Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
-----------------------

Đặng Thị Lan Anh

HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ TỚI Q TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số
: 5.02.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Xuân
Viện Kinh tế Việt Nam

Hà Nội – 2005


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1

1


Tính cấp thiết của đề tài.

1

2

Tình hình nghiên cứu.

1

3

Mục đích nghiên cứu.

2

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3

5

Phương pháp nghiên cứu.

3

6


Đóng góp của luận văn.

3

7

Nội dung và kết cấu của luận văn.

4

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN

5

1.1

Lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế quốc tế.

5

1.1.1

Những vấn đề chung về hợp tác kinh tế quốc tế.

5

1.1.2


Xu hướng vận động hiện nay của nền kinh tế thế giới .

7

1.1.3

Những nhân tố thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế.

10

1.1.4

Một số cản trở trong hợp tác kinh tế quốc tế đối với các quốc gia
đang phát triển.

15

1.2

Sự cần thiết của hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.

19

1.2.1

Nhu cầu phát triển của ASEAN.

19

1.2.2


Nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

21

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – ASEAN

24

2.1

Tổng quan về ASEAN và hợp tác Vi ệt Nam - ASEAN.

24

2.1.1

Tổng quan về ASEAN.

24

2.1.2

Tổng quan về hợp tác Việt Nam – ASEAN

43


2.2


Một số lĩnh vực hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

2.2.1 Hợp tác thương mại Việt Nam - ASEAN.
2.2.2

Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN khác.

2.3 Một số nhận xét, đánh giá về hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

46
46
67
83

2.3.1

Vai trò của Việt Nam trong các hoạt động của ASEAN.

83

2.3.2

Một số nhận định về hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

86

CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN
TỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM .


90

3.1

Một số tác động tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 91

3.1.1

Một số tác động tích cực của hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

3.1.2

Những khó khăn, thách thức trong hợp tác Việt Nam – ASEAN
ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3.1.3

91

99

Hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN góp phần thúc đẩy hợp tác với
các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực khác.

107

3.2

Giải pháp thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam.


122

3.2.1

Giải pháp về môi trường thể chế.

123

3.2.2

Những giải pháp về chính sách cơng cụ.

128

3.2.3

Những giải pháp về đối tác.

131

3.2.3

Những giải pháp về doanh nghiệp.

134

3.2.4

Tăng cường công tác tổ chức và quản lý kinh tế đối ngoại.


135

PHẦN KẾT LUẬN

137

TÀI LIỆU THAM KHẢO

139

PHỤ LỤC

142


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AIA

Khu vực đầu t tự do

AICO


Hợp tác công nghiệp ASEAN

APEC

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dơng

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

Tổ chức hợp tác Á - Âu

CAFTA

Khu vực thơng mại tự do Trung Quốc - ASEAN

CEPT

Chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung

EU

Liên minh Châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

TNC

Các công ty xuyên quốc gia

USD

Đồng Đôla Mỹ

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thơng mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1

1.


Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, hợp tác kinh tế quốc tế theo hướng khu vực

hóa – tồn cầu hóa đang cuốn hút tất cả các quốc gia trên toàn thế giới tham gia và
đã trở thành xu thế chủ đạo của kinh tế thế giới. Các khu vực, tổ chức liên kết kinh
tế trên thế giới được hình thành như WTO, EU, NAFTA, AFTA… là kết quả tất yếu
của xu thế đó.
Từ những năm 90 trở lại đây, với tác động to lớn của tồn cầu hóa và nhu
cầu phát triển nội tại của khu vực, hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành yếu tố và
động lực chính chi phối sự liên kết của các nước thành viên ASEAN. Sự gia tăng
nhanh chóng của q trình tồn cầu hóa về nguồn vốn đầu tư và thương mại đã
mang lại cho các nước ASEAN cơ hội phát triển mới. Mức tăng trưởng kinh tế cao
liên tục trong nhiều năm cùng với sự lớn mạnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài và sự bùng nổ về ngoại thương đã thúc đẩy hầu hết các nước ASEAN tham
gia nhanh hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự lớn mạnh, tính hiệu quả và
tốc độ mở rộng hợp tác kinh tế giữa các thành viên là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho
việc nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Việt Nam tham gia và ngày càng khẳng định vai trị của mình trong hợp tác
kinh tế của khối ASEAN không những tạo điều kiện cho phát triển kinh tế mà qua
ASEAN, Việt Nam đã và sẽ có được những cơ hội quan trọng để tiến mạnh vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, nhờ những bước tiến đáng kể trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế mà vị thế của Việt Nam trong ASEAN cũng như trên
trường quốc tế ngày càng được khẳng định.
2.

Tình hình nghiên cứu.
Hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế nổi bật trong bối cảnh toàn cầu

hóa-khu vực hóa hiện nay. Q trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới trong
thời kỳ đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và luôn thu hút

được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều người. Do điều kiện còn hạn chế, tác giả
khơng thể tiếp cận được với tồn bộ những cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực


2

này. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài với khả năng của mình tác giả đã
có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số cơng trình nghiên cứu như:
-

Tiến tới một ASEAN hịa bình, ổn định và phát triển bền vững. Tác giả:

GS. TS. Nguyễn Duy Quý – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
-

35 năm ASEAN hợp tác và phát triển. Tác giả: TS. Nguyễn Trần Quế (Chủ

biên) – NXB Khoa học xã hội.
-

Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong

bối cảnh quốc tế mới. Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng – NXB Khoa học xã hội.
-

Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương. Tác giả: Vũ

Dương Ninh – NXB Chính trị Quốc gia.
-


Kinh tế các nước Đông Nam Á: thực trạng và triển vọng. Tác giả: Phạm

Đức Thành và Trương Duy Hịa – NXB Chính trị Quốc gia.
Ngồi ra, cịn nhiều những bài báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học
khác. Mỗi cơng trình đều có đặc thù riêng, có cơng trình phân tích một cách tổ ng
quát các mối quan hệ trong hợp tác quốc tế của khu vực. Có cơng trình tập trung
vào những đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia ASEAN. Có
cơng trình lại đi sâu phân tích việc thực hiện các chính sách thương mại trong q
trình hội nhập của khu vực. Có cơng trình chủ yếu nghiên cứu về tiến trình tham gia
vào AFTA của Việt Nam…
3.

Mục đích nghiên cứu.
Kỳ vọng của tác giả là thông qua thực hiện luận văn để cố gắng trả lời câu

hỏi: Hợp tác kinh tế Việt Nam –ASEAN đã tạo điều kiện gì và có tác động như thế
nào đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Luận văn nêu ra bản chất của hợp tác kinh tế quốc tế để qua đó thấy được
hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN là cần thiết. Qua phân tích tình hình thực tiễn
trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với
ASEAN, luận văn mong muốn làm sáng tỏ quan hệ hợp tác kinh tế với ASEAN như
là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy hội nhập kinh tế của Việt Nam. Trên cơ


3

sở phân tích những tác động của hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – ASEAN luận văn đưa
ra một số kiến nghị mang tính giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam.

4.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế

song phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức, khu vực trên nhiều lĩnh vực
với nhiều hình thức hợp tác phong phú, linh hoạt, đa dạng. Trong số đó, luận văn
chỉ chủ yếu phân tích đến hai lĩnh vực mà tác giả quan niệm là có vị trí quan trọng
hơn cả đối với việc thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là
lĩnh vực thương mại và đầu tư mà cụ thể là ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Những lĩnh vực khác được đề cập đến trong luận văn chỉ nhằm hỗ trợ,
bổ sung cho việc phân tích, làm rõ bản chất hợp tác kinh tế quốc tế.
Theo một khía cạnh nào đó, có thể nói q trình hợp tác kinh tế quốc tế của
Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu “mở cửa” kể từ sau Đại hội Đảng VI (1986) và đến
năm 1995 có những bước phát triển mạnh, đây là thời gian Việt Nam trở thàn h
thành viên chính thức của ASEAN. Do vậy, sự khảo cứu của luận văn chủ yếu tập
trung vào khoảng thời gian từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, những số liệu được đưa ra
ngoài khoảng thời gian trên chỉ là những đối chứng cho q trình phân tích, so sánh
của luận văn.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp logic. Các
kỹ thuật thống kê, tính tốn, tổng hợp cũng được sử dụng nhiều để xử lý số liệu.
Bên cạnh những phương pháp trên, luận văn dùng các phương pháp phân tích, so
sánh, đối chiếu làm phương pháp chủ đạo trong khi tiếp cận và nghiên cứu đề tài
dưới góc độ hợp tác kinh tế quốc tế. Từ đó, luận văn sẽ tham khảo và kế thừa một
cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài.
6.


Đóng góp của luận văn.


4

-

Phân tích góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của hợp tác kinh tế quốc tế.

-

Đưa ra cách nhìn khái quát về hợp tác kinh tế khu vực ASEAN.

-

Thông qua việc phân tích quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các

nước thành viên ASEAN trên hai lĩnh vực ngoại thương và đầu tư trực tiếp (FDI)
trong những năm qua tác giả mong muốn làm rõ thực chất và cập nhật những thông
tin mới về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với ASEAN. Từ đó, luận văn đưa ra một
số nhận định về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN phát triển theo hướng
ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.
-

Qua phân tích những tác động tích cực của hợp tác kinh tế Việt Nam –

ASEAN và những khó khăn, cản trở tới hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, luận
văn đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp cho quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.

Kết cấu của luận văn.

7.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, nộ i
dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở khách quan của hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.

-

Chương 2: Thực trạng hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.

- Chương 3: Tác động của hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN tới quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN
1.1

Lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế quốc tế.

1.1.1

Những vấn đề chung về hợp tác kinh tế quốc tế.
Hợp tác kinh tế quốc tế là phương thức chủ yếu để thực hiện các quan hệ


kinh tế quốc tế. Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những mối quan hệ (phân công, trao
đổi, phối hợp, liên kết, bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau) một cách tự nguyện,
chủ động, tích cực trong các hoạt động kinh tế giữa hai hay nhiều quốc gia và lãnh
thổ mà ở đó các chủ thể tham gia cùng nhau chia sẻ những nguyên tắc, luật lệ và giá
trị chung nhưng lại khơng mất đi bản sắc đặc trưng sẵn có của mình.
Hợp tác kinh tế quốc tế được thực hiện dưới hình thức hợp tác song
phương và hợp tác đa phương với nhiều nội dung như hợp tác sản xuất, hợp tác
khoa học công nghệ, hợp tác thương mại, dịch vụ quốc tế. Xu thế quốc tế hóa đời
sống kinh tế hiện nay đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế
quốc tế với những nội dung và hình thức hợp t ác phong phú, linh hoạt, mềm dẻo,
năng động hơn. Hợp tác kinh tế quốc tế có vai trị quan trọng trong sự phát triển của
nền kinh tế quốc gia, là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. Hợp
tác kinh tế quốc tế chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó tuân thủ các nguyên tắc cơ
bản như: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, tơn trọng độc lập chủ quyền.
Trong những thập niên gần đây, xu hướng hợp tác theo hướng khu vực hóa
đang là xu hướng phổ biến đem lại hiệu quả đáng kể cho sự phát triển của các quốc
gia. Sự hợp tác này trước hết bắt nguồn từ nhu cầu nội tại, từ sự đòi hỏi bên trong
của mỗi nước, nhằm tạo ra một thực thể mới, một bản sắc riêng của khu vực, mà
mỗi quốc gia thành viên cùng góp sức xây dựng và chia sẻ. Thông thường, khi tham
gia vào các liên kết kinh tế khu vực vị thế của các quốc gia thành viên trong cạnh
tranh kinh tế được nâng lên rõ rệt.
Mức độ tham gia vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực nói riêng và hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung tùy thuộc vào trình độ phát triển và chính sách của
từng quốc gia. Mục đích chung nhất của hợp tác kinh tế khu vực là các quốc gia hợp
tác hỗ trợ nhau, từng bước xóa bỏ những cản trở thương mại tiến tới tự do hóa.


6


Những nỗ lực của họ biểu hiện sự di chuyển từng phần đến tự do hóa các nguồn lực
(như vốn, lao động, hàng hóa, dịch vụ) giữa các nước thành viên. Và, mỗi quốc gia
cố gắng đạt được những lợi ích nhất định từ một khối kinh tế mà ở đó những cản trở
về biên giới quốc gia đã được giảm đi đáng kể.
Xu thế chung hiện nay, không chỉ đối với khu vực mà ngay trên bản đồ
kinh tế thế giới thì các đường biên giới quốc gia cũng đang bị mờ dần. Sự vận động
của hợp tác kinh tế quốc tế đang có sự thay đổi đáng kể cả về nội dung và hình thức.
Hình thức hợp tác đa phương đang tăng lên cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với hợp
tác song phương. Nếu như trước đây nhiều liên kết, hợp tác kinh tế được xuất phát
từ những quan hệ chính trị thì hiện nay các quan hệ hợp tác kinh tế đang giảm dần
sự can thiệp của chính trị là tương đối phổ biến. Tất nhiên, trong hợp tác đa phương
với số lượng thành viên đơng, tính mục tiêu, lợi ích… tương đối đa dạng nên nó
thường mang tính phức tạp và có sự ràng buộc cao.
Tùy vào mục tiêu phát triển mà mỗi quốc gia lựa chọn, đẩy mạnh hình thức
hợp tác song phương hay đa phương. Đối với một số lĩnh vực cụ thể, khi mà hợp tác
kinh tế đa phương bị ràng buộc phức tạp, ít hiệu quả thì người ta chọn hình thức
hợp tác song phương như: các Hiệp định tự do thương mại xuyên châu lục được ký
kết như giữa Singapo - Australia, Hàn Quốc - Chilê, Thái Lan - Ấn Độ, Thái Lan Australia, Australia - Mỹ. Các Hiệp định tự do thương mại này diễn ra cùng thời
gian với hai lần thất bại mới nhất của WTO. Mặc dù phải nhượng bộ khơng ít trong
các Hiệp định tự do mậu dịch song phương nhưng dường như các nền kin h tế châu
Á đang coi đó là giải pháp để đảm bảo ổn định phát triển. Những cuộc đàm phán tay
đôi về những lĩnh vực nhạy cảm này sẽ mở đường cho các vòng đàm phán đa
phương và khu vực rộng mở hơn.
Hợp tác kinh tế song phương vừa mang tính bổ sung cho hợp tác kinh tế đa
phương nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng những yếu tố mang tính nghịch gây ra
cản trở nhất định cho tiến trình hợp tác đa phương. Các nước nhỏ thường có khuynh
hướng xuất phát từ các hợp tác song phương và lấy đó làm cơ sở phát triển, mở
rộng và dựa vào các quan hệ hợp tác kinh tế đa phương (như AFTA, WTO) để nâng
cao vị thế và gia tăng thế thương lượng của mình trong cạnh tranh quốc tế. Tuy
nhiên, khi mà nguồn lực dành cho phát triển đất nước cịn hạn chế thì việc tạo điều



7

kiện cho những quan hệ hợp tác kinh tế song phương phát triển dù muốn hay không
sẽ làm giảm nỗ lực cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương. Nhưng một quốc
gia không thể chỉ dành ưu tiên tập trung cho một khuôn khổ hợp tác nào, trái lại
phải đồng thời thực hiện sự hội nhập quốc tế trên nhiều cấp độ: song phương, khu
vực và toàn cầu. Đây là sự kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục
bộ và lợi tích toàn thể, và điều quan trọng hơn là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng quốc gia, các nước cần có những bước đi phù hợp. Hợp tác kinh tế song
phương tuy có những lúc làm ảnh hưởng đến lộ trình chung, nhưng do hợp tác kinh
tế song phương khơng đi ngược với tự do hóa và vẫn dựa trên các nguyên tắc hợp
tác kinh tế đa phương, nên việc khắc phục khó khăn của vịng đàm phán đa phương
bằng các hợp tác song phương trước mắt cũng là sự cần thiết, là giải pháp lách giữa
dòng thương mại chật cứng để các nước thích ứng tốt nhất với các thay đổi của bối
cảnh khu vực và quốc tế.
1.1.2

Xu hướng vận động hiện nay của nền kinh tế thế giới.

1.1.2.1 Tồn cầu hóa – khu vực hóa các hoạt động kinh tế thế giới đang là xu
hướng phát triển phổ biến hiện nay.
Thứ nhất, tồn cầu hóa - khu vực hóa kinh tế được biểu hiện nổi bật ở sự
phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại trên phạm vi thế giới. Việc gia
tăng tốc độ buôn bán của thế giới là kết quả của tiến trình tự do hóa các chính sách
thương mại được thực hiện ở hầu hết khắp các khu vực, các nước và được bổ sung
mạnh mẽ bởi xu hướng tăng cường sự chu chuyển thương mại nội bộ tro ng các
TNC.
Thứ hai, trong nền kinh tế tồn cầu, quản lý vĩ mơ dưới sự hỗ trợ của công

nghệ thông tin trở thành yếu tố có tính chất quyết định tương lai phát triển của nó,
đánh dấu sự phát triển tồn diện theo xu hướng mở và tự do hóa của nền kinh tế thế
giới.
Thứ ba, tính tương thuộc chặt chẽ giữa các nền kinh tế quốc gia, các hoạt
động thương mại, đầu tư, tài chính đều được gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc mọi nền
kinh tế đều tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất – một “sân chơi
chung” bình đẳng cho mọi nền kinh tế.


8

Thứ tư, trong nền kinh tế toàn cầu, quốc gia dân tộc có chủ quyền khơng
cịn là chủ thể duy nhất có vai trị chế định chính sách kinh tế mà là sự tồn tại đồng
thời của bốn chủ thể có thể đảm nhận vai trị này một cách hiệu quả. Đó l à: quốc gia
dân tộc có chủ quyền, các khối kinh tế khu vực, các thể chế kinh tế quốc tế và các
công ty xuyên quốc gia.
Thứ năm, xu hướng khu vực hóa và hợp tác kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
hơn bao giờ hết. Về bản chất, xu hướng khu vực hóa và hợp tác kin h tế quốc tế là
hiện thân của xu hướng tự do hóa về thương mại và đầu tư quốc tế và là những
“vịng trịn đồng tâm” của tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới.
Với những đặc trưng trên, rõ ràng, tồn cầu hóa - khu vực hóa đang mở ra
nhiều cơ hội cho mọi quốc gia dân tộc. Và đang trở thành tiền đề mang tính động
lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
1.1.2.2 Xu hướng thị trường hóa nền kinh tế thế giới thúc đẩy kinh tế thị trường
mở cửa ở tất các các nền kinh tế quốc gia.
Các thị trường quốc gia và khu vực có xu hướng gắn liền vào quỹ đạo của
thị trường thế giới và theo đó phạm vi, dung lượng, hiệu quả của thị trường thế giới
không ngừng mở rộng với một kết cấu nhiều tầng. Một số vấn đề nổi bật dưới đây
cho thấy sự tác động mạnh mẽ của xu hướng này:
+ Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ngày càng gắn liền với thương mại

quốc tế: Thương mại quốc tế vừa là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế, vừa là phương
tiện để cung cấp các yếu tố đầu vào cho nền sản xuất. Tốc độ tăng trưởng của
thương mại thế giới hiện đã cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế
giới. Sự gia tăng này khẳng định vai trò của thương mại ngày càng lớn trong việc
gắn kết mức tăng trưởng kinh tế giữa các nền kinh tế trên thế giới.
+ Sự gia tăng mạnh mẽ các luồng vốn đầu tư quốc tế và sự gắn kết chặt chẽ
giữa thương mại và đầu tư quốc tế: Sự phát triển của giao lưu thương mại từ lâu đã
địi hỏi phải có sự phát triển của đầu tư quốc tế và phải dựa trên đầu tư quốc tế mới
có hiệu quả. Các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển muốn tăng trưởng
nhanh và hiệu quả đều phải dựa vào đầu tư quốc tế, thực hiện theo hướng gắn kết
chặt chẽ giữa các hoạt động thương mại – đầu tư quốc tế.


9

+ Sự chiếm ưu thế của các chương trình tự do hóa thương mại khu vực: Xu
hướng gia tăng mạnh mẽ của các quan hệ mậu dịch trong nội bộ khu vực cùng với
sự hình thành các khối mậu dịch khu vực (như EU, OECD, NAFTA, AFTA.) cũng
là một đặc điểm mới khác của nền thương mại thế giới ngày nay. Theo thống kê của
Liên Hợp quốc, trong những năm 60 thế giới có khoảng 19 khối thị trường khu vực,
cho đến tháng 6-2002 có khoảng 250 Hiệp định thương mại khu vực đã đăng ký,
trong đó có 129 Hiệp định đăng ký sau ngày 1-1-1995. Hầu như mỗi nước đều tham
gia tối thiểu vào một Hiệp định kiểu như vậy. Sự gia tăng của Hiệp định thương mại
khu vực và sự hình thành các khối thị trường khu vực cho thấy, cùng với sự phát
triển của q trình tồn cầu hóa kinh tế và của hệ thống thương mại toàn cầu là sự
gia tăng những mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Sự hình thành các khối mậu
dịch khu vực trở thành một phương cách, một nấc thang cần thiết trên con đường đi
đến một thế giới thống nhất.
1.1.2.3 Xu hướng hịa bình, ổn định, đối thoại và hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển.
Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của nền

kinh tế thế giới, giai đoạn mà mọi nền kinh tế đều thống nhất với nhau ở cơ chế vận
hành – cơ chế thị trường. Trong khi quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự
gặp nhiều tổn thất nặng nề thì phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh kinh tế là
chính lại gặt hái được nhiều thành quả tích cực. Bên cạnh đó, các nước lớn với tiềm
lực sức mạnh kinh tế và quân sự hùng hậu, với tiếng nói có trọng lượng trên các
diễn đàn quốc tế đang có những điều chỉnh chiến lược của mình theo chiều hướng
xây dựng quan hệ chiến lược, ổn định và cân bằng.
Ngày nay, phương thức đối thoại để giải quyết các vấn đề chung ngày càng
phổ biến và mang lại hiệu quả cao hơn. Trước xu thế tồn cầu hóa kinh tế và sự
hình thành thị trường thế giới thống nhất, các nước bị đặt trong sự tương thuộc lẫn
nhau, quy định và chi phối nhau cho nên sự phát triển của nền kinh tế nước này là
điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế các nước khác, bất kể đó là nền kinh tế
lớn hay nhỏ. Theo đó, sự bất ổn ở một nước về chính trị, kinh tế, an ninh, môi
trường sẽ hiển nhiên là mối lo chung của toàn nhân loại và các nước khác tất yếu sẽ
tự nguyện tham gia vào các cuộc chia sẻ trách nhiệm trong khi xử lý các vấn đề
quốc tế.


10

Vì vậy, tất cả các quốc gia đều tập trung điều chỉnh chiến lược phát triển,
trong đó ưu tiên mọi sức lực cho công cuộc hợp tác và phát triển kinh tế. Đây chính
là lý do khiến các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực không ngừng được mở rộng (EU,
ASEAN/AFTA, APEC, NAFTA.), xu thế hợp tác giữa các tổ chức hợp tác kinh tế
khu vực ngày càng được tăng cường.

1.1.3 Những nhân tố thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế.
1.1.3.1 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ nhất đã diễn ra vào thế kỷ 18
với sự phát minh và ứng dụng rộng rãi máy hơi nước chính là bước đột phá quan

trọng đầu tiên của nền đại cơng nghiệp máy móc đã dẫn đến sự biến đổi to lớn trong
cơ cấu ngành nghề sản xuất.
Vào giữa thế kỷ19, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ hai bùng
nổ đã tạo tiền đề mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và hợp tác quốc tế.
Nền sản xuất đã chuyển từ công nghiệp nhẹ sang nền công nghiệp nặng. Sự ứng
dụng rộng rãi điện lực và sự phát minh ra động cơ đốt trong giúp cho lồi người
bước vào thời đại điện khí hóa. Cuộc cách mạng khoa học lần này đã làm cho quan
hệ kinh tế quốc tế được mở rộng nhanh chóng, từ đó chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn
tự do cạnh tranh phát triển lên một giai đoạn mới - giai đoạn độc quyền.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự phát triển như vũ bão của khoa
học, kỹ thuật và công nghệ, thế giới bước vào hệ thống cơng nghệ thứ tư với nền cơ
khí điện tử. So với hệ thống cơng nghệ trước đó, hệ thống cơng nghệ thứ tư có sự
thay đổi về chất với việc thêm bộ phận điều khiển trong trong hệ thống công nghệ.
Do tác động của các thành tựu khoa học, cơng nghệ, sự xóa bỏ của hệ
thống thuộc địa và phụ thuộc, sản xuất đã có sự phát triển mạnh mẽ dựa trên sự
phân công lao động quốc tế mới. Cùng với đó, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa và tư bản phát triển mạnh, các hoạt động chuyển giao cơng nghệ, đầu tư trực
tiếp nước ngồi cũng được thực hiện góp phần thúc đẩy gia tăng xu hướng hợp tác
các hoạt động kinh tế.


11

Bước sang thế kỷ 20, hàng loạt những khám phá mới trong thế giới vi mô
và vĩ mô được thực hiện với những thiết bị nghiên cứu và thực nghiệm khoa học
tinh vi hiện đại tạo nên cuộc cách mạng khoa học, cơng nghệ mới với nội dung
chính là vai trị chi phối của cơng nghệ thơng tin. Cơ sở vật chất của nền kinh tế thế
giới chuyển sang một giai đoạn mới với bốn trụ cột chính là: cơng nghệ thông tin;
công nghệ vật liệu mới; công nghệ sinh học; công nghệ về phát triển năng lượng
nguyên tử an toàn và sạch đang trở thành những ngành sản xuất tiên phong chủ đạo

của sự phát triển kinh tế, xã hội.
Có thể nói, khoa học và cơng nghệ đã tác động đến mọi lĩnh vực của nền
kinh tế, xã hội của thế giới, nó là cơ sở tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế – một trong những đặc trưng cơ bản của công nghệ hiện đại. Đây chính là
một trong số các tiền đề thúc đẩy hoạt động giao lưu, hợp tác kinh tế giữa các quốc
gia ngày càng phát triển.
1.1.3.2Tính khơng đồng đều về trình độ phát triển giữa các quốc gia.
Đa số các nước đang phát triển đều đi lên từ các nền kinh tế nghèo nàn, lạc
hậu. Q trình tiến hành cơng nghiệp hóa ở những nước này đều ch ậm hơn rất nhiều
so với các nước công nghiệp phát triển. Thêm nữa, các nước đang phát triển còn
phải vật lộn với những gánh nặng nợ nước ngoài. Khan hiếm các điều kiện cho phát
triển chính là thách thức lớn nhất mà các nước nghèo phải đối mặt trong quá trì nh
hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Việc Mỹ và Liên minh châu Âu thực thi những chính sách bảo hộ ngành
nông nghiệp, đưa ra những khoản trợ giá khổng lồ cho nơng nghiệp của nước mình,
đã gây bất bình đẳng và thiệt hại cho các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế (OECD), hiện nay, một nửa số dân nghèo của thế giới sống
nhờ vào nông nghiệp. Các nước giàu đã chi 56 tỷ USD/năm các khoản viện trợ cho
các nước nghèo, nhưng lại chi 300 tỷ USD/năm để làm giảm thu nhập từ nơng
nghiệp của các nước nghèo đó.
Gần đây, nhóm G90 (nhóm nước nghèo và đang phát triển ở châu Phi, khối
Caribê và Thái Bình Dương) đã có sự hợp tác với nhau để đi đến cam kết hình
thành mặt trận thống nhất để đấu tranh địi các nước phát triển xóa bỏ những khoản


12

trợ cấp trị giá hàng tỷ đô la nội địa. Và ngày 1-8-2004, các thành viên của WTO đã
thông qua một kế hoạch chấm dứt chế độ trợ cấp nông sản và cắt giảm thuế quan
trên phạm vi toàn thế giới. Đây thực sự là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài, là cơ

hội tạo ra thị trường tốt hơn đối với các nước nghèo và đang phát triển trong việc
bán các sản phẩm nơng nghiệp của mình tới các nước giàu.
Ngày nay, các nước nghèo đang đứng trước những thách thức gay gắt chưa
từng thấy về phát triển, đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng và những hệ quả khó
hình dung hết của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin, ưu thế của các
nước phát triển ngày càng tăng về mọi mặt, khoảng cách giữa các nước giàu và các
nước nghèo, các nước đang phát triển ngày càng mở rộng.
Tham gia hợp tác kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều vận may và cơ hội lớn
cho các nước nghèo và đang phát triển, các nước này có thể hưởng những ưu đãi về
mậu dịch, tận dụng thời cơ để thúc đẩy việc mở rộng và phát triển sản xuất, khai
thông và mở rộng thị trường, đồng thời tiếp nhận những dòng vốn, kỹ thuật, công
nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiện đại để phát triển. Trên cơ sở
đó, các nền kinh tế đang phát triển sẽ có cơ hội phát huy nội lực, tạo khả năng phát
triển rút ngắn, bắt kịp các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
1.1.3.3Vai trị của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.
Với các mục tiêu, chức năng của mình các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế
đã tham gia vào việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, điều phối và
quản lý các hoạt động này. Cho dù tính hiệu quả của các tổ chức cịn được đánh giá
khác nhau xuất phát từ quan điểm lợi ích quốc gia, song không ai không thừa nhận
sự cần thiết và vai trò của các tổ chức này.
Trong số các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế phải kể đến Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB). Tác động tích cực của các dịng vốn từ phía các tổ
chức này đối với sự phát triển của các quốc gia là không thể phủ nhận. Các tổ chức
này tham gia tích cực vào việc điều chỉnh quan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc
gia thành viên và thực hiện cho vay để hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế ở các nước
đang phát triển. Nếu như WB cho vay theo các dự án và chương trình phát triển dài


13


hạn, thì IMF lại chủ yếu cho các nước bị thâm hụt cán cân thanh toán vay ngắn hạn
và trung hạn, cịn ADB hướng các hoạt động của mình vào việc hỗ trợ cho các dự
án phát triển kinh tế ở khu vực Châu Á và Viễn Đông.
Bên cạnh các tổ chức tài chính - tiền tệ, các tổ chức kinh tế khu vực như
Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức
hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), cũng đóng vai trị quan trọng
trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế. Tham gia hợp tác kinh tế với các tổ
chức này cho phép các quốc gia được hưởng những ưu đãi của hoạt động kinh
doanh khu vực, thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tiến đến những chuẩn mực
chung. Đồng thời, các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương sẽ làm tăng
thêm sự gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Như vậy, các tổ chức kinh
tế vừa là động lực vừa là kết quả của quá trình hợp tác kinh tế quốc tế, nếu thiếu các
tổ chức này thì các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế sẽ diễn ra một cách tự phát,
chồng chéo và chậm chạp.
1.1.3.4 Sự hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế và vai trị ngày càng tăng của
những cơng ty xuyên quốc gia.
Cách mạng khoa học và công nghệ đã đẩy q trình xã hội hóa sản xuất lên
một trình độ mới với những bước phát triển vượt bậc. Nó đang trực tiếp tác động tới
mọi lĩnh vực và hiện vẫn đang tiếp tục phát triển khơng ngừng, có ảnh hưởng ngày
càng lớn đối với các nền kinh tế xã hội của thế giới dẫn đến sự hình thành và phát
triển mạnh mẽ của mạng lưới sản xuất quốc tế.
Mạng lưới sản xuất quốc tế ngày càng được phát triển và mở rộng mạnh
mẽ nhờ những hoạt động của các cơng ty xun quốc gia (TNC). Các TNC có tiềm
lực kinh tế khổng lồ với mức doanh số nhiều khi còn lớn hơn cả tổng GDP của một
quốc gia nhỏ hoặc trung bình. Các TNC nắm bắt và ứng dụng được các công n ghệ
mới, đang ngày càng quốc tế hóa các hoạt động của mình, sát nhập lẫn nhau để trở
thành những tập đồn lớn có sức mạnh chi phối một ngành hoặc lĩnh vực chủ yếu
nào đó.
Bảng 1.1: 10 TNCs có tổng tài sản lớn nhất thế giới trong năm 2002.

Đơn vị tính: Triệu USD


14

Tên công ty
General Electric (Mỹ)
General Motors (Mỹ)
Ford Motor (Mỹ)
Vodafone (Anh)
Daimler Chrysler Agreement (Đức)
Deutsche Post World Net (Đức)
Verizon Communications (Mỹ)
British Petroleum (Anh)
Electricite de France (Pháp)
Royal Dutch (Anh)
Deutsche Telekom AG (Đức)
Nguồn: [15].

Tổng tài sản Tài sản nƣớc ngoài Doanh số
575,244
370,782
295,222
232,870
196,375
170,503
167,468
159,125
151,835
145,392

120,589

229,001
107,926
165,024
207,622
35,778
22,782
14,239
126,109
47,385
94,402
19,172

131,698
186,763
163,420
42,312
141,491
37,131
67,625
180,186
45,743
179,431
24,397

Từ chỗ, trên thế giới chỉ có khoảng 7.000 TNC với 27.000 chi nhánh ở
những năm 70, dến nay, theo số liệu của Liên Hợp quốc, trên thế giới có kho ảng
84.000 TNC với khoảng 850.000 công ty con chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm
của thế giới, kiểm soát 60% tổng thương mại của thế giới, 80%-85% FDI, 90%

thành quả nghiên cứu triển khai kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trên thế giới.
Luân chuyển giữa các TNC và trong nội bộ các TNC chiếm gần 2/3 tổng luân
chuyển hàng hóa, dịch vụ, tài chính quốc tế. Các TNC đang trở thành lực lượng có
sức mạnh kiến tạo lớn nhất trong nền kinh tế thế giới hiện nay.
Các quốc gia có thể tham gia vào dây chuyền sản xuất quốc tế và cũng vì
vậy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước công nghiệp phát triển và các
nước đang phát triển đang ngày càng gia tăng. Ví dụ, cơng ty General Electric nổi
tiếng của Mỹ, là một trong những công ty hàng đầu thế giới về ngành điện đã tập
hợp được hơn 3.200 xí nghiệp thành viên liên kết mọi khâu từ nghiên cứu, sản xuất
từng bộ phận chi tiết, lắp ráp, lưu thông, phân phối và tiêu thụ thông qua cơ chế
nhận thầu và thầu lại theo các hợp đồng từ công ty mẹ.
Một điều cần thấy là các TNC đã và đang đóng vai trị rất lớn trong việc
tăng mức xuất khẩu của các nước đang phát triển, thực chất là đang đẩy mạnh quan
hệ hợp tác của nền kinh tế các nước này với các nền kinh tế trên thế giới. Trong
những năm gần đây, xuất khẩu của các chi nhánh TNC ở các nước đ ang phát triển


15

gia tăng mạnh, chẳng hạn, ở Singapo xuất khẩu của các chi nhánh TNC chiếm tới
90% tổng giá trị xuất khẩu hàng chế tạo. Ngay ở Việt Nam, mức đóng góp vào xuất
khẩu của các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua cũng tăng
đáng kể. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của khu vực có vốn
FDI năm 1998 mới đạt 1,98 tỷ thì năm 2003 tăng lên 5,2 tỷ USD, năm 2004 đạt 8,6
tỷ USD.
1.1.4

Một số cản trở trong hợp tác kinh tế quốc tế đối với các quốc gia đang
phát triển.
Ngày nay, khi tính tương thuộc, ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia về


mọi mặt càng gia tăng thì hợp tác kinh tế trong xu thế tồn cầu hóa đem lại nhiều cơ
hội để các nền kinh tế đang phát triển có thể “cất cánh”. Tuy nhiên xu thế này, các
nước đang phát triển phải đối mặt với những bất cập có tính khái qt khơng thể
khơng vượt qua để có thể được nhiều hơn mất và khẳng định được vị thế của mình
trong các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Một là, sự yếu kém của chính bản thân các nền kinh tế đang phát triển: Về
mặt lý thuyết, càng mở cửa, hợp tác với nền kinh tế quốc tế thì càng có cơ hội phát
triển. Nhưng đa số các nước đang phát triển đều có xuất phát điểm thấp, những tiền
đề trong nước chưa đạt đến trình độ phát triển để có thể tiếp nhận cơ chế thị trường
trong môi trường kinh tế hiện đại. Do vậy, khi mở cửa để tham gia vào thị trường
thế giới rộng lớn thì các nền kinh tế này sẽ bị phụ thuộc nhiều vào các nước phát
triển và rất có thể sẽ phải trả giá đắt.
Chẳng hạn, sau hai thập kỷ thực hiện chính sách mở cửa với đa số tiền vốn
do các nước tư bản phương Tây rót vào, bị dồn nén trong áp lực của các chương
trình điều chỉnh kinh tế “mang bản sắc Washinton”, giấc mơ về mơ hình tự do mới
đã bị tiêu tan một cách cay đắng, nền kinh tế các nước khu vực Mỹ La tinh và Châu
Phi vẫn nằm trong vịng kiểm sốt của các nước phương Tây, khơng thu hút được
đầu tư, tỷ lệ tăng trưởng thấp, khơng thốt khỏi vịng vây của sự nghèo đói, dịch
bệnh, sự yếu kém, tham nhũng của chính phủ. Trong tình hình như vậy, đối với các
nước này càng mở cửa thì càng phụ thuộc vào bên ngoài, càng mất khả năng tự bảo
vệ, dẫn tới mất ổn định kinh tế, xã hội.


16

Hai là, nền kinh tế thị trường tồn cầu có tính chất thiếu vững chắc với
những biến động khó lường. Tính chất khơng ổn định này có thể xét trên hai khía
cạnh:
Thứ nhất, khơng ổn định là đặc tính vốn có của cơ chế thị trường tự do cạnh

tranh, trong khi đó tự do hóa tài chính đang là mũi nhọn của cơ chế này. Bên cạnh
sự phụ thuộc về phương diện tài chính của các nước nghèo vào các nước giàu thì
hiện nay nước giàu cũng phụ thuộc vào nước nghèo do nhu cầu về địa chỉ đầu tư,
nhu cầu cho vay vốn sinh lời. Sự phụ thuộc lẫn nhau cịn được thể hiện ở chỗ một
khi có sự cố tài chính, dù xảy ra ở bất kỳ nơi nào đều gây ra những hậu quả nghiêm
trọng, thậm chí trên quy mơ tồn cầu. Do dịng tài chính quốc tế có đặc điểm là di
chuyển rất nhanh, dễ biến động nên độ rủi ro tăng (tăng giảm đột ngột về khối
lượng, nhanh chóng đảo ngược xu hướng vận động) làm cho nền kinh tế thế giới trở
nên bất ổn.
Thứ hai, tính khơng ổn định nhiều khi do các lực lượng đầu cơ quốc tế cố
tình tạo ra để trục lợi. Có thể minh họa nhận định này qua mấy vấn đề cụ thể: công
nghệ thông tin hiện đại và những cơng cụ tín dụng tinh vi giúp cho các thị trường
liên tục tương tác với nhau, phản ứng tức thì với các tín hiệu diễn ra trong đời sống
kinh tế, tạo nên khối lượng chu chuyển vốn lớn và nhanh chưa từng có. Các quỹ bảo
hiểm, các phịng kinh doanh của các tổ chức đầu tư, các ngân hàng quốc tế do làm
chủ được khả năng tiếp cận thị trường, sức mạnh kinh tế, tài chính và thu được
những món lợi rất lớn từ những dao động lên xuống của thị trường, nên nhiều khi
họ chủ động tạo ra sự biến động để thu lợi nhuận tối đa.
Có thể lấy một ví dụ trường hợp của Thái Lan, một nước được xem như
hiện tượng ”thần kỳ kinh tế” thuộc làn sóng cơng nghiệp hóa thứ 3. Sau thời kỳ
1975-1995 phát triển đầy ấn tượng với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt mức
trung bình 7%/năm. Thái Lan đã phải chịu các sức ép của nền kinh tế phát triển
nóng, biểu hiện ở mức thâm hụt tài khoản vãng lai và lạm phát cao. Bất chấp xu
hướng giảm lãi suất trên thế giới từ giữa năm 1995, lãi suất trong nước vẫn tiếp tục
được giữ ở mức tương đối cao. Chênh lệch lãi suất đã làm tăng mạnh các nguồn vốn
nước ngoài đổ vào, mà chủ yếu là thông qua c ác thể thức ngân hàng quốc tế




×