Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 133 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VÕ HỒNG QUÂN




ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH
DU LỊCH VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





Hà Nội - 2011

1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





VÕ HỒNG QUÂN



ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH
DU LỊCH VIỆT NAM

Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Dũng




Hà Nội - 2011
2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TRONG NGÀNH DU LỊCH 7
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Du lịch 7
1.1.1. Tổng quan chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7
1.1.2. FDI trong ngành du lịch. 14
1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong thu hút ĐTNN vào phát triển dịch vụ du lịch. 33
1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 33
1.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 35
1.2.3. Một số gợi ý cho Việt Nam. 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH
DU LỊCH VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 39
2.1. Một số cơ chế chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Du lịch ở Việt
Nam. 39
2.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý FDI trong lĩnh vực du lịch 39
2.1.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư. 47
2.1.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch 49
2.1.4. Ban hành, sửa đổi quy hoạch phát triển ngành Du lịch. 50
2.1.5. Chính sách về nguồn nhân lực trong ngành Du lịch. 52
2.1.6. Tác động của việc đổi mới môi trường đầu tư đối với việc tạo sức hấp dẫn cho
ĐTTTNN trong lĩnh vực du lịch. 53
2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ du lịch ở Việt Nam. 56
2.2.1. Du lịch Việt Nam đạt kết quả cao trong bối cảnh đất nước phát triển 56
2.2.2. Quy mô và nhịp độ đầu tư của các dự án FDI vào các dịch vụ du lịch 59
2.2.3. Cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ du lịch 62
2.2.4. Cơ cấu dự án và vốn đầu tư theo đối tác FDI của các dịch vụ du lịch. 70
2.2.5. Cơ cấu dự án và vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 72
2.2.6. Cơ cấu dự án và vốn đầu tư FDI theo địa bàn. 74
2.3. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các dịch vụ du lịch 76
2.3.1. Những kết quả đạt được 76

3

2.3.2. Những hạn chế 81
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong thu hút và triển khai các dự án FDI vào phát
triển các dịch vụ du lịch ở Việt Nam những năm qua. 86
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT HIỆU QUẢ FDI VÀO
NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 93
3.1. Triển vọng thu hút vốn FDI vào phát triển du lịch ở Việt Nam. 93
3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở Việt Nam. 93
3.1.2. Bối cảnh mới tác động đến thu hút FDI vào ngành Du lịch Việt Nam 94
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch ở Việt
Nam. 108
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 108
3.2.2. Những giải pháp từ phía ngành Du lịch. 117
KẾT LUẬN 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123






i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
viết tắt
Nghĩa đầy đủ

Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ASEAN
Association of Southeast
Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
2
ADB
Asia Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu Á
3
AFAS
Association for Adventure
Sports
Hiệp hội thể thao phiêu lưu
4
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do
ASEAN
5
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương
6
APETIT

Asia-Pacific Education and
Training Institutes in
Tourism
Viện giáo dục đào tạo du lịch
Châu Á – Thái Bình Dương
7
BCC
Business Cooperation
Contract
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
8
BOT
Build – Operate – Transfer
Xây dựng – Kinh doanh –
Chuyển giao
9
BTA
Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ
10
BT
Build – Transfer
Xây dựng – Chuyển giao
11
CIEM
Central Institute for
Economic Management
Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương

12
DN

Doanh nghiệp
13
DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước
14
ĐTNN

Đầu tư nước ngoài
15
ESCAP
Economic and Social
Commission for Asia and
the Pacific
Ủy ban Kinh tế và Xã hội
Châu Á và Thái Bình Dương
16
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
17
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ii

18

FIEs,FIE
Foreign-Invested Enterprise
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
19
GATS
General Agreement on Trade
in Services
Hiệp định chung về thương
mại – dịch vụ
20
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
21
JETRO
Japan External Trade
Organization
Tổ chức ngoại thương Nhật
Bản
22
KCN,
KCX

Khu công nghiệp, khu chế
xuất
23
KDL

Khu du lịch

24
KHCN

Khoa học công nghệ
25
MICE
Meetings, Incentives,
Conferences and Events
Hội họp, ưu đãi, hội nghị và
sự kiện
26
MNCs
Multinational corporation
Công ty đa quốc gia
27
MNF
Most Favoured Nation
Quy chế tối huệ quốc
28
M&A
Mergers and Acquisitions
Sát nhập và mua lại
29
NHTM

Ngân hàng thương mại
30
NSNN

Ngân sách Nhà nước

31
PATA
Pacific Asia Travel
Association
Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái
Bình Dương
32
R&D
Research & Development
Nghiên cứu và triển khai
33
TNC
Transnational Company
Công ty xuyên quốc gia
34
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
35
UBND

Ủy ban nhân dân
36
UNESCO
United Nations Education,
Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hoá Liên hiệp quốc
37

UNWTO
United Nations World
Tourism Organization
Tổ chức du lịch thế giới
38
WFOE
Wholly Foreign-Owned
Enterprise
Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài
39
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1
Trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ
đi du lịch
26
2
Bảng 2.1
Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ

tầng du lịch giai đoạn 2001-2009
43
3
Bảng 2.2
Số khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1998-
2010
57
4
Bảng 2.3
Kết quả kinh doanh của ngành du lịch
58
5
Bảng 2.4
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy
phép toàn nền kinh tế thời kỳ 1988 - 2010
60
6
Bảng 2.5
Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành nghề
61
7
Bảng 2.6
Các dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ
62
8
Bảng 2.7
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ
lưu trú
64
9

Bảng 2.8
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ vui chơi
giải trí
68
10
Bảng 2.9
10 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các dịch vụ du lịch ở Việt
Nam
70
11
Bảng 2.10
Số lượng cơ sở lưu trú tính đến năm 2009
78
12
Bảng 2.11
Khách sạn được xếp hạng (tính đến hết tháng
6/2009)
79

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Hình
Tên hình
Trang
1

Hình 2.1
Doanh thu của ngành du lịch tính đến năm 2009

58
2
Hình 2.2
Cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ
63
3
Hình 2.3
Các nước có số dự án đầu tư vào các dịch vụ du
lịch nhiều nhất
71
4
Hình 2.4
Các nước có số vốn đầu tư nhiều nhất vào các dịch
vụ du lịch
72
5
Hình 2.5
Cơ cấu dự án FDI theo hình thức đầu tư của các
dịch vụ du lịch
73
6
Hình 2.6
Cơ cấu vốn đầu tư FDI theo hình thức đầu tư của
các dịch vụ du lịch
74
7
Hình 2.7

Năm tỉnh dẫn đầu về số vốn FDI vào các dịch vụ
du lịch
75

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là đối với một đất nước đang phát triển
như Việt Nam. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã có những
phương hướng, chiến lược và hành động cụ thể nhằm thu hút FDI, mở rộng quan
hệ đa phương hóa với sự tham gia rộng rãi của nhiều tổ chức quốc tế. Trong
đường lối phát triển kinh tế - xã hội, đối với kinh tế có FDI, Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ IX nêu rõ: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn FDI phát triển thuận
lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu
hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và
pháp lý để thu hút mạnh vốn FDI”.
Hiện nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam được tập trung chủ yếu vào một số
ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, xây dựng, kinh doanh bất động sản, hạ
tầng khu công nghiệp, du lịch - khách sạn, giao thông vận tải, bưu điện… Trong
đó, ngành Du lịch được đánh giá là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang
nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, rất cần
được chú trọng đầu tư và phát triển. Nghị quyết 45/CP về Đổi mới quản lý và
phát triển ngành Du lịch của Chính phủ cũng đã định hướng: “…phát triển nhanh
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát
triển du lịch”.
Trong những năm vừa qua, với sự mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, du
lịch là ngành kinh tế thu hút được khá nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy nhiên, hầu hết các dự án còn ở quy mô nhỏ, hạn chế, do vậy chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng du lịch vốn cần nguồn vốn đầu tư lớn. Các
dự án phát triển du lịch hiện chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm du
lịch của Việt Nam, còn những nơi tuy có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn
nhưng vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn khó khăn thì lại thiếu các dự án FDI. Trong
những năm gần đây, có nhiều dự án quy mô lớn trong ngành du lịch và bất động
2

sản được cấp phép. Các dự án này thường có mức độ sử dụng đất tương đối cao
nhưng tốc độ triển khai chậm, và trong một số trường hợp đã tạo ra những tác
động bất lợi về mặt xã hội.
Ngoài ra,theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì khủng hoảng và
suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2009 sẽ có những ảnh hưởng nhất định
đến việc thu hút FDI nói chung trong năm 2010 và một vài năm tiếp theo. Làm
như thế nào để duy trì và sử dụng nguồn vốn FDI trong ngành du lịch một cách
có hiệu quả đang là một thách thức lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách
kinh tế.
Việc đánh giá đúng thực trạng FDI vào ngành Du lịch, từ đó có những giải
pháp hữu hiệu nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI vào ngành Du lịch trong
thời gian tới là hết sức cần thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, đề tài “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Du lịch Việt Nam” được chọn để nghiên
cứu.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm qua, nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư trực
tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng địa
phương trong toàn bộ nền kinh tế nói chung, của ngành du lịch nói riêng, đã
nhiều cuộc hội hội thảo, bài viết và đề tài nghiên cứu về việc tăng cường thu hút
FDI vào ngành du lịch đã được thực hiện, ví dụ như:
Luận án tiến sỹ “Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN 5 từ sau
khủng hoảng tài chính Châu Á 1997” của nghiên cứu sinh Đặng Đức Long

(2007). Trong luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu những chính sách
thu hút FDI của các nước ASEAN từ năm 1997 đến năm 2006, giới hạn trong
khuôn khổ ASEAN 5 (gồm Thái Lan, Malaysia, Philippine, Indonesia và
Singapore). Luận án xác định những nhân tố tác động, sự cần thiết trong điều
chỉnh các chính sách liên quan đến FDI của các nước ASEAN 5 sau khủng
hoảng; phân tích những nội dung chính trong điều chỉnh các chính sách liên quan
đến FDI ở các nước ASEAN 5 vv… Thông qua việc nghiên cứu những thay đổi
chính sách thu hút FDI của các nước ASEAN, luận án đã nêu lên những vấn đề
3

có tính tổng kết bài học đối với các nước ASEAN 5 trong việc thu hút FDI và
đưa ra những khuyến nghị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện
chính sách thu hút FDI trong bối cảnh mới, khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy
nhiên, luận án chỉ nghiên cứu đánh giá về chính sách thu hút FDI của các nước
trong ASEAN 5, mang tính chất tổng quát mà không đi sâu vào nghiên cứu việc
thu hút FDI vào một ngành, một ngành cụ thể của một nền kinh tế quốc gia.
Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả FDI vào ngành
dịch vụ ở Việt Nam” (2008), của học viên Vũ Thị Vân Anh, khoá 15, Trường
ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận văn đã phân tích và nêu lên được vai trò của
FDI, đánh giá thực trạng việc thu hút FDI vào ngành dịch vụ ở Việt Nam, đưa ra
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành dịch vụ. Tuy rằng
trong ngành dịch vụ nói chung có dịch vụ du lịch - khách sạn, vui chơi giải trí
nhưng luận văn không đi sâu vào phân tích cụ thể về FDI trong ngành du lịch nói
riêng.
Bài “Tạo môi trường du lịch lành mạnh để tăng cường thu hút đầu tư và
khách du lịch” của TS. Nguyễn Văn Lưu (2003). Bài nghiên cứu này đi sâu phân
tích ảnh hưởng của môi trường, kể cả môi trường tự nhiên và mội trường xã hội
đến hoạt động du lịch cũng như thu hút đầu tư. Phân tích của tác giả chỉ ra “việc
cảm nhận sự an toàn của du khách và những người đang và sẽ đầu tư vào ngành
du lịch là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và tiếp tục tăng trưởng của

ngành du lịch”. Việt Nam có môi trường du lịch lành mạnh, được đánh giá là
điểm đến an toàn và thân thiện nhất trong khu vực. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới
chỉ ra được các ảnh hưởng của môi trường tới du lịch đối với việc thu hút khách
du lịch, thu hút đầu tư, xây dựng một hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện
môi trường du lịch nhằm thu hút hơn nữa du khách và các nhà đầu tư nước ngoài
đến Việt Nam mà chưa đi sâu vào nghiên cứu đánh giá tình hình đầu tư FDI vào
ngành Du lịch.
Bài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển du lịch Việt Nam” của
PGS.TS Phạm Trung Lương (2003). Tác giả đã phân tích rõ vai trò của FDI đối
với phát triển du lịch Việt Nam và nêu lên thực trạng FDI vào ngành du lịch ở
4

Việt Nam trong giai đoạn 1988 - 2003, cùng với những thuận lợi và khó khăn,
thách thức đặt ra trong việc thu hút FDI vào ngành này. Từ đó, bài nghiên cứu
cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển du
lịch trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, các số liệu trong bài viết được tổng hợp trước
khi Việt Nam gia nhập WTO, các điều kiện mới chưa được đưa vào phân tích sâu
và cụ thể.
Quyển sách “20 năm đầu tư nước ngoài – Nhìn lại và hướng tới” (2008)
của Tạp chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (với sự trợ giúp và hợp tác của Cục
đầu tư nước ngoài), Nhà xuất bản Tri thức giới thiệu nhiều bài viết của các nhà
nghiên cứu trong nước và ngoài nước về FDI vào Việt Nam như bài: “Dòng vốn
FDI trong tầm nhìn hội nhập” của PGS.TS. Trần Đình Thiên, bài: “FDI trong
chiến lược công nghiệp hoá” của GS.TS. Trần Văn Thọ, hay bài: “Đầu tư nước
ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam” của Ayumi Konishi
vv…Các bài viết đã phân tích khái quát được chặng đường thu hút FDI trong 20
năm qua, vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và đưa ra các
đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, triển vọng và
những thách thức sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, các bài viết cũng
chỉ mới dừng lại ở mức độ bài tham luận, đánh giá một cách tổng quát mà chưa

có sự phân tích đánh giá một cách hệ thống.
Các công trình nghiên cứu và bài viết có liên quan đến luận văn đều là
những tài liệu rất hữu ích cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về FDI vào ngành Du
lịch Việt Nam. Tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu đi vào nghiên cứu một cách
khái quát về FDI và vai trò của FDI đối với việc phát triển kinh tế, nghiên cứu
chính sách thu hút FDI của một khu vực, về FDI trong lĩnh vực dịch vụ, hay chỉ
là các bài viết tham luận về việc thu hút FDI vào ngành Du lịch Việt Nam mà
chưa có một nghiên cứu về thực trạng FDI vào ngành Du lịch Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
5

*Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng FDI vào ngành Du lịch Việt Nam,
trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành Du
lịch Việt Nam.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về FDI trong du lịch.
- Khảo sát, phân tích một số kinh nghiệm quốc tế về thu hút và sử dụng FDI
trong du lịch.
- Phân tích và đánh giá thực trạng, vai trò, kết quả FDI đối với sự phát triển của
ngành Du lịch Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành Du lịch của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là để phát triển các dịch
vụ du lịch chủ yếu như lưu trú và vui chơi giải trí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
*Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Du lịch Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ năm 1998 đến nay
- Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch

vụ lưu trú và dịch vụ vui chơi giải trí, theo đối tác đầu tư và địa bàn đầu tư.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, ngoài các phương pháp chung thường dùng trong
nghiên cứu kinh tế, một số phương pháp cụ thể được sử dụng là phương pháp
phân tích, thống kê; phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp lấy ý kiến
chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tầm
quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển du lịch ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Qua việc phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du
lịch, đặc biệt là đối với dịch vụ lưu trú và dịch vụ vui chơi giải trí, chỉ ra những
6

hạn chế, bất cập trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và nguyên nhân của những
hạn chế đó.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI,
góp phần phát triển ngành kinh tế du lịch ở Việt Nam.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn:
Gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành
Du lịch.
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Du lịch Việt
Nam những năm qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành Du lịch Việt Nam.














7

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG NGÀNH DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong ngành Du lịch
1.1.1. Tổng quan chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
1.1.1.1. Khái niệm
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư.
Đầu tư được phân thành 2 loại là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu
tư trực tiếp là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư
còn đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua các cổ phần, cổ
phiếu, các giấy tờ có giá vv… Như vậy, hai hình thức đầu tư này được phân biệt
bởi việc nhà đầu tư có hay không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết
tắt là FDI) là một trong những hình thức đầu tư không thể thiếu tại các quốc gia
đang phát triển nhằm thu hút vốn cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất
kỹ thuật và quan hệ sản xuất.
Đã có nhiều định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể:
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng “FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên

giới quốc gia, trong đó người đầu tư trưc tiếp đạt được một phần hay toàn bộ
quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp FDI trong một quốc gia khác. Quyền sở
hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận FDI.”
Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) định nghĩa : “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được
một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài
sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý
ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư
thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con"
hay "chi nhánh công ty"”
8

Tại Việt Nam, định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài được bắt đầu
được xây dựng và đưa vào “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” năm 1987,
một năm sau khi Việt Nam thực hiện đường lối Đổi mới do đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ 6 đề ra. Sau nhiều lần sửa đổi, đến nay, Luật đầu tư nước ngoài
được thay thế bằng Luật đầu tư chung (2005). Theo khoản 2 và khoản 12, điều 3,
có thể định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà bên nước ngoài đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp có thể nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay
tham gia vào các khu vực sản xuất, tài chính, thương mại hay dịch vụ… Các
nguồn vốn đầu tư trực tiếp không chỉ bao gồm ở lĩnh vực tư nhân mà còn cả đồng
tài trợ giữa cơ quan tư nhân với Nhà nước. Ngoài ra Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) được thực hiện xuất phát từ sự phù hợp về lợi ích của các bên tham gia.
Mỗi lĩnh vực và mỗi dự án đầu tư đều chứa đựng những mong muốn nhất định
của bên tiếp nhận và bên đầu tư. Thường thì bên tiếp nhận đầu tư luôn có những
kỳ vọng về vấn đề việc làm, thu hút vốn hoặc công nghệ, còn bên đầu tư thì lại

có những kỳ vọng về vấn đề nguyên liệu, thị trường hoặc giảm chi phí kinh
doanh… Khi các bên tham gia tạm thời hài lòng với những mong muốn của mình
thì một dự án đầu tư có thể được thực hiện.
Đối với các nhà đầu tư, do yêu cầu mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu
quả và giành lợi thế trong cạnh tranh, thị trường trong nước ngày càng trở nên
chật hẹp. Mặt khác, cạnh tranh trong nước ngày càng trở nên gay gắt cho nên
việc mở rộng kinh doanh ra bên ngoài vừa là đòi hỏi cấp thiết tự thân, vừa là điều
kiện sống còn của họ.
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển,
việc thu hút FDI được coi như là một động lực quan trọng giúp nền kinh tế trở
nên năng động, có hiệu quả, tạo đà cần thiết để vượt qua sự nghèo đói.
Tuy nhiên, do mục đích của các nhà đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu
tư không phải luôn luôn trùng hợp, vì vậy chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư
9

luôn tìm các biện pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
trong nước mình đồng thời với việc nhấn mạnh sự phát triển quốc gia theo hướng
độc lập, tự chủ. Còn các nhà đầu tư thường tìm giải pháp để tăng khả năng cạnh
tranh của chúng trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, vì vậy, vai trò của
các biện pháp, chính sách đặc biệt quan trọng đề nhằm điều hòa lợi ích giữa các
bên.
1.1.1.2. Đặc điểm
Cũng như các hoạt động đầu tư khác, FDI cũng có những đặc điểm của
hoạt động đầu tư nói chung, đó là tính sinh lãi và rủi ro của hoạt động đầu tư. Hai
đặc điểm này là căn cứ chủ yếu để phân biệt một hoạt động có phải là hoạt động
đầu tư hay không. Mục đích của các nhà đầu tư là thu lợi nhuận. Vì vậy, không
phải bất kỳ một hoạt động nào có sử dụng tiền bạc, thời gian và sức lực vào thực
hiện một mục tiêu nào đó cũng đều được gọi là đầu tư. Chỉ khi nào những hoạt
động có sử dụng các chi phí đó được thực hiện để thu lợi nhuận thì mới được gọi
là đầu tư.

Ngoài những đặc điểm của hoạt động đầu tư nói chung, FDI còn có những
đặc điểm đặc thù, thể hiện:
 Nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư nước ngoài phải là người có quốc
tịch nước ngoài. Đặc điểm này có liên quan đến vấn đề về quốc tịch, luật pháp,
ngôn ngữ, phong tục tập quán Đây là các yếu tố làm tăng tính chi phí và rủi ro
đầu tư của các dự án FDI.
 Tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của
dự án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định. Vốn đầu tư
được tính bằng ngoại tệ, do vậy đặc điểm này có liên quan đến vấn đề chính sách
tài chính – tiền tệ các nước tiếp nhận đầu tư và tỷ giá hối đoái.
 Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ
bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhà
đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp 100% vốn trong vốn
pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và
10

cũng do họ quản lý toàn bộ. Đặc điểm này là căn cứ phân biệt hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài với các hoạt động đầu tư khác.
 Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia
cho các bên theo tỷ lệ góp vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả
lợi tức cổ phần (nếu có).
 FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp
mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ
phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.
1.1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 [13] và Luật Đầu tư năm 2005 [15],
các nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn các hình thức đầu tư trực tiếp sau đây:
* Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, bao gồm: Thành lập tổ chức kinh tế 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài (WFOE) và thành lập tổ chức kinh tế liên doanh
giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (EFV).

WFOE là hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn để thành lập
và điều hành các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước ngoài và hình thành một pháp
nhân mới. Nhà đầu tư trực tiếp nắm quyền điều hành và quản lý các cơ sở sản
xuất kinh doanh trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ pháp luật nước sở tại. Nước
nhận đầu tư cho phép doanh nghiệp thuê đất, thuê nhân công, đào tạo cán bộ
quản lý, kỹ thuật và tay nghề cho nhân công , toàn quyền điều hành xí nghiệp.
Mối quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp ở nước ngoài về cơ bản được thể
hiện: Vốn của doanh nghiệp ở nước ngoài được công ty mẹ đảm bảo. Lợi nhuận
của công ty con có thể để lại một phần, một phần được chuyển về công ty mẹ để
thanh toán lợi tức. Ngoài ra, công ty mẹ còn nhận các khoản thanh toán về bán
thành phẩm, nguyên liệu và thành phẩm do công ty mẹ cung cấp.
EFV là một pháp nhân độc lập được hình thành trên cơ sở vốn góp của
một bên trong nước và một bên nước ngoài. EFV có thể tồn tại dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tỷ lệ góp vốn của bên nước
ngoài có thể bị giới hạn ở một mức nhất định tùy theo quy định của nước tiếp
nhận đối với từng lĩnh vực đầu tư. Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
11

doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa
Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là do doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên
doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
* Đầu tư theo hình thức hợp đồng, bao gồm: Hợp đồng BCC (hợp tác kinh
doanh), hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), hợp đồng BTO
(xây dựng – chuyển giao – kinh doanh), hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao);
Nhà đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC để hợp tác sản
xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức kinh doanh khác
trên cơ sở điều kiện đất đai, nhà xưởng của phía nước chủ nhà.
Nhà đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng

BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới,
mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao
thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh
vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
* Đầu tư phát triển kinh doanh, là hình thức nhà đầu tư nước ngoài hiện có cơ
sở kinh doanh tại Việt Nam thực hiện đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công
suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư, là hình
thức nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt
Nam. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh
vực, ngành nghề do Chính phủ quy định
* Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh
tại Việt Nam. Điều kiện sáp nhập, mua lại các công ty, chi nhánh phải tuân theo
các quy định của Luật Đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác có
liên quan.
Và các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
1.1.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
12

Xét trên bình diện toàn cầu, đầu tư quốc tế luôn cho phép tối ưu hóa việc
sử dụng các yếu tố sản xuất trong phạm vi thế giới trên cơ sở lợi thế so sánh
trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể :
- FDI tăng nguồn vốn, tăng tích lũy cho nền kinh tế và bù đắp lỗ hổng ngoại tệ.
Đối với các nước đang phát triển, cần có nguồn vốn đầu tư lớn để hoàn
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, thúc đẩy sự phát triển của
các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.Tuy nhiên, do khả năng tích lũy kém,
nguồn vốn đầu tư trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển, nguồn vốn

viện trợ nước ngoài (ODA) khá hạn chế, lại thường đi kèm với những điều kiện
khắt khe. FDI có ưu điểm hơn so với các hình thức đầu tư khác là nó không trở
thành nợ do nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm đối
với rủi ro, thiệt hại nếu dự án đầu tư không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Các dự án FDI có tính chất “bén rễ” ở nước sở tại (không dễ rút đi trong thời
gian ngắn) nên có những ảnh hưởng mang tính dài hạn đối với địa phương, khu
vực nơi dự án triển khai. Do vậy, FDI chính là nguồn vốn đầu tư mà hầu hết các
quốc gia mong muốn thu hút. [2]
- FDI góp phần thúc đẩy đầu tư trong nước.
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhận, các dự án FDI thườngtập trung vào các
ngành, các lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhất của đất nước.Tác động của việc
xuất hiện một dự án đầu tư nước ngoài vào ngành, lĩnh vực nào đó sẽ dẫn tới làn
sóng đầu tư trong nước vào các ngành, lĩnh vực tương tự. Ngoài ra, một dự ánđầu
tư nước ngoài thường đi kèm với việc xây dựng một hệ thống đồng bộ các sản
phẩm phụ trợ đi kèm với nó như các dịch vụ, các sản phẩm đầu vào khác. Do
vậy, trên cơ sở các dự án đầu tư nước ngoài đã triển khai,sẽ xuất hiện nhiều dự án
đầu tư trong nước khác nhằm phục vụ, bổ trợ cho các dự án đầu tư đó.Như vậy,
xét trên một khía cạnh nào đó, các dự án đầu tư FDI có tác động hỗ trợ, dẫn dắt
đầu tư trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thông qua FDI, chính phủ các nước này có thể chú trọng ưu tiên phát triển các
13

ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành kinh tế phù hợp đặc điểm của từng vùng lãnh
thổ, các ngành kinh tế phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
- FDI tạo điều kiện cho nước sở tại tiếp thu kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm
quản lý tiên tiến.
Song hành cùng với nguồn vốn, các nhà đầu tư nước ngoài thường mang
theo các máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cũng như các thành tựu
khoa học – kỹ thuật mới của đến nước đầu tư để phục vụ cho dự án đầu tư. Nhờ
có sự thâm nhập này mà khoảng cách về trình độ sản xuất của nước sở tại được

rút ngắn lại so với các nước phát triển trên thế giới. Theo nhiều nghiên cứu thì
phần lớn các công nghệ của công ty xuyên quốc gia (TNCs) được chuyển giao
sang nước sở tại thông qua các chi nhánh của nó (doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nước ngoài) bao gồm: Những
tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ mới, công nghệ thiết kế và xây dựng,
công nghệ quản lý, marketing vv…[4]
- FDI giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho nước nhận
đầu tư.
Các dự án FDI thường có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, kỹ thuật
đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm việc. Tuy nhiên, nguồn nhân lực tại
các quốc gia đang phát triển thường không đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Do
vậy, xu hướng tuyển dụng và đào tạo lại tại các doanh nghiệp FDI khá phổ biến.
Phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI đều tổ chức các khóa đào tạo nghề tại các
nước sở tại, hoặc gửi lao động đi đào tạo ở nước ngoài. Một mặt, doanh nghiệp
FDI giúp nước sở tại có được đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn cao, có
tác phong công nghiệp, mặt khác, nó tạo ra những yêu cầu mới về đào tạo nguồn
nhân lực.
Sự phát triển của các dự án FDI ở các vùng, miền, địa phương cũng tạo ra
nhiều việc làm cho lao động tại địa phương đó, bao gồm các việc làm cho dự án
và các dịch vụ khác tương ứng phục vụ dự án.
- FDI giúp các nước đang phát triển mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất nhập
khẩu và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
14

Hoạt động của doanh nghiệp FDI thúc đẩy thương mại quốc tế. Doanh
nghiệp phải nhập nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của
mình và đưa các sản phẩm đã qua gia công chế biến ra bán ở thị trường trong và
ngoài nước, qua đó đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nước sở tại. Đối
với các nhà đầu tư nước ngoài, xuất khẩu là yếu tố quan trọng giúp họ thu được
lợi nhuận cao, thông qua xuất khẩu những lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất

được khai thác có hiệu quả hơn. Bởi vậy, đẩy mạnh xuất khẩu luôn là ưu tiên đặc
biệt của các doanh nghiệp có vốn FDI. Đối với nước sở tại, xuất khẩu là nhân tố
quyết định đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy, tác dụng thúc đẩy
xuất khẩu của FDI đã mang lại lợi ích cho cả hai phía.
Bên cạnh một số mặt tích cực thì FDI cũng gây một số tác động tiêu cực
đối với nước nhận đầu tư như: các ngành công nghiệp mới, công nghệ cao và kết
cấu kinh tế có thể bị nước đầu tư kiểm soát. Nhiều trường hợp, các nhà đầu tư
nước ngoài mang đến nước đang phát triển những máy móc, kỹ thuật công nghệ
kém tiên tiến, tiêu hao năng lượng nhiều gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng và làm cạn kiệt tài nguyên. Ở thời kỳ đầu tiếp nhận nguồn vốn từ bên
ngoài, do thiếu kinh nghiệm rất có thể doanh nghiệp của nước chủ nhà sẽ trở
thành nơi rửa tiền của tội phạm quốc tế… Ngoài ra, do yêu cầu của công nghệ
cao và hiện đại cho nên gần đây các công ty xuyên quốc gia (Trans National
Cooperation – TNCs), vốn là những nhà đầu tư chủ yếu vào các nước đang phát
triển, có xu hướng ít sử dụng lao động tại chỗ để hạ giá thành sản phẩm mà thay
vào đó họ sử dụng phương thức sản xuất tập trung tư bản nhiều hơn. Điều đó gây
khó khăn cho chiến lược việc làm của các nước chủ nhà. Hoạt động FDI cũng có
thể là nguyên nhân gia tăng những bất ổn như phân hóa xã hội, thất nghiệp,
không đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, mất cân đối trong cơ cấu kinh
tế vv… Do vậy, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn FDI thì quản lý nguồn vốn FDI
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế.
1.1.2. FDI trong ngành du lịch.
1.1.2.1. Sự cần thiết của thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch.
15

Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch bao gồm
tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư;

nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền [6].
Du lịch hiện được coi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng, đem lại
nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Nhiều nước như Ai Cập, Hy Lạp, Lebanon, Tây Ban Nha, Thái Lan, Bahamas,
phần lớn các hoạt động kinh tế, dịch vụ và việc làm có liên quan mật thiết đến
ngành du lịch và phát triển trên cơ sở của hoạt động du lịch. Theo thống kê của
UNWTO, từ năm 1950-2008, du lịch toàn cầu liên tục gia tăng và trở thành một
trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Năm 2008, có 922
triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 1,9% so với năm 2007 với doanh thu lên
đến 944 tỷ USD.Tăng trưởng của du lịch không chỉ có tác động tích cực đến các
lĩnh vực có liên quan đến du lịch (ví dụ các dịch vụ hướng dẫn, khách sạn, các
dịch vụ tiện ích khác) mà nó còn có tác động đến những lĩnh vực khác, ví dụ như
giao thông vận tải.Thông thường tại những nơi có du lịch phát triển thì hệ thống
cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà hàng, khách sạn vv… được nâng cấp,
tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp trong xã hội, bao gồm cả người
lao động có tay nghề và không có tay nghề.
Tuy nhiên, để ngành du lịch phát triển tốt thì cần đầu tư xây dựng được
các sản phẩm du lịch hấp dẫn để giữ chân được du khách và có công tác tuyên
truyền, quảng bá cho sản phẩm du lịch đó. Một sản phẩm du lịch toàn diện phải
bao gồm các yếu tố: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trong
ngành du lịch.
-Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân
văn. Tài nguyên thiên nhiên là các yếu tố như rừng, biển, núi non, ao hồ, hang
động, suối nước nóng vv… mà một quốc gia nhất định sở hữu. Một quốc gia có
nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp được coi là quốc gia có tiềm năng về du
16

lịch. Tài nguyên nhân văn là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà một
quốc gia nhất định sở hữu. Nó thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư
quốc gia đó trong suốt chiều dài lịch sử. Các giá trị văn hóa vật thể bao gồm các

đồ vật, giấy tờ, các công trình kiến trúc gắn liền với một giai đoạn lịch sử, một sự
kiện lịch sử trong quá khứ của nước đó như trống đồng cổ, đàn đá, các văn tự cổ,
các đình chùa vv… Các giá trị văn hóa phi vật thể bao gồm các phong tục tập
quán cổ truyền, các giai điệu, câu hát vv… Văn hóa là yếu tố riêng có của mỗi
quốc gia, dân tộc, do vậy tại mỗi nước khác nhau có các tài nguyên văn hóa khác
nhau và chúng có sức hấp dẫn riêng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật
chất do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các
sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp làm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Chúng bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí,
phương tiện vận chuyển vv… và đặc biệt nó bao gồm cả các công trình kiến trúc
bổ trợ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc cung ứng dịch vụ du lịch cho du khách tốt thì
ngoài những điều kiện đặc trưng về cơ sở vật chất của ngành du lịch như đã nêu
ở trên, còn phải đảm bảo các yếu tố về hạ tầng xã hội như hệ thống đường sá, cầu
cống, bưu chính viễn thông, điện nước vv… Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có
mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch vì nó là yếu tố bảo đảm điều kiện
cho hoạt động kinh doanh du lịch. Tài nguyên du lịch muốn khai thác được thì
phải có các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật đi kèm để bảo đảm điều kiện
thuận lợi cho khách du lịch trong quá trình tham quan. Cơ sở vật chất kỹ thuật
được đầu tư phù hợp với tài nguyên du lịch có thể trở thành yếu tố tô điểm thêm
cho tài nguyên du lịch. [5] Nhiều khi, cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng đẹp,
độc đáo, hấp dẫn lại trở thành tài nguyên du lịch. Ở nước ta, có nhiều khu du lịch
nổi tiếng, kết hợp hài hòa giữa việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật với tài
nguyên du lịch như khu du lịch Hoàng Gia – Bãi Cháy, khu du lịch quốc tế Tuần
Châu – Quảng Ninh, khu du lịch Đền Hùng (Phú Thọ), khu du lịch Hòn Tre ở
Nha Trang (Khánh Hòa), khu du lịch Mũi Né (Phan Thiết) vv…
17

- Lao động trong ngành du lịch bao gồm tất cả những người tham gia vào
hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều

hành tua, nhân viên phục vụ, lễ tân khách sạn vv… Đây là những người trực tiếp
tiếp xúc với du khách, truyền đạt tới du khách hình ảnh về đất nước và con người
của quốc gia, địa phương đó. Bên cạnh thái độ phục vụ, cách cư xử, trình độ
chuyên môn của người làm trong lĩnh vực du lịch là yếu tố quan trọng để đảm
bảo chuyến du lịch được diễn ra hoàn hảo, tốt đẹp, để lại ấn tượng tốt và khiến du
khách quay trở lại lần sau.
Cả ba yếu tố nêu trên đều có ý nghĩa quan trọng để tạo nên một sản phẩm
du lịch hoàn thiện. Các tài nguyên du lịch là yếu tố sẵn có của một quốc gia
nhưng nó chỉ có giá trị nếu được công chúng biết tới, được sắp xếp và tổ chức bài
bản, khoa học. Do vậy, cần có vốn đầu tư để tổ chức các tài nguyên du lịch và
thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá cho chúng. Cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch là yếu tố không thể thiếu trong sản phẩm du lịch hiện đại. Tuy nhiên, đầu tư
cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần lượng tiền rất lớn mà không phải quốc gia
nào cũng có đủ nội lực để thực hiện. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
trong ngành du lịch cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng sản
phẩm du lịch hiện đại nhưng lại không chỉ cần có tiền vốn mà cần có kinh
nghiệm quản lý thực tế. Tại các quốc gia đang phát triển, khi nguồn vốn đầu tư từ
khu vực nhà nước đang phải dành ưu tiên cho phát triển các lĩnh vực khác, khu
vực tư nhân lại yếu kém thì vốn FDI chính là nguồn lực quan trọng để xây dựng
và phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu
ngoại tệ lớn cho đất nước.
Về cơ bản, FDI vào ngành du lịch là một bộ phận của FDI của một nền
kinh tế nói chung, do vậy FDI trong du lịch có những đặc điểm và vai trò của
FDI nói chung. Cụ thể trong lĩnh vực du lịch, vai trò của FDI thể hiện ở những
mặt sau :
Một là, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch. Đây là đặc
điểm dễ nhận biết nhất và quan trọng nhất vì hầu hết các dự án vốn FDI trong
lĩnh vực này thường tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như các

×