Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.69 KB, 9 trang )

Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với mục tiêu mới của giáo dục hiện
nay, một yêu cầu mới được đặt ra cho đội ngũ giáo viên là phải đổi mới phương
pháp dạy học, chuyển đổi từ phương thức lấy giáo viên làm trung tâm trong quá
trình dạy học sang hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở cũng phải đáp ứng yêu cầu đó. Đổi
mới phương pháp dạy học trong lịch sử thực chất là giải quyết vấn đề đặt ra:
Làm thế nào để phát huy tính tích cực, rèn trí thông minh cho học sinh? muốn
kỹ năng học tập bộ môn, trí thông minh của học sinh hình thành và phát triển
giáo viên cần đặt học sinh trước những tình huống có vấn đề một cách sinh
động, lý thú nhằm kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh trong học tập. Kiểu
dạy học nêu vấn đề là kiểu dạy học đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện tại.
Người thầy giữ vai trò là người hướng dẫn, học sinh hoàn toàn chủ động tự giác
trong việc học tập. Với một bài soạn được thiết kế theo nhiều tình huống khác
nhau xoay quanh một vài đơn vị kiến thức giáo viên sẽ điều khiển toàn bộ quá
trình diễn biến tiết học, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc tự tìm hiểu
và chiếm lĩnh kiến thức đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm, tự đánh giá về
những kết quả thu được của bản thân.
Đây là phương pháp tối ưu được khuyến khích vận dụng trong các môn học,
nhưng trong thực tế giảng dạy, giáo viên lại gặp phải nhiều khó khăn khi vận
dụng kiểu dạy học này là:
-Đâu là tình huống có vấn đề cần đưa ra giải quyết trong tiết dạy?
- Dạng bài diễn biến lịch sử có thể vận dụng được kiểu dạy này không?
Bởi lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, nên khi dạy
diễn biến lịch sử giáo viên phải dùng phương pháp tường thuật, kể chuyện để
tái hiện lại lịch sử theo một tình tự thời gian các sự kiện một cách liền mạch,
như vậy việc dừng lại, ngắt quãng diễn biến để nêu vấn đề có làm giảm sút sự
hứng thú của học sinh và hiệu quả của tiết học hay không? Trên cơ sở nghiên
cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân trong


thực tế giảng dạy, xin phép được góp một phần nhỏ vào đề tài mới mẽ này:
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch
sử.
Dạy học nêu vấn đề là nội dung được đề cập đến trong tài liệu: Đổi mới
phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở. Môn Văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo
dục công dân, Ngoại ngữ (Tài liệu tham khảo cho giáo viên ) của PGS-PTS Trần
Kiều (chủ biên) -Viện khoa học giáo dục- 1977. Nhưng tài liệu chỉ trình bày ở
dạng lý luận chung và định hướng mục đích, nên khi vận dụng vào thực tế thì
giáo viên còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn.
Đề tài này là kinh nghiệm vận dụng lý luận dạy học nêu vấn đề vào thực tế
giảng dạy giúp giáo viên giải quyết những khó khăn trên.
II/PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
1
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạy diễn biến lịch sử.
PHẦN II: NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã lùi xa trong quá khứ, để dạy dạng
bài diễn biến lịch sử thường dùng phương pháp diễn giải, tường thuật diễn biến
lịch sử và áp đặt những kết luận có sẵn. Phương pháp dạy này đã làm cho học
sinh tiếp nhận tri thức dưới dạng một chuyện kể lịch sử nên chỉ nhận thức được
những hiện tượng bên ngoài một cách phiến diện, hời hợt chủ quan. Với học
sinh, lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc là sự lặp lại đơn thuần
của các đơn vị kiến thức: địch mạnh ta yếu, ta thắng địch thua mà không thấy
được tính chất ác liệt của từng cuộc kháng chiến bởi quân thù không giống nhau
trong từng giai đoạn lịch sử, lúc nào chúng cũng hung bạo, đông đảo, mạnh hơn
ta gấp nhiều lần và đều có dã tâm xâm chiếm nước ta. Với phương pháp dạy học
một chiều: Thầy nói- trò nghe, thầy đọc - trò chép giáoviên đã dẫn học sinh đến
cách học tương ứng: học thuộc lòng nội dung ghi trong sách giáo khoa hoặc vở

là đủ, các em chỉ cần có trí nhớ tốt để ghi nhớ các sự kiện đã học không cần nắm
bắt bản chất và qui luật lịch sử.
Để khắc phục tình trạng xem nhẹ lịch sử, nắm bắt bản chất sự kiện, hiểu các
quy luật lịch sử, nắm bắt bản chất sự kiện, hiểu các qui luật lịch sử tạo ra những
cảm xúc, thái độ lịch sử đúng đắn và sử dụng các kiến thức lý luận đã học để tự
mình phân tích các hiện tượng xã hội của quá khứ và hiện tại, tôi đã vận dụng
kiểu dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy dạng bài diễn biến lịch sử để đặt các em
vào trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vào ví trí của một nhân vật lịch sử cụ
thể, một tình huống lịch sử cụ thể để các em vận dụng khả năng tư duy của
mình giải quyết những tình huống có vấn đề góp phần tạo dựng lại đúng bản
chất bức tranh lịch sử dân tộc.
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Xác định những tình huống có vấn đề trong diễn biến lịch sử:
Phương pháp dạy học lịch sử tốt cần phải chú ý phát huy tính độc lập sáng
tạo cuả học sinh (kiên quyết chống việchoc nhồi nhét , học vẹt , học tủ) để các
em có thể ứng phó với mọi tình huống và tự giải quyết các vấn đề được đặt ra.
Người thầy giáo không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ những kết luận có sẵn mà
nêu ra quá trình học tập có vấn đề theo mô hình sau:
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
2
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
T I M C A C D I E U K I E N D E G I A I Q U Y E T
T I E N H A N H C A C P H U O N G T H U C D E G I A I Q U Y E T
V A N D E K H O N G B I E T
T H O N G T I N N H U N G K I E N T H U C D A B I E T
Tình huống có vấn đề chính là sự mâu thuẫn giữa những tri thức đã biết với
những tri thức chưa biết, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được nhờ vào
những sáng tạo tư duy lôgic của học sinh. Trong mỗi chương bài, đề mục đều ẩn
chứa các tình huống có vấn đề, bản thân các vấn đề bao gồm vấn đề lớn, trung
bình và nhỏ, vấn đề phức tạp hay đơn giản. Việc xác định được các tình huống

có vấn đề trong bài dạy giữ vai trò quyết định sự thành công của giáo viên khi
thực hiện kiểu dạy học nêu vấn đề. Các tình huống có vấn đề trong dạng bài diễn
biến lịch sử thường gặp là:
1.1/ TÌNH HUỐNG MÂU THUẪN:
Là tình huống giáo viên đưa ra hai vấn đề có chứa đựng sự mâu thuẫn với
nhau, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ từng bước giải quyết mâu
thuẫn này và qua đó các em sẽ thấy rõ bản chất của vấn đề, nắm vững kiến thức.
Ví dụ 1: Trong lịch sử 8(tập 1) Bài : CÔNG XÃ PA RI
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp ngày càng phát triển mạnh
mẽ làm cho mâu thuẫn trong giữa tư sản với vô sản ngày càng quyết liệt để giải
quyết tình huống này tư sản Pháp đã gây chiến tấn công xâm lược nước Đức.
Tình huống có vấn đề được đặt ra ở đây là:
Vì sao lại tạo ra một mâu thuẫn mới để giải quyết một mâu thuẫn đã có?
(mâu thuẫn mới tạo ra là mâu thuẫn giữa Pháp với Đức, mâu thuẫn vốn có là
mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản Pháp)
Hướng giải quyết vấn đề: cuộc chiến tranh Pháp -Đức sẽ làm kinh tế Pháp suy
yếu, đời sống nhân dân khó khăn, phong trào công suy yếu tạo điều kiện thuận
lợi cho tư sản Pháp đàn áp đàn áp dập tắc phong trào công nhân trong nước.
Dùng mâu thuẫn dân tộc để giải quyết mâu thuẫn giai cấp, hy sinh quyền lợi dân
tộc để bảo vệ quyền lợi giai cấp, biện pháp giải quyết này đã thể hiện rõ bản chất
phản động của giai cấp tư sản càng làm cho mâu thuẫn giai cấp càng trở nên sâu
sắc hơn.
Ví dụ 2 : Bài:Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân
Miền Nam(1858-1873) Sử 8 Tập2.
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
3
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
Không chiếm được Đà Nẵng, năm 1859 Pháp đem quân tấn công vào Gia
Định chiếm các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Vĩnh Long nhà
Nguyễn vội ký điều ước 1862 để ngăn cản sự tấn công của Pháp.

Tình huống có vấn đề được đặt ra là:
Đây là điều ước cứu nước hay là điều ước bán nước?
Hướng giải quyết vấn đề:
Năm 1917 Lê Nin ký hòa ước với Đức nhường 1/3 lãnh thổ để rút ra khỏi
cuộc chiến tranh thế giới tạo ra đượcmột khoảng thời gian thuận lợi để nước
Nga củng cố xây dựng lực lượng nhờ đó mà đánh thắng được liên minh các
nước đế quốc và nội phản bảo vệ được chính quyền xô viết, nên đây là hòa ước
cứu nước. (lịch sử thế giới lớp8 - tập1)
Năm 1862 Nhà Nguyễn ký hòa ước với Pháp nhường 3 tỉnh Miền Đông Nam
Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp: có nơi đóng quân, giải quyết khó khăn
về lương thực, tài chính để chuyển từ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh đang
phá sản sang chiến lược chiến tranh xâm lược lâu dài ViệtNam, càng gây khó
khăn cho ViệtNam, nên đây là một điều ước bán nước.
Tình huống có vấn đề thường gặp trong dạng bài lịch sử còn là sự mâu thuẫn
giữa tương quan lực lượng và kết quả của các cuộc chiến. Giải quyết mâu thuẩn
này, học sinh sẽ hiêủ rõ được bản chất sự kiện lịch sử, tài năng của các anh hùng
dân tộc, vai trò của người chỉ huy trong cuộc kháng chiến.
Ví dụ 1: Vào thế kỷ XIII Đế quốc Mông -Nguyên, một đế quốc mạnh nhất thế
giới thống trị nhiều nước ở Châu Âu, châu Á nhưng ba lần kéo sang xâm lược
Đại Việt đều bị thất bại.
Vấn đề được đặt ra là: Vì sao Mông Cổ rất mạnh nhưng lại bị thất bại?
Giải quyết vấn đề: Cho học sinh tìm những mặt mạnh, mặt yếu của quân Mông
Cổ, tìm cách hạn chế những mặt mạnh của địch và tìm cách tấn công vào những
yếu điểm của giặc như đánh lâu dài, thực hiện vườn không nhà trống làm cho
địch thiếu lương thực phải rút quân
Ví dụ 2 : Nhà Thanh bên Trung Quốc là một triều đại phong kiến cực thịnh
đem 29vạn quân sang xâm lược Đại Việt là nước nhỏ nhưng lại bị thất bại .
Tình huống có vấn đề được đặt ra là:
Vì sao quânThanh rất mạnh nhưng lại bị thất bại một cách nhanh chóng?
Hướng giải quyết vấn đề: Quang Trung đã chọn đúng thời cơ thuận lợi, đánh

bất ngờ, đồng loạt nhanh chóng nên chỉ vòng 5 ngày dù lực lượng rất mạnh 29
vạn quân Thanh do trở tay không kịp đã thất bại một cách nhanh chóng.
Cách giải quyết mâu thuẫn trong tình huống này là sự thay đổi tương quan thế
và lực của đôi bên. Người chỉ huy đã huy động sức lực toàn dân làm thay đổi
tương quan về lực, biết đánh giá đúng quân giặc để đề ra kế hoạch đúng đắn
thích hợp, kẻ thù ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau nên đường lối chỉ huy cũng
khác nhau không rập khuôn máy móc thể hiện tài năng quân sự của từng người .
+Lý Thường Kiệt với cách chủ động tiến công để tự vệ.
+Trần Hưng Đạo với cách đánh lâu dài , “vườn không nhà trống”.
+Quang Trung đánh bí mật , thần tốc , bất ngờ.
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
4
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
1.2/TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH -TÌNH HUỐNG NHẬP VAI
Tình huống có vấn đề trong lịch sử còn xuất hiện khi giáo viên đặt học sinh
vào vị trí người trực tiếp tham gia trận đánh, giữ vai trò người chỉ huy. Được đặt
vào vị trí của người chỉ huy, trên cơ sở các sử liệu được giáo viên cung cấp: thời
gian, không gian, địa hình, đặc điểm tình hình quân giặc các em tự lập ra các
giả thuyết , suy nghĩ, phán đoán để đưa ra một phương án, một kế hoạch đối phó
để xử lý các thông tin được giáo viên cung cấp. Có như thế mới tạo ra sự hứng
thú, tích cực trong học sinh và các em đã tự tạo ra cho mình những hình ảnh lịch
sử cụ thể , tự mình khám phá ra bản chất, quy luật, xu hướng vận động của các
sự kiện hiện tượng, tự mình đánh giá chúng chứ không phải là ghi nhớ những
điều đó từ sự trình bày của giáo viên nên sẽ nhớ lâu, hiểu kĩ sự kiện lịch sử hơn.
Ví dụ1: Khi 15 vạn viện binh của Liễu Thăng sang hỗ trợ cho quân của
Vương Thông đang cố thủ ở thành Đông Quan, theo em ta phải đối phó như thế
nào?
Giải quyết vấn đề:
-Để học sinh thảo luận, được tự do trình bày những ý kiến riêng của mình.
-Tranh luận tự do dân chủ.

-Câu trả lời của học sinh sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, có thể đúng hoặc sai
nhưng điều có ý nghĩa tăng cường tính tích cực tự lực xây dựng kiến thức .Vì
nội dung trả lời không có sách giáo khoa mà buộc học sinh phải tư duy dưới
nhiều góc độ dễ , khó đã làm cho các em hứng thú say mê tham gia vào tiết học.
-Chứng minh thực nghiệm để khẳng định hay bác bỏ các dự đoán đã đưa ra:
+Trường hợp 1:Tập trung lực lượng đánh quân cố thủ trong thành trước thì
địch sẽ cố thủ, địch cố thủ ta không chiếm được thành cuộc chiến kéo dài, quân
lính mệt mỏi tinh thần chán nản lúc đó viện binh giặc lại kéo đến nơi bao vây
tấn công ta quân trong thành mở cổng đánh ra quân ta rơi vào tình thế khó khăn
sẽ thất bại.
+Trường hợp 2: Bao vây thành , tập trung lực lượng đánh viện binh. Viện binh
từ xa đến không người làm nội ứng, không quen địa hình, quân lính mệt mỏi lại
bị ta phục kích sẽ thất bại nhanh chóng. Viện binh bị đánh tan, quân trong thành
không đánh nhưng mất tinh thần tất sẽ đầu hàng. Như vậy đánh một trận mà
thắng hai trận.
2/Những yêu cầu cần thiết khi vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề:
2.1/Xác định kiến thức cơ bản của từng chương, từng bài học để thầy và trò tập
trung thì giờ và trí tuệ vào đó nhằm giải quyết được mâu thuẫn hiện nay của
chương trình là: Nội dung tài liệu học tập không tương ứng với thời gian học tập
của học sinh. Khi xây dựng chương trình tri thức đã được lựa chọn cho phù hợp
với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh ở mức độ chung nhất, nên trong quá
trình giảng dạy , giáo viên trên cơ sở hiểu rõ trình độ nhận thức của các em biết
rõ các em đã có cái gì, cần có cáigì để lựa chọn những kiến thức cơ bản phù hợp
vớinhững đối tượng cụ thể, trong những tình huống sư phạm cụ thể.
2.2/Xác định và nắm vững những vấn đề sẽ giao cho học sinh giải quyết. Những
vấn đề tương ứng với những tri thức khoa học nào cần được truyền đạt? Vấn đề
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
5
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
khi đưa ra phải có một phần kiến thức học sinh đã biết và một phần chưa biết

phải thông qua họat động tư duy của học sinh vấn đề mới được giải quyết chứ
không phải tìm thấy câu trả lời từ trong sách giáo khoa hay sách tham khảo. Khi
nêu một sự kiện lịch sử làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết cần nêu rõ hoàn cảnh
,thời gian, không gian ra đời, phát triển của sự kiện.
2.3/Xây dựng câu hỏi nêu tình huống có vấn đề: đây là phương tiện quan trọng
để giáo viên định hướng hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình tổ
chức tình huống dạy học.Vấn đề có sẵn trong các đơn vị bài học nhưng để
chuyển từ vấn đề trở thành tình huống có vấn đề phải có câu hỏi có vấn đề, nhờ
vào câu hỏi mà giáo viên sẽ đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề cần được
giải quyết đã nêu ở mục 1. Hệ thống câu hỏi bao gồm các câu hỏi cơ bản và
3đến 5 câu hỏi dẫn dắt, trong trường hợp này giáo viên đặt câu hỏi để học sinh
huy động những kiến thức cần thiết đã thu nhận được trong quá trình học tập,
trong hoạt động thực tiễn(quan sát, nhận xét ) để so sánh, để đối chiếu các sự
kiện lịch sử bằng suy đoán lôgich và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Trao
đổi tìm tòi phát hiện bao gồm một chuỗi các câu hỏi lần lượt tìm hiểu những vấn
đề nhỏ, bộ phận liên quan với nhau, hợp thành vấn đề lớn cơ bản.Việc giải quyết
các câu hỏi nhỏ có tính chất gợi ý, bổ trợ sẽ dẫn đến giải quyết vấn đề chính.
2.4 Nghiên cứu những phương án giải quyết vấn đề, xác định những khó khăn,
về trình độ tư duy, vốn kiến thức của học sinh để dự kiến khả năng học sinh sẽ
giải quyết vấn đề được giao đến đâu và dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề phù
hợp với năng lực, trình độ học sinh. Có thể hướng dẫn học sinh giải quyết vấn
đề bằng cách nêu những bản chất cơ bản đặc trưng của sự kiện và so sánh với
các sự kiện khác hoặc nêu các mặt đối lập, những mâu thuẫn trong sự kiện, quy
luật phát triển của sự kiện, liên hệ thực tê
2.5/Đầu tư thích hợp cho nội dung của phần củng cố, dặn dò bài mới của tiết
học. Để giải quyết một tình huống có vấn đề trong lớp học, học sinh sẽ vận dụng
những hiểu biết của mình, những kiến thức liên quan nằm trong bàicũ nên giáo
viên phải có hệ thống bài tậpvề nhả phù hợp liên quan đến vấn đề sẽ học trên lớp
buộc học sinh phải đọc sách giáo khoa, khơi gợi trí nhớ từ bài cũ, sách tham
khảo ở nhà trước khi đến lớp có như vậy mới tránh được tình trạng “lệch

pha” giữa thầy và trò trên lớp học: giáo viên nêu vấn đề, hoc sinh không chuẩn
bị đầy đủ kiến thức để suy luận để giải quyết nên kéo dài thời gian sẽ dẫn đến
hậu quả giáo viên sợ “cháy giáo án “ nên nhanh chóng quay lại phương pháp
cũ : thuyết giảng một chiều. Để thực hiện tốt khâu dặn dò trên lớp giáo viên
phải chuẩn bị trước những vấn đề cụ thể: hệ thống câu hỏi, hướng dẫn cách giải
quyết, điều kiện cơ sở để giải quyết một cách cụ thể tránh hình thức dặn dò
chung chung: đọc trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Đồng
thời giáo viên phải tiến hành đồng thời biện pháp kiểm tra phần bài soạn cuả học
sinh trong từng tiết học một cách có hiệu quả.
2.6/Dạy họcnêu vấn đề là con đường tích cực hóa hoạt động học tập chủ động
sáng tạo của người học nhưng nó không phải là một phương pháp dạy học cụ thể
mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành của nhiều phương pháp dạy học liên kết
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
6
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
với nhau, trong đó giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề , nêu vấn đề và tổ chức,
thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh nhằm giải quyết vấn đề.
3/Quy trình của dạyhoc nêu vấn đề:
3.1/Xác định kiến thức trọng tâm của bài học. Trên cơ sở mục đích yêu cầu của
từng bài học giáo viên sẽ xác định những kiến nào là trọng tâm mà thầy và trò
cùng giải quyết trên lớp. Những yêu cầu nào học sinh sẽ tự giải quyết ở nhà, đọc
ở sách giáo khoa.
3.2/Xác định các tình huống có vấn đề.
3.3/Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề. Hệ thống câu hỏi bao gồm
câu hỏi tái hiện, so sánh, phân tích, khái quát hóa, tìm tòi phát hiện để dẫn dắt
học sinh giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra
.3.4/Học sinh nêu ra những dự đoán giải quyết tình huống có vấn đê. Giáo viên
ghi lên bảng và cho học sinh chứng minh hay bác bỏ các dự đoán đưa ra.
3.5/Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đối chiếu dự đoán với kết quả
cuối cùng để kết luận kiến thức đúng, ghi nhận chính thức kiến thức mới vào vở.

4/Minh họa:Trong dạng bài diễn biến lịch sử, mỗi bài đều có những vấn đề khác
nhau cần được giải quyết, tôi chỉ xin được trình bày minh họa ở một bài cụ
thể .Nội dung trình bày không theo tình tự các bước lên lớp của một giáo án mà
trình bày theo quy trình của dạy họcnêu vấn đề nhằm minh họa cho đề tài đã
trình bày ở trên.
Lịch sử lớp 8:TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH (Tiết 40-41)
Yêu cầu: Giúp học sinh thấy được âm mưu xâm lược nham hiểm của nhà
Thanh, đồng thời nắm được những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân
Thanh, những tài ba về quân sự của Quang Trung. Lập bảng niên biểu về quá
trình hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ khi khởi nghĩa đến chiến thắng
Ngọc Hồi -Đống Đa qua đó thấy được sức mạnh quật khởi của cha ông thuở
trước.
Quá trình thực hiện:
Bước1:Kiến thức trọng tâm: Tài chỉ huy quân sự của Quang Trung và nguyên
nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn .
Bước 2:Xác định tình huống có vấn đề :Vì sao quân Thanh rất mạnh nhưng lại
bị thất bại một cách nhanh chóng?
Bước3:Xây dựng hệ thống câu hỏi :
1)Hành động của quân Thanh và Tôn Sỹ Nghị khi kéo sang nước ta.?
2)Thái độ của nhân dân BắcHà đối với quân Thanh và Lê Chiêu Thống? Vì
sao?
(Phát họa lại hoàn cảnh xã hội ở miền Bắc nước ta với mâu thuẫn xã hôi vừa
mới xuất hiện)
3)Vì sao Ngô Thì Nhậm lại chủ động rút lui?
4)Vì sao Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi xuất binh ra Bắc?
5)Quang Trung đã làm được gì trên đường hành quân ra Bắc?
(Câu hỏi nêu vấn đề )
6)Lời dụ của Quang Trung tại VĩnhDoanh có ý nghĩa gì?
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
7

Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
7)Lời tuyên thệ đã thể hiện tinh thần của Quang Trung như thế nào?
8)Vì sao Quang Trung lại quyết định tấn công quânThanh ngay trong tết Kỷ
Dậu?
*Quang Trung đã chuẩn bị gì cho cuộc chiến đấu sắp đến?
(Lựclượng, tinh thần quyết chiến quyết thắng, chọn đúng thời cơ)
10)Trận Gián Khẩu, Hà Hồi đã diễn ra như thế nào?
11)Trận Ngọc Hồi, Đống Đa diễn ra như thế nào?
12)Tình thế của Tôn Sỹ Nghị như thế nào?
*Cách đánh của Quang Trung trong trận chiến này?
( Bí mật, thần tốc, bất ngờ , chớp nhoáng)
(Những nét cơ bản chủ yếu và mối liên hệ giữa các sự kiện)
14)Vì sao quân Thanh mạnh nhưng lạibị thất bại nhanh chóng?
(Tình huống có vấn đề)
(Do bị tấn công một cách bất ngờ nên trở tay không kịp)
15)Mục đích khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn?
16)Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
17)Nguyên nhân thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn ?
Bước 4:Học sinh dự đoán và trả lời. Giáo viên ghi lại các câu trả lời vào bảng
phụ và xuất hiện nhu cầu tìm câu trả lời đúng trong học sinh (theo thực tế ) sau
đó chứng minh, thực nghiệm để khẳng định hay bác bỏ các dự đoán học sinh
đưa
ra (diễn ra theo thực tế )
Bước 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu kết quả và kết luận.
Bước 6 : học sinh chính thức ghi nhận kiến thức mới.
1) Quân Thanh xâm lược và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống : cướp của, giết
người, tàn ác, hèn hạ .
2) Nhân dân Bắc Hà căm thù sâu sắc .
3) Quang Trung đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng , tinh thần trên đường hành quân
nhanh chóng.

6) Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh
thần yêu nước sáng tạo của nhân dân ta.
Nguyên nhân thắng lợi: Sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân và người chỉ huy
tàigiỏi đặc biệt là Quang Trung.
PHẦN BA: KẾT LUẬN.
Với việc vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề vào dạy diễn biến lịch sử, giáo
viên đã làm cho học sinh suy nghĩ, thực hiện tham gia vào sự kiện và tình huống
lịch sử, chủ động tìm cách giải quyết vấn đề nên tri thức lịch sử đã trở thành đối
tượng suy nghĩ của học sinh. Tri thức lịch sử do tự học sinh tìm ra sẽ được các
em ghi nhớ một cách vững chắc và tự giác như là một vốn kiến thức chứ không
nhanh chóng bi lãng quên như kiến thức đã được nghe, hiểu qua lời thuyết giảng
của thầy, hiệu quả, chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt, tục ngữ
phương Đông có câu:”nghe rồi sẽ quên , nhìn rồi sẽ nhớ ,nhưng làm thì
mớihiểu”
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
8
Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm áp dụng lý luận dạy học
nêu vấn đề vào thực tế giảng dạy và dựa vào đó mà quá trình vận dụng ngày
càng đạt hiệu quả. Từ lý luận được kiểm nghiệm qua thực tế và từ thực tế để
nâng cao lý luận dạy học.
Đề tài gồm các bước:
1/Xác định các tình huống có vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.
2/Những yêu cầu cần thiết khi vận dụng kiểu dạy họcnêu vấn đề.
3/Qui trình thực hiện kiểu dạy học nêu vấn đề.
Việc trình bày theo nguyên tắc dạy học nêu vấn đề đòi hỏi giáo viên phải nắm
vững sự kiện, biết tạo ra tình huống có vấn đề nhằm phát huy năng lực nhận
thức của học sinh, đòi hỏi sự đầu tư cao của giáo viên song nếu tổ chức tốt thì
nãng lực trí tuệ của học sinh sẽ phát triển, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ sâu
sắc, vững chắc và khoa học hơn. Phạm vi đề tài nghiên cứu nhỏ hẹp gói gọn

kinh nghịêm vận dụng lý luận dạy học vào thực tiễn, bản thân đã có sự đầu tư
nghiên cứu và áp dụng đạt những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó cũng
tồn tại những hạn chế không tránh khỏi rất mong được sự đóng góp ý kiến của
đồng nghiệp, xin cảm ơn.
Đại Hồng, ngày 2 tháng 11 năm 1999.
Người viết.
Đinh thị Bích Nga
Đinh Thị Bích Nga – THCS Phù Đổng – Đại Lộc – Quảng Nam 2000
9

×