Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 123 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ


LÊ MINH HIỀN







NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM
TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI















Hà Nội - 2006




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ


LÊ MINH HIỀN






NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM
TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI


Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHÙNG XUÂN NHẠ






Hà Nội - 2006

Môc lôc - Trang 1
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

MỤC LỤC
Mục lục 1
Danh mục các bảng, biểu 6
Danh mục các Phụ lục 7
Danh mục các từ viết tắt 8
Mở đầu 11
1. Tính cấp thiết của đề tài: 11
2. Tình hình nghiên cứu: 13
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 16
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 17
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 17

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 18
7. Kết cấu luận văn 19
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Việt
Nam trong thu hút ĐTNN 20
1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia: 20
1.1.1. Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia: 20
1.1.2. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia: 22
1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài: 26
1.2.1. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: 26
1.2.2. Những nhân tố chi phối hoạt động đầu tư nước ngoài: 28
1.2.2.1. Nhu cầu, xu hướng lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài 28
Môc lôc - Trang 2
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.2.2. Trình độ phát triển và khả năng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia:30
1.2.2.3. Môi trường chính sách quốc gia, khu vực và quốc tế: 32
1.2.3. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia thu hút ĐTNN:36
1.2.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia thu hút ĐTNN: 36
1.2.3.2. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia thu hút ĐTNN:37
1.3. Tình hình cạnh tranh thu hút đầu tƣ giữa các quốc gia: 37
1.3.1. Xu hướng ĐTNN trên thế giới: 37
1.3.2. Năng lực cạnh tranh thu hút ĐTNN của một số nước: 40
1.3.2.1. Trung Quốc: 40
1.3.2.2. Thái Lan: 43
1.3.2.3. Singapore: 44
1.3.2.4. Malaysia: 44
1.3.2.5. Indonesia: 45

1.3.2.6. Nhật Bản: 45
Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của việt nam trong thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 46
2.1. Những nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh thu hút đtnn của
việt nam 46
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường chính trị- kinh tế-xã
hội: 46
2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: 46
2.1.1.2. Môi trường chính trị- xã hội: 48
2.1.1.3. Chính sách kinh tế và khả năng tăng trưởng 49
2.1.1.4. Độ mở của nền kinh tế: 56
Môc lôc - Trang 3
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.2. Khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ
cho hoạt động đầu tư 58
2.1.2.1. Khả năng tiếp cận thị trường: 58
2.1.2.2. Khả năng cung cấp linh kiện, nguyên liệu, vật tư trong nước: 60
2.1.3. Hệ thống tài chính, tiền tệ 61
2.1.4. Nguồn nhân lực 62
2.1.4.1. Khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực: 62
2.1.5. Trình độ khoa học và công nghệ 66
2.1.6. Khả năng tiếp cận đất đai, chất lượng hạ tầng và chi phí kinh doanh:68
2.1.6.1. Tiếp cận đất đai: 68
2.1.6.2. Chất lượng hạ tầng: 69
2.1.6.3. Chi phí đầu tư/kinh doanh: 70
2.1.7. Vai trò của Chính phủ và tính minh bạch, công khai, hiệu quả của thủ
tục kinh doanh/đầu tư: 71
2.1.7.1. Vai trò của Chính phủ và tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành

chính nhà nước: 71
2.1.7.2. Tính hiệu quả, minh bạch, công khai của thủ tục đầu tư, kinh doanh:74
2.2. Đánh giá SWOT về năng lực cạnh tranh thu hút ĐTNN của Việt
Nam 77
2.2.1. Những điểm mạnh: 77
2.2.2. Những điểm yếu: 78
2.2.2.1. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: 79
2.2.2.2. Hiệu quả của hệ thống hành chính: 79
2.2.2.3. Chi phí kinh doanh 80
2.2.2.4. Hiệu lực của hệ thống toà án: 81
Môc lôc - Trang 4
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2.2.5. Cơ sở hạ tầng yếu kém: 81
2.2.3. Những cơ hội: 82
2.2.3.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu: 82
2.2.3.2. Môi trường đầu tư/kinh doanh tiếp tục được cải thiện do việc thực
hiện các cam kết quốc tế: 82
2.2.4. Những nguy cơ: 84
2.2.4.1. Những bất cập trong việc thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp:84
2.2.4.2. Tác động không thuận của một số cam kết quốc tế: 84
2.2.4.3. Tình trạng đình công gây cản trở hoạt động kinh doanh bình thường
của các doanh nghiệp: 85
2.2.4.4. Tình trạng tham nhũng còn phổ biến: 85
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của việt
nam trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 91
3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách: 91
3.1.1. Phát triển đồng bộ các loại thị trường, hoàn thiện công cụ quản lý vĩ
mô theo hướng tự do hoá thương mại và đầu tư: 91

3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm tạo môi
trường đầu tư/kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và ổn định hơn: 93
3.1.3. Tiếp tục mở rộng lĩnh vực thu hút ĐTNN, từng bước xoá bỏ những
hạn chế về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài: 94
3.1.4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm
tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh thu hút ĐTNN: 96
3.1.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ngăn chặn tình trạng tham nhũng: 97
3.1.6. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống tư pháp, trọng tài: 98
Môc lôc - Trang 5
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.2. Nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực kinh doanh và hỗ trợ
hoạt động đầu tƣ 99
3.2.1. Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư nhằm nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp: 99
3.2.2. Tiếp tục đầu tư nâng cấp và cải thiện chất lượng hạ tầng: 100
3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và năng lực
công nghệ cho các doanh nghiệp: 100
3.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tƣ: 101
3.3.1. Công bố Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài làm cơ sở cho
việc thực hiện có hiệu quả chương trình vận động đầu tư: 101
3.3.2. Đổi mới, đa dạng hóa các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư: 102
3.3.3. Kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống tổ chức xúc tiến đầu tư: 102
3.3.4. Tăng cường hợp tác song phương và đa phương về xúc tiến đầu tư: 103
Kết Luận 104
Danh mục tài liệu tham khảo 107
Phụ lục 110
Danh mục các bảng, biểu - Trang 6

LUN VN THC S KINH T
Nng lc cnh tranh ca Vit Nam trong thu hỳt u t trc tip nc ngoi

DANH MC CC BNG, BIU
Bảng 1-1: Các nhân tố ảnh h-ởng tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu t-30
Bảng 1-2: Những địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất tại châu á - Thái
Bình D-ơng giai đoạn 2005-2006 39
Bảng 2-1: Giảm diện tích đất canh tác trên đầu ng-ời ở Việt Nam 47
Biểu 2-1: Tốc độ tăng tr-ởng GDP giai đoạn 1998 - 2005 49
Bảng 2-2: So sánh thu nhập quốc dân (GNI)/ ng-ời của Việt Nam và một
số n-ớc 55
Bảng 2-3: Bảng giá trị HDI của Việt Nam và các chỉ số cấu thành (1999-
2003) 63
Bảng 2-4: Điểm số CPI của Việt Nam qua các năm 74
Biểu 2-2: Các lý do mở rộng hoạt động kinh doanh 77
Danh mục các phụ lục - Trang 7
LUN VN THC S KINH T
Nng lc cnh tranh ca Vit Nam trong thu hỳt u t trc tip nc ngoi

Danh mục các Phụ lục
Phụ lục 1. Dòng vốn ĐTNN giai đoạn 1991-2005 110
Phụ lục 2: Đóng góp của ĐTNN trong GDP 112
Phụ lục 3: Đóng góp của ĐTNN vào tăng tr-ởng xuất khẩu 113
Phụ lục 4: Tạo việc làm từ khu vực ĐTNN 113
Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t - Trang 8
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt tiếng Anh

ADB
Ngân hàng phát triển châu á
AFTA
Khu vực thương mại tự do ASEAN
AICO
Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
ASEM
Diễn đàn Hợp tác á - Âu
BIT
Hiệp định đầu tư song phương
CDM
Cơ chế phát triển sạch
CCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh hiện tại
CEPTs
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
CIEM
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
EC
Cộng đồng Châu Âu
EPA
Hiệp định hợp tác kinh tế
EU
Liên minh Châu Âu
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới

FIAS
Cơ quan tư vấn đầu tư nước ngoài
FTA
Hiệp định tự do thương mại
GCI
Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GIPA
Đánh giá triển vọng đầu tư toàn cầu
Danh mục các từ viết tắt - Trang 9
LUN VN THC S KINH T
Nng lc cnh tranh ca Vit Nam trong thu hỳt u t trc tip nc ngoi

GNI
Thu nhp quc dõn
HDI
Chỉ số phát triển con ng-ời
ICSID
Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu t-
IMF
Qũy Tiền tệ quốc tế
JETRO
Tổ chức xúc tiến th-ơng mại Nhật Bản
JICA
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
MIGA
Cơ quan bảo đảm đầu t- đa biên
NAFTA
Khu vực th-ơng mại tự do Bắc Mỹ

NICs
Các n-ớc công nghiệp mới
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
R&D
Nghiên cứu và phát triển
RIA
Hiệp định hội nhập khu vực
SWOT
Điểm mạnh - Điểm yếu- Cơ hội- Nguy cơ
TNCs
Các công ty xuyên quốc gia
TRIPs
Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến th-ơng mại
UNCTAD
Hội nghị Liên Hợp Quốc về th-ơng mại và phát triển
UNDP
Tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc
WB
Ngân hàng thế giới
WEF
Diễn đàn kinh tế thế giới
WIR
Báo cáo đầu t- thế giới
WTO
Tổ chức th-ơng mại thế giới

Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t - Trang 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2. C¸c ch÷ viÕt t¾t tiÕng ViÖt
§KKD
§¨ng ký kinh doanh
§TNN
§Çu t- n-íc ngoµi
KCN
Khu C«ng nghiÖp
KCX
Khu Chế xuất
KCNC
Khu Công nghệ cao
KT-XH
Kinh tế- Xã hội
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XNK
Xuất nhập khẩu




Më ®Çu - Trang 11
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau 18 năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(ĐTNN), trên địa bàn cả nước đã có 5.800 dự án ĐTNN đang hoạt động với

tổng vốn đăng ký khoảng 50 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt trên 31 tỷ
USD. Hiện nay, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp 17% tổng vốn đầu
tư phát triển của toàn xã hội, tạo ra 14,5% GDP, 37% giá trị sản xuất toàn
ngành công nghiệp và 55% kim ngạch xuất khẩu (kể cả xuất khẩu dầu thô).
Trong những năm qua, khu vực ĐTNN đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở ra nhiều ngành
nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, tạo
việc làm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Với những thành tựu đó, khu vực
kinh tế có vốn ĐTNN đã "góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục
tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi
khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc
tế"
1
.
Tuy nhiên, tiến trình đổi mới sâu rộng nền kinh tế cùng với những yêu
cầu đặt ra trong giai đoạn mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
chủ động hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những đòi hỏi khách quan phải
tiếp tục duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao hơn nữa hiệu của của khu
vực kinh tế quan trọng này. Theo ước tính, để đạt mục tiêu GDP tăng gấp đôi
vào năm 2010, trong Kế hoạch 5 năm 2006-2010 nước ta phải huy động một
lượng vốn đầu tư phát triển rất lớn, khoảng 1.580 - 1.960 ngàn tỷ đồng (tương



1
Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày về nâng cao hiệu qủa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-
2005.
Më ®Çu - Trang 12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

đương 117- 124 tỷ USD, chiếm 38% GDP), trong đó nguồn vốn ĐTNN dự
kiến chiếm khoảng 17%-20%.
Nhiệm vụ nói trên đặt ra những thách thức rất lớn đối với hoạt động thu
hút ĐTNN. Thách thức đó ngày càng lớn hơn trong bối cảnh cuộc cạnh tranh
thu hút vốn ĐTNN trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là
sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Thực tiễn hoạt động đầu tư quốc tế thời
gian qua cho thấy, sự tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia của
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu đã tạo điều kiện để 3/4 dòng vốn ĐTNN trên thế
giới đổ vào các nước và khu vực này, trong khi các nước phát triển phải chia
nhau 1/4 dòng vốn còn lại. Để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này,
các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đã và
đang cải thiện mạnh mẽ môi trường thu hút ĐTNN nhằm vượt lên trên các
nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược để phục hồi và phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh đó, môi trường đầu tư nước ta trước đây được coi là
hấp dẫn, thông thoáng, nay giảm dần tính cạnh tranh và bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có nhiều cải thiện, song cơ cấu ĐTNN ở
nước ta còn bất hợp lý, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước; hệ
thống chính sách kinh tế vĩ mô và pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện
nên chưa đồng bộ, thiếu tính minh bạch; chi phí đầu tư còn cao, hệ thống kết
cấu hạ tầng còn nhiều mặt yếu kém; công tác quản lý Nhà nước về ĐTNN tồn
tại nhiều bất cập; thủ tục hành chính phiền hà Những hạn chế nói trên đã và
đang làm suy giảm hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội của hoạt động ĐTNN,
đồng thời làm mất dần tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư của
Việt Nam so với các nước trong khu vực. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách là
phải tìm ra phương hướng, giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm cải thiện môi
trường, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh thu hút ĐTNN của Việt Nam.
Më ®Çu - Trang 13
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Việc tìm sự giải đáp cho các câu hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng, góp

phần làm sáng rõ, bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc cải thiện môi
trường thu hút ĐTNN ở Việt Nam hiện nay. Đây chính là lý do tác giả chọn đề
tài “Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thu
hút ĐTNN nói riêng không chỉ là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học kinh tế, mà còn là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà
nước về ĐTNN, các định chế phát triển, tài chính, ngân hàng quốc tế, cơ quan xúc
tiến, tư vấn đầu tư trong và ngoài nước
Trong thời gian qua, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đã phối
hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện Đề án Nâng
cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam
2
. Đề án này đã tập
trung phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong
tổng thể các yếu tố cấu thành môi trường kinh tế; đánh giá khả năng cạnh
tranh của các nhóm hàng hoá chủ lực của ngành công nghiệp, nông nghiệp và
các nhóm dịch vụ chủ yếu để trên cơ sở đó đưa ra một hệ thống các khuyến
nghị ngắn hạn và trung hạn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia
và một số ngành hàng tiêu biểu trong các lĩnh vực nói trên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành Đề tài khoa học cấp Bộ về
Phương hướng điều chỉnh cơ cấu ngành và đầu tư trong điều kiện hội nhập



2
Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ
Việt Nam, Hà Nội, 2004.


Më ®Çu - Trang 14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
kinh tế
3
. Ngoài việc trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế nói
chung và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam nói riêng, công
trình nghiên cứu này đã phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản
phẩm, ngành hàng, dịch vụ và của từng doanh nghiệp, địa phương để xây
dựng kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng
cạnh tranh của Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong những nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư và
nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) đã thực hiện Báo cáo nghiên cứu về Chiến lược xúc tiến đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam. Báo cáo này đánh giá tổng thể hiện trạng môi trường đầu
tư của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới để trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn, cạnh tranh của
Việt Nam trong thu hút ĐTNN nói chung và cải thiện hiệu quả công tác xúc
tiến đầu tư nói riêng.
Cũng với mục đích đó, theo thỏa thuận giữa Thủ tướng Phan Văn Khải
và Thủ tướng Nhật Bản Koizumi, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành hữu quan soạn thảo
"Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và
tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam"
4
. Mục tiêu cụ thể của sáng kiến này
là chia sẻ và thực hiện những chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút ĐTNN
thông qua việc thực hiện một Kế hoạch hành động với 6 nhóm giải pháp cơ




3
Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Viện Nghiên cứu qủan lý kinh tế Trung ương (2002), Phương hướng điều chỉnh cơ
cấu ngành và đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế, Hà Nội, tháng 2/2002.
4
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2003), Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam nhằm cải thiện môi trường
đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2003.
Më ®Çu - Trang 15
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
bản gồm: (i) xây dựng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư; (ii) hoàn thiện
khung pháp luật về ĐTNN; (iii) nâng cao năng lực của các cơ quan chính phủ;
(iv) cải tiến thủ tục đầu tư; (v) phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội; (vi) hỗ trợ các
nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam.
Ngoài ra, những đánh giá về năng lực cạnh tranh thu hút ĐTNN của
Việt Nam cũng được thể hiện ở những khía cạnh và mức độ khác nhau trong
nhiều bài viết, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu
trong và ngoài nước cũng như các định chế phát triển, ngân hàng, tài chính
quốc tế, công ty tư vấn đầu tư nước ngoài Trong số này, có thể kể đến một
số công trình nổi bật như: Đề án tăng cường, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu
tư thời kỳ 2001-2005
5
; Chiến lược thu hút, sử dụng ĐTNN thời kỳ 2006-2010
và tầm nhìn đến năm 2015
6
; các Báo cáo thường niên của UNDP, WB, IMF,
ADB, JICA, JETRO, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Hội nghị tư vấn các
nhà tài trợ (CG)
Ở khu vực, theo yêu cầu của Ban Thư ký ASEAN, Công ty tư vấn

McKinsey & Company đã hoàn thành công trình nghiên cứu về khả năng
cạnh tranh ASEAN và ý tưởng về Cộng đồng kinh tế ASEAN
7
. Công trình
này đã đánh giá sức cạnh tranh hiện tại của ASEAN trong từng lĩnh vực và đề
xuất các biện pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh tổng thể của toàn khối
ASEAN cũng như của từng thành viên trong ngành công nghiệp, nông nghiệp
và dịch vụ.



5
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Đề án tăng cường, nâng cao hiệu qủa xúc tiến đầu tư thời kỳ 2001-2005, Hà
Nội, tháng 3/2002.
6
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Chiến lược thu hút, sử dụng ĐTNN thời kỳ 2006-2010 và tầm nhìn đến năm
2015, Hà Nội, tháng 2/2005.
7
Mc Kensey & Company (2003), Nghiên cứu sức cạnh tranh của ASEAN, Hà Nội, tháng 12/2003.

Më ®Çu - Trang 16
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trên bình diện quốc tế, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã thực hiện
nghiên cứu hàng năm về năng lực cạnh tranh quốc gia của các nền kinh tế trên
thế giới, trong đó phản ánh một số khía cạnh liên quan đến tính hấp dẫn và
cạnh tranh của môi trường đầu tư ở các nước. Ở mức độ sâu hơn, một số tổ
chức quốc tế (như Cơ quan tư vấn đầu tư nước ngoài-FIAS, Cơ quan bảo đảm
đầu tư đa phương- MIGA và Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát
triển- UNCTAD) đã thường xuyên thực hiện báo cáo khảo sát môi trường đầu

tư ở nước và khu vực khác nhau trên thế giới để đánh giá, xếp hạng năng lực
cạnh tranh quốc gia trong thu hút ĐTNN.
Điểm chung của tất cả các công trình khoa học, báo cáo nghiên cứu và
các đề án nói trên (sau đây gọi chung là đề tài) đều ít nhiều đề cập đến khả
năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút ĐTNN. Tuy nhiên, có thể khẳng
định rằng, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu độc lập nào về vấn
đề này. Trên thực tế, việc đánh giá về khả năng cạnh tranh của Việt Nam
trong thu hút ĐTNN mới chỉ được thể hiện như một bộ phận trong các đề tài
nghiên cứu về khả năng cạnh tranh quốc gia nói chung và cạnh tranh của từng
lĩnh vực/doanh nghiệp/sản phẩm nói riêng. Mặt khác, phần lớn các đề tài
nghiên cứu về vấn đề này đều tập trung trình bày các cơ sở thực tiễn mà thiếu
sự nghiên cứu có tính hệ thống và lý luận về năng lực cạnh tranh thu hút
ĐTNN của Việt Nam. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh thu hút ĐTNN cũng
chưa được thực hiện bằng các phương pháp hiện đại như SWOT, GAP.
Do vậy, khi thực hiện luận văn về vấn đề này, ngoài việc tham khảo, kế
thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên, tác giả mong muốn bổ
sung, phát triển và hoàn thiện các cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh
tranh của Việt Nam trong thu hút ĐTNN.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Më ®Çu - Trang 17
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mục đích tổng thể của Luận văn là nhằm phân tích, làm rõ năng lực cạnh
tranh quốc gia của Việt Nam trong thu hút ĐTNN để trên có sở đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút nguồn
vốn quan trọng này.
Với mục đích đó, tác giả đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Hệ thống lại một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của
quốc gia và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia trong thu hút
ĐTNN;

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu
hút ĐTNN.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Việt Nam trong thu hút ĐTNN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Đề tài là các yếu tố cấu thành năng
lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong thu hút ĐTNN.
Tuy nhiên, với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra nói trên, luận
văn không đi sâu nghiên cứu những vấn đề thuộc về kỹ thuật, nghiệp vụ của xây
dựng và quản lý các dự án ĐTNN mà định hướng nghiên cứu vào các vấn đề có
tính vĩ mô của hoạt động thu hút ĐTNN ở Việt Nam (môi trường đầu tư nước
ngoài).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp cơ bản thường được được sử dụng trong nghiên
cứu kinh tế (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp hệ thống,
tổng hợp, phân tích, thống kê, khảo sát ), luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân
tích cạnh tranh hiện đại như SWOT , GAP.
Më ®Çu - Trang 18
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lợi thế cạnh tranh của quốc gia của Việt Nam trong thu hút ĐTNN
được phân tích theo từng phương pháp riêng biệt hoặc kết hợp giữa các
phương pháp phân tích khác nhau. Thông thường, các phương pháp phân tích
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút ĐTNN được áp dụng là: Điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT); so sánh chênh lệch khoảng cách
(GAP). Mỗi phương pháp phân tích có ưu điểm và hạn chế riêng, bởi vậy việc
kết hợp giữa các phương pháp phân tích đã nêu sẽ mang lại đánh giá chính
xác hơn về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút ĐTNN.
SWOT được áp dụng như là phương pháp cơ bản nhất trong phân tích
cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút ĐTNN. Phương pháp phân tích này dựa

vào các số liệu thống kê, tư liệu, ý kiến chuyên gia… về ĐTNN để thống kê các
điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong tất cả các khía cạnh ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam ở từng thời điểm cụ thể. Các khía cạnh này
thuộc về các yếu tố của môi trường đầu tư nước ngoài: quan hệ chính trị (trong
và ngoài nước), pháp luật và chính sách, vị trí địa lý & điều kiện tự nhiên, trình
độ phát triển kinh tế, độ mở cửa của nền kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội Các
yếu tố này được thống kê, phân loại, xếp hạng để làm rõ năng lực cạnh tranh của
Việt Nam trong thu hút ĐTNN.
Phương pháp phân tích GAP được sử dụng để so sánh mức độ cạnh tranh
giữa các yếu tố đã nêu của Việt Nam với các yếu tố tương tự của nhóm các quốc
gia trong khu vực và quốc tế (ASEAN, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ,
EU, ). So sánh tất cả các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các quốc gia
trong thu hút ĐTNN là việc làm rất khó, do đó phương pháp phân tích này sẽ tập
trung so sánh một số yếu tố quan trọng cấu thành môi trường cạnh tranh trong
thu thút ĐTNN của một số nước và khu vực nói trên.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Më ®Çu - Trang 19
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thực hiện luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu
các vấn đề sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của
Việt Nam trong thu hút ĐTNN;
- Làm rõ các yếu tố quyết định tính cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút
ĐTNN cũng như những mặt hạn chế của môi trường đầu tư ở Việt Nam;
- Kiến nghị một số giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút nguồn vốn này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3
chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích năng lực cạnh tranh
của Việt Nam trong thu hút ĐTNN
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút
ĐTNN
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam
trong thu hút ĐTNN
Ch-¬ng 1 - Trang 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ch-¬ng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG THU HÚT ĐTNN
1.1. CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA:
1.1.1. Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia:
Trong kinh tế, khái niệm cạnh tranh được hiểu, định nghĩa khác nhau.
Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức về vấn đề cạnh
tranh, phạm vi và các cấp độ áp dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên, xét theo
quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể
kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ
đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao
vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình
cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: đối với người kinh doanh là lợi nhuận, đối với
người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng, và đối với một quốc gia là mức tăng
trưởng bền vững.
Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát
triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích
thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu cũng như hạn chế được
các méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách hiệu
quả hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi xã hội.
Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi

đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các
doanh nghiệp phải luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất,
quản lý nhằm nâng cao uy tín của mình.
Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi
hơn, bảo đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả
Ch-¬ng 1 - Trang 21
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tuỳ tiện. Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, quan hệ
cung cầu, góp phần hạn chế méo mó giá cả và lành mạnh hoá các quan hệ xã
hội.
Trên bình diện quốc tế, chính cạnh tranh đã thúc ép các doanh nghiệp
mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích tiêu thụ, đầu tư huy động nguồn
vốn, lao động, công nghệ, kỹ năng lao động, quản lý trên thị trường quốc tế.
Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được lợi thế so sánh,
cạnh tranh cũng như các điểm yếu kém của mình để hoàn thiện, xây dựng các
chiến lược kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cạnh tranh cũng như các quy luật/hiện tượng kinh tế, xã hội khác chỉ
xuất hiện, tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định. Nền kinh tế
thị trường với sự tồn tại đa hình thức sở hữu, thành phần kinh tế là tiền đề cơ
bản cho cạnh tranh xuất hiện, tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, cơ chế cạnh
tranh trong những điều kiện như vậy trong nhiều trường hợp chưa thực sự vận
hành hiệu quả, thậm chí có thể bị tắc nghẽn do những thất bại của chính thị
trường, đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước. Việc can thiệp thích hợp của Nhà
nước nhằm điều tiết cạnh tranh, giúp cơ chế cạnh tranh được vận hành thông
suốt trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Như vậy, cơ chế cạnh tranh chỉ có thể vận hành một cách hiệu quả
trong môi trường kinh tế thị trường và có sự điều tiết hợp lý của Nhà nước.
Lợi thế cạnh tranh quốc gia (competitiveness advantage of nation) được
hiểu tương đồng với tính cạnh tranh hay năng lực hoặc khả năng cạnh tranh

quốc gia (competitiveness).
Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 thì năng lực cạnh
tranh quốc gia là "năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì được mức
Ch-¬ng 1 - Trang 22
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế
khác tương đối vững chắc“.
Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định nghĩa năng lực cạnh
tranh quốc gia là: "khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và
bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được tăng trưởng kinh tế cao, được xác
định bằng thay đổi của GDP trên đầu người theo thời gian".
Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Mỹ quan niệm tính cạnh tranh quốc
gia là "mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có
thể sản xuất được các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị
trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân
dân nước đó".
Khái quát lại, khả năng cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền
kinh tế đạt được sự tăng trưởng bền vững, bảo đảm ổn định kinh tế và nâng
cao đời sống của dân cư. Đó là việc xây dựng một môi trường kinh tế chung
đảm bảo phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy quá trình tự
điều chỉnh, lựa chọn của các chủ thể kinh tế theo các tín hiệu thị trường.
1.1.2. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia:
Năng lực cạnh tranh quốc gia là một chỉ tiêu tổng hợp, bao gồm nhiều
nhóm yếu tố khác nhau, phản ánh chất lượng và trình độ phát triển của thể chế
nhà nước, vai trò quản lý của nhà nước, các thể chế của kinh tế thị trường, độ
mở của nền kinh tế, quản lý của doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chất
lượng và số lượng lao động và khoa học-công nghệ.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia, hiện nay, các nước đang áp

dụng các chỉ số theo cách tiếp cận của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) được
sử dụng từ năm 1997 đến 1999 cũng như Chỉ số Năng lực cạnh tranh tăng
Ch-¬ng 1 - Trang 23
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trưởng (Growth Competitiveness Index) và Chỉ số Năng lực cạnh tranh hiện
tại (Current Competitiveness Index) được sử dụng từ năm 2000.
Theo WEF (1997), Chỉ số khả năng cạnh tranh quốc gia được xây dựng
theo khung khổ nội dung các nhân tố xác định tính cạnh tranh tổng thể được
chia thành 8 nhóm (với tổng số gồm khoảng 250 vi chỉ số) bao gồm:
- Độ mở kinh tế: mức độ hội nhập của một nước vào nền kinh tế thế giới
xét về mức độ tự do hoá thương mại quốc tế và chế độ đầu tư, bao gồm các chính
sách về xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách tỷ giá, các dịch vụ
trợ giúp xuất khẩu, khả năng chuyển đổi của đồng tiền đối với các giao dịch vãng
lai.
- Chính phủ: vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế bao
gồm các chính sách về tài khoá, mức độ can thiệp của Chính phủ vào hoạt động
của doanh nghiệp, tính minh bạch và công khai trong chính sách, hiệu quả hoạt
động của bộ máy Nhà nước (quan liêu, tham nhũng, tính chuyên nghiệp ).
- Tài chính: vai trò của thị trường tài chính trong việc điều chỉnh tương
quan tối ưu giữa tiêu dùng, tiết kiệm và hiệu quả của các cơ quan trung gian tài
chính bao gồm các chính sách tiền tệ, tỷ giá, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ
tài chính, tiền tệ, chất lượng và trình độ phát triển của hệ thống tài chính, tiền tệ,
khả năng ngăn ngừa các rủi ro tài chính.
- Công nghệ: là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh trình độ khoa học và công
nghệ so với thế giới bao gồm mức độ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai; trình độ
công nghệ và tích luỹ kiến thức công nghệ; khả năng tiếp thu công nghệ mới, sự
phát triển của thị trường công nghệ.
- Kết cấu hạ tầng: số lượng và chất lượng của hệ thống giao thông, mạng
viễn thông, cung cấp điện, nước, kho tàng và các phương tiện khác của cơ sở hạ

tầng nâng cao hiệu quả đầu tư. Một trong những tiêu chí cũng được xem xét là

×