tin: bao gồm các tri thức khoa học, xã hội, vốn sống… đã được
chọn lọc, tích hợp vào quá trình dạy học.
 Quản lý - tổ chức - điều khiển: bao gồm hệ thống qui trình, thao tác,
nguyên tắc, nguyên lý, mối liên hệ hoạt động giữa các chủ thể hoạt động.

[19].
1.1.2. Ý nghĩa của việc tích hợp phương tiện công nghệ trong dạy học
Tác dụng của các giác quan trong việc tiếp nhận và lưu giữ tri thức là
không thể phủ nhận. Ai cũng biết rằng chúng ta dùng cả năm giác quan: thi
giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác để học. Tuy nhiên, theo như kết
quả điều tra của các nhà nghiên cứu thì chúng ta học được 83% qua thị giác,
10% qua thính giác và phần còn lại qua khứu giác, vị giác, xúc giác. Chính vì
vậy, người dạy nên nắm chắc thực tế này và dùng nó để tận dụng tối đa trong
việc giúp người học đạt kết quả tốt hơn bằng cách tăng cường “đa giác quan
hóa” quá trình dạy học. Trực quan hóa làm cho người học hiểu một cách cụ
thể và rõ ràng, hạn chế hiểu sai.
Tích hợp phương tiện công nghệ dạy học góp phần cuốn hút người học
tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học năng động, không buồn tẻ,
12

hiệu quả giảng dạy tốt hơn. Với công nghệ thông tin, hai phương tiện truyền
thông: truyền thanh, truyền hình có thể thực hiện riêng rẽ hoặc tổ hợp một
cách dễ dàng và hiệu quả. Việc thiết kế những bài giảng dựa trên công nghệ
thông tin dễ dàng đặt những hình ảnh, từ ngữ và âm thanh với nhau tại bộ nhớ
ngẫu nhiên. Người dạy phải nắm chắc nguyên tắc cơ bản để thiết kế bài giảng
dựa trên công nghệ thông tin cho lớp học. Mục tiêu cụ thể là thiết kế phần
hình ảnh, ngôn ngữ của bài bài giảng dựa trên công nghệ thông tin dựa trên
nguyên tắc cho sẵn, chọn và gộp cả phần âm thanh để tăng cường việc học từ
bài giảng dựa trên công nghệ thông tin.
Công nghệ giúp tối đa hóa thời gian mà việc học thật sự diễn ra, tối
thiểu hóa các lao động cấp thấp, tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương tác.
Vấn đề sử dụng công nghệ mới vào quá trình dạy và học có tầm quan trọng
lớn. Chúng ta đang sống ở trong thời đại thông tin, thời đại mà nhân loại đang
quá độ sang nền kinh tế tri thức, mà đặc điểm của nó là sự bùng nổ thông tin,
tri thức. Trong khung cảnh đó, cũng chỉ có thể nhờ công nghệ mới mới có khả

năng chọn nhập từ bể cá thông tin đó những thông tin cần thiết và có thể xử lí
nhanh chóng chúng để biến thành tri thức. Ngoài ra, công nghệ mới là một
khía cạnh văn hóa của thế giới mới, và như mọi thứ văn hóa, nó sẽ được tiếp
nhận tốt nhất ở tuổi trẻ, nó giúp người học định hướng tư duy và thái độ của
mình trong thời đại mới.
1.1.3. Xu hướng tích hợp công nghệ thông tin trong dạy học
1.1.3.1. Tích hợp công nghệ thông tin trong dạy học chính là sự đổi mới quá
trình dạy học nhờ sự hiện diện của công nghệ dạy học
 Vị trí của công nghệ dạy học trong quá trình dạy học
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình thống nhất biện chứng của
khái niệm khoa học, hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó đặc biệt chú ý
quan hệ giữa các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm
13

tra - đánh giá, đối tượng (người dạy - người học), môi trường. Trong đó khái
niệm khoa học (tri thức khoa học, tri thức xã hội, kinh nghiệm xã hội…)
quyết định tính logic của bản thân quá trình dạy học về mặt khoa học (nội
dung dạy học). Hoạt động dạy qui định tính logic của quá trình dạy học về
mặt sư phạm (logic khoa học của nội dung dạy học và tâm lí học lĩnh hội).
Hoạt động học qui định tính logic của quá trình dạy học về mặt lĩnh hội và tự
điều khiển (của chính người học). Do vậy, phải thiết lập, sử dụng công nghệ
dạy học để làm tăng sự tương tác giữa ba thành tố chính của quá trình dạy
học. Đặc biệt, phải tăng cường sự tương tác giữa người học và tri thức, để
người học chủ động nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình.
Như vậy, một cách tổng quát có thể coi công nghệ dạy học là những lí
thuyết và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện quá trình dạy học ở các khía
cạnh thiết kế, quản lí, tổ chức triển khai, ứng dụng và kiểm tra đánh giá.
 Công nghệ dạy học nhằm đảm bảo yếu tố thành công cho quá trình
dạy học
 Công nghệ dạy học và mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học là yếu tố quan trọng đầu tiên, đóng vai trò quyết định
trong đảm bảo chất lượng dạy học bởi lẽ chất lượng phải được đo bằng mức
độ đạt mục tiêu.
Công nghệ dạy học, với những thuộc tính bản chất, sẽ đảm bảo cho
việc xây dựng và thực hiện thành công mục tiêu dạy học bằng việc mở ra
nhiều khả năng lựa chọn cho người dạy và người học trên con đường đi đến
đích.
 Công nghệ dạy học và phương pháp dạy học
Công nghệ dạy học và phương pháp dạy học có mối liên hệ qua lại mật
thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và có điểm chung là cách thức hoạt động để
14

đạt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có những
điểm khác biệt cơ bản sau:
 Nếu như phương pháp dạy học được coi là cách chiếm lĩnh mục tiêu
dạy học thì công nghệ dạy học lại đảm bảo cho cách đó được thực hiện hiệu
quả, đạt được những kết quả tương tự trong những hoàn cảnh dạy học thay
đổi. Hiện nay trong lí luận về phương pháp dạy học của Nga, quan điểm coi
công nghệ dạy học như cách triển khai các phương pháp dạy học hiện đại
được chấp nhận khá rộng rãi.
 Công nghệ dạy học mang nặng dấu ấn cá nhân, tài năng sư phạm và
nhân cách của chủ thể thực hiện, quyết định đến việc xây dựng mục tiêu, dự
báo kết quả, lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp, phương tiện dạy học
phù hợp, hình thức kiểm tra, đánh giá.
Như vậy có thể coi công nghệ dạy học là “phương pháp” của phương
pháp dạy học hay “nghệ thuật” thực hiện phương pháp dạy học (theo những
qui trình nhất quán).
 Công nghệ dạy học và người dạy, người học
Công nghệ dạy học có sự trợ giúp của máy tính và mạng Internet hiện
nay đã làm thay đổi căn bản vai trò, vị trí của người dạy và người học. Vị thế

người “truyền giáo tri thức”, “độc tôn, quyền uy về tri thức” của người dạy
không còn nữa. Thay vào đó, công nghệ dạy học sẽ hỗ trợ cho người dạy tối
ưu hóa việc dạy học bằng việc thúc đẩy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của
người học. Cụ thể:
 Tăng cường tính phân hóa, cá thể hóa (dạy học cá thể hóa thông qua
hoạt động học tập tương tác, cộng tác, chú ý đến những yêu cầu, nguyện
vọng, năng lực, tốc độ học của cá nhân…).

×