Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu tình hình và các yếu tố liên quan bệnh U nang buồng trứng tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 22 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
U nang buồng trứng (UNBT) chiếm tỷ lệ khoảng 80% các khối u buồng
trứng nói chung, là loại khối u rất hay gặp ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trong lứa tuổi
sinh đẻ, đại đa số là u lành tính, chỉ có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng ung thư hóa.
Khi phát hiện UNBT nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư
buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho phụ nữ [3].
UNBT thường không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nhưng rất dễ dẫn đến
các biến chứng đòi hỏi phải can thiệp như xoắn nang, vì nang Ngày nay với sự
trợ giúp của các phương pháp cận lâm sàng, đặc biệt là siêu âm, việc chẩn đoán
UNBT trở nên dễ dàng hơn; tuy nhiên thái độ xử trí trên từng trường hợp cần xem
xét kỹ, đặc biệt với phụ nữ trẻ, phụ nữ chưa có con nhằm đảm bảo tối đa sự cân
bằng nội tiết và quyền lợi sinh sản của người phụ nữ [3], [4]. Việc loại trừ UNBT
được thực hiện với nhiều giải pháp khác nhau, can thiệp kinh điển là phẫu thuật mở
bụng để cắt hoặc bóc tách khối u bảo tồn phần nhu mô lành buồng trứng, còn có thể
chọc hót nang dưới sự hướng dẫn của siêu âm Với sự phát triển của công nghệ, sự
tiến bộ về kỹ năng của thầy thuốc, phẫu thuật nội soi trong điều trị UNBT được áp
dụng rộng rãi, 80% bệnh nhân UNBT lành tính được điều trị bằng phẫu thuật nội
soi [2].
Các biến chứng của UNBT có thể xuất hiện sớm hay muộn tuỳ từng bệnh
nhân, như: xoắn u, vì u, nhiễm khuẩn u, chèn tiểu khung, ung thư hoá và một số
biến chứng khác. U buồng trứng có thể gây vô sinh, gây sảy thai, doạ đẻ non, có thể
trở thành u tiền đạo ở phụ nữ có thai gây đẻ khó… Nhiều bệnh nhân UNBT vào
viện với lý do đau bụng cấp cần chẩn đoán phân biệt với một số cấp cứu ổ bụng
khác như: tắc ruột, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung… Do đó việc chẩn đoán
thường khó khăn, nếu xử trí muộn không những đe doạ tính mạng bệnh nhân mà
còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hoạt động sinh dục. Vì vậy, đề phòng biến
1
chứng của UNBT là mục tiêu quan trọng. Kết quả điều trị UNBT và việc dự phòng
các biến chứng phụ thuộc nhiều vào trình độ của cán bộ y tế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị của khoa sản nói riêng và bệnh viện nói chung.
Với xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện nay, người bệnh nên thăm khám sức


khỏe định kỳ để phát hiện sớm u nang buồng trứng nhằm xử trí kịp thời, tránh biến
chứng xoắn u. Những trường hợp phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có
thể dùng siêu âm bụng để thay thế như một phương tiện tìm bệnh.
Xuất phát từ ý tưởng trên, chũng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
tình hình và các yếu tố liên quan bệnh U nang buồng trứng tại Khoa Phụ sản
Bệnh viện Trung Ương Huế”. Mục tiêu
1. Đánh giá tình hình u nang buồng trứng tại Khoa Phụ sản Bệnh viện
Trung Ương Huế.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan bệnh U nang buồng trứng tại Khoa Phụ sản Bệnh
viện Trung Ương Huế.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU BUỒNG TRỨNG
1.1.1. Vị trí, hình thể, kích thước của buồng trứng
Buồng trứng là một tạng đôi (một ở bên phải và một ở bên trái) nằm trong ổ bụng
sát thành bên chậu hông bé. Buồng trứng nằm sau dây chằng rộng, được cố định bởi dây
chằng thắt lưng buồng trứng, dây chằng vòi trứng buồng trứng, dây chằng tử cung
buồng trứng và mạc treo vòi tử cung, vị trí, hình thể và kích thước của buồng trứng thay
đổi theo lứa tuổi.
- Trẻ sơ sinh: buồng trứng có kích thước khoảng 0,25×0,5×1,5 cm nặng 0,3-0,4 g,
màu hồng nhạt, bề mặt nhẵn.
- Tuổi dậy thì: buồng trứng có kích thước khoảng 1,2×1,8×3 cm, nặng khoảng 4-7g.
- Phụ nữ sinh đẻ: buồng trứng có kích thước khoảng 1,5×2 ×3 cm, bề mặt có nhiều
sẹo.
- Tuổi mãn kinh: buồng trứng có kích thước 0,5×1,5×2 cm hoặc nhỏ hơn, bề mặt nhẵn
Buồng trứng dẹt hình hạt đậu cove, có
hai mặt và hai đầu, nằm áp vào thành
bên của chậu hông, phía sau dây
chằng rộng, chếch vào trong và ra

trước, màu hồng nhạt, khi có kinh
màu đỏ tím.
Trước tuổi dậy thì, buồng trứng
nhẵn đều. Đến tuổi dậy thì, buồng
trứng không nhẵn nữa vì hàng tháng
3
Vòi tử cung Tử cung
Buồng trứng
H×nh 1.1. C¬ quan sinh dôc n÷
có nang De Graaf vì ra, giải phóng noãn rồi tạo thành sẹo. Sau tuổi mãn kinh,
buồng trứng trở lại nhẵn bóng [1], [2].
1.2. KHÁI NIỆM U NANG BUỒNG TRỨNG
U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường
trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức (mô) mới khác với tổ chức buồng
trứng bình thường (tổ chức/mô tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang
trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng
hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.
Hình 1.2. Phẩu thuật u nang buồng trứng
1.2.1. Phân loại khối u buồng trứng
U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:
* Theo tích chất khối u
Khối u đặc hay u chứa dịch (dịch trong hoặc dịch nhày…). Siêu âm có thể cho
biết được điều này.
* Theo kích thước hay hình dạng khối u:
4
Một khối u nhỏ thường gợi ý là do cơ năng (nghĩa là do thay đổi sinh lý trong
cơ thể) nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh. U nang buồng trứng cơ năng còn được gọi là
nang cơ năng buồng trứng.
* Theo bản chất lành hay ác tính:
U ác tính ý chỉ ung thư buồng trứng, loại này có thể phát triển từ mô buồng

trứng hay do di căn từ các cơ quan khác trong ổ bụng (ung thư buồng trứng do di
căn). Tuy nhiên, thăm khám hay làm xét nghiệm không thể xác định được khối u
nào là lành tính hay ác tính. Tính chất lành/ác chỉ có thể được nhận biết sau khi
phẫu thuật và lấy khối u đem đi xét nghiệm giải phẫu bệnh (dân gian hay gọi nôm
na là “thử thịt”). Một khối u phát triển nhanh, gây ảnh hưởng nhiều đối với sức
khỏe có thể gợi ý đến ung thư.
* Theo hình ảnh qua siêu âm
U nang buồng trứng có các phân loại từ I đến IV, dựa vào hình dạng và tính
chất khối u nhìn thấy qua siêu âm, với phân độ càng lớn càng nghĩ nhiều đến một
khối u ác tính [2], [3].
1.2.2. Diễn tiến U nang buồng trứng
Các diễn tiến tự nhiên có thể xảy ra đối với một khối u nang buồng trứng là:
* Khối u không gia tăng thêm kích thước: thường hiếm gặp.
* Khối u biến mất: thường xảy ra đối với những khối u cơ năng sau theo dõi từ
2-3 tháng.
* Khối u ngày càng to ra: bụng ngày càng to, có thể kèm thêm các biến chứng
do chèn ép như đau bụng dưới, bí tiểu, rối loạn đi tiêu, báng bụng…
* Khối u bị xoắn: khối u bị xoắn quanh cuống (giống như quả trên cành nhưng
cuống của khối u buồng trứng vốn là các mạch máu đến và đi từ buồng trứng) làm
cho tuần hoàn đến buồng trứng bị ngưng trệ, khối u ngày càng to ra do ứ đọng máu
bẩn trong khi máu đến nuôi bị thiếu dẫn đến hoại tử hay vỡ ra. Xoắn hay vỡ là tình
trạng cấp cứu cần phải được phẫu thuật ngay.
5
Ngoài ra, không có hiện tượng một khối u nang buồng trứng để lâu ngày sẽ
trở thành ung thư buồng trứng mà chỉ có tình trạng ung thư buồng trứng không
được chẩn đoán và xử trí sớm để khối ung thư ngày càng phát triển trầm trọng
thêm.
1.2.3. Triệu chứng, và chẩn đoán U nang buồng trứng
Khi chưa có biến chứng, khối u nang buồng trứng thường có các triệu chứng
rất mơ hồ, đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình

cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ.
Các triệu chứng có thể gặp:
- Sờ thấy khối u trên bụng.
- Đau bụng.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.
Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh
phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng
bụng.
U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng
như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và
gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước
và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.
Khám phụ khoa định kì có thể giúp phát hiện được khối u buồng trứng, kết
hợp với siêu âm bụng sẽ cho biết thêm tính chất khối u. Ngoài ra, có thể làm thêm
một số xét nghiệm máu để giúp định hướng tính chất lành hay ác của khối u như
xét nghiệm máu đo lượng chất Alpha Feto Protein (CA 125).
1.2.4. Điều trị U nang buồng trứng
Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong
khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính
chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để
6
quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn
thương đến các cơ quan lân cận [1], [2], [3].
Phương pháp điều trị chủ yếu đối với U nang buồng trứng là phẫu thuật. Có
thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất
của khối u. Thuốc men chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong
thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.
1.2.4. Dạng đặc biệt thường gặp U nang buồng trứng
* Nang lạc tuyến buồng trứng

Hay gọi đúng hơn là lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng. Nội mạc tử cung là
lớp màng trong của tử cung, gồm 2 phần, phần nền hầu như không thay đổi và phần
tăng trưởng là phần sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, trong quá trình mang thai
và khi sinh nở. Thông thường, theo chu kỳ kinh nguyệt, phần tăng trưởng này sẽ
phát triển ngày càng dày lên, tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhằm tạo mọi điều kiện
thuận lợi để trứng thụ tinh sẽ đến làm tổ khi có thai. Gần hết chu kỳ kinh, do thay
đổi nội tiết tố sinh dục nữ, lớp tăng trưởng này sẽ bong ra và tạo ra hiện tượng hành
kinh, sau đó, phần này lại tiếp tục tăng trưởng vào chu kỳ kinh sau và cứ thế duy trì
suốt giai đoạn tuổi sinh sản.
Trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội mạc tử cung sẽ hiện diện ở nhiều nơi
khác ngoài lòng tử cung như trong ổ bụng, tại vòi trứng, tại buồng trứng, hoặc bám
trên thành ruột v.v… Mặc dù nằm lạc chỗ nhưng các phần nội mạc này vẫn bị ảnh
hưởng bởi nội tiết tố sinh dục nên vẫn phát triển dày lên, cương tụ rồi bong ra và
gây xuất tiết vào ngày hành kinh. Tuy nhiên, dịch xuất tiết và xuất huyết từ đám nội
mạc này sẽ không được tống ra ngoài như máu kinh mà bị tích tụ lại tại chỗ và
ngày càng nhiều lên. Khối lạc chỗ sẽ ngày càng to ra và tạo thành các khối nang
chứa dịch, máu và nội mạc tử cung. Nguyên nhân của bệnh cho tới nay vẫn còn
chưa rõ ràng, được giải thích là do nội mạc tử cung khi sinh ra đã có mặt ở các vị
trí bất thường, hoặc do hiện tượng nội mạc bong ra khi hành kinh đã đi ngược dòng
từ lòng tử cung trở ngược ra vòi trứng và có mặt tại các nơi khác trong ổ bụng.
7
Triệu chứng của tình trạng này là xuất hiện cơn đau bụng kinh ngày càng gia tăng
kèm một khối u vùng bụng ngày càng to ra. Điều trị thuốc được ưu tiên chỉ định khi
khối u còn nhỏ hoặc trước và sau khi phẫu thuật nhằm tiêu diệt triệt để các khối lạc
chỗ. Tuy nhiên, bệnh rất thường hay tái phát.
* U bì buồng trứng
Đa số là u lành. Tổ chức u là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời
phôi thai. Khi phẫu thuật sẽ thấy bên trong khối u có chất bã đậu vàng, nhiều lông
tóc, xương, răng…
* Ung thư buồng trứng:

Ung thư buồng trứng cũng được xếp vào trong các dạng đặc biệt của u nang vì
tính chất ung thư chỉ biết được sau khi phẫu thuật, còn trước đó, khi thăm khám vẫn
chẩn đoán là u nang. Ung thư buồng trứng có thể phát triển trên mọi độ tuổi và
thường được phát hiện trễ do triệu chứng của khối u buồng trứng thường rất mơ hồ.
Hơn nữa, vị trí của buồng trứng tiếp xúc nhiều với ổ bụng, do đó thường có di căn
xa từ rất sớm. Điều trị ung thư buồng trứng gồm phẫu thuật và hóa trị bổ sung sau
đó. Tùy theo mức độ bệnh, có khi đòi hỏi phẫu thuật lấy hết cả 2 buồng trứng và cả
tử cung, dù tuổi đời bệnh nhân còn rất trẻ.
Kết luận
U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối
u cơ năng do hoạt động nội tiết của cơ thể hoặc cũng có thể đây là khối ung thư cần
được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm bảo toàn mạng sống và duy trì chức
năng cho người phụ nữ. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh.
Những trường hợp phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có thể dùng siêu âm
bụng để thay thế như một phương tiện tìm bệnh. Cuối cùng, khi phát hiện u nang
buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng
trứng. [2].
8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là 35 bệnh nhân có bệnh án được chẩn đoán là u
nang buồng trứng, đang được điều trị nội trú tại Khoa Phụ sản bệnh viện trung
ương Huế từ ngày 09/4 đến 18/4/2012.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Khoa Phụ sản bệnh viện trung ương Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 09/4 đến 26/4/2012
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Các bước tiến hành nghiên cứu

- Lập phiếu điều tra
- Chọn mẫu ngẫu nhiên
- Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân đang nằm viện bằng bộ câu hỏi đã
được thiết kế sẳn.
Phần đặc điểm chung
- Tuổi, nghề nghiệp
Nội dung nghiên cứu: gồm 10 câu hỏi ( phiếu điều tra)
2.4.XỬ LÝ SỐ LIỆU
Theo phương pháp thống kê y học thông thường
9
10
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu, khảo sát 35 bệnh nhân UNBT tại Khoa sản – Bệnh viện
trung ương Huế, chúng tôi có kết quả như sau:
3.1. TÌNH HÌNH BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi n Tỷ lệ %
< 18 2 5,71
18-35 15 42,86
36-45 10 28,57
>45 8 22,86
Tổng 35 100,00
Các bệnh nhân UNBT ở nhóm 18-35 tuổi có tỷ lệ cao nhất (42,86%), tiếp
đến nhóm 36-45 tuổi (28,57%), nhóm < 18 thấp nhất (5,71%).
3.1.2. Tình huống phát hiện bệnh UNBT
Biểu đồ 3.1. Tình huống phát hiện bệnh UNBT
Phần lớn bệnh nhân có khối u buồng trứng do khám định kỳ hay tình cờ siêu
âm chiếm tỷ lệ 71,43%. Tỷ lệ có triệu chứng bệnh nên đi khám chiếm 28,57%.

3.1.3. Tiền sử kinh nguyệt
Bảng 3.2. Tiền sử kinh nguyệt
11
Tiền sử kinh nguyệt n Tỷ lệ %
Đều, đúng chu kỳ
9 25,72
Có rối loạn kinh nguyệt
24 68,57
Khác
2 5,71
Tổng
35 100,00
Bệnh nhân UNBT có tiền sử rối loạn kinh nguyệt chiếm tỷ lệ cao nhất
68,57%.
3.1.4. Tiền sử gia đình u nang buồng trứng
Bảng 3.3. Tiền sử gia đình u nang buồng trứng
Tiền sử gia đình u nang buồng trứng n Tỷ lệ %
Có 5 14,29
Không 30 85,71
Tổng 35 100,00
Bệnh nhân UNBT trong gia đình không có người bị UNBT chiếm 85,71%,
có 14,25% bệnh nhân có người trong gia đình bị UNBT.
3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG
3.2.1. Biện pháp kế hoạch gia đình
12
Bảng 3.4. Biện pháp tránh thai (kế hoạch gia đình)
Biện pháp KHHGĐ n Tỷ lệ %
Thuốc ngừa thai 5 14,29
DCTC 17 48,57
Bao cao su 13 37,14

Tổng 35 100,00
Bệnh nhân UNBT đã sử dụng biện pháp KHHGĐ với dụng cụ tử cung chiếm
tỷ lệ cao nhất 48,57%, tiếp đến bao cao su (37,14%), thuốc ngừa thai (14,29%).
3.2.2. Sủ dụng thuốc tránh thai
Bảng 3.5. Tỷ lệ dùng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai n =35 Tỷ lệ %
Thuốc tiêm 1 2,86
Que cấy 0 0,00
Viên uống đơn thuần 3 8,57
Viên uống kết hợp 1 2,86
Tổng 5 14,29
Trong 5 bệnh nhân (14,29%) dùng thuốc tránh thai có 3 bệnh nhân uống
thuốc đơn thuần (8,57%), thuốc tiêm 2,86% và uống viên kết hợp 2,86%.
3.2.3. Tình hình sinh đẻ với UNBT
13
Biểu đồ 3.2. Tình hình sinh đẻ với UNBT
Các đối tượng nghiên cứu bị UNBT có 1-2 con chiếm tỷ lệ cao nhất 57,14%.
3.2.3. Triệu chứng hiện tại
Bảng 3.6. Triệu chứng hiện tại
Triệu chứng hiện tại n Tỷ lệ %
Tức nặng bụng dưới
24
68,57
Tiểu khó
16
45,71
Táo bón
12
34,29
Khác

9
25,71
Bệnh nhân UNBT có dấu hiệu tức năng bụng dưới chiếm tỷ lệ 68,57%; tiểu
khó (45,71%), táo bón (34,29%).
3.2.4. Biến chứng
14
Bảng 3.7. Biến chứng hiện tại
Biến chứng hiện tại n Tỷ lệ %
Đau bụng nhiều hoặc âm ỉ 5 14,29
Ra máu âm đạo 3 8,57
Không có dấu hiệu trên 31 88,57
Biểu đồ 3.4. Triệu chứng hiện tại
Bệnh nhân không có dấu hiệu các biến chứng chiếm tỷ lệ cao nhất 88,57%.,
đau bụng âm ỉ (14,29%), ra máu âm đạo (8,57%).
3.2.5. Ngoại hình bệnh nhân
Bảng 3.8. Ngoại hình bệnh nhân
Ngoại hình bệnh nhân n Tỷ lệ %
Béo phì 0 0,00
Cân đối 3 8,57
Gầy yếu 32 91,43
Tổng 35 100,00
Có 32 bệnh nhân UNBT gầy yếu chiếm 91,43%.
Chương 4
BÀN LUẬN
15
Tỷ lệ %
Biến
chứng
Qua khảo sát, nghiên cứu 35 bệnh nhân UNBT tại Khoa sản – Bệnh viện
trung ương Huế, chúng tôi có nhận xét như sau:

4.1. TÌNH HÌNH BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG
Qua bảng 3.1, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, bệnh nhân bị UNBT vào
viện khám và điều trị chủ yếu ở tuổi sinh sản, đặc biệt ở tuổi 18 - 35 chiếm tỷ lệ
cao nhất (33,7%), nhóm 36-45 tuổi chiếm 28,57%. Bệnh nhân < 18 tuổi ít gặp
UNBT(5,71 %). Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả
khác. Một số tác giả Nam Mỹ nhận thấy: u nang buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa
tuổi, nhưng ở tuổi sinh sản khả năng bị UNBT nhiều hơn. Khoảng 2/3 các u nang
buồng trứng phát hiện được ở phụ nữ tuổi sinh sản, 5% u buồng trứng thấy ở trẻ em
[9]. Ở Việt Nam, theo Đinh Thế Mỹ 88,7% u nang buồng trứng lành tính gặp ở tuổi
30 - 39 [4], nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn 78,5% u nang buồng trứng gặp ở độ
tuổi hoạt động sinh dục [8]. Theo Nguyễn Thị Ngọc Phượng, tỷ lệ u nang thực thể
buồng trứng lành tính ở nhóm < 50 tuổi là 84,7%[5]. Các nghiên cứu đều cho thấy
tuổi gặp UNBT cao nhất ở tuổi hoạt động sinh dục điều này phù hợp với giả thuyết
giải thích rằng: vào thời kỳ đỉnh cao của hoạt động nội tiết buồng trứng thường dễ
phát sinh u.
* Tình huống phát hiện bệnh UNBT
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy các bệnh nhân được phát hiện UNBT do tình cờ
hay khám định kỳ chiếm tỷ lệ 71,43%. Chỉ có 28,57% trường hợp do có triệu
chứng nên mới đi khám.
Đau bụng cấp là triệu chứng cơ năng của UNBT có biến chứng, với UNBT
chưa biến chứng, đau bụng biểu hiện khá mơ hồ như: tức nặng hạ vị, đau bụng khi
hành kinh…nhưng nó cũng là lý do thường gặp để phát hiện UNBT. Theo Nguyễn
Thị Ngọc Phượng, lý do đến khám bệnh và phát hiện UNBT vì đau bụng chiếm
43,7%.[5] Nghiên cứu của Dương Thị Cương cho thấy khám phụ khoa phát hiện
16
UNBT chiếm 11,9%, lý do đau bụng chiếm 52,3%[3]. Qua đây cho chúng thấy
rằng sự cần thiết của việc khám phụ khoa định kỳ hoặc siêu âm đối với phụ nữ nhất
là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
* Tiền sử kinh nguyệt và gia đình
Qua bảng 3.2., kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: hầu hết những

người bị UNBT là những người đang có kinh, trong đó phụ nữ rối loạn kinh nguyệt
chiếm tỷ lệ cao 68,57%, bệnh nhân có kinh nguyệt đều, đúng chu kỳ chiếm
25,72%.
Như vậy, việc khám sức khoẻ định kỳ cho những người trong độ tuổi sinh
sản là cần thiết, đặc biệt những người có kinh nguyệt không đều để phát hiện sớm
các trường hợp UNBT khi nó chưa có biến chứng. Một số tác giả khác lại nhận
thấy các bệnh nhân bị UNBT, tỷ lệ rối loạn kinh nguyệt không cao. Theo Nguyễn
Thị Ngọc Phượng rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân u nang buồng trứng lành tính tỷ
lệ chỉ là 10%.[5].
Qua bảng 3.3 cho thấy bệnh nhân UNBT trong gia đình không có người bị
UNBT chiếm 85,71%, có 14,25% bệnh nhân có người trong gia đình bị UNBT.
Điều này cho thấy chưa thấy yếu tố di truyền hay gia đình có liên quan đến u nang
buồng trứng. Như vậy, trong gia đình có người bị u nang chưa phải là có tăng khả
năng mắc bệnh với những người còn lại.
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG
* Biện pháp KHHGĐ và tình hình sinh đẻ với UNBT
Qua bảng 3.4. cho thấy với các bệnh nhân UNBT có biện pháp tránh thai là
DCTC chiếm tỷ lệ cao nhất 42,86%, tiếp đến dùng bao cao su (34,29%) và dùng
thuốc ngừa thai là 14,29%. Kết quả này có thể lý giải rằng do các phụ nữ thường
sử dụng các biện pháp tránh thai theo tỷ lệ thứ tự như trên: DCTC, bao cao su,
thuốc ngừa thai nên bệnh nhân UNBT có tỷ lệ tương ứng. Tuy nhiên, kêt quả trên
cho thấy nhưng người dùng thuốc ngừa thai có tỷ lệ UNBT thấp (14,29%). Phải
17
chăng thuốc ngừa thai sẽ có tác dụng ức chế phóng noãn buồng trứng ít hoạt động
nên khả năng tạo thành nang thấp hơn.
Qua bảng 3.5 cho thấy trong 5 người dùng thuốc tránh thai (14,29%) có 1
người dùng thuốc tiêm chứa 2,86%, dùng viên uống đơn thuần (8,57%), viên uống
kết hợp (2,86%).
Qua biểu 3.2. cho thấy các bệnh nhân UNBT có con 1-2 chiếm tỷ lệ cao nhất
(57,14%). Số con ≥ 3 con chiếm 17,14% và không sinh đẻ chiếm 25,71%.

* Triệu chứng hiện tại
Khi chưa có biến chứng, khối u nang buồng trứng thường có các triệu chứng
rất mơ hồ, đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình
cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ.Các triệu chứng có
thể gặp: Sờ thấy khối u trên bụng, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn đi tiêu
hay đi tiểu. Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như
bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở
vùng bụng. Do vậy qua bảng 3.6 các bệnh nhân UNBT có triệu chứng tức năng
bụng dưới chiếm tỷ lệ cao nhất (68,57%), tiểu khó (45,71%).
* Biến chứng hiện tại
Biến chứng thường gặp ở những trường hợp u nang buồng trứng như sau:
- Xoắn cuống khối u (gây đau bụng dữ dội).
- Vỡ u (ngoài đau bụng, còn gây xuất huyết nội).
- Chèn ép các cơ quan lân cận như đường tiêu hóa (gây rối loạn tiêu hóa),
đường tiết niệu, bọng đái (gây khó tiểu, bí tiểu) ; hoặc hóa thành u ác tính
Do đó, khi có biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng, người phụ nữ phải đi
khám ngay và nhờ y học can thiệp trong thời gian sớm nhất.
Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 cho thấy bệnh nhân không có dấu hiệu các biến
chứng chiếm tỷ lệ cao nhất 88,57%., đau bụng âm ỉ (14,29%), ra máu âm đạo
18
(8,57%). Điều này cho thấy đa số trường hợp UNBT vào viện thường là khối u lành
tính hoặc chưa có biến chứng.
Tóm lại, nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng, lành tính hay ác tính, hiện
nay còn chưa biết rõ, do đó chưa có cách phòng tránh. Chế độ ăn uống hay sinh
hoạt cũng không ảnh hưởng gì đến việc thành lập u nang, làm thay đổi u nang
buồng trứng.
Nếu có chăng, thì đã có bằng chứng khoa học cho thấy khi buồng trứng được
nghỉ ngơi, không có sự rụng trứng thường xuyên thì khả năng hình thành khối u
giảm đáng kể (có thể tới 40%). Việc nghỉ ngơi này có thể là lúc người phụ nữ mang
thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ, dùng thuốc ngừa thai.

Qua bảng 3.8 cho thấy những bệnh nhân UNBT có ngoại hình gầy yếu
chiếm tỷ lệ cao nhất 91,43%. Không có ai béo phì.
19
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, khảo sát 35 bệnh nhân UNBT tại Khoa sản – Bệnh viện
trung ương Huế, chúng tôi có kết luận như sau:
- U nang buồng trứng thường gặp ở nhóm tuổi 18-35 chiếm tỷ lệ 42,86%.
- Phát hiện bệnh UNBT do khám định kỳ hay tình cờ siêu âm chiếm 71,43%.
- 68,57% bệnh nhân UNBT có rối loạn kinh nguyệt
- Bệnh nhân có tiền sử gia đình u nang buồng trứng chiếm 14,29%.
- Nhóm phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai ít bị UNBT chiếm (14,29%) hơn
nhóm sử dụng biện pháp ngừa thai khác.
- Uống viên đơn thuần (8,57%), viên uống kết hợp (2,86% ), thuốc tiêm
(2,86%)
- Có 57,14% bệnh UNBT gặp ở những người sinh con có 1-2 con.
- Bệnh nhân UNBT có triệu chứng tức nặng bụng dưới chiếm 54,29%.
- Bệnh nhân UNBT không có dấu hiệu biến chứng hiện tại chiếm 85,71%.
- bệnh nhân UNBT có ngoại hình gầy yếu chiếm 91,43%.
KIẾN NGHỊ
20
- Cần tổ chức khám phụ khoa định kỳ kết hợp khám lâm sàng và siêu âm
cho các phụ nữ thường xuyên để phát hiện bệnh UNBT sớm.
- Khi phát hiện u nang buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh hợp
bỏ sót ung thư buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho
người phụ nữ.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Giải phẫu bệnh (2000), "Bệnh của buồng trứng”, Giải phẫu bệnh
học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 390-408.
2. Bộ môn Phụ sản (2002), Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng sản phụ

khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, Tr 300.
3. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (2004), "Khối u buồng trứng”, Phô
khoa dành cho thầy thuốc thực hành, Nhà xuất bản Yhọc, tr 219-237.
4. Đinh Thế Mỹ, Lý Thị Bạch Nh (1996), "Tình hình khối u buồng trứng tại
Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh", Tạp chí thông tin Y dược, tr 50-54.
5. Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2002), "Chẩn đoán và điều trị khối
u buồng trứng tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ năm 2001", Nội san Sản phụ
khoa, Hội Phụ sản Việt Nam, Số đặc biệt nhân dịp hội nghị toàn quốc
hội Phụ sản Việt Nam khoá 9 kỳ họp thứ 5, Đà Nẵng, tr 73-83.
6. Nguyễn Quang Quyền (1997), "Cơ quan sinh dục nữ ", Bài giảng giải phẫu
học, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 220 -222.
7. Cao Ngọc Thành, Phạm Văn Lình, Miêu Công Tiếu (2002), "Đánh giá
tình hình điều trị khối u buồng trứng tại Bệnh viện Trung ương Huế năm
2001”, Thời sự Y Dược học, tr 143-145.
8. Nguyễn Quốc Tuấn (1998), "Đánh giá tình hình khối u buồng trứng tại
khoa Phô I Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh”, Công trình nghiên cứu khoa
học, Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh, tr. 22-26.
9. Underwood. J. C. E. (2000), “Ovarian neoplasms”, Genaral and systematic
Pathology, Churchill Livingstone Philadelphia, vol.19, pp.511-518,
22

×