Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.66 KB, 54 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
TÓM LƯỢC
1. Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt
Home.
2. Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Chuyển.
3. Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan.
4. Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ 01/03/2013 đến 20/04/2013.
5. Mục tiêu nghiên cứu.
Đưa ra tính cấp thiết của đề tài và phân định nội dung nghiên cứu.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro trong kinh doanh và các giải pháp hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh tại
công ty TNHH Việt Home và tình hình quản trị rủi ro tại công ty.
Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của
công ty TNHH Việt Home.
6. Nội dung nghiên cứu.
Trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay, quản trị rủi ro là một hoạt động vô
cùng cần thiết đối với mọi doanh nhiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành kinh
doanh nội thất. Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt gây áp lực cho
các doanh nghiệp phải giảm các chi phí do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, vì
vậy các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh và đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải làm tốt công tác
quản trị rủi ro. Tuy nhiên, ở một phần rất lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay,
việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động quản trị rủi ro không được quan tâm một cách
đầy đủ. Hơn nữa hiện nay có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện quản trị rủi ro
một cách đồng bộ và toàn diện dẫn đến các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát
các rủi ro và hạn chế tổn thất hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần
chú trọng tới công tác quản trị rủi ro đặc biệt là các rủi ro trong kinh doanh nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời ứng phó với những điều kiện bất
lợi của nền kinh tế. Việc nắm rõ và dự báo được những rủi ro trong kinh doanh giúp
doanh nghiệp có những biện pháp đối phó với các rủi ro kịp thời từ đó hạn chế được


những tổn thất mà rủi ro mang lại, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Qua những nhận định trên cùng với kiến thức đã được học tại nhà trường và
quá trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home”.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro của doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
của công ty TNHH Việt Home.
Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro của công ty TNHH Việt Home.
Mặc dù đã rất cố gằng nhưng với kiến thức còn hạn chế, thời gian và các điều
kiện nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy em rất
mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện đề tài này
hơn nữa.
LỜI CẢM ƠN
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Sau thời gian thực tập thực tế tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Việt Home, em
đã hoàn thành đợt thực tập và hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong suốt
quá trình thực tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Quản trị doanh nghiệp, các
cô chú lãnh đạo và các anh chị nhân viên trong công ty TNHH Việt Home. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương
Mại, các thầy cô trong khoa Quản trị doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho em có cơ hội
học tập và có thời gian đi thực tập để học hỏi kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan là người
đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp từ khi em
viết đề cương đến khi em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhờ có sự hướng dẫn tận
tình của cô mà em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm
ơn cô.
Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc công ty TNHH
Việt home đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực tập thực tế tại công ty. Em xin cảm
ơn các cô chú, anh chị đang công tác và làm việc tại công ty Việt Home, đặc biệt là sự
giúp đỡ của các anh chị làm việc tại phòng kinh doanh của công ty đã giúp đỡ em rất
nhiều để em có thể hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập tại công ty và
hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012.
Sinh viên thực hiện:
Hoàng Văn Chuyển
MỤC LỤC
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết cấu của khóa luận 4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1. khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro của doanh nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm rủi ro 4
1.1.2.phân loại rủi ro 5
1.1.3. Khái niệm Quản trị rủi ro 6
1.2. Nội dung quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp 6
1.2.1. Nhận dạng rủi ro 6
1.2.2. Phân tích rủi ro 8
1.2.4. Kiểm soát rủi ro 10
1.2.5. Tài trợ rủi ro 11
1.3.1. Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY
TNHH VIỆT HOME 13
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Việt Home 13
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Việt Home 13
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Việt Home 15
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt Home 16
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt Home 17
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt
Home 18
2.2.1.Các nhân tố bên ngoài 18
2.2.2. Các nhân tố bên trong 20
2.3. Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home trong ba
năm gần đây ( 2010 – 2012) 22
2.3.1. Nhận dạng rủi ro của công ty TNHH Việt Home 22
2.3.2. Phân tích rủi ro của công ty TNHH Việt Home 24
2.3.3. Đo lường rủi của công ty TNHH Việt Home 26
2.3.4. Kiểm soát rủi ro của công ty TNHH Việt Home 27

2.3.5. Tài trợ rủi ro của công ty TNHH Việt Home 27
2.4. Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home 28
2.4.1.Những thành công đạt được và nguyên nhân của những thành công trong hoạt
động quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home 28
2.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HOME 30
3.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty TNHH Việt Home đến năm 2015 30
3.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty TNHH Việt Home 30
3.1.2. Chiến lược phát triển của công ty TNHH Việt Home 31
3.3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH
Việt Home 33
3.3.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty 33
3.3.2. Một số kiến nghị với nhà nước 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Ma trận về tần số và biên độ rủi ro 17
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm của công ty TNHH Việt Home
từ năm 2010 – 2012 25
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Bảng 2.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH Việt Home
(từ 2010 - 2012) 29
Bảng 2.3. Tình hình xảy ra rủi ro trong kinh doanh tại công ty TNHH Việt Home từ
năm 2010 đến 2012. Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Liệt kê một số nguy cơ rủi ro, nguyên nhân và các biện pháp hạn chế nguy
cơ rủi ro trong công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt Home. Error: Reference
source not found
Bảng 2.5. Bảng đo lường tổn thất rủi ro của công ty TNHH Việt Home trong 3 năm từ

2010 đến 2012. Error: Reference source not found
Bảng 2.6 Đánh giá mức độ rủi ro của công ty TNHH Việt Home (từ 2010 - 2012)
Error: Reference source not found
Bảng 3.1. Chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận của công ty Việt Home 3 năm
từ năm 2013 - 2015. Error: Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Việt Home. . Error: Reference source not
found
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
STT Viết tắt Diễn giải
1 PGS.TS Phó giáo sư, tiến Sĩ
2 TNHH Trách nhiệm Hữu hạn
3 CPĐT & TM Cổ phần đầu tư và thương mại
4 CTCP Công ty cổ phần
5 DN Doanh nghiệp
6 GĐ Giám đốc
7 WTO Tổ chức thương mại thế giới
8 NXB Nhà xuất bản
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, sự phát triển của công nhiệp và
dịch vụ đang dần chiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân của không chỉ Việt Nam mà
đó còn là xu hướng chung trên toàn thế giới. Sự phát triển của nền kinh tế mở ra nhiều
cơ hội làm ăn mới cho các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp có nhiều thuận

lợi để phát triển và mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp hợp tác rộng rãi và dễ dàng hơn. Sự phát triển của nền kinh tế cũng
kéo theo nhu cầu của con người ngày càng được mở rộng và nâng cao hơn, nhu cầu
ngày càng phong phú và đa dạng hơn, vì thế các doanh nghiệp có thể mở ra cho mình
nhiều thị trường và hướng kinh doanh mới để đáp ứng nhu cầu ngà càng cao của người
dân từ đó thu được nhiều hiệu quả cũng như lợi nhuận hơn trong kinh doanh. Nền kinh
tế phát triển không chỉ mang lại những cơ hội mà còn mang lại cho các doanh nghệp
cả những thách thức và rủi ro. Nền kinh tế phát triển và quá trình toàn cầu hoá còn gia
tăng thêm cho các doanh nghiệp những khó khăn mới như sự cạnh tranh cao hơn và
ngày càng khốc liệt hơn. Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp có thể gặp
cả những khó khăn những rủi ro không chỉ xuất hát từ sự phát triển của nền kinh tế mà
có thể do nhiều yếu tố khác mang lại như do sự phá hoại của kẻ xấu, do thiên nhiên,
thời tiết dẫn đến bất lợi, … Tuy nhiên đó mới chỉ là những yếu tố tác động từ bên
ngoài, doanh nghiệp còn phải đối mặt với các rủi ro xuất phát từ nội tại bên trong
doanh nghiệp như từ sự thiếu trách nhiệm của các nhân viên.
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Việt Home là công ty độc quyền chuyên phân
phối ray trượt giảm chấn của GARIS Internation Hardware Produce tại Việt Nam. Kể
từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động đến nay đã gặp không ít những rủi ro dẫn đến
những tổn thất không nhỏ cho công ty. Do là một công ty với quy mô không lớn nên
ban quản trị của công ty vẫn chủ yếu tập trung vào các chiến lược nhằm phát triển thị
trường và mở rộng quy mô doanh nghiệp mà vẫn chưa chú ý tới tầm quan trọng của
công tác quản trị rủi ro, đề nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc giảm thiểu những rủi ro là công việc cần
thiết nên làm để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tránh những tổn thất và thiệt hại
không đáng có để từ đó tập trung hết nguồn lực của doanh nghiệp vào quá trình phát
triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mặt khác, chưa có nhiều nghiên cứu nào về đề tài Hoàn thiện công tác quản trị
rủi ro của công ty TNHH Việt Home, chưa có nghiên cứu cụ thể nào nhằm tìm ra
nguyên nhân của những thiếu xót và đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những hạn
chế để việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có hiệu quả hơn.

SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Từ lý luận và thực tiễn hoạt động tại công ty TNHH Việt Home, em nghĩ rằng
việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty Việt Home là
cần thiết. qua đó góp phần giúp công ty thực hiện thành công các mục tiêu kinh doanh
và giảm thiểu tới mức nhỏ nhất những tổn thất mà rủi ro gây ra trong lĩnh vực kinh
doanh nội thất của công ty.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề về rủi ro kinh doanh và quản trị rủi ro kinh doanh là một trong những
vấn đề được quan tâm nhiều trong những năm trở lại đây.
Qua tra cứu và tìm hiểu em thấy rằng có những đề tài nghiên cứu có liên quan
như sau:
1. Phạm thị Hòa - Luận văn tốt nghiệp năm 2010 , “Giải pháp phòng ngừa và
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua mặt hàng đá Granite và đá Marble của Công
ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại An Thái” - Lớp k42A6 - Trường Đại Học
Thương mại.
Tác giả hệ thống một số lý thuyết về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động mua hàng, hệ thống các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động mua hàng của công ty.
2. Nguyễn Thị Nhung - Luận văn tốt nghiệp năm 2011 “Giải pháp phòng ngừa
và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại Công ty CPĐT & TM Hòa Bình Minh ”, - Lớp
K5HQ1C - Trường Đại học Thương mại.
Tác giả đã hệ thống các lý thuyết cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro trong kinh
doanh, đồng thời nghiên cứu thực trạng về công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh và
từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại
Công ty CPĐT & TM Hòa Bình Minh.
3. Phan Đình Bình - Luận văn tốt nghiệp năm 2011 , “Giải pháp quản trị rủi ro
trong kinh doanh nội thất của công ty cổ phần bất động sản nội thất Đất Việt”. - Lớp
K43A4 - Trường Đại Học Thương mại.

Tác giả đã hệ thống các lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh, trên cơ
sở lý luận đã xây dựng và đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh nội thất
của Công ty Đất Việt.
Như vậy, các đề tài của các tác giả Phạm Thị Hòa, Nguyễn Thị Nhung, Phan
Đình Bình đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản, phân tích thực trạng các rủi ro và đưa ra
một số giải pháp kiểm soát rủi ro. Có nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro trong các lĩnh
vực kinh doanh khác nhau, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi
ro trong lĩnh vực kinh doanh nội thất. Vì vậy em chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Việt Home” để nghiên cứu trong
phạm vi của khoá luận này.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
2
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục đích của đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh nội thất của Công ty TNHH Việt Home.
Việc nghiên cứu đề tài hướng tới các mục đích sau :
 Khái quát một số lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của công ty TNHH
Việt Home.
 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của
Công ty TNHH Việt Home.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Về mặt Thời gian : Đề tài ngiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro của
Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và đưa ra các giải pháp hoàn thiện
công tác quản trị rủi ro cho giai đoạn năm 2013 - 2015.
Về Mặt Không gian: Đề tài có không gian nghiên cứu là Hà Nội và lĩnh vực
kinh doanh nội thất của công ty TNHH Việt Home.
Về nội dung: Trên cơ sở lý luận về rủi ro và công tác quản trị rủi ro kinh doanh
của doanh nhiệp. Thực trạng công tác quản trị rủi ro kinh doanh nội thất trong công ty

TNHH Việt Home. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty trong thời
gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
Để nắm bắt thực trạng về công tác hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công
ty TNHH Việt Home và hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận của mình, em đã tiến
hành thu thập thông tin có liên quan đến công tác quản trị rủi ro của công ty. Việc tiến
hành thu thập thông tin được tiến hành theo 2 hướng.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: bằng điều tra trắc nghiệm, bằng câu hỏi
phỏng vấn để thu thập các dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở các câu hỏi bám
sát vào vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể: Số phiếu điều tra: 10 phiếu, đối tượng điều tra
vấn gồm 3 người và 14 câu hỏi, là Giám đốc công ty, phó giám đốc kinh doanh, nhân
viên kinh doanh của công ty.
Phương pháp phỏng vấn: số phiếu 10 phiếu, đối tượng phỏng vấn gồm 2 người
và 10 câu hỏi là Giám đốc công ty, phó giám đốc công ty.
Nội dung của phiếu phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn không trùng lặp với câu
hỏi trong phiếu điều tra trắc nghiệm mà chuyên sâu vào vấn đề hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro của công ty.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
3
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010
đến 2012, thực trạng thực hiện công tác quản trị rủi ro của công ty, các số liệu tài liệu
ở phòng kế toán tài chính, hành chính nhân sự của công ty cung cấp.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp so sánh: so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giữa
kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, so sánh giữa các năm với nhau.
Trên cơ sở so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu tiến hành đánh giá các mặt mạnh, yếu,

hiệu quả và không hiệu quả để tìm ra biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của
công ty.
Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng để thống kê các kết quả
điều tra được từ bản điều tra, thống kê ý kiến của những điều được diều tra, các yếu tố
tác động đến công tác hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Việt
Home
Phương pháp tổng hợp khái quát: phương pháp này được sử dụng để tổng hợp
các thông tin đã thu thập được cũng như các kết quả đã xử lý để đưa ra kết quả chung
nhất về vấn đề đang nghiên cứu. Khái quát rủi ro chính mà công ty gặp phải trong hoạt
động kinh doanh của mình. Nguyên nhân gây ra rủi ro, mức độ tổn thất, thiệt hại cụ
thể.
6. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài phần phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, phụ lục,
khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro của doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH
Việt Home.
Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của
công ty TNHH Việt Home.
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm rủi ro.
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, nó luôn gắn liền với sự bất định
là sự nghi ngờ trong tư tưởng về khả năng tiên đoán tương lai của mỗi chủ thể.
Rủi ro trong kinh doanh là vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh doanh
gây khó khăn trở ngại cho chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
4

Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
doanh, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể kinh doanh phải chi phí
nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình.
1.1.2.phân loại rủi ro.
 Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội.
Rủi ro sự cố là những rủi ro gắn liền với những biến cố ngẫu nhiên, mang tính
khách quan.
Rủi ro cơ hội là những rủi ro gắn liền với việc ra quyết định. Trong rủi ro cơ hội
lại được chia thành những rủi ro ở giai đoạn trước quyết định; rủi ro liên quan đến bản
thân việc ra quyết định ( vì khi một quyết định được đưa ra sẽ không chỉ có những rủi
ro đi liền với hậu quả của quyết định mà còn có những rủi ro không chọn các quyết
định khác); rủi ro ở giai đoạn sau quyết định là những rủi ro về sự không tương hợp so
với dự kiến ban đầu, phát sinh do việc chọn quyết định.
 Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không
có cơ hội kiếm lời hay nói cách khác rủi ro đó không có lợi cho chủ thể.
Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ
tổn thất hay nói cách khác rủi ro phải có khả năng có lợi. có khả năng tổn thất.
 Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán.
Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa
hiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro.
Rủi ro khong thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc
hay tài sản không có tác dụng gì đến giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào
quỹ đóng góp chung.
 Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận ( Do mục tiêu trên
giai đoạn này: Thị trường chấp nhận)
Giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả Pmax không
tương hợp với tốc độ phát triển của CFmin.
Giai đoạn suy vong: rủi ro phá sản.

 Rủi ro từ sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài.
Rủi ro từ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
Rủi ro từ yếu tố kinh tế
Rủi ro từ các yếu tố chính trị trị - luật pháp.
Rủi ro từ các yếu tố tự nhiên - công nghệ.
Rủi ro từ yếu tố văn hóa - xã hội.
Rủi ro từ các yếu tố thuộc môi trường ngành.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
5
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Rủi ro từ khách hàng, công chúng.
Rủi ro từ nhà cung cấp, đối tác kinh doanh.
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh.
 Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang.
Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống
của doanh nghiệp như: Rủi ro trong nghiên cứu thị trường, rủi ro trong thiết kế sản
phẩm, rủi ro trong mua nguyên vật liệu,
Rủi ro theo chiều ngang: là những rủi ro tồn tại cùng một lúc ở trong các bộ
phận chuyên môn.
1.1.3. Khái niệm Quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích đo
lường đánh giá rủi ro và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả
của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong
doanh nghiệp.
Nói cách khác, Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản
lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đó là quá trình xem
xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra
các nguy cơ. Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro ở
mức độ thấp nhất.
Như vậy, Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn

diện và có hệ thống bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá
rủi ro tổn thất và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả của rủi ro
đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp.
1.2. Nội dung quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp
1.2.1. Nhận dạng rủi ro.
Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ
thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ: Nhận dạng rủi ro là xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra
trong các hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp phân loại, phân nhóm chúng và chỉ ra
các rủi ro đặc biệt nghiêm trọng.
 Cơ sở nhận dạng rủi ro:
Một là, tập trung xem xét ba yếu tố sau:
Mối hiểm họa: bao gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng tổn thất và mức độ
của rủi ro suy đoán
Mối nguy hiểm chính là nguyên nhân gây ra tổn thất
Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hay hậu quả có thể được hay mất.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
6
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Hai là, Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro bao gồm:
Các rủi ro đến từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp như: môi trường
chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường KT – CN, môi trường VH – XH,
môi trường tự nhiên.
Các rủi ro đến từ môi trường đặc thù của doanh nghiệp như : Khách hàng, nhà
cung cấp, đối thủ cạnh tranh.
Các rủi ro do nhận thức của con người nói chung và nhà quản trị nói riêng.
Ba là, căn cứ vào nhóm đối tượng rủi ro:
Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tài
sản chính hay tài sản vô hình.
Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất về

trách nhiệm pháp lý đã được quy định.
Nguy cơ rủi ro về nguồn lực: là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài sản con
người của tổ chức là các rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực.
 Phương pháp nhận dạng:
Để nhận dạng được rủi ro cần lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã,
đang và sẽ có thể xuất hiện đối với tổ chứ, có thể sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: là phương pháp nhận dạng rủi ro
bằng cách phân tích bằng tổng kết bản báo cáo các hoạt động kinh doanh, các tài liệu
bổ trợ khác kết hợp các dự báo về tài chính và dự báo ngân sách nhà quản trị rủi ro có
thể xác định được các nguy cơ của doanh nghiệp về tài sản, về trách nhiệm pháp lý về
nguồn nhân lực.
Phương pháp lưu đồ: là phương pháp nhận dạng rủi ro thông qua việc xây
dựng một hay một số, một dãy các lưu đồ diễn tả ra trong những điều kiện cụ thể và
trong những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp từ đó phân tích những nguyên nhân
liệt kê các tổn thất tiềm năng về tài sản về trách nhiệm pháp lý, về nguồn nhân lực.
Phương pháp thanh tra hiện trường: là phương pháp nhận dạng rủi ro bằng
cách quan sát các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong
doanh nghiệp một cách trực tiếp để tìm hiểu các mối hiểm họa, nguyên nhân và các
đối tượng rủi ro.
Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: là phương pháp
nhận dạng rủi ro thông qua việc thu thập thông tin bằng văn bản, bằng miệng, bằng hệ
thống tổ chức chính thứ. Hoặc thông qua việc giao tiếp, trao đổi với các cá nhân và bộ
phận khác trong doanh nghiệp thông qua hệ thống tổ chức không chính thức.
Phương pháp làm việc với người khác bên ngoài: là phương pháp nhận dạng
rủi ro thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân bên ngoài doanh nghiệp nhưng lại có
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
7
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
mối quan hệ với doanh nghiệp như các cơ quan thuế quan, các cơ quan thông tin
quảng cáo, các văn phòng luật để bổ sung các rủi ro mà bản thân nhà quản trị có thể bỏ

xót đồng thời có thể phát hiện các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này.
Phương pháp phân tích hợp đồng: Thông qua những hợp đồng đã được ký kết
nhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong hợp đồng để phát hiện những sai xót,
những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời cũng có thể biết
được các rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện hợp đồng này.
Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham khảo
hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ nhà quản trị có thể dự báo được các
xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai tức là các tổn thất có thể lập lại. Nhà
quản trị thông qua việc phân tích các số liệu thống kê, nhà quản trị tìm ra được nguyên
nhân biết được thời điểm, biết được vị trí, biết được đặc điểm của tổn thất trong quá
khứ, từ đó dự báo những mối hiểm họa, những nguyên nhân, những nguy cơ và khi đã
có đủ các dữ kiện người ta cần dự báo cả những chi phí tổn thất.
1.2.2. Phân tích rủi ro.
 Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa và
xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
 Nội dung phân tích rủi ro gồm:
Phân tích hiểm họa: là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro
hoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra…Để
phân tích các điều kiện, yếu tố sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫu điều tra
khác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của các đối tượng rủi ro hoặc là nó thông
qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm tra sau để phát hiện ra mối
hiểm họa.
Phân tích nguyên nhân rủi ro: Là việc phân tích được yếu tố trực tiếp tạo nên
rủi ro, đây là công việc phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân
đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân
trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên nhân xa…Theo lý thuyết “
DOMINO” của H.W. Henrich để tìm ra các biện pháp phòng rủi ro một cách hữu hiệu
thì cần phân tích rủi ro, tìm ra các nguyên nhân, rồi tác động đến các nguyên nhân,
thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi ro.
Phân tích tổn thất: Có hai trường hợp

Nếu rủi ro và tôn thất đã xảy ra: phân tích những tổn thất đã xảy ra dựa trên sự
đo lường, dự đoán những tỏn thất sẽ xảy ra.
Nếu rủi ro và tổn thất chưa xảy ra: căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro
người ta dự đoán những tổn thất có thể có.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
8
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
1.2.3. Đo lường, đánh giá rủi ro.
 Khái niệm: Đo lường rủi ro là việc đo lường khả năng xảy ra và tổn thất
khi rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp.
 Mục đích của đo lường rủi ro
Thực chất của đo lường rủi ro là tính toán xác định tần số xuất hiện rủi ro hay
gọi là tần suất và biên độ rủi ro hay mức độ nghiêm trọng từ đó phân nhóm rủi ro,
thông qua hai yếu tố đó là xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro.
Bảng 1.1. Ma trận về tần số và biên độ rủi ro.
Tần số xuất hiện rủi ro
Biên độ rủi ro
Cao Thấp
Cao I II
Thấp III IV
(Nguồn: Bài giảng môn Quản trị rủi ro – Trường ĐH Thương mại)
Nhóm I: Là nhóm gồm những rủi ro có tần số xuất hiện cao và mức độ nghiêm
trọng cao. Đây là nhóm rủi ro mà nhà quản trị rủi ro phải chú ý nhất và đầu tư phần
lớn các nguồn lực để tiến hành đo lường, kiểm soát và tài trợ.
Nhóm II: Là nhóm gồm các rủi ro có tần số xuất hiện rủi ro thấp và mức độ
nghiêm trọng rủi ro cao
Nhóm III: là các rủi ro có tần số xuất hiện cao nhưng mức độ nghiêm trọng rủi
ro thấp.
Nhóm IV: bao gồm các rủi ro có tần số xuất hiện thấp và mức độ nghiêm trọng
rủi ro thấp.

Dựa vào sự cao thấp của sự nghiêm trọng và tần số xuất hiện rủi ro nhà quản trị
có thể xác định các chỉ thị chiến lược trong quản trị rui ro. Chỉ thị đó trước hết tập
trung quản trị đối với rủi ro nhóm I, sau đó đến rủi ro nhóm II, III, IV.
 Các phương pháp đo lường rủi ro.
Các phương pháp định lượng.
Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng cách các công
cụ đo lường trực tiếp như : cân đong, đo đếm…Trong thực tiễn hoạt dộng phương
pháp này thường được áp dụng để xác định mức như: các hàng hóa bán ra, dự trữ hàng
hóa, định phí mức.
Phương pháp xác suất thống kê: là phương pháp xác định tổn thất bằng cách
xác định các mẫu đại diện tính tỷ lệ tổn thất trung bình qua đó xác định được tổng số
tổn thất.
Phương pháp định tính.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
9
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Phương pháp cảm quan: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên
gia để xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng số tổn thất.
Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công
cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất.
Phương pháp dự báo tổn thất: là phương pháp dự báo những tổn thất có thể có
khi rủi ro xảy ra, phương pháp này dựa trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn
thất trung bình của mỗi sự cố từ đó dự báo mức tổn thất trung bình của mỗi sự cố, dự
báo mức độ tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.
1.2.4. Kiểm soát rủi ro.
 Khái niệm : kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật
nghiệp vụ, chiến lược, chính sách…để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro có
thể dẫn đếm với tổ chức khi rủi ro xảy ra.
 Các biện pháp kiểm soát rủi ro
Các biện pháp né tránh rủi ro: để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai

biện pháp:
Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra.
Né tránh bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.
 Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro: bao gồm các hoạt động can thiệp vào ba
mắt xích đầu tiên của chuỗi rủi ro đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương
tác giữa chúng. Sự can thiệp đó là:
Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa tổn
thất bằng cách thay thế hoặc sửa đổi mối nguy hiểm.
Các biện pháp tập trung vào môi trường rủi ro bằng cách thay thế và sửa đổi
môi trường nơi mà mối hiểm họa tồn tại.
Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi
ro bằng cách can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi
trường kinh doanh.
 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: là các biện pháp để làm giảm giá trị tổn
thất khi rủi ro xảy ra. Có một số biện pháp cụ thể như: Cứu vớt những tài sản còn sử
dụng đượ, Chuyển nợ, Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro, Dự phòng
rủi ro, Phân tán rủi ro
 Phân tán rủi ro: là việc tìm kiếm các chủ thể khác để cùng gánh chịu khi
rủi ro xảy ra. Giảm thiểu rủi ro bao gồm: chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi ro
cho các bên thứ ba; chuyển rủi ro thông qua ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cá
nhân khác. Trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro chứ không chuyển giao tài sản.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
10
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
 Đa dạng hóa rủi ro: Là việc phân chia các dạng khác nhau, tận dụng sự
khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất của những hoạt động khác.
1.2.5. Tài trợ rủi ro.
 Khái niệm: Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương diện để
đền bù tổn thất xảy ra hoặc là tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để bớt
tổn thất.

Tài trợ rủi ro là cần thiết bởi vì cho dù doanh nghiệp có nỗ lực đến mức độn nào
trong hoạt động kiểm soát rủi ro thì vẫn không thể kiểm soát được tất cả các rủi ro và
khi đó có thể xảy ra tổn thất.
 Các biện pháp để tài trợ rủi ro.
Tài trợ rủi ro bằng cách tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp: là việc cá nhân
hoặc tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các chi phí tổn thất: tự khắc phục rủi ro chủ động,
tự khắc phục rủi ro bị động. nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó,
cộng thêm với vay mượn mà tổ chức đó có trách nhiệm hoàn trả.
Tài trợ rủi ro bằng các biện pháp chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi
ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển
giao rủi ro có thể được thực hiện bằng cách: bảo hiểm, Chuyển giao tài sản và hoạt
động có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác, chuyển giao bằng hợp đồng
giao ước.
Có ba kỹ thuật trong tài trợ rủi ro đó là:
Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro có kèm theo chuyển
giao một phần.
Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là chuyển giao rủi ro còn một phần là tự khắc
phục hay tự bảo hiểm.
Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% tự chuyển giao.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
1.3.1. Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Là tất cả những nhân tố rủi ro phát sinh từ môi trường kinh doanh bên ngoài
doanh nghiệp bao gồm:
 Môi trường kinh tế.
Nhân tố kinh tế khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. sự biến động của chu kỳ kinh doanh, tài chính, tiền tệ gây ra nhiều rủi
ro cho doanh nghiệp. Đây là những rủi ro thường xuyên, phức tạp, khó lường trước
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1

11
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong quá trình
mua hàng của doanh nghiệp.
 Môi trường chính trị - pháp luật.
Hệ thống chính trị không ổn định sẽ gây khó khăn cho quá trình ngăn ngừa và
giảm thiểu rủi ro vì loại rủi ro này rất nghiêm trọng, doanh nghiệp khó có thể can thiệp
được chỉ có thể dự báo để tránh gặp phải rủi ro và giảm thiểu tổn thất. Mặt khác, sự
mất ổn định về chính trị sẽ là nguyên nhân kéo theo một chuỗi rủi ro về kinh tế.
Sự thiếu chặt chẽ, đầy đủ của luật pháp, sự thay đổi các quy phạm pháp luật sẽ
làm cho các doanh nghiệp không kịp phản ứng dẫn đến những rủi ro và tổn thất lớn.
 Môi trường văn hóa - xã hội.
Đó chính là các mối quan hệ trong xã hội, mối quan hệ giữa hai bên đối tác.
Nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau, không có những hiểu biết về tôn giáo, tập quán
tiêu dùng của khách hàng hay nhà cung ứng thì doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều rủi ro
gây ra tổn thất lớn như mất bạn hàng, mất khách hàng.
 Môi trường tự nhiện - công nghệ, cơ sở hạ tầng
Môi trường tự nhiên bất lợi như: gió bão, mưa lụt, thời tiết, động đất, cháy
rừng, ô nhiễm môi trường….có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh .
Cơ sở hạ tầng của đất nước như cầu cống đường xá, các công trình xây dựng.
Đó là những công trình căn bản tạo nên diện mạo của một đất nước. Một đất nước có
cơ sở hạ tầng vững chắc và linh hoạt chắc chắn sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế phát
triển, đặc biệt là các ngành có liên quan như ngành kinh doanh Nội thất.
Như vậy, môi trường bên ngoài (nhân tố khách quan) là những nhân tố ngoài
tầm kiểm soát, rất khó khống chế của doanh nghiệp. Biện pháp để chống lại nhóm
nhân tố này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng dự báo, dự đoán, khả năng thích nghi của
doanh nghiệp.
1.3.2. Nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp.
 Về nguồn lực vật chất.
Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: Bao gồm các phương tiện vận chuyển, kho

bãi, hệ thống thông tin quản lý… cơ sở vật chất càng hiện đại thì hoạt động kinh doanh
càng đạt được hiệu quả cao.Và hơn thế nữa, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại giúp cho
doanh nghiệp có thể né tránh những rủi ro xuất phát từ yếu tố kĩ thuật mang lại. Ví dụ
như, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp hiện đại, cơ sở vững chắc.
 Tình hình tài chính doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh và việc đề ra, triển khai các chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, để có nguồn
tài chính ổn định, đáp ứng được kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải phân
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
12
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
bổ hợp lí nguồn tài chính của mình. Việc kiểm soát và phân bổ nguồn tài chính hợp lí
giúp doanh nghiệp tránh được trường hợp không đủ khả năng thanh toán cho nhà cung
ứng, không mua được hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay
không có đủ tài chính để xây dựng triển khai các chương trình xúc tiến bán hàng hay
đẩy mạnh hoạt động PR, quan hệ khách hàng… Tình hình tài chính bên trong doanh
nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến các biện pháp ngăn ngừa và giảm
thiểu rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ,
doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro ngay từ khi
chúng chưa xảy ra hay có thể dễ dàng có những biện pháp để giảm thiểu tới mức thấp
nhất những tổn thất khi mà rủi ro mang lại.
 Đội ngũ nhân viên kinh doanh.
Con người là yếu tố quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp cũng như
mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các khâu trong hoạt động kinh
doanh đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải vận dụng linh hoạt các kĩ năng cùng với kiến
thức chuyên môn để có thể mang lại hiệu quả cao tròn công tác. Nhân viên kinh doanh
còn là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng, hiểu rõ nhu cầu cũng như sự thay đổi
của thị trường, chính vì vậy nhân viên kinh doanh cũng cần có sự nhạy bén trong công
tác để có thể nhận ra những mối hiểm họa có thể gây tổn thất cho công việc cũng như
cho doanh nghiệp của mình, từ đó có những biện pháp né tránh những và xử lí linh

hoạt khi có rủi ro xảy ra.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HOME.
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Việt Home
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Việt Home.
 Quá trình hình thành công ty TNHH Việt Home.
Công ty TNHH Việt Home được đăng ký thành lập theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh ngày 26 tháng 5 năm 2009 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp với số
đăng kí kinh doanh là: 014586822.
Tên công ty: Công ty TNHH Việt Home.
Loại hình công ty: Trách nhiệm hữu hạn.
Trụ sở chính của công ty đặt tại: số 629 Đê La Thành - Phường Thành Công -
Quận Ba Đình - Hà Nội.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
13
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Văn Phòng giao dịch đặt tại: số 629 Đê La Thành - Thành Công - Đống Đa -
Hà Nội.
Điện Thoại: +84(4) 37727521
Fax: +84 (4) 37727593
Mã số thuế: 014586822
Emal:
Website: www.viet-home.vn
 Quá trình phát triển công ty TNHH Việt Home.
Từ khi đi vào hoạt động kinh doanh với nỗ lực không ngừng phát triển mở
rộng kinh doanh, Công ty TNHH Việt Home đã trở thành trở thành một trong số ít các
nhà phân phối phụ kiện nội thất có uy tín ở Việt Nam.
Tiền thân là cửa hàng Home Decor Focus hoạt động trong lĩnh vực trang trí nội
thất, Công ty TNHH Việt Home chính thức được thành lập năm 2009 và trở thành một
trong số ít các nhà phân phối phụ kiện nội thất có uy tín ở Việt nam

Hiện nay, Việt Home là đại lý độc quyền phân phối ray trượt hộp giảm chấn
của GARIS International Hardware Produce ( Hồng kông) tại Việt Nam, đồng thời là
nhà phân phối của nhiều hãng phụ kiện nước ngoài có uy tín với chất lượng tốt, mẫu
mã đẹp và giá cả cạnh tranh. Vệt Home cũng chú trọng nghiên cứu và cập nhật xu
hướng thiết kế và chất liệu mới từ mước ngoài để giới thiệu cho thị trường trong nước.
Công ty TNHH trải qua hơn 3 năm thành lập và đi vào hoạt động với sự nỗ lực
liên tục trong hoạt động kinh doanh đã không ngừng phát triển và đạt được những
thành tựu nhất định.góp phần vào sự phát triển của ngành nội thất nói chung cũng như
sự thành công của quý khách hàng. Phấn đấu trở thành một thương hiệu mạnh của Việt
Nam.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
14
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Việt Home.
Chức năng của công ty: Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân phối phụ
kiện đồ nội thất gia đình, văn phòng. Đại lý mua bán, bán buôn và lắp đặt các thiết bị
tủ bếp…đáp ứng nhu cầu dân cư trong khu vực Hà nội và các khu vực lân cận.
Nhiệm vụ của công ty:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty theo đúng
ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập chung của công ty, đồng thời phù
hợp với những qua định của luật pháp.
Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước và tuân thủ những quy
định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn trong và ngoài nước. Thực hiện các
chính sách về thuế và nộp Ngân sách Nhà nước.
Đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn đảm
bảo đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng của Công ty và nâng cao sức cạnh tranh trên
thị trường.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Việt Home.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Việt Home
(Nguồn: Phòng hành chính , nhân sự công ty TNHH Việt Home)

Cơ cấu trúc tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận sau:
Ban giám đốc: gồm có 3 người, trong đó bà Đặng Nguyễn Hồng Hạnh làm
giám đốc và ông Phạm Ngọc Linh làm phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, bà Lê Thị
Hồng Hạnh làm phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
Phòng
marketing
GIÁM ĐỐC
Phòng
tư vấn,
thiết kế
Phòng kế
toán,Tài
chính
Phòng hành
chính, nhân
sự
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng
bán
hàng
PGĐ Kinh Doanh PGĐ kỹ thuật
Bộ
phận
kho
15
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Ban giám đốc có chức năng hoạch định, lãnh đạo, tổ chức và kiểm soát hoạt
động kinh doanh của công ty. Họ là người điều hành công ty, đưa ra các quyết định

kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp
luật. Ngoài ra họ là người đưa ra các phương án, chiến lược kinh doanh cho công ty
Phòng hành chính, nhân sự: truyền đạt các mệnh lệnh và chỉ thị của giám đốc
đến các cấp điều hành, lưu hành và dự trữ các tài liệu theo quy định của nhà nước và
doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm soạn thảo các chính sách về nhân sự để trình giám
đốc duyệt, tuyển dụng, đào tạo, chính sách đãi ngộ nhân sự trong công ty.
Phòng tài chính, kế toán: phụ trách các hoạt động về kế toán tài chính, và sổ
sách kế toán của doanh nghiệp. Bao gồm hoạt động dự trù ngân sách năm, tổ chức
theo dõi và kiểm tra các khoản thu, chi trong công ty, nhiệm vụ lập báo cáo về tình
hình tài chính của công ty.
Phòng marketing: nhiệm vụ của phòng marketing là nghiên cứu thị trường, tìm
kiếm thị trường khách hàng, tổ chức kênh phân phối, quảng cáo…
Phòng bán hàng: tổ chức hoạt động bán hàng, giao nhận nhận hàng hóa từ kho
và đem giao cho khách hàng, chăm sóc khách hàng và tư vấn cho khách hàng về các
sản phẩm, các lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Bộ phận kho: Bộ phận kho thực hiện chức năng xuất nhập hàng hóa ra vào
kho, sắp xếp và bảo quản hàng hóa trong kho và tổ chức vận chuyển hàng hóa
Phòng tư vấn thiết kế: chịu trách nhiệm giải đáp cho khách hàng những thắc
mắc về sản phẩm, tư vấn, thiết kế nội thất cho khách hàng
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm lắp đặt và sửa chữa sản phẩm khi xảy ra
hỏng hóc. giải đáp các thắc mắc về sản phẩm khi lắp đặt.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt Home.
Công ty TNHH Việt Home là Công ty nội thất hoạt động theo mô hình Công ty
TNHH, là đại lý độc quyền phân phối ray trượt hộp giảm chán của GARIS
International Hardware Produce ( Hồng kông), tại Việt Nam, đồng thời là nhà phân
phối của nhiều hãng phụ kiện nước ngoài có uy tín với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và
giá cả cạnh tranh như: GARIS của Italia, shanghai- Nungmi của Trung Quốc.
Ngành nghề kinh doanh: Nhà cung cấp phụ kiện tủ bếp và tủ áo đa năng (Gỗ,
Nội thất - Linh kiện phụ trợ).
Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty:

Phụ kiện Nội thất: phụ kiện tủ bếp, tủ áo, chậu rửa, piston, ray trượt bản lề,tay
nắm…Phụ kiện nội thất cao cấp theo đơn đặt hàng, phụ kiện văn phòng.
Trang trí Nội thất - Decoration: sản phẩm tượng, lọ thủy tinh, bình hoa, thảm,
Hoa lụa, gối Mẫu setup dector, Mika Dector. Đồ Nội thất nhập khẩu: Sofa da, bàn ăn.
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
16
Khoá luận tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt Home.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm của công ty TNHH Việt
Home từ năm 2010 – 2012.
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
(năm2011/2010)
So sánh
(năm2012/2011)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)

1.Doanh thu bán hàng 8.200.520 9.017.602 9.550.860 817.082 10 533.258 5,9
2.Các khoản giảm trừ 520.538 612.635 716.250 92.097 17.6 103.615 16.9
3. Doanh thu thuần 7.679.982 8.404.967 8.834.610 724.985 9.4 429.643 5,1
4. Giá vốn bán hàng 6.725.000 7.154.226 7.355.960 429.226 6.38 201.734 2.81
5. Lợi nhuận gộp 954.982 1.250.741 1.478.650 295.759 30.9 227.909 18.2
6.chi phí bán hàng 515.466 650.716 720.475 135.25 26.2 69.759 10.7
7.chi phí QL DN 102.893 135.621 155.742 32.728 31.8 20.121 14.8
8.Lợi nhuận thuần 336.623 464.404 602.433 127.781 38 138.029 29.7
9.Thu nhập khác 52.450 73.965 91.635 21.515 41 17.67 23.8
10.Chi phí khác 10.250 15.510 20.321 5.26 51.3 4.811 31
13.Lợi nhuận khác 42.200 58.455 71.314 16.255 38,5 12.859 21.9
14. LN trước thuế 378.823 522.859 673.747 144.036 38 150.888 28.8
15. Thuế TNDN 94.705,75 130.714,75 168.436,75 36.009 38 37.722 28.8
16.LN sau thuế 284.117,25 392.144,25 505.310,25 108.027 38 133.166 28.9
(Nguồn: Phòng kế toán, tài chính công ty TNHH Việt Home )
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty TNHH Việt Home ta thấy qua 3
năm hoạt đông gần đây tình hình kinh doanh của công ty luôn đạt được các kết quả
kinh doanh cao. Kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 đạt 284.117,25 nghìn
đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 đạt 392.144,25 nghìn đồng, tăng 108.027,00 nghìn
đồng so với năm 2010 tương đương 38%, năm 2012 tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp đã có những bước tiến bộ vượt bậc khi công ty kinh doanh đạt 505.310,25
SV: Hoàng Văn Chuyển Lớp: K7HQ1K1
17

×