Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.69 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



Trần Thị Mai Vân



HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
ĐẾN THƢƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ (TRIPs) VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KHU THỊ TUYẾT MAI


Hà Nội - 2009

-
3


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iv
DANH MỤC CÁC HỘP .v
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TRIPs VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA HỆ THỐNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN
QUAN ĐẾN THƢƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI .8
1.1 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs .8
1.1.1 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ .8
1.1.2 Khái quát Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ TRIPs 19
1.2 Sự cần thiết của việc thiết lập một hệ thống sở hữu trí tuệ thống nhất 23
1.2.1 Sự cần thiết của việc thiết lập một hệ thống sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại thống nhất trên thế giới 23
1.2.2 Hệ thống sở hữu trí tuệ về thương mại ở các nước phát triển 25
1.2.3 Khả năng phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ về thương mại ở
các nước đang phát triển 27
1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực thi Hiệp định TRIPs và
một số bài học cho Việt Nam 29
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực thi Hiệp định TRIPs 29
1.3.2 Một số bài học rút ra cho Việt Nam 35
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ TRONG THỰC THI
HIỆP ĐỊNH TRIPs Ở VIỆT NAM 37
2.1 Hệ thống sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ở Việt Nam 37
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ liên quan
đến thương mại ở Việt Nam 37
2.1.2 Cam kết của Việt Nam về thực hiện Hiệp định TRIPs 38




-
4
2.1.3 Lợi ích của Việt Nam trong thực thi Hiệp định TRIPs 40
2.2 Một số vấn đề đặt ra trong thực thi Hiệp định TRIPs ở Việt Nam
hiện nay 42
2.2.1 IPR hiện đại, Hiệp định TRIPs và nền kinh tế mới 42
2.2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, R&D và Hiệp định TRIPs 46
2.2.3 Sáp nhập và mua lại (M&A) dựa trên Hiệp định TRIPs51
2.2.4 Vấn đề thương hiệu và hàng giả - hàng nhái 56
2.2.5 Bản quyền trong thời đại kỹ thuật số 62
2.2.6 Thương mại điện tử và bảo vệ nhãn hiệu thương mại trên
Internet .68
2.2.7 Thị trường bằng độc quyền sáng chế trên mạng .75
2.2.8 Thông tin được sở hữu bởi công chúng .76
2.3 Thuận lợi và thách thức của Việt Nam trong thực thi Hiệp định TRIPs.78
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH THỰC
THI HIỆP ĐỊNH TRIPs Ở VIỆT NAM .85
3.1 Triển vọng phát triển và khuynh hướng vận động của hệ thống sở hữu
trí tuệ liên quan đến thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới .85
3.2 Một số đề xuất góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thực thi Hiệp
định TRIPs ở Việt Nam .88
3.2.1 Nâng cao năng lực sáng tạo quốc gia trong kỷ nguyên hội nhập .88
3.2.2 Nâng cao kiến thức về sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs của
doanh nghiệp .90
3.2.3 Quản lý thực thi Hiệp định TRIPs và nâng cao năng lực của các
cơ quan thi hành bảo hộ sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPs .93
3.2.4 Vấn đề thương hiệu và hàng giả hàng nhái .96

3.2.5 Vấn đề bản quyền .99
3.2.6 Luật pháp về sở hữu trí tuệ phù hợp Hiệp định TRIPs 101
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .105
PHỤ LỤC




-
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
APEC
Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu
Á Thái Bình Dương
2
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội Các quốc gia Đông
Nam Á
3

CODATA
Committee on Data for
Science and Technology
Ủy ban Dữ liệu về Khoa học và
công nghệ
4
CSC
Computer Sciences
Corporation
Tập đoàn Công nghệ máy tính
5
EIU
Economist Intelligence
Unit
Bộ phận Phân tích thông tin
kinh tế
6
FCG
Vietnam
First Consulting Group
Vietnam
Công ty Tư vấn và phát triển
phần mềm Việt Nam
7
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8
GATT
General Agreement on

Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và
mậu dịch
9
GDP
Gross domestic product
Tổng sản phẩm nội địa
10
IPR
Intellectual Property
Rights
Quyền sở hữu trí tuệ
11
ICSU
International Council for
Science
Hội đồng Khoa học quốc tế
12
M&A
Mergers & Acquisitions
Mua lại và Sáp nhập
13
PCT
Patent Cooperation Treaty
Hiệp ước Hợp tác patent
14
PLT
Patent Law Treaty
Hiệp ước Luật sáng chế
15

R&D
Reseach & Development
Nghiên cứu và Phát triển
16
SIPO
State Intellectual Property
Office
Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung
Quốc
17
TLT
Trademark Law Treaty
Hiệp ước Luật nhãn hiệu
i
-
6
18
TRIPs
Trade related aspects of
Intellectual Property
Rights
Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
19
UNCTAD
United Nation Conference
on Trade and
Development
Hội nghị của Liên hợp quốc về

thương mại và phát triển
20
UPOV
The International Union
for the Protection of New
Varieties of Plants
Hiệp hội quốc tế về bảo hộ
giống cây trồng mới
21
USITC
United States International
Trade Commission
Ủy ban Hiệp thương quốc tế
Mỹ
22
USTR
United States Trade
Representative
Cơ quan đại diện Thương mại
Mỹ
23
WIPO
World Intellectual
Property Organization
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
24
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


ii
-
7
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Số bảng biểu
Tên bảng biểu
Trang
1
Bảng 1.1
Những sáng chế lớn đã làm thay đổi tiến trình
vận động của nhân loại
9
2
Bảng 1.2
Danh sách 10 thương hiệu mạnh thế giới
được xếp hạng năm 2008
17
3
Bảng 2.1
Đầu tư của ngân sách nhà nước cho lĩnh vực
giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ qua
các năm
47
4
Bảng 2.2
Đóng góp của ngành khoa học – công nghệ
vào tổng sản phẩm trong nước theo giá thực
tế qua các năm

48
5
Bảng 2.3
Số vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ qua các
năm
59











iii
-
8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

1
Biểu đồ 2.1
Tỷ lệ phần trăm của tài sản vô hình trong tổng
tài sản tại các công ty Hoa Kỳ
44
2
Biểu đồ 2.2
Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có website qua

các năm
68



iv
-
9
DANH MỤC CÁC HỘP

1
Hộp 2.1
Một số thương vụ M&A nổi bật ở Việt Nam
54
2
Hộp 2.2
Công tác chống hàng giả, hàng nhái của Công
ty cổ phần cồn rượu Hà Nội
58
3
Hộp 2.3
Làm giả dược phẩm nhãn hiệu Traphaco
60
v
- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, sở hữu trí tuệ là
vấn đề ngày càng được đề cập đến nhiều và nhận được sự quan tâm của toàn xã
hội. Sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong nỗ lực

phát triển kinh tế của một quốc gia.
Nhìn chung, mọi nghiên cứu và sáng tạo của con người đều hướng vào việc
phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng luôn thể hiện tính mới
mẻ và khác biệt, hàm chứa một lượng thông tin có giá trị kinh tế trong trường hợp
hàng hóa được lưu thông trên thị trường. Khi đạt tới một trình độ trao đổi nhất
định, giá trị tiềm ẩn này sẽ bộc lộ, và vì thế, hình thành giá trị sở hữu trí tuệ. Nếu
sở hữu trí tuệ được pháp luật thừa nhận thì sẽ hình thành quyền sở hữu trí tuệ. Tập
hợp các quyền sở hữu trí tuệ và các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tạo
thành một hệ thống sở hữu trí tuệ. Một hệ thống sở hữu trí tuệ có hiệu quả và
mạnh sẽ tạo ra và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội và văn hóa quốc gia. Nó có
thể kích thích đầu tư, R&D và các hoạt động liên quan trong sáng tạo và phổ biến
sản phẩm, dịch vụ mới và quan trọng nhất là có sự tăng trưởng rất nhanh tri thức
mới được tạo ra mà đến lượt nó tạo ra thêm động lực cho xã hội. Kết quả thu được
là một chu trình chia sẻ và khai thác tri thức mới một cách hữu ích nhất.
Thực tế của thương mại quốc tế đòi hỏi phải hình thành và phát triển một tư
duy mới đối với sở hữu trí tuệ trên góc độ thương mại. Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs - Trade-
related aspects of Intellectual Property Rights) ra đời thừa nhận tầm quan trọng
của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại, đầu tư và các thiệt
hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không
được bảo hộ một cách thỏa đáng, hiệu quả. Từ khi ra đời và chính thức có hiệu
lực, Hiệp định TRIPs đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ, khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực và quy định về sở hữu trí tuệ, tiến
tới loại bỏ các quy định về hành chính, thủ tục, và kỹ thuật bất lợi cho hoạt động
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế.
- 2 -
Từ trước khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế
giới WTO (World Trade Organization), nước ta đã tích cực chuẩn bị nhiều biện
pháp thúc đẩy các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là cam kết thực
hiện Hiệp định TRIPs.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh
vực thương mại không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá
trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng
dụng khoa học, công nghệ trong nước mà còn là một yêu cầu bắt buộc của quá
trình hội nhập. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ trong thương mại là
một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO. Các chính
sách về lĩnh vực này cần được sửa đổi theo hướng phù hợp và nâng cao tính khả
thi trong thực hiện; cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sáng
tạo và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu sáng tạo cần được nâng cao. Nhờ được bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình, các nhà sáng tạo mới đầu tư
phát minh ra nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích, nhiều kiểu dáng mới thúc đẩy
nhanh quá trình tăng trưởng, nâng cao đời sống xã hội. Sở hữu trí tuệ đã, đang và
sẽ luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tiến trình phát triển và hội
nhập nền kinh tế thế giới của nước ta. Vì thế, nghiên cứu về sở hữu trí tuệ, Hiệp
định TRIPs và các vấn đề kinh tế đặt ra cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập
luôn rất cần thiết và có tính thực tiễn cao.
2/ Tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện đại, sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại đã và đang trở thành lĩnh vực được nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Ở nước ngoài, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
- “Nhập môn sở hữu trí tuệ” của Giáo sư Thomas G.Field Jr thuộc Trung
tâm Franklin Pierce - New Hamshire, Hoa Kỳ (2005).
Cuốn sách đưa ra những khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ và một số vấn
đề nổi bật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và trong việc thực thi Hiệp định
TRIPs nói riêng trên thế giới. Đây là một nghiên cứu có giá trị, cung cấp những
kiến thức và thông tin cơ bản nhất về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.
- 3 -
- “Giới thiệu khái quát các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ” của
Paul E.Salmon, phụ trách các vấn đề chuyên về bằng sách chế của Phòng hợp tác
quốc tế, Cục nhãn hiệu và bằng sách chế Hoa Kỳ (Ấn phẩm của chương trình

thông tin quốc tế - Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 1/2006).
Nghiên cứu tập trung giới thiệu về Hiệp định TRIPs và một số Hiệp định
khác của WIPO bổ sung cho Hiệp định TRIPs như Hiệp ước về Luật nhãn hiệu
1994; Hiệp ước về Luật chứng nhận phát minh, sáng chế 2000; hệ thống Hiệp ước
hợp tác về bằng phát minh sáng chế 1970; Nghị định thư Madrid về hệ thống đăng
ký các nhãn hiệu quốc tế 1989; và một số Hiệp định khác.
Tuy nghiên cứu này giúp các nhà kinh tế có cái nhìn tổng quát hơn về sở
hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs, nhưng chưa gắn kết tầm quan trọng của Hiệp định
TRIPs trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế hiện đại.
- “Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế” – Kamil Idris
– Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới, tháng 5/2005).
Công trình nghiên cứu này bằng cách sử dụng những vụ việc và sự kiện, số
liệu cụ thể đã làm sáng tỏ các vấn đề về sở hữu trí tuệ trên khía cạnh “tại sao” và
“như thế nào”, không giống như nhiều cuốn sách chỉ tập trung vào giải thích cho
các câu hỏi “cái gì”. Đây không phải là một cuốn sách về lý thuyết pháp luật mà là
một cuốn sách hướng dẫn thực hành về sở hữu trí tuệ với vai trò một công cụ đắc
lực để phát triển kinh tế và tạo ra sự thịnh vượng, nhằm phục vụ các đối tượng
quan tâm không chỉ là chuyên gia (các nhà hoạch định chính sách) mà hướng tới
một cộng đồng đông đảo và bình thường hơn (doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và
người tiêu dùng).
- “Tại sao bảo về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại lại quan trọng”-
E.Anthony Wayne – Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề về kinh tế
và kinh doanh (Chuyên đề về quyền sở hữu trí tuệ, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tháng
1/2006)
Trong nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ
đối với tiến trình phát triển kinh tế của một quốc gia thông qua thực trạng nền
- 4 -
kinh tế ở Hoa Kỳ, Pháp và một số quốc gia khác trong các lĩnh vực giáo dục, thực
phẩm, dược phẩm, điện ảnh, Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung vào các nước

phát triển, nghĩa là nghiên cứu các hiện tượng kinh tế liên quan đến sở hữu trí tuệ
ở các quốc gia phát triển, trong khi trên thực tế, sở hữu trí tuệ đóng một vai trò
không nhỏ đối với các nước đang phát triển. Vì thế, nghiên cứu chưa có cái nhìn
tổng thể và khái quát về vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại trên toàn
thế giới.
Ngoài các nghiên cứu trên, còn có một số nghiên cứu về sở hữu trí tuệ
trong lĩnh vực thương mại của các tác giả khác. Phần lớn những nghiên cứu này đi
sâu phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể liên quan đến sở hữu trí tuệ như “Tầm quan
trọng của những thông tin được sở hữu bởi công chúng” của Anita R. Eisenstadt -
Văn phòng các vấn đề kinh tế và kinh doanh của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ; “Thách
thức về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số” của Marybeth Peters - Cục
bản quyền Hoa Kỳ, Thư viện Quốc hội Mỹ; “Bảo vệ nhãn hiệu thương mại trên
Internet” của Angelo Mazza - Chủ tịch Quỹ liên minh chống hàng giả quốc tế
IACC;
Về phía các công trình trong nước, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
- Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2006 “So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu
trí tuệ của Việt Nam theo Hiệp định TRIPs – WTO” của ThS Trần Hồng Minh,
Trung tâm thông tin tư liệu - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Đề tài tập trung đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về sở hữu
trí tuệ hiện hành của Việt Nam, đối chiếu với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs,
từ đó nêu ra một số bất cập trong quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống pháp
luật về quyền sở hữu trí tuệ và đề xuất một số định hướng, giải pháp hoàn thiện
trong thời gian tới.
- “Pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam: Đổi mới và hoàn thiện nhằm phù
hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs-WTO” - Nguyễn Hữu Cẩn - Cục sở
hữu trí tuệ Việt Nam (2005).
Công trình nghiên cứu trình bày tổng quan về Tổ chức Thương mại thế giới
WTO và Hiệp định TRIPs, về quá trình đổi mới của Việt Nam trong tiến trình
- 5 -
phát triển của nền kinh tế toàn cầu, và những phương hướng hoàn thiện khung

pháp luật cũng như khả năng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong nước về
sở hữu trí tuệ trong thương mại.
- “Từ cam kết TRIPs đến việc đàm phán gia nhập WTO” – PGS.TS Phạm
Duy Nghĩa – www.nciec.gov.vn (Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế),
21/4/2005.
Nghiên cứu tập trung phân tích một số vấn đề kinh tế trong nước theo khía
cạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ trong thương mại, qua đó đưa ra một số đánh giá
về những hệ lụy mà Việt Nam có thể phải gánh chịu khi chấp nhận những tiêu
chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ quá cao khi thực thi Hiệp định TRIPs.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác về sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs
dựa trên góc độ các vấn đề kinh tế cụ thể như vấn đề thương hiệu, bản quyền,
hàng thật hàng giả,
Nói chung, những nghiên cứu này chủ yếu làm rõ khía cạnh liên quan đến
pháp luật của sở hữu trí tuệ nói chung và Hiệp định TRIPs nói riêng, những nỗ lực
của Việt Nam trong việc xóa bỏ sự khác biệt giữa luật pháp của nước ta và các
quy định của luật sở hữu trí tuệ thế giới cũng như Hiệp định TRIPs thông qua một
số lý thuyết phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề khác chưa được quan tâm và đề cập đến như
các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo về sở hữu trí tuệ hay sự cần thiết trong
việc bổ sung kiến thức về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam, Những ảnh
hưởng của Hiệp định TRIPs đến thực trạng phát triển của nền kinh tế và quá trình
thực thi Hiệp định TRIPs của nước ta trong tiến trình hội nhập chưa được đánh giá
đầy đủ.
3/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
♦ Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu sự hình thành hệ thống sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
và những vấn đề kinh tế nảy sinh trong quá trình thực thi Hiệp định TRIPs tại Việt
Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất góp phần thúc đẩy quá trình thực thi
Hiệp định TRIPs tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- 6 -

♦ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPs và kinh nghiệm
của một số quốc gia đi trước trong việc thực thi Hiệp định TRIPs.
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ liên
quan đến lĩnh vực thương mại và quá trình thực thi Hiệp định TRIPs ở Việt Nam.
- Nghiên cứu xu hướng phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình thực thi
Hiệp định TRIPs ở nước ta trong thời gian tới.
4/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
♦ Đối tượng nghiên cứu:
Hiệp định TRIPs và việc thực thi Hiệp định TRIPs ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập.
♦ Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn giới hạn nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong thực thi Hiệp
định TRIPs đối với Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO.
- Luận văn không đi sâu nghiên cứu theo khía cạnh luật pháp mà tập trung
vào những vấn đề kinh tế và thương mại có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực thi Hiệp định TRIPs.
5/ Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích
tổng hợp, thống kê so sánh. Trong quá trình thực hiện có kế thừa một số kết quả
nghiên cứu của các công trình đi trước và sử dụng tài liệu từ các nguồn tư liệu
tham khảo đáng tin cậy.
6/ Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích ảnh hưởng của việc thực thi Hiệp định TRIPs đối với nền kinh
tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập thông qua những hiện tượng kinh tế cụ thể.
- Làm rõ khuynh hướng phát triển của sở hữu trí tuệ liên quan đến thương
mại ở Việt Nam và đưa ra một số đề xuất góp phần thúc đẩy việc thực thi Hiệp
định TRIPs ở Việt Nam trong thời gian tới.

- 7 -
7/ Cấu trúc của đề tài
Ngoài Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt và Danh mục bảng, Lời mở đầu,
Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Hiệp định TRIPs và sự phát triển của hệ thống
sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại trên thế giới.
- Chương 2: Một số vấn đề kinh tế trong thực thi Hiệp định TRIPs ở Việt
Nam.
- Chương 3: Một số đề xuất thúc đẩy quá trình thực thi Hiệp định TRIPs ở
Việt Nam.
- 8 -
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TRIPs VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA HỆ THỐNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN
ĐẾN THƢƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs
1.1.1 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ (IPR - Intellectual
Property Rights)
1.1.1.1 Lịch sử của sáng chế và sở hữu trí tuệ
Trong vài trăm năm trở lại đây, công nghệ đã trở thành yếu tố quyết định
tạo ra sự thịnh vượng và là động lực cho sự phát triển của các dân tộc. Lịch sử
nhân loại là lịch sử của việc áp dụng trí tưởng tượng hoặc sự đổi mới và sáng tạo,
trên một nền tảng tri thức đang hiện hữu để giải quyết các vấn đề. Từ những nghi
lễ xa xưa nhất, qua buổi đầu của nghệ thật âm nhạc và múa thời tiền sử, đến những
công nghệ hiện đại như các loại phần mềm và kỹ thuật số, loài người đã tự nhận
biết và khẳng định bản thân thông qua hoạt động sáng tạo.
Sở hữu trí tuệ là một khái niệm đã lâu đời. Luật Venice 1474 thường được
nhắc đến như là sự tiếp cận có hệ thống đầu tiên đối với bảo hộ sáng chế dưới một
hình thức của bằng độc quyền sáng chế, bởi vì đây là lần đầu tiên luật này quy
định một loại độc quyền của một cá nhân. Vào thế kỷ 16, dưới triều đại Tudor,

nước Anh đã có một hệ thống bằng độc quyền sáng chế, đạo luật về Đặc quyền
năm 1642 là luật thành văn đầu tiên quy định việc cấp một đặc quyền cho sáng
chế trong một khoảng thời gian có giới hạn. Nửa sau của thế kỷ 18 là thời hoàng
kim của thương mại và công nghiệp đối với nhiều nước và cũng là thời của sáng
tạo nghệ thuật, đổi mới khoa học và cách mạng chính trị. Chính trong thời kỳ này,
một số nước đã thiết lập hệ thống bằng độc quyền sáng chế đầu tiên của họ như
Pháp, Hoa Kỳ, Sau đó, quyền tác giả với sự phát triển của máy in và nhà in cùng
các quyền sở hữu trí tuệ khác như nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ
dẫn địa lý, mạch tích hợp, bảo hộ cạnh tranh không lành mạnh lần lượt được quan
tâm và công nhận ở nhiều quốc gia.
- 9 -
Bảng 1.1: Những sáng chế lớn đã làm thay đổi
tiến trình vận động của nhân loại
Tên tác giả
Quốc gia
Sáng chế
Mô tả
Maharaja
Jai Sigh
Ấn Độ
Dụng cụ
thiên văn
Năm 1728, Jai Sigh-một học giả đã
xây dựng 5 đài quan sát thiên văn ở
Delhi, Jaipur, Varanasi, Ujjain và
Mathura. Các dụng cụ thiên văn ở các
đài quan sát vẫn còn đang hoạt động
này đo đạc chính xác thời gian và vị
trí của mặt trời và các vì sao.
Alexander

G.Bell
Vương
quốc Anh
Điện thoại
Năm 1876, Bell nhận bằng độc quyền
sáng chế cho “Phương pháp và thiết bị
truyền tiếng nói hoặc âm thanh khác
dưới hình thức điện tín bằng cách gây
sóng điện” của mình. Sáng chế của
Bell giành được 18 bằng độc quyền
sáng chế mang tên ông và 12 bằng
độc quyền sáng chế chung tên với
đồng nghiệp của ông.
Orville và
Wibur
Wright
Hoa Kỳ
Máy bay
Năm 1903, anh em nhà Wright đã
sáng chế ra máy bayđầu tiên của họ
tại Hawk, Bắc Carolina.
Vladimir
K.Zworykin
Liên bang
Nga
Truyền
hình điện
tử
Năm 1929, Zworykin đã sáng chế ra
điện tử ống tia ca-tốt cần thiết cho

truyền hình.
Konrad
Đức
Máy tính
Zuse được coi là nhà sáng chế của
- 10 -
Zuse
có thể lập
trình
một máy có thể lập trình tính hiện đại
(điện cơ nhị phân) nhờ mô hình Z1
của ông hoàn thành vào năm 1941.
James
Russell
Hoa Kỳ
Đĩa
Compact
Năm 1965, Rusell đã phát triển một
hệ thống ghi, lưu trữ và phát lại âm
nhạc sử dụng ánh sáng (Và công nghệ
lade) thay vì tiếp xúc. Rusell đã nhận
22 bằng độc quyền sáng chế cho hệ
thống của mình.
Nguồn: [9, tr.11]
1.1.1.2 Quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát
triển không ngừng của khoa học và công nghệ, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ đối với
tài sản tri thức ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của nó trong tiến
trình phát triển. Khi tài sản trí tuệ được nhà nước bảo hộ thì người nắm giữ tài sản
đó có một số quyền nhất định đối với tài sản trí tuệ của mình. Như vậy, quyền sở

hữu trí tuệ là quyền mà nhà nước dành cho các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài
sản trí tuệ sự kiểm soát độc quyền trong một thời gian nhất định nhằm ngăn chặn
sự khai thác các tài sản này một cách bất hợp pháp. Theo Luật sở hữu trí tuệ được
thông qua vào tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ là quyền
của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền
liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Tập hợp các quyền sở hữu trí tuệ và các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ tạo thành một hệ thống sở hữu trí tuệ. Hệ thống sở hữu trí tuệ bao gồm chính
sách sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực
thi chính sách đó. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, mỗi quốc gia sẽ hình
thành hệ thống sở hữu trí tuệ riêng. Một chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
bao gồm:
- 11 -
- Các tiêu chuẩn xác lập quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người
khác khai thác kinh tế đối với sáng tạo của họ; các tiêu chuẩn này sẽ xác định
phạm vi được bảo hộ của các sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền và các
quyền sở hữu trí tuệ khác.
- Các giới hạn đối với các quyền nêu trên vì mục đích phát triển kinh tế
trong nước cũng như chính sách xã hội, bao gồm việc cho phép phát triển công
nghệ, sử dụng trong giáo dục đào tạo, chống độc quyền đảm bảo cạnh tranh bình
đẳng, thời hạn bảo hộ,
- Các biện pháp và chế tài bảo hộ các quyền nêu trên.
Xét trên phương diện vĩ mô, cùng với sự phát triển của kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế, hệ thống quyền sở hữu trí tuệ sẽ có những ảnh hưởng quan trọng
đến hoạt động thương mại, và rộng hơn là đến nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế
toàn cầu.
Theo quy định của WIPO, có các loại hình sở hữu trí tuệ sau:
- Bằng độc quyền sáng chế:
Bằng độc quyền sáng chế là một văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp
trên cơ sở nộp đơn yêu cầu bảo hộ, trong đó mô tả sáng chế và thiết lập điều kiện

mà theo đó sáng chế đã được cấp bằng độc quyền chỉ có thể được khai thác một
cách bình thường (sản xuất, sử dụng, bán, nhập khẩu) với sự cho phép của chủ sở
hữu bằng độc quyền sáng chế. Việc bảo hộ theo bằng độc quyền sáng chế bị giới
hạn về mặt thời gian, thường là 20 năm tính từ ngày nộp đơn ở nước nơi sáng chế
đó được cấp bằng, đổi lại tác giả phải bộc lộ công khai sáng chế đó của mình. Chủ
sở hữu của một bằng độc quyền sáng chế có quyền quyết định ai có thể sử dụng
cũng như cho phép những bên khác sử dụng sáng chế theo các điều kiện đã thỏa
thuận. Chủ sở hữu cũng có thể nhượng quyền sáng chế cho một người khác, người
này sau đó sẽ trở thành chủ sở hữu mới của bằng độc quyền sáng chế đó. Khi một
bằng độc quyền sáng chế hết hiệu lực, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế không
thể tiếp tục thực hiện sự kiểm soát đối với việc khai thác sáng chế, tức là độc
quyền của chủ sở hữu đối với sáng chế chấm dứt và người khác có thể sử dụng
sáng chế nhằm khai thác thương mại.
- 12 -
- Quyền tác giả và các quyền liên quan:
Quyền tác giả bao gồm một tập hợp quyền dành cho người sáng tạo đối với
các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác giả và người thừa kế của họ
nắm giữ các độc quyền để sử dụng hoặc cấp li-xăng cho người khác sử dụng tác
phẩm theo các điều kiện thỏa thuận. Đối tượng bảo hộ bản quyền bao gồm các tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học dưới bất kỳ hình thức và cách thức thể hiện
nào. Ý tưởng được thể hiện trong tác phẩm không cần phải mới song hình thức thể
hiện, cho dù là tác phẩm văn học hay nghệ thuật, phải là sự sáng tạo nguyên gốc
của tác giả. Việc bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng hoặc giá trị của tác phẩm
và cả mục đích mà tác phẩm hướng tới. Trên thực tế, tất cả các quốc gia quy định
bảo hộ đối với các loại tác phẩm: Tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm
nghệ thuật tạo hình, bản đồ và các hình vẽ kỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm
điện ảnh và chương trình máy tính.
Quyền liên quan là những quyền đã phát triển trong khoảng chừng vài chục
năm gần đây, xung quanh quyền tác giả và bao gồm quyền của người biểu diễn
đối với cuộc biểu diễn của người đó, quyền của người chế tạo bản ghi âm đối với

bản ghi âm đó và quyền của tổ chức phát sóng đối với cuộc phát sóng. Việc bảo
hộ này giúp cho sản phẩm trí tuệ của các tác giả được truyền bá và phổ biến tới
đông đảo công chúng được thực hiện thông qua các quyền liên quan.
- Nhãn hiệu hàng hóa:
Một nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa của
một doanh nghiệp với hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, nhãn hiệu
hàng hóa có tính phân biệt, là một biểu tượng hoặc dấu hiệu nhận dạng được
nguồn gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa giúp người tiêu dùng
phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một nguồn với các sản phẩm hoặc dịch vụ
do một nguồn khác tạo ra.
Các nhãn hiệu hàng hóa bắt đầu đóng một vai trò quan trọng với công cuộc
công nghiệp hóa và từ đó đã trở thành một yếu tố quan trọng trong thế giới hiện
đại của thương mại quốc tế và nền kinh tế thị trường. Công nghiệp hóa và sự phát
triển của hệ thống kinh tế thị trường cho phép các nhà sản xuất và các thương gia
- 13 -
đưa đến người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng cho hàng hóa cùng chủng loại và chỉ
khác nhau về chất lượng, giá cả và các đặc tính khác. Bằng việc giúp người tiêu
dùng có quyết định lựa chọn giữa những hàng hóa đa dạng được chào bán trên thị
trường, nhãn hiệu hàng hóa khuyến khích chủ sở hữu các nhãn hiệu duy trì và
nâng cao chất lượng sản phẩm bán ra dưới nhãn hiệu đó. Bởi vậy, nhãn hiệu hàng
hóa giúp những người sản xuất hàng hóa chất lượng cao có doanh thu ổn định và
kết cục là nhãn hiệu hàng hóa kích thích sự phát triển kinh tế. Một nhãn hiệu mang
lại cho chủ sở hữu sự bảo hộ thông qua việc ngăn ngừa nhầm lẫn về nguồn gốc
trong quá trình phân phối sản phẩm, dịch vụ hoặc thông qua việc cấp li-xăng cho
người khác sử dụng nhãn hiệu đó. Thời hạn bảo hộ không cố định, nhưng một
nhãn hiệu có thể giữ được hiệu lực mãi mãi thông qua việc sử dụng liên tục trong
thương mại hoặc thông qua việc đăng ký và quy trình gia hạn.
- Kiểu dáng công nghiệp và Mạch tích hợp:
Theo nghĩa rộng, kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm của những hoạt động
sáng tạo nhằm tạo ra một hình dáng trang trí bên ngoài cho những hàng hóa được

sản xuất hàng loạt, trong phạm vi giá cả có thể chấp nhận được song vẫn thỏa mãn
điều kiện là mặt hàng đó phải hấp dẫn người tiêu dùng về thị giác và phải thể hiện
một cách hiệu quả chức năng kỹ thuật đã định trước. Kiểu dáng công nghiệp đề
cập đến các quyền tuân theo một hệ thống đăng ký kiểu dáng, nhằm bảo vệ những
đặc điểm trang trí nguyên mẫu và không mang chức năng kỹ thuật của một sản
phẩm công nghiệp. Nếu tính năng kỹ thuật của các loại sản phẩm do các nhà sản
xuất khác nhau tạo ra là tương đương thì sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ cùng với giá
cả sẽ quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chính vì thế, bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp là chức năng quan trọng trong việc bảo vệ những yếu tố đặc biệt mà
nhờ đó, các nhà sản xuất đã gặt hái được thành công trên thương trường.
Quyền không cho người khác được khai thác một kiểu dáng công nghiệp
thường bao gồm quyền độc quyền thực hiện các hoạt động sau vì mục đích công
nghiệp hay thương mại: sản xuất sản phẩm ứng dụng hoặc thể hiện kiểu dáng công
nghiệp; nhập khẩu vật phẩm mà kiểu dáng công nghiệp được ứng dụng hoặc thể
hiện; bán, cho thuê hoặc chào bán những vật phẩm như vậy. Thời hạn bảo hộ tối
- 14 -
đa từ 10 đến 25 năm, thường được chia thành nhiều giai đoạn và buộc chủ sở hữu
phải gia hạn đăng ký để được kéo dài thời hạn bảo hộ.
Một lĩnh vực khác trong bảo hộ sở hữu trí tuệ là việc bảo hộ thiết kế mạch
tích hợp. Thiết kế bố trí mạch tích hợp là những sáng tạo của trí óc con người.
Chúng thường là kết quả của một sự đầu tư lớn, cả về mặt thời gian nghiên cứu
của những chuyên gia trình độ cao cũng như về mặt tài chính. Yêu cầu về sáng tạo
những thiết kế bố trí mới để giảm kích thước của những mạch tích hợp hiện hành
và đồng thời nâng cao chức năng của chúng vẫn rất cần thiết. Mạch tích hợp càng
nhỏ thì càng cần ít nguyên liệu sản xuất, và không gian để chứa chúng cũng sẽ nhỏ
hơn. Mạch tích hợp được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm, bao gồm những
sản phẩm dùng trong đời sống hàng ngày như đồng hồ, ti vi, máy giặt, ô tô cũng
như các thiết bị xử lý dữ liệu tinh vi khác.
- Chỉ dẫn địa lý:
“Champagne”, “Cognac”, “Roquefort”, “Chianti”, “Havana”,… là một số

ví dụ về những tên gọi nổi tiếng thường làm liên tưởng đến những sản phẩm tự
nhiên và có chất lượng cao trên thế giới. Một đặc điểm chung của tất cả các tên
gọi này là ý nghĩa về mặt địa lý của chúng, tức là chức năng chỉ định một khu vực,
thị trấn, địa điểm hay một đất nước đang tồn tại. Những chỉ dẫn địa lý có thể nổi
tiếng và vì thế có thể là tài sản thương mại có giá trị. Chính vì thế, người ta
thường lấy cắp hoặc làm giả những chỉ dẫn địa lý này nên việc bảo hộ chúng cả
trong và ngoài nước là vô cùng cần thiết.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý nghĩa là quyền được ngăn cấm những người không có
thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn
gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc không tuân theo những tiêu chuẩn đã định về
chất lượng. Mặt thứ hai liên quan tới vấn đề bảo hộ là bảo hộ chỉ dẫn địa lý để
chúng không trở thành một tên gọi chung. Trong trường hợp đó, chúng sẽ mất tính
phân biệt và hậu quả là mất đi sự bảo hộ.
- Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh:
Từ đầu thế kỷ 19, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh đã được thừa
nhận là một bộ phận cấu thành của bảo hộ sở hữu công nghiệp. Bất kỳ hành động
- 15 -
cạnh tranh nào trái với thông lệ trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hay thương
mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh được coi là những hành vi gây ra sự nhầm lẫn về chỉ dẫn, hình
dạng sản phẩm, lừa dối và làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh, vi phạm bí mật
thương mại, tận dụng bất hợp pháp thành tựu của người khác, quảng cáo so sánh
và một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác thông qua hình thức quảng
cáo và khuyến mại, cản trở các hoạt động thị trường.
Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đưa nền kinh tế hội nhập với nền
kinh tế thế giới, nhận thức rõ và chính xác về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và
quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại nói riêng là một việc làm hết sức
cần thiết, tạo nền tảng để nâng cao hiệu lực của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia,
qua đó nâng cao hiệu lực thực thi Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPs - một trong những Hiệp định quan

trọng bậc nhất mà nước ta bắt buộc phải tuân thủ sau khi gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới WTO.
1.1.1.3 Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh khu vực hóa và toàn
cầu hóa
Đánh giá và phân tích vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển
kinh tế của một quốc gia là công việc tương đối phức tạp và cần phải được xem
xét từ nhiều góc độ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt sẽ khuyến khích nghiên
cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản
phẩm. Ngoài ra, việc bảo hộ tốt sẽ hạn chế các vi phạm như tình trạng khai thác
công nghệ không được sự cho phép của người sở hữu bằng độc quyền hay sản
xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác. Ngược lại, nếu không có sự bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ thì các nguồn tài nguyên khan hiếm, kể cả năng lực con người
sẽ bị lãng phí theo thời gian. Vì thế, quyền sở hữu trí tuệ có vai trò đặc biệt quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
♦ Vai trò của IPR trong hoạt động đầu tư
Một công ty đa quốc gia có nhiều lựa chọn khác nhau để xâm nhập và
chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Họ có thể đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh với
- 16 -
doanh nghiệp địa phương thông qua góp vốn, công nghệ, nhân lực hay chuyển
giao công nghệ. Việc lựa chọn hình thức đầu tư và kinh doanh của nhà đầu tư phụ
thuộc vào thị trường và hệ thống luật pháp của nước sở tại, trong đó hệ thống bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh nền
kinh tế phát triển hiện nay, giá trị được coi trọng hơn cả của một doanh nghiệp là
các nhãn hiệu nổi tiếng, các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của công ty, uy tín của
công ty đã tạo dựng trên thị trường, Các công ty đa quốc gia có xu hướng xây
dựng công ty 100% vốn của mình tại nước có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ mạnh. Đối với nhà đầu tư, ưu điểm của hình thức này là có thể bảo hộ tốt bí
mật công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa. Tuy vậy, hình thức này cũng có nhược
điểm là tốn kém, không tận dụng được hết các ưu thế mà địa phương đem lại và
quốc gia được đầu tư không học hỏi được kỹ năng quản lý cũng như phương thức

sản xuất.
♦ Vai trò của IPR trong hoạt động thương mại
Trong thương mại, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình gắn liền
với uy tín của doanh nghiệp thông qua việc bảo hộ các đối tượng có chức năng
nhận dạng như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, Thực tiễn cho thấy, nhiều
doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác có
hiệu quả các tài sản trí tuệ được bảo hộ (kiểu dáng sáng tạo và nhãn hiệu hàng
hóa) như Louis Vuitton hay Gucci, thể hiện qua giá trị nhãn hiệu của họ (xem
bảng 1.2).
Sự hạn chế trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể bóp méo hệ thống
thương mại của một quốc gia. Một quốc gia có hệ thống bảo hộ yếu sẽ tạo kẽ hở
cho các doanh nghiệp sao chép bất hợp pháp các loại tài sản trí tuệ, tạo điều kiện
cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng vi phạm luật và hàng giả. Như vậy, hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu là một trong những lý do chính dẫn đến các
hoạt động kinh doanh phi pháp. Trong trường hợp ngược lại, một hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ mạnh sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa hoạt động
kinh doanh, giảm thiểu rủi ro của quá trình kinh doanh và đó chính là tiền đề thúc
đẩy sự phát triển của nền thương mại toàn cầu.
- 17 -
Bảng 1.2: Danh sách 10 thƣơng hiệu mạnh thế giới đƣợc xếp hạng năm 2008
STT
Nhãn hiệu
Giá trị nhãn hiệu năm 2008
(triệu USD)
Thứ hạng
năm 2007
1
Coca-Cola
66.667
1

2
IBM
59.031
3
3
Microsoft
59.007
2
4
GE
53.086
4
5
Nokia
35.942
5
6
Toyota
34.050
6
7
Intel
31.261
7
8
McDonald’s
31.049
8
9
Disney

29.251
9
10
Google
25.590
10
(Nguồn: Thương hiệu mạnh -
♦ Vai trò của IPR trong phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách hàng đầu của các
nước trong phát triển kinh tế. Có thể nói nguồn nhân lực là nền tảng của phát triển
kinh tế quốc gia. Trong khi đó, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay bảo vệ quyền sở
hữu đối với các tài sản trí thức của cá nhân, tổ chức hơn bao giờ hết đang là vấn
đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt mới thúc đẩy
được phát triển kinh tế, khuyến khích nguồn nhân lực làm việc và phát minh ra
các sáng chế, kỹ thuật mới, thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm cũng
như tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho người lao động.

×