Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty cấp nước Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.79 KB, 29 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Mục lục
Lời mở đầu 2
Chương 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG 3
I.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3
II.Chức năng nhiệm vụ của công ty 3
III. Sơ đồ tổ chức và đặc điểm tổ chức sản xuất 4
Chương 2: CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH 8
I. Nguyên tắc và cơ sở của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 8
II. Nội dung chính của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 8
Chương 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH QUẢN LÍ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC 9
I.Quy trình vận hành quản lý sản xuất nước tại nhà máy 9
II. Quy trình vận hành quản lý đường ống 11
III. Quy trình quản lý chất lượng nước 15
Các chỉ tiêu cần xác định 15
IV. Quy trình vận hành quản lý máy móc 18
Chương 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ ỐNG NHÁNH 21
III. Quy hoạch thiết kế hệ thống 23
Chương 5: LẬP DỰ TOÁN 25
I. Nguyên tắc lập dự toán 25
II. Phương pháp lập dự toán 26
III. Căn cứ lập dự toán 27
KẾT LUẬN 28
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Lời mở đầu
Ngày nay, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của thế giới, nhiệm vụ đào tạo
những thế hệ công dân mới cho xã hội của ngành giáo dục càng được xem trọng. Muốn
cho đất nước ta không bị thoát khỏi dòng phát triển của cả chung toàn cầu, ngành giáo
dục đang từng ngày tự cải thiện mình để đáp ứng nhu cầu mới.


Nhận thấy được sự cần thiết và quan trọng trong việc đào tạo ra các kĩ sư trong
tương lai, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng luôn cố gắng tìm ra phương pháp dạy và
học mới có hiệu quả, kết hợp giữa kiến thức về lý thuyết và kĩ năng thực tế. Chính vì vậy
mà sau khi hoàn thành cơ bản chương trình học của một kỹ sư, sinh viên lớp 03MT được
tổ chức đợt thực tập cán bộ kỹ thuật. Đây là dịp để sinh viên có thể tổng hợp và hoàn
thiện về cơ bản những kiến thức đã học, từ đó có được những kinh nghiệm thực tiễn, và
cũng là dịp để sinh viên tiếp cận với các công việc liên quan đến nghành nghề trong
tương lai.
Nước là nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho con ngừơi, song
nguồn nước sạch thì ngày càng khan hiếm vì bị nhiễm bẩn từ hoạt động sống và làm việc
của con người gây ra. Vì vậy vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường nói chung và vấn đề
cung cấp đầy đủ nước cho nhân dân nói riêng cần giải quyết một cách tốt nhất. Trước
tình hình đó nhóm chúng em gồm hai sinh viên lớp 03MT được phân công thực tập tại
Công ty cấp nước Đà Nẵng trong thời gian từ 3/12/2007 đến 24/1/2008, nhằm tìm hiểu
quy trình xử lý và quản lí hệ thống cấp nước của công ty.
Để hoàn thành được đợt thực tập này, em vô cùng biết ơn sự hướng dẫn tận tình và
tạo điều kiện thực tập thuận lợi của ban Giám đốc công ty, các cô, chú, anh, chị là cán bộ
kỹ thuật, các cán bộ phụ trách điều hành thuộc phòng Kế hoạch- Kỹ thuật, đặc biệt là
chú Bùi Thọ Ninh- Trưởng phòng Kế hoạch-Kỹ thuật. Xin chân thành cảm ơn Thầy cô
Khoa Môi Trường, đặc biệt cô Th.S Nguyễn Lan Phương đã giúp em hoàn thành tốt đợt
thực tập này
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Thùy Dương
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG
I.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty Cấp nước Đà Nẵng nguyên là Thuỷ cục Đà Nẵng được tiếp nhận sau ngày
Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đến năm 1978 mang tên nhà máy nước Quảng Nam –
Đà Nẵng. Lúc bấy giờ cơ sở hoạt động ban đầu chỉ có hai trạm bơm nước là nhà máy

nước Cầu Đỏ và Sân Bay với công suất sản xuất khoảng 20000 m
3
/ngàyđêm.
Ngày 23 tháng 3 năm 1985 Công ty Cấp nước Đà Nẵng chính thức được thành lập. Qua
các thời kỳ, Công ty đã từng bước kiện toàn và thích ứng dần với cơ chế mới, đã sắp
xếp lại bộ máy nên hoạt động của Công ty đã có hiệu quả và nâng cao khả năng phục vụ
cũng như thu nhập của người lao động.
Từ năm 1998 đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả
và đạt các chỉ tiêu được giao, sản xuất nước và xây lắp công trình cấp nước luôn vượt kế
hoạch, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, lực lượng lao động không ngừng tăng
lên từ 150 người vào năm 1985 lên 460 người vào năm 2007. Thu nhập bình quân của
người lao động từ 1.200.000 đồng năm 1998 lên 2.750.000 đồng vào năm 2007.
Để phát triển sản xuất kinh doanh Công ty đã đầu tư mở rộng hệ thống sản xuất nước,
mạng lưới đường ống và các trạm tăng áp trên toàn thành phố. Trong thời gian gần đây
Công ty đã đầu tư vốn xây dựng trạm cấp nước Sơn Trà với công suất 7000m
3
/ngàyđêm,
xây dựng và nâng cấp nhà máy nước Sân Bay, cải tạo hệ thống đường ống chuyển dẫn
trên toàn thành phố, lắp đặt thêm máy bơm có công suất từ 160 KW – 320 KW đưa công
suất của toàn Công ty lên 120.000 m
3
/ngày đêm. Đồng thời cải tạo hệ thống xử lí nước
đảm bảo chất lượng nước cung cấp đạt tiêu chuẩn cho người tiêu dùng. Cùng với việc
quản lí đường ống dẫn nước cũng đã được sửa chữa, thay thế đồng hồ, phát hiện các
điểm xì vỡ chống thất thoát nước tạo điều kiện kinh doanh nước sạch đúng và đủ số
lượng theo kế hoạch của Công ty cũng như cấp trên giao với tổng chiều dài mạng lưới là
2760 km, số đồng hồ được lắp đặt hơn 100.000 cái, số khách hành được sử dụng nước là
421.480 người( tính đến cuối tháng 12/2007). Áp lực nước tại nhà máy từ 3.0
÷
3.5 bar,

mạng cấp I từ 1.5
÷
3.5 bar, mạng cấp II từ 1.0
÷
2.0 bar, mạng cấp III từ 1.5
÷
0.5 bar.
Trong thời gian hiện nay Công ty đang đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống cấp
nước và sản xuất nước để nâng công suất của nhà máy lên 200.000 m
3
vào năm 2008 và
240.000 m
3
vào năm 2010. Qui hoạch và xây dựng chương trình phát triển nước sạch cho
nông thôn từ năm 2000 – 2010 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
II.Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty Cấp nước Đà Nẵng là Công ty hoạt động có sự quản lí của nhà nước nhưng
đây là Công ty nhà nước làm nhiệm vụ khai thác xử lí cung cấp, kinh doanh nước sạch
phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh doanh trên địa bàn thành phố,
đồng thời Công ty còn quản lí xây dựng chiến lược phát triển công trình cấp nước sạch
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cho các đơn vị và nông thôn. Xuất phát từ những vai trò như vậy Công ty có những chức
năng nhiệm vụ như sau:
- Khai thác sản xuất kinh doanh nước sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ớ
các đơn vị và nhân dân trong thành phố.
- Thi công lắp đặt các dây chuyền công nghệ sản xuất, xử lí nước sạch, lắp đặt hệ
thống trạm bơm và hệ thống chuyển dẫn nước phân phối.
- Khảo sát thiết kế và lập dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp các công trình cấp
nước cho đô thị và nông thôn.

- Kinh doanh vật tư chuyên ngành nước.
III. Sơ đồ tổ chức và đặc điểm tổ chức sản xuất
1.Sơ đồ tổ chức
2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất nước tại nhà máy
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 4
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Tổ chức hành chính
Trung tâm tư vấn
CTN
Ban Quản lí dự án
Kế hoạch Kĩ thuật
Tài chính Kế toán
Kinh doanh Vật tư
Thương vụ
Ban Giám sát
Xí nghiệp SX nước
Xí nghiệp Xây lắp
CNCN Hải Châu
CNCN Thanh Khê
CNCN Sơn Trà
CNCN Ngũ H.Sơn
CNCN Liên Chiểu
CNCN Cẩm Lệ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Việc tổ chức sản xuất của Công ty được chia làm 2 quá trình: Sản xuất nước của Công
ty được quản lí tập trung chủ yếu tại ba nhà máy là nhà máy nước Cầu Đỏ, nhà máy
nước Sân Bay và nhà máy nước Sơn Trà. Ngoài ra công ty còn có các trạm tăng áp
Nguyễn Văn Trỗi và Ngô Gia Tự. Sau đó quá trình phân phối nước sẽ giao cho các chi
nhánh quản lí và phạm vi quản lí của chi nhánh được chia theo địa bàn hành chính.

Qui trình sản xuất nước tại các nhà máy được tiến hành như sau:
a/ Tại nhà máy nước Cầu Đỏ
Nhà máy nước Cầu Đỏ với công suất thiết kế là 50.000 m
3
/ngày đêm nhưng hiện tại
công suất khai thác của nhà máy là 65.000m
3
/ngày đêm. Qui trình sản xuất, xử lí nước
sạch là một dây chuyền liên tục, không tạo bán thành phẩm mà chỉ tạo ra sản phẩm cuối
cùng là nước sạch.Quy trình xử lí nước của nhà máy Cầu Đỏ:
Dây chuyền sản xuất nước sạch được áp dụng như sau: Nước từ sông Cẩm Lệ được đua
vào hồ lắng sơ bộ. Đầu tiên nước được trạm bơm cấp I bơm lên cùng với dung dịch phèn
từ nhà trộn phèn được đưa vào bể phản ứng rồi qua bể lắng ngang. Tại đây các hạt cặn,
chất bẩn được lắng lại nhờ sự keo tụ của dung dịch phèn. Sau đó nước được đưa qua bể
lọc nhanh, những hạt cặn chưa kịp lắng sẽ được giữ lại. Nước qua bể lọc được đưa vào
bể chứa. Tại đây nhờ sự tham gia của Clor, các loại vi khuẩn, vi trùng bị tiêu diệt. Sau
khi nước đã được xử lí sẽ được bơm vào mạng lưới cung cấp nước cho thành phố bằng
trạm bơm cấp II và các tuyến ống chuyển dẫn. Tuỳ theo chất lượng nước sông sạch hay
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 5
Clorator
Rửa lọc
Sông
Mạng cấp nước
Hồ sơ lắng
Trạm bơm cấp I
Bể phản ứng
Bể chứa
Bể lắng ngang
Bể lọc nhanh
Trạm bơm cấp II

Bơm
định lượng
CLO KHỬ
TRÙNG
PHÈN VÔI
ĐÀI NƯỚC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
bẩn để điều chỉnh độ phèn cũng như lượng Clor thích hợp và công việc này do phòng thí
nghiệm ngay tại nhà máy thực hiện, sự điều chỉnh này được thực hiện từng giờ, từng ca
sản xuất.
Hiện nay, nhà máy nước Cầu Đỏ đang dần hoàn thiện hệ thống xử lí nước mới hiện đại
hơn với công suất lên đến 120.000 m
3
/ngàyđêm nhằm thay thế hệ thống cũ.Dây chuyền
của hệ thống mới:
b/ Tại nhà máy nước Sân Bay :
Nhà máy nước Sân Bay với công suất thiết kế là 30.000 m
3
/ngày đêm nhưng hiện
nay công suất khai thác là 45.000 m
3
/ngày đêm. Ở đây vận hành song song hai dây
chuyền xử lí
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 6
Mạng cấp nước
Hồ sơ lắng
Trạm bơm cấp I
Bể phản ứng
Bể chứa
Bể lắng lamen

Bể lọc
Trạm bơm cấp II
Clorator
Bơm
định lượng
CLO KHỬ
TRÙNG
PHÈN VÔI
ĐÀI NƯỚC
Hồ chứa
Rửa lọc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
c/Tại nhà máy nước Sơn Trà
Tại đây xử lí nước sạch đơn giản hơn so với dây chuyền xử lí nước sạch tại nhà máy
nước Cầu Đỏ do tại đây nguồn nước dùng để sản xuất là nước suối được lấy tư các con
suối trên núi với chất lượng nước tốt độ đục thấp.
Qui trình xử lí nước sạch tại đây như sau : Nước từ suối sơn Trà theo các tuyến ống
được đưa vào công trình lọc sơ bộ ( do nước tại đây có độ cao sẵn nên không cần sử
dụng các máy hút nước ). Sau khi lọc để ngăn lại các thứ rác, lá cây… nước tiếp tục qua
bể lọc, trong bể lọc này nước được khử trùng bởi Clor. Sau khi nước được xử lí đạt tiêu
chuẩn vệ sinh sẽ được cấp cho người tiêu dùng qua mạng lưới đường ống.
3.Tình hình nhân sự của công ty
- Hiện nay công ty có 456 lao động biên chế (HĐLĐ xác định thời hạn và không xác
định thời hạn )
- Nữ 160 ,chiếm 35%, Nam 216, chiếm 65%
- Nhóm lao động:
• Nghiệp vụ(quản lí nhân lực, tài chính, kế toán, kế hoạch, kĩ thuật, dự án)
• Thu tiền nước, ghi số đồng hồ nước
• Xây lắp các công trình cấp thoát nước
• Xử lí nước

• Tư vấn thiết kế cấp thoát nước
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 7
Mạng phân phối
Nước từ Cầu Đỏ
Bể phản ứng
Bể chứa
Bể lắng Lamen
Bể lọc
Trạm bơm cấp II
Bể phản ứng
Bể chứa
Bể lắng ly tâm
Bể lọc
Trạm bơm cấp
II
Bể phân phối
DÂY CHUYỀN MỚI
DÂY CHUYỀN CŨ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
4. Kết quả hoạt động kinh doanh:(ĐVT 100.000 đồng)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Doanh thu 69.012 80.971 100.572
Các khoản giảm trừ 0 0 0
Doanh thu thuần 69.012 80.971 100.572
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
3648.534 3690.81 3091.4
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 2335.19 2180 2898
Lợi nhuận bất thường 0 34.6 270
Tổng lợi nhuận trước thuế 5983.724 5905.41 6259.4

Thuế thu nhập doanh nghiệp (1675.4427
2)
(1653.514
8)
(1752.632
)
Lợi nhuận sau thuế 4308.2812
8
4251.8952 4506.768
Chương 2: CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
I. Nguyên tắc và cơ sở của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Phòng kế hoạch - kỹ thuật có nhiệm vụ lập kế hoạch cho hoạt động và quỹ lương cho cả
năm tiếp theo của Công ty. Một kế hoạch được lập dựa vào:
- Công việc, quỹ lương thực hiện trong năm trước.
- Khả năng, năng lực hoàn thành của Công ty.
- Tổng hợp cân đối các nguồn vốn đầu tư của các dự án đề ra.
- Tính khả thi, khả năng phát triển và thu lợi nhuận của dự án.
II. Nội dung chính của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Quy trình lập kế hoạch định hướng cho hoạt động năm tới của Công ty:
Dựa vào kết quả của năm trước

kinh phí

dự báo

kế hoạch mới.
Nguồn vốn để Công ty phát triển hệ thống mạng lưới dựa vào khấu hao cơ bản, ngân
sách thành phố cấp, chí phí phân bổ, vốn vay, vốn nước ngoài tài trợ, quỹ đầu tư phát
triển và phải được sự chấp nhận của Uỷ ban nhân dân thành phố. Một số chỉ tiêu kế
hoạch chủ yếu đó là:

- Giá trị sản xuất( triệu đồng ): Ngành sản xuất nước, ngành xây lắp.
- Sản phẩm chủ yếu: Nước máy tiêu thụ, đồng hồ nước lắp đặt mới, đồng hồ cải tạo.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tỷ lệ nước thất thoát ( % )
- Tổng doanh thu ( triệu đồng ): ngành sản xuất nước, ngành xây lắp, vật tư.
- Lợi nhuận trước thuế, các khoản nộp ngân sách.
- Thu nhập bình quân
- Kế hoạch về sử dụng hoá chất và điện năng cho sản xuất nước.
- Kế hoạch về nước súc xả.
- Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cân đối các nguồn vốn: Dự án cấp nước thành
phố giai đoạn1-2, Dự án quy hoạch tổng thể cấp nước thành phố Đà Nẵng tới năm 2010 .
- Kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản: Phát triển, cải thiện hệ thống cấp nước và vệ
sinh, Dự án hỗ trợ giảm thất thoát nước.
- Kế hoạch về thực hiện và giải ngân vốn xây dựng cơ bản công trình, kế hoạch vốn
đầu tư phát triển cải tạo mạng lưới,
- Kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên.
- Kế hoạch phòng chống thiên tai
- Kế hoạch đầu tư cho công tác quản lý.
- Kế hoạch giá thành sản xuất nước máy.
- Kế hoạch về chi tiêu các quỹ và tổng hợp tiền lương.
Chương 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH QUẢN LÍ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC
I. Quy trình vận hành quản lý sản xuất nước tại nhà máy
Quy trình quản lí kĩ thuật trong vận hành các hệ thống cung cấp nước là những yêu cầu cơ
bản trong thao tác vận hành nhằm tận dụng tối đa hiệu suất của máy móc thiết bị và công
trình. Việc tổ chức quản lí kỹ thuật của Công ty cấp nước Đà Nẵng được thực hiện căn cứ
Tiêu chuẩn xây dưng TCXD 76:1979 Quy định quản lí kỹ thuật trong vận hành các hệ
thống cung cấp nước.
1.Quản lí công trình thu nước mặt

*Các biện pháp chủ yếu để quản lí công trình thu nước
- Thau rửa các lưới chắn rác khỏi rông rêu: dùng cào, thợ lặn, lấy lưới lên khỏi mặt
nước.
- Ống tự chảy hay ống xiphông: cần nghiên cứu độ lắng cặn qua sự chênh lệch giữa
mực nước trong giếng thu với mực nước sông, khi độ chênh quá giới hạn thì tiến hành
rửa ống.
- Kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của các công trình thu để đảm bảo công
trình làm việc trong điều kiện kĩ thuật tốt
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
*Thời hạn kiểm tra, thau rửa và sửa chữa
Tên công trình
Thời hạn kiểm
tra
Thời hạn thau
rửa
Thời hạn sửa chữa
Nhỏ Lớn
*Miệng thu và lưới công trình thu
- Chế độ làm việc bình thường
- Thời kì nước lũ nhiều rác củi
- Thời kì lá rụng làm xanh nước
- Đường ống tự chảy
*Kiểm tra tình trạng làm việc
của các van
* Kiểm tra các loạiđồng hồ đo
lưu lượng
6 tháng/1lần
Thường xuyên
Thường xuyên

6 tháng/1lần
6 tháng/1lần
Tuỳ mức độ
- nt -
Thường xuyên
Tuỳ mức độ tích
cặn
-
6 tháng/1lần
- nt -
- nt -
Tuỳ mức độ
cần thiết
6 tháng/1lần
6 tháng/1lần
Tuỳ mức độ
- nt -
- nt -
Tuỳ mức độ
cần thiết
5 năm/1lần
3 năm/1 lần
2.Quản lí trạm bơm cấp I và II
- Các chỉ tiêu cơ bản cần kiểm tra: Lưu lượng nước vào mạng lưới, áp lực nước phát đi,
lượng điện và nhiên liệu tiêu thụ, số giờ hoạt động.
- Máy móc thiết bị trong trạm phải có đầy đủ lí lịch, đặc tính kỹ thuật
- Các thết bị tại trạm bơm cần kiểm tra: máy bơm, đồng hồ chân không, áp kế, van an
toàn, van một chiều
- Trạm bơm có các máy dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục.
3.Quản lí công trình xử lí

Nguyên tắc:
- Các công trình xử lí tại các nhà máy được hoạt động một cách liên tục, quá trình sửa
chữa, kiểm tra, súc xả được thực hiện luân phiên để đảm bảo cung cấp nước sạnh cho
khách hàng sử dụng.
- Trước khi vận hành thử phải làm công tác chuẩn bị cần thiết
- Trước khi vận hành phải tẩy rửa toàn bộ bằng clo, vật liệu lọc: 100mg/l; công trình bê
tông, gạch, đường ống: 50mg/l
Kiểm tra định kỳ các công trình và thiết bị trạm xử lí
Công trình Công việc Cán bộ kiểm
tra
Bể trộn Quan sát bên trong thành và vách ngăn, van khoá.
Quan sát tốc độ chuyển động của nước, độ đống
Trưởng phòng
kỹ thuật hay kỹ
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bể phản ứng
Bể lắng
Bể lọc
Bể chứa nước
sạch
Thiết bị pha
trộn phèn
Nhà clo
cặn. Áp dụng các công tác thí nghiệm để nâng cao
hiệu suất
Quan sát chế độ làm việc của bể lắng, độ phân
phối. Lên kế hoạch tháo cặn. Quá trình rửa bể lắng
Lamen được thực hiện một tuần một lần.
Quan sát tốc độ lọc, bề mặt lớp vật liệu lọc. Quá

trình rửa lọc được thực hiện 4 lần/ ngày. Rửa bằng
gió nước kết hợp.
Kiểm tra chiều cao vật liệu lọc, quan sát bề mặt
lớp lọc:
- - Trước khi rửa: chú ý độ nhiễm bẩn của cát lọc,
lớp màng.
- Sau khi rửa: Tìm chỗ chưa đạt, độ nhiễm bẩn
còn lại
Quan sát bên trong thành và vách ngăn, van khoá.
Quan sát bên ngoài thiết bị
Kiểm tra liều lượng hoá chất cho vào bể trộn được
tiến hành hàng giờ, bảo hộ lao động của công
nhân. Hàng quý phải kiểm tra các phụ tùng thiết bị
qua bộ phận pha trộn.
Bảo quản hoá chất theo quy tắc, kiểm tra độ đầy
clo trong bình tiêu chuẩn
sư công nghệ
nt
II. Quy trình vận hành quản lý đường ống
Quy định quy trình quản lý đường ống là góp phần quản lí vận hành tốt hệ thống mạng
lưới đường ống cấp nước, đảm bảo cung cấp nước cho khách hàng đạt yêu cầu về số
lượng và chất lượng.
Đường ống cấp nước được chia làm 3 loại:
- Đường ống cấp I: là đường ống dẫn nước sạch hoặc thô có đường kính D> 300mm
- Đường ống cấp II: là đường ống dẫn nước sạch có đường kính 100mm

D

300mm
- Đường ống cấp III: là đường ống dẫn nước sạch có đường kính D< 100mm

*Nội dung
1. Nghiệm thu: quản lý hồ sơ khi đưa vào sử dụng và khi sửa chữa
a/ Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật:
- Kiểm tra hồ sơ gồm có:
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Bản vẽ hoàn công
• Bản vẽ thiết kế
• Quyết toán, dự toán.
• Hồ sơ pháp lý
- Cập nhật hồ sơ gồm:
• Tuyến ống trên bản đồ nền mạng lưới thành phố.
• Tuyến ống trên phần mềm Epanet mạng lưới cấp nước thành phố.
• Đặt các nút theo thứ tự từ thấp đến cao, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Nếu
có nút phát sinh thì lấy theo số nút phía trước và thêm chỉ số phụ từ nhỏ đến lớn.
• Đặt tên theo quy định: CI/ đường kính/ loại ống/ năm lắp đặt.
- Lưu các hồ sơ pháp lý gốc.
b/ Đơn vị quản lý mạng lưới đường ống:
- Kiểm tra thực tế hiện trạng đối chiếu với bản vẽ hoàn công.
- Lưu bản vẽ hoàn công và bản đồ mạng.
2. Đóng mở van khóa
a/Việc đóng mở van khóa được thực hiện khi:
- Điều chỉnh áp lực mạng trên cơ sở kĩ thuật:
- Đấu nối với đường ống khác
- Sửa chữa mạng lưới.
- Súc xả đườn ống mới lắp đặt hay súc xả theo định kì.
Khi có nhu cầu đóng mở van khóa:
- Đơn vị yêu cầu lập phiếu đề nghị theo biểu mẫu.
- Đơn vị quản lí mạng lưới kiểm tra, đề nghị phương án đóng mở theo biểu mẫu, phòng
Kế hoạch -Kỹ thuật kiểm tra định kỳ, Giám đốc phê duyệt.

- Trong trường hợp phẩn cấp, Trưởng phòng Kế hoạch- Kỹ thuật hoặc trưởng đơn vị
quản lí mạng lưới đường ống được phép ra lệnh đóng mở van khóa nhưng phải viết báo
cáo trình Giám đốc.
- Người thực hiện đóng mở van khóa do Trưởng đơn vị quản lý mạng lưới chỉ định.
- Người giám sát đóng mở van khóa do Trưởng phòng Kế hoạch- Kỹ thuật chỉ định
b. Trình tự đóng mở van khóa
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Kiểm tra các vị trí van khóa cần đóng mở trên thực tế trước khi thao tác 4 giờ. Kết
quả kiểm tra được ghi trong phiếu thao tác.
- Tiến hành đóng mở van khóa theo phương án mà Giám đốc thông qua. Mô tả việc
đóng mở van khóa trong phiếu thao tác.
3. Đấu nối, sửa chữa
a/ Việc đấu nối
- Mỗi lọai đường ống chỉ được đấu nối với mỗi loại đường ống phân phối thích hợp.
- Đơn vị đấu nối lập phiếu xin đấu nối theo biểu mẫu.
- Việc thi công đấu nối sửa chữa chỉ được thực hiện trong những thời gian nhất định và
trong thời gian mất nước do khách quan.
- Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và trưởng đơn vị quản lí mạng lưới chỉ định
người giám sát việc đấu nối.
- Việc đấu nối được miêu tả trong phiếu thao tác và ghi chép trong sổ tay quản lí mạng
lưới. Tất cả các nút phải được chụp ảnh, thể hiện đầy đủ các chi tiết đấu nối và được coi
là một phần của hồ sơ lưu.
- Tiến hành nghiệm thu bàn giao sau khi công việc hoàn thành.
b/ Việc sửa chữa
- Việc sửa chữa được tiến hành theo lịch do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lập hoặc do đề
nghị của Đơn vị quản lí mạng lưới hoặc do trường hợp có sự cố mạng lưới.
- Việc sửa chữa phải tiến hành kịp thời. Thời gian sửa chữa sẽ tùy từng trường hợp cụ
thể nhưng phải đảm bảo thời gian ngừng cấp nước là ngắn nhất.
- Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và trưởng đơn vị quản lí mạng lưới chỉ định

người giám sát việc sửa chữa.
- Việc sửa chữa được miêu tả trong phiếu thao tác và ghi chép trong sổ tay quản lí
mạng lưới
- Tiến hành nghiệm thu bàn giao sau khi công việc hoàn thành.
4. Súc xả, kiểm tra đường ống
a/Việc súc xả đường ống
- Việc súc xả được tiến hành định kì hằng năm theo lịch do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
lập hoặc trước khi nghiệm thu bàn giao hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất có sự đồng ý
của Giám đốc công ty.
- Người chỉ đạo súc xả do Giám đốc hay trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật hay trưởng
đơn vị quản lí mạng lưới chỉ định.
- Người thực hiện súc xả do Trưởng đơn vị quản lý mạng lưới phân công.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Người giám sát việc súc xả do Trưởng phòng Kế hoạch- Kỹ thuật phân công.
* Trình tự súc xả
- Định vị tuyến ống cần súc xả cặn căn cứ vào bảm đồ hệ thống mạng lưới đường ống
toàn thành phố.
- Tiến hành súc xả đường ống theo yêu cầu kỹ thuật.
- Yêu cầu: Độ đục của nước trong tuyến ống sau khi súc xả xong phải đạt

2 NTU
- Việc súc xả phải tiến hành vào thời gian quy định.
- Lượng nước súc xả không vượt quá 10% công suất cấp nước toàn thnàh phố và
khoảng cách giữa hai lần súc xả phải

48 giờ
- Việc súc xả được miêu tả trong phiếu thao tác và ghi chép trong sổ tay quản lí mạng
lưới
b/ Việc kiểm tra đường ống

- Việc kiểm tra được tiến hành theo lịch do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lập hoặc do đề
nghị của Đơn vị quản lí mạng lưới hoặc do trường hợp có sự cố mạng lưới.
- Thời gian kiểm tra sẽ tùy từng trường hợp cụ thể nhưng phải đảm bảo thời gian
ngừng cấp nước là ngắn nhất.
- Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật hay Trưởng đơn vị quản lí mạng lưới giám sát
việc kiểm tra.
- Việc kiểm tra được miêu tả trong phiếu thao tác và ghi chép trong sổ tay quản lí
mạng lưới.
5. Việc kiểm tra áp lực mạng
- Việc kiểm tra áp lực mạng được thực hiện hàng ngày theo giờ tại các nút quy định.
- Áp lực mạng chuyển dần theo chế độ làm việc của mạng nhưng không được dưới
1kg/cm2 và không lớn hơn 6 kg/cm2.
- Việc kiểm tra áp lực mạng do đơn vị quản lí mạng lưới thực hiện và báo cáo lên
phòng Kế hoạch - Kỹ thuật.
6. Công cụ quản lí đường ống
- ISO 9001:2001
- Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006
- Quy chuẩn hệ thống cấp nước trong nhà và công trình số 47/199/QĐBV ban hành
21/12/1999.
- Quyết định 15/2005/QĐ-UB ngày 02/02/2005 của UBND thành phố Đà Nẵng ban
hành Quy định về cung cấp, sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn
thành phố.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
III. Quy trình quản lý chất lượng nước
1. Mục đích
Kiểm soát chất lượng nước nguồn (nước thô), nước trong từng công đoạn xử lý tại các
cơ sở sản xuất nước (các nhà máy và trạm cấp nước),và nước tại mạng lưới trực thuộc
Công ty Cấp nước Đà Nẵng nhằm đảm bảo nước cấp cho người dân đạt yêu cầu về chất
lượng theo quy định của Bộ Y Tế Việt Nam.

2. Kiểm soát chất lượng nước tại cơ sở sản xuất nước
a.Cách thức kiểm soát:
- Kiểm tra các chỉ tiêu lý hoá và vi sinh của nước thô, đưa ra biện pháp xử lý và liều
lượng hoá chất phù hợp.
- Đối chiếu các chỉ tiêu lý hoá và vi sinh của nước nguồn với tiêu chuẩn TCXD: 1999
(Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt - nước ngầm phục vụ hệ thống cấp nước sinh
hoạt). Các trường hợp có khác biệt lớn, phải đề xuất phương án xử lý, báo cáo lãnh đạo
cơ sở sản xuất nước quyết định.
b. Phương pháp kiểm soát:
1. Lấy mẫu nước nguồn để phân tích tính chất lý hoá và vi sinh:
Theo quy định TCVN 2652:1978 - Phương pháp lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu.
2. Kiểm tra các chỉ tiêu lý hoá và vi sinh:
Theo Thường quy kỹ thuật Y học Lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế.
3. Xác định lượng hoá chất keo tụ - kết bông (phèn, vôi, PAC, )cần thiết để làm trong
nước: Phương pháp Jar - test
4. Xác định lượng Cl
2
dư:
Phương pháp kiểm tra lượng clo dư được xác định theo TCVN 2673:1978.
5. Xác định nồng độ Al
2
O
3
hoạt tính có trong phèn nhôm, nồng độ CaO hoạt tính có trong
vôi bột :Theo “Standard Methods” (Standard Methods: Các phương pháp tiêu chuẩn).
Lịch kiểm tra chất lượng nước trong từng công đoạn xử lý
Tên
mẫu
nước
Vị trí

lấy mẫu
Tần suất
lấy mẫu
Các chỉ tiêu cần xác định
Người
thực hiện
Người
kiểm tra
Nước
nguồn
Trước
bể trộn
tại các
cơ sở
SX nước
(Hồ sơ
lắng, )
2giờ/1lần Độ đục
Nhân
viên trực
xét
nghiệm
Cán bộ
Quản lý kỹ
thuật chất
lượng
nước của
Công ty.
1ca/1lần
pH; Độ dẫn điện; TDS; Nhiệt độ;

Độ mặn; Mùi vị.
1ngày/1lần
Độ kiềm; Độ cứng; Độ ôxy hoá;
ClO
2
; Vẩn chất lơ lửng (SS); Màu;
COD; Chì(Pb); Asen (As); Thuỷ
ngân (Hg); Cyanogen; Alkaloid.
1tuần/1lần
Fe toàn phần; Fe
2+
; NO
3
-
; Mn; PO
4
3-
;
SO
4
2-
; NH
4
+
; NH
3
;
2tuần/1lần Coliform tổng số (E. coli)
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nước
sau
lắng
Tại cuối
mỗi bể
lắng
1ca/2lần Độ đục, pH
Nhân
viên trực
xét
nghiệm
Cán bộ
Quản lý kỹ
thuật chất
lượng
nước của
Công ty.
Nước
sau xử
lý (sau
lọc và
khử
trùng)
Tại bể
chứa
nước đã
xử lý
(trước
khi cấp
vào

mạng
phân
phối)
1ca/1lần
Độ đục, pH, nhiệt độ, độ dẫn điện,
TDS, độ mặn, mùi vị.
Nhân
viên trực
xét
nghiệm
Cán bộ
Quản lý kỹ
thuật chất
lượng
nước của
Công ty.
1ngày/1lần
Độ kiềm, độ cứng, độ ôxy hoá, Fe
toàn phần, Fe
2+
, NO
3
-
Mn, PO
4
3-
,
SO
4
2-

, NH
4
+
, NH
3
, ClO
2
, vẩn chất lơ
lửng (SS), màu, COD, Chì (Pb),
Asen (As), Thuỷ ngân (Hg),
Cyanogen, Alkaloid.
1giờ/1lần Clo dư
2tuần/1lần Coliform tổng số (E. coli)
Hoá chất
keo tụ -
kết bông
chuẩn
dùng để
định
lượng.
Tại
Phòng
xét
nghiệm
1ca/1lần
hoặc nhiều
hơn tuỳ theo
sự thay đổi
độ đục của
nước nguồn.

Lượng hoá chất keo tụ - kết bông
(phèn, PAC, vôi, ) cần thiết cho
vào nước nguồn để xử lý làm trong.
Nhân
viên trực
xét
nghiệm
Tổ trưởng
(hoặc
trưởng
phòng) xét
nghiệm
Hoá chất
keo tụ - kết
bông dùng
để châm
vào nước
xử lý
Tại bể
pha trộn
1 ca/1lần
Nồng độ dung dịch hoà trộn. Tỷ
trọng của dung dịch trong bể. Nồng
độ hoá chất (Al
2
O
3
, CaO) hoạt tính
trong dung dịch pha.
Nhân

viên trực
xét
nghiệm
Tổ trưởng
(hoặc
trưởng
phòng) xét
nghiệm
Hoá chất
keo tụ -
kết bông
(Phèn,
vôi, )
Kho hoá
chất
1đợt nhập
kho /1lần
Nồng độ Al
2
O
3
hoạt tính trong phèn
nhôm, nồng độ CaO hoạt tính có
trong vôi bột.
Nhân
viên trực
xét
nghiệm
Tổ trưởng
(hoặc

trưởng
phòng) xét
nghiệm
c. Ghi chép - báo cáo kết quả - lưu trữ:
- Kết quả kiểm tra chất lượng của nước hàng ngày sẽ được ghi chép theo các biểu mẫu
và được lưu trữ tại Phòng xét nghiệm của từng cơ sở sản xuất nước.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Kết quả kiểm tra nồng độ Al2O3 hoạt tính có trong phèn nhôm, nồng độ CaO hoạt
tính có trong vôi bột sẽ được ghi theo biểu mẫu BM 824 - 09 (Kết quả kiểm tra chất
lượng phèn) và biểu mẫu BM 824 - 10 (Kết quả kiểm tra chất lượng vôi). Lưu tại Phòng
xét nghiệm của từng cơ sở sản xuất nước.
- Kết quả tổng hợp do tổ trưởng Phòng xét nghiệm của đơn vị quản lý các cơ sở sản
xuất viết theo biểu mẫu BM 824 - 01 (Báo cáo chất lượng nước hàng ngày) và chuyển về
Đơn vị quản lý kỹ thuật chất lượng nước của Công ty vào 16h hàng ngày. Đơn vị quản lý
kỹ thuật chất lượng nước của Công ty
- Kết quả kiểm tra tình hình xử lý nước và chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất nước
thuộc Công ty sẽ do Cán bộ Quản lý kỹ thuật chất lượng nước của Công ty viết theo biểu
mẫu BM 824 – 05 (Kết quả kiểm tra nước sản xuất tại nhà máy) và trình Giám đốc Công
ty ngay sau khi kiểm tra cơ sở sản xuất.
3. Kiểm soát chất lượng nước mạng lưới
a. Cách thức kiểm soát:
- Kiểm soát chất lượng nước trong mạng lưới cấp nước thông qua việc lấy mẫu và
kiểm tra chất lượng nước theo từng loại tuyến ống trong từng quận(huyện).
Các loại tuyến ống gồm:
- Tuyến ống cấp I : Gồm các tuyến ống ∅ > 300
- Tuyến ống cấp II : Gồm các tuyến ống 100 ≤ ∅ ≤ 200
- Tuyến ống cấp III : Gồm các tuyến ống ∅ < 100
Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục nếu cần, nhằm đảm bảo nước cấp đạt
theo“Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống“(Ban hành kèm theo Quyết định số

1329/2002/BYT - QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế).
- Tiến hành lấy mẫu tại các vị trí nhất định trên từng loại tuyến ống, theo từng quận.
Các điểm lấy mẫu được xác định cụ thể trên Bản đồ chất lượng nước mạng.
- Việc kiểm soát sẽ được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
b. Phương pháp kiểm soát:
- Lấy mẫu nước tại vị trí đã định theo Bản đồ chất lượng nước mạng.
- Lấy mẫu nước để kiểm tra tính chất lý hoá và vi sinh: Theo quy định TCVN
2652:1978 - Phương pháp lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu.
- Kiểm tra các chỉ tiêu lý hoá và vi sinh:
• Đo pH : Đo bằng máy đo pH.
• Đo độ đục : Đo bằng máy đo độ đục Hach 2100P
• Đo E.C, T.D.S và độ mặn : Đo bằng máy đo 3 chức năng Sensions 5.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Đo vi sinh : Theo phương pháp màng lọc MF.
- Đo clo dư: Phương pháp kiểm tra được xác định theo TCVN 2673:1978.
Tần suất kiểm soát:
Chế độ Tần suất lấy mẫu Vị trí lấy mẫu
Định kỳ
10mẫu/1lần vào ngày thứ 2 hàng tuần Quận Cẩm Lệ
10mẫu/1lần vào ngày thứ 3 hàng tuần Quận Sơn Trà & Quận Hải Châu
10mẫu/1lần vào ngày thứ 4 hàng tuần Q.Thanh Khê & Q. Liên Chiểu
10mẫu/1lần vào ngày thứ 5 hàng tuần Quận Ngũ Hành Sơn
10mẫu/1lần vào ngày thứ 6 hàng tuần Huyện Hoà Vang
Đột xuất
Khi có yêu cầu của khách hàng hoặc
theo lệnh của Giám đốc Công ty.
Theo yêu cầu
c.Báo cáo kết quả:
- Kết quả kiểm tra chất lượng nước mạng lưới cấp nước: Do Cán bộ Quản lý kỹ thuật

chất lượng nước tổng hợp tại thời điểm kiểm tra theo biểu mẫu BM 824 - 06 (Báo cáo
chất lượng nước mạng lưới cấp nước).
- Báo cáo tháng: Do Cán bộ Quản lý kỹ thuật chất lượng nước tổng hợp vào ngày 26
hàng tháng theo biểu mẫu BM 824 - 07 (Báo cáo chất lượng nước tháng) .
4. Công cụ quản lý
- Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống
- Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt - nước ngầm phục vụ hệ thống cấp nước sinh
hoạt TCXD 233:1999.
- Thường quy kỹ thuật - Y học Lao động và Vệ sinh môi trường.
- TCVN 2652: 1978: Phương pháp lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu.
- TCVN 2673: 1978: Phương pháp xác định hàm lượng clo tự do(clo dư).
IV. Quy trình vận hành quản lý máy móc
Quy định quy trình quản lí máy móc thiết bị, góp phần đảm bảo vận hành khai thác các
máy móc thiết bị một cách liên tục theo các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật.
1.Quản lí hồ sơ máy móc thiết bị
a/ Phòng kỹ thuật:
- Mở sổ quản lí các máy móc thiết bị sản xuất theo từng chủng loại, biểu mẫu.
- Lập hồ sơ các máy móc thiết bị sản xuất đã được đưa vào sử dụng gồm:
• Lí lịch thiết bị.
• Sổ tay hướng dẫn sử dụng.
• Biên bản nghiệm thu khi mua, lắp đặt, vận hành thử tải.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Bản vẽ lắp đặt.
• Hướng dẫn vận hành, bảo trì.
• Hồ sơ hiệu chỉnh - Kiểm định.
• Sổ theo dõi vận hành, bảo dưỡng.
• Lưu hồ sơ gốc của các máy móc thiết bị sản xuất.
b / Đơn vị quản lí sử dụng máy móc thiết bị:
Mở sổ theo dõi vận hành, bảo dưỡng theo biểu mẫu.

2.Quản lí vận hành máy móc thiết bị
a/ Phòng kỹ thuật:
- Hướng dẫn vận hành thiết bị máy móc khi đưa vào sử dụng.
- Giám sát qua trình vận hành về mặt kỹ thuật.
- Xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý khi có sự cố xảy ra trong quá trình
vận hành.
b/ Đơn vị quản lí sử dụng máy móc
- Trực tiếp vận hành thiết bị máy móc sản xuất.
- Cập nhật vào sổ theo dõi vậm hành thiết bị.
3. Quản lí bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị
3.1 Việc bảo trì
a/ Phòng kỹ thuật:
- Hướng dẫn bảo trì thiết bị máy móc khi đưa vào sử dụng.
- Giám sát công tác bảo trì đúng theo kế hoạch đã lập.
b/ Đơn vị quản lí sử dụng máy móc:
- Lập kế hoạch bảo trì hàng tháng hoặc hàng quý tuỳ theo chu kì bảo dưỡng của từng
thiết bị máy móc.
- Thực hiện việc bảo trì thiết bị.
- Mở sổ theo dõi bảo trì máy móc thiết bị theo biểu mẫu và cập nhật vào sổ theo dõi
bảo trì thiết bị
3.2. Việc sửa chữa
- Trong qua trình vận hành, nếu thiết bị có xảy ra sự cố, Đơn vị quản lí sử dụng thiết
bị lập biên bản sự cố theo biểu mẫu chuyển đến phòng Kỹ thuật để kiểm tra xử lí. cần
phải có thiết bị dự phòng để hoạt động thay thế trong thời gian xảy ra sự cố.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phòng Kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra, xác định nguyên nhân sự cố và đề ra biệ
pháp khắc phục sự cố trình Giám đốc công ty theo biểu mẫu.
- Trong thời gian sửa chữa, phải có thiết bị dự phòng hoạt động thay thế. Nếu không
có thiết bị dự phòng thì việc sửa chữa phải đảm bảo kịp thời; Thời gian sửa chữa sẽ thay

đổi tuỳ thao từng trường hợp cụ thể nhưng phải đảm bảo thời gian ngừng cấp nước là
ngắn nhất.
- Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật giám sát việc sửa chữa.
- Việc sửa chữa được mô tả trong phiếu sửa chữa thiết bị máy móc và trong sổ quản lí
thiết bị máy móc sản xuất.
- Tiến hành nghiệm thu bàn giao sau khi công việc hoàn thành.
4. Quản lí việc nghiệm thu máy móc thiết bị khi mua, lắp đặt
- Nôi dung, thành phần và trình tự nghiệm thu: Theo quy định quản lí chất lượng xây
dựng cơ bản.
- Thành phần tham gia về phía công ty: Giám đốc Công ty, trưởng phòng Kỹ thuật và
trưởng đơn vị quản lí sử dụng máy móc thiết bị.
a/ Phòng Kỹ thuật :
- Kiểm tra hồ sơ gồm:
• Lí lịch thiết bị.
• Catologue
• Sổ tay hướng dẫn sử dụng.
• Phiếu bảo hành thiết bị.
• Bản vẽ hướng dẫn lắp đặt.
• Hướng dẫn vận hành, bảo trì.
• Hồ sơ hiệu chỉnh - Kiểm định.
- Kiểm tra về mặt kỹ thuật các máy móc thiết bị đối chiếu với tài liệu kỹ thuật, hợp
đồng.
- Nếu là lắp đặt thì phải nghiệm thu chạy thử không tải và chạy thử có tải sau khi lắp
đặt.
- Cập nhật hồ sơ, lưu các hồ sơ gốc.
b/ Đơn vị quản lí sử dụng máy móc thiết bị:
- Chứng kiến thực tế việc nghiệm thu.
- Lưu hồ sơ máy móc thiết bị sẽ quản lí hay sử dụng.
5. Quản lí việc hiệu chuẩn - kiểm định máy móc thiết bị
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 20

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Thiết bị máy móc cần được hiệu chỉnh gồm: các thiết bị kiểm tra, đo lường, thiết bị
vận tải, nâng kéo, thiết bị an toàn, bình chịu áp lực.
- Phòng Kỹ thuật lập danh mục thiết bị cần hiệu chuẩn - kiểm định theo biểu mẫu
- Phòng Kỹ thuật tiến hành đăng kí với các đợn vị cung cấp dịch vụ hiệu chỉnh - kiểm
định. Theo thời gian đã đăng kí phòng Kỹ thuật sẽ tổ chức để các đơn vị cung cấp dịch
vụ hiệu chỉnh - kiểm định.
- Các thiết bị sau khi hiệu chỉnh - kiểm định phải được dán nhãn do đơn vị hiệu chỉnh -
kiểm định cấp.
- Không sử dụng các thiết bị máy móc chưa được hiệu chỉnh - kiểm định hoặc quá hạn
hiệu chỉnh- kiểm định. Trong trường hợp đến thời hạn hiệu chỉnh - kiểm định mà đơn vị
hiệu chỉnh- kiểm định chưa thực hiện, phòng Kỹ thuật sẽ lập phiếu đề nghị hiệu chỉnh -
kiểm định theo mẫu
- Hồ sơ hiệu chỉnh - kiểm định sẽ được lưu tại phòng Kỹ thuật và đơn vị quản lí sử
dụng thiết bị máy móc
6. Các công cụ quản lí máy móc:
- ISO 9001:2001
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam - Tập VII - quản lí chất lượng và
nghiệm thu Quy chuẩn hệ thống cấp nước trong nhà và công trình số 47/199/QĐBV
ban hành ngay 21/12/1999
Chương 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ ỐNG NHÁNH
I. Quy định và các yêu cầu thiết kế
- Ống nhánh thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 7305, ISO 4427: 1996 với áp lực công tác
PN10.
- Đường kính ghi trên bản vẽ là đường kính ngoài.
- Không nên sử dụng biện pháp cắt đặt tê trên ống chính mà dùng biện pháp khoan đai
để lắp ống nhánh vào nhà dân. Với ống D26 cũ sẽ lắp đai D32x3/4”, ống D33 cũ sẽ lắp
đai D40x3/4”, ống D40 cũ sẽ lắp đai D50x3/4”, ống D50 cũ sẽ lắp đai D63x3/4” hoặc
đai D60x20.
- Ống có đường kính D ≤ 63 sử dụng các đai nhựa HDPE (Dx3/4”) Trường hợp khách

hàng có nhu cầu ống lớn hơn do phục vụ sản xuất, kinh doanh thì sử dụng đai D x1”, D x
1.1/4”.
- Ống có đường kính D ≥ 63 sử dụng các đai nhựa HDPE (Dx3/4”), đai quang inox
(Dx3/4”) hoặc đai gang (Dx20). Các đai này giá khác nhau nên người thiết kế để cho
chủ hộ tự chọn loại.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Thiết kế theo mẫu không có vòi có sẵn. Riêng trường hợp chủ hộ yêu cầu lắp vòi thì
làm theo mẫu lắp vòi.
- Đại đa số đều sử dụng van cóc đầu nhánh. Tuy nhiên trường hợp chiều dài L nhỏ, áp
lực nước trên ống chính thấp thì cho phép bỏ van cóc đầu nhánh. Việc này do người thiết
kế tự quyết định.
- Khoá trước đồng hồ lắp khoá góc có van 1 chiều D25x15 có 1 đầu kẹp. Tại những
vùng áp lực nước yếu <3m thì không dùng loại có van 1 chiều. Khoá sau đồng hồ sử
dụng khoá góc không có van 1 chiều D25x15 có 1 đầu kẹp
- Hộp bảo vệ đồng hồ có lắp hay không tuỳ thuộc vào thoả thuận của người thiết kế và
khách hàng.
- Chỉ tính 1 cuộn cao su non/1 hồ sơ do phụ tùng nối ren bằng thép còn rất ít .
- Cấp đất đào, lấp trong thành phố thể hiện trên bản vẽ là đất cấp 2 để phù hợp với ý
kiến của Sở xây dựng (trừ khu vực Hoà Sơn hoặc những vùng đồi núi).
- Trên bản vẽ phải thể hiện các chi tiết sau :
• Mặt bằng vị trí ngôi nhà để người thi công, biên đọc, thu tiền có thể theo sơ đồ này
tìm được nhà của khách hàng. Trường hợp là khu dân cư phải thể hiện thêm sơ đồ vị trí
dãy lô cần thiết kế trên tổng mặt bằng khu dân cư.
• Sơ đồ không gian.
• Chi tiết vị trí đặt đồng hồ so với tường rào, cổng ngõ hoặc tường nhà.
• Mặt cắt mương đào, hố thế đấu ống.
Các ghi chú như vị trí của tuyến ống chính so với mép nhà hoặc mép vỉa hè; trách
nhiệm hoàn trả vỉa hè, nền đường của từng đơn vị cá nhân.
II. Quy trình thiết kế

1.Nguyên tắc thiết kế:
- Tùy theo nhu cầu của khách hàng, khả năng cung cấp của mạng lưới mà chọn quy
cách đường ống, đồng hồ cho phù hợp.
- Phù tùng sử dụng loại tương thích với ống nhựa HDPE được sản xuất theo tiêu chuẩn
ISO 4427, áp lực 10kg/cm2.
- Đồng hồ sử dụng loại có độ chính xác cấp B.
- Phần vật tư, đồng hồ do Công ty cung cấp toàn bộ. Trường hợp khách hàng có nhu
cầu tự cấp thì phải xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ và tiêu chuẩn kỹ thuật tương thích với
điều kiện trên.
- Vị trí đặt đồng hồ phải ở phía trước nhà, đảm bảo thuận lợi cho biên đọc, quản lý.
2.Bản vẽ:
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Sử dụng khổ giấy A4 theo mẫu chung của Công ty. Trường hợp đặc biệt, có thể sử
dụng khổ giấy A3.
- Bản vẽ phải thể hiện rõ mặt bằng vị trí nhà khách hàng và tuyến ống chính (nên chọn
các tỷ lệ 1/1000; 1/2000; 1/5000).
- Bản vẽ phải thể hiện rõ sơ đồ không gian. Các ký hiệu phụ tùng, đường ống, van
khóa, v.v sử dụng theo quy định.
- Mặt cắt mương đào thể hiện ở tỷ lệ 1/25.
- Thể hiện khoảng cách đặt đồng hồ với vật kiến trúc liên quan (tường nhà, tường rào,
cổng ngõ .v.v )
3.Dự toán:
Lập theo khối lượng trong bản vẽ và chương trình của Công ty. Lập dự toán dựa vào
các văn bản theo Nghị định, Thông tư, Thông báo, Đơn giá xây dựng công trình của
Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND Thành phố Đà Nẵng.
4. Thi công:
- Chuẩn bị, đo đạc xác định vị trí đặt đồng hồ, điểm đấu nối.
- Đào kiểm tra vị trí đấu nối, lắp đặt đai (chưa khoan ống).
- Đào, lắp đặt ống và đồng hồ, lấp đất chừa các vị trí đấu nối.

- Thử áp lực đường ống, đồng hồ với áp lực thử 4kg/cm2.
- Khoan đai, đấu nối, xả nước vệ sinh ống.
- Kiểm tra áp lực nước tại vị trí nút đồng hồ.
- Hoàn trả mặt bằng theo nguyên trạng, làm vệ sinh.
- Lập biên bản nghiệm thu, niêm chì (theo mẫu).
- Trường hợp có trở ngại khi thi công, báo người thiết kế phối hợp xử lý.
5. Sau khi thi công xong: Tập hợp Hồ sơ trình Chi nhánh trưởng xử lý tiếp.
III. Quy hoạch thiết kế hệ thống
1. Cơ sở pháp lý để lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/03 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4
- Nghị định 16/2005/NĐ-Cp ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình xây dựng của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam 33:2006: cấp nước – mạng lưới đường ống và công
trình tiêu chuẩn thiết kế
- Các thông tư, quyết định, văn bản pháp quy, quy trình, quy phạm, định mức, đơn giá
XDCB do Bộ xây dựng và uỷ ban nhân dân thành phố ban hành.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố so viện quy hoạch Đô thị Nông thôn- Bộ
Xây dựng lập.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cấp nước Thành phố do công ty tư vấn cấp thoát
nước và Môi trường Việt nam lâp.
- Mặt bằng và số liệu cấp nước do Công ty cấp nước cung cấp.
- Số liệu do Uỷ ban nhân dân phường của nơi quy hoạch cung cấp.
- Thông báo của chủ tịch UBND thành phố.
- Các tài liệu khảo sát hiện trạng và các tài liệu tham khảo liên quan khác.
2. Đặc điểm hiện trạng
- Về hệ thống cấp nước
- Về hệ thống giao thông, thoát nước
- Hệ thống điện, cáp quang trong khu vực

3. Quy mô và hình thức đầu tư
a. Quy mô đầu tư:
Quy mô của dự án cấp nước phụ thuộc địa bàn, khu vực cũng điều kiện sống và mức độ
trang bị tiện nghi của ngôi nhà. Lưu lượng tính toán có tính thêm lưu lượng nước dự
phòng và lưu lượng nước rò rỉ.
Nguồn nước cấp cho khu vực phải đủ áp lực dự kiến không ảnh hưởng khu vực khác.
b. Các thiết bị xây dựng dùng cho quy mô công trình vừa và nhỏ:
- Ống D90 HDPE
- Ống D63 HDPE
- Ống D50 HDPE
- Ống D40 HDPE
- Ống D32 HDPE
- Ống D25 HDPE
- Cụm đồng hồ D15+1 vòi tưới
- Các phụ tùng kèm theo
c. Hình thức đầu tư:
Phụ thuộc vào nguồn vốn và chủ đầu tư, điều hành dự án.
4. Giải pháp thiết kế
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trên cở sở điều kiện nhu cầu cấp nước của khu vực, các cơ sở pháp lý, đặc điểm hiện
trạng hệ thống cấp nước trong khu vực, quy mô công trình, chọn ra giải pháp thiết kế.
- Phần ống nhánh vào nhà dân.
- Phần mạng lưới phân phối.
Yêu cầu kỹ thuật:
- Ống HDPE sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427 :1996(E), PN 10kg/cm2 nối bằng
phụ tùng HDPE hoặc phương pháp hàn.
- Việc thi công phải tuân thủ các quy trình, quy phạm chuyên ngành nước như thi
công lắp đặt, thử áp lực, súc xả.v.v
- Đối với các đoạn ống đi dưới nền bê tông xi măng hoặc thâm nhập nhựa phải dùng

máy căt bê tông để thi công, tránh việc hỏng đường nhiều. Sau khi thi công xong phải
tiến hành hoàn trả lại nền đường như hiện trạng. Riêng các đoạn đường nhựa thì phải
hoàn trả lại bằng nền BTXM M250 đá 1×2.
Chương 5: LẬP DỰ TOÁN
I. Nguyên tắc lập dự toán
- Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng
các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Tổng dự toán được xác định ở bước
thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với
trường hợp thiết kế 2 bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình. Dự toán
công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng
mục thuộc công trình.
Nguyên tắc:
- Việc lập dự toán xây dựng công trình phải đảm bảo các mục tiêu và hiệu quả của dự
án đầu tư xây dựng, đồng thời phải đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện. Khi lập chi phí đầu
tư xây dựng công trình phải đảm bảo tính đúng, đủ, hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tế
của thị trường. Đối với dự án có sử dụng ngoại tệ thì phần ngoại tệ được ghi theo đúng
nguyên tệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, quyết toán công trình làm cơ sở cho việc
quy đổi vốn đầu tư và là cơ sở để tính tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng
công trình theo nội lệ.
- Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định dựa trên cơ sở khối lượng
công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của
Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong thời kì
và được quản lí theo nghị định của chính phủ về Quản lí dự án đầu tư xây dựng công
trình.
SVTH: Mai Thị Thùy Dương LỚP: 03MT Trang 25

×